Tải bản đầy đủ (.pdf) (156 trang)

Nghiên cứu hàm long sơn chí tác giả và tác phẩm ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 156 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

------------------------

NGUYỄN HÀ
(THÍCH HOẰNG TRÍ)

NGHIÊN CỨU HÀM LONG SƠN CHÍTÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

HÀ NỘI - 2014


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HÀ
(THÍCH HOẰNG TRÍ)

NGHIÊN CỨU HÀM LONG SƠN CHÍTÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM
Chuyên ngành

: HÁN NÔM

Mã số

: 62.22.40.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS. Nguyễn Tá Nhí
2. PGS. TS. Lã Minh Hằng

HÀ NỘI - 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết
quả và số liệu nêu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Tác giả luận án

NGUYỄN HÀ
(THÍCH HOẰNG TRÍ)


QUY ƯỚC VIẾT TẮT
ĐHSC

Đỉnh Hồ sơn chí

PĐTSL

Phổ Đà sơn chí


HLSC

Hàm Long sơn chí

BQTSL

Báo Quốc tự sự lục

LXSC

Lƣỡng Xuân sơn chí

BAVH

Bulletin des Amis du Vieux Hué

30a4

Tờ 30, trang a, dòng 4

Tp

Thành phố

UBKHXHVN

Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam

T5


Tập 5


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 3

1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................................................3
2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...........................................................................................................................4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................................................4
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................................................................5
5. Đóng góp mới của luận án.........................................................................................................................5
6. Kết cấu luận án ..............................................................................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................................. 7
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ HÀM LONG SƠN CHÍ VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................................................................... 7

1.1. Giới thuyết về Hàm Long sơn chí .......................................................................................................7
1.1.1.Tên chùa, tên núi và tên gọi “Hàm Long”.................................................................................. 7
1.1.2. Hàm Long sơn chí mang loại hình văn học chức năng trong nền văn học trung đại Việt Nam .... 11

1.2. Các nghiên cứu về tác giả- nhà sƣu tầm và biên soạn tác phẩm Hàm Long sơn chí ..... 12
1.2.1. Về Trần Viết Thọ (1836-1899) ............................................................................................... 12
1.2.2. Về Nguyễn Phúc Hồng Vịnh (1851-?) .................................................................................... 16
1.2.3. Về tác phẩm Hàm Long sơn chí .............................................................................................. 18

* Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................................................ 20
Chƣơng 2. THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA TRẦN VIẾT THỌ VÀ NGUYỄN PHÚC HỒNG VỊNH ..21


2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội và khuynh hƣớng văn học từ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX .... 21
2.1.1. Bối cảnh lịch sử- xã hội nửa cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX ............................................... 21
2.1.2. Các khuynh hƣớng văn học trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX .. 25

2.2. Tác giả Hàm Long sơn chí: Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh ........................ 26
2.2.1. Trần Viết Thọ, hiệu Điềm Tịnh cƣ sĩ ...................................................................................... 27
2.2.2. Nguyễn Phúc Hồng Vịnh, hiệu Nhƣ Nhƣ đạo nhân ................................................................ 35

2.3. Những tình tiết mở rộng khi nghiên cứu cuộc đời Nhƣ Nhƣ đạo nhân và Điềm Tịnh cƣ sĩ ... 41

1


2.3.1.Mấy câu hỏi đáng suy nghĩ về tƣ tƣởng của hai tác giả ........................................................... 41
2.3.2. Con đƣờng đƣa Điềm Tịnh cƣ sĩ và Nhƣ Nhƣ đạo nhân đến với đạo Phật ............................. 44

* Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................................................ 48
Chƣơng 3. NGHIÊN CỨU TÁC PHẨM HÀM LONG SƠN CHÍ ............................................................50

3.1. Tiền đề cho việc viết Hàm Long sơn chí .............................................................................. 50
3.1.1. Núi Hàm Long và chùa Báo Quốc .......................................................................................... 50
3.1.2. Nhân duyên và niên đại ra đời của tác phẩm .......................................................................... 52
3.1.3. Ý nghĩa của việc biên soạn tác phẩm Hàm Long sơn chí........................................................ 58

3.2. Đôi nét về văn bản và nội dung tác phẩm Hàm Long sơn chí ........................................... 60
3.3. Khảo cứu văn bản Hàm Long sơn chí................................................................................... 63
3.3.1. Tập Hàm Long sơn chí tổng mục ............................................................................................ 63
3.3.2. Tập Lãm sơn tự ....................................................................................................................... 69
3.3.3. Tập Hàm Long sơn chí quyển tam chi nhất............................................................................. 76
3.3.4. Tập Tƣờng Vân tự sự lục ......................................................................................................... 79

3.3.5. Tập Thiên hoa cửu biện đồ...................................................................................................... 82
3.3.6. Tập Giới kỳ khánh liên ............................................................................................................ 85

* Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................................................ 92
Chƣơng 4. GIÁ TRỊ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA HÀM LONG SƠN CHÍ .........................94

4.1. Giá trị nội dung của Hàm Long sơn chí ............................................................................... 94
4.1.1. Giá trị lịch sử của Hàm Long sơn chí ...................................................................................... 94
4.1.2. Những giá trị tƣ tƣởng hàm chứa trong Hàm Long sơn chí .................................................. 109

4.2. Giá trị nghệ thuật của Hàm Long sơn chí........................................................................... 117
4.2.1. Văn học nghệ thuật................................................................................................................ 118
4.2.2. Văn học chức năng ................................................................................................................ 133

* Tiểu kết chƣơng 4 ...................................................................................................................... 139
PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 145
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 152


2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn học triều Nguyễn chiếm khối lƣợng tác phẩm và số lƣợng tác gia lớn
nhất trong lịch sử văn học trung đại Việt Nam. Các tác gia, tác phẩm đó đã tạo nên
diện mạo của văn học giai đoạn này: đa dạng về thể loại, phong phú về nội dung.
Trong số các tác gia giai đoạn này, thì những ngƣời xuất thân từ hoàng tộc chiếm đa
số. Có thể kể tên các tác gia tiêu biểu nhƣ Tùng Thiện vƣơng, Tuy Lý vƣơng,

Tƣơng An quận vƣơng, Công chúa Mai Am.v.v. Ngay cả các vị hoàng đế Minh
Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức cũng có biệt tài văn hay chữ tốt, sáng tác với số lƣợng tác
phẩm thơ văn lên đến trên dƣới mƣời ngàn bài. Trong số các tác gia hoàng tộc triều
Nguyễn, nổi bật là Nguyễn Phúc Hồng Vịnh 阮福洪永 hiệu Nhƣ Nhƣ đạo nhân
如如道人 với tác phẩm Hàm Long sơn chí (HLSC) 含龍山志 đƣợc soạn chung với

Phó bảng Trần Viết Thọ 陳曰壽, hiệu Điềm Tịnh cƣ sĩ 恬靜居士. Việc sƣu tầm, dịch
chú, giới thiệu tác phẩm này sẽ góp phần tạo dựng nên diện mạo chung cho văn học
Hán Nôm trên đất cố đô thời Nguyễn.
Thật may mắn cho chúng tôi, trong quá trình tìm tòi tƣ liệu, sách vở ở các
thƣ viện công và các tủ sách tƣ nhân để đề xuất đề tài luận án tiến sĩ, chúng tôi nhờ
duyên hàn mặc, đã thủ đắc tác phẩm HLSC.
HLSC đã ghi lại những biến cố xã hội của vùng đất Thuận Quảng, khi Thuận
Quảng còn là một bộ phận của Đàng Trong dƣới sự trị vì của các chúa Nguyễn - đối
lập với Đàng Ngoài dƣới sự trị vì của triều đình Lê-Trịnh; là vùng đất của một nƣớc
quân chủ dƣới thời nhà Nguyễn; là vùng đất của một nƣớc thuộc địa - nửa phong
kiến, một vùng đất của cái gọi là Nam triều. Đặt tác phẩm này trong những không
gian Nam- Bắc phân chia suốt bốn thế kỷ (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX) để nhận ra
rằng, nó nằm trong thiết chế văn hoá - tƣ tƣởng “Nho Thích song hành” hay “cƣ Nho
mộ Thích” của Đàng Trong, của triều Nguyễn, Nam triều. HLSC đã thể hiện đƣợc một
khuynh hƣớng văn học của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
HLSC là một tác phẩm mang những đặc trƣng của văn học trung đại: tác giả
của nó là các nhà nho; đƣợc thể hiện bằng ngôn ngữ Hán - Việt, ký tự bằng chữ
Hán; các thể loại trong HLSC là các thể loại của văn học trung đại; độc giả của nó là
những ngƣời biết chữ Hán. Vì vậy, nghiên cứu HLSC, phải làm sáng tỏ giá trị đa
chức năng về văn học, sử học và tƣ tƣởng - triết học của nó.

