Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Tiểu luận phân tích hệ thống kinh tế cao học KTXD đh XD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.48 KB, 9 trang )

MỤC LỤC
1. Giới thiệu về Công ty TNHH xây dựng Tự Lập............................................................................2
2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thiết kế lại hệ thống............................................................3
a. Đầu vào của hệ thống………………………………………………..........…………………..5
b. Đầu ra của hệ thống………………………………………………………..............…………....5
c. Phần tử của hệ thống……………………………………………………................……………5

d. Môi trường của hệ thống……………………………………………..…………………5
3. Vai trò các bộ phận của Công ty TNHH Tự Lập……………………….………………6
4. Kết luận và kiến nghị.....................................................................................................................9
5. Tài liệu tham khảo.........................................................................................................................9


Tiểu luận môn học: Phân tích hệ thống kinh tế- GVHD: GS.TSKH. Nguyễn Mậu Bành

ĐÁNH GIÁ THIẾT KẾ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TỰ LẬP
1. Giới thiệu về Công ty TNHH xây dựng Tự Lập
Tên công ty: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TỰ LẬP
Trụ sở chính: Khu Hành Chính, Thị trấn Lâm Thao, Huyện Lâm Thao, Phú Thọ
Điện thoại: 02103826946
Fax: 0210 3871 999
– MST: 0100104764
Người đại diện: Ông Nguyễn Văn Thoả
– Chức vụ: Giám đốc.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 2600251062 cấp ngày 24/07/2001 Sở kế hoạch
tỉnh Phú Thọ
Ban lãnh đạo:
Giám đốc công ty:
Nguyễn Văn Thoả
Phó giám đốc:
Bùi Quang Vũ


Phó giám đốc:
Nguyễn Trung Thu
Chánh văn phòng:
Lê Văn Ngọc
Trưởng phòng tài chính kế toán: Vũ Thị Thu Hằng
Trưởng phòng kinh tế dự án:
Đào Việt Hưng
Trưởng phòng kinh tế kỹ thuật: Kỳ Quang Bình
Trưởng ban quản lý các dự án: Nguyễn Đình Chung
Ngành nghề kinh doanh chính:
- Xây dựng nhà các loại;
- Xây dựng nhà các loại;
- Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ;
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác. Chi tiết: xây dựng công trình công nghiệp;
xây dựng công trình cửa - công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn (kênh mương,
hồ đập, đê, kè, đường thủy,bến cảng và các công trình trên sông, các cảng du lịch, cửa
cống ...); Công trình hạ tầng kỹ thuật;
- Xây dựng công trình công ích;
- Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải bằng xe buýt);
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ
khác);
- Sửa chữa máy móc, thiết bị;
- Sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét;
- Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết:
Sản xuất bê tông nhựa Asphalt;
- Sản xuất phương tiện và thiết bị vận tải khác chưa được phân vào đâu;
- Sản xuất các cấu kiện kim loại;
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao;
- Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiệp;

- Lắp đặt hệ thống điện;
- Lắp đặt hệ thống xây dựng khác;
- Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí;
HVTH: Lê Thị Hồng- MHV: 1705064

2


Tiểu luận môn học: Phân tích hệ thống kinh tế- GVHD: GS.TSKH. Nguyễn Mậu Bành

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;
- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét;
- Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác;
- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Chi tiết: Thiết kế công trình thủy lợi;
Tư vấn giám sát chất lượng xây dựng; Khoan, khai thác nước ngầm - Hoạt động kiến trúc
và tư vấn kỹ thuật có liên quan (Quản lý dự án liên quan đến xây dựng kỹ thuật dân dụng;
Thiết kế, phác thảo công trình; Lập kế hoạch phát triển đô thị và kiến trúc cảnh quan, thiết
kế kỹ thuật và dịch vụ tư vấn cho các dự án liên quan đến kỹ thuật dân dụng, kỹ thuật
đường ống, kiến trúc giao thông...
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa phân vào đâu. Chi tiết: Nhập
khẩu các loại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và các mặt hàng công ty kinh doanh;
- Hoàn thiện công trình xây dựng;
- Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại;
- Chuẩn bị mặt bằng;
- Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác;
- Bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy;
- Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác;
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng
chuyên doanh;
- Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống);

- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. Chi tiết: Bán buôn xi măng; Bán
buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến; Bán buôn gạch xây, ngói, đá, cát, sỏi; Bán buôn kính
xây dựng; Bán buôn sơn, véc ni; Bán buôn gạch ốp lát và thiết bị vệ sinh; Bán buôn đồ
ngũ kim; Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;
2. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh để thiết kế lại hệ thống.
Giả sử mục tiêu của công ty với danh nghĩa là nhà thầu thi công hoàn thiện công trình phải
hoàn thành được yêu cầu của chủ đầu tư đề ra ta có ở đây Công ty là một hệ thống kinh tế
vì thế nó phải thỏa mãn những đặc trưng cơ bản của hệ thống nghĩa là phải có đầu vào đầu
ra và mục tiêu của hệ thống

X

HÖthèng

§ Çu vµo

Y =F(X)
§ Çu ra

Hình 1.1 Mô hình của một hệ thống

HVTH: Lê Thị Hồng- MHV: 1705064

3


Tiểu luận môn học: Phân tích hệ thống kinh tế- GVHD: GS.TSKH. Nguyễn Mậu Bành

Hình 1.2. Các thành phần của hệ thống


Sơ đồ tổ chức tại hiện trường của Công ty TNHH xây dựng Tự Lập như sau:

Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức hiện trường của công ty TNHH Tự Lập
HVTH: Lê Thị Hồng- MHV: 1705064

4


Tiểu luận môn học: Phân tích hệ thống kinh tế- GVHD: GS.TSKH. Nguyễn Mậu Bành

Giả sử để phân tích hệ thống của công ty ta xác định mục tiêu của công ty là dưới
danh nghĩa là nhà thầu thi công phần công việc hoàn thiện công trình thì mục tiêu của
công ty ở đây là hoàn thành được công việc do chủ đầu tư giao theo đúng tiến độ và yêu
cầu kỹ thuật đã ký kết trong hợp đồng.
a. Đầu vào của hệ thống
Là các tác động của môi trường lên hệ thống ở đây có thể kể đến các yêu tố tác động
như là vật liệu đầu vào (gạch, vữa, xi măng, cốt thép…) nhân công lao động (các loại thợ
ở các đội xây lắp, cơ khí, nền móng…) các loại máy móc tham gia trong quá trình thi công
(máy trộn bê tông, máy cẩu, máy khoan …) ngoài ra còn có vốn vay ngân hàng (nếu cần),
quỹ tiền lương, các phương pháp công nghệ thi công …
b. Đầu ra của hệ thống
Là tác động trở lại của hệ thống đối với môi trường. Ở đây đối với công ty thì đầu ra
của hệ thống chính là hoàn thành hạng mục hoàn thiện công trình cùng với đó là tiến độ
hoàn thành công việc (có đúng được tiến độ đề ra không), chất lượng của công trình (thể
hiện rất rõ ở bề nổi của công trình như chất lượng nền móng có tốt không, chất lượng cọc
nhồi …)
c. Phần tử của hệ thống
Phần tử là tế bào nhỏ nhất của hệ thống. Đặc trưng cơ bản của phần tử của một hệ thống
là chức năng độc lập mà nó thực hiện và khả năng xác lập mối liên hệ với các phần tử
khác. Qua hình 1.3 có thể nhận ra các phần tử của hệ thống là giám đốc, các đơn vị nghiệp

