Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

khai quat thi truong chung khoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.48 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH

ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Bài thuyết trình:

KHÁI QUÁT VỀ CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN

Nhóm thực hiện:
Nguyễn Trần Phi Vân – 0947 742574
Lương Nguyễn Nhựt Kim
Nguyễn Lương Y
Trần Khoa
Mai Thị Cẩm Loan
Trần Thị Loan
1
Trần Đinh Minh Lý


Mục lục
I. Khái quát về thị trường chứng khoán

II. Phân tích các loại chứng khoán

1. Khái niệm thị trường chứng khoán
2. Chức năng của thị trường chứng khoán
3. Phân loại thị trường chứng khoán
4. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
5. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán
6. Khái niệm chứng khoán


7. Phân loại chứng khoán
8. Sơ lược sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán VN
1. Chứng khoán có lãi
1.1 Công cụ thị trường tiền tệ (trái phiếu ngắn hạn)
1.2 Chứng khoán thu nhập cố định (trái phiếu trung dài hạn)
2. Chứng khoán vốn cổ phần
2.1 Cổ phần thường
2.2 Cổ phần ưu đãi
2.3 Chứng chỉ quỹ
3. Hợp đồng giao sau và quyền chọn
3.1 Hợp đồng quyền chọn
3.2 Hợp đồng giao sau
3.3 Hợp đồng kỳ hạn
3.4 Hợp đồng hoán đổi
……………………

2


I. Khái quát về thị trường chứng khoán
1. Khái niệm thị trường chứng khoán:
TTCK là nơi các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán trao đổi diễn ra
nhằm mục đích kiếm lời
2. Chức năng của TTCK:
• Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
• Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
• Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
• Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp
• Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô
3. Phân loại thị trường chứng khoán:

Căn cứ tính chất pháp lý:
• TTCK chính thức (tập trung): còn gọi là Sở giao dịch chứng khoán, là nơi mua bán loại chứng
khoán được niêm yết, có địa điểm và thời biểu mua bán rõ rệt, giá cả được xác định theo
hình thức đấu giá hoặc đấu lệnh.
• TTCK phi chính thức (phi tập trung), còn gọi là thị trường OTC (OTC - over the counter
market), là nơi mua bán CK bên ngoài Sở giao dịch, không có ngày giờ nghỉ, hay thủ tục
quyết định mà do bên mua và bên bán thỏa thuận.
3


I. Khái quát về thị trường chứng khoán
Căn cứ quá trình luân chuyển CK:
• Thị trường phát hành: còn gọi là thị trường sơ cấp, nơi CK được phát hành lần đầu bởi các
nhà phát hành và bán cho các nhà đầu tư.
• Thị trường giao dịch: hay còn gọi là thị trường thứ cấp, là nơi giao dịch các chứng khoán đã
được phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường này tạo ra tính thanh khoản của CK đã
phát hành.
Căn cứ phương thức giao dịch:
• Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá của ngày giao dịch
nhưng việc thanh toán và chuyển khoản sẽ diễn ra tiếp theo đó một vài ngày theo quy định
• Thị trường tương lai là thị trường mua bán chứng khoán theo một hợp đồng định sẵn, giá
cả được thỏa thuận trong ngành giao dịch nhưng việc thanh toán và chuyển giao chứng
khoán sẽ diễn ra trong một ngày kỳ hạn nhất định trong tương lại.
Căn cứ đặc điểm hàng hóa:
• Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu được phát hành,
gồm: trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị.
• Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các cổ phiếu, gồm cổ phiếu
thường, cổ phiếu ưu đãi.
• Thị trường phái sinh: là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác:
quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn,...

4


I. Khái quát về thị trường chứng khoán
4. Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán:
a. Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán.
Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu
địa phương.
Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ
hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.
b. Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán.
Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
Các nhà đầu tư cá nhân
Các nhà đầu tư có tổ chức
c. Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
Công ty chứng khoán
Quỹ đầu tư chứng khoán
Các trung gian tài chính
d. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
Cơ quan quản lý Nhà nước
Sở giao dịch chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
……….