3



Với những lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ
của mình: Nghiên cứu Hàm Long sơn chí - tác giả và tác phẩm.

2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
1. Phƣơng pháp văn bản học đƣợc sử dụng để tìm ra văn bản gần nhất với
bản gốc HLSC.
2. Các phƣơng pháp luận sử học đƣợc vận dụng để khái quát hoá những hoàn
cảnh chính trị, lịch sử - xã hội, văn hoá - tƣ tƣởng làm nảy sinh các khuynh hƣớng
văn học của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, và trong việc xây
dựng một cách chân thật tiểu sử của Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh.
3. Vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu loại hình - so sánh để phân loại và
nhận ra những khác biệt các khuynh hƣớng văn học tƣơng ứng với các loại tác giả
của các khuynh hƣớng văn học đó, giúp nhận diện một cách cụ thể tính chất phong
phú, đa dạng của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
4. Vận dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành theo quan điểm mở rộng hệ
thống: đặt mỗi yếu tố đƣợc luận án nghiên cứu trong mỗi hệ thống càng rộng càng
tốt, càng có nhiều yếu tố tƣơng tác với nhau trong hệ thống đó càng giúp tác giả
luận án, nhờ quan sát những mối quan hệ và liên hệ của chúng mà nhận ra đặc điểm,
tính chất của yếu tố mình đang đƣợc tập trung phân tích, đánh giá.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Văn bản Hán Nôm HLSC do Hòa thƣợng Thích Hải Ấn - Trụ trì chùa Từ
Đàm, thành phố Huế, cung cấp bản photocopy năm 2009.
- Các văn bản Hán Nôm khác có ghi chép về hai tác giả Trần Viết Thọ và
Nguyễn Phúc Hồng Vịnh, cùng tác phẩm HLSC đƣợc dùng làm tài liệu bổ trợ cho
việc nghiên cứu về HLSC.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận án đặt vấn đề nghiên cứu về tác giả và tác phẩm HLSC, do vậy luận án
tập trung vào các vấn đề sau:
- Phân tích các văn bản Hán Nôm liên quan, tiến tới phục dựng một cách đầy
đủ cuộc đời cùng những đóng góp của Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh;
xây dựng văn bản HLSC dƣới ánh sáng của văn bản học; phân tích, đánh giá những
giá trị nhiều mặt của HLSC cũng nhƣ giá trị của một khuynh hƣớng văn học trong

4


nhiều khuynh hƣớng văn học ở giai đoạn văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu một cách tập trung, tƣơng đối toàn diện, hệ thống tác phẩm
HLSC và tiểu sử của Trần Viết Thọ, Nguyễn Phúc Hồng Vịnh với tƣ cách vừa là hai
nhà sƣu tập văn thơ, vừa là hai tác giả trƣớc tác văn thơ của HLSC. Với những mục
đích đó, luận án của chúng tôi có nhiệm vụ:
- Xây dựng tiểu sử của Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh;
- Tái lập một văn bản gần nhất với nguyên bản HLSC;
- Lý giải những điều kiện chính trị, lịch sử - xã hội, văn hoá làm xuất hiện
HLSC nhƣ một khuynh hƣớng văn học bên cạnh những khuynh hƣớng văn học khác
mà các nhà nghiên cứu văn học đã phát hiện ở giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ
XIX - đầu thế kỷ XX;
- Nêu bật những giá trị văn học, sử học, tƣ tƣởng gắn liền với những giá trị
về hình thức nghệ thuật của HLSC nhƣ một trƣớc tác của văn học trung đại Việt
Nam ở đó văn, sử, triết bất phân.

5. Đóng góp mới của luận án
Tập trung đi sâu nghiên cứu tác phẩm, giải quyết tốt các vấn đề đặt ra ở phần
Lý do chọn đề tài, luận án đƣợc thực hiện sẽ có những đóng góp chính nhƣ sau:

- Góp phần làm sáng tỏ về con ngƣời, hành trạng của Điềm Tịnh cƣ sĩ Trần
Viết Thọ và Nhƣ Nhƣ đạo nhân Nguyễn Phúc Hồng Vịnh, bổ khuyết cho những
khiếm khuyết của các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến hai tác gia này.
- Cung cấp một văn bản HLSC gần nhất với nguyên tác, làm cơ sở cho các
công trình nghiên cứu tiếp theo.
- Đƣa ra những nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật của HLSC nhƣ một
khuynh hƣớng văn học bên cạnh những khuynh hƣớng văn học khác của văn học
Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

6. Kết cấu luận án
Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và Phần phụ lục, nội dung luận án chia
thành bốn chƣơng sau:

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Phương pháp nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5


4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5. Đóng góp mới của luận án

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Tổng quan về Hàm Long sơn chí và tình hình nghiên
cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2. Thân thế, sự nghiệp của Trần Viết Thọ và Nguyễn
Phúc Hồng Vịnh
Chương 3. Nghiên cứu tác phẩm Hàm Long sơn chí
Chương 4. Giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Hàm Long

sơn chí

PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC



6


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HÀM LONG SƠN CHÍ VÀ TÌNH
HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Tác phẩm Hàm Long sơn chí cùng hai tác giả Trần Viết Thọ và Nguyễn
Phúc Hồng Vịnh đã đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm. Trƣớc khi đi
vào tìm hiểu một cách tổng quan về tƣ liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả
luận án bƣớc đầu tìm hiểu ý nghĩa và lƣợc khảo một vài địa phƣơng mang tên gọi
Hàm Long, rồi sau đó lƣợc thuật một số công trình nghiên cứu có ghi chép, khảo
cứu về tác giả- soạn giả và tác phẩm HLSC trong những tác phẩm Hán văn, Pháp
văn cũng nhƣ Việt văn.

1.1. Giới thuyết về Hàm Long sơn chí
1.1.1. Tên chùa, tên núi và tên gọi “Hàm Long”
“Tự” (chùa) hay “tự viện” (chùa viện) là nơi an trí tƣợng Phật và dành cho
tăng, ni cƣ trú tu hành Phật đạo. Còn có các tên gọi khác nhƣ tự sái, Tăng tự, đạo
tràng, Phật sái, Phạm sái, lan-nhã, tùng lâm, chiên-đàn lâm, đàn lâm… Theo Pháp
uyển châu lâm, quyển 39, có liệt kê các tên gọi khác của “tự”, nhƣ: Tịnh trụ xá,
pháp đồng xá, xuất thế gian xá, kim cƣơng tịnh sái, tịch diệt đạo tràng, thanh tịnh vô
cực viên, viễn ly ác xứ, thân cận thiện xứ. Tƣơng đƣơng với “tự” hoặc “viện” còn

có tên gọi tiếng Phạn là vihara, samgharama. Vihara dịch âm là Tỳ-ha-ra, dịch ý là
trú xứ, du hành xứ; samgharama dịch âm là tăng-già-lam, già-lam, dịch ý là chúng
viên. Ngôi chùa xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ lúc Phật còn tại thế là tinh xá Trúc Lâm
tại thành Vƣơng Xá và tinh xá Kỳ Viên tại thành Xá Vệ nằm ở miền Trung Ấn Độ.
Theo Đại Tống tăng sử lƣợc, quyển thƣợng, điều mục Sáng tạo già-lam ghi:
“Tại Trung quốc, Hồng Lô tự là nơi do triều đình thiết lập để tiếp đãi tân khách bốn
phƣơng. Các khách Tăng từ Tây Vực sang Trung Hoa ban đầu đều đƣợc đón tiếp tại
Hồng Lô tự rồi sau đó mới đi đến các nơi khác hành đạo và cƣ trú. Về sau, ngƣời
Trung Quốc gọi các nơi Tăng ni cƣ trú là “tự”. Chùa Tăng đầu tiên của Trung Quốc là
Bạch Mã tự đƣợc xây dựng vào niên hiệu Vĩnh Bình (58-75) đời Đông Hán Minh đế”.
Ngoài tên hiệu của chùa viện, ngƣời ta còn lấy tên núi để phụ đặt tên chùa.
Do ngày xƣa đa số các ngôi chùa đƣợc xây dựng trên núi cao nhằm cách ly với sự
7


