Tải bản đầy đủ (.doc) (94 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Hàng hải Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 94 trang )

TRNG I HC KINH T QUC DN
CHNG TRèNH THC S IU HNH CAO CP - EXECUTIVE
MBA

TRầN THị HUế

Giải pháp nâng cao chất lợng tín dụng đối
với doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thơng
mại
cổ phần hàng Hải Việt Nam

Hà nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các sô
liệu và trích dẫn nêu trong Luận văn hoàn toàn trung thực. Các kết quả nghiên cứu
của Luận văn chưa được công bô trong bất kỳ công trình nào.
Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2013
Tác giả

Trần Thị Huế


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới giáo viên hướng dẫn
khoa học, PGS. TS. Bùi Văn Hưng đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tác giả trong
suôt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn
tới các thầy, cô trường Đại học Kinh tế quôc dân, Viện sau đào tạo Đại học, đã quan


tâm, tham gia đóng góp ý kiến và hỗ trợ tác giả trong quá trình nghiên cứu, giúp tác
giả có cơ sở kiến thức và phương pháp nghiên cứu để tác giả hoàn thiện Luận văn
Thạc sỹ của mình.
Tác giả xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt
Nam, đặc biệt là chị Đỗ Thị Mai Dung - Giám đôc Trung tâm Quản lý rủi ro tín
dụng doanh nghiệp lớn và định chế tài chính, anh Trần Văn Hải và anh Nguyễn
Quang Mẫn chuyên gia cao cấp về quản lý rủi ro của Ngân hàng TMCP Hàng Hải
Việt Nam cùng các đồng nghiệp đã quan tâm, cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết,
tạo điều kiện cho tác giả có cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Cuôi cùng, tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hỗ trợ, động viên tác
giả trong suôt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn./.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP LỚN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI................5
1.1. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp lớn của ngân
hàng thương mại...............................................................................................5
1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của doanh nghiệp lớn...................................5
1.1.2. Tín dụng ngân hàng thương mại đôi với doanh nghiệp lớn............................8
1.1.3. Nội dung hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại đôi với doanh
nghiệp lớn................................................................................................................9
1.2. Chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại..............................................10
1.2.1. Quan điểm về chất lượng tín dụng...............................................................10

1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng tín dụng............................................11
1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng...................................................12
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng..............................................17
1.3.1. Nhân tô chủ quan.........................................................................................17
1.3.2. Nhân tô khách quan......................................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP LỚN CỦA NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM
...................................................................................................................................... 23
2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam.....................................23
2.1.1. Sự hình thành và phát triển..........................................................................23
2.1.2. Mô hình tổ chức...........................................................................................24
2.1.3. Tình hình hoạt động của MSB trong thời gian qua......................................24
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – T6/ 2013...........................30
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại ngân hàng
TMCP Hàng hải Việt Nam 2008- T6/2013.............................................................31


2.2.1. Những quy định chung về tín dụng đôi với doanh nghiệp lớn tại ngân
hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam............................................................................31
2.2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng đôi với DNL của MSB...............................33
2.3. Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn của MSB...............40
2.3.1 Những kết quả đạt được................................................................................41
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân..............................................................................43
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................................50
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2013 - 2018..................................................................................51
3.1. Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam trong
thời gian tới.............................................................................................................. 51

3.1.1. Nhận định về tình hình năm 2013................................................................51
3.1.2. Định hướng phát triển chung của MSB trong thời gian tới..........................54
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh
nghiệp lớn tại MSB..........................................................................................56
3.2.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đôi với doanh nghiệp lớn...........................57
3.2.2. Đảm bảo chất lượng tín dụng khi tăng trưởng tín dụng.....................................59
3.2.3. Thực hiện xử lý nợ quá hạn, nợ xấu một cách triệt để.................................60
3.2.4. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng.................................62
3.2.5. Chú trọng xây dựng hệ thông thông tin tín dụng..........................................65
3.2.6. Nâng cao hiệu suất khai thác công nghệ ngân hàng.....................................66
3.2.7. Tăng cường Marketing hướng vào đôi tượng khách hàng là các doanh
nghiệp lớn..............................................................................................................66
3.2.8. Tăng cường các môi quan hệ với các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp lớn..........67
3.3. Một số kiến nghị...............................................................................................67
3.3.1. Đôi với Tổng giám đôc, Ủy ban tín dụng, Hội đồng tín dụng của MSB
............................................................................................................................... 68
3.3.2. Đôi với Ngân hàng nhà nước.......................................................................68
3.3.3. Đôi với Chính phủ........................................................................................69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................................................................................69
KẾT LUẬN.................................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................71



