Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM VẬN TẢI ĐỐI NGOẠI V75 – BỘ NGOẠI GIAO THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.41 KB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------***--------

NGUYỄN THÀNH LÊ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM
VẬN TẢI ĐỐI NGOẠI V75 – BỘ NGOẠI GIAO
THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và Chính sách

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ


HÀ NỘI, NĂM 2013


LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đề tài luận văn “Quản lý tài chính tại Trung tâm
Vận tải Đối ngoại V75- Bộ Ngoại Giao theo cơ chế tự chủ tài chính” là công trình
nghiên cứu độc lập của học viên dưới sự định hướng và chỉ dẫn của PGS.TS ĐOÀN
THỊ THU HÀ. Công trình nghiên cứu này được thực hiện trong quá trình học tập tại
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Các tài liệu, số liệu mà học viên sử dụng có nguồn trích dẫn rõ ràng, không
trích dẫn vi phạm quy định của pháp luật.
Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực. Kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố, bố trí tại các công
trình khác.
Học viên xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật và chịu hoàn toàn


trách nhiệm trước Ban Giám hiệu Nhà trường và trước Ban chủ nhiệm Khoa cũng
như giáo viên hướng dẫn.
Học viên

Nguyễn Thành Lê


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.
ĐOÀN THỊ THU HÀ. Học viên xin trân trọng cảm ơn cô giáo đã định hướng và chỉ
dẫn mẫu mực trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này.
Học viên xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo khoa Khoa học
quản lý - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đào tạo và giúp đỡ học viên trong
quá trình hoàn thiện nghiên cứu này.
Học viên xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Khoa sau Đại học và cán bộ, nhân
viên trong Khoa đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho học viên được bảo vệ
Luận văn này.
Học viên xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến Ban giám đốc, lãnh đạo các
phòng ban và toàn thể cán bộ công nhân viên Trung tâm đã nhiệt tình hỗ trợ thời
gian, thông tin, đóng góp và phân tích sâu sắc những nội dung liên quan đến đề tài
nghiên cứu này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thành Lê


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN


LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
TÓM TẮT LUẬN VĂN
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
........................................................................................................................... 6
1.1

Khái quát về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công
lập có thu..........................................................................................................6

1.1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập có thu.........................................................................6
1.1.2 Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có thu...........................8
1.2

Quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu theo cơ chế tự
chủ tài chính...................................................................................................12

1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu..............12
1.2.2 Mục tiêu của quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu................13
1.2.3 Nguyên tắc quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu theo
cơ chế tự chủ tài chính.....................................................................................14
1.2.4 Nội dung quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu.....................14
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp công
lập có thu..........................................................................................................24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM
VẬN TẢI ĐỐI NGOẠI V75-Bộ Ngoại Giao THEO CƠ CHẾ TỰ

CHỦ TÀI CHÍNH.........................................................................................27
2.1

Giới thiệu Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao.....................27

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ
Ngoại Giao........................................................................................................27
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao
.........................................................................................................................28


2.1.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự...............................................................................29
2.1.4 Các nguồn lực của Trung tâm..........................................................................31
2.1.5 Kết quả hoạt động của Trung tâm giai đoạn 2008-2012...................................33
2.2
2.2.1
2.2.2
2.2.3
2.3
2.3.1
2.3.2
2.3.3
2.4

Tình hình thu chi tài chính của Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ
Ngoại Giao......................................................................................................37
Các nguồn thu tụ chủ của Trung tâm................................................................37
Nội dung chi từ nguồn thu tự chủ của Trung tâm.............................................41
Chênh lệch thu chi của Trung tâm giai đoạn 2008-2012..................................44
Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ

Ngoại Giao theo cơ chế tự chủ tài chính.......................................................45
Thực trạng xây dựng chính sách và kế hoạch tài chính của Trung tâm............45
Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính..............................................57
Thực trạng kiểm soát việc thực hiện thu chi tài chính tại Trung tâm................61
Đánh giá thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Vận
tải Đối ngoại V75...................................................................................63