ồn ào náo nhiệt của dân chúng nên ngƣời ta gộp tên núi và tên chùa để gọi, chẳng
hạn: chùa Bổ Đà trên núi Bổ Đà tỉnh Bắc Giang, chùa Hàm Long trên núi Hàm
Long tỉnh Thừa Thiên Huế... Về sau, các ngôi chùa xây dựng ở đồng bằng ngƣời ta
cũng lấy tên núi để gọi tên chùa, nên tên núi (sơn) trở thành tên gọi khác của chùa (tự).
Xét theo thành phần xã hội xây dựng chùa viện thì những ngôi chùa do vua
quan tạo lập gọi là quan tự (chùa quan); những ngôi chùa do tƣ nhân xây dựng gọi
là tƣ tự (chùa tƣ); còn những ngôi chùa do các vị Tăng trác tích ẩn cƣ ở rừng sâu núi
cao gọi là sơn tự (chùa núi).
Ngƣời xƣa quan sát hình thế núi sông bày đặt trên mặt đất mà gọi là sơn
mạch, còn gọi là long mạch, bởi lẽ hình núi nhấp nhô uốn lƣợn giống nhƣ con rồng
lớn đang di chuyển. Trí tƣởng tƣợng phong phú giàu hình ảnh của ngƣời xƣa, lại
hình thành hàng loạt các địa danh nhƣ: 龍首 Long thủ (đầu rồng), Long bàn 龍蟠
hoặc 蟠龍 Bàn long (rồng cuộn mình), 龍含 Long hàm hoặc 含龍 Hàm long (hàm
rồng), 龍尾 Long vĩ (đuôi rồng), 昇龍 Thăng long (rồng bay lên), 下龍 Hạ long
(rồng giáng hạ), 龍洞 Long động (hang rồng)… Các thƣ tịch cổ nhƣ Đại Nam nhất

thống chí, Đồng Khánh địa dƣ chí lục, Bắc Ninh tỉnh chí, Hải Dƣơng tỉnh địa dƣ
chí… còn ghi đƣợc tên một số địa danh gọi là Long hàm (Hàm rồng), Hàm long
(Rồng ngậm).v.v…
Núi Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa. Sách Đồng Khánh địa dƣ chí lục cho biết
ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa có núi Long Hàm, thƣờng gọi là Hàm Rồng.
Chùa Hàm Long trên núi Lãm Sơn tỉnh Bắc Ninh. Sách Đồng Khánh địa
dƣ chí lục cho biết ở địa phận xã Lãm Sơn Dƣơng, tổng Lãm Sơn Nam, huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có chùa Hàm Long, còn gọi là chùa Long Hàm. Chùa
nằm ở khu vực núi Lãm Sơn, còn gọi là núi Dạm. Dãy núi Lãm Sơn gồm 23
ngọn san sát liền kề. Chân núi bắt đầu từ xã Nghi Vệ, tổng Nội Viên, huyện Tiên
Du, chạy ngƣợc lên đến xã Lãm Sơn. Chùa Hàm Long đƣợc dựng trên núi Lãm
Sơn, huyện Quế Võ. Thần phả ở chùa cho biết, chùa do thiền sƣ Dƣơng Không
Lộ xây dựng từ đời nhà Lý. Đến đời Lê, thiền sƣ Thích Trừng Trừng từng tu tập
ở đây. Thiền sƣ là ngƣời họ Trịnh, vốn là con trai thứ 13 của Tấn Quang vƣơng
Trịnh Bính. Ông đƣợc cho đất Hoàng Mai làm thực ấp. Một lần đào ao thấy có
tƣợng Phật bằng đá quý, ông liền nuôi chí xuất gia, cải đổi gia thất làm chùa, gọi
là chùa Liên Tông, sau đổi thành Liên Phái. Ông theo học hòa thƣợng Chân
Nguyên ở chùa Long Động, sau đƣợc cử về trông coi chùa Hàm Long ở Quế Võ.
8


Khi viên tịch, các môn đệ cho xây tòa tháp đá năm tầng rất uy nghi, gọi là tháp
Cứu Sinh.
Ngay ở thành phố Hà Nội cũng tồn tại một ngôi chùa Hàm Long. Hơn thế
nữa, con phố có ngôi chùa này cũng gọi luôn là phố Hàm Long. Chùa đƣợc xây
dựng ở phƣờng Phục Cổ, tổng Tá Túc, huyện Thọ Xƣơng, phủ Phụng Thiên.
Phƣờng Phục Cổ là khu đất cao giữa vùng dày đặc đầm nƣớc của tổng Tiền Túc
nhƣ thôn Bến Đá, thôn Chợ Bến Đá, thôn Vạn Hà, phƣờng Thủy Cơ Đông Trạch,
phƣờng Thủy Cơ Biện Dƣơng, phƣờng Thủy Cơ Lãng Hồ… Chùa vốn có từ cổ,
đến cuối thế kỷ XVII đã bị hƣ hỏng. Đầu đời Vĩnh Thịnh (1705-1719) nhà Lê, bà

Thái phi họ Trƣơng, vợ của Tấn Quang vƣơng Trịnh Bính bỏ tiền của ra giúp dân
xây dựng lại. Công việc hoàn tất liền nhờ Thám hoa Nguyễn Quý Đức (16481720) soạn bia ghi lại sự việc. Sau đó lại nhờ Tiến sĩ Đặng Đình Tƣớng (16491735) soạn thêm một bia nữa. Cả hai văn bia này đều đƣợc soạn năm Vĩnh Thịnh
thứ 10 (1714), đều có kích cỡ lớn, cũng có tên là Hàm Long tự bi ký. Văn bia do
Thám hoa Nguyễn Quý Đức biên soạn cho biết, chùa đƣợc xây dựng trên khu đất cao
hình nhƣ con rồng nằm cuộn, ngậm viên ngọc quý nên có tên gọi là Hàm Long.
Ngoài ra, ở huyện Đông Triều, trấn Hải Dƣơng xƣa (nay thuộc tỉnh Quảng
Ninh) cũng có ngôi chùa tên là Hàm Long. Chùa đƣợc xây dựng trên núi thuộc xã
Bích Nham, tổng Vĩnh Đại, huyện Đông Triều. Ngọn núi này có tên là Đông Sơn,
dân gian quen gọi là Non Đông, nằm trong dãy núi Yên Tử. Chùa do vị Thánh tổ
Vƣơng Quán Viên khai sơn phá thạch xây dựng từ đời Trần.
Vua Trần Anh tông từng ngự giá đến lễ Phật ở chùa Non Đông, và ban hiệu
cho thiền sƣ Vƣơng Quán Viên là Huệ Nhẫn quốc sƣ. Đến năm Khai Thái thứ 2
(1325), thiền sƣ viên tịch, nhà vua cử quan triều thần đến điếu viếng, sau lại làm thơ
tán thán công đức của ngài. Câu cuối bài thơ viết:
Tự tòng Viên công khứ thế hậu,
Quán Viên từ buổi quy Tây,
Thiên hạ Thích tử không vô nhân.
Sƣ tăng thiên hạ chẳng ai sánh bằng.
Chùa nay đã bị hƣ nát, song tấm bia cổ vẫn còn giữ đƣợc.
Có một ngọn núi nằm trong dãy Hoàng Liên sơn hùng vĩ đƣợc mang tên
núi Hàm Rồng. Núi này nằm ngay ở trung tâm thị trấn Sapa, tỉnh Lào Cai, là một
trong những điểm du lịch hấp dẫn du khách. Núi Hàm Rồng gắn liền với truyền
thuyết hai anh em loài rồng trốn vua cha đi chơi ở thủy cung. Bị vua cha phát
hiện gọi về, rồng anh nghe thấy đã bay về trời kịp, rồng em mải chơi chốn thủy
cung nên chẳng nghe thấy. Trời sập tối, rồng em mới sực tỉnh quẫy đuôi ngoi lên

