Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận lịch sử đảng(đường lối đại hội đảng VI)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.04 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 đến
ngày 18 - 12 - 1986 với 1129 đại biểu đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đánh dấu một bước tiến quan trọng
trong lịch sử phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam . Nó diễn ra khi đất nước
ta đang lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, cơ chế quản lý quan
liêu bao cấp đang dần làm kiệt quệ nền kinh tế Việt Nam. Đại hội chỉ rõ
khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm về chính sách kinh tế do từ
bệnh chủ quan duy ý chí , lối suy nghĩ đơn giản , nóng vội chạy theo nguyện
vọng chủ quan , là khuynh hướng buông lỏng quản lý kinh tế xã hội , không
chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng . Đó là những biểu
hiện của tư tưởng tiểu tư sản vừa tả khuynh lại vừa hữu khuynh .Nguồn gốc
của những khuyết điểm sai lầm đó bắt nguồn từ những khuyết điểm trong công
tác tư tưởng , công tác tổ chức và công tác cán bộ của Đảng . Đây là nguyên
nhân của mọi nguyên nhân . Đại hội VI diễn ra lúc này đáp ứng được tình hình
này .Những bài học kinh nghiệm cũng như mục tiêu và phương hướng của nó
là các tiền đề quan trọng trong bước chuyển mình của Việt Nam .
Với những đặc tính quan trọng đó , đường lối đổi mới của Đại hội VI
được coi là khuôn mẫu và điển hình cho những kỳ Đại hội tiếp theo .

1


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I : HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN
QUỐC LẦN THỨ VI.
Trên con đường quá độ tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội (CNXH), Đảng và
nhân dân Việt Nam đã gặp nhiều trở ngại hết sức to lớn do những nhược điểm
vốn có của nền sản xuất nhỏ, những hậu quả của các cuộc chiến tranh do bọn
đế quốc, bọn bành trướng gây nên. Thực trạng đất nước lúc này (giữa thập kỷ
80) đặt ra một yêu cầu khách quan, bức xúc có ý nghĩa sống còn đối với sự


nghiệp cách mạng của nước ta là, để làm xoay chuyển được tình thế, tạo ra một
sự chuyển biến có ý nghĩa quyết định trên bước đường đi lên. Đảng phải đổi
mới sự lãnh đạo và chỉ đạo một cách mạnh mẽ, phải đổi mới tư duy, trước hết
là tư duy kinh tế. Đảng cần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng tình hình , từ
đó xác định cho thật sát hơn mục tiêu và nhiệm vụ trong thời gian trước mắt ,
đề ra những chính sách và biện pháp chính xác , hữu hiệu . Tình hình đó đòi
hỏi Đảng ta phải chuẩn bị và tiến hành Đại hội lần thứ VI theo tinh thần đổi
mới mạnh mẽ về mọi mặt. Từ ngày 15 đến 18 tháng 12 năm 1986 Đại hội VI
của Đảng đã họp tại thủ đô Hà nội với 1129 đại biểu đại diện cho 1,9 triệu
Đảng viên trong toàn Đảng.

2


CHƯƠNG II . NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI.

Đại hội VI đã phân tích đánh giá những thành tựu cơ bản về mọi mặt
những khuyết điểm sai lầm của 10 năm xây dựng CNXH trên cả nước, đồng
thời chỉ rõ khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm, đặc biệt là
những sai lầm về chính sách kinh tế do từ bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy
nghĩ đơn giản, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan là khuynh hướng
buông lỏng quản lý kinh tế xã hội, không chấp hành nghiêm chỉnh đường lỗi và
nguyên tắc của Đảng. Đó là những biểu hiện của tư tưởng tiểu tư sản, vừa tả
khuynh lại vừa hữu khuynh .
Nguồn gốc của những khuyết điểm sai lầm đó bắt nguồn từ những
khuyết điểm trong công tác tư tưởng, công tác tổ chức và công tác cán bộ của
Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân .
I . BÀI HỌC KINH NGHIỆM


