Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (653.23 KB, 19 trang )

CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH TOÀN
CẦU HÓA VÀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
INDUSTRIAL DEVELOPMENT POLICY IN THE CONTEXT OF
GLOBALIZATION AND VIETNAM’S INTERNATIONAL ECONOMIC
INTEGRATION
Dr. Nguyen Xuan Thanh
Director of Fulbright Economics Teaching Program
Bài viết đã giới thiệu một số thành tựu đổi mới và cũng nêu rằng thời gian qua nước ta đã có
những thất bại về chính sách công nghiệp đó là lấy DNNN làm công cụ chính yếu, chậm xây dựng
các thể chế kinh tế thị trường để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước. Bài viết phân tích việc
phát triển cụm ngành công nghiệp Việt Nam và vấn đề chính sách trong bối cảnh toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế; trong đó, đã nhận diện các ngành công nghiệp có năng lực cạnh tranh quốc gia
và vấn đề chính sách, sự hình thành và trỗi dậy của các cụm ngành công nghiệp ở Việt Nam; xem
việc phát triển cụm ngành như một công cụ chính sách. Bài viết đưa ra quan điểm tiếp cận chính
sách công nghiệp gắn với chuỗi giá trị toàn cầu với 3 khu vực; khuyến nghị hạn chế dùng DNNN
làm công cụ chính sách công nghiệp, khuyến khích sự hợp tác giữ khu vực tư nhân và FDI, trong
mỗi cụm ngành, cần xác định cụ thể nhóm các hoạt động cung ứng phụ trợ cấp 2 và 3 rồi tập trung
chính sách ưu đãi của nhà nước vào các doanh nghiệp trong nước tham gia các hoạt động này…
Abstract
This paper introduces some innovations and also points out that our country has suffered
from industrial policy failures in recent years, i.e. considering State-owned enterprises as a main
tool, slowing down the development of market economy institutions to support private domestic
enterprises. The paper analyzes the development of Vietnam’s industrial clusters and policy issues
in the context of globalization and economic integration; in which, identifying industries with
national competitiveness and policy issues, formation and emergence of industrial clusters in
Vietnam; considering cluster development as a policy tool. It also presents the view of approaching
industrial policy in connection with the global value chain with three regions; recommends the
limited use of State-owned enterprises as an industrial policy tool, encourages cooperation between
private sector and FDI. In each cluster, it is necessary to identify the group of secondary and tertiary
auxiliary supply activities, then places the State’s incentive policies on domestic enterprises to
participate in these activities, etc.



I. Giới thiệu
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


Nhìn lại gần 30 năm đổi mới kinh tế Việt Nam, hoạt động sản xuất công nghiệp nhìn
về lượng đã có sự tăng trư ng mạnh mẽ. Tổng giá trị sản xuất (GTSX) công nghiệp c a Việt
Nam đã tăng gấp 24 lần từ 1986 đến 2014 với tốc độ tăng bình quân là 12%/năm1. Perkins
và Tự Anh (2008) đã lập luận rằng những yếu tố chính sách dẫn tới sự tăng trư ng này là
việc chính ph xóa bỏ các rào cản đầu tư và kinh doanh đối với các nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài bắt đầu từ đầu thập niên 1990 và sau đó là đối với các các nhà đầu tư dân doanh
trong nước bắt đầu từ đầu thập niên 2000. Tuy nhiên, kinh nghiệm 30 năm đổi mới cũng có
những thất bại về chính sách công nghiệp đó là lấy Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) làm
công c chính sách công nghiệp chính yếu, chậm xây dựng các thể chế kinh tế thị trư ng
để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước.
Từ đầu thập niên 2000, những ngành công nghiệp phát triển năng động nhất Việt
Nam có xu hướng phát triển theo hướng c m (cluster) đó các hoạt động sản xuất công
nghiệp nòng cốt và các hoạt động liên quan cũng như hỗ trợ tập trung tại một địa phương
hay một vùng, đồng th i tr thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Trong bối cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập, sự phát triển c a những ngành công nghiệp truyền thống hay mới
nổi Việt Nam là dựa vào việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu để tiếp cận thị trư ng
đầu ra, đầu vào, đầu tư và công nghệ, nhưng để có thể phát triển bền vững thì lợi thế đặc
thù c a địa phương, vùng và quốc gia đem lại có vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết này
sử d ng một số nghiên cứu tình huống ngành công nghiệp để lập luận rằng trong giai đoạn
tới một hệ thống chính sách phát triển công nghiệp cần tập trung vào việc xây dựng thể chế
thị trư ng, phát triển cơ s hạ tầng vừa gắn với phát triển c m ngành (industrial cluster),
vừa gắn với chuỗi giá trị toàn cầu (global value chain) để thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa c a Việt Nam không chỉ về những con số về lượng như tổng vốn đầu tư, giá trị sản

xuất(GTSX) hay kim ngạch xuất khẩu mà còn về chất như giá trị gia tăng, năng suất, năng
lực sáng tạo – đổi mới và tính lan tỏa. Những phân tích và khuyến nghị chính sách rộng hơn
liên quan tới phát triển nguồn nhân lực, tài chính – ngân hàng hay tài khóa nằm ngoài phạm
vi c a bài viết.
II. Phát triển cụm ngành công nghiệpViệt Nam và vấn đề chính sách trong bối
cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế

1. Nhậ n diệ n các ngành công nghiệ p có năng lự c cạ nh tranh quố c gia và
vấ n đề chính sách
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (2013-2015) đã rất đa dạng. Nền kinh
tế quốc gia không bị quá ph thuộc vào một hay một số lượng nhỏ các ngành kinh tế. Tính
chất đa dạng theo ngành kinh tế cũng là một đặc điểm chung c a các nền kinh tế mới nổi
Đông Bắc Á và Đông Nam Á và khác với nhiều nền kinh tế những khu vực khác2. Trong
1
2

Tính toán từ số liệu trong Niên giám Thống kê Việt Nam các năm từ 1994 đến 2014.
Như Bangladesh ph thuộc vào dệt may; Nga ph thuộc vào dầu khí; ….