vụ quản lý (phòng tài chính, phòng kế hoạch, phòng hành chính), các phòng ban hiện
trường thi công (ban chỉ huy công trường, kỹ thuật thi công, thủ kho bảo vệ …) và các tổ
đội thi công trực tiếp (đội xây lắp, đội nền móng, đội cơ khí, đội thi công cơ giới). Các
phần tử trong hệ thống có tính độc lập tương đối với nhau ví dụ như đội xây lắp và đội nền
móng thực hiện các công việc độc lập với nhau và nhận lệnh trực tiếp từ cấp trên họ là chỉ
huy công trường. Chỉ huy công trường được nhận các chỉ thị từ phòng kỹ thuật thi công.
Ban chỉ huy công trường nhận các chỉ thị từ ban giám đốc và các đơn vị nghiệp vụ quản lý
và truyền lệnh xuống các phòng ban hiện trường (thủ kho, kỹ thuật thi công, vật tư).
d. Môi trường của hệ thống
Là tất cả các phần tử không nằm trong hệ thống nhưng lại có tác động qua lại với hệ
thống. Ở đây môi tường của hệ thống có thể kể đến môi trường kinh tế xã hội (khủng
hoảng kinh tế chung của toàn cầu ảnh hưởng trực tiếp tới nước ta qua đó gây khó khăn về
kế hoạch huy động vốn cung cấp cho công ty ảnh tới tiến độ thực hiện công việc và mục
tiêu dự định trước, bên cạnh đó khó khăn về kinh tế cũng ảnh hưởng tới tâm lý của người
bỏ vốn đầu tư vì vậy đòi hỏi công ty phải luôn tiếp cận với tiến bộ khoa học công nghệ
mới để giảm chi phí thời gian thi công mới có thể đáp ứng được nhu cầu diều kiện thực
tế), ảnh hưởng từ biến động thị trường (giá cả nguyên vật liệu thi công đột ngột tăng ảnh
hưởng tới dự kiến ban đầu của công ty), bên cạnh đó còn có các tác động từ điều kiện tự
nhiên thiên nhiên (lũ lụt, mưa, bão…) cũng ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu của công ty.
*Mục tiêu của hệ thống ở trường hợp trên là hoàn thành công việc trong hợp đồng ký kết
với chủ đầu tư là hạng mục công việc hoàn thiện công trình xây dựng. Để có thể hoàn
thành được mục tiêu này công ty phải thỏa mãn được các điều kiện như tiến độ thi công
HVTH: Lê Thị Hồng- MHV: 1705064

5


Tiểu luận môn học: Phân tích hệ thống kinh tế- GVHD: GS.TSKH. Nguyễn Mậu Bành

phải đúng hạn không vượt tiến độ đề ra, các công việc thực hiện phải đúng theo yêu cầu

kỹ thuật, đề cương được phê duyệt từ trước tuy nhiên trong quá trình thi công hệ thống
vẫn chịu phải các trạng thái tác động tới mục tiêu này như chậm tiến độ ở một phần tử nào
đó (ví dụ như công tác khoan cọc nhồi do gặp điều kiện mưa bão không thi công được)
qua đó phải đẩy nhanh tiến độ cho những ngày sau, mất an toàn lao động trong quá trình
thi công dẫn đến công trình bị ngừng thi công,…
3. Vai trò các bộ phận của Công ty TNHH Tự Lập:
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Tự Lập gồm có: Ban giám đốc, văn phòng, phòng tài
chính kế toán, phòng kinh tế kỹ thuật, kinh tế dự án, ban quản lý các dự án và các tổ đội.
- Ban giám đốc có nhiệm vụ quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế
hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
- Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Giám
đốc có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kế hoạch của hội đồng quản trị, quyết
định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, có quyền bổ nhiệm hay
miễn nhiễm nhân viên, ký kết các hợp đồng với danh nghĩa công ty, trình báo cáo quyết
toán tài chính hàng năm và kiến nghị các phương án cơ cấu tổ chức của công ty.
- Phòng kinh tế kỹ thuật có nhiệm vụ lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình
thực hiện sản xuất kinh doanh của công ty định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất theo
yêu cầu của Lãnh đạo Công ty. Phối hợp với phòng Tài chính kế toán Công ty xây dựng
nhu cầu và kế hoạch vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện việc soạn thảo các
Hợp đồng kinh tế, theo dõi tiến độ thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp
luật và theo dõi tình hình triển khai của các bộ phận trong công ty
- Phòng tài chính kế toán tài chính có nhiệm vụ:
+ Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo Pháp lệnh kế toán và thống kê, Luật
Kế toán và Điều lệ của Công ty.
+ Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của Công ty theo quy định của Nhà
nước.
+ Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu
tư.
+ Xây dựng kế hoạch định kỳ về giá thành sản phẩm, kinh phí hoạt động, chi phí bảo

dưỡng định kỳ và sửa chữa nhỏ của Công ty và các kế hoạch tài chính khác.
+ Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của Nhà nước và Điều lệ của
Công ty.
+ Thực hiện các nghĩa vụ đối với NSNN, cổ đông và người lao động theo luật định.
+ Xác định và phản ảnh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ tài sản, nguồn vốn.
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy
định và điều lệ Công ty.
+ Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty phân công.
- Phòng kinh tế dự án: Phụ trách công tác đầu tư bất động sản của công ty
- Ban quản lý các dự án: Phụ trách quản lý các dự án của công ty. Lập dự toán, bóc tách
khối lượng các công trình.
HVTH: Lê Thị Hồng- MHV: 1705064