Từ sự phân tích như trên, Đại hội VI rút ra những bài học kinh nghiệm
lớn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động chỉ đạo thực hiện của Đảng từ đây
trở đi .
Một là : trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng "lấy
dân làm gốc " , chăm lo xây dựng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân
dân lao động .
Hai là : Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế , phải tôn trọng và hoạt động theo
quy luật khách quan . Mọi chủ trương , chính sách gây tác động ngược lại là

3


biểu hiện sự vận dụng không đúng quy luật , phải được nhanh chóng sửa đổi
hoặc bãi bỏ .
Ba là : phải biết kết hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại trong
điều kiện mới .
Bốn là : phải xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ chính trị của Đảng cầm
quyền để nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đủ sức lãnh đạo toàn dân tiến
hành cách mạng XHCN trên cả nước .
Đại hội lần thứ VI đề xướng chủ trương đổi mới đường lối xây dựng
CNXH trong thời kỳ quá độ ở nước ta một cách toàn diện và sâu sắc , đặc biệt
là đổi mới về tư duy. Vấn đề quan trọng trước tiên là phải xác định lại mục tiêu
sát hợp với quy luật đi lên CNXH từ sản xuất nhỏ. Đại hội xác định rằng công
cuộc xây dựng CNXH ở nước ta phải trải qua nhiều chặng đường. Trong những
chặng lớn có những bước quá độ nhỏ, chính vì vậy vấn đề quan trọng trước
tiên là phải xác định lại mục tiêu và bước đi cho thích hợp với quy luật đi lên
của CNXH. "Nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát của chặng đường đầu tiên
là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề
cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hoá XHCN trong những chặng đường
tiếp theo ."

II . CÁC MỤC TIÊU CỤ THỂ
Xuất phát từ nhiệm vụ bao trùm mục tiêu tổng quát Đại hội đã đề ra các
mục tiêu cụ thể trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên . Đó là :
1.Sản xuất đủ tiêu dùng và có tích luỹ
Đây là mục tiêu mang tính chất tổng quát để kết thúc chặng đường đầu
tiên chuyển sang chặng đường tiếp theo , thước đo chuẩn mực đó là thu nhập
quốc dân . Sản xuất trong nước phải đảm bảo được quỹ tiêu dùng và có tích
luỹ đến mức nhất định .Việc bảo quản quỹ tiêu dùng phải đạt được yêu cầu ổn
định và tiến lên cải thiện một bước đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

4


với mức sống cho phép .Tái sản xuất được sức lao động theo yêu cầu của công
nghiệp hoá , điều đó có nghĩa là quỹ tiêu dùng không những đáp ứng được nhu
cầu cần thiết và đời sống vật chất của toàn bộ xã hội với cơ cấu dân cư biến đổi
theo hướn tỉ trọng nhân khẩu phi nông nghiệp không ngừng tăng lên mà còn
phải giải quyết tốt hơn các nhu cầu về văn hoá giáo dục , đào tạo cán bộ và
công nhân kỹ thuật. Đồng thời phải đảm bảo nhu cầu quốc phòng an ninh
chiếm một tỉ lệ quan trọng trong quỹ tiêu dùng .
Ngoài phần đảm bảo quỹ tiêu dùng , thu nhập quốc dân sản xuất trong
nước còn phải đạt được mức tích luỹ đủ sức tiếp nhận đưa vào tái sản xuất , mở
rộng vốn vay và viện trợ của nước ngoài . Trong chặng đường đầu tiên chưa
thể đặt ra yêu cầu tích luỹ mở rộng tái sản xuất hoàn toàn , nguồn vốn trong
nước chúng ta phải mở rộng quan hệ kinh tế , đối ngoại tăng cường hợp tác
kinh tế , sử dụng tôt sự giúp đỡ của các nước anh em , chủ yếu là thiết bị toàn
bộ để xây dựng cơ sở vật chất CNXH . Song muốn đưa vào sử dụng những
thiêt bị toàn bộ đó phải có nguồn vốn tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế .
2.Bước đầu tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm phát triển sản xuất .
Tính hợp lý của cơ cấu kinh tế thể hiện trước hết ở chỗ : cơ cấu đó phải