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


nhiều ngành công nghiệp (kể cả nông-công nghiệp) này, những ngành có năng lực cạnh
tranh (NLCT) cao là những ngành cạnh tranh thành công trên thị trư ng toàn cầu.
Bả ng 1: Các ngành kinh tế xuấ t khẩ u lớn củ a Việ t Nam
Kim ngạch XK, 2013 Thị phần thế giới,
(triệu USD)
2013


Thay đổi thị phần,
2008-13

Dầu thô

7.236

0,46%

-0,96%

Gạo

2.926

11,39%

-3,27%

Cao su

2.379

9,28%

-0,08%

Trái cây và hạt


2.024

2,15%

0,64%

Cà phê

2.883

8,07%

1,14%

Th y sản

6.592

5,29%

0,33%

May mặc

17.148

3,66%

1,34%


Sợi dệt

2.071

3,53%

1,60%

Túi xách

1.687

2,78%

1,17%

Giày dép

8.722

6,90%

2,18%

Nội thất

4.032

2,43%


0,34%

TB văn phòng

2.308

4,60%

1,99%

Máy tính

3.501

1,00%

0,98%

TB viễn thông

23.069

3,99%

3,84%

TB truyền điện

2.548


2,12%

1,06%

Camera

1.512

20,46%

15,68%

Nguồ n: Tác giả tính toán từ số liệ u củ a UN Comtrade.
Bảng 1 và Hình 2 xác định các ngành có NLCT là những ngành xuấu khẩu lớn c a
nền kinh tế theo hai tiêu chí sau:
 Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1,5 tỷ USD
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


 Trong nhóm 15 quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất toàn cầu.
Trong những ngành kinh tế, sức mạnh cạnh tranh được thể hiện

 Giá trị kim ngạch xuất khẩu (giá trị tuyệt đối)

ba thước đo:

 Tỷ trọng giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn cầu
(thị phần)


 Thay đổi tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu toàn
cầu (trong 5 năm qua)

Nhìn vào Hình 1, ta có thể nhận ra trước nhất nhóm các ngành nông nghiệp như gạo,
cao su, cà phê, trái cây và hạt (ch yếu là hạt điều) và th y sản. Đây đều là những ngành có
NLCT tạo dựng b i điều kiện tự nhiên và chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất
khẩu toàn thế giới. Một số ngành trong nhóm này có tiềm năng tăng trư ng chậm thể hiện
thị phần suy giảm (như dầu thô, gạo) hay không tăng (như cao su). Ngược lại, những
ngành th y sản, cà phê, trái cây và hạt vẫn đang tăng trư ng nhanh. Có hai vấn đề về chính
sách hiện nay: (i) xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp mới theo hướng bền vững về
khai thác tài nguyênvà tạo lợi thế kinh tế theo quy mô; (ii) hình thành các chính sách công
nghiệp có thể nâng cao NLCT cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đối với các sản
phẩm nông nghiệp này.
Hình 1: Các ngành kinh tế xuất khẩu lớn của Việt Nam
Thị phần XK trên thị trường thế giới, 2013 (%)

10%

Camera

Gạo

15,7%

-3,3%

Cao su

Cà phê


8%

Giày dép

Thủy sản

6%

May mặc

4%

Trái cây và hạt

2%

Túi xách
TB truyền điện

Dầu thô
Vận tải

-1%

0%

= Kim ngạch xuất khẩu 2 tỷ USD

TB viễn thông


Tổng XK Việt Nam/
Thế giới = 0,72%

Máy tính

0%

-2%
-2%

TB văn phòng
Sợi dệt

Nội thất

Diện tích

20,5%

Thay đổi thị phần XK = 0,33%

12%

Du lịch

1%

2%


3%

4%

5%

Thay đổi thị phần XK, 08-13 (điểm %)

Nguồ n: Tác giả tính toán từ số liệ u củ a UN Comtrade.
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


Nhóm ngành kinh tế thứ hai là công nghiệp khai thác như dầu thô. Hình 2 cho thấy
ngay cả về giá trị tuyệt đối thì kim ngạch xuất khẩu c a dầu thô cũng không còn lớn so với
các ngành khác, thị phần nhỏ và tốc độ tăng trư ng thấp. Vấn đề chính sách công nghiệp
đối với ngành này là thu hút đầu tư phát triển hoạt động chế biến
dầu

khâu sau như (i) lọc hóa

ven biển Bắc và Nam Trung bộ, (ii) công nghiệp luyện kim từ quặng kim loại

Bắc

Trung bộ, (iii) công nghiệp khí điện đạm Đông Nam bộ và Tây Nam bộ, (iv) luyện nhôm
từ quặng bô-xít

Tây Nguyên.


Trong hoạt động sản xuất công nghiệp chế biến, nhóm các ngành có NLCT là các ngành
thâm d ng lao động dựa vào lợi thế c a Việt Nam có lao động với mức lương cạnh tranh và dễ
đào tạo tay nghề bao gồm dệt may, giày dép, túi xách. Đây là nhóm ngành có giá trị kim ngạch
xuất khẩu lớn hiện nay, chiếm thị phần thế giới đáng kể và vẫn duy trì tốc độ tăng trư ng cao.
Các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đang đàm phán (như EU-VN FTA và TPP)
nếu tr thành hiện thực sẽ không chỉ là cơ hội m rộng thị trư ng mà là động lực thúc đẩy đầu
tư vào các khâu tăng giá trị gia tăng nội địa.
Về công nghiệp chế tạo, thiết bị điện tử/viễn thông với gần 100% là các doanh nghiệp
FDI đã tr thành nhóm ngành có tốc độ tăng trư ng cao nhất và hướng vào xuất khẩu mạnh
nhất hiện nay. Với thị phần thế giới vẫn thấp, tiềm năng tăng trư ng cao trong nhiều năm
tới là hoàn toàn có thể đạt được. Nhưng đây cũng là nhóm ngành có tỷ lệ giá trị gia tăng nội
địa thấp nhất. Thách thức về chính sách là tạo môi trư ng khuyến khích cho phát triển công
nghiệp ph trợ.

2. Sự hình thành và trỗ i dậ y củ a các cụ m ngành công nghiệ p ở Việ t
Nam
C m ngành (industrial cluster) là một nhóm các doanh nghiệp và định chế hỗ trợ cùng
tập trung gần nhau tại một vùng địa lỦ, được kết nối với nhau b i các giá trị chung và sự
tương hỗ. Cấu thành c a một c m ngành bao gồm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối
cùng; các ngành khâu trước – khâu sau, các doanh nghiệp cung ứng chuyên biệt, các đơn vị
cung cấp dịch v , các ngành khác có chia sẻ về hoạt động sản xuất, công nghệ và quan hệ
khách hàng và các định chế tài chính, giáo d c, nghiên cứu và cơ s hạ tầng.
Việc thu hút đầu tư phải vào đúng c m ngành có lợi thế cạnh tranh

