Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một số mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.8 KB, 12 trang )

Một số mô hình nông nghiệp đô thị sinh thái

 Vùng nội đô:
* Xây dựng các nhà vườn sinh thái:
Khái niệm:
Khi mà quá trình đô thị hóa ngày càng đẩy lùi nông thôn ra xa hơn nữa, thì
việc xây dựng, duy trì và bảo vệ các cụm xanh sinh thái ở những nơi có thể, ngày
càng trở nên bức thiết. Nhà vườn sinh thái, là một tổ hợp gồm nhà hàng, nhà nghỉ,
vườn cây ao cá, và khu vui chơi … nghĩa là có hệ thống dịch vụ liên hoàn từ giải
trí, ẩm thực, vui chơi ngoài trời cho cả người lớn và trẻ em... Tỷ lệ cây xanh trong
khu vực lớn, không khí trong lành không bị ảnh hưởng của môi trường đô thị như ô
nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, nguồn nước.
Với mục đích mang lại những cuộc vui chơi lý tưởng, những kỳ nghỉ thư
giãn cuối tuần vui vẻ, thoải mái, giúp con người gần gũi với thiên nhiên giữa lòng
đô thị.
Một số tiêu chí cần có cho nhà vườn sinh thái :
Làng nông nghiệp sinh thái là một khái niệm mở về không gian, nó có thể là
một cụm dân cư nhất định nào đó đã được quy hoạch, hoặc trùng với ranh giới
hành chính của khu phố hay ấp, ở vùng nội thành mở rộng (5 quận mới) và vùng
ven thuộc các huyện ngoại thành.
Để có thể gọi là làng nông nghiệp sinh thái, cụm dân cư đó cần:
1/ Có từ vài ha đến vài chục ha diện tích tự nhiên, trong đó phần lớn (70 80%) dành để trồng cây xanh và mặt nước để điều hòa không khí.
2/ Không quá xa nội đô, chịu sự tác động nhiều mặt của quá trình đô thị hóa
nhưng vẫn có những nét nông thôn để con người có thể dễ dàng hòa mình vào
thiên nhiên.


3/ Xung quanh phải là cụm dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa thể hiện qua việc
gìn giữ và phát huy nếp sống văn hóa lành mạnh…
4/ Công trình hạ tầng: điện, nước, trường, trạm và các dịch vụ giải trí được
đầu tư đầy đủ; phát huy tác dụng trong việc tạo môi trường sinh hoạt thuận tiện


cho sinh hoạt tại chỗ.
5/ Vệ sinh môi trường được gìn giữ và cải thiện; mảng xanh được bố trí hài
hòa với nhà ở các cụm dân cư, tạo nên những không gian thoáng đãng - xanh, sạch,
đẹp.
Trong nội đô thường các nhà vườn sinh thái thường có diên tích không lớn,
ảnh hưởng của đô thị hóa vẫn rõ rệt. Trong Quy hoạch mở rộng địa giới đô thị cần
chú ý dành quỹ đất cho việc xây dựng các "làng sinh thái". Làng sinh thái khác với
nhà vườn sinh thái ở chỗ là: Đây là điểm dân cư có vài chục đến vài trăm ha diện
tích tự nhiên, trong đó 70 - 80% dành để sản xuất nông nghiệp và xây dựng các
công trình phục vụ sản xuất. Những “làng” như vậy, thường là sản xuất nông
nghiệp kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng.
* Mô hình hoa cây cảnh phục vụ nhu cầu trang trí cảnh quan thành phố
Mô hình khá điển hình của nông nghiệp sinh thái đô thị, cung cấp sản phẩm
nông nghiệp cao cấp cho nhu cầu sinh hoạt, giải trí cho cư dân thành phố. Chủng
loại thường gặp ở mô hình này là :
- Bonsai, gồm một số loại như: khế, đào cảnh, đào thế, cần thăng...
- Cây cảnh chậu để bày trí trong nhà.
- Hoa cao cấp như lan cắt cành, hoa hồng, hoa layơn.
Mô hình không cần nhiều đất, nhưng đòi hỏi phải nắm vững kỹ thuật chiết
ghép, trồng, chăm sóc hoa kiểng, và cái nhìn tinh tế thẩm mỹ. Hơn nữa, vốn cũng
là khâu quan trọng để đầu tư xây dựng và mở rộng mô hình. Để có thu nhập
khoảng 150 triệu đồng/năm, cần khoảng 500m2 đất với tổng vốn (lưu động, cố
định) khoảng 50 - 70 triệu đồng. Vì thế, mô hình có thể bố trí xung quanh nhà, hay
chỉ cần một mảnh vườn hẹp hơn. Không gây ô nhiễm, mà còn góp phần làm cho