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ALM

Chuyên viên quản lý tài sản nợ-có


B/L
CBTD
CRM

Bảo lãnh

CPI

Chỉ sô giá tiêu dùng

CSO

Chuyên viên dịch vụ tín dụng

DNL

Doanh nghiệp lớn

ERP

Giải pháp triển khai trong hệ thông ngân hàng

EU

Liên minh Châu Âu

EURO

Đồng tiên chung Châu Âu


GDP

Tổng sản phẩm nội địa

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HĐTD

Hội đồng tín dụng

LC Cần Thơ

Trung tâm doanh nghiệp lớn Cần Thơ

LC SGD

Trung tâm doanh nghiệp lớn Sở Giao Dịch

LC HCM

Trung tâm doanh nghiệp lớn Hồ Chí Minh

MSB

Ngân hàng TMCP hàng Hải Việt Nam

NHNN


Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

RM
TCTD

Giám đôc quan hệ khách hàng
Tổ chức tín dụng

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

UBTD

Ủy ban tín dụng

USD

Đôla Mỹ

VAMC

Công ty quản lý tài sản

VNĐ


Việt Nam Đồng

VNPT

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam

VNR-500

Bảng xếp hạng doanh nghiệp

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Cán bộ tín dụng
Quản trị quan hệ khách hàng

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU


BIỂU
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ mô tả sô liệu huy động vôn từ dân cư giai đoạn 2008tháng 6/2013 của MSB......................................................................25
Biểu đồ 2.2: Quy mô cho vay đôi với doanh nghiệp lớn và toàn hàng MSB..........36
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ mô tả sô liệu cơ cấu dư nợ đôi với DNL của MSB theo
thời gian từ 2008 đến T6/2013...........................................................37

BẢNG
Bảng 2.1:

Tăng trưởng tín dụng và dư nợ cho vay giai đoạn 2008- T6/ 2013

...........................................................................................................26

Bảng 2.2:

Cơ cấu cho vay phân theo đôi tượng khách hàng và loại hình
doanh nghiệp giai đoạn 2008-T6/2013..............................................27

Bảng 2.3:

Cơ cấu phân theo ngành kinh tế giai đoạn từ 2008 - T6/2013............28

Bảng 2.4:

Kết quả kinh doanh của MSB giai đoạn 2008- T6/2013....................30

Bảng 2.5:

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng đôi với DNL tại MSB....................34

Bảng 2.6:

Tình hình nợ quá hạn của doanh nghiệp lớn tại MSB trong giai
đoạn 2008 đến T6/2013.....................................................................34

Bảng 2.7:

Tình hình nợ xấu của doanh nghiệp lớn tại MSB trong giai đoạn
2008 đến T6/2013..............................................................................35

Bảng 2.8:


Dư nợ tín dụng đôi với DNL tại MSB theo thành phần kinh tế.........37

Bảng 2.9:

Tiêu chuẩn tỷ lệ dự phòng chung của ngân hàng nhà nước................38

Bảng 2.10:

Trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng đôi với DNL của MSB
...........................................................................................................38

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1:

Khung quản lý rủi ro..........................................................................31


TRNG I HC KINH T QUC DN
CHNG TRèNH THC S IU HNH CAO CP- EXECUTIVE
MBA

TRầN THị HUế

Giải pháp nâng cao chất lợng tín dụng đối
với doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thơng mại
cổ phần hàng Hải Việt Nam

Hà nội - 2013



i

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng đối với
doanh nghiệp lớn của ngân hàng thương mại
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương
mại. Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng tín dụng khó có thể đo lường
hết các khía cạnh của chất lượng, vì vậy người ta thường sử dụng cả tiêu chí định
lượng và tiêu chí về định tính. Để đo lường chất lượng nói chung và vấn đề chất
lượng tín dụng ở ngân hàng thương mại nói riêng. Trong luận văn này tác giả lựa
chọn các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng ở ngân hàng thương mại
bao gồm chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính có ảnh hưởng lớn đến chất lượng
tín dụng của ngân hàng thương mại.
1.Các chỉ tiêu định lượng
a. Chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Mức độ sinh lời được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Mức sinh lời vôn tín
=

dụng

x 100%

Tổng dư nợ bình quân

b.Chỉ tiêu nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu được hiểu là phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của ngân hàng thương mại ở

thời điểm nhất định, thường được tính vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Tỷ lệ nợ xấu

Nợ xấu
=

x 100%

Tổng dư nợ tín dụng

c. Chỉ tiêu về quy mô tín dụng
Đây là chỉ tiêu cơ bản, để đo kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng thương
mại, chỉ tiêu này tuy không trực tiếp phản ánh chất lượng tín dụng, nhưng nó là cơ
sở để xác định các chỉ tiêu liên quan khác. Chỉ tiêu quy mô tín dụng được xét ở 2
khía cạnh đó là: Doanh sô cho vay trong kỳ và dự nợ tín dụng.
- Doanh số cho vay trong kỳ được thể hiện qua công thức sau:


ii

(Doanh sô vay năm nay – doanh sô

Tỷ lệ tăng trưởng
doanh sô cho vay đôi
với doanh nghiệp lớn

=

cho vay năm trước) doanh nghiệp lớn


X 100%

Doanh sô cho vay năm trước

- Dư nợ cho vay: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay tín dụng được tính theo
công thức sau:
(Dư nợ năm nay – dư nợ năm trước) doanh
nghiệp lớn