2.4.1 Kết quả thực hiện mục tiêu quản lý tài chính của Trung tâm...........................63
2.4.2 Điểm mạnh của quản lý tài chính tại Trung tâm...............................................65
2.4.3 Điểm yếu của quản lý tài chính tại Trung tâm.................................................66
2.4.4 Nguyên nhân các điểm yếu về quản lý tài chính tại Trung tâm........................67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI
TRUNG TÂM VẬN TẢI ĐỐI NGOẠI V75- BỘ NGOẠI GIAO...............71
3.1
Phương hướng và mục tiêu quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải đối
ngoại V75 –Bộ Ngoại Giao.............................................................................71
3.1.1 Định hướng chung của Nhà nước về quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập
......................................................................................................................... 71
3.1.2 Phương hướng và mục tiêu quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải Đối ngoại
V75-Bộ Ngoại Giao.........................................................................................73
3.2
Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải đối ngoại
V75-Bộ Ngoại Giao........................................................................................74
3.2.1 Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ...................................................................74
3.2.2 Hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện quản lý tài chính...................................75
3.2.3 Tăng cường công tác kiểm soát tài chính.........................................................77
3.3
Một số kiến nghị.............................................................................................80



3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước.............................................................................80
3.3.2 Kiến nghị đối Bộ Ngoại Giao..........................................................................83
3.3.3 Kiến nghị đối với Trung tâm Vận tải đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao...............83
KẾT LUẬN................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................89

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

CBCNV
SXKD
BDSC
MIA

Cán bộ công nhân viên
Sản xuất Kinh doanh
Bảo dưỡng, Sửa chữa
Văn phòng tìm kiếm cất bốc hồi hương hài cốt lĩnh Mỹ chết trong

ĐVSN

chiến tranh Việt Nam
Đơn vị sự nghiệp


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1:

Sơ đồ 2.1:
BẢNG
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bẳng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Bảng 2.11:
Bảng 2.12:

Bảng 2.13:
Bảng 2.14:
Bảng 2.15:
Bảng 2.16:
Bảng 2.17:
Bảng 2.18:
Bảng 2.19:

Khung nghiên cứu ...................................................................................03
Cơ cấu tổ chức Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao..........30
Đội ngũ nhân lực của Trung tâm .............................................................31
Kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị phục vụ lễ tân đối ngoại giai
đoạn 2008-2012.......................................................................................34
Thực hiện kế hoạch vận tải của Trung tâm giai đoạn 2008-2012.............35
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2008 đến năm 2012......36

Nguồn thu từ vận tải của Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại
Giao từ năm 2008 đến 2012.....................................................................38
Nguồn thu từ sửa chữa của Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ
Ngoại Giao từ năm 2008 đến 2012.........................................................39
Các nguồn thu khác Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao
từ năm 2008 đến 2012.............................................................................40
Chi vận tải của Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao từ
năm 2008 đến 2012..................................................................................41
Chi bảo dưỡng, sửa chữa của Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ
Ngoại Giao từ năm 2008 đến 2012..........................................................42
Các khoản chi khác của Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại
Giao từ năm 2008 đến 2012.....................................................................44
Bảng tổng hợp trích lập các quỹ của Trung tâm giai đoạn 2008-2012.....44
Đối chiếu số liệu Thu, Chi hoạt động sự nghiệp và hoạt động sản xuất
kinh doanh của Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao từ
năm 2008 đến năm 2012..........................................................................45
Kế hoạch và việc thực hiện ngày, km vận doanh của Trung tâm giai
đoạn 2008-2012.......................................................................................51
Dự toán thu chi hoạt động sự nghiệp và sản xuất.....................................55
Kết quả thực hiện hoạt động sự nghiệp và sản xuất kinh doanh năm 2012.....56
Bảng tông kết lớp đào tạo lái xe năm 2012..............................................59
Tổng quỹ tiền lương của Trung tâm giai đoạn 2008-2013.......................61
Tổng tiền thưởng CBCNV của Trung tâm giai đoạn 2008-2012..............61
Chênh lệch thu-chi của Trung tâm giai đoạn 2008-2012..........................64


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------***--------


NGUYỄN THÀNH LÊ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM
VẬN TẢI ĐỐI NGOẠI V75 – BỘ NGOẠI GIAO
THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và Chính sách