5



I. Khái quát về thị trường chứng khoán
5. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán:
Nguyên tắc trung gian:
Các giao dịch được thực hiện thông qua tổ chức trung gian và môi giới là các công ty chứng
khoán.
Nhà đâu tư mua chứng khoán thông qua các nhà bảo lãnh phát hành trên thị trường sơ cấp.
Trên thị trường thứ cấp, các công ty chứng khoán sẽ mua giúp chứng khoán cho các nhà đầu
tư, hoặc mua chứng khoán của nhà đầu tư này để bán lại cho nhà đầu tư khác.
Nguyên tắc cạnh tranh:
Giá cả trên thị trường chứng khoán phản ánh quan hệ cung cầu về chứng khoán và tương quan
cạnh tranh giữa các công ty.
Nguyên tắc công bằng:
Mọi người tham gia thị trường đều tuân thủ các quy định chung, bình đẳng trong việc chia sẻ
thông tin và việc chịu trách nhiệm trước các hành vi vi phạm quy định.
Nguyên tắc công khai hóa:
Hoạt động trên thị trường chứng khoán đều được công khái hóa, gồm: loại chứng khoán đưa
ra mua bán trên thị trường, số lượng, giá cả; tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công
ty phát hành. Số lượng mua bán, giá cả từng loại được cập nhật ngay khi kết thúc mỗi cuộc
giao dịch.

6


I. Khái quát về thị trường chứng khoán
6. Khái niệm chứng khoán:
Theo Điều 1 Luật 62/2010/QH12 Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp
pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán
được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại
sau đây:
a) Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;

b) Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai,
nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
c) Hợp đồng góp vốn đầu tư;
d) Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định.

7


I. Khái quát về thị trường chứng khoán
7. Phân loại chứng khoán:
Căn cứ tính pháp lý:
• Chứng khoán vô danh: không ghi rõ tên chủ sở hữu, dễ dàng chuyển nhượng.
• Chứng khoán ký danh: ghi rõ tên chủ sở hữu, việc chuyển nhượng được thực hiện bằng thủ
tục đăng ký tại cơ quan phát hành.
Căn cứ tính chất thu nhập:
• Chứng khoán có thu nhập ổn định: Trái phiếu.
• Chứng khoán có thu nhập không ổn định: Cổ phiếu thường
• Chứng khoán hỗn hợp: Cổ phiếu ưu đãi
Căn cứ chủ thể phát hành:
• Chứng khoán Chính phủ: do các cơ quan Chính phủ trung ương, chính quyền địa phương
phát hành như: trái phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công trình, công trái Nhà
nước.
• Chứng khoán công ty: do các doanh nghiệp, công ty cổ phần phát hành như cổ phiếu, trái
phiếu, các công cụ có nguồn gốc chứng khoán.

8


I. Khái quát về thị trường chứng khoán
8. Sơ lược sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam được thể hiện qua
các cột mốc sau:
• Ngày 06/11/1993 Quyết định số 207/QĐ-TCCB của Thống đốc NHNN với nhiệm vụ
nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập thị trường CK
• Ngày 29/06/1995 Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp
Thủ tướng CP chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt
Nam
• Ngày 28/11/1996 Nghị định số 75/CP của CP thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
• Ngày 20/07/2000 Trung tâm Giao dịch CK Tp.Hồ Chí Minh khai trương hoạt động
• Ngày 28/07/2000 Phiên giao dịch đầu tiên của Trung tâm Giao dịch CK Tp. Hồ Chí Minh
với 2 cổ phiếu có mã giao dịch là REE (Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh) và SAM (Công ty
Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sacom)
• Ngày 08/03/2005 Giao dịch thứ cấp tại Trung tâm giao dịch CK Hà Nội bắt đầu được
thực hiện.
• Ngày 23/06/2006 Quốc hội khoá XI thông qua Luật CK là văn bản xác định hành lang
pháp lý cao nhất trong lĩnh vực chứng khoán.
• Ngày 08/08/2007 Sở Giao dịch CK TP. Hồ Chính Minh chính thức được khai trương.
• Ngày 02/06/2008 Thị trường trái phiếu chuyên biệt hình thành theo QĐ số 352/QĐUBCK ngày 16/5/2008.
• Ngày 24/06/2009 Sở Giao dịch CK Hà Nội được khai trương.
• Ngày 24/06/2009 Khai trương Thị trường giao dịch CK công ty đại chúng chưa niêm yết
(UPCoM) với 10 công ty đại chúng đăng ký giao dịch.