Tỷ lệ tăng trưởng
dư nợ cho vay

=

x 100%

Dư nợ năm trước

e. Trích lập dự phòng và rủi ro tín dụng
Quỹ dự phòng được trích lập nhằm để hạn chế rủi ro tín dụng là khoản tiền
được ngân hàng thương mại trích ra để dự phòng cho các tổn thất có thể xảy ra do
khách hàng vay không có khả năng trả nợ, hoặc chậm trả cả lãi và gôc như cam kết.
Ngoài ra việc áp dụng các tiêu chuẩn trong Basel II giúp ngân hàng hạn chế
được các rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng
phát triển bền vững.
2. Các chỉ tiêu định tính
Các chỉ tiêu định tính đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chất lượng
tín dụng của ngân hàng thương mại. Nó được phản ánh qua:
- Mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

- Mức độ uy tín của ngân hàng

Chương 2 : Thực trạng chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp
lớn của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
2.1 Đánh giá chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn của MSB
Ở Việt Nam hiện nay trên thị trường tài chính tiền tệ đang tồn tại rất nhiều
NHTM cổ phần và các ngân hàng thương mại nhà nước đang trong tiến trình cổ
phần hóa. Cùng với đó là sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hoạt động tín


iii

dụng và các dịch vụ khác vô cùng khôc liệt. Trước những diễn biến phức tạp trên
thị trường tài chính, ngân hàng MSB vẫn từng bước phát triển một cách vững
mạnh trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam về cả quy mô và hiệu quả. Dưới
đây là một sô kết quả đạt được trong quá trình phát triển và vươn lên của MSB.
2.1.1 Những kết quả đạt được
- Quy mô tín dụng ngày một được mở rộng: Năm 2008 sô khách hàng doanh
nghiệp lớn mới có 145 khách hàng, dư nợ 3,736,662 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên
400 khách hàng, năm 2012 sô lượng khách hàng DNL là 470 với dư nợ 12,584,334
tỷ đồng.
- Đối tượng cho vay có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế
và chiến lược phát triển của MSB.
- Việc điều chỉnh các ngành nghề, thành phần kinh tế của MSB được thực hiện
mạnh mẽ, linh hoạt, năm 2008 doanh nghiệp quôc doanh chiếm 78,3% trong tổng
dư nợ của DNL, đến tháng 6/2013 tỷ lệ này giảm xuông còn 51,6%
- Quy trình vay và thẩm định khách hàng liên tục được hoàn thiện: MSB đã
tiến hành rà soát và xây dựng hoàn chỉnh quy trình cho vay đôi với doanh nghiệp
lớn, cũng như xây dựng chính sách ưu tiên cho từng nhóm khách hàng là doanh
nghiệp lớn tạo điều kiện cho cán bộ quản lý khách hàng có căn cứ để giải quyết nhu

cầu tín dụng cho các doanh nghiệp lớn được nhanh hơn, chủ động hơn.
- Chất lượng cán bộ được nâng cao
- Nợ xấu dược duy trì ở mức thấp
- Lợi nhuận từ các khoản vay của DNL đóng góp cho MSB luôn tăng lên qua
các năm. Năm 2008 130,74 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 450,18 tỷ đồng, và 6 tháng
đầu năm 2013 đạt 170,99 tỷ đồng,
- Tỷ lệ trích lập dự phòng của MSB luôn theo tiêu chuẩn của ngân hàng nhà
nước và và hướng đến chuẩn của quôc tế nhằm đáp ứng an toàn cho khoản vay.
2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.1.2.1 Hạn chế
Giai đoạn từ năm 2008 đến T6/2013 là chặng đường phát triển của MSB có
nhiều cung bậc, bởi ảnh hưởng chung từ nền kinh tế thế giới và nền kinh tế trong


iv

nước nên thành tích đạt được cũng có những lúc tăng, giảm khác nhau qua từng
năm. Tuy nhiên trong giai đoạn phát triển trên, MSB vẫn còn bộc lộ một sô hạn chế
gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của MSB, thể hiện ở các mặt sau:
- Quy mô tín dụng chưa tương xứng với tiềm năng và nguồn lực của MSB, dư
nợ của DNL chiếm khoảng 30% trong tổng dư nợ toàn ngân hàng, cơ sở vật chất,
cộng nghệ thông tin, con người chưa được khai thác triệt để để phục vụ cho việc
phát triển, mở rộng quy mô.
- Việc tăng trưởng tín dụng với đảm bảo chất lượng tín dụng chưa được kết hợp
hài hòa. Dẫn đến mâu thuẫn giữa việc mở rộng tín dụng, tăng dư nợ và chất lượng tín
dụng.
- Tỷ lệ quá hạn và nợ xấu của DNL vài năm trở lại đây tăng.
- Lợi nhuận của MSB tăng chậm
- MSB chưa làm tốt công tác tư vấn cho khách hàng khi đầu tư, các DNL, tập
đoàn kinh tế đa sô đều đầu tư ngoài ngành, nên khi kinh tế gặp khó khăn họ khó có