phù hợp với tính quy luật về sự phát triển các ngành sản xuất vật chất với khả
năng của đất nước và sự phân công lao động hợp tác quốc tế , từng bước tạo ra
thế cân đối mới , đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định ;phấn đấu thực
hiện mục tiêu thứ nhât trong thời hạn nhanh nhât có thể được trong chặng
đường đầu tiên, cơ cấu kinh tế hợp lý phải hướng vào việc đẩy mạnh sản xuất
nông nghiệp, chủ yếu là cây lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu để tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, một mặt phải sắp xếp điều
chỉnh lại các cơ sở đã có, khắc phục những sai lầm về bố trí sản xuất trong thời
gian qua, mặt khác phải tiếp tục xây dựng thêm một số cơ sở vật chất kỹ thuật
cần thiết theo hướng tập trung . Trong việc phục vụ ba chương trình kinh tế
lớn, ưu tiên đầu tư chiều sâu và đầu tư đồng bộ hoá để tận dụng năng lực sản

5


xuất hiện có . Như vậy trong chặng đường đầu tiên phải xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật cho CNXH . Song khác với đại hội V đặt ra thành một mục tiêu
riêng , Đại hôi VI coi nó như một yếu tố quan trong để xây dựng cơ cấu kinh
tế hợp lý . Đây là một bài học rút ra từ thực tiễn nhằm định hướng cho việc xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật , đem lại hiệu quả tốt .
3.Tạo ra chuyển biến tốt về mặt xã hội .
Mục tiêu này xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống và thể hiện nhận thức
sâu sắc hơn về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội. Đại
hội VI nêu rõ : Mục đích cuối cùng của các hoạt động kinh tế là đáp ứng nhu
cầu về vật chất, văn hoá và sự phát triển toàn diện của con người. Đó chính là
lý tưởng của CNXH. Trình độ phát triển kinh tế tạo điều kiện vật chất cho việc
thực hiện chính sách xã hội. Đồng thời chính sách xã hội đúng đắn, phát huy
được mạnh mẽ yếu tố con người với tư cách và những chủ đề xây dựng CNXH
là điều kiện quan trọng hàng đầu để nâng cao năng suất lao động, tạo ra động
lực phát triển kinh tế, vấn đề đặt ra là kết hợp chính sách kinh tế và chính sách

xã hội như thế nào cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế trong chặng
đường đầu.
Đại hội VI đã nhấn mạnh những hướng chủ yếu cần tập trung thực hiện.
Một là : giải quyết việc làm cho người lao động.
Hai là : thực hiện công bằng xã hội : trước hết là đảm bảo cho nguyên tắc phân
phối theo lao động chiếm vị trí chủ yếu trong các quan hệ phân phối.
Ba là : phát huy dân chủ XHCN.
Bốn là : thực hiện theo nguyên tắc mọi người sống và làm việc theo hiến pháp
và pháp luật. Đó là những yếu tố quan trọng nhất để xây dựng quan hệ xã hội
và lối sống lành mạnh, bảo vệ và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc và
cách mạng, khắc phục các hiện tượng tiêu cực.