9


II. Phân tích các loại chứng khoán

1. Chứng khoán có lãi:
1.1 Công cụ thị trường tiền tệ:
a. Khái niệm: Hình thức đơn giản nhất của tài sản có lãi.

b. Đặc trưng:
- Kỳ đáo hán < 1 năm.
- Hầu hết các công cụ thị trường tiền tệ giao dịch với một lượng rất lớn và đa phần đều có tính
thanh khoản cao.
c. Khả năng sinh lợi và rủi ro từ việc sở hữu:
Khả năng sinh lợi

Rủi ro

Khoản lãi tiềm năng cố định (được đảm
bảo trong trong tương lai ).

Vỡ nợ. (khả năng mà người đi vay khôn
hoàn trả khoản vay như cam kết) 

d. Các loại công cụ thị trường tiền tệ phổ biến:
• Tín phiếu kho bạc (T-bill): được phát hành trên cơ sở chiết khấu mệnh giá
Đặc điểm:
Mức độ rủi ro vỡ nợ: thấp nhất trong tất cả các công cụ trên thị trường tiền tệ. Tín phiếu kho
bạc thường được coi là không có rủi ro tín dụng.
Tính thanh khoản cao.
Hình thức phát hành: đấu thầu, phát hành trực tiếp qua kho bạc.
10


II. Phân tích các loại chứng khoán

Ở Việt Nam: Tín phiếu kho bạc phát hành qua Ngân hàng Nhà nước được thực hiện dưới hình
thức đấu thầu. Đấu thầu tín phiếu Kho bạc là đấu thầu lãi suất. Lãi suất đặt thầu, trúng
thầuđược tính theo năm (365 ngày).

Bộ Tài chính căn cứ vào dự toán và tình hình thu, chi ngân sách nhà nước hàngnăm, dự kiến
khối lượng tín phiếu phát hành, thời gian, hình thức bán tínphiếu, thời hạn, lãi suất chỉ đạo và
thông báo cho Ngân hàng Nhà nước trước khitổ chức đấu thầu tín phiếu.
•Thương phiếu: là một giấy hẹn trả nợ ngắn hạn không có tài sản bảo đảm được phát hành
trên thị trường mở, tiêu biểu cho nghĩa vụ nợ của đơn vị phát hành. Thương phiếu chủ yếu
được dùng trong thanh toán quốc tế: Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu sử dụng hối phiếu
với tư cách là người bị ký phát khi nhập khẩu hàng hóa và là người thụ hưởng khi xuất khẩu
hàng hóa ra nước ngoài. Các doanh nghiệp VN tiến hành giao dịch thông qua các ngân hàng
thương mại, tỷ lệ doanh số thanh toán có sử dụng thương phiếu chiếm khoảng 80% tổng
doanh số thanh toán quốc tế ở hầu hết các ngân hàng thương mại.
• Kỳ phiếu: hiện tại thị trường kỳ phiếu chủ yếu do các ngân hàng phát hành và chủ yếu phát
hành kỳ phiếu với thời hạn ngắn nhằm huy động tiền gửi của người dân, ít dùng trong thương
mại.
•Chứng chỉ tiền gửi có giá trị lớn: được phát hành bởi ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm để
huy động vốn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của họ. Không như các loại tiền gửi ngân hàng
khác, chứng chỉ tiền gửi có thể mua bán trên thị trường thứ cấp
11


II. Phân tích các loại chứng khoán

1.2 Chứng khoán thu nhập cố định (trái phiếu trung dài hạn)
a. Khái niệm: Chứng khoán hứa hẹn tri trả cố định với một lịch trình cố định ( nghĩa vụ nợ ).
b. Đặc trưng
- Tồn tại lâu hơn 1 năm.
- Lãi suất được ấn định từ khi phát hành.
- Thời gian thanh toán được định trước.
 c. Khả năng sinh lợi và rủi ro từ việc sở hữu:
Khả năng sinh lợi
Khoản chi trả cố định được cam kết. Khoản

trả cuối cùng lúc đáo hạn

Rủi ro
Không thực hiện các khoản chi trả như cam
kết ( tùi thuộc vào người phát hành).