địa phương còn

nếu nằm ngoài thì cơ hội thành công sẽ giảm xuống đáng kể. Đó là b i vì đầu tư trong c m
ngành sẽ tạo ngay được động lực thúc đẩy năng suất và hiệu quả, thúc đẩy đổi mới và gia
tăng thương mại hóa, từ đó làm cho việc đầu tư nằm ngoài c m ngành sẽ không thể có tính

cạnh tranh (Porter, 1998).
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


Xét về năng suất, đầu tư trong c m ngành tăng khả năng tiếp cận với thông tin, dịch
v và nguyên liệu chuyên biệt, tăng tốc độ và giảm chi phí điều phối cũng như giao dịch
giữa các doanh nghiệp trong c m ngành, tăng khả năng truyền bá các thông lệ và kinh
nghiệm kinh doanh hiệu quả, và tăng cạnh tranh trong đó tập trung vào việc cải thiện chất
lượng trên cơ s so sánh với các đối th trong c m ngành. Về thúc đẩy đổi mới, c m ngành
tăng khả năng nhận diện cơ hội đổi mới công nghệ với sự có mặt c a nhiều luồng thông tin,
giảm chi phí và r i ro thử nghiệm công nghệ mới trước sự sẵn có c a nguồn lực tài chính
và kỹ năng, dịch v hỗ trợ và các doanh nghiệp khâu trước – khâu sau. Về thúc đẩy thương
mại hóa, các doanh nghiệp trong c m ngành có thể m rộng cơ hội phát triển sản phẩm mới
và/hoặc thành lập doanh nghiệp mới và giảm chi phí thương mại hóa khi có sẵn nguồn lực
về tài chính và kỹ năng.
Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010 c a Viện Nghiên cứu Quản lỦ Kinh tế
Trung ương và Trư ng Chính sách Công LỦ Quang Diệu, phân tích rằng: “các loại hình
c m ngành đều đã xuất hiện và tồn tại tại Việt Nam, nhưng quá trình hình thành dư ng như
xảy ra tự nhiên nhiều hơn là kết quả c a các chính sách c m ngành c a Chính ph ”.
Hình 2 dưới đây minh họa sự tiến triển c a các c m ngành Việt Nam.Vào năm 1990,
cả nền công nghiệp quốc gia c a Việt Nam tạo được một giá trị sản lượng là 14.011 tỷ VNĐ
(giá cố định 1989), tương đương 3,11 tỷ USD3. Kim ngạch xuất khẩu lúc đó là 2,4 tỷ rúpđôla, trong đó khoáng sản (ch yếu là dầu thô) chiếm 25,7% và nông sản (ch yếu gạo)
chiếm 32,6%. Điều kiện tự nhiên sẵn có là yếu tố thúc đẩy công nghiệp khai thác với hoạt
động dầu khí Bà Rịa - Vũng Tàu. Cải cách trong nông nghiệp cũng đã khai phá tiềm năng
tự nhiên bắt đầu từ gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xuất khẩu ra thị
trư ng thế giới. Cũng với điều kiện tự nhiên ưu đãi, c m ngành cà phê và điều tập trung
Tây Nguyên, nuôi - chế biến th y sản tại ĐBSCL.
Từ giữa thập niên 1990, m cửa và hội nhập kinh tế, thu hút đầu tư trực tiếp nước

ngoài (FDI) và thúc đẩy kinh tế tư nhân là làm trỗi dậy c m ngành may mặc, giày dép, nội
thất mà về căn bản là khai thác lợi thế chi phí lao động thấp. Mặc dù phát triển

nhiều địa

phương, nhưng vùng Đông Nam bộ (ĐNB) là nơi hội t c a c m ngành mà tính tại th i
điểm 2012 TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương chiếm tới 51,9% GTSX may mặc cả nước4.

Cũng từ yếu tố vị trí địa lỦ, c m ngành vận tải – logistics được tập trung
3
4

Theo tỷ giá chính thức năm 1989 là 4.500 VNĐ/USD.
Tính toán từ Niên giám Thống kê cả nước và 3 tỉnh/TP.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn

hai cảng


biển quốc tế là Hải Phòng và TP.HCM. C m ngành du lịch

các địa điểm ven biển. Nhưng

phải đến giữa thập niên 2000 thì thực sự mới có sự tập trung lớn và phát triển mạnh c a các
doanh nghiệp trong c m ngành.
Hình 2: Sự tiế n triể n củ a các cụ m ngành ở Việ t Nam
Máy

TB
tính
TB
văn
viễn
phòng Máy
thông
ảnh

Phụ
tùng
ô-tô

Xe
máy

FDI

TB
điện

Ch hàs h
h à ướ

Giày
dép

Laoàđộ g
tàkỹà ă g,
lươ gàthấp


Hóa
chất

Nội
thất

Vận
tải

May
mặc
Dầu
khí

Điềuàkiệ àđịaàlý
tựà hiê

Điều

Gạo

1990


phê

VLXD

Thủy

CB sản
thực
phẩm

Du
lịch

Cao
su

1995

2005

2000

2010

2015

Xe máy
Du lịch

Điện tử

Logistics

Du lịch

Thức ăn gia súc


Thiết bị điện

Cà phê
Điều

May mặc

Da giầy

Đồ gỗ ngoài trời

Du lịch

Gạo


Logistics
Tôm

Nguồ n: Tác giả .

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


Gia tăng đầu tư xây dựng cơ s hạ tầng, nhà

và thị trư ng bất động sản trong đầu


thập niên 2000 cho đến 2007 đã thúc đẩy c m ngành vật liệu xây dựng mà các doanh nghiệp
tư nhân trong nước chiếm ưu thế. Các c m ngành hóa chất khác cũng hình thành trong giai
đoạn này với sự đầu tư lớn c a doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Các c m ngành công nghiệp cơ khí nổi trội nhất là xe máy và ph tùng ô-tô được tập
trung Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương. Dẫn đầu trong c m ngành này là các doanh nghiệp
FDI nhưng một mạng lưới các doanh nghiệp ph trợ bao gồm FDI và tư nhân trong nước
cũng đã và được hình thành.
Gần đây nhất (2010-2015), nền kinh tế Việt Nam đã thu hút được các dự án FDI lớn
về sản xuất thiết bị điện tử và viễn thông. Các dự án sản xuất thiết bị điện thoại di động
(ĐTDĐ), máy tính, thiết bị văn phòng được tập trung các tỉnh Đồng bằng sông Hồng bao
gồm Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hà Nội và Hải Phòng (ngoại trừ Intel và sắp tới là một dự án
c a Samsung

TP.HCM, và một số dự án quy mô trung bình

Bình Dương, Đồng Nai).

Mặc dù có giá trị xuất khẩu lớn, nhưng c m ngành này có giá trị gia tăng nội địa rất thấp
(khoảng 10% tổng giá trị sản xuất) và gần như là hoàn toàn thiếu vắng các doanh nghiệp
sản xuất đầu vào hỗ trợ.

3. Cụ m ngành như mộ t công cụ chính sách
Vai trò c a nhà nước có thể được thực hiện bằng nhiều cách và trên nhiều phương
diện. Nhà nước có thể ch động nhận diện những c m ngành mới manh nha hay đang trỗi
dậy để có chính sách hỗ trợ thích hợp. Đối với những c m ngành hiện hữu, nhà nước cần
đảm bảo các điều kiện cần thiết yếu, đồng th i giải quyết những tr ngại để chúng có thể
tiếp t c phát triển - chẳng hạn như thông qua việc đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn lực
và nhân tố sản xuất, tích cực thu hút đầu tư (trong và ngoài nước) vào các hoạt động nòng
cốt và ph trợ c a c m ngành.