khả năng chông đỡ trước diễn biến phức tạp của thị trường.
- Các sản phẩm thiết kế cho DNL chưa nhiều, chưa đa năng
2.2.2.2. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan
b. Nguyên nhân chủ quan
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn
tại Ngân hàng TMCP Việt Nam giai đoạn 2013 -2018
Để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNL của MSB, theo tác giả cần tập
trung gải quyết 3 vấn đề chủ chốt đó là chính sách tín dụng đối với DNL; đảm bảo
chất lượng tín dụng đi đôi với tăng trưởng tín dụng và xử lý nợ quá hạn. Ngoài ra
còn có các giải pháp khác góp phần làm nâng cao chất lượng tín dụng.
3.1. Hoàn thiện chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp lớn
- MSB cần sớm thành lập phòng chính sách dành riêng cho DNL để nghiên
cứu, truyền tải đầy đủ các quy định, định hướng, hướng dẫn của HĐQT nhằm sử
dụng, khai thác được các nguồn lực trong ngân hàng và các nguồn lực từ DNL, đảm
bảo toàn bộ các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng như: Quy mô, lãi suất, kỳ hạn, tài


v

sản đảm bảo, phạm vi tín dụng, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác.
- Nâng cao và hoàn thiện chính sách tín dụng theo tiêu chuẩn quôc tế, đặc
biệt triển khai sâu rộng các tiêu chuẩn của Basel II trong hoạt động cho vay của
ngân hàng, từ đó hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng của MSB.
3.2. Đảm bảo chất lượng tín dụng đi đôi với tăng trưởng tín dụng
MSB nên đa dạng hoá các dịch vụ để tăng nguồn thu, giảm bớt gánh nặng lên
hoạt động tín dụng đồng thời phải thực hiện một sô giải pháp sau:
- Hàng năm, MSB phải xây dựng kế hoạch tăng trưởng tín dụng của toàn hệ
thông một cách hợp lý, sao cho sự tăng trưởng đó phải phù hợp với quy mô của
ngân hàng, trình độ của đội ngũ quản lý và cán bộ công nhân viên. Đồng thời đảm

bảo các hệ sô an toàn theo đúng quy định của NHNN.
- Khi đã xây dựng được kế hoạch tăng trưởng tín dụng đôi với các doanh
nghiệp lớn và giao cho các chi nhánh và phòng giao dịch, MSB phải tăng cường
công tác kiểm tra và yêu cầu các đơn vị trực thuộc phải thực hiện nghiêm túc kế
hoạch đã đề ra.
3.3. Thực hiện xử lý nợ quá hạn, nợ xấu một cách triệt để
Để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa công tác xử lý nợ xấu, tác giả đưa ra một sô
giải pháp để xử lý các khoản vay quá hạn, nợ xấu. Xử lý nợ dựa trên nguyên tắc
như sau:
Việc xử lý nợ phải đảm bảo các yếu tô kịp thời, hiệu quả, minh bạch.
+ Trong khi xử lý nợ các cán bộ Phòng pháp chế phải tuân thủ các quy định
của pháp luật và các quy định có liên quan của MSB.
+ Việc xử lý nợ phải được sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng xử lý nợ MSB
* Các phương pháp xử lý nợ cụ thể được tác giả đề xuất như sau:
- Chủ động đàm phán với khách hàng để đưa ra giải pháp trọn gói như cơ cấu
lại nợ, giãn nợ, gia hạn nợ khi khách hàng gặp rủi ro khách quan trong sản xuất kinh
doanh dẫn đến nợ quá hạn
- Kiểm soát chặt chẽ tình hình khách hàng, đặc biệt là quản lý dòng tiền thu nợ.
- Đôi với các khách hàng có khả năng phục hồi sản xuất, có nguồn trả nợ


vi

tương lai cần cơ cấu lại cho phù hợp với dòng tiền của khách hàng, kết hợp với việc
xem xét miễn giảm lãi đôi với khách hàng, thực hiện việc đôn đôc nợ.
- Đôi với các khách hàng không có khả năng phục hồi, kiên quyết triển khai
thu nợ bằng biện pháp xử lý TSBĐ.
3.4 Ngoài 3 giải pháp chủ chốt kể trên còn có 5 giải pháp khác giúp nâng
cao chất lượng tín dụng như:
1. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý khách hàng

2. Chú trọng xây dựng hệ thống thông tin tín dụng
3. Nâng cao hiệu suất khai thác công nghệ ngân hàng
4. Tăng cường công tác Marketing hướng vào đối tượng khách hàng là các
doanh nghiệp lớn
5. Tăng cường các mối quan hệ với các tổ chức, hiệp hội doanh nghiệp lớn

KẾT LUẬN
Để hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, tăng trưởng tín dụng tôt, bảo tồn
vôn trong hoạt động kinh doanh và nâng cao hơn nữa uy tín của MSB trên thị
trường tài chính trong nước và nước ngoài, vấn đề chất lượng tín dụng cần được
lãnh đạo, cán bộ MSB quan tâm và đề cao trong các giai đoạn phát triển của MSB.
Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng, tác giả đã đề xuất 8 giải pháp,
trong đó tập trung vào 3 giải pháp cơ bản, trực tiếp tác động tới nâng cao chất lượng
tín dụng đôi với DNL tại MSB. Rất cần được lãnh đạo quan tâm, xem xét và áp
dụng tại MSB.