9


thì cổng trời đã đóng chặt lại. Rồng em đành phải ở lại mãi mãi hạ giới và hóa

thành núi đá với tƣ thế đầu lúc nào cũng ngẩng lên, dõi mắt về trời, nên mọi
ngƣời đặt thế núi này là núi Hàm Rồng.
Ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng có núi Hàm Long. Đến đời Nguyễn, khu vực
này xây dựng ngôi chùa nổi tiếng, đó là chùa Báo Quốc, thu hút sự quan tâm của
nhiều vị vua triều Nguyễn cùng nhiều ngƣời trong hoàng tộc đến ủng hộ ngôi
già-lam này. Sau các tác giả Nguyễn Phúc Hồng Vịnh và Trần Viết Thọ đã sƣu
tầm thơ văn, bia ký ở đây, soạn ra sách HLSC.
Trong Phật giáo, nhiều kinh điển đề cập đến loài rồng nhƣ hàng hộ pháp đắc
lực cho đức Phật Thích-ca Mâu-ni lúc tu hành cũng nhƣ trên bƣớc đƣờng hoằng hoá
trong suốt cuộc đời của ngài. Do đó, loài rồng đƣợc liệt vào hàng đệ tử của đức
Phật. Sức mạnh, uy đức thiêng liêng của nó không những có sự biểu hiện tƣơng
đồng với hoạt động con ngƣời mà còn siêu việt hơn cả loài ngƣời. Rồng là con vật
do ngƣời biến hiện thành, vừa làm hộ pháp, ủng hộ đắc lực cho đức Phật khi gặp ma
chƣớng ác đạo, vừa trở thành đệ tử tuân thủ những lời giáo huấn của Phật.
Từ hình tƣợng con rồng là hàng hộ pháp ủng hộ đức Phật trong kinh điển
Phật giáo Ấn Độ đến hình tƣợng con rồng biến hoá theo kinh điển cổ đại Trung
Quốc, các văn nhân thi sĩ Trung Hoa và Việt Nam đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa
hai nguồn tƣ tƣởng ấy để rồi cho ra đời nhiều áng văn chƣơng bất hủ có liên hệ đến
hình tƣợng rồng thiêng. Hình tƣợng con rồng đƣợc thể hiện ra tƣớng trạng của thế
núi vểnh râu, hất hàm, nhe răng, chìa môi, nhếch miệng trong tác phẩm HLSC.
Để mô tả thế núi Hàm Long, mở đầu bài tựa, tác giả đã dẫn nhiều danh sơn
kỳ lâm trên toàn đất nƣớc Đại Việt mang tên gọi động vật nhƣ cá, rùa, lân, phụng:
“Vậy làm sao mà có núi cá (núi Song châu ngƣ), mà có núi rùa (tên núi ở Nghệ An),
mà có núi Lân (núi Kì Lân ở Ninh Bình), mà có núi Phụng (núi Kim Phụng); các
hiện tƣợng thiên nhiên nhƣ mây, mƣa, sấm, sét cũng theo cách nhìn ấy mà có núi
Mây (núi Thuý Vân), mà có núi Mƣa (núi Vũ Sƣ), mà có núi Sấm (núi Lôi Kê), mà
có núi Sét (Định Môn, quen gọi là núi Đình Môn)” [Hàm Long sơn chí tự].
Hình thế thiên nhiên kỳ vĩ khắp mọi miền ở nƣớc ta đã tạo nên những biểu
tƣợng đặc biệt của núi sông. Ngƣời xƣa quán xét hình thế kì lạ do tạo hóa gây tạc ra
nhƣ vậy mà đặt tên cho các ngọn núi, dòng sông, và núi Hàm Long, giếng Hàm

Long tại Huế cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vì vậy, Hàm Long sơn ở đây còn
gọi là Hàm Long tự.

10


1.1.2. Hàm Long sơn chí mang loại hình văn học chức năng trong
nền văn học trung đại Việt Nam
Văn học trung đại là văn học tồn tại gắn liền với sự tồn tại của thể chế phong
kiến. Nền văn học này mang đậm ý thức hệ phong kiến và chịu ảnh hƣởng bởi thế
giới quan và nhân sinh quan tôn giáo. Tuy nhiên, nó không phải là tiếng nói riêng
của giai cấp phong kiến, tuyên truyền cho bộ máy phong kiến mà là tiếng nói của
dân tộc Việt Nam, đại diện cho tƣ tƣởng tình cảm và giá trị thẩm mỹ của ngƣời
Việt. Văn học trung đại Việt Nam bắt đầu từ khi Ngô Quyền đánh tan quân Tống
(938) thiết lập một nhà nƣớc độc lập, tự chủ cho đến hết thế kỷ XIX- những năm
đầu thế kỷ XX.
Tuy hình thái xã hội Việt Nam trong quãng thời gian trên có thay đổi theo
từng hình thái, chẳng hạn, từ giữa thế kỷ XIX (1858), xã hội Việt Nam đã dần
chuyển từ xã hội phong kiến sang một hình thái xã hội khác: thực dân nửa phong
kiến. Nhìn chung, hệ thống thể loại của văn học giai đoạn này vẫn có thứ bậc tôn ty,
đậm tính chức năng, chịu ảnh hƣởng thế giới quan tôn giáo và ý thức hệ phong kiến,
cơ chế mỹ học có tính quy phạm, ƣớc lệ, tƣợng trƣng. Tác phẩm Hàm Long sơn chí
ra đời trong giai đoạn này cũng không nằm ngoài những quy cách sáng tạo nghệ
thuật ấy. Tác giả Nhƣ Nhƣ đạo nhân đã chọn một thể loại trong thể loại thơ văn
trung đại để đặt tên cho tác phẩm của mình, đó là thể Chí.
Theo Trung văn đại từ điển ghi: “Sách ghi chép gọi là chí 志, cũng viết là chí
誌. [Chu lễ, Xuân quan, Tiểu lại]: „Nắm quyền hành về việc ghi chép của đất nƣớc‟.

[Chú]: „Chí có nghĩa là ghi chép vậy”. [117, tr.5201].
Chí là một trong ba lối viết sử của thể kỉ truyện của sử gia, nhƣng HLSC

không thuộc loại hình lịch sử mà nghiêng về loại hình văn chƣơng. Khi xác định
đƣợc thể loại của văn bản, chúng ta cần xác định tác phẩm HLSC thuộc loại hình văn
học nào: chức năng hành chính, lễ nghi hay chức năng nghệ thuật. Muốn xác định
đƣợc tác phẩm này thuộc loại hình văn học nào thì chỉ cần dựa vào nội dung bài tựa
Hàm Long sơn chí tự, chúng ta sẽ thấy đƣợc chức năng lễ nghi trong đó.
- Thứ nhất, HLSC gắn với chức năng thực hành mà tác giả đã tự nguyện tuân
thủ. Xét về cấu trúc văn bản thì đây là tác phẩm đƣợc tập hợp nhiều thể loại văn học
thơ, từ, phú, truyện, đối liên, ngữ lục, biện thuyết, chiếu, biểu, sớ… để “tập thành”
nên một tác phẩm chí với hệ thống ngôn từ đa dạng. Điều này có nghĩa, tác phẩm
HLSC có hệ thống chung cho toàn văn bản ghi chép những dữ kiện quan trọng có

11


liên quan đến Phật giáo Thuận Hóa thời chúa Nguyễn, vua Nguyễn, nhƣng trong
mỗi văn bản lại có nhiều tiểu hệ thống, mà mỗi tiểu hệ thống mang một thể loại văn
học trong nền văn học trung đại Việt Nam.
- Thứ hai, HLSC mang tính quy tắc mà tác giả của nó đã tuân theo một cách
nghiêm nhặt trong cách thức ghi chép. Chí phải có lạc khoản về thời gian ghi chép,
địa điểm ghi chép, nhân vật ghi chép, nhƣ đoạn cuối bài tựa ghi: “Phật xuất thế năm
2956, năm Kỷ Hợi. Đệ tử pháp danh Trừng Khế, hiệu Nhƣ Nhƣ cung kính cúi đầu
làm tựa”.
- Thứ ba, khi HLSC là một tác phẩm mang chức năng lễ nghi [tôn giáo], tác
giả đã đặt cho mình một mục đích mang tính chủ quan: “Khế tôi lạm cày trên ruộng
phƣớc, đƣợc hạt giống Phật, gặp phải những hạt giống vung vãi thế này, nơm nớp
sợ rằng, nếu để tán thất rồi thì khó mà giữ lại đƣợc. Gặp lúc thầy tôi sai Khế viết chí
về núi này thì cũng chính là gặp thời gặp tiết thu lấy hạt lúa. Khí cụ tốt để cất giữ có
lẽ là ở đây chăng? Mặc dù thành trụ theo lẽ tuần hoàn ta không biết đƣợc nhƣng
phải thu cất hạt giống tích trữ cho ngày sau, để những ngƣời mang chủng tử Bà-lamôn có đƣợc hạt giống gieo trồng rộng khắp khiến cho chúng không bị tán thất thì
việc ghi chép lại ở đây không phải là không có ích lợi vậy!”.

