Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại công ty cổ phần bia thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.87 MB, 80 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Nội dung nghiên cứu 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3
1.1.Cơ sở pháp lý về bảo vệ môi trường

3

1.2. Cở sở thực tiễn về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ
môi trường tại Việt Nam....................................................................................6
1.3. Tổng quan về Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa.........................................7
1.3.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa.......................................7
1.3.2. Tổ chức nhà máy và nhu cầu lao động 10
1.3.3. Công nghệ sản xuất bia 11
1.3.4. Công nghệ xử lý chất thải 13
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu 15
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 15
2.2.2. Phương pháp danh mục (checklist) 15
2.2.3. Phương pháp khảo sát thực tế 15
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc 16
2.2.6. Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo 16

15



CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU17
3.1. Danh mục các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại
Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa 17
3.2. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường tại
Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa 23
3.2.1. Đánh giá việc tuân thủ thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường theo căn cứ pháp lý 23
3.2.2. Hiện trạng tuân thủ thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.
23
3.2.3. Đề xuất các biện pháp phù hợp để Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa
hoàn thiện thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường 34
3.3. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ 36
3.3.1. Đánh giá việc tuân thủ thủ tục lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
theo căn cứ pháp lý 36
3.3.2. Quan trắc chất lượng môi trường không khí 36
3.3.3. Quan trắc chất lượng nước thải sau khi xử lý 38
3.3.4. Quan trắc chất lượng nước mặt 42
3.3.5. Đề xuất các biện pháp phù hợp để Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa
hoàn thiện thủ tục lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ 44
3.4. Đánh giá sự tuân thủ thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại 45
3.4.1. Đánh giá việc tuân thủ thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại
theo căn cứ pháp lý 45
3.4.2. Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại 46
3.4.3. Đề xuất các biện pháp phù hợp để Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa
hoàn thiện thủ tục đăng ký sổ chủ nguồn chất thải nguy hại 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
PHỤ LỤC




DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHXHCN
QH
CP
BTNMT
BTC
UBND
UBTH
STNMT

TT
TTLT

GP
TTg
QCVN
TCVN
TNHH
CTNH
QLCTNH

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Quốc Hội
Chính Phủ
Bộ Tài nguyên Môi trường
Bộ Tài Chính
Ủy ban nhân dân
Ủy ban Thanh Hóa
Sở Tài nguyên Môi trường

Nghị định
Thông tư
Thông tư liên tịch
Quyết định
Giấy phép
Thủ Tướng
Quy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạng
Chất thải nguy hại
Quản lý chất thải nguy hại

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Danh mục các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường liên quan
đến Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa

17

Bảng 3.2: Kết quả quan trắc môi trường không khí trong báo cáo giám sát môi
trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015 37


Bảng 3.3: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau khi xử lý tại các cống xả 39
Bảng 3.4: Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau khi xử lý tại các cống
xả trong quá trình điều tra 41
Bảng 3.5: Kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước tiếp nhận và nguồn nước
cung cấp trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ 6 tháng đầu năm 2015 43
Bảng 3.6: Kết quả quan trắc chất lượng nguồn nước tiếp nhận trong quá trình
điều tra


44

Bảng 3.7: Bảng thống kê chất thải nguy hại của Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa46


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa
Hình 1.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bia11
Hình 1.3: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải 13
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình xử lý khí thải

14

Hình 3.1: Bột trợ lọc thải 32
Hình 3.2: Khu vực thu gom bùn thải32
Hình 3.3: Vỏ chai và giấy nhãn được thu gom, phân loại 33
Hình 3.4: Cảnh quan Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa 38

10


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Hiện nay do nhu cầu của thị trường, chỉ trong thời gian ngắn, các ngành công
nghiệp sản xuất đã phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh sự phát triển đó lại kéo theo các
vấn đề môi trường. Trong quá trình sản xuất phát sinh ra nhiều loại chất thải với
khối lượng lớn, đặc biệt nước thải từ khu công nghiệp trong những năm gần đây là
rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng nước thải từ các lĩnh vực