cảnh quan môi trường thành phố ngày càng thêm sắc màu sạch đẹp, là những đặc
điểm ưu việt của loại mô hình này.
Tuy nhiên, để hướng các sản phẩm hoa cảnh thành phố, đặc biệt là kiểng,
đến thị trường ngoài nước (hiện chỉ mới ở giai đoạn đầu) thì các mô hình riêng lẻ

trên còn rất nhiều hạn chế, như thiếu giống mới, sản phẩm không đồng bộ, manh
mún,... Do đó, cần đầu tư xây dựng các mô hình liên kết về tổ chức sản xuất; trong
đó, các đơn vị Nhà nước, Công ty liên doanh, các nghệ nhân tư nhân làm nòng cốt,
với hệ thống vệ tinh là các mô hình đơn lẻ này. Làm như thế, có các điều lợi sau :
- Mở rộng được qui mô sản xuất, do đó có nhiều cơ hội đầu tư vốn, công
nghiệp hóa, cơ giới hóa cho việc tạo ra các sản phẩm cao cấp.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc lai tạo giống mới,
thuần hóa giống nhập nhằm làm phong phú thêm bộ giống với màu sắc, độ đồng
đều cao hơn, đạt yêu cầu xuất khẩu.
- Ổn định được đầu ra, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Do đó, góp phần làm
tăng lợi nhuận cho người nông dân, nâng cao hơn nữa giá trị của một đơn vị diện
tích đất nông nghiệp ngoại thành .
* Mô hình canh tác không dùng đất:
Trồng rau không cần đất có 2 cách: Trồng thủy canh và trồng trên giá thể:
Trồng thủy canh là trong trong dung dịch dinh dưỡng, còn trồng trên giá thể là
trồng trên các giá thể nhu: Trấu hun, bã dừa, cát…Tuỳ điều kiện cụ thể mà áp dụng
quy mô công nghiệp hoặc quy mô gia đình. Các loại rau sản xuất trong dung dịch
chủ yếu là: Rau cải ăn lá các loại, xà lách, rau muống, rau dền, mồng tơi, cần tây...
Quy trình canh tác có thể tham khảo như sau:
1. Sản xuất rau trong dung dịch tuần hoàn (thuỷ canh tuần hoàn)
Dung dịch dinh dưỡng (dung dịch mẹ) để sản xuất rau có bán ở một số cơ sở: Viện
Nghiên cứu Rau quả, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Quy trình sản xuất rau theo dung dịch tuần hoàn
Bước 1: Chuẩn bị trang thiết bị


Trang thiết bị sản xuất rau trong dung dịch tuần hoàn gồm: Giá sắt để đặt
các ống nhựa: Giá sắt được hàn chắc chắn, cao khoảng 70- 80cm, dốc về phía bể
thu hồi dung dịch (bể chứa).
- Téc nhựa đựng dung dịch dinh dưỡng, thể tích 2- 3m3 (bể cấp). - Bể thu