Việc xác định loại hình văn học chức năng nhƣ trên để nghiên cứu HLSC
cũng nhằm mục đích làm sáng tỏ giá trị nghệ thuật trong tác phẩm và thẩm định giá
trị thẩm mĩ trong nền văn học trung đại Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

1.2. Các nghiên cứu về tác giả- nhà sưu tầm và biên soạn tác
phẩm Hàm Long sơn chí
1.2.1. Về Trần Viết Thọ (1836-1899)
Xung quanh cuộc đời của Trần Viết Thọ, các ghi chép trong sách Hán Nôm
và các khảo cứu của các học giả hiện nay, cũng đã ghi lại những mốc thời gian đáng
nhớ trong quãng đời của ông.
- Quốc triều khoa bảng lục do Long Cƣơng tàng bản, Cao Xuân Dục đã cung cấp
các thông tin ngắn gọn về tên tuổi, quê quán, năm sinh, năm đỗ cử nhân, năm đỗ Phó
bảng: “陳曰壽廣治登昌深朝丙申三十六丁卯舉人督學休致” [102,VHv.640]
(Trần Viết Thọ, quê quán xã Thâm Triều, huyện Đăng Xƣơng, tỉnh Quảng Trị. Sinh
năm Bính Thân, đỗ Cử nhân năm 36 tuổi. Làm Đốc học. Nghỉ hƣu), nhƣng thời
điểm ông ra làm Đốc học và năm tháng về hƣu thì lại không ghi rõ.

12


- Cao Xuân Dục trong Quốc triều Hƣơng khoa lục lại không cho biết thông
tin về năm sinh và năm mất của ông mà chỉ ghi rất ngắn gọn: “Trần Viết Thọ, ngƣời
xã Thâm Triều huyện Đăng Xƣơng. Thi đậu Phó bảng khoa Tân Mùi (1871). Hiện
là Đốc học” [12, tr. 373].
- Phạm Đức Thành Dũng và Vĩnh Cao trong công trình khảo cứu về Khoa cử
và các nhà khoa bảng của triều Nguyễn đã cung cấp các thông tin khá đầy đủ về các
mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời của Trần Viết Thọ, tuy nhiên cũng chƣa
đƣa ra đƣợc thời điểm cụ thể ông nhậm chức Đốc học cũng nhƣ năm ông cáo bệnh
nghỉ hƣu: “Trần Viết Thọ, ngƣời xã Thâm Triều, huyện Đăng Xƣơng, nay thuộc
huyện Triệu Hải, tỉnh Quảng Trị. Sinh năm Bính Thân (1836), Cử nhân khoa Đinh

Mão (1867); đỗ Phó bảng khoa Tân Mùi (1871), năm 36 tuổi. Từng giữ chức Đốc
học, sau cáo bệnh về nghỉ hƣu” [15, tr. 595].
- Ngô Đức Thọ trong Các nhà khoa bảng Việt Nam đã cung cấp các thông tin
liên quan đến tiểu sử (năm sinh, năm thi đỗ, ra làm quan cũng nhƣ quê quán) của
Trần Viết Thọ nhƣ sau: “Trần Viết Thọ (1836 - ?), ngƣời xã Thâm Triều, huyện
Đăng Xƣơng, tỉnh Quảng Trị - Nay là xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh
Quảng Trị. Sinh năm Bính Thân. Cử nhân khoa Đinh Mão (1867). 36 tuổi đỗ Phó
bảng khoa Tân Mùi, niên hiệu Tự Đức 24 (1871). Đốc học” [61, tr. 754].
- Đại Nam thực lục là bộ chính sử, ghi chép khá đầy đủ các thông tin của
triều Nguyễn. Việc Trần Viết Thọ thi đậu Phó bảng cùng với các nhà Phó bảng khác
nhƣ các khảo cứu nêu trên cũng có ghi lại trong bộ sách sử này: “Cho bọn Nguyễn
Khuyến ba ngƣời đỗ Tiến sĩ và Đồng tiến sĩ xuất thân có thứ bậc. Lại lấy năm ngƣời
đỗ Phó bảng (Tiến sĩ Nguyễn Khuyến ba lần đỗ đầu. Đồng Tiến sĩ: Nguyễn Kham,
Nguyễn Xuân Ôn. Phó bảng: Trần Khánh Tiến, Nguyễn Xuân, Nguyễn Đức, Lê
Doãn Nhạ, Trần Viết Thọ)” [80, tr.103].
Có thể nói, hầu hết các ghi chép, các khảo cứu nêu trên mới chỉ dừng lại ở
việc giới thiệu một cách hết sức khái quát về tên tuổi, năm sinh, năm mất (thậm chí
có khảo cứu lại không cho biết ông mất năm nào), quê quán, năm thi đậu của Trần
Viết Thọ. Còn rất nhiều thông tin quan trọng liên quan đến hành trạng của một vị
quan Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ này, thì lại chƣa đƣợc các khảo cứu nêu trên đề
cập đến.
Lý giải nguyên nhân dẫn đến sự nghèo nàn thông tin liên quan đến Trần Viết
Thọ, chúng tôi cho rằng sự nghiệp trƣớc tác của ông chỉ gắn liền với những năm
tháng sống cuộc đời đạm bạc chốn Thiền môn tại Huế cũng nhƣ lúc hạ thủ công phu

13


ở quê nhà Quảng Trị nên những tƣ liệu nói về ông còn hạn chế. Đây là thời gian
ông treo ấn từ quan, lui về nuôi dƣỡng cha già và tự mình nỗ lực tu hành, bỏ ngoài

thân những danh lợi hão huyền của thế sự, nên ít ai biết đến cuộc sống riêng tƣ của
ông trong thời gian này.
Thật may mắn, những ghi chép về tổ đình Báo Quốc đã cung cấp những
thông tin về quãng đời của ông sau khi treo ấn từ quan. Trong một khảo cứu đăng
trên Tạp chí Bulletin des Amis du Vieux Hué, Laborde đã ghi thêm một đoạn ngắn
về cuộc đời của Trần Viết Thọ để tƣởng nhớ ngƣời Phật tử có công trong việc ghi
lại lịch sử ngôi Tổ đình Báo Quốc trên núi Hàm Long:
“Ajoutons quelques lignes en mémoire de M. Trần Viết Thọ, le mandarin
auquel on doit un exposé historique de la pagoda. Il fut, de son vivant, Đốc Học,
Directeur de l‟école provinciale de Quảng Trị. Il avait 59 ans lorsque, malgre les
supplications des hauts mandarins, de ses élèves et de sa famille, il demanda sa mise
à la retraite et embrassa la vie monastique; sa ferveur religieusa fut telle, qu‟après
s‟ètre soumis pendant plusieurs années à un ascétisme des plus rigoureux, il
annonca un beau jour à sa femme et à ses enfants qu‟il appartenait désormais au
Bouddha et qu‟il était prèt à lui faire le sacrifice de son corps; il mit alors lui-mème
le feu à la petite paillotte dans laquelle il s‟était retiré, s‟assit avec sérénité au milieu
du brasier, attisa tranquillement le foyer, et, un livre bouddhique en main, il se
laissa stoiquement dévorer, peu à peu, par les flammes.
Ceci n‟est pas une légende; la fin mystique de Trần-Viết-Thọ fut connue de
tous; les plus hautes personnalités de Hué, en tête desquelles furent LL. EE. les
Ministres Trƣơng-Quang-Đản, Nguyễn-Thuật, Cao-Xuân-Dục et Hoàng-Cao-Khải,
honorèrent le mort de leur visite [94, tr. 241].
(Chúng ta nên thêm vài dòng để tƣởng nhớ ông Trần Viết Thọ- vị quan mà
nhờ ông ngƣời ta mới có một bài viết về lịch sử ngôi chùa. Lúc còn sống, ông là
Đốc học, Hiệu trƣởng trƣờng tỉnh ở Quảng Trị. Năm ông 59 tuổi, mặc dù có lời
thỉnh cầu khẩn thiết của nhiều thƣợng quan, của các học trò và gia đình, ông vẫn
xin về hƣu và vào tu trong chùa. Đạo tâm của ông chí thành đến độ, sau nhiều năm
tu khổ hạnh nghiêm ngặt, một hôm ông tuyên bố với vợ con rằng, từ đây ông thuộc
về Phật và sẵn sàng hiến dâng hình hài cho Phật; thế rồi ông tự châm lửa đốt túp
lều tranh nơi ông ẩn cƣ, bình tĩnh ngồi giữa đám lửa, thản nhiên khêu lửa, và tay

cầm cuốn kinh, điềm tĩnh để cho lửa ngọn lửa thiêu huỷ thân thể mình.