khác. Do nước thải chứa hàm lượng chất hữu cơ cao nên khi thải vào môi trường
gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, hệ sinh thái đất và khu vực chứa nước thải, ảnh
hưởng tới môi trường sống. Chính vì vậy các công ty, doanh nghiệp trong quá trình
hoạt động sản xuất của mình phải chú trọng, quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.
Muốn gắn liền hoạt động sản xuất với bảo vệ môi trường, các công ty, doanh nghiệp
ngoài việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường còn phải chú trọng
tới việc thực hiện đầy đủ các thủ tục hành chính liên quan đến môi trường mà nhà
nước đề ra.
Các thủ tục hành chính đó chính là cơ sở pháp luật vững chắc để doanh
nghiệp làm nền tảng cho việc sản xuất, kinh doanh với bảo vệ môi trường. Chẳng
hạn như việc thực hiện đánh giá tác động môi trường là điều kiện tiên quyết để thực
hiện dự án, hay việc nộp phí bảo vệ môi trường giúp duy trì và chuyển giao hợp lý
nguồn lực do định giá các nguồn tài nguyên môi trường, là thành tố quan trọng cho
phát triển bền vững. Việc tuân thủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường
nghiêm túc và đầy đủ sẽ giúp cho các công ty, doanh nghiệp tránh phải chịu các
trách nhiệm pháp lý.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều các công ty, doanh nghiệp chưa tuân thủ
đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Điều đó đã làm
tăng mức độ nghiêm trọng của môi trường do hoạt động sản xuất của các công ty,
doanh nghiệp ở nước ta. Đứng trước vấn đề như vậy, thì việc xác định mức độ tuân
thủ các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường để nâng cao hiệu quả công tác quản
lý môi trường đối với các công ty, doanh nghiệp là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do

1


trên, tôi quyết định thực hiện đề tài: “ Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính
liên quan đến bảo vệ môi trường tại công ty cổ phần bia Thanh Hóa”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi

trường tại Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thực thi và hoàn thiện các thủ
tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường phù hợp với Công ty cổ phần Bia
Thanh Hóa.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các văn bản pháp lý liên quan đến bảo vệ môi trường mà
Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa phải tuân thủ.
- Khảo sát hiện trạng việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường tại
Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa.
- Đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi
trường tại Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thực thi và hoàn thiện các thủ
tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường phù hợp với Công ty cổ phần Bia
Thanh Hóa.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Cơ sở pháp lý về bảo vệ môi trường
a, Luật:


Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội thông qua và ban

hành ngày 23 tháng 6 năm 2014. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Khoản 1, điều 68, chương VII quy định về BVMT cơ sở sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ;

- Khoản 1, điều 87, chương IX quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ;
- Điều 91, chương IX quy định về phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý
chất thải nguy hại;
- Điều 95, chương IX quy định về trách nhiệm phân loại chất thải rắn thông thường;
- Điều 96, chương IX quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường;
- Khoản 2, khoản 3, điều 100, chương IX quy định về thu gom, xử lý nước thải;
- Điểm c, khoản 1, điều 101, chương IX quy định về hệ thống xử lý nước thải;
- Khoản 1, điều 102, chương IX quy định về quản lý và kiểm soát bụi, khí thải;
- Khoản 1, điều 103, chương IX quy định về quản lý và kiểm soát tiếng ồn,
độ rung, ánh sáng, bức xạ;
- Khoản 3, điều 123, chương XII quy định về chương trình quan trắc môi trường;
- Khoản 3, điều 125, chương XII quy định về trách nhiệm quan trắc môi trường;
- Khoản 1, điều 148, chương XVI quy định về phí bảo vệ môi trường.
 Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội thông qua và ban
hành ngày 21 tháng 06 năm 2012. Có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
- Điểm c, khoản 1, điều 28, chương III quy định về quan trắc, giám sát tài
nguyên nước;
- Khoản 1, điều 35, chương III quy định về bảo vệ nước dưới đất;
- Khoản 3, điều 37, chương III quy định về xả thải vào nguồn nước;
- Điều 38, chương III quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
được cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước;

3


b, Nghị định:
 Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 nghị định của
Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 04 năm 2015.