Như chúng ta đã thấy, sự phát triển c a một c m ngành không chỉ ph thuộc vào các
bộ phận trong c m ngành đó mà có thể còn dựa trên và đòi hỏi sự phát triển c a những c m
ngành khác có liên quan. Vì vậy, trong chính sách phát triển c m ngành c a mình, nhà nước
nên hướng vào những chính sách hỗ trợ rộng rãi (chứ không nhất thiết chỉ hỗ trợ cá biệt cho
một vài bộ phận c a c m ngành), chẳng hạn như thông qua việc tạo ra môi trư ng kinh
doanh hấp dẫn, xây dựng cơ s hạ tầng thích hợp, nâng cao chất lượng giáo d c và đào tạo
nghề, cải thiện chất lượng và mức độ bao ph c a các chính sách y tế và an sinh xã hội v.v.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


mức độ ch động cao hơn, nhà nước không chỉ dừng lại

việc nâng đỡ các c m

ngành mới hình thành hay trợ giúp các c m ngành đang tồn tại, mà còn sử d ng c m ngành
như một công c chính sách và lấy c m ngành làm trung tâm trong chiến lược phát triển
kinh tế.
Đối với từng c m ngành, hình thành một diễn đàn giúp khuyến khích sự hợp tác giữ
khu vực tư nhân và FDI với các hiệp hội thương mại, cơ quan chính ph , trư ng đại học,
viện nghiên cứu. Trong một c m ngành, nhà nước không còn là cơ quan duy nhất làm quy
hoạch. Vai trò này thuộc về một y ban bao gồm hiệp hội doanh nghiệp, trư ng đại học/viện
nghiên cứu, cơ quan QLNN trung ương và chính quyền các địa phương nơi DN trong c m
ngành có sự tập trung cao. y ban này không chỉ là đầu mối làm quy hoạch mà còn là nơi tổ
chức diễn đàn đối thoại chính sách giữa chính ph và doanh nghiệp.
Quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp (KCN) và khu kinh tế (KKT) phải gắn
với c m ngành. Nhìn vào các tỉnh/thành phố


Việt Nam, chúng ta có thể thấy xét về mặt

quy hoạch tất cả các KCN và KKT sẽ được kết nối với cơ s hạ tầng quốc gia. Tuy nhiên,
chính sách dàn trải nguồn đồng vốn khan hiếm hiện nay c a nhà nước cho nhiều tỉnh để phát
triển các tiện ích giao thông giống nhau và không gắn với c m ngành lại làm giảm đi năng lực
cạnh tranh quốc gia.

cấp trung ương, một kế hoạch chiến lược quốc gia cần được xác định

để đặt ưu tiên cho một số dự án qui mô lớn nhưng khả thi mang tính tr c quốc gia có tác động
tích cực đến tất cả các c m ngành. Đối với từng địa phương, việc phát triển cơ s hạ tầng để
tạo lợi thế cho các KCN-KTT trong thu hút đầu tư cần được thực hiện từng bước phù hợp với
đúng hiện trạng và tiềm năng c a c m ngành.
III. Chuỗi giá trị toàn cầu và một nền công nghiệp Việt Nam với ba khu vực
Để có thể xây dựng một bức tranh tổng quát nhất về tăng trư ng công nghiệp

Việt

Nam trong 30 năm đổi mới kinh tế, tôi sử d ng số liệu thống kê chính thức về giá trị sản
xuất công nghiệp (GTSXCN) theo giá cố định hàng năm. Sau khi điều chỉnh cho bốn loại
giá so sánh 1982, 1989, 1994 và 2010, Hình 3 biểu diễn tăng trư ng GTSXCN c a ba khu
vực kinh tế với xuất phát điểm vào năm 1986 c a khu vực kinh tế nhà nước bằng 100.
Chúng ta có thể thấy những thay đổi chính sách đầu tiên theo hướng thị trư ng có tác
động “c i trói” mạnh nhất đối với các doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Trong vòng 10 năm
(1986-1995), khu vực này có tốc độ tăng trư ng cao hơn hẳn khu vực kinh tế tư nhân trong
nước. Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài 1988 đã giúp hình thành khu vực kinh tế FDI và đến
năm 2000 đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. Và Luật Doanh
nghiệp 1999 đã khơi thông một phần việc gia nhập thị trư ng c a các doanh nghiệp dân
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:

Website: www.hawking.edu.vn


doanh, dẫn đến sự bùng nổ hoạt động phát triển công nghiệp tư nhân với tốc độ tăng trư ng
theo sát khu vực FDI cho đến 2010.
Hình 3: Tăng trưởng giá trị sả n xuấ t công nghiệ p Việ t Nam
(Khu vực kinh tế nhà nước năm 1986 = 100)

Ghi chú: Số liệ u 1986-1990 tính theo giá so sánh 1982, 1990-1995 tính
theo giá so sánh 1989, 1995-2010 theo giá so sánh 1994, và 2010-2013 theo giá
so sánh 2010.

Nguồ n: Tác giả tính toán từ Niên giám Thố ng kê Việ t Nam các năm
1994-2014.

1. Hạ n chế dùng DNNN làm công cụ chính sách công nghiệ p
Đồ thị trong Hình 3 đã cho thấy tăng trư ng công nghiệp trong khu vực DNNN đã
thực sự chững lại từ giữa thập niên 2000. Chương trình cổ phần hoá các DNNN dẫn đến sự
ra đ i c a các DN cổ phần không còn sự chi phối c a vốn nhà nước là một trong những
nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân lớn nhất vẫn là kinh doanh và sử d ng nguồn lực không
hiệu quả c a DNNN dẫn tới tốc độ tăng trư ng chậm (Vũ và cộng sự, 2015).
Theo xu thế, các nền kinh tế trên thế giới đều dần chuyển mình từ một nền kinh tế
nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp theo hướng hiện đại hơn. Nhà nước thư ng
muốn đẩy nhanh quá trình này bằng cách thành lập các DNNN để theo đuổi m c tiêu công
nghiệp hóa. Để các DNNN này có thể sống sót và cạnh tranh được trong th i kỳ đầu, chính
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn



ph thư ng bơm rất nhiều nguồn lực và trợ cấp đi cùng với các chính sách bảo hộ khác. Các
nguồn lực và trợ cấp dành cho DNNN rất đa dạng, từ đất đai, tài nguyên cho đến vốn ngân
sách, vốn tín d ng và khả năng tiếp cận cơ s hạ tầng. Tuy nhiên, như kinh nghiệm công
nghiệp hóa c a Hàn Quốc thập niên 1960-70s, thư ng các khoản trợ cấp và ưu đãi đó cần
phải đi kèm với các m c tiêu và ràng buộc c thể mà nếu không thư ng sẽ là thất bại.
Thực hiện chiến lược công nghiệp hóa dựa trên Ủ muốn ch quan và chọn trước “ngư i
chiến thắng” (“picking the winners”), như kinh nghiệm c a nhiều nước cho thấy, thư ng
dẫn đến thất bại, nhất là trong môi trư ng quản trị quốc gia và quản trị doanh nghiệp yếu
kém. Đánh giá