hồi dung dịch, thể tích tương đương bể cấp.
- Ống dẫn dung dịch: Dùng ống nước đường kính 11cm, dài 15 - 20m. Trên
ống đục các lỗ 5 - 6cm để đưa rọ cây vào đó.
- Rọ nhựa ươm cây con và đỡ cây trong quá trình sinh trưởng phát triển.
- Giá thể ươm cây con.
- Dung dịch dinh dưỡng: Pha 1,0 lít dung dịch A và 1,0 lít dung dịch B trong
1m3 nước.
- Máy bơm nước 2 chiều.
Hệ thống trên được đặt trong nhà lưới cách ly côn trùng và hạn chế điều kiện
môi trường bất thuận.
Bước 2: Ươm cây con
Cho giá thể vào rọ nhựa, tưới nước đủ ẩm rồi gieo hạt, mỗi ngày tưới ẩm 1 2 lần (tuỳ điều kiện thời tiết). Sau 4 - 6 ngày cây mọc, tiếp tục tưới ẩm cho cây sinh
trưởng mỗi ngày 1 - 2 lần. Khi cây được 3 - 4 lá thật (có rễ trắng đâm ra ngoài) thì
đưa rọ cây lên ống dẫn dung dịch.
Bước 3: Chăm sóc cây
Dung dịch đưa vào bể cấp, chảy qua hệ thống ống dẫn và nuôi cây. Khi dung
dịch trong bể cấp cạn, bơm 2 chiều lại đẩy dung dịch ngược trở lại từ bể chứa lên
bể cấp. Cứ như vậy dung dịch chảy tuần hoàn.
Định kỳ bổ sung dinh dưỡng: Trong một vụ sản xuất xà lách, cải xanh và cần
tây cần bổ sung dinh dưỡng 3 lần: 10 ngày, 15 ngày và 20 ngày sau khi đưa cây
vào dung dịch, với lượng 0,5lít dung dịch mẹ trong 2m3 dung dịch trồng cây.
Trước khi thu hoạch 10 ngày không bổ sung dinh dưỡng. Như vậy, với cây rau cải


các loại và cây xà lách chỉ cần bổ sung dinh dưỡng 2 lần. Đối với cây rau muống,
sau khi đưa rọ cây vào dung dịch không bổ sung dinh dưỡng, chỉ sau khi hái lứa
đầu mới bổ sung dinh dưỡng. Cứ như vậy, chỉ bổ sung dinh dưỡng sau mỗi đợt thu
hái.
Thường xuyên nhổ sạch cỏ cho cây.
Bước 4: Thu hoạch

- Với rau cải ăn lá các loại: Thu hoạch sau khi đưa rọ cây lên hệ thống thuỷ
canh tuần hoàn 20 - 25 ngày.
- Với cây xà lách: Thu hoạch sau khi đưa rọ cây lên hệ thống thuỷ canh tuần
hoàn 25- 30 ngày.
- Với cây cần tây: Thu hoạch sau khi đưa rọ cây lên hệ thống thuỷ canh tuần
hoàn 25 - 30 ngày.
- Với cây rau muống: 7 - 10 ngày hái 1 lứa. Cứ như vậy, kéo dài 4 - 5 tháng.
- Kết thúc thu hoạch vệ sinh đường ống, bể chứa và thay dung dịch để trồng rau
khác hoặc trồng lứa mới.
Sản xuất rau trên giá thể hữu cơ quy mô công nghiệp
Giá thể hữu cơ để sản xuất rau an toàn có bán ở một số cơ sở: Viện Nghiên
cứu Rau quả, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm nông hoá... Hệ
thống này sản xuất được tất cả các loại rau, song thường sản xuất các loại rau dài
ngày như su hào, sulơ, bắp cải, đậu cô ve lùn...
Bước 1: Chuẩn bị trang thiết bị
- Hệ thống giá sắt: Các giá sắt được hàn hình chữ A; cao 1,5 - 1,6m. Trên giá
sắt hàn 5 hàng sắt đỡ máng nhựa hình xương cá, cách nhau 35cm.
- Hệ thống máng nhựa: Dùng ống nhựa cấp thoát nước, đường kính 14 cm, cắt 1/3
chu vi ống, tạo thành máng nhựa.
- Hệ thống tưới nhỏ giọt: Là các ống nhựa nhỏ, đường kính 1,5 cm; trên ống
nhựa có đục các lỗ nhỏ, khoảng cách tương ứng với khoảng cách cây cách cây (30
cm).