14


Đây không phải là một huyền thoại, sự kết thúc [sự sống] thần bí của ông
Trần Viết Thọ đã đƣợc mọi ngƣời biết đến. Các nhân vật cao cấp nhất ở Huế, đứng
đầu là các vị Thƣợng thƣ Trƣơng Quang Đản, Nguyễn Thuật, Cao Xuân Dục và
Hoàng Cao Khải đã thân hành đến viếng để tỏ sự tôn kính ngƣời quá cố).
Qua bài báo của Laborde, chúng ta có thêm các thông tin quan trọng về Trần
Viết Thọ: ông từng làm Đốc học trƣờng tỉnh ở Quảng Trị trƣớc khi hồi hƣu; ông
chính thức cáo quan về tu ở chùa Báo Quốc vào năm 59 tuổi; nhờ ông soạn cuốn
Báo Quốc tự sự lục (BQTSL) mà mọi ngƣời sau này mới biết rõ về ngôi Tổ đình
Báo Quốc, đồng thời cũng hiểu thêm về hạnh nguyện cao cả của ông.

- Sách Đại Nam thực lục ghi: “Tháng 12,… Tuần Phủ Quảng Trị, Quảng
Bình là Nguyễn Văn Thi dâng tập tâu trình bày: „Bọn nguyên Thị giảng học sĩ, sung
Toản tu Quốc sử quán, đã hƣu dƣỡng là Vũ Tử Văn; nguyên Thị độc lĩnh Án sát
Phú Yên, sung Thƣơng tá tỉnh ấy là Nguyễn Chất; Trƣớc tác lĩnh Đốc học tỉnh ấy là
Trần Viết Thọ; về Hàm Nghi năm đầu [1885], bọn giặc sấn vào tỉnh thành cƣớp lấy
ấn quan phòng và khí giới, thế rất hoành hành, các viên ấy nghe biến, biết thân đến
hiểu dụ, nghiêm sắc mặt trách mắng bọn ấy giao trả ấn quan phòng, ra khỏi thành
giải tán; bọn ấy đã không chịu nhục với giặc, lại biết đuổi giặc, nghĩ nên khen
thƣởng để khuyến khích‟. Chuẩn cho đều thăng 1 trật” [90, tr. 446].
- Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm trong Lịch sử Phật giáo xứ Huế, có ghi:
“Điềm Tịnh cƣ sĩ: tên thật của ông là Trần Viết Thọ, quán xã Thâm Triều tổng Bích
La huyện Thuận Xƣơng phủ Triệu Phong- Quảng Trị. Sinh vào năm Minh Mệnh
thứ 17, Bính Thân (1836). Ông vốn là một nhà Nho khoa bảng, có tự là Sơn Phủ,
hiệu là Điềm Tịnh cƣ sĩ. Ông thi đậu Phó bảng vào năm Tự Đức thứ 24, Tân Mùi
(1871), ông đã xuất chính, trải qua các chức Tri huyện, Tri phủ. […] Điềm Tịnh cƣ

sĩ đã cùng với hòa thƣợng Tăng Cang chùa Diệu Đế soạn quyển Báo Quốc sự lục,
cùng các trƣớc tác khác và đặt tên sách là Hàm Long sơn chí; lúc ấy làm đƣợc hai
cuốn” [4, tr. 377].
- Nguyễn Phƣớc Tƣơng trong Phó bảng Trần Viết Thọ - con ngƣời khẳng
khái, ung dung, mở đầu bài nghiên cứu đã viết: “Phó bảng Trần Viết Thọ sinh ngày
rằm tháng 9 năm Bính Thân, tức ngày 24 tháng 10 năm 1806, dƣới thời vua Gia
Long (1802-1820) tại làng Thâm triều, huyện Đăng Xƣơng, tỉnh Quảng Trị nay là
xã Triệu Tài huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị trong một gia đình nho học. Ông
có húy là Thanh Phúc, tự là Chu Toàn, hiệu là Điềm Tịnh. Ông cũng có tên tu hành
là Cƣ sĩ Đại Sƣ” [82, tr.81].

15


Qua bài viết, Nguyễn Phƣớc Tƣơng đã nhầm lẫn hai chỗ: Thứ nhất, năm
Bính Thân (1836) thuộc niên hiệu vua Minh Mệnh chứ không phải niên hiệu Gia
Long; Thứ hai, Trần Viết Thọ không thể có hai danh xƣng vừa “Cƣ sĩ” vừa “Đại
sƣ” đƣợc, vì cƣ sĩ là ngƣời tại gia, còn đại sƣ thƣờng là trỏ ngƣời xuất gia. Tiếp
theo, tác giả lƣợc kê những chức vụ mà Trần Viết Thọ đã hợp tác với triều đình nhà
Nguyễn, ca ngợi nhà nho Trần Viết Thọ bất hợp tác với thực dân Pháp, nhƣng các
cứ liệu mà tác giả bài báo sử dụng chỉ là dã sử hoặc truyền thuyết, nên không có sức
thuyết phục. Nội dung bài viết đa phần nhằm tán dƣơng công hạnh của một nhà nho
bất hợp tác với Pháp, ít dựa vào tƣ liệu nền [Hán Nôm] để nghiên cứu. Chính vì lý
do ấy mà nội dung bài viết còn nhiều bất cập về danh xƣng và thông tin xác thực về
cuộc đời của một vị Phó bảng triều Nguyễn này.

1.2.2. Về Nguyễn Phúc Hồng Vịnh (1851-?)
Các ghi chép, khảo cứu về tác giả Nguyễn Phúc Hồng Vịnh trƣớc đây khá sơ
sài. Cho đến nay, chúng tôi mới chỉ tìm thấy ghi chép liên quan đến tác giả Nguyễn
Phúc Hồng Vịnh trong Đại Nam chính biên liệt truyện: “Trấn Biên quận công Miên

Thanh, tự là Giản Trọng, hiệu là Duân Đình, con thứ 51 của Thánh Tổ Nhân hoàng
đế, mẹ là quý nhân họ Lê, anh cùng mẹ với Phong quốc công Miên Kiền, sinh năm
Minh Mạng thứ 11 (1830). Con thứ 3 Hồng Vịnh lúc trẻ thông minh nhanh nhẹn,
thích ngâm vịnh, phong cách giống nhƣ cha, có tập thơ Đào Trang in khắc. Tuy Lý
vƣơng khen là không hổ là con ngƣời cha có tiếng. Gồm thông cả nghề làm thuốc.
Lúc mới ra làm việc trải bổ Tri huyện, đổi sung Trợ giáo, rồi thăng hàm Thị giảng
về hƣu” [89, tr. 41-42].
Ghi chép này của Đại Nam chính biên liệt truyện đƣợc nhắc đến ở phần cuối
mục Tự trƣớc niên phổ (TTNP) của Nhƣ Nhƣ đạo nhân trong HLSC: “Quốc sử quán
soạn bộ [Đại Nam chính biên] liệt truyện thì sự nghiệp lúc sinh thời của Hồng Vịnh
đƣợc lƣợc thuật phụ vào phần sau truyện của Tiên công [Nguyễn Phúc Miên Thanh]”.
- Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm trong Lịch sử Phật giáo xứ Huế, viết về
Nhƣ Nhƣ đạo nhân: “Thế danh là Nguyễn Phúc Hồng Bàng, quê quán của đạo nhân
không thấy ghi. Chỉ biết ông là đệ tử của Hòa thƣợng Tâm Truyền ở chùa Báo
Quốc, có pháp danh là Trừng Khế, tự là Nhƣ Nhƣ. Ông sanh vào giờ Dần ngày 15
tháng 01 năm Tân Hợi, tự Đức thứ 5 (1851). […] Đạo nhân có trƣớc thuật Lƣỡng
Xuân sơn chí (LXSC) khoảng 100 cuốn, chép thơ văn của bạn bè và chƣ sơn tự Tăng
làm ở Thi xã Liên trì. […] Vào mùa xuân năm Kỷ Hợi (1899), Tâm Truyền đại sƣ

16


bảo đạo nhân tục biên bộ Hàm Long sơn chí. Chỉ trong vòng 3 tháng, Nhƣ Nhƣ đạo
nhân hoàn thành bộ sách tục biên” [4, tr. 379].
- Trần Trọng Dƣơng trong Khảo sát tình hình văn bản tác phẩm một số tác gia
hoàng tộc triều Nguyễn đã giới thiệu một cách khái quát về tác giả Nguyễn Phúc Hồng
Vịnh: “Nguyễn Phƣớc Hƣờng Vịnh (?-?) hiệu Trọng Vĩnh1, con thứ ba của Trấn Biên
quận công Miên Thanh, thời trẻ thông minh nhanh nhẹn, thích ngâm vịnh, phong cách
giống nhƣ cha, kiêm thông nghề thuốc. Lúc mới ra làm việc từng trải chức Bổ tri
huyện, sau đổi sung Trợ giáo, rồi thăng hàm Thị giảng. Tác phẩm có Đào Trang tập.