 Nghị định 201/2013/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ngày 27 tháng 11
năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên nước. Có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 02 năm 2014.
- Khoản 2, khoản 3, điều 20, chương 3 quy định về đăng ký cấp phép;
- Khoản 1, điều 22, chương 3 quy định về gia hạn giấy phép;
- Khoản 1, điều 33, chương 3 quy định về hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh giấy
phép xả nước thải vào nguồn nước.
 Nghị định 25/2013/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ngày 29 tháng 03
năm 2013 quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2013.
- Điểm a, khoản 2, điều 5, chương II quy định về mức thu phí.
 Nghị định 38/2015/NĐ-CP nghị định của Chính phủ ngày 24 tháng 04
năm 2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15
tháng 06 năm 2015.
- Điều 7, chương II quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải CTNH;
- Khoản 1, khoản 2, điều 15, chương III quy định về phân loại, lưu giữ chất
thải rắn sinh hoạt;
- Khoản 3, điều 16, chương III quy định về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
phát sinh chất thải rắn sinh hoạt;
- Khoản 1, điều 29, chương IV quy định về phân loại và lưu giữ chất thải rắn
công nghiệp thông thường;
- Điều 30, chương IV quy định về trách nhiệm của chủ nguồn thải chất thải
công nghiệp thông thường;
- Điểm a, khoản 3, điều 37, chương V quy định về thu gom, xử lý nước thải;
- Điều 38, chương V quy định về xả nước thải vào nguồn nước;
- Khoản 1, điều 39, chương V quy định về quan trắc việc xả nước thải;

4



- Điểm a, khoản 3, điều 40, chương V quy định về quản lý nước và bùn thải
sau xử lý nước thải.
c, Thông tư:
 Thông tư 26/2015/TT-BTNMT thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ngày 28 tháng 05 năm 2015 quy định về đề án bảo vệ môi trường chi tiết, đề
án bảo vệ môi trường đơn giản. Có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 07 năm 2015.
- Điểm c, khoản 1, điều 9, chương II thực hiện đề án chi tiết sau khi được phê
duyệt đối với cơ sở chưa hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
 Thông tư 27/2014/TT-BTNMT thông tư của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ngày 30 tháng 05 năm 2014 quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất,
mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước. Có hiệu lực
thi hành từ ngày 15 tháng 07 năm 2014.
- Mẫu 10 đơn đề nghị gia hạn, điều chỉnh giấy phép xả nước thải vào nguồn nước;
- Mẫu 37 báo cáo hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước và tình hình thực
hiện các quy định trong giấy phép.
 Thông tư liên tịch 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15 tháng 05 năm
2013 hướng dẫn thực hiện Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2013
của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 07 năm 2013.
- Điểm a, khoản 2, điều 4 quy định về mức thu phí;
- Điểm a, khoản 2, điều 5 quy định về xác định số phí phải nộp;
- Điểm a, khoản 2, điều 6 quy định về kê khai, thẩm định và nộp phí.
 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 30
tháng 06 năm 2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại. Có hiệu lực thi hành từ
ngày 01 tháng 09 năm 2015.
- Khoản 2, điểm a khoản 3, khoản 5, điểm a khoản 6, khoản 7, khoản 8, điều
7, chương II quy định về yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải
chất thải nguy hại.

5



d, Quy chuẩn
- QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không
khí xung quanh;
- QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc
hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
- QCVN 19:2009/BTNMT (cột B)- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải
công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 40:2011/BTNMT (cột B)- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp;
- QCVN 08:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 09:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.
1.2.

Cở sở thực tiễn về tình hình thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ

môi trường tại Việt Nam
Trong thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra đã được Bộ Tài nguyên và
môi trường, các Bộ, ngành, địa phương triển khai một cách thường xuyên, liên tục,
có trọng tâm, trọng điểm, đạt được nhiều kết quả quan trọng, tạo được sự đồng
thuận cao trong xử lý các cơ sở vi phạm pháp luật về môi trường, được dư luận và
xã hội đồng tình, ủng hộ.
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành 467
Kết luận thanh tra đối với 467 cơ sở, đã lập biên bản và ban hành 162 Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với tổng số tiền xử
phạt khoảng 20,5 tỷ đồng và 18 Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả vi
phạm theo quy định; đang tiếp tục tổ chức các Đoàn thanh tra trên địa bàn các tỉnh,
thành phố về việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh

học, tình hình thực hiện Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg và Quyết định số
1788/QĐ-TTg. Bên việc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch thường xuyên, hoạt động
thanh tra, kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện nhiều vụ việc vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường nghiêm trọng đã được thực hiện tốt, cụ thể: Trong 6 tháng đầu
năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chỉ đạo thanh tra đột xuất đối với 02 cơ
sở tái chế thùng phuy gây ô nhiễm môi trường tại phường Đồng Mai, quận Hà