HÀ NỘI, NĂM 2013


i
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng,
Quốc hội; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002
về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
Nhằm mở rộng hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị
sự nghiệp, ngày 25/4/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngày 09/8/2006 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 71/2006/TT-BTC
“Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của
Bộ Tài chính, Xí nghiệp ô tô V75 (nay là Trung tâm Vận tải đối ngoại V75) xây
dựng phương án tự chủ về tài chính gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tài chính thẩm
định phương án tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập.
Sau khi Bộ Tài chính có công văn số 17912/BTC-HCSN ngày 31/12/2007

của Bộ trưởng Bộ Tài chính thẩm định phương án đơn vị sự nghiệp công lập của Xí
nghiệp ô tô V75.
Ngày 18/7/2008 Bộ trưởng Bộ Ngoại giao có Quyết định số 1830/2008/QĐBNG Về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập cho Trung tâm Vận tải đối ngoại V75, trực thuộc Bộ Ngoại giao là
đơn vị sự nghiệp đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên và ổn định trong thời
gian năm 2008-2010.
Qua 6 năm thực hiện, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, Trung tâm
Vận tải đối ngoại V75 nói riêng (Trung tâm Vận tải đối ngoại V75 triển khai thực
hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP từ 2008 cho đến nay, tức là sau 2 năm Nghị định


ii
43/2006/NĐ-CP ra đời) đã trải qua nhiều thăng trầm để tự khẳng định mình trong
nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển nhằm đáp ứng tốt nhất cho công tác
hoạt động dịch vụ vận tải trong lĩnh vực đối ngoại và các dịch vụ khác.
Là đơn vị tự đảm bảo chi phí thường xuyên, nguồn tài chính của đơn vị là
phục vụ vận tải các hoạt động lễ tân đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Bộ
Ngoại giao, các Bộ, ngành và thành phố Hà Nội, đồng thời khai thác một cách hiệu
quả nhất các dịch vụ bên ngoài. Để tránh thất thoát và quản lý, sử dụng có hiệu quả
nguồn kinh phí là nhiệm vụ sống còn của đơn vị, quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của Trung tâm Vận tải đối ngoại trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Trung tâm
Vận tải đối ngoại V75 – Bộ Ngoại giao theo cơ chế tự chủ tài chính” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình với mong muốn tận dụng và phát huy tối đa lợi
thế của đơn vị cũng như giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực, đồng thời đưa ra được
những giải pháp kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung
tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao.
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là: xác định khung lý thuyết nghiên
cứu quản lý thu chi tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ về tài
chính; phân tích thực trạng quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Vận tải đối ngoại

V75 sau khi thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, làm rõ những điểm mạnh và
điểm yếu cũng như những nguyên nhân của những điểm yếu trong công tác quản lý
tài chính tại Trung tâm; đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý thu chi
của Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao.
Về đối tượng nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu quản lý thu chi tài
chính tại Trung tâm Vận tải đối ngoại V75 theo cơ chế tự chủ tài chính. Về phạm vi
nghiên cứu, luận văn có nội dung quản lý thu chi tài chính từ hoạt động sự nghiệp
có thu theo cơ chế tự chủ tài chính, không nghiên cứu quản lý tài chính từ nguồn
ngân sách nhà nước, không nghiên cứu quản lý tài sản công. Chủ thể quản lý ở đây
là Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao và phạm vi thời gian từ năm
2008-2012, kiến nghị giải pháp đến 2020.


iii
Về quy trình nghiên cứu, sử dụng phương pháp mô hình hóa để xác định
khung lý thuyết nghiên cứu các công trình nghiên cứu có liên quan như sách, tạp
chí, luận văn, luận án về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại ĐVSN
công lập có thu; thu thập số liệu từ các nguồn thứ cấp: các báo cáo, tổng kết, đánh
giá, về tài chính và quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ
Ngoại Giao giai đoạn từ 2008 đến 2012. Tác giả sử dụng các phương pháp được sử
dụng chủ yếu là: thống kê, so sánh số liệu qua các năm và phân tích, tổng hợp, qua
đó cho thấy thực trạng quản lý tài chính của đơn vị; đánh giá quản lý tài chính tại
Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75- Bộ Ngoại Giao qua hệ thống tiêu chí đánh giá đã
nêu ở chương 1; đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của quản lý tài chính tại
Trung tâm; cùng những nguyên nhân của những điểm yếu đó bằng cách sử dụng
phương pháp phân tích và phỏng vấn chuyên gia; dựa trên kết quả phân tích và đánh
giá, tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm đến
năm 2020. Đồng thời kiến nghị một số điều kiện để thực hiện các giải pháp đó.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương, trong đó:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính tại đơn vị sự nghiệp công lập