- Téc đựng nước 2 - 3m3 và giá để téc nước. Téc nước phải đặt cao hơn hệ
thống giá sắt 0,5 - 1m.
- Máy bơm nước.
- Giá thể hữu cơ.
Hệ thống trên được đặt trong nhà lưới cách ly côn trùng và hạn chế điều kiện
môi trường bất thuận.

Bước 2: Ươm cây con
Đối với rau ăn lá, rau gia vị và đậu cô ve lùn: Gieo thẳng lên máng giá thể,
không qua giai đoạn ươm cây con.
Đối với một số loại rau như bắp cải, su hào, sulơ gieo hạt vào khay giá thể
với mật độ dày, khi cây con được 3 - 4 lá thật (sau gieo 20 - 25 ngày) thì bứng ra
trồng vào các máng chứa giá thể.
Bước 3: Trồng và chăm sóc rau
Cho giá thể vào đầy các máng nhựa, hệ thống tưới nhỏ giọt được đặt trên
mặt giá thể. Các loại rau ngắn ngày (rau ăn lá các loại, xà lách...) gieo thẳng trên
mặt giá thể sau đó phủ lên một lớp giá thể mỏng. Không cần bón hoặc tưới phân
cho đến khi thu hoạch. Các loại rau dài ngày (su hào, sulơ, bắp bải...) sau khi nhổ
cây khỏi vườn ươm phải trồng ngay. Khoảng cách trồng tương ứng với khoảng
cách các lỗ trên ống tưới nhỏ giọt. Sau khi trồng 30 ngày bón bổ sung NPK cho
cây với lượng 10kg đạm urê + 20kg lân supephotsphat + 10kg kali/1000m2 (tính
theo diện tích mặt đất đặt giá sắt).
Sản xuất rau trên giá thể hữu cơ quy mô công nghiệp
Giá thể hữu cơ để sản xuất rau an toàn có bán ở một số cơ sở: Viện Nghiên
cứu Rau quả, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng các chế phẩm nông hoá... Hệ
thống này sản xuất được tất cả các loại rau, song thường sản xuất các loại rau dài
ngày như su hào, sulơ, bắp cải, đậu cô ve lùn...


 Vùng ven đô
* Mô hình trồng các loại rau an toàn
Điển hình là các mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới.
Mỗi nhà lưới có qui mô 500 - 1.000 m2 diện tích, chủ yếu trồng các nhóm
rau ăn lá như cải ngọt, bẹ xanh, rau muống, rau dền... , việc quản lý dư lượng thuốc
trừ sâu còn gặp khó khăn, vì:
- Thời gian trồng đến thu hoạch rất ngắn (20 - 30 ngày/vụ), nên việc đảm
bảo thời gian cách ly an toàn khó thực hiện nếu sâu rầy bộc phát.

- Rau ăn lá không gọt được vỏ như nhiều loại rau ăn quả (loại bỏ được dư
lượng thuốc bảo vệ thực vật bám trên bề mặt ngoài), và phần lớn rau ăn lá được ăn
sống thay vì nấu chín, nên nguy cơ nhiễm độc khá cao.
Mỗi mô hình đầu tư khoảng 20 - 50 triệu đồng cho việc xây dựng nhà lưới.
Nhà lưới gồm một hệ thống cột và khung đỡ, diện tích trồng rau trong nhà lưới
được che chắn toàn diện bằng một lớp lưới mịn bao bọc xung quanh, cửa ra vào
làm 2 lớp để đảm bảo cách ly côn trùng. Qua đó, hạn chế tối đa việc xâm nhập các
loài sâu hại từ bên ngoài; nhờ vậy, rau trong nhà lưới ít bị sâu hại xâm nhập, bộc
phát chủ yếu là, nên chỉ cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu, không
cần thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm độc cao để diệt trừ sâu hại. Hơn thế nữa, nhà
được che chắn phía trên bằng lưới, nên việc trồng rau ăn lá vào mùa mưa được thuận
lợi hơn: đất không bị dẽ, hạt giống và cây con không bị vùi dập, khi mưa nặng hạt.
Nhờ vậy, năng suất rau trong mùa mưa cao và nông dân có thể canh tác quay nhiều
vòng quanh năm (8 - 12 lứa rau/năm). Ngoài ra, nông dân còn được hướng dẫn và
khuyến khích xử lý đất trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc
nhóm ít độc (nhóm 3, 4), sử dụng phân chuồng hoai, tăng cường phân hữu cơ, phân
vi sinh, sử dụng hệ thống tưới phun tự động...
Cần liên kết nhiều hộ trồng rau an toàn trong nhà lưới trên một địa bàn cụ
thể lại với nhau, nhằm góp phần giải quyết đầu vào, đầu ra cho sản phẩm - loại sản
phẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của từng cá nhân và cộng đồng xã hội. Với
khoảng 10 vụ bình quân hàng năm, rau an toàn trong nhà lưới sẽ cho thu nhập