góc độ hiệu quả phân bổ nguồn lực, việc sử d ng DNNN làm công c

chính cho chiến lược công nghiệp hóa là rất tốn kém và r i ro. Việc trợ cấp và bảo hộ cho
DNNN không đơn thuần là để chống lại nguy cơ cạnh tranh c a các doanh nghiệp và nhà
đầu tư bên ngoài mà còn gây tr ngại và kìm hãm sức phát triển c a thành phần kinh tế tư
nhân trong nước. R i ro c a tương lai đất nước sẽ rất lớn nếu như hầu hết nguồn lực được
dành cho DNNN nhưng khả năng thành công lại là bất định. Nói cách khác, thay vì thúc
đẩy kinh tế tư nhân cùng phát triển và gắn các mắt xích sản xuất c a DNNN với các doanh
nghiệp tư nhân thì thực tế hoạt động c a DNNN thư ng là chèn ép đầu tư c a tư nhân. Một
khi nguồn lực được ưu tiên dành cho DNNN thì cũng có nghĩa là quyền tiếp cận nguồn lực
c a doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế hơn, tức cũng có nghĩa là cơ hội đóng góp cho sự phát
triển c a khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã bị tước đoạt. Điều này xa r i với m c tiêu c a
tăng trư ng bao trùm, tức mọi ngư i đều được tạo cơ hội để đóng góp vào quá trình tạo ra
tăng trư ng.
Một cách lỦ tư ng hóa, chính ph hy vọng với nguồn lực được cấp, các DNNN sẽ có
điều kiện để nâng cấp công nghệ, đổi mới và sáng tạo nhằm đáp ứng khả năng cạnh tranh
và quan trọng hơn là dành “chiến thắng” đích công nghiệp hóa. Tuy nhiên,

những nước


có nền tảng thể chế yếu kém và năng lực quản trị quốc gia hạn chế, các khoản trợ cấp và
bảo hộ vô hình trung lại biến thành “c a tr i cho” và cơ hội tham nhũng thay vì được dùng
để nâng cấp và đổi mới công nghệ. Lợi ích nhóm đôi khi được ng y trang bằng c m từ lợi
ích nhà nước hay lợi ích xã hội. Kết c c, chiến lược công nghiệp hóa mà chính ph theo
đuổi vẫn còn d dang trong khi các nguồn lực c a đất nước dành cho phát triển đã tr nên
cạn kiệt, di sản là đống nợ nần chồng chất mà các DNNN tạo ra và đang dồn gánh nặng lên
ngân sách cũng như ngư i nộp thuế.
Dù được thiết kế như một công c để theo đuổi m c tiêu công nghiệp hóa, tức làm
tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm sản xuất công nghiệp,tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công
nghiệp trong cơ cấu kinh tế, nhưng thực tế các DNNN cũng được giao nhiệm v đảm bảo
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


an sinh xã hội và giải quyết công ăn việc làm cho ngư i dân giống như nhóm DNNN cung
cấp cơ s hạ tầng kỹ thuật và tiện ích công cộng. Hệ quả là lãnh đạo c a các DNNN này
thư ng không phải chịu trách nhiệm hoặc chịu trách rất nhiệm hạn chế về kết quả kém cỏi
c a doanh nghiệp mình.
Sự thất bại c a DNNN như một công c c a chính sách công nghiệp hóa buộc nhà
nước phải tư duy lại vai trò c a nhà nước so với vai trò c a thị trư ng. Rõ ràng thị trư ng
có những thất bại c a nó và nhà nước có thể sửa chữa nhưng bản thân nhà nước cũng không
hoàn hảo. Trong khi thị trư ng đã chưa hề được trao cơ hội để theo đuổi m c tiêu công
nghiệp hóa đúng nghĩa và do vậy chưa thể khẳng định rằng thị trư ng sẽ thất bại nhưng sự
thử nghiệm c a nhà nước đã không thành công thì không có lỦ do gì để chấp nhận một sự
thử nghiệp tiếp nữa. Như kinh nghiệm công nghiệp hóa c a các nước thành công, chính khu
vực tư nhân mới là động lực thực sự c a tăng trư ng và nhà nước cần phải trao cơ hội để
cho khu vực này có thể bức phá đưa nền kinh tế bước đến đích công nghiệp hóa, thay vì
tiếp t c “đánh cược” với sự thành bại c a DNNN lần nữa.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu Ủ rằng, một số lĩnh vực công nghiệp ngay cả khi trao

quyền cho tư nhân cũng chưa hẳn khu vực này có động cơ tham gia. Đầu tư cho phát triển
công nghiệp thư ng đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và ổn định cùng với một chiến lược phát
triển dài hạn. Trong chừng mực mà quy mô c a khu vực tư nhân quá nhỏ bé và việc theo
đuổi một chiến lược dài hạn là quá r i ro thì sẽ khó thu hút được sự tham gia c a khu vực
tư nhân. Để giảm r i ro và khuyến khích đầu tư tư nhân, chính ph có thể đưa ra các chính
sách ưu đãi và trợ cấp nhưng các khuôn khổ cam kết quốc tế sẽ làm giảm khả năng can thiệp
c a chính ph . Trong khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài thư ng đòi hỏi cần phải có sự bảo
vệ b i hệ thống thể chế vững mạnh trong nước. Tuy nhiên ngay cả như vậy thì cuối cùng
cũng chưa hẳn đã có thể gắn được các mắt xích c a nền sản xuất nội địa vào chuỗi giá trị
sản xuất toàn cầu mà các doanh nghiệp nước ngoài này tạo ra ngay chính trên đất nước đó.
Từ thực tiễn đó, trong th i kỳ đầu, DNNN vẫn phải duy trì sự hiện diện c a mình để
phát triển trong một số ngành công nghiệp mà quốc gia đó có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên,
để tránh thất bại do các tr c trặc cố hữu c a bản thân DNNN, điều kiện quan trọng là nhà
nước cần phải áp đặt điều kiện cạnh tranh trong ngành một cách nghiêm ngặt, không chỉ là
giữa những nhà sản xuất công nghiệp với nhau mà còn với nhà cung cấp các yếu tố đầu vào
và với các khách hàng tiêu dùng sản phẩm công nghiệp đó. Nói chung, nguồn lực chỉ được
phân bổ hiệu quả và không bị bóp méo một khi giá c a các yếu tố đầu vào và đầu ra c a sản
phẩm được căn cứ trên cơ s giá thị trư ng phù hợp với chuẩn mực c a thị trư ng cạnh
tranh.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