có thu theo cơ chế tự chủ tài chính.
Ở chương này, tác giả tập trung vào hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý
tài chính công theo cơ chế tự chủ tài chính gồm: khái quát về cơ chế tự chủ tài chính
đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có thu; quản lý tài chính tại các đơn vị sự
nghiệp công lập có thu theo cơ chế tự chủ tài chính.
Trước hết, là những kiến thức cơ bản về đơn vị sự nghiệp công lập có thu
như: khái niệm, đặc điểmvà phân loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu căn cứ theo
lĩnh vực hoạt động
Tìm hiểu tổng quan về quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập có thu: khái
niệm, mục tiêu quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập có thu gồm: duy trì cân
đối thu chi; huy động và tạo các nguồn thu một cách hợp pháp; đầu tư phát triển cơ
sở vật chất, cải thiện chất lượng các hoạt động; nâng cao đời sống cán bộ công nhân
viên, cải thiện điều kiện và phương tiện làm việc; sử dụng các nguồn tài chính một
cách có hiệu quả.


iv
Nghiên cứu các nguyên tắc quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập có thu
như: tiến hành thu- chi theo đúng pháp luật; tăng nguồn thu hợp pháp; thực hiện
chính sách ưu đãi và cải thiện tính công bằng; bảo đảm hài hoà lợi ích của các bên
tham gia và công khai chi phí
Trong phần này, luận văn còn giới thiệu các nội dung cơ bản của Nghị định
43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập.
Trong phần quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công lập có thu theo cơ
chế tự chủ tài chính, tác giả nghiên cứu 4 nội dung của quản lý tài chính đơn vị sự
nghiệp công lập có thu theo cách tiếp cận quá trình quản lý: Khái niệm, mục tiêu,
nguyên tắc cũng như nội dung của quản lý tài chính tại các đơn vị sự nghiệp công
lập có thu cùng với các yêu cầu cần thiết để thực hiện mỗi nội dung trên.

Ở đây, luận văn chú trọng nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý tài
chính đơn vị sự nghiệp công lập có thu, gồm các yếu tố xuất phát từ môi trường bên
ngoài như: chính sách, pháp luật của Nhà nước; trình độ phát triển kinh tế- xã hội;
môi trường cạnh tranh, cũng như các yếu tố môi trường bên trong đơn vị sự nghiệp
công lập có thu như: phương hướng chiến lược phát triển của bệnh viện; đội ngũ
lãnh đạo và nhân lực.
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75 Bộ Ngoại Giao theo cơ chế tự chủ tài chính.
Nội dung của chương 2 là trọng tâm của vấn đề, trong đó tác giả đi sâu phân tích
tình hình thu chi tài chính của Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75- Bộ Ngoại Giao;
thực trạng; thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75- Bộ
Ngoại Giao. Theo phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm, tác giả đánh
giá thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75, qua đó phân
tích những điểm mạnh và điểm yếu của quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải Đối
ngoại V75 để làm cơ sở đưa ra những giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại
Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75.


v
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải Đối
ngoại V75- Bộ Ngoại Giao.
Xuất phát từ những nguyên nhân các điểm yếu về quản lý tài chính tại Trung
tâm như nguyên nhân khách quan do chính sách pháp luật của Nhà nước hay thay
đổi làm hạn chế tính tự chủ... và nguyên nhân chủ quan từ chiến lược phát triển của
Trung tâm chưa thật sự rõ ràng, hay nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ, công
nhân viên mà tác giả đưa ra phương hướng và mục tiêu quản lý tài chính tại Trung
tâm Vận tải Đối ngoại V75- Bộ Ngoại Giao và đưa ra những giải pháp hoàn thiện
quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75 như: hoàn thiện quy chế chi
tiêu nội bộ; hoàn thiện bộ máy tổ chức thực hiện quản lý tài chính; tăng cường công
tác kiểm soát tài chính.
Ngoài các giải pháp trên, tác giả đưa ra một số kiến nghị như: kiến nghị với