6


Đông, thành phố Hà Nội và công ty TNHH URC Việt Nam không có giấy xác nhận
việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn
vận hành của dự án trước khi đưa dự án vào vận hành chính thức. [1]
Tại hầu hết các địa phương, hoạt động thanh tra, kiểm tra pháp luật về bảo vệ
môi trường đã trở thành hoạt động thường xuyên, trung bình hàng năm các địa
phương tổ chức hơn 200 đoàn thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nhiều
vụ việc vi phạm trên địa bàn. [1]
Nhìn chung, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy tình hình chấp
hành pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở đã có chuyển biến tích cực, tuy
nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, trong
đó tập trung vào các nhóm hành vi: Thực hiện không đúng các nội dung báo cáo
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, xác
nhận; quản lý chất thải nguy hại không đúng quy định; xả nước thải, khí thải không
đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; kê khai thiếu hoặc trốn phí bảo vệ môi
trường đối với nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và các loại phí môi trường
khác. Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường tại địa phương còn một số
tồn tại hạn chế như lực lượng cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra còn mỏng,
năng lực còn hạn chế; chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị, phương tiện cần
thiết và chưa được bố trí kinh phí tương xứng để hoạt động; các vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường chưa được các địa phương xử lý kịp thời, thỏa đáng. [1]

1.3.

Tổng quan về Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa

1.3.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa
- Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa (khi thành lập là Nhà máy Bia Thanh
Hóa) được thành lập ngày 01/03/1989 theo Quyết định số 220 QĐ/UBTH ngày
21/02/1989 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Tháng 3/1996, Nhà máy Bia Thanh Hóa đổi tên thành Công ty Bia Thanh
Hóa theo Quyết định số 466 TC/UBTH ngày 25/3/1996 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Tháng 10/1999 sáp nhập Công ty Hara vào Công ty Bia Thanh Hóa theo
quyết định số 2098/QĐ-UB, ngày 30/9/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Tháng 3/2011 Công ty Bia Thanh Hóa trở thành thành thành viên hạch
toán độc lập của Tổng Công ty Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam theo Quyết định

7


số 0348/QĐ-BCN ngày 16/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Quyết định
số 519/QĐ-UB ngày 02/3/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Tháng 5/2003 Công ty Bia Thanh Hóa trở thành thành viên hạch toán độc
lập của Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội theo Quyết định số
75/2003/QĐ-BCN, ngày 06/5/2003 của Bộ Công nghiệp về việc tách Tổng Công ty
Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam thành 02 Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải
khát Hà Nội và Tổng Công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn.
- Tháng 4/2004 Công ty Bia Thanh Hóa chuyển thành Công ty cổ phần Bia Thanh
Hóa theo Quyết định số 246/2003/QĐ-BCN ngày 30/12/2003 của Bộ Công nghiệp.
 Các sản phẩm của Công ty
- Bia: Gồm các loại: bia hơi, bia chai đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
- Rượu vang BORDEAUX: rượu vang được nhập ngoại từ Pháp và đóng

chai tại Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa.
- Từ quá trình sản xuất có thể tạo ra được một số sản phẩm phụ để phục vụ
cho các lĩnh vực khác của nền kinh tế như bã bia, bã men và các nguyên liệu phụ.
 Vị trí địa lý
- Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa nằm ở 152 Quang Trung, phường Ngọc
Trạo, thành phố Thanh Hóa.
- Công ty có diện tích 41.000 m3, cạnh đường quốc lộ 1A, giao thông đường
bộ thuận tiện, xung quanh Công ty có tường rào xây cao bao che bảo vệ.
- Phía Bắc giáp với phường Ngọc Trạo.
- Phía Nam giáp với đường Mật Sơn, phường Đông Vệ.
- Phía Đông là đường 1A và phường Ngọc Trạo.
- Phía Tây giáp với phường Đông Vệ và Xí nghiệp đông lạnh
Nhìn chung các phía đều tiếp giáp khu dân cư, địa hình bằng phẳng.
 Khí hậu
Khu vực Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa.