Nhìn nhận lại vai trò c a DNNN như một công c chính sách công nghiệp, thay vì bài
học thất bại trong ngành công nghiệp đóng tàu c a Tập đoàn Vinashin, tình huống phát triển
công nghiệp đạm urê từ khí thiên nhiên c a Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN) lại là một
bài học tốt. Nguồn khí thiên nhiên


b biển Đông và Tây Nam bộ là lợi thế cạnh tranh lớn

cho công nghiệp khí-điện-đạm. Tuy nhiên, riêng với ngành đạm việc thu hút đầu tư tư nhân
trong nước và đầu tư nước ngoài lại không khả thi. Đối với nhà đầu tư tư nhân trong nước,
rào cản là yêu cầu thâm d ng vốn và quy mô vốn lớn. Đối với nhà đầu tư nước ngoài là rào
cản là r i ro quốc gia và sự bảo vệ pháp lỦ yếu. Để có thể thu hút được nhà đầu tư nước
ngoài thì yêu cầu ưu đãi (về giá khí đầu tư vào) và bảo lãnh (tín d ng, ngoại hối, bảo hộ
thương mại) còn cao hơn cả khu vực DNNN. Khi PVN đứng ra làm ch đầu tư, ưu đãi về
mặt chính sách c a nhà nước nằm

chính sách giá khí tự nhiên đầu vào với việc hỗ trợ giá

trong giai đoạn đầu và một lộ trình nâng giá lên ngang bằng giá thị trư ng thế giới. Để đảm
bảo ch đầu tư có động cơ về hiệu quả về mặt chi phí cũng như không tạo gánh nặng cho
sản xuất nông nghiệp, đạm urê đầu ra không thể được bảo hộ thương mại với thuế nhập
khẩu bằng 0. Qua hai dự án đạm Phú Mỹ và Cà Mau, thế mạnh c a DNNN nước thể hiện
việc huy động được vốn, lựa chọn nhà thầu có năng lực và quản lỦ r i ro các hợp đồng dài
hạn, mà trong nhiều dự án khác lại là điểm yếu. Và sau cùng, kết quả thành công thể hiện
việc cả hai dự án với sự đầu tư ban đầu c a DNNN đều được cổ phần hóa, thoái vốn nhà
nước để thu hồi một suất sinh lợi cao, và đưa dự án tr thành một doanh nghiệp cổ phần
cạnh tranh bình đẳng trên thị trư ng.

2. Chuỗ i giá trị toàn cầ u trong sả n xuấ t công nghiệ p: khu vự c FDI
chiế m ư u thế vớ i sự tham gia hạ n chế củ a khu vự c tư nhân trong nướ c
Sự thành công c a các doanh nghiệp FDI

Việt Nam đi liền với quá trình hội nhập

c a nền kinh tế nội địa vào nền kinh tế toàn cầu. Khu vực này chiếm tới 43,3% tổng
GTSXCN c a Việt Nam5. Tuy nhiên, tiến trình nâng cấp công nghiệp, chuyển dịch lên chuỗi

giá trị, và đạt được vị trí vững chắc trong chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn diễn ra chậm chạp.
Giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp tính theo phần trăm sản lượng đã giảm sút liên t c từ
31% năm 2000 xuống 21% 2005 và chỉ còn 13% năm 20136. Như trong Hình 4, mặc dù
doanh nghiệp nội địa chiếm khoảng 60-100% giá trị xuất khẩu khai thác khoáng sản và
nông sản, doanh nghiệp FDI chiếm 90% xuất khẩu sản phẩm điện tử và máy móc thiết bị.
Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Philippines, doanh nghiệp FDI sản xuất hàng tỉ đô la
giá trị linh kiện điện tử xuất khẩu, nhưng doanh nghiệp nội địa cũng vươn lên tr thành
5
6

Tổng c c Thống kê, Niên giám Việt Nam 2013.
Tổng c c Thống kê, Niên giám Việt Nam 2013.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


những thương hiệu sản xuất công nghiệp (ít nhất là
cung ứng. Trong khi đó

Trung Quốc), sản xuất gia công và

Việt Nam vẫn thiếu các ngành hỗ trợ cho hoạt động công nghiệp

chế tạo.
Hình 4. Giá trị kim ngạ ch xuấ t khẩ u (% củ a doanh nghiệ p FDI)

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu c a Tổng c c Hải quan Việt Nam.
Thực trạng khu vực doanh nghiệp tư nhân sản xuất công nghiệp với quy mô nhỏ bé

đã được phân tích trong nhiều báo cáo. Xóa bỏ các rào cản gia nhập ngành, tiếp cận tín d ng
và tiếp cận đất đai là cần thiết, nhưng chưa đ . Các nghiên cứu gần đây (xem VELP, 2015)
đã chỉ ra rằng hệ thống tư pháp yếu kém đang tr thành một rào cản lớn để các doanh nghiệp
đi từ quy mô sản xuất nhỏ sang lớn. Về chiến lược, các doanh nghiệp tư nhân hiện có hai
lựa chọn: (i) nuôi dưỡng các mối quan hệ đặc biệt với chính quyền như là một hình thức
bảo vệ, hoặc (ii) vẫn làm ăn qui mô nhỏ mặc dù họ đã tiếp cận được những nguồn lực quan
trọng để phát triển như đất, lao động, và vốn. Cả hai lựa chọn này đều không khai thác được
hiệu quả kinh tế mà toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế có thể đem lại cho Việt Nam.
Báo cáo VELP (2013) đã phân tích rằng cỗ máy tăng trư ng bốn động cơ c a Việt
Nam trong giai đoạn 2011-2013 chỉ có động cơ FDI là hoạt động tốt. Trong những năm
2001-06, khu vực FDI và tư nhân trong nước phát triển mạnh, đặt biệt là trong hoạt động
sản xuất công nghiệp chế biến - chế tạo, ngành nông nghiệp cũng hoạt động tốt. Khu vực
DNNN không tăng trư ng mạnh, nhưng sự kém hiệu quả chưa dẫn tới đổ vỡ và cũng chỉ là
một trong bốn động cơ tăng trư ng. Trong những năm 2011-2013, tr c trặc xảy ra trong cả
khu vực DNNN, DN tư nhân và nông nghiệp. Chỉ còn khu vực FDI là tiếp t c có kết quả
tốt ch yếu nh các doanh nghiệp FDI thuộc nhóm ngành thâm d ng lao động và không bị
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


tác động nhiều b i những khó khăn kinh tế nội địa và yếu kém c a thể chế kinh tế Việt Nam.
Trong Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Công nghiệp Việt Nam 2011, Tổ chức Phát triển
Công nghiệp c a Liên Hợp Quốc (UNIDO) đã đánh giá rằng so với các nước khác trong
khu vực, nền công nghiệp Việt Nam không có được năng lực công nghệ phức tạp với các
sản phẩm thuộc hạng công nghệ trung bình và cao chỉ chiếm 20% GTGT công nghiệp chế
biến - chế tạo.
Còn theo Báo cáo đầu tư thế giới c a UNCTAD (2013), tính bình quân các nước đang
phát triển thì trong tổng kim ngạch xuất khẩu c a các doanh nghiệp FDI, giá trị gia tăng nội
địa chiếm khoảng 75%, trong đó các doanh nghiệp trong nước đóng góp được 40-50%.