Ông viết rất nhiều thơ về cảnh quan xứ Huế. Thơ ông đƣợm ý vị thiền, cảm hứng trầm
lặng. Thơ ông cũng in dấu những suy tƣ của một bề tôi đối với vua và những công việc
của đất nƣớc” [17, tr. 302-321].
Bài viết của Trần Trọng Dƣơng đã giới thiệu văn bản Đào Trang tập [VHv.15]
của viện Nghiên cứu Hán Nôm. Về văn bản Đào Trang tập, tác giả Di sản Hán Nôm
Việt Nam- Thƣ mục đề yếu, cho biết: “VHv.15 gồm toàn bộ tám tập thơ của Hƣờng
Vịnh, gồm những bài vịnh cảnh vật, thời tiết, thơ thuật sự, cảm hoài, vịnh sử, thơ thù
tặng…” [17, tr. 302-321]. Nhƣng theo sự khảo sát của Trần Trọng Dƣơng thì văn bản
VHv.15 gồm hai bản in ở hai lần in đóng gộp lại. Bản in lần một, chỉ có in Quân Đình
thi thảo trích lục 筠亭詩草摘錄 của Miên Thanh và 6 tập thơ của Hƣờng Vịnh. Bản in
lần hai có bổ sung một bài thơ cho tập Quân Đình thi thảo trích lục, ngoài ra còn có
thêm 4 tâp thơ nữa của Hƣờng Vịnh; phụ thêm tập Lại An thi thảo trích lục
賴安詩草摘錄 (gồm 26 bài thơ) của Hình bộ Thƣợng thƣ Nguyễn Bài Vĩnh Cao do

Hƣờng Vịnh phụng hiệu, và Thập nhị đầu-đà hạnh oa ngâm thảo 十二頭陀行窩吟草
của Ƣng Phúc. Mƣời tập thơ của Hƣờng Vịnh trong Đào Trang tập bao gồm: Đào
Trang tập nhất: Nghiễn Bắc sơn phòng ngâm sao 硯北山房吟鈔; Đào Trang tập nhị: Lô
Hoa thiển thuỷ đình ngâm sao 蘆花淺水亭吟鈔; Đào Trang tập tam: Tiểu Thuý Vân sơn
chi sào ngâm sao 小翠雲山之巢吟鈔; Đào Trang tập tứ: Trú hạc ngâm sao 住鶴 吟鈔;
Đào Trang tập ngũ: Tam Thuý Lâm tạ ngâm sao 三翠林榭吟鈔; Đào Trang tập lục:
Xuân sơn thƣơng thuý nhi tri tiếu hiên ngâm sao 春山蒼翠而知笑軒吟鈔; Đào Trang
tập thất: Tùng cúc do tồn chi hoá đài ngâm sao 松菊猶存之化臺吟鈔; Đào Trang tập

1

Hồng Vịnh, hiệu “Vĩnh Trọng”, chứ không phải “Trọng Vĩnh” nhƣ tác giả bài nghiên cứu này viết.

17



bát: Tiên Thuý động thiên ngâm sao 鮮翠洞天吟鈔; Đào Trang hậu tập nhất: Cổ Thuý
trai ngâm sao 古翠齋吟鈔; Đào Trang hậu tập nhị: Hạc Tiệp sào ngâm sao 鶴睫吟鈔.
Theo thống kê 10 tập, Hƣờng Vịnh còn 250 bài thơ đƣợc chép trong Đào Trang tập.
Trên thực tế, thơ Hƣờng Vịnh có khoảng trên 704 bài thơ.
Nhƣ Nhƣ là một ngƣời từ nhỏ đã học qua lễ giáo Nho gia, tuổi trung niên
đam mê Hoàng- Lão, về sau đến chùa quy y, sau khi từ quan ông thế phát với các
đại sƣ chùa Viên Thông, chùa Báo Quốc, trở thành cƣ sĩ tu Phật, nhƣng suy nghĩ
của ông không chấp nê hình thức, sống đạm bạc và tinh thần luôn rộng mở, dung
thông mọi tƣ tƣởng, thậm chí có ngƣời con gái cũng cho lấy chồng khác đạo. “Vì ta
quy y đại sƣ ở chùa Viên Thông, lại đƣợc đại sƣ chùa Báo Quốc thọ ký. Thƣờng
qua lại với các chùa Từ Hiếu, Thiên Hoà, rồi cho phép ngƣời nhà tham gia Giáo hội
Phúc Quả”[Hóa đài tự chí]. Cho ngƣời nhà tham gia giáo hội Thiên chúa giáo có
nghĩa là ông vừa tôn trọng vừa thân cận với một tôn giáo phƣơng Tây đang tìm cách
truyền vào Việt Nam lúc bấy giờ. Điều này trái hẳn với quan điểm của vua Tự Đức
khi ban đạo dụ năm 1848 rằng: “Đạo Chúa hiển nhiên là trái với tự nhiên, bởi nó
không tôn trọng các tổ tiên đã khuất. Các thầy giảng đạo gốc Âu châu, là các kẻ
đáng tội nhất, sẽ bị ném ra biển, với đá cột quanh cổ, và một phần thƣởng ba mƣơi
nén bạc sẽ đƣợc trao cho bất cứ ai bắt đƣợc một ngƣời trong họ. Các thầy giảng gốc
Việt Nam ít tội hơn, và trƣớc tiên sẽ bị tra tấn để xem họ có sẽ từ bỏ những sai lầm
của mình hay không. Nếu từ chối, họ sẽ in dấu trên mặt và đày đi đến những vùng
rừng thiêng nƣớc độc. Còn những ngu-dân thì các quan phải ngăn-cấm, đừng để cho
đi theo đạo mà bỏ sự thờ-cúng cha ông, chứ đừng có giết hại” [31, tr. 242].
Chính tinh thần phóng khoáng của Trần Viết Thọ mà trong nội dung câu đối
của ngƣời bạn tri kỷ của ông- Thiếu Nham- thân tặng, đã ca ngợi ông là ngƣời dung
thông cả bốn tôn giáo lớn: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo.
Dụng tận nhất tâm sinh, tứ giáo hỗ tham thành chính quả;
(Dụng tâm hết một đời, bốn giáo cùng tu thành chính quả)
Nhƣ Nhƣ đạo nhân rất lấy làm hài lòng, coi lời chúc tặng của bạn là tấm lòng
tri kỷ hiểu thấu đƣợc tâm can mình và thích chí: “Thì đủ biết đó là lời hiểu đƣợc ta
vậy!” [Hóa đài tự chí].