TRNG I HC KINH T QUC DN
CHNG TRèNH THC S IU HNH CAO CP -EXECUTIVE
MBA

TRầN THị HUế

Giải pháp nâng cao chất lợng tín dụng đối
với doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thơng mại
cổ phần hàng Hải Việt Nam

Ngời hớng dẫn khoa học:
PGS.TS. BùI VĂN HƯNG


Hà nội - 2013


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 2008 đến nay, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy
thoái kinh tế thế giới, kinh tế trong nước cũng đi vào giai đoạn suy thoái khá trầm
trọng. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trong nước nói
chung và đặc biệt là các doanh nghiệp có vôn nhà nước. Theo báo cáo của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, chỉ tính riêng 2 năm 2011 và 2012, sô doanh nghiệp giải thể đã lên
đến 17.000; sô doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 12.700 và sô doanh nghiệp bị
thu hồi là 3.900. Trong đó, sô doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động và bị thu hồi
năm 2012 gấp gần 2 lần năm 2011. Bên cạnh sô doanh nghiệp ngừng hoạt động kể
trên, nhiều doanh nghiệp còn hoạt động cũng lâm vào tình trạng mất khả năng chi
trả, nợ quá hạn tăng cao, dẫn đến nợ nhảy nhóm. Điều này tất yếu làm cho thị
trường tài chính trong nước gặp nhiều khó khăn và rủi ro, đặc biệt là hoạt động cho
vay tín dụng.
Trong bôi cảnh suy thoái kinh tế, khi nhu cầu thị trường giảm sút và chịu
nhiều áp lực từ ngoại cảnh, các doanh nghiệp lớn với đặc trưng là doanh nghiệp nhà
nước kinh doanh kém hiệu quả và doanh nghiệp ngoài nhà nước ít nhiều đều có liên
quan đến lĩnh vực bất động sản, là đôi tượng dễ bị tổn thương nhất. Điển hình
trường hợp của các tập đoàn kinh tế lớn nhà nước như: Vinashin, Vinaline, Tập
đoàn Sông Đà… đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí không còn khả năng
thanh toán. Nhiều doanh nghiệp lớn khu vực ngoài nhà nước từng nổi danh cũng rơi
vào tình trạng phá sản hoặc không còn khả năng thanh toán như: Tổng Công ty Phát
triển Đô thị Kinh Bắc, Công ty cổ phần Thủy sản Bình An, Công ty cổ phần Quôc
Cường Gia Lai…
Từ thực tế của nền kinh tế, vấn đề đặt ra làm sao để hạn chế, kiểm soát

được rủi ro trong hoạt động cho vay, an toàn về vôn, có lợi nhuận và tạo uy tín
trên thị trường tài chính luôn là bài toán cho các ngân hàng. Đôi với ngân hàng
TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB), việc nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt
động cho vay luôn được các cấp lãnh đạo và toàn bộ cán bộ của ngân hàng quan


2

tâm, bởi nó giúp cho ngân hàng tránh và hạn chế được nhiều rủi ro cũng như
những tổn thất to lớn có thể xảy ra, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ tín
dụng và tạo điều kiệu để mở rộng các quan hệ tín dụng, toàn thể cán bộ nhận
viên của MSB còn nhận thức rằng chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và
phát triển của MSB.
Những năm vừa qua, khôi khách hàng doanh nghiệp lớn luôn chiếm vị trí
quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Các doanh nghiệp lớn
thường đóng góp phần lớn về doanh thu, lợi nhuận hàng năm và là đôi tượng khách
hàng được MSB rất coi trọng. Tuy nhiên, trong bôi cảnh kinh tế suy thoái, các
khách hàng lớn cũng làm gia tăng các rủi ro tín dụng, đòi hỏi MSB phải có những
chính sách cần thiết nhằm hạn chế và kiểm soát được rủi ro này.
Thời gian qua vấn đề chất lượng tín dụng ngân hàng thương mại đôi với doanh
nghiệp đã được nhiều tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn như:
- Luận văn “Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân
hàng TMCP ngoại thương Việt Nam", chi nhánh Hải Phòng của Vũ Thị Thanh Hằng
(2010)
- Luận văn: “Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi
nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long" của Trịnh Ngọc
Tùng (2012).
- Luận văn: “Nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân
hàng thương mại cổ phần quân đội” của Hà Đức Chung (2010).
- Luận văn: “Nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông

nghiệp và phát triển nông thôn Hải Phòng” của Trần Duy Nam (2009).
Tuy có nhiều đề tài chọn nghiên cứu về chất lượng tín dụng đôi với doanh
nghiệp nhưng tất cả các đề tài đều tập trung vào tín dụng với các doanh nghiệp nói
chung hoặc nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ mà chưa có đề tài nào nghiên cứu về
chất lượng tín dụng đôi với doanh nghiệp lớn tại ngân hàng thương mại, đặc biệt là
chưa có nghiên cứu nào về tín dụng doanh nghiệp lớn của MSB.
Với tư cách là một cán bộ trong hệ thông MSB quản lý mảng tín dụng với
doanh nghiệp lớn, tôi thấy việc nâng cao chất lượng tín dụng cho đôi tượng doanh