Nhà nước; kiến nghị với Bộ Ngoại Giao và kiến nghị đối với Trung tâm Vận tải Đối
ngoại V75 để công tác quản lý tài chính của đơn vị theo cơ chế tự chủ tài chính đạt
hiệu quả cao.
Kết luận: từ việc phân tích lý luận cho đến thực trạng quản lý tài chính tại
Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75 nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại
đơn vị trong thời gian qua, tác giả đã đưa một số kiến nghị về giải pháp cho Trung
tâm Vận tải Đối ngoại V75 trong thời gian tới. Tác giả tin rằng việc nghiên cứu sâu
về các giải pháp này, cũng như các phuơng án khả thi cho việc triển khai giải pháp
sẽ thực sự đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải
Đối ngoại V75- Bộ Ngoại Giao trong thờ gian tới./.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

--------***--------

NGUYỄN THÀNH LÊ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRUNG TÂM
VẬN TẢI ĐỐI NGOẠI V75 – BỘ NGOẠI GIAO
THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế và Chính sách

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. ĐOÀN THỊ THU HÀ


ii


HÀ NỘI, NĂM 2013


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng,
Quốc hội; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002
về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.
Nhằm mở rộng hơn nữa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị
sự nghiệp, ngày 25/4/2006 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Ngày 09/8/2006 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 71/2006/TT-BTC
“Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ
quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy,
biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Căn cứ theo hướng dẫn tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của
Bộ Tài chính, Xí nghiệp ô tô V75 (nay là Trung tâm Vận tải đối ngoại V75) xây
dựng phương án tự chủ về tài chính gửi Bộ Ngoại Giao đề nghị Bộ Tài chính thẩm
định phương án tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập.
Sau khi Bộ Tài chính có công văn số 17912/BTC-HCSN ngày 31/12/2007
của Bộ trưởng Bộ Tài chính thẩm định phương án đơn vị sự nghiệp công lập của Xí
nghiệp ô tô V75.
Ngày 18/7/2008 Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao có Quyết định số 1830/2008/QĐBộ Ngoại Giao Về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập cho Trung tâm Vận tải đối ngoại V75, trực thuộc Bộ
Ngoại Giao là đơn vị sự nghiệp đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên và ổn định
trong thời gian năm 2008-2010.

Qua 6 năm thực hiện, các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, Trung tâm
Vận tải đối ngoại V75 nói riêng (Trung tâm Vận tải đối ngoại V75 triển khai thực


2
hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP từ 2008 cho đến nay, tức là sau 2 năm Nghị định
43/2006/NĐ-CP ra đời) đã trải qua nhiều thăng trầm để tự khẳng định mình trong
nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển nhằm đáp ứng tốt nhất cho công tác
hoạt động dịch vụ vận tải trong lĩnh vực đối ngoại và các dịch vụ khác.
Là đơn vị tự đảm bảo chi phí thường xuyên, nguồn tài chính chính của đơn
vị là phục vụ vận tải các hoạt động lễ tân đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quốc hội,
Bộ Ngoại Giao, các Bộ, ngành và thành phố Hà Nội, đồng thời khai thác một cách
hiệu quả nhất các dịch vụ bên ngoài. Để tránh thất thoát và quản lý, sử dụng có hiệu
quả nguồn kinh phí là nhiệm vụ sống còn của đơn vị, quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của Trung tâm Vận tải đối ngoại trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Chính vì lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý tài chính tại Trung tâm
Vận tải đối ngoại V75 – Bộ Ngoại Giao theo cơ chế tự chủ tài chính” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình với mong muốn tận dụng và phát huy tối đa lợi
thế của đơn vị cũng như giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực, đồng thời đưa ra được
những giải pháp kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung
tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định khung lý thuyết nghiên cứu quản lý thu chi tài chính tại đơn vị sự
nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ về tài chính.
- Phân tích thực trạng quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Vận tải đối
ngoại V75 sau khi thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, làm rõ những điểm
mạnh và điểm yếu cũng như những nguyên nhân của những điểm yếu trong công
tác quản lý tài chính tại Trung tâm.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý thu chi của Trung tâm

Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quản lý thu chi tài chính tại Trung tâm Vận tải đối
ngoại V75 theo cơ chế tự chủ tài chính..
- Phạm vi nghiên cứu: :


3
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu quản lý thu chi tài chính từ
hoạt động sự nghiệp có thu theo cơ chế tự chủ tài chính, không nghiên cứu quản lý
tài chính từ nguồn ngân sách nhà nước, không nghiên cứu quản lý tài sản công. Chủ
thể quản lý ở đây là Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ Ngoại Giao.
+ Về thời gian: Nghiên cứu số liệu thực tế trong khoảng thời gian từ năm
2008-2012. Đề xuất giải pháp đến 2020.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Khung lý thuyết
Sử dụng cách tiếp cận theo quá trình quản lý để nghiên cứu quản lý tài chính
trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Sơ đồ 1: Khung nghiên cứu
Các yếu tố ảnh hưởng đến
quản lý tài chính theo cơ
chế tự chủ tài chính tại
đơn vị sự nghiệp công lập
có thu.