8


Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố khí tượng quan trọng không những đối
với chế độ khí hậu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa và phát tán
các chất ô nhiễm trong khí quyển.
- Nền nhiệt độ vùng có nền nhiệt không cao, sương muối ít xảy ra.
- Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm: khoảng 23-24 độ C ở vùng đồng
bằng và trung du; ở vùng núi giảm xuống 20 độ C và thấp hơn ở biên giới Việt-Lào.
Mùa đông nhiệt độ tương đối thấp.
- Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 4-5 độ C.
- Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 40 độ C.

Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí cũng là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trính sản xuất
và quá trình chuyển hóa chất ô nhiễm trong không khí.
- Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa: mùa mưa và mùa khô nhưng sự
chênh lệch không lớn.
- Tháng có độ độ ẩm tương đối cao nhất là tháng 3 do có mưa phùn.
- Tháng 11 và tháng 12 vào thời kì khô hanh nên độ ẩm tương đối thấp nhất,
trung bình 84%.
Mưa
Mưa là nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình pha loãng chất ô nhiễm
trong môi trường nước. Do đó về mùa mưa độ ô nhiễm của nước thải thường thấp
hơn so với mùa khô.
Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu biển nên chế độ mưa của Thanh Hóa theo
mùa, có 2 mùa chính là mùa mưa và mùa khô. Tổng lượng mưa hàng năm dao động
từ 1700-1800mm.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa trong mùa chiếm 86%
lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9, trung bình 450mm, co
năm đạt 1000mm.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tháng có lượng mưa
thấp nhất là tháng 12 và tháng 1, cá biệt có năm 2 tháng này hoàn toàn không
có mưa.

9


1.3.2. Tổ chức nhà máy và nhu cầu lao động
 Sơ đồ tổ chức
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


GIÁM ĐỐC CÔNG TY

PHÓ GIÁM ĐỐC
Phụ trách TT-marketing

PHÓ GIÁM ĐỐC
Phụ trách sản xuất

Các đơn vị:
- Các phân xưởng
- Phòng KHVT
- Phòng kĩ thuật

Các đơn vị:
Các đơn vị:
- Phòng tài chính- kế toán
- Phòng TT- marketing
- Phòng tổ chức- -hành
chính
Công
ty TNHH MTV thương mại Bia Thanh Hóa

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa
 Đội ngũ cán bộ công nhân viên:
Tổng số cán bộ công nhân viên hiện nay là 630 người. Trong đó:
- Trình độ đại học: 100 người
- Trình độ cao đẳng: 350 người
- Công nhân kĩ thuật: 150 người trong đó có hơn 50 thợ bậc cao
- Lao động phổ thông: 30 người

 Thị trường tiêu thụ:
- Thị trường chủ yếu là trong tỉnh và các tỉnh ngoài như: Hà Nội, Nghệ An,
Ninh Bình.
- Hàng năm, Công ty tiêu thụ khoảng 65 triệu lít bia gồm: bia chai, bia keg
và bia hơi, doanh thu khoảng 585 tỉ đồng/năm.

10


1.3.3. Công nghệ sản xuất bia
 Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bia
Malt

Gạo tẻ

Nghiền bột

Nghiền bột

Nấu Malt

Nấu Malt

Lọc bã bia
Huoblon

Bã bia

Đun sôi
Lắng hạ

nhiệt

Men bia

Lên men
Bã men

Lọc bia

Bia thành phẩm

Bia hơi

Rửa
box
cPE
T

Thanh trùng

Chiết chai

Chiết box,
PET

Thanh trùng

Bia box, PET

Dán nhãn


Rửa
chai

Chiết lon

Rửa
lon

Thanh trùng
Bia lon

Bia chai
Hình 1.2: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất bia

 Thuyết minh quy trình sản xuất bia
- Malt đại mạch và gạo được nghiền bởi hệ thống nghiền nguyên liệu.