3

nghiệp lớn là rất quan trọng. Do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao chất
lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng Thương mại Cổ Phần
Hàng hải Việt Nam” làm đề tài luận văn nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài đặt ra các mục tiêu nghiên cứu sau:
a. Lựa chọn được cơ sở lý luận phù hợp về chất lượng tín dụng đôi với doanh
nghiệp lớn để làm căn cứ và phân tích thực trạng.
b. Đánh giá chất lượng tín dụng đôi với các doanh nghiệp lớn tại ngân hàng
TMCP Hàng hải Việt Nam để tìm ra những hạn chế yếu kém trong việc đảm bảo
chất lượng tín dụng.
c. Đề xuất được các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm nâng cao chất lượng
tín dụng đôi với doanh nghiệp lớn tại ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đôi tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng tín dụng doanh nghiệp lớn
của ngân hàng thương mại
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu chất lượng tín dụng với
doanh nghiệp lớn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam.

+ Về thời gian: Chất lượng tín dụng với doanh nghiệp lớn được phân tích,
đánh giá trong giai đoạn 2008 đến tháng 6/2013; Các giải pháp được đề xuất cho
giai đoạn 2014 đến 2018.
+ Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện với hoạt động tín dụng trên toàn hệ
thông MSB cả nước.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phân tích và đánh giá chất lượng tín dụng ngân hàng, tác giả sử dụng các
tiêu chí về chất lương tín dụng trên hai góc độ là định lượng và định tính.
Nguồn dữ liệu chủ yếu là thứ cấp: Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả
sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để thông kê, phân tích, tổng hợp, sử dụng các tài liệu
liên quan đến hoạt động ngân hàng như báo cáo tài chính, tạp chí nội bộ, tài liệu từ
nguồn internet và nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua quan sát, phỏng vấn từ các


4

chuyên gia.
5. Dự kiến đóng góp của luận văn
Tác giả đã đi tìm hiểu và đưa ra cở sở lý thuyết cơ bản về việc cần thiết nâng
cao chất lướng tín dụng đôi với doanh nghiệp lớn trong ngân hàng thương mại, tìm
ra những nhân tô tác động đến chất lượng tín dụng, phân tích thực trạng chất lượng
tín dụng để chỉ ra những điểm hạn chế, nguyên nhân từ đó tác giả đưa ra những giải
pháp cụ thể, mang tính khả thi và phù hợp với tình hình chung của doanh nghiệp
lớn tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam. Tác giả đưa ra một sô kiến nghị cá
nhân đôi với với ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam, đôi với hiệp
hội ngân hàng và đôi với chính phủ. Tác giả không tập trung vào việc xây dựng
những giải pháp mang tính vĩ mô vì khó ứng dụng vào thực tế của ngân hàng.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia thành 3 chương như sau:

- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng đôi với doanh
nghiệp lớn của ngân hàng thương mại
- Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng đôi với doanh nghiệp lớn của
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đôi với doanh nghiệp lớn
tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam giai đoạn 2013 – 2018.


5

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP LỚN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp lớn của
ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm, vai trò và đặc trưng của doanh nghiệp lớn
1.1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp lớn
Mỗi một quôc gia có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cũng
như pháp luật nên cách phân chia quy mô của doanh nghiệp cũng khác nhau. Một
doanh nghiệp đặt trong điều kiện kinh tế của nước này là doanh nghiệp nhỏ nhưng
trong điều kiện kinh tế của nước khác lại là doanh nghiệp lớn. Vì vậy, khi nói đến
doanh nghiệp lớn ta cần xác định rõ doanh nghiệp đó đang ở trong môi trường kinh
tế nào, ở thời điểm nào. Nói một cách khác, chỉ có thể xác định được đó là doanh
nghiệp lớn khi đặt nó trong bôi cảnh của một quôc gia cụ thể, tại một thời điểm nhất
định. Việc đưa ra một định nghĩa chính xác về doanh nghiệp lớn cho một quôc gia
có một ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quôc gia.
Dưới đây, tác giả xin đưa ra một sô quan điểm quản trị của các nước trên thế giới và
Việt Nam về doanh nghiệp lớn.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) họ cho rằng doanh nghiệp lớn là
doanh nghiệp có tổng giá trị tài sản 43 triệu EUR trở lên, sô lượng lao động nhiều

hơn 250 lao động, doanh thu hàng năm vượt quá 50 triệu EUR, dưới mức này thì
được xếp vào nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tại Nhật Bản, việc phân loại doanh nghiệp lớn được xem xét một cách cụ thể,
chi tiết tùy vào đôi tượng sản xuất để xếp vào nhóm doanh nghiệp lớn hay nhỏ, tại
khu vực sản xuất, khai thác và chế biến, có quy mô lao động 300 trở lên và sô vôn
là 100 triệu Yên. Đôi với ngành bán buôn có quy mô lao động 100 người trở lên, sô
vôn 30 triệu Yên và ngành bán lẻ và dịch vụ có quy mô lao động 50 người trở lên,
sô vôn 10 triệu Yên đều được xếp vào nhóm các doanh nghiệp lớn.
Tại Singapore, doanh nghiệp lớn được quy định có sô lao động trên 100 người,