khoảng 18 triệu đồng/500m2/năm nghĩa là 360 triệu đồng/ha/năm. Một nguồn thu
rất lớn so với một số cây trồng, vật nuôi khác; chưa kể mỗi mô hình có thể giải
quyết từ 5 - 7 lao động (nhà, thuê khoán) góp phần đem lại công ăn việc làm cho
xã hội.
* Mô hình sản xuất hoa cây cảnh theo phương pháp truyền thống
Mô hình này phát triển trên quy mô rộng, hình thành các làng hoa tập trung
trên các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp. Chủ yếu diện tích được chuyển mục

đích từ đất lúa có chế độ nước hạn chế. Thành phố cần có chương trình chuyển đổi
cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người dân.
Tiềm năng hoa, cây cảnh trên thị trường là rất lớn. Hiện, người dân chỉ đáp
ứng được khoảng 30% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu. Vì thế, chương trình đẩy
mạnh phát triển hoa cây cảnh của thành phố là hướng đi đúng. Thực tế cho thấy,
trồng hoa, cây cảnh đạt giá trị thu nhập cao (200 triệu - 1 tỷ đồng/ha/năm); không
làm tổn hại đến môi trường; tạo việc làm ổn định cho lao động.
Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển nghề bền vững, nên
thành lập câu lạc bộ, hợp tác xã..., liên kết những người sản xuất với nhau; quan
tâm hơn nữa đến công tác xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu và tìm thị
trường tiêu thụ ổn định. Tránh tình trạng mỗi người làm một kiểu, sản xuất những
sản phẩm không đạt chất lượng, thị trường tiêu thụ không ổn định...”.
Có thể khẳng định, phát triển trồng hoa, cây cảnh là hướng đi tất yếu của
nông nghiệp đô thị hiện nay, có thể hóa giải những khó khăn của nông dân sau khi
bị thu hồi đất nông nghiệp.
* Mô hình VAC, Biogas
Đây là mô hình tổng hợp, toàn diện, kết hợp sản xuất với bảo vệ môi trường,
giải quyết chất đốt, làm tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác cho
các nông hộ. Đây cũng được coi là mô hình sản xuất sạch cung cấp các sản phẩm
nông nghiệp thiết yếu như lương thực, thịt, trứng sữa… cho thành phố.


- Về cây trồng, để tạo điều kiện phát huy đến mức cao nhất mối quan hệ sinh
thái nội tại của các chủng loại cây trồng, cần chú ý đến việc bố trí cấu trúc tầng tán
(thấp dần từ ngoài vào trong) và tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng. Muốn thế,
phía ngoài nên trồng một số loài cây lâm nghiệp, cây ăn quả, tre nứa, bên trong là
rau màu và vật nuôi bên trong cùng. Riêng Tre trồng lấy măng, chú ý đến yêu cầu
về nguồn nước tưới, độ dày tầng đất (phèn) và biện pháp chăm sóc. Diện tích
vườn, tối thiểu phải là 4.000 - 5.000m2 .
- Về chăn nuôi, 3 chủng loại đề nghị là lợn lai kinh tế, vịt và gà thả vườn .