Việt Nam, khu vực FDI tạo ra GTSXCN năm 2012 là 103,0 tỷ USD và kim ngạch xuất khẩu
63,9 tỷ USD (không kể dầu thô). Nhưng tổng giá trị gia tăng (GTGT) c a các DN FDI công
nghiệp năm 2012 chỉ là 28,2 tỷ USD.7 Vậy, GTGT công nghiệp c a Việt nam chỉ chiếm
44% kim ngạch xuất khẩu và 27% GTSXCN.Có thể nói nền công nghiệp Việt Nam đang
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng là

các công đoạn có giá trị gia tăng thấp nhất

trong “đư ng cong c cư i”: GTGT cao rơi vào các khâu đầu là R&D, thiết kế và khâu cuối
là tiếp thị, phân phối, còn GTGT thấp là

giữa công đoạn lắp ráp, gia công.

Vậy, một thách thức nữa về chính sách phát triển công nghiệp c a Việt Nam là vừa
nâng cao GTGT trong các công đoạn hiện hữu vừa thúc đẩy chuyển sang các công đoạn có
GTGT cao hơn trong các chuỗi giá trị toàn cầu c a SX công nghiệp.

3. Chính sách phát triể n công nghiệ p gắ n vớ i chuỗ i giá trị toàn cầ u
Phân tích chuỗi giá trị giúp giải thích sự phân phối các lợi ích, đặc biệt là GTGT/thu
nhập, cho những ai tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này làm cho việc xác định các
chính sách mà có thể được thực thi nhằm tạo khả năng cho các nhà sản xuất và quốc gia
riêng lẻ gia tăng tỷ phần c a mình trong những lợi ích này tr nên dễ dàng hơn. Phân tích
chuỗi giá trị cũng giúp cả doanh nghiệp và chính ph nhận thấy những r i ro khi tham gia
vào quá trình toàn cầu hóa và tìm ra cách thức phù hợp tham gia vào quá trình này.
Có thể nói các hiệp định thương mại tự do (TPP và EU-VN FTA) và cộng đồng kinh tế
(AEC) mà Việt Nam sẽ tham gia vẫn là một ẩn số về việc liệu Việt Nam có thể tham gia tích
cực hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng rõ ràng đây là các cơ hội lớn. Hai tình huống sau
đây về ngành dệt may và điện tử, hai ngành gắn liền với toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế, để có những gợi Ủ chính sách cho phát triển công nghiệp.
7


Số liệu tính toán từ Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2013.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


Chuỗi giá trị c a ngành dệt may Việt nam được đánh giá là co c m
công với GTGT thấp, và trong một chừng mực hạn chế hơn,

khâu may gia

khâu xơ sợi (xem IPP &

CIEM, 2013). Trong điều kiện các DN dệt may c a Việt Nam nhập đa số nguyên ph liệu
thì quy định “từ sợi tr đi” c a TPP nếu được áp d ng một cách nghiêm ngặt sẽ đồng nghĩa
với việc lợi ích c a việc gia nhập TPP bị vô hiệu hóa đối với phần lớn DN Việt Nam. Rào
cản lớn nhất hiện nay trong thu hút đầu tư vào các công đoạn dệt – nhuộm – hoàn tất là yêu
cầu xử lỦ nước thải và bảo vệ môi trư ng. Để vượt qua rào cản này, chính quyền địa phương
nơi có có tiềm năng phát triển c m ngành cần quy hoạch các khu công nghiệp hỗ trợ mang
tính tập trung cho các ngành ô nhiễm nói chung và ngành dệt nhuộm nói riêng trong đó có
các khu xử lỦ nước thải tập trung nhằm làm giảm chi phí xử lỦ nước thải cho các doanh
nghiệp. Về mặt chính sách, sau khi các khu công nghiệp hỗ trợ này được quy hoạch và lựa
chọn được nhà đầu tư thì ngân sách (kết hợp từ trung ương và địa phương) cần được dùng
để hỗ trợ cho việc đầu tư hệ thống xử lỦ nước thải để vừa đảm bảo tính khả thi tài chính,
vừa đảm một mức phí xử lỦ nước thải cạnh tranh phù hợp với khả năng chi trả c a doanh
nghiệp.
Trong lịch sử phát triển công nghiệp điện tử trên cả thế giới thì cả Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Hàn Quốc hay Trung Quốc có được sự tăng trư ng về lượng ấn tượng như Việt Nam.

Gần như từ con số 0, chỉ trong vòng 5 năm từ 2009, kim ngạch xuất khẩu c a ĐTDĐ lên
tới 23,6 tỷ USD, linh kiện máy ảnh 2,2 tỷ USD, thiết bị văn phòng 2,5 tỷ USD, bộ vi xử
lỦ điện tử 2,3 tỷ USD vào năm 2013 8.Tất cả các ngành hàng điện tử này đều do các nhà
đầu tư là công ty đa quốc gia dẫn dắt như Samsung, LG, Canon, Intel. Như đã đề cập
phần trên, giá trị gia tăng tạo ra

nội địa chỉ bằng hoặc thấp hơn 10%.

Hình 5 là một sơ đồ minh họa ngành công nghiệp chế tạo điện tử

đó kết hợp c m

ngành với chuỗi giá trị toàn cầu. Các cuộc phỏng vấn c a tác giả với các nhà đầu tư nước
ngoài mang vai trò dẫn dắt cho thấy họ quyết định

Việt Nam là vì lợi thế cạnh tranh từ

nguồn lao động, cơ s hạ tầng và những ưu đãi c a nhà nước. Họ không kỳ vọng là những
mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu sẽ được phát triển đầy đ
đoạn được phát triển

Việt Nam. Càng nhiều công

Việt Nam thì càng tốt cho họ, nhưng nếu không thì năng lực cạnh

tranh c a họ cũng không bị ảnh hư ng nhiều. Nếu Việt Nam không phải là mắt xích thiết
yếu trong chuỗi giá trị toàn cầu c a họ, thì sau một th i gian đầu tư và sản xuất, khi lợi thế
về chi phí lao động không còn nữa vào khấu hao máy móc thiết bị đã hết thì họ sẽ di d i

8


Số liệu lấy từ CSDL thống kê thương mại c a Liên Hợp Quốc (UNComtrade).