6

tổng sô vôn hoặc giá trị tài sản trên 500 triệu Đô la Singapore.
Tại Việt Nam, theo điều 3 Nghị định sô 90/2001/NĐ–CP của chính phủ ngày
23/11/2001 các doanh nghiệp được coi là doanh nghiệp lớn nếu vôn điều lệ của doanh
nghiệp đó lớn hơn 10 tỷ VNĐ và sô lao động trung bình hàng năm trên 300 người.
Như vậy, doanh nghiệp lớn ở mỗi quôc gia, mỗi nền kinh tế có quan niệm, tiêu chí
đánh giá tuy có khác nhau, nhưng có thể kết luận rằng: Doanh nghiệp lớn là bao hàm
một tập hợp các thực thể kinh tế có quy mô lớn xét trên phương diện vôn, lao động và
quy mô so với mặt bằng phát triển chung của nền kinh tế ở chính mỗi quôc gia đó.
Theo các chuyên gia và lãnh đạo Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam
(MSB), doanh nghiệp lớn (DNL) là doanh nghiệp có quy mô lớn về tổng tài sản,
nguồn vôn lớn, có doanh thu trên 7 triệu USD trở lên/năm (tương đương 1.400 tỷ
VND) và hoạt động kinh doanh đã tạo được tên tuổi trên thị trường.
1.1.1.2. Đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp lớn có một sô đặc điểm và vai trò, chức năng như sau:
- Quy mô hoạt động kinh doanh
Các doanh nghiệp lớn thường hoạt động lâu năm và tương đôi ổn định trên thị
trường, có sự tăng trưởng ổn định và ít biến động, thị trường của doanh nghiệp lớn

thường trải rộng và có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường. Hạn chế của doanh
nghiệp lớn là khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, khả năng ứng biến của chúng chậm,
không linh hoạt do bộ máy cồng kềnh và khi thị trường có những biến động ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .
- Quy mô vôn và nguồn lực
Ngành nghề các doanh nghiệp lớn đầu tư đều đòi hỏi có quy mô và nguồn
nhân lực lớn, nên các doanh nghiệp lớn có thể tham gia vào hầu hết các ngành nghề
trong nền kinh tế, chủ yếu là các ngành quan trọng như: Công nghiệp nặng, khai
thác khoáng sản,…để đầu tư các ngành vừa nêu trên đòi hỏi sô vôn đầu tư ban đầu
là rất lớn, công nghệ sử dụng hiện đại, sô lao động sử dụng đông, sô lao động có tay
nghề chiếm một tỷ lệ lớn.


7

- Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp lớn
Doanh nghiệp lớn thường có chu kỳ diễn ra đều đặn và ổn định, mang tính
chất dài hạn, các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp lớn cung cấp đều có tính
chiến lược lâu dài ví dụ như: Than, dầu khí, điện,…
- Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp lớn
Tiềm lực kinh tế của các doanh nghiệp lớn là rất lớn, quy mô và tầm ảnh
hưởng của doanh nghiệp lớn hơn hẳn doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên một sô
ngành nghề có sự tham gia của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường thì khả
năng cạnh tranh và chiếm giữ thị phần của doanh nghiệp lớn hơn hẳn doanh
nghiệp nhỏ .
Nhu cầu vôn của doanh nghiệp lớn: Đôi với doanh nghiệp lớn, vôn giữ một
vai trò đặc biệt quan trọng nó thể hiện tiềm lực kinh tế, lợi thế cạnh tranh. Nhu cầu
vôn của doanh nghiệp lớn là rất lớn, ngoài nguồn vôn tự có các doanh nghiệp muôn
phát triển được cần dựa vào nguồn vôn bên ngoài để nuôi doanh nghiệp lớn và phát
triển. Đó có thể là nguồn vôn tài trợ, đặc biệt là nguồn vôn của các tổ chức tín dụng.

Doanh nghiệp lớn khi tiếp cận với nguồn vôn từ ngân hàng, ngoài việc đáp
ứng sự khan hiếm vôn, họ còn được các tổ chức tín dụng, tư vấn, các ngân hàng, tổ
chức tín dụng sử dụng quy trình kiểm soát trước, trong và sau khi vay vôn, giám sát
chặt chẽ tiến độ và mục đích sử dụng vôn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đi
đúng hướng nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Ở Việt Nam, sô doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn đôi khi còn có sự bảo trợ của
chính phủ trong quá trình vay vôn, nên việc tiếp cận vôn của họ rất thuận lợi, đặc
biệt đôi với những ngành trọng điểm, các ngành mũi nhọn của quôc gia.
Tóm lại nhu cầu sử dụng vôn của doanh nghiệp lớn là rất lớn, sự kết hợp giữa
các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp lớn tạo nên sự phát triển vững mạnh trong nền
kinh tế quôc gia, đem lại lợi nhuận lớn cho cả 2 bên là doanh nghiệp lớn và các tổ
chức tài chính.
Từ việc phân tích đặc điểm, vai trò và chức năng của doanh nghiệp lớn ở trên,