6


4. Đảm bảo nhu cầu củng cố quốc phòng và an ninh nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho công cuộc xây dựng kinh tế.
Đảng và Nhà nước ta trước sau như một, kiên trì chính sách đối ngoại
hoà bình và hữu nghị. Song điều đó không mâu thuẫn mà ngược lại phải luôn
luôn gắn liền với việc không ngừng củng cố quốc phòng giữ gìn an ninh chính
trị. Nếu như củng cố quốc phòng an ninh là điều kiện cơ bản để xây dựng kinh
tế thì xây dựng và phát triển kinh tế là cơ sở để ngày càng đầy đủ và ổn định
các nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh. Phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết
định tăng cường sức mạnh của đất nước, củng cố lòng tin của nhân dân, làm
cho mọi người gắn bó với vận mệnh và tương lai đất nước, của CNXH. Đó là
yếu tố quan trọng nhất để củng cố quốc phòng an ninh. Khi xác định hai nhiệm
vụ có ý nghĩa chiến lược của cách mạng nước ta là xây dựng CNXH và bảo vệ
Tổ quốc, Đảng ta đã phân tích rõ và kiên trì thực hiện mối quan hệ kết hợp
giữa kinh tế với quốc phòng. Đại hội VI tiếp tục quán triệt tư tưởng đó và đòi
hỏi nâng cao chất lượng và hiệu quả trên cả hai mặt xây dựng kinh tế và củng

cố quốc phòng, an ninh giải quyết được mối quan hệ này là phù hợp với diễn
biến tình hình trên thế giới và khu vực.
Các mục tiêu kinh tế nói trên chính là đường lối công nghiệp hoá XHCN
của Đảng ta trong chặng đường đầu, các mục tiêu đó liên quan mật thiết với
nhau và có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau.
III . NHỮNG GIẢI PHÁP LỚN.
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, Đại hội VI đã đề ra một hệ thống
giải pháp lớn như sau :
Một là : Bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư.
Hai là : Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất mới, sử dụng và cải
tạo đúng đắn các thành phần kinh tế.
Ba là : Đổi mới cơ chế quản lý.
Bốn là : Phát huy động lực của khoa học kỹ thuật.
7


Năm là : Mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại.
Sáu là : Tăng cường khả năng quốc phòng và an ninh.
Bảy là : Xây dựng hệ thống chính trị, phát huy vai trò lãnh đạo của
Đảng, vai trò quản lý của nhà nước, vai trò làm chủ của các đoàn thể trong Mặt
Trận Tổ Quốc.
Tám là : Xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh.
Tư tưởng chỉ đạo cốt lõi của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải
phóng mọi năng lực hiện có. Khai thác mọi tiềm năng của đất nước, sử dụng
hiệu quả sự giúp đỡ của quốc tế và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi
đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất XHCN. Phải đặt vấn đề giải
phóng mọi năng lực sản xuất là vì năng lực đó đang bị kìm hãm bởi những
thiếu sót trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trong việc tiến hành cải tạo XHCN, và
trong cơ chế quản lý. Việc khai thác các khả năng trong nước được đặt trong
quan hệ gắn bó với việc tranh thủ các yếu tố bên ngoài, các yếu tố bên trong

càng được phát huy triệt để càng tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ
của quốc tế, phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại, mở ra triển vọng khai thác tốt
nhất các tiềm năng cả ở bên trong và bên ngoài. Khác với quan điểm kinh tế
trước đây thường chú trọng đến quan hệ sản xuất, coi việc xác lập chế độ sở
hữu XHCN về tư liệu sản xuất là nhân tố quyết định cho việc xây dựng nền
kinh tế XHCN. Đại hội VI coi việc phát triển lực lượng sản xuất là có ý nghĩa
quyết định nhất, là mục đích quan trọng nhất, là tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá
các kế hoạch và chính sách kinh tế. Việc xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất
XHCN luôn được quan tâm, song không được tách rời, không được đi ngược
lại mà phải gắn chặt với yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất. Tư tưởng chỉ
đạo này là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các chính sách kinh tế. Đồng thời bên cạnh đó
phải tiến hành thực hiện tốt ba chương trình kinh tế lớn : Chương trình về
lương thực, thưc phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Đại hội VI nhấn
mạnh rằng ba chương trình mục tiêu đó là sự cụ thể hoá nội dung chính của
công nghiệp hoá XHCN trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ.
8