* Heo lai kinh tế, trước mắt mua ở các trại giống để đảm bảo chất lượng
thịt, dần dần chuyển sang mua tại các hộ gia đình có sản xuất giống heo lai 3 máu
tại địa phương, trên cơ sở lai tạo giống mới (nhiều nạc) với giống địa phương
(chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt của môi trường nguồn nước tại chỗ). Trong
chăn nuôi heo, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, chăm
sóc như sử dụng chuồng sàn, núm uống tự động..., sử dụng các chế phẩm sinh học
để làm tăng sản lượng thịt, rút ngắn chu kỳ nuôi, tăng số vòng sinh đẻ của heo nái;
các chế phẩm sinh học làm giảm bớt mùi hôi của chất thải, sử dụng thức ăn công
nghiệp v.v. Qui mô 2 nái, hoặc 4 heo thịt trở lên tại mỗi hộ.
* Vịt, sử dụng giống vịt tàu và vịt địa phương. Mặc dầu trọng lượng không
lớn, 1,2 - 1,5 kg/con khi trưởng thành, nhưng do có khả năng chống chịu bệnh tật
khá cao, tỉ lệ sống tốt . Qui mô 200 con trở lên ở mỗi hộ.
* Gà, tập trung cho một số giống thả vườn như gà ri, lương phượng, tam
hoàn... Bình quân đạt 1,4 - 1,8 kg/con sau 4 tháng nuôi. Có thể sử dụng một phần
thức ăn công nghiệp, kết hợp với thực liệu tại chỗ. Qui mô 50 - 100/ con trở lên
mỗi hộ.
Có thể chọn nuôi cả 3, 2 hoặc thậm chí 1 chủng loại. Điều này phụ thuộc vào
hoàn cảnh của từng nông hộ. Diện tích chuồng trại chăn nuôi phải từ 50m2 trở lên.
- Về thủy sản, dựa vào các loài cá có giá trị kinh tế cao để chọn loài nuôi,
chú ý nuôi ghép, sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp nguồn chất thải trong chăn
nuôi (heo, gà, vịt) để hạ giá thành. Qui mô ao nuôi hay mương nuôi từ 500 m 2 trở


lên.
- Biogas, đối với các hộ nuôi từ 4 heo thịt hoặc 2 nái trở lên, cần lắp đặt
thêm túi ủ hoặc xây bể biogas. Điều này không những giúp giải quyết chất đốt cho
gia đình, xử lý ô nhiễm, mà còn tạo điều kiện tốt hơn cho nuôi cá, do bởi nguồn
phân đã được xử lý tốt (hoai) sau khi qua túi, bể ủ.
Mô hình nông nghiệp này có thể kết hợp với du lịch sinh thái để tăng thêm
thu nhập và nâng cao hiểu biết cũng như ý thức của người dân đô thị trong việc

làm đẹp cảnh quan và môi trường sống.
 Vùng xa đô thị
* Vùng lúa cao sản, lúa chất lượng cao, ngô, cây họ đậu
Vùng này thuộc các xã có tính thuần nông cao, nơi có tốc độ đô thị hóa
chậm, quỹ đất nông nghiệp còn lớn. Muốn có hiệu quả cao cần có cơ chế chính
sách hỗ trợ của địa phương. Theo đó các hạng mục được hỗ trợ gồm: Kiên cố hoá
kênh mương và giao thông nội đồng; hỗ trợ kinh phí phân tích, đánh giá đất, xây
dựng bản đồ nông hoá để xác định chế độ canh tác thích hợp cho từng loại đất; hỗ
trợ đầu tư hệ thống giống; hỗ trợ kinh phí tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
cho nông dân; hỗ trợ mua máy thu hoạch lúa...
Ngoài ra, hỗ trợ đầu ra cho vùng này cũng cần được quan tâm. Các hộ nông
dân cũng cần tập trung tích tụ ruộng đất, khuyến khích thành lập các HTX, xí
nghiệp, công ty cổ phần và Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật
giống cây trồng tham gia sản xuất giống lúa.
Vùng này kết hợp với chăn nuôi theo hộ gia đình để tận dụng phế phẩm của
trồng trọt, đem lại thu nhập cho gia đình.
* Vùng cây công nghiệp và chăn nuôi tập trung
Vùng trồng cây công nghiệp hàng năm: như thuốc lào, lạc, mía v.v. chủ yếu
được trồng luân canh với các loại cây hàng năm khác, tùy vào đặc điểm cụ thể của
từng địa phương.
Phát triển chăn nuôi tập trung đối với các gia súc, gia cầm, tùy theo thế