11


- Bột gạo được đưa vào nồi nấu gạo. Bột malt đại mạch được đưa vào nồi
nấu malt. Sau đó dịch cháo từ nồi gạo được bơm qua nồi nấu malt để tiến hành quá
trình đường hóa.
- Tại nồi malt, các enzim trong malt sẽ phân hủy tinh bột, protein thành
đường, axit amin và các chất hòa tan khác. Sau đó, dung dịch được lọc trong qua
thiết bị lọc Lauter để loại bỏ bã hèm.
- Dung dịch sau khi lọc được đưa vào nồi đun sôi với Houblon để thanh
trùng và tạo hương vị cho bia. Tiếp theo được lắng cặn qua nồi lắng xoáy
(Whirlpool). Dịch trong sau khi lắng cặn được hạ nhiệt xuống 8-10 độ C và sục khí

vô trùng để đưa vào các tank lên men.
- Quá trình lên men bia là quá trình chuyển hóa các loại đường trong
nước nha dưới tác dụng của nấm men thành một loại nước uống có hương thơm,
vị đậm đà và dễ chịu, đó là bia. Quá trình lên men được chia thành hai giai đoạn
chính và phụ:
+ Giai đoạn lên men chính là quá trình tiêu hao cơ chất diễn ra mạnh mẽ,
một lượng lớn đường được chuyển hóa thành cồn và CO 2, sản phẩm của quá trình
này là bia non, có mùi vị đặc trưng. Thời gian lên men chính là 7 ngày.
+ Giai đoạn lên men phụ là quá trình lên men diễn ra chậm, tiêu hao một
lượng đường nhỏ, bia được lắng trong và bão hòa CO 2, nhiệt độ lên men từ 2-3 độ
C, thời gian từ 12-18 ngày tùy thuộc vào yêu cầu của từng loại bia.
- Sau khi kết thúc quá trình lên men phụ, bia được lọc trong và ổn định
lượng CO2 tổn thất. Bia được bao gói vào bao bì và thanh trùng để tăng thời gian
bảo quản chất lượng.

12


1.3.4. Công nghệ xử lý chất thải
a) Công nghệ xử lý nước thải sản xuất
 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất
Hố bơm, song chắn rác
Bể cân bằng
Bể kị khí
Bể hiếu khí

Bể lắng

Tuần hoàn bùn


Đánh bóng nước

Ao hồ sinh học

Mương thu gom
nước thải

Hình 1.3: Sơ đồ quy trình xử lý nước thải
 Thuyết minh quy trình xử lý
Dòng nước thải được qua các song chắn rác, sau đó được chảy vào bể cân
bằng và được chỉnh pH tại đó. Sau đó nước thải được bơm sang bể kị khí. Quá trình
xử lý nước thải tại bể kị khí đạt tới 80%. Tại bể kị khí phần lớn các chất hữu cơ
được phân hủy. Sau khi qua bể kị khí thì còn khoảng 10-20% các chất hữu cơ chưa
bị phân hủy sẽ tiếp tục được phân hủy bởi bể hiếu khí. Sau đó nước thải được đưa
qua bể lắng và chảy ra ngoài hệ thống cống. Nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT
(cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.

13


b) Công nghệ xử lý khí thải
 Sơ đồ quy trình xử lý khí thải
Khói thải từ lò đốt
Thiết bị lọc cyclon

Thải cặn khô

Quạt hút ly tâm
Bể lọc ướt
Dung dịch NaOH


Thải cặn ướt

Tháp hấp thụ

Ống khói
Khí sạch thoát ra
Hình 1.4: Sơ đồ quy trình xử lý khí thải
 Thuyết minh quy trình xử lý
Khí thải phát sinh ra từ lò hơi sẽ được dẫn qua thiết bị cyclone để tách tro bụi,
muội than bằng tác dụng của lực ly tâm và trọng lực. sau đó lợi dụng sức hút của
quạt ly tâm sẽ dẫn khí thải đi qua bể lọc ướt để loại bỏ triệt để các tro bụi, muội than
rồi tiếp tục dẫn các chất ô nhiễm còn lại qua tháp hấp phụ để hấp thụ các loại khí
độc hại như COx, NOx, CO…bằng dung dịch NaOH rồi sau đó vận chuyển qua ống
khói và xả ra ngoài môi trường tiếp nhận.

14


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: việc tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến

bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa, 152 Quang Trung, phường
Ngọc Trạo, Thành Phố Thanh Hóa.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa.
2.2.


Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập và nghiên cứu tài liệu là một công việc quan trọng cần thiết cho
việc thực hiện đề tài. Phương pháp này giúp:
- Thu thập tài liệu về công tác quản lý môi trường của Công ty cổ phần Bia
Thanh Hóa.
- Tìm hiểu các văn bản pháp lý liên quan đến môi trường mà doanh nghiệp
cần tuân thủ bao gồm các văn bản Luật và dưới Luật như Nghị định, Quyết định,
Thông tư được ban hành quy định về đánh giá tác động môi trường; quản lý chất
thải rắn và chất thải nguy hại; cấp thoát nước và xử lý nước thải; tiếng ồn, độ rung,
ánh sáng bức xạ; phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, chất thải rắn. Các quy
chuẩn về chất thải mà doanh nghiệp cần quan tâm.
2.2.2. Phương pháp danh mục (checklist)
Phương pháp danh mục là phương pháp lập danh sách các thủ tục hành chính
liên quan đến môi trường, sau đó liệt kê các thủ tục hành chính mà Công ty cổ phần
Bia Thanh Hóa có thực hiện và không thực hiện. Dựa vào danh sách liệt kê, đánh
giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến môi trường tại Công ty cổ phần
Bia Thanh Hóa.
2.2.3. Phương pháp khảo sát thực tế
Phương pháp khảo sát thực tế là một phương pháp quan trọng và rất cần
thiết trong quá trình nghiên cứu. Phương pháp này giúp:
- Tìm hiểu quy trình, công nghệ và quy mô sản xuất của Công ty.
- Tìm hiểu lượng chất thải phát sinh và công tác quản lý, xử lý chất thải
thực tế của Công ty.

15


- Đánh giá hiện trạng sản xuất, mức độ ô nhiễm và cũng là căn cứ đánh giá

sự tuân thủ pháp luật liên quan đến môi trường tại Công ty.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo
vệ môi trường của Công ty.
2.2.4. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc
Sử dụng 3 mẫu phiếu phỏng vấn, dành cho cán bộ phụ trách môi trường tại
nhà máy, công nhân viên tại nhà máy và các hộ dân xung quanh nhà máy.
- Phỏng vấn 5 cán bộ phụ trách môi trường tại nhà máy nhằm tìm hiểu thực
trạng tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại nhà máy.
- Phỏng vấn 10 công nhân viên tại nhà máy nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động
sản xuất của nhà máy, hoạt động xả thải, công tác bảo vệ môi trường tại nhà máy.
- Phỏng vấn 10 hộ dân sinh sống xung quanh nhà máy nhằm tìm hiểu sự ảnh
hưởng từ hoạt động sản suất tại nhà máy tới môi trường sống.
2.2.5. Phương pháp lấy mẫu
Tiến hành lấy mẫu nước thải của Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa và mẫu
nước sông Nhà Lê đem tới Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa để
phân tích, nhằm kiểm chứng kết quả quan trắc chất lượng nước thải và chất lượng
nguồn nước tiếp nhận trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ của Công ty.
2.2.6. Phương pháp tổng hợp, viết báo cáo
Tổng hợp các tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra, viết báo cáo
đánh giá sự tuân thủ các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại
Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng thực
thi và hoàn thiện các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường phù hợp
với Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa trong thời gian tới.

16


CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.


Danh mục các thủ tục hành chính liên quan đến bảo vệ môi trường tại

Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa
Căn cứ vào tài liệu thu thập tại Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa và các văn bản
pháp luật môi trường liên quan đến Công ty. Dưới đây là danh mục việc thực hiện các
thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường tại Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa.
Bảng 3.1: Danh mục các thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường liên quan
đến Công ty cổ phần Bia Thanh Hóa
Thủ tục hành
STT

1

chính liên quan
đến doanh
nghiệp
Thủ thục lập báo

X

Khôn

Năm

Căn cứ pháp lý tại

Căn cứ pháp lý hiện

g


cấp

thời điểm được cấp

hành

Lần 1: Lần 1:

cáo đánh giá tác

1998

động môi trường

Lần 2: trường 1993;

- Luật bảo vệ môi

- Luật bảo vệ môi trường
55/2014/QH13;

-

(lập

490/1998/TT-

cáo hoàn thành

báo


BKHCNMT hướng định về quy hoạch bảo

các

cáo

dẫn lập và thẩm định vệ môi trường, đánh

môi

hoàn

báo cáo ĐTM đối giá môi trường chiến

trường theo báo

thành

với các dự án đầu tư.