d. Các loại chứng khoán thu nhập cố định:
 - Trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc nhà nước: hàng hóa giao dịch trên thị trường trái
phiếu chủ yếu là trái phiếu chính phủ.
- Trái phiếu chính quyền địa phương: chủ yếu cho các địa phương huy động vốn phục vụ đầu
tư cơ sở hạ tầng tại địa phương, chủ yếu phát hành qua kho bạc nhà nước. Hiện nay chỉ có Hà
Nội và Hồ Chí Minh là hai đại phương phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thường
xuyên.
 - Hiện nay thị trường trái phiếu Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển với sự tồn tại của
thị trường trái phiếu chính phủ là một tiềm năng lớn. Trái phiếu chính phủ Việt Nam được coi
là hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

12


II. Phân tích các loại chứng khoán

 Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp:
 - Là công ty cổ phần, công ty TNHH, DNNN có mức vốn điều lện đã góp tại thời điểm đăng ký
phát hành là 10 tỷ VNĐ.
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy
kế đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm.
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả vốn thu được từ đợt phát hành trái
phiếu.
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chứ phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát

hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác.
 Các doanh nghiệp đã phát hành trái phiếu gần đây:
- Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB), trong tháng 11-12/2016 đã phát hành thành công 1,054
tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 10 năm 1 ngày.
- HĐQT Tổng CTCP Thiết bị điện Việt Nam (GEX) thông báo kết quả phát hành 2,000 trái phiếu
kèm chứng quyền.
Theo đó, trong đợt 1 GEX đã phát hành 1,000 trái phiếu, tương đương 1,000 tỷ đồng theo
mệnh giá. Đợt 2 phát hành 800 trái phiếu, tương ứng 800 tỷ đồng, còn đợt 3 không phát hành
được số trái phếu nào.
-Ngày 05/12/2016, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (HOSE: VCB) công
bố thông tin về Báo cáo kết quả chào bán trái phiếu ra công chúng. Theo đó, Vietcombank đã
chào bán thành công 20 triệu trái phiếu với mệnh giá 100,000 đồng/trái phiếu, thời hạn trái
phiếu 10 năm.
13


II. Phân tích các loại chứng khoán

2. Chứng khoán vốn cổ phần (Cổ phiếu):
Khái niệm: Cổ phiếu là bằng chứng và là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông
đối với công ty cổ phần. Quyền sở hữu của cổ đông trong công ty cổ phần tương ứng với
số lượng cổ phần mà cổ đông nắm giữ. Vì vậy, cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn.
2.1 Cổ phiếu thường (Cổ phiếu phổ thông):
a. Khái niệm và Đặc điểm:
• Là loại cổ phiếu có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở
hữu cổ phiếu phổ thông được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết
định những vấn đề quan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội
đồng Quản trị của công ty.
• Cổ phiếu của công ty không có thời hạn hoàn trả
• Cổ đông được chia phần giá trị tài sản còn lại khi thanh lý công ty sau khi công ty đã thanh

toán các khoản nợ và thanh toán cho các cổ đông ưu đãi.
• được quyền trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty, nhưng được quyền chuyển nhượng sở hữu cổ
phần dưới hình thức bán lại cổ phiếu hay dưới hình thức quà tặng hay để lại cho người
thừa kế
• Được quyền ưu tiên mua cổ phiếu khi công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn.
• Được quyền triệu tập đại hội đồng cổ đông bất thường theo luật định.
• Cổ đông thường cũng phải gánh chịu những rủi ro mà công ty gặp phải, tương ứng với
phần vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm giới hạn trong phạm vi số lượng vốn góp vào công ty.
14


II. Phân tích các loại chứng khoán

b. Giá trị của cố phiếu thường:
• Mệnh giá của cổ phiếu thường: Mệnh giá hay còn gọi là giá trị danh nghĩa là giá trị mà
công ty cổ phần ấn định cho một cổ phiếu và được ghi trên cổ phiếu. Mệnh giá thể hiện số
tiền tối thiểu Công ty phải nhận được trên mỗi cổ phiếu mà Công ty phát hành ra.
• Giá trị sổ sách: của cổ phiếu thường là giá trị của cổ phiếu được xác định dựa trên cơ sở số
liệu sổ sách kế toán của công ty.
• Giá trị thị trường: là giá trị thị trường hiện tại của cổ phiếu thường, được thể hiện trong
giao dịch cuối cùng đã được ghi nhận.
• Giá thị trường của cổ phiếu được xác định bởi giá thống nhất mà người bán sẵn sàng bán
nó và giá cao nhất mà người mua sẵn sàng trả để mua nó. Giá thị trường của cổ phiếu được
xác định bởi quan hệ cung - cầu trên thị trường. Giá trị thị trường cổ phiếu của một công
ty phụ thuộc rất nhiều yếu tố, do vậy nó thường xuyên biến động