CHƯƠNG III : Ý NGHĨA CỦA ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC
LẦN THỨ VI.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng là một sự kiện trọng đại
trên con đường xây dựng CNXH ở Việt Nam, là đại hội mở đầu cho quá trình
đổi mới trong sự lãnh đạo của Đảng. Đường lối đổi mới đó trước hết là đổi mối
tư duy kinh tế đã mang đến cho cách mạng nước ta nguồn sức mạnh mới để
tiến lên theo định hướng XHCN. Đại hội VI là sự tập trung trí tuệ của toàn
Đảng, toàn dân ta thể hiện truyền thống đoàn kết nhất trí trong Đảng vì vậy nó
được đánh giá là đại hội của trí tuệ, dân chủ, và đổi mới. Nó đánh dấu sự
trưởng thành vượt bậc của Đảng ta, giải quyết được nhiều vấn đề về lý luận và
thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu nguyện vọng của nhân dân ta, phù hợp với xu

thế phát triển của thời đại mới. Ý nghĩa to lớn của nó được thể hiện rõ nét qua
những thành tựu mà đất nước ta đạt được vào những năm tiếp theo trên nhiều
lĩnh vực.
1.Về kinh tế
Một là : Sau Đại hội VI chúng ta thực hiện ngay chủ trương điều chỉnh
cơ cấu kinh tế theo hướng tập trung thực hiện các mục tiêu của ba chương trình
kinh tế khai thác mọi nguồn gốc đầu tư, khuyết điểm nhiều năm trước đây là
thiên về công nghiệp nặng, hay xâm nhập về công nghiệp lớn quá sức chịu
đựng của nền kinh tế, hậu quả là nhiều công trình kéo dài, dở dang, do đó
không đủ sức tập trung lực lưọng để giải quyêtd những vấn đề rất cần thiết là
lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Để khắc phục khuyết
điểm ấy, Nhà nước đã cắt giảm 37 công trình lớn chiếm 1/4 giá trị thiết bị các
công trình đã ký kết với nứoc ngoài. Các ngành, các địa phương cũng cắt giảm
trên 300 công trình sắp hoặc đang xây dựng. Nhờ đó Nhà nước đã tập trung

9


được 60% ngân sách của Trung ương, còn chính quyền cấp tỉnh, thành phốthì
giành tới 70 - 80% ngân sách địa phương để thực hiện ba chương trình kinh tế
Việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư cũng đã kéo được lưong thực
từ 18,3 triệu tấn/năm 1986 lên 20 triệu tấn năm 1989. Một số công trình do
được tập trung đầu tư nên sớm được đưa vào sử dụng như thuỷ điện Hoà Bình,
Trị An; nhiệt điện Phả Lại ...
Về chính sách tạo vốn, trước kia vốn sản xuất kinh doanh xây dựng... đều
do Nhà nước cấp, Đại hội VI đã có chính sách tạo vốn rất mới phù hợp.
Đó là nguồn vốn được xây dựng từ ngân sách của Nhà nước, địa phương và cá
nhân. Nhờ chính sách này có tỉnh đã huy động số vốn của nhân dân đưa vào
sản xuất kinh doanh gấp 30 lần vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh đó.
Hai là : Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần, giải

phóng mọi năng lực sản xuất. Những năm trước chúng ta chưa nắm vững, và
vận dụng qui luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất. Vì vậy Đại hội VI đã đề ra chủ trương thực hiện cơ chế
nhiều thành phần, kinh tế XHCN bao gồm kinh tế quốc dân và kinh tế tập thể,
kinh tế cá thể của thợ thủ công, nông dân, người buôn bán nhỏ, kinh tế tư bản
tư nhân, kinhtế tư bản nhà nước. Việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành
phần đã đem lại nhiều kết quả : hàng trăm nhà tư bản bỏ vốn ra xây dựng các
cơ sơ kinh doanh sản xuẩttong các nghành sản xuất tiêu dùng, trồng cây công
nghiệp, nuôi tôm, hàng chục vạn người lao động cá thể bỏ vốn và sức lao động
làm các nghề thủ công, đánh bắt, chế biến hải sản, kinh doanh các dịch vụ. Có
thể nêu một vài con số điển hình : đầu năm 1988 cả nước có 12 vạn ha nuôi
tômthì 2/3 là của gia đình, diện tích trồng cà phê chỉ trong vài năm từ 6 vạn ha
lên đến 11 vạn ha, trong đó gia đình chiếm 70%...Sau một thời gian thực hiện
chính sách này Đảng đã rút ra kết luận : chính sách kinh tế nhiều thành phần có
ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính qui luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH thể
hiện tinh thần dân chủ về kinh tế, đảm bảo cho mọi người làm ăn theo pháp
luật.
10