Nội dung quản lý tài chính
tại đơn vị sự nghiệp công
lập có thu.


Mục tiêu quản lý tài chính
tại đơn vị sự nghiệp công
lập có thu theo cơ chế tự
chủ tài chính.

Các yếu tố bên trong đơn
vị sự nghiệp công lập có
thu
Các yếu tố bên ngoài đơn
vị sự nghiệp công lập có
thu

Xây dựng chính sách, kế
hoạch thu chi
Tổ chức thực hiện chính
sách, kế hoạch thu chi
Kiểm soát việc thực hiện
kế hoạch thu chi

Tuân thủ đúng quy định
của pháp luật về quản lý
tài chính theo cơ chế tự
chủ tài chính
Giảm bao cấp từ NSNN
và tăng mức độ tự chủ TC
cho đơn vị.
Đảm bảo hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao
Duy trì và phát triển đơn

vị
Cải thiện đời sống
CBCNV


4

4.2 Quy trình nghiên cứu
- Bước 1: Nghiên cứu các công trình nghiên cứu có liên quan như sách, tạp
chí, luận văn, luận án về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ tài chính tại ĐVSN
công lập có thu. Tác giả sử dụng phương pháp mô hình hóa để xác định khung lý
thuyết nghiên cứu của luận văn.
- Bước 2: Thu thập số liệu từ các nguồn thứ cấp: các báo cáo, tổng kết, đánh
giá, về tài chính và quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75-Bộ
Ngoại Giao giai đoạn từ 2008 đến 2012. Tác giả sử dụng các phương pháp được sử
dụng chủ yếu là: thống kê, so sánh số liệu qua các năm và phân tích, tổng hợp, qua
đó cho thấy thực trạng quản lý tài chính của đơn vị.
- Bước 3: Đánh giá quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải Đối ngoại V75Bộ Ngoại Giao qua hệ thống tiêu chí đánh giá đã nêu ở chương 1; đánh giá những
điểm mạnh và điểm yếu của quản lý tài chính tại Trung tâm; cùng những nguyên
nhân của những điểm yếu đó bằng cách sử dụng phương pháp phân tích và phỏng
vấn chuyên gia.
- Bước 4: Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá, tác giả đề xuất một số giải
pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm đến năm 2020. Đồng thời kiến nghị
một số điều kiện để thực hiện các giải pháp đó.

5. Những đóng góp của luận văn
Xuất phát từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý tài
chính tại Trung tâm Vận tải đối ngoại V75 sau khi triển khai thực hiện Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, Luận văn đã có một số đóng góp sau:
- Xác định được khung lý thuyết nghiên cứu quản lý tài chính tại đơn vị sự

nghiệp công lập theo cơ chế tự chủ tài chính.
- Phân tích thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải đối ngoại V75
sau khi thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, làm rõ những điểm mạnh và điểm
yếu cũng như những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những điểm yếu trong
quản lý tài chính tại Trung tâm.


5
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính
của Trung tâm Vận tải đối ngoại V75.

6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu liên quan tham khảo,
nội dung của luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tài chính đơn vị sự nghiệp công lập có
thu theo cơ chế tự chủ tài chính.
Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải đối ngoại
V75-Bộ Ngoại Giao theo cơ chế tự chủ tài chính;
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính tại Trung tâm Vận tải đối
ngoại V75- Bộ Ngoại Giao theo cơ chế tự chủ tài chính.
Kết luận