15


II. Phân tích các loại chứng khoán


2.2 Cổ phần ưu đãi
a. Khái niệm, đặc điểm:
• Cổ phiếu ưu đãi là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong một công ty,
đồng thời cho phép người nắm giữ loại cổ phiếu này được hưởng một số
quyền lợi ưu tiên hơn so với cổ đông phổ thông. Người nắm giữ cổ phiếu
ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty.
• Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường, mặc dù người có cổ
phiếu ưu đãi chỉ được quyền hưởng lợi tức cổ phần giới hạn nhưng họ
được trả cổ tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường. Khác với cổ tức
của cổ phiếu phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước
và thường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá
của cổ phiếu hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu
• Quyền ưu tiên được thanh toán trước, cổ phiếu ưu đãi không được tham
gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản trị và quyết định những vấn đề
quan trọng của công ty.
• Cổ phiếu ưu đãi có thể có mệnh giá hoặc không có mệnh giá và mệnh giá
của nó cũng không ảnh hưởng tới giá thị trường của cổ phiếu ưu đãi
• Cổ tức của cổ phiếu ưu đãi là cố định.

16


II. Phân tích các loại chứng khoán

b. Phân loại:
• Cổ phiếu ưu đãi tch lũy: là loại cổ phiếu ưu đãi có tính chất đảm bảo thanh toán cổ tức.
Khi công ty gặp khó khăn, không thanh toán được hoặc chỉ thanh toán một phần cổ tức, thì
số chưa thanh toán đó được tích lũy hay cộng dồn và công ty phải trả số cổ tức này trước
khi công bố trả cổ tức cho cổ đông thường. Hầu hết cổ phiếu ưu đãi của các công ty là loại

cổ phiếu ưu đãi tích lũy và không tham dự.
• Cổ phiếu ưu đãi không tch lũy: là loại cổ phiếu ưu đãi mà khi công ty gặp khó khăn không
trả được cổ tức trong năm tài chính, thì cổ đông ưu đãi đó cũng mất quyền nhận số cổ tức
trong năm đó.
• Cổ phiếu ưu đãi tham dự: là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng, ngoài việc
hưởng cổ tức ưu đãi theo quy định còn được hưởng thêm phần lợi tức phụ trội theo quy
định khi công ty kinh doanh có lợi nhuận cao.
• Cổ phiếu ưu đãi không tham dự: là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông nắm giữ chúng chỉ
được hưởng cổ tức ưu đãi cố định theo quy định, ngoài ra không được hưởng thêm bất cứ
phần lợi nhuận nào.
• Cổ phiếu ưu đãi có thể mua lại: là loại cổ phiếu ưu đãi mà công ty có quyền thu hồi lại.
Công ty phát hành có quyền yêu cầu mua lại cổ phiếu này vào bất cứ lúc nào, khi công ty có
khả năng tài chính. Giá mua lại được xác định từ thời điểm phát hành, giá này thường tính
bằng mệnh giá của cổ phiếu ưu đãi cộng thêm phần có tính chất đền bù cho các nhà đầu tư
khi công ty mua lại loại cổ phiếu ưu đãi này.
• Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi: là loại cổ phiếu ưu đãi cho phép người mua có quyền
chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi này sang các loại chứng khoán khác.
17


II. Phân tích các loại chứng khoán

c. Điều kiện niêm yết cổ phiếu tại VN: quy định tại Điều 54 Nghị định
58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật chứng khoán (Nghị định số 58/2012/NĐ-CP).và Quy chế niêm yết
chứng khoán tại SGDCKHN ban hành theo Quyết định số 18 ngày 17/01/2014
• Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 30
tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
• Có ít nhất một năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời

điểm đăng ký niêm yết; tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)
năm liền trước năm đăng ký niêm yếttối thiểu là 5%; không có các khoản nợ
phải trả quá hạn trên một năm; không có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký
niêm yết;tuân thủ các quy định của pháp luật về hướng dẫn chế độ trích lập
và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản
đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi;
• Tối thiểu 15% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ
đông không phải cổ đông lớn nắm giữ;
• Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữulà thành viên Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó
Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên
quan của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc
hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán
trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu
trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong
18


II. Phân tích các loại chứng khoán

2.3 Chứng chỉ quỹ
a. Khái niệm, đặc trưng:
Chứng chỉ quỹ là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đối với một phần
vốn góp của quỹ đại chúng
Các quỹ đầu tư chứng khoán thường có nhân sự quản lý quỹ chuyên nghiệp, có trình độ và
kinh nghiệm đứng ra đầu tư, danh mục đầu tư đa dạng, ít rủi ro nên độ an toàn và lợi nhuận kỳ
vọng cao. Nhà dầu tư sở hữu chứng chỉ quỹ có thể yên tâm làm công việc khác, không cần phải
suy tính đầu tư vào chứng khoán nào, rồi đến kỳ lấy lợi nhuận và có thể bán chứng chỉ quỹ này
cho các nhà đầu tư khác trên thị trường để thu lại tiền mặt.
b. Quy định giao dịch

Trên sàn chứng khoán TP.HCM có nhiều chứng chỉ quỹ phổ biến đang giao dịch như: Chứng chỉ
quỹ MAFPF1 (Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư Manulife chứng khoán Việt Nam), chứng chỉ
quỹ VFMVF1 (Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam), chứng chỉ quỹ
PRUBF1 (Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam)...Sau đây, xin
giới thiệu giao dịch chứng chỉ quỹ VFMVF1:
- Ngày giao dịch (T) Vào thứ Năm hàng tuần,
- Thời điểm đóng sổ lệnh 10h30 sáng ngày T-1 (Thứ Tư hàng tuần),
- Giá trị giao dịch mua tối thiểu 1.000.000 VNĐ,
- Số lượng đăng ký bán tối thiểu 100 chứng chỉ quỹ,
- Số dư duy trì tài khoản tối thiểu 100 chứng chỉ quỹ,
- Phí Phí phát hành: Từ 1 triệu đến 200 triệu 1%/ tổng giá trị đăng ký mua, Từ trên 200 triệu
đến 500 triệu 0.75%/ tổng giá trị đăng ký mua, …..

19


II. Phân tích các loại chứng khoán

Phí mua lại: Từ ngày mua Đến 90 ngày 1,5%/ tổng giá trị bán thực hiện được, Từ trên 91 đến
365 ngày 0.75%/ tổng giá trị bán thực hiện được, Từ trên 365 đến 730 ngày 0.5% / tổng giá trị
bán thực hiện được, Trên 730 ngày 0%/ tổng giá trị bán thực hiện được.
- Phí chuyển đổi: 0,2%/ giá trị giao dịch CCQ đăng ký chuyển đổi.
Đặt lệnh Mua CCQ: Quý khách đặt lệnh mua và thanh toán tiền mua trước 10h30 sáng ngày T-1
với các thông tin chi tiết như sau: Chứng từ: Phiếu lệnh mua phải được điền đầy đủ và hợp lệ,
kèm theo chứng từ hợp lệ xác nhận việc chuyển tiền vào tài khoản của Quỹ với số tiền khớp
với Phiếu lệnh mua. Thông tin tài khoản chuyển/ nộp tiền mua Quỹ VFMVF1 như sau: Đơn vị
thụ hưởng: Quỹ Đầu Tư Chứng Khoán Việt Nam (VFMVF1) Số tài khoản: 90183711715 Tại:
Ngân hàng Standard Charter Bank (VN) Limited Số tiền: Số tiền đăng ký mua Nội dung: Họ và
tên nhà đầu tư, Số tài khoản giao dịch CCQ, đăng ký mua CCQ VFMVF1
Xác nhận kết quả giao dịch: trong vòng 03 ngày kể từ ngày giao dịch CCQ, ABS sẽ gửi cho Quý