8

chúng ta thấy vì sao hầu hết các nước phát triển đều có chiến lược phát triển loại
hình doanh nghiệp này ở tầm vĩ mô. Để loại hình doanh nghiệp lớn phát triển ổn
định và bền vững lâu dài, chính phủ cần có những chính sách, chiến lược hỗ trợ cụ
thể, bởi loại hình doanh nghiệp lớn là “đòn bẩy”, là “xương sông” của nền kinh tế
đất nước.
1.1.2. Tín dụng ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp lớn
1.1.2.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn về vôn giữa ngân hàng với các cá
nhân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và các tổ chức tín dụng theo nguyên tắc
hoàn trả cả lãi và gôc sau một thời gian nhất định.
Tín dụng còn được hiểu là sự vận động của giá trị từ người cho vay sang
người đi vay và sẽ quay về với người cho vay cả vôn và lãi trong kỳ hạn xác định.
Như vậy, có nhiều khái niệm về tín dụng ngân hàng thương mại, tác giả đi sâu

nghiên cứu trong phạm vi đề tài là ngân hàng thương mại gắn với chức năng vừa là
người đi vay vừa đóng vai trò người cho vay.
Ngân hàng thương mại là cầu nôi giữa người có vôn dư thừa cần cho vay và
người có nhu cầu về vôn phục vụ cho mục đích sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của
chủ thể kinh tế, góp phần điều tiết vôn từ nơi thừa đến nơi thiếu, nhằm thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội. Trong hoạt động cho vay cần tuân thủ 2 nguyên tắc sau:
- Phải thu hồi sô vôn đã cho vay
- Phải có khoản tiền dự trữ tôi thiểu để đảm bảo khả năng thanh toán khi
khách hàng đến rút tiền, đặc biệt là những khách hàng lớn, rút tiền bất ngờ.
1.1.2.2. Đặc điểm tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp lớn
Đặc điểm nổi bật nhất đôi với hoạt động tín dụng của doanh nghiệp lớn là nhu
cầu vay vôn của doanh nghiệp rất lớn, quy mô của khoản vay cũng lớn hơn so với
các doanh nghiệp nhỏ, các doanh nghiệp lớn cần nhiều vôn để đầu tư vào các dự án
trung dài hạn, thời gian vay kéo dài.
Về quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại, đa sô các khách hàng là


9

doanh nghiệp lớn thuộc các tập đoàn nhà nước, doanh nghiệp cổ phần có vôn của
nhà nước, có môi quan hệ lâu năm và uy tín với các ngân hàng. Đôi với một sô ngân
hàng thương mại, đôi với tỷ trọng cho vay doanh nghiệp lớn luôn chiếm hơn 30%
trên tổng dư nợ. Các ngân hàng thương mại luôn dành nhiều ưu đãi cho các doanh
nghiệp lớn về dịch vụ, sản phẩm…đặc biệt là về lãi suất.
Qua phỏng vấn các chuyên gia của Ngân hàng TMCP hàng Hải Việt Nam như
anh Trần Văn Hải, Nguyễn Quang Mẫn, chị Đỗ Thị Mai Dung , các anh/chị nhận định
trong thời gian tới tình hình kinh tế thế giới và trong nước có dấu hiệu phục hồi, chất
lượng của các khoản vay của DNL sẽ được cải thiện và nâng cao.
1.1.3. Nội dung hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại đối với
doanh nghiệp lớn

1.1.3.1. Các phương thức cho vay tín dụng
Cho vay từng lần: Được thực hiện với khách hàng có nhu cầu vay vôn không
thường xuyên hoặc chu kỳ kinh doanh dài.
Cho vay đồng tài trợ: Là phương thức cho vay mà bên vay có nhu cầu vay vôn
với mức độ lớn, một ngân hàng không đáp ứng được thì các ngân hàng và các tổ
chức tín dụng cùng nhau góp vôn để cho vay, đồng thời cử một ngân hàng làm đại
diện, sau đó phân chia lợi nhuận cũng như phân chia rủi ro theo tỷ lệ góp vôn.
Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay và thu nợ căn cứ vào quy
trình nhập, xuất vật tư, hàng hóa…của khách hàng. Các doanh nghiệp lựa chọn hình thức
vay này có tôc độ luân chuẩn vôn tín dụng nhanh, có tín nhiệm với ngân hàng.
Cho vay theo hạn mức dự phòng: Là phương thức vay cho phép khách hàng
vay vượt quá hạn mức đã thỏa thuận ban đầu trong một giới hạn nhất định, hình
thức vay này nhằm bù đắp cho các khoản chi phí phát sinh.
Cho vay theo dự án đầu tư: Là phương thức cho vay đôi với các khách hàng vay
vôn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án
phục vụ đời sông, đa sô các dự án vay theo hình thức này có thời gian vay dài hạn.
- Theo sự đảm bảo tín dụng:
- Theo thời hạn tín dụng:


×