lược, đánh giá tác động

cáo đánh giá tác

năm

Lần 2:

môi trường, kế hoạch


động môi trường

2007)

- Luật bảo vệ môi bảo vệ môi trường;

bảo

công trình
vệ

X

Thông

số

2004
Thủ tục lập báo

2





số -

-


Thông

số
quy



số

2007

-

(lập

490/1998/TT-

báo

BKHCNMT hướng môi trường chiến lược,

cáo

dẫn lập và thẩm định đánh giá tác động môi

hoàn

báo cáo ĐTM đối trường và kế hoạch bảo


thành

với các dự án đầu tư;

năm
2009)

17



định

18/2015/NĐ-CP

Lần 3: trường 1993;
Thông

Nghị

số 27/2015/TT-BTNMT
quy định về đánh giá

vệ môi trường.


Lần 3:
- Luật bảo vệ môi
trường


số

52/2005/QH11;
-

Thông



số

08/2006/TT-BTNMT
hướng dẫn về đánh
giá môi trường chiến
lược, đánh giá tác
động môi trường và
cam kết bảo vệ môi
Thủ tục lập báo

X

1998

cáo giám sát môi

trường.
- Luật bảo vệ môi - Luật bảo vệ môi
trường 1993.

trường


trường định kỳ

số

55/2014/QH13;
-

Nghị

định

18/2015/NĐ-CP
3

quy

định về quy hoạch bảo
vệ môi trường, đánh
giá môi trường chiến

Thủ tục đăng ký
sổ

chủ

X

2013


nguồn

ĐTM

hoạch

bảo


vệ

môi

số trường

52/2005/QH11;
-

Thông



số

55/2014/QH13;
số -

Nghị

định


12/2011/TT-BTNMT 38/2015/NĐ-CP
4

kế

trường;
- Luật bảo vệ môi - Luật bảo vệ môi
trường

chất thải nguy hại

lược,

số
quy

quy định về quản lý định về quản lý chất
chất thải nguy hại, thải và phế liệu;
có hiệu lực từ ngày 01/6/2011.

Thông



số

36/2015/TT-BTNMT
quy định về quản lý


5

Thủ

tục

xin

X

2008

chứng nhận cơ sở

- Quyết

định

chất thải nguy hại.
số - Quyết định

số

64/2003/QĐ-TTg về 1788/2013/QĐ-TTg về

18


gây ô nhiễm môi


việc phê duyệt kế việc phê duyệt phê

trường

nghiêm

hoạch xử lý triệt để duyệt kế hoạch xử lý

hoàn

các cơ sở gây ô triệt để các cơ sở gây ô

trọng

đã

thành xử lý triệt

nhiễm môi trường nhiễm

để trong Quyết

nghiêm trọng;

định

-

số


Quyết

định

môi

trường

nghiêm trọng đến năm
số 2020;

64/2003/QĐ-TTg

19/2003/QĐ-

-

Quyết

định

số

của Thủ tướng

BTNMT về việc ban 1448/QĐ-UBND

Chính phủ

hành quy định về thủ hành kế hoạch xử lý


ban

tục chứng nhận cơ các điểm ô nhiễm môi
sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Thanh
đã thực hiện các biện Hóa.
Thủ tục xin cấp

6

giấy

phép

xả

nước

thải

vào

X

1998

pháp xử lý triệt để.
Luật tài nguyên - Luật tài nguyên nước
nước

08/1998/QH10.

nguồn nước

số số
-

17/2012/QH13;
Nghị

định

số

201/2013/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành
một số điều của Luật

Thủ tục xin gia

X

Tài nguyên nước;

hạn, điều chỉnh
7

giấy

phép


xả

nước

thải

vào

nguồn nước
Thủ tục kê khai,

8

X

1998

Luật tài nguyên

- Luật tài nguyên nước

nộp phí bảo vệ

nước số

số 17/2012/QH13;

môi trường đối


08/1998/QH10.

-

với nước thải

Nghị

định

25/2013/NĐ-CP

số
quy

định về phí bảo vệ môi
trường đối với nước
thải.

Nhận xét chung:
 Thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

19


×