khách xác nhận giao dịch, đồng thời cũng là xác nhận quyền sở hữu đối với số lượng CCQ Quý
khách mua được. Trong đó, số lượng CCQ được làm tròn tới số thập phân thứ hai.
- Đặt lệnh bán CCQ: Trước 10h30 sáng ngày T-1,
- Thời hạn thanh toán tiền bán CCQ cho Quý khách là T+5.
- Hủy lệnh giao dịch: Các lệnh giao dịch (mua, bán, chuyển đổi) có thể được hủy trước Thời
điểm đóng sổ lệnh. Việc thực hiện hủy lệnh sau Thời điểm đóng sổ lệnh được xem là không
hợp lệ; Các lệnh giao dịch đã đăng ký trước đó không được hủy một phần; Trong trường hợp
nhà đầu tư hủy lệnh Mua CCQ sau khi đã chuyển số tiền đăng ký mua vào tài khoản Quỹ trước
thời điểm đóng sổ lệnh, thì số tiền này sẽ được hoàn trả cho nhà đầu tư chậm nhất 05 ngày
làm việc kể từ ngày giao dịch CCQ...
20


II. Phân tích các loại chứng khoán

3. Công cụ phái sinh
Khái niệm:
Công cụ phát sinh được hiểu là những công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt
nguồn) từ một công cụ khác (tài sản cơ sở hiện hành).
Những tài sản cơ sở là chứng khoán và các tài sản khác được sử dụng làm cơ sở để xác định giá
chứng khoán phái sinh
Các công cụ phái sinh chủ yếu gồm:
Hợp đồng quyền chọn
Hợp đồng giao sau
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng hoán đổi

21



II. Phân tích các loại chứng khoán

3.1 Hợp đồng quyền chọn
a. Khái niệm, đặc điểm:
Hợp đồng quyền chọn: là hợp đồng giữa hai bên, trong đó cho người mua quyền nhưng không
phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào một thời gian nhất định trong tương
lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay.
Có 02 loại là Quyền chọn mua & Quyền chọn bán
Quyền chọn mua: là một quyền chọn cung cấp cho người sở hửu, không phải nghĩa vụ, mua
một tài sản
Quyền chọn bán: là một quyền chọn cung cấp cho người sở hửu, không phải nghĩa vụ, bán một
tài sản
Phí quyền chọn là cái giá chúng ta phải bỏ ra để có một quyền chọn
b. Khả năng sinh lợi và rủi ro từ việc sở hữu
Theo định nghĩa thì quyền chọn là một quyền không phải là một nghĩa vụ & chúng ta phải bỏ ra
để có một quyền chọn
• Đối với quyền chọn mua: Nếu đến thời hạn cuối của ngày giao dịch trong quyền chọn:
Trường hợp 1: Giá thực tế cao hơn giá hợp đồng thì người sở hữu quyền chọn sẽ kiếm
được lợi nhuận từ phần chênh lệch của Giá hợp đồng chọn mua và giá thực tế hiện tại.
Trường hợp 2: Giá thực tế thấp hơn giá hợp đồng thì người sở hữu quyền chọn sẽ mất
phí quyền chọn mà không bị bắt buộc phải mua với giá cao theo hợp đồng.
• Đối với quyền chọn bán: Ngược lại với quyền chọn mua
22


II. Phân tích các loại chứng khoán

c. Cách nhận biết, giao dịch
Các yếu tố cấu thành để nhận biệt loại Hợp đồng này:
Tên của hàng hoá cơ sở (cổ phiếu, trái phiếu,…), khối lượng được mua theo quyền.