1.2.3. Về tác phẩm Hàm Long sơn chí
- Nguyễn Lang có ghi trong Việt Nam Phật giáo sử luận: “Sách Hàm Long
sơn chí của cƣ sĩ Ðiềm Tịnh trƣớc tác mà Mật Thể đã đƣợc đọc trƣớc khi viết Việt

18


Nam Phật giáo sử lƣợc (đó là một bản chép tay - sách này chƣa từng đƣợc khắc
bản) hiện giờ bị thất lạc, chƣa tìm ra đƣợc” [35, tr.192].
- Lê Mạnh Thát trong Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam, có giới thiệu tác
giả Điềm Tịnh cƣ sĩ và Nhƣ Nhƣ đạo nhân với các tác phẩm: “Hàm Long sơn chí;
Dƣơng xuân sơn chí; Đào trang thi tập (Nhƣ Nhƣ); Thiền môn tòng thuyết (Điềm
Tịnh)” [56, tr. 21-22]. Song, đây chỉ là “bản dự kiến danh sách các tác gia và tác
phẩm sẽ công bố trong bộ Tổng tập văn học này” [56, tr. 13].
- Thích Hải Ấn và Hà Xuân Liêm trong Lịch sử Phật giáo xứ Huế, mô tả tác
phẩm Hàm Long sơn chí nhƣ sau: “Về hình thức, đây là một bộ sách ở dạng cảo
bản, chƣa thấy khắc in san hành. Sách gồm có bao nhiêu tập, bao nhiêu quyển hiện
chƣa kiểm đƣợc sau thời gian loạn lạc. Sách đã lƣu hành phân tán nhiều nơi, thật là
một điều đáng tiếc. […] Ở gáy sách phía trên có in chữ Hàm Long sơn chí; đến gạch
kiểu sách chữ Hán xƣa; đến Quyển…; ở dƣới có mấy chữ “Báo Quốc tự tàng bản”,
còn lại ba mặt viền màu đỏ để khỏi bẩn” [4, tr.380].
- Thích Trung Hậu và Thích Hải Ấn khi khảo cứu về các vị đại sƣ hòa thƣợng
của xứ Thuận Hóa trong cuốn Chƣ tôn Thiền đức Phật giáo Thuận Hoá đã nêu ra đƣợc
những nét căn bản về công hạnh và sự nghiệp của nhiều vị đại sƣ, hoà thƣợng có liên
quan đến sự nghiệp hoằng dƣơng Phật pháp tại vùng đất cố đô Huế. Trong khảo cứu
của hai tác giả viết chung này cũng có nhắc đến tác phẩm HLSC. Tuy nhiên, cuốn
sách còn tồn tại nhiều vấn đề sử liệu (sử liệu nêu ra còn mơ hồ), nên tính thuyết
phục chƣa cao.
- Nguyễn Phƣớc Tƣơng trong Phó bảng Trần Viết Thọ - con ngƣời khẳng

khái, ung dung mô tả tác phẩm HLSC nhƣ sau: “Trong thời gian làm việc ở kinh đô,
tuy bộn bề công việc của triều đình, nhƣng Phó bảng Trần viết Thọ vẫn sáng tác văn
thơ. Ông đã cùng với ông Hồng Vịnh sáng tác tác phẩm Hàm Long sơn chí, một tác
phẩm đồ sộ mà hai vị để lại cho đời sau” [82, tr.85].
- Thực hiện đề tài luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Hà- Nghiên cứu tác
phẩm Thiền môn tùng thuyết tập của Phó bảng Trần Viết Thọ, chúng tôi đã có các khảo
cứu khá chi tiết về tên tuổi, thành phần xuất thân, con đƣờng làm quan và thi cử, quá
trình tu hành và trƣớc tác của Phó bảng Trần Viết Thọ, hiệu Điềm Tịnh cƣ sĩ, cung cấp
cho giới nghiên cứu những thông tin quan trọng về công phu tu hành, đạo cao đức
trọng của một cƣ sĩ thực sự có tầm ảnh hƣởng lớn đối với phong khí sinh hoạt Phật
giáo xứ Huế lúc bấy giờ. HLSC cũng đã đƣợc nhắc đến trong luận văn nêu trên, luận

19


văn cũng cho biết thông tin ban đầu về quá trình truyền bản, hình thành nên tác phẩm
này [22, tr. 31].

* Tiểu kết chương 1
HLSC là tác phẩm có giá trị về văn học, sử học và tƣ tƣởng Phật học. Tác phẩm
này bao gồm những trƣớc tác của các chúa Nguyễn, của vua quan triều Nguyễn, của
các vị trong hoàng tộc, các đại sƣ, hoà thƣợng, cƣ sĩ đƣơng thời do hai cƣ sĩ là Phó
bảng Trần Viết Thọ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh sƣu tập và sáng tác. Liên quan đến tác
phẩm, tác giả HLSC, những đóng góp của các học giả đi trƣớc đã thể hiện rõ ở mức độ
sau:
- Về tác giả Trần Viết Thọ: các khảo cứu đã bƣớc đầu cung cấp thông tin về
các thời điểm năm sinh, năm mất, năm thi đỗ. Việc ông làm quan, từ quan xuất gia,
trƣớc tác nhƣ thế nào thì các khảo cứu trƣớc đây không ghi chép đầy đủ, cũng nhƣ
không cho biết thời gian cụ thể.
- Về Nguyễn Phúc Hồng Vịnh: các khảo cứu cũng không đem lại điều khả

quan hơn, mới chỉ nhắc đến thân thế và khả năng thi ca của ông. Không thấy ghi
năm sinh năm mất và các mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời của vị thi sĩ xuất
thân hoàng tộc này.
- Về tác phẩm HLSC, trong các khảo cứu trƣớc đây đã nhắc đến, nhƣng chỉ
dừng lại ở việc giới thiệu tên đề mục tác phẩm mà không giới thiệu rõ về nội dung.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của những học giả đi trƣớc mới chỉ
giới thiệu sơ lƣợc tiểu sử, chƣa phát hiện thêm điều gì mới mẻ và mang tính
chuyên sâu về thân thế và hành trạng của hai tác giả Điềm Tịnh cƣ sĩ và Nhƣ
Nhƣ đạo nhân. Vì vậy, các vấn đề lớn nhƣ nhận định về giá trị về Sử liệu, Văn
học, tƣ tƣởng Triết học... của HLSC vẫn để lại một khoảng trống lớn, cần có sự khảo
cứu cẩn trọng. Đó chính là lí do để chúng tôi thực hiện đề tài luận án tiến sĩ này.



20


Chương 2. THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA TRẦN VIẾT THỌ
VÀ NGUYỄN PHÚC HỒNG VỊNH
2.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội và khuynh hướng văn học từ nửa
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
2.1.1. Bối cảnh lịch sử- xã hội nửa cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX
2.1.1.1. Thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm Việt Nam
Ở nửa cuối thế kỷ XIX, đất nƣớc Việt Nam lâm nguy trƣớc sự xâm lăng của
kẻ thù mới: chủ nghĩa tƣ bản phƣơng Tây “xƣng tân trào gây nợ oán cừu” và những
ngƣời dân ấp dân lân, những ngƣời mang tơi đội nón (soa lạp nhân) đã nhất tề vùng
dậy dƣới sự dẫn dắt của các nhà nho, các lãnh binh, đề đốc và của cả những ngƣời
bình thƣờng, nhƣ ngƣ dân Nguyễn Trung Trực (1839-1868), anh dũng đánh giặc,
bảo vệ quê hƣơng, sơn hà xã tắc. Trong Kính ký Hoàng Cao Khải (1850-1933) thƣ,
Phan Đình Phùng (1847-1895) ngợi ca những ngƣời ứng nghĩa ấy - những ngƣời

“đem thân vào việc nghĩa, hoặc đã bị trách phạt, hoặc đã bị chém chết, vậy mà trƣớc
sau chẳng hề lấy thế làm chán nản, ngã lòng bao giờ”. Trong khi đó triều đình Tự
Đức, “với chủ trƣơng chống giặc cầm chừng bằng chiến lƣợc thủ để hòa, với thái độ
vừa sợ cả giặc vừa sợ cả dân, rồi sau đó đi tới chỗ sợ dân hơn sợ giặc” [54, tr. 219].
Triều đình “úy tử, tham sinh”1 ấy là trở ngại lớn đối với cuộc chiến đấu của nhân
dân Việt Nam chống xâm lƣợc; quan quân đông đúc của triều đình nhà Nguyễn
không giữ đƣợc đất đai, thành lũy trƣớc “súng giặc gầm nhƣ sấm vang”2, trái lại, có
kẻ lại bỏ chạy hoặc theo giặc. Trƣớc chiến lƣợc “tằm ăn lá dâu” của thực dân Pháp,
triều đình nhà Nguyễn lần lƣợt nhƣợng đất, thành lũy cho quân xâm lƣợc: năm
1862, mất ba tỉnh miền đông Nam kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tƣờng); năm
1867, mất ba tỉnh miền tây Nam kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Thế là Nam
kỳ lục tỉnh đã rơi vào tay Pháp. Rồi từ 1873 đến năm 1882, quân xâm lƣợc hai lần
tiến đánh miền bắc. Năm 1883, sau khi vua Tự Đức băng, Thuận An bị Pháp chiếm,
kinh đô Huế bị giặc uy hiếp nghiêm trọng. Ngày 6 tháng 6 năm 1884, Nguyễn Văn
Tƣờng thay mặt triều đình nhà Nguyễn ký Hòa ƣớc Patenôtre thừa nhận Pháp “bảo
hộ” toàn cõi Việt Nam.
1
2

Hịch Lãnh Cồ
Hoàng Diệu, Trần tình biểu.

21


×