Ba là : Đối với chế độ quản lý kinh tế, chuyển mạnh các đơn vị kinh tế
sang hạch toán kinh tế theo quan điểm phát triển nền kinh tế hang hoá có kế
hoạch gồm nhiều thành phần đi lên CNXH.
Đây là việc làm rất khó khăn và phức tạp trong đổi mới, vì cơ chế quản lý
tập trung quan liêu bao cấp đã ăn sâu bén rễ vào tất cả các hoạt đọng kinh tế
cũng như đời sống. Song qua một thời gian vừa làm vưa rút kinh nghiệm,
chúng ta cũng đạt được một số kết quả quan trọng, kết quả rõ nhất là việc đổi
mới cơ chế quản lý khu vực hợp tác xã nông nghiệp. Nghị quyết 10 của bộ
chính trị về cải tiến cơ chế quản lý nông nghiệp ban hành năm 1988 đi vào
cuộc sống khá nhanh được hàng chục triệu nông dân đồng tình và thực hiện

khoán 10 đã đưa năng suất khoán của nông nghiệp tăng lên nhiều so với khoán
100 trước kia và do đó thu nhập của người nông dân ngày càng tăng và vì vậy
họ đã tập trung , tích cực đầu tư vào sản xuất, mặt khác khoán 10 còn góp phần
làm tinh giảm gọn nhẹ bộ máy quản lý hợp tác xã trong nông nghiệp.
Bốn là : kiềm chế và đảy lùi dược lạm phát. Lạm phát ở nước ta đã diễn
ra nhiều năm, Đại hội VI coi chống lạm phát là một nhiệm vụ cấp bách phải
giải quyết bằng nỗ lực cao nhất của mình thông qua việc kết hợp các biện pháp
kinh tế, dần dần ta đã đẩy lùi lạm phát. Tuy nhiên cho đén nay lạm phat chưa
chấm dứt nhưng mức độ đã thấp hơn nhiều.
2. Về chính sách xã hội.
Bằng nhiều chủ trương , chính sách của mình , bước đầu Đảng và nhà
nước ta đã giải quyết được một số mặt trì trệ của xã hội , như chính sách về tiền
lương và thu nhập của những người làm công ăn lương , tìm và tạo việc làm
cho người lao động , trong đó có cả xuất khẩu lao động . Bên cạnh những biện
pháp hạn chế sự phát triển dân số thì việc sắp xếp lại biên chế Nhà nước tinh
giảm bộ máy quản lý của các cơ quan xi nghiệp , hợp tác xã cũng đã góp phần
làm ổn định đời sống nhân dân . Các chính sách xã hội khác như chính sách
đối với các đối tượng thương binh , gia đình liệt sĩ , những người tàn tật , cô

11


đơn cơ nhỡ đã dần dần trở thành phong trào thường xuyên của cả nước đặc biệt
là phong trào làm việc thiện đã đi vào từng khu phố , ngõ xóm .
3. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị .
Để xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, Đảng ta chủ trương phải đổi
mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị . Việc đổi mới tổ
chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị bao gồm việc đổi mới tổ
chức cán bộ , phương thức hoạt động của các Nhà nước từ Quốc hội , Hội đồng
nhân dân các cấp đến hội đồng bộ trưởng, ủy ban nhân dân các cấp của các