mạnh của địa phương để lựa chọn đối tượng chăn nuôi.
Để khắc phục tình hình thiếu thức ăn trong ngành chăn nuôi trâu, bò, đặc
biệt là vào thời kỳ hạn hán như hiện nay, việc trồng các giống cỏ cao sản được xem
như một giải pháp hữu hiệu, vừa tạo ra nguồn thức ăn cho gia súc, đồng thời bảo
vệ tốt điều kiện môi trường, tăng độ phì nhiêu cho đất. Trồng cỏ cao sản không
phải là hướng đầu tư ngày một ngày hai mà đây là hướng đầu tư về lâu về dài. Để
có một ha cỏ, người nông dân phải bỏ tiền ra mua từ 6-7 tấn hom giống (cỏ voi)

với giá là 1.000 đồng/kg cỏ voi. Hơn 300.000 đồng/kg hạt cỏ sả, Zuri và các giống
cỏ khác. Nhưng chỉ đầu tư nguồn giống 1 lần và thu hoạch được các vụ tiếp theo
đó trong vòng 3 đến 4 năm. Để nhân rộng giống cho các loại cỏ, ngoài việc trồng
bằng cách tách tép (đối với cỏ sả), trồng bằng thân (cỏ voi) thì cỏ sả cứ đến mùa
khô hàng năm cây trổ hoa và đậu hạt, do đó người trồng cỏ cũng có thể thu được
nguồn hạt giống để tự tái sản xuất. Ngoài ra còn nhiều giống cỏ khác như: Cỏ
Stylo, Cỏ họ đậu, Cỏ Pát…
* Vùng cây lâm nghiệp (nếu có) và cây ăn quả
+ Phát triển lâm nghiệp theo hướng khai thác tổng hợp gắn với bảo vệ môi
trường sinh thái trong mối quan hệ liên ngành để bảo vệ sản xuất, đời sống, an ninh
quốc phòng, đảm bảo sự phát triển bền vững.
+ Phát triển lâm nghiệp toàn diện nhằm khai thác tiềm năng và lợi thế đặc
thù của lâm nghiệp địa phương.
Mở rộng “khoán quản lý rừng” cho hộ dân hoặc hợp tác xã với chi phí cho
họ đủ sống để không phải phá rừng. Tạo điều kiện tăng thu nhập cho người nhận
khoán bằng nhiều biện pháp: cung cấp miễn phí hoặc cho vay ưu đãi để mua gia
súc, cung cấp giống các loại cỏ năng suất cao, giàu dinh dưỡng… trồng xen với
rừng để chăn nuôi gia súc; Vừa tạo được lớp thực bì giữ độ ẩm cho đất, dùng phân
gia súc để sản xuất khí sinh học biogaz, làm phân vi sinh. Ứng dụng khoa học kỹ
thuật, khai thác tiềm năng của đất, con, cây, cỏ…chắc chắn sẽ nâng cao đáng kể
đời sống của người quản lý rừng.


Mở rộng diện tích trồng các loại cây ăn quả có điều kiện phát triển ở địa
phương như nhãn, vải, chuối, cây có múi. Cải tạo vườn tạp của các hộ gia đình
thành các vườn cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hình thành các khu vườn quả tập
trung kết hợp với du lịch sinh thái ở một số khu vực có điều kiện trong các huyện
trên. Chú trọng hơn nữa khâu tuyển chọn, cung ứng giống và áp dụng rộng rãi
công nghệ bảo quản và chế biến hoa quả sạch nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
người tiêu dùng và kéo dài thời gian tiêu thụ sản phẩm quả trên thị trường.




×