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ THU
THEO CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
1.1 Khái quát về cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công

lập có thu
1.1.1 Đơn vị sự nghiệp công lập có thu
1.1.1.1 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập có thu
Có một số khái niệm ĐVSN công lập như:
- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp
luật, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục
vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh
vực theo quy định của pháp luật.
Ví dụ các ĐVSN công lập như: viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học…
- Đơn vị sự nghiệp công lập có thu có nguồn thu sự nghiệp, do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thành lập, là đơn vị dự toán độc lập, có con dấu và tài khoản
riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế toán.
Để xác định đơn vị nào do nhà nước thành lập là đơn vị sự nghiệp có thu cần
dựa vào những tiêu chuẩn sau:
- Có văn bản quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp của cơ quan có thẩm
quyền ở Trung ương hoặc địa phương.
- Được Nhà nước cấp kinh phí và tài sản để hoạt động, thực hiện nhiệm vụ
chính trị, chuyên môn và thực hiện một số khoản thu do chế độ nhà nước quy định.
- Có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độ
Nhà nước quy định,được chủ động sử dụng biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
- Có mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để ký gửi các khoản thu chi tài chính.


7

1.1.1.2 Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập có thu
Một là: ĐVSN có thu là tổ chức hoạt động theo nguyên tắc phục vụ chính trị,
xã hội, không vì mục đích kiếm lời là chính. Không như hoạt động sản xuất kinh
doanh vì mục tiêu lợi nhuận của các doanh nghiêp. Nhà nước tổ chức và tài trợ cho

các hoạt động sự nghiệp để cung ứng sản phẩm, dịch vụ xã hội công cộng, hỗ trợ
cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường.
Hai là: Sản phẩm dịch vụ của các ĐVSN là các sản phẩm mang lại lợi ích
chung có tính bền vững chủ yếu là giá trị về tri thức, văn hoá, phát minh, sức khoẻ,
đạo đức… thường có tác dụng lan toả, truyền tiếp, tác động đến toàn bộ nền kinh tế
quốc dân và đến quá trình tái sản xuất xã hội.
Ba là: Hoạt động sự nghiệp trong các ĐVSN có thu luôn gắn liền và bị chi
phối bởi các trương trình phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước. Chính phủ thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội nên các hoạt động này có gắn
liền với nhau.

1.1.1.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập có thu
Để quản lý tốt các hoạt động của các ĐVSN công lập có thu cũng như quản
lý được quá trình phát triển của các loại hình dịch vụ này, phục vụ tốt cho hoạt động
của nền kinh tế quốc dân, cần phải xác định loại hình đơn vị sự nghiệp có thu tuỳ
thuộc vào lĩnh vực hoạt động hay khả năng đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động
thường xuyên của đơn vị.
* Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động, ĐVSN có thu bao gồm:
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực văn hoá nghệ thuật.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo bao gồm
các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực y tế.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực xã hội.
- Đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế.


8
Ngoài các ĐVSN có thu ở các lĩnh vực nói trên còn có các ĐVSN có thu

trực thuộc các tổng công ty, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội.
Việc phân loại các ĐVSN có thu theo lĩnh vực hoạt động tạo thuận lợi cho
việc phân tích đánh giá hoạt động đơn vị trong các lĩnh vực khác nhau tácđộng đến
nền kinh tế như thế nào, từ đó Nhà nước đưa ra các chế độ, chính sách phù hợp với
hoạt động của các đơn vị này.
* Căn cứ vào khả năng tự đảm bảo nguồn kinh phí chi hoạt đông thường
xuyên, có hai loại ĐVSN có thu:
+ ĐVSN có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên: là
đơn vị có nguồn thu sự nghịêp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường
xuyên cho đơn vị. Mức kinh phí tự đảm bảo chi phí cho hoạt động thường xuyên
của đơn vị được xác định theo công thức sau
Mức tự đảm bảo chi phí hoạt
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
động thường xuyên của đơn =
x 100%
vị sự nghiệp (%)
Tổng số chi hoạt động thường xuyên
Trong đó tổng số thu sự nghiệp và tổng số chi hoạt động thường xuyên của
đơn vị tính theo dự toán thu, chi của năm đầu thời kỳ ổn định, tình hình thực hiện
dự toán thu, chi của năm trước liền kề (loại trừ các yếu tố đột xuất, không thường
xuyên) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí cho hoạt động thường
xuyên: là các đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên, Ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí hoạt động thường
xuyên cho đơn vị.

1.1.2 Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập có thu
1.1.2.1 Nội dung cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập
có thu
Nội dung cơ bản của cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công

lập có thu được thể hiện rõ trong nghị định số 43/2006/NĐ-CP. Cụ thể là:


×