đoàn thể quần chúng .v.v... Theo tinh thần đổi mới trên , nhiều tổ chức Đảng
cơ quan nhà nước , đoàn thể quần chúng đã có ý thức tôn trong dân , gần dân
hơn . Trả lời và giải quyết những vấn đề quần chúng nêu ra . Đặc biệt trong
công tác cán bộ . Trong việc sắp xếp tổ chức bồi dưỡng cán bộ đã đúng hướng .
Trong công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng . Trong những năm 19851990 với đường lối đúng đắn của mình chúng ta đã thu được những thắng lợi
đáng kể , công cuộc đổi mới vẫn còn đang tiếp tục , bằng sức mạnh của cả dân
tộc ta , với tinh thần khiêm tốn và thực sự cầu thị , dưới sự lãnh đạo của Đảng ,
đất nước ta nhất định sẽ thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu .
Bên cạnh những thành tích trên còn có tồn tại , lạm phát còn ở mức độ
cao , nhiều cơ sở đình đốn khéo dài lao động thiếu việc làm tăng lên , chế độ
tiền lương không hợp lý , đời sống của những người chủ yếu sống bằng đồng
lương hoặc trợ cấp xã hội của một bộ phân nông dân giảm sút , tốc độ tăng dân
số còn cao .Sự nghiệp văn hoá có những mặt tiếp tục xuống cấp , tình trạng
tham nhũng tiêu cực và bất công xã hội tăng lên đời sống thực dụng , hủ tục mê
tín dị đoan phát triển , tình trạng vi phạm dân chủ còn , việc thực hiện pháp luật
kỉ cương chưa nghiêm , an ninh trật tự và an toàn xã hội còn phức tạp , vẫn còn
có những nhân tố có thể gây mất ổn định chính trị không thể xem thường .
Nguyên nhân đem lại những thành tựu đổi mới là sự lãnh đạo kiên định
vững vàng của Đảng, tinh thần cách mạng và sự nỗ lực phấn đấu của toàn dân.

12


Về mặt khó khăn yếu kém là do có phần hậu quả của nhiều năm trước đây để
lại, hơn nữa tình hình thế giới có rất nhiều sự biến động. Từ thực tiễn trên,
Đảng ta đã rút ra những kinh nghiệm là phải giữ đúng định hướng XHCN trong
quá trình đổi mới; đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có bước
đi, hình thức và cách làm phù hợp; phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành
phần phải đi đôi với tăng cường quản lý của Nhà nước về kinh tế xã hội; khẳng
định tiếp tục phát huy ngày càng sâu rộng nền dân chủ XHCN...


13


KẾT LUẬN
Đại hội VI của Đảng đề ra đường lối đổi mới toàn diện , mở ra bước
ngoặt trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta . Ý nghĩa lịch sử của Đại hội
VI là đã phân tích đúng đắn nguyên nhân của tình hình khủng hoảng kinh tế xã
hội từ nhiều năm trước , đề ra các định hướng lớn để từng bước thoát khỏi tình
trạng đó .
Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI , những diễn biến quốc
tế phức tạp đã tác động xấu đến tình hình chính trị , kinh tế và xã hội nước ta .
Nhưng Đảng , Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn , kiên trì
tìm tòi , khai phá con đường đổi mới chưa có một khuôn mẫu cho trước , từng
bước đưa đường lối Đại hội VI vào cuộc sống .
Từ Đại hội VI trở đi Đảng ta đã luôn nắm vững và phát huy các bài học
kinh nghiệm cho những kỳ đại hội tiếp theo . Chính nhờ nắm vững và vận dụng
sáng tạo các bài học ấy , Đảng ta đã và đang lãnh đạo nhân dân thực hiện thành
công sự nghiệp đổi mới , tiến hành công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ,
đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế và đạt đến những tầm cao mới
.Chắc chắn rằng với sự quyết tâm của toàn Đảng toàn dân ta , Việt Nam sẽ thực
hiện thành công công cuộc Cách mạng XHCN trong một tương lai không xa .

14



×