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


sang một địa điểm khác9.
Hình 5. Sơ đồ cụ m ngành điệ n tử ở Việ t Nam với những công đoạ n khác
nhau trong chuỗ i giá trị toàn cầ u
Tụ

Lắp ráp
Th p

Điệ thoại
di độ g

Máy
vi tí h

Nhựa

Ph

Thiết ị
vă phò g

phối


T i h h

Kí h

Thử ghiệ

DN SX các chi tiết, bộ phận thiết bị
(Cấp 1)

Pin

Cô g ghệ

Vi ử lý, hệ thố g điệ , ả g ạ h, khung,
hì h ả ứ g, thiết ị

Tư vấ

áy

DNàSXàli hàkiệ à(Cấpà2 v 3)

Khuô & die

Dập, Chất dẻo, hế tạo

Bả g ề
ạ h đi


u đãi của
nhà n ớc

Giá đỡ

Vậ àtảiàh gàh aà
h gàkh g

Kh

g

Hiệp hội

Tr ờng đào tạo
kỹ thuật
Rất yếu

Yếu

Tru gà

h

(VEIA)
Mạ h

Rất

ạ h


Nguồn: Tác giả.
Vậy, để có thể phát triển được c m ngành thực th c a mình thì Việt Nam phải tr
thành mắt xích không thể thiếu trong các chuỗi giá trị toàn cầu mà mình tham gia. Thách
thức là việc thu hút được đầu tư vào những hoạt động thiếu vắng, mà đều có thể gọi là công
nghiệp hỗ trợ (các ô gạch chéo trong sơ đồ

Hình 5). Các khảo sát gần đây cho thấy cho

dù ưu đãi chính sách đến đâu thì doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể nào tr thành các
nhà sản xuất và cung ứng cấp 1 cho các doanh nghiệp FDI dẫn dắt. Vì vậy, chiến lược phát
triển công nghiệp hỗ trợ là: (i) tiếp t c thu hút các doanh nghiệp FDI với vai trò dẫn dắt và
doanh nghiệp FDI là nhà cung ứng cấp 1; (ii) tập trung chính sách ưu đãi c a nhà nước (về
đào tạo nguồn nhân lực, tín d ng, đất đai, hỗ trợ chuyển giao công nghiệp) cho những doanh
nghiệp trong nước có tiềm năng tr thành các nhà cung ứng cấp 2 và 3.
IV. Kết luận

9 Việc Intel gần đây đã quyết định đóng cửa nhà máy lắp ráp chíp (ATP)
TP.HCM là một ví d .

Costa Rica để chuyển tới Khu Công nghệ cao

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


Các phần phân tích trên cho ta một bức tranh tổng quan về hiện trạng phát triển công
nghiệp


Việt Nam. Về điểm mạnh, tăng trư ng về lượng xét theo GTSXCN c a Việt Nam

là rất ấn tượng trong ba thập kỷ qua. Một số c m ngành công nghiệp đã hình thành, trỗi dậy
và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Nhưng về chất, tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp
ngày một suy giảm, năng lực công nghệ nội địa thấp, hợp tác trong c m ngànhhạn chế và
sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là

công đoạn gia công khai thác lợi thế về chi phí

lao động và tài nguyên thiên nhiên.
Nhìn vào hai xu thế xảy ra đồng th i hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập
kinh tế là phát triển c m ngành và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, bài viết này đưa ra các
khuyến nghị sau:
1. Hạn chế dùng DNNN làm công c chính sách công nghiệp. Trong điều kiện thiếu
vắng sự tham gia c a các nhà đầu tư tư nhân trong nước hay nước ngoài do rào cản về thể
chế, DNNN có thể đứng ra làm ch đầu tư nhưng với các điều kiện ràng buộc là không có
bảo hộ thương mại, không trợ giá và cam kết một lộ trình thoái vốn nhà nước sau đầu tư.
2. Để thúc đẩy phát triển c m ngành, đối với một c m ngành công nghiệp đang trỗi
dậy c a quốc gia, hình thành một diễn đàn giúp khuyến khích sự hợp tác giữ khu vực tư
nhân và FDI với các hiệp hội thương mại, cơ quan chính ph , trư ng đại học, viện nghiên
cứu. Trong một c m ngành, nhà nước không còn là cơ quan duy nhất làm quy hoạch. Vai
trò này thuộc về một y ban bao gồm hiệp hội doanh nghiệp, trư ng đại học/viện nghiên
cứu, cơ quan QLNN trung ương và chính quyền các địa phương nơi DN trong c m ngành
có sự tập trung cao.
3. Để thúc đẩy việc tham gia ch động vào chuỗi giá trị toàn cầu, chính sách phát triển
công nghiệp cần ưu tiên đầu tư trọng điểm vào các khu công nghiệp hỗ trợ c a ngành với
vốn ngân sách chỉ dành cho nhu cầu đầu tư cơ s hạ tầng sử d ng chung trong khu. Cũng
trong chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, việc thực
hiện cách chính sách ưu đãi dành cho công nghiệp hỗ trợ chung chung là không hiệu quả.
Thay vào đó, trong mỗi c m ngành, cần xác định c thể nhóm các hoạt động cung ứng ph

trợ cấp 2 và 3 rồi tập trung chính sách ưu đãi c a nhà nước vào các doanh nghiệp trong
nước tham gia các hoạt động này.

Tài liệu tham khảo
Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn


1. IPP & CIEM (2013). “Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh c a c m ngành
dệt may trên địa bàn TP.HCM và một số địa phương lân cận”, Báo cáo nghiên
cứu do Viện Chính sách Công (IPP) c a Trư ng Đại học Kinh tế TP.HCM và
Viện Nghiên cứu Quản lỦ Kinh tế Trung ương (CIEM) thực hiện trong khuôn
khổ Dự án Thúc đẩy triển khai hiệu quả chương trình hộp nhập kinh tế quốc tế
c a TP.HCM và hỗ trợ các tỉnh trong vùng.
2. Perkins, Dwight and Vu Thanh Tu Anh and (2008). “Vietnam’s Industrial
Policy: Designing Policies for Sustainable Development”, Prepared under the
UNDP – Harvard Policy Dialogue Papers – Series on Vietnam’s WTO
Accession and International Competitiveness Research.
3. Porter, Michael (1998).On Competition, Harvard Business Review, Harvard
Business School Publishing.
4. UNCTAD (2013). “Global Value Chains: Investment and Trade for
Development”. World Investment Report 2013.
5. VELP (2013). “Khơi thông những nút thắt thể chế để ph c hồi tăng trư ng”,
Bài viết chính sách cho Chương trình Lãnh đạo Quản lỦ Cao cấp Việt Nam
(VELP) c a Chương trình Việt Nam tại Trư ng QLNN Harvard Kennedy và
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP).
6. VELP (2015). “Cải cách thể chế: Từ tầm nhìn đến thực tiễn”, Bài viết chính
sách cho Chương trình Lãnh đạo Quản lỦ Cao cấp Việt Nam (VELP) c a
Chương trình Việt Nam tại Trư ng QLNN Harvard Kennedy và Chương trình

Giảng dạy Kinh tế Fulbright (FETP).
7. Viện Nghiên cứu và Quản lỦ Kinh tế Trung ương và Trư ng Chính sách công
LỦ Quang Diệu (2010). Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 2010.
8. Vũ Thành Tự Anh, David Dapice, Nguyễn Xuân Thành và Đỗ Thiên Anh Tuấn
(2015), “A Retrospective on Past 30 Years of Development in Vietnam”, Bài
viết chính sách cho Ngân hàng Thế giới trong khuôn khổ c a Dự án Báo cáo
Việt Nam 2035.

Công ty Cổ phần Phát triển Giáo dục Hawking
SĐT: 04.6253.1570 – Email:
Website: www.hawking.edu.vn



×