Loại quyền (chọn mua hay chọn bán).
Thời hạn của quyền
Mức giá thực hiện theo quyền.
Các quyền chọn được giao dịch trong một thị trường có tổ chức nhưng phần lớn  các giao dịch
quyền chọn được quản lý riêng rẽ giữa hai bên.
Minh họa loại hợp đồng này và hoạt động giao dịch
Thị trường hiện nay của cổ phiếu VNK là 105.000 VND/cổ phần.Bạn dự đoán trong vòng 6 tháng
tới, giá cổ phiếu VNK sẽ tăng mạnh lên 150.000 VND/cổ phần.
Giả sử trong các quyền lựa chọn mua có liên quan đến giao dịch cổ phiếu VNK được niêm yết, bạn
có thể mua một quyền chọn mua 100 cổ phầnVNK với giá 100.000 VND/cổ phần với giá quyền mua
là 1.000.000 VND.
Trường hợp 1: Trong khoảng thời gian của 6 tháng tới, giá cố phiếu tăng giảm mạnh từ dao động
100.000 - 160.000 VND/cổ phần và thời điểm bạn chọn để bán là lúc giá cổ phiếu VNK đang
150.000 VND/cổ phần. Bạn có thể buộc người bán giao 100 cổ phần VNK cho bạn với giá 100.000
VND/cổ phần, sau đó ngay lập tức bán chúng ra thị trường với giá 150.000 đồng/cổ phần
Ban đã được một khoản phụ trội là (150.000 – 100.000)*100 = 4.000.000 triệu
Trường hợp 2:Trong khoảng thời gian của 6 tháng tới, không như dự đoán của bạn, giá cổ phiếu
VNK giảm giá mạnh chỉ dao động 80.000 - 90.000 VND/cổ phần thì bạn không phải có nghĩa vụ bắt
buộc phải mua cổ phần và chấp nhận từ bỏ quyền chọn này và bạn chỉ mất 1.000.000
23


II. Phân tích các loại chứng khoán

3.2 Hợp đồng giao sau
a. Khái niệm, đặc điểm:
Hợp đồng giao sau là hợp đồng giữa hai bên để mua bán tài sản vào một ngày trong tương  lai với
giá đã thoả thuận ngày hôm nay mà không phụ thuộc vào giá ở thời điểm  thực hiện hợp đồng.  
Như vậy, hợp đồng tương lai khá giống với hợp đồng kỳ hạn.
b. Khả năng sinh lợi và rủi ro từ việc sở hữu

Khi hai bên đã ký kết loại hợp đồng này, nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá hợp đồng thì
người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận, nếu ngược lại thì người sở hữu hợp đồng  sẽ chịu
một khoản lỗ
c. Cách nhận biết, giao dịch & phân biệt với hợp đồng kỳ hạn
Trong hợp đồng giao sau thì:
Được giao dịch có tổ chức trên sàn giao dịch
Giá được điều chỉnh hàng ngày theo điều kiện thị trường
Là hợp đồng được tiêu chuẩn hóa.
Độ rủi ro giảm đáng kể bởi sự đảm bảo của sàn giao dịch.
Minh họa loại hợp đồng này tại thị trường Việt Namvà hoạt động giao dịch
Vào đầu năm 2016, công ty A ký hợp đồng tương lai với công ty B  mua 90 tấn gạo với giá 3USD/kg
với thời điểm mua vào cuối năm 2016.
Như vậy vào thời điểm mua vào cuối năm 2016, công ty B phải bán cho công ty A 90 tấn gạo với
giá 3USD/kg và công ty A phải mua 90 tấn gạo của công ty B với giá đó, cho dù  giá gạo trên thị
trường vào cuối năm 2016 là bao nhiêu chăng nữa.

24


II. Phân tích các loại chứng khoán

3.3 Hợp đồng kỳ hạn
a. Khái niệm, đặc điểm:
Hợp đồng kỳ hạn là công cụ lâu đời nhất, là hợp đồng giữa hai bên, để hoặc bán tài sản vào
một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay.
b. Khả năng sinh lợi và rủi ro từ việc sở hữu
Khi hai bên đã ký kết loại hợp đồng này, nếu vào ngày đáo hạn, giá thực tế cao hơn giá hợp
đồng thì người sở hữu hợp đồng sẽ kiếm được lợi nhuận,
Ngược lại thì người sở hữu hợp đồng sẽ chịu một khoản lỗ
 

c. Cách nhận biết, giao dịch
Là thỏa thuận song phương giữa các bên.
Giá được ấn định theo thỏa thuận của các bên tham gia.
Là hợp đồng tùy ý, phụ thuộc vào người mua, người bán.
Minh họa loại hợp đồng này tại thị trường Việt Namvà hoạt động giao dịch
Vào ngày 01/01/2016, A ký hợp đồng kỳ hạn mua của B 10 tấn cà phê kỳ hạn 3 tháng với giá
926USD/tấn.
Sau 3 tháng, tức vào ngày 01/04/2016 B phải bán cho A 10 tấn cà phê với giá 926USD/tấn và A
phải mua 10 tấn cà phê của B với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường lúc đó là bao nhiêu
đi nữa.
25


×