6


Tiểu luận môn học: Phân tích hệ thống kinh tế- GVHD: GS.TSKH. Nguyễn Mậu Bành

- Các tổ đội thi công hiện trường:
+ Có nhiệm vụ thực hiện triển khai đầy đủ, an toàn, đúng yêu cầu kỹ thuât các nhiệm vụ
công việc do các ban trên giao xuống.
* Công ty TNHH Tự Lập cũng như hầu hết các công ty khác đang hoạt động trong lĩnh
vực xây lắp đều có những thuận lợi và khó khăn riêng.
- Thuận lợi của công ty là:
+ Có một tập thể cán bộ công nhân viên hùng hậu và đoàn kết, gắn bó, dưới sự lãnh đạo
sáng suốt, đúng đắn của giám đốc, phó giám đốc công ty.
+ Cán bộ công nhân viên của công ty hầu hết đều tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học, có
năng lực và chuyên môn sâu.
+ Tuy công ty có nhiều phòng ban nhưng các phòng ban làm việc và phối hợp với nhau
một cách ăn ý vì vậy mà công ty luôn đi theo một định hướng chung giúp cho công ty

ngày càng phát triển và tiến xa hơn.
+ Khi có dự án thì toàn bộ các phòng ban đều tham gia vào dự án từ khâu làm hồ sơ đấu
thầu đến khi thi công và làm thanh quyết toán, phòng kế hoạch kỹ thuật soạn hợp đồng và
hoàn tất hồ sơ pháp lý, phòng thi công làm nhiệm vụ đấu thầu, phòng kế toán làm nhiệm
vụ bảo lãnh hợp đồng.
- Khó khăn:
+ Một số dự án nhà nước mắc phải vấn đề chính sách cắt giảm đầu tư công nên bị ngưng
trệ.
+ Nhân viên làm tốt khâu thi công nhưng đến khâu quyết toán vẫn luôn bị chậm trễ, nhiều
công trình đã thi công xong nhưng hồ sơ chưa hoàn chỉnh dẫn đến công ty vẫn chưa quyết
toán được.
+ Một số dự án thi công xong nhưng chưa ký được đơn giá phát sinh vì vậy không làm
thanh toán để quyết toán được.
* Qua sơ đồ tổ chức công ty có thể nhận ra các tổ đội thi công có quan hệ riêng biệt với
nhau và chỉ phải chịu sự tác động trực tiếp từ đội trưởng công trường qua đó có thể tránh
được sự chồng chéo trong việc ra mệnh lệnh quản lý.
- Việc phân chia rõ ràng các bộ phận công việc thể hiện rõ tính chuyên môn hóa mà công
ty tạo ra, sử dụng mỗi tổ đội chuyên sâu vào một công việc nhất định giúp giảm thời gian
và chi phí thi công qua đó nâng cao năng suất làm việc của các tổ đội, không những vậy
nó còn đáp ứng được việc lưu động các tổ đội cho các nhiệm vụ khác nhau của công ty giả
dụ như cần tổ đội thi công ở công trình khác ngoài ra việc làm như vậy có thể dễ dàng đào
tạo nguồn nhân lực mới thực hiệncông việc giúp mở rộng quy mô nhưng việc phân chia tổ
đội thế này cũng có nhược điểm như trường hợp tổ đội này thì thiếu người làm nhanh để
kịp tiến độ tổ đội khác lại không có việc làm. Qua việc này đòi hỏi bộ máy lãnh đạo của
công ty phải nhanh nhạy trong việc kiếm được nguồn việc để tránh việc các tổ đội nhàn
rỗi,công nhân tổ đội làm không ăn lương.
- Tính phối hợp công tác (Departmentalization) là nhóm các công việc theo chức năng
hoạt động. Tính phối hợp công tác thể hiên trong việc phân chia các phòng ban quản lý.
Phòng kế hoạch (đưa ra các mục tiêu chủ yếu của công ty, kiểm soát báo cáo tình hình
kinh doanh), phòng kế toán (tính toán hạch toàn nguồn vốn, kiểm soát tài sản), phòng tổ

HVTH: Lê Thị Hồng- MHV: 1705064

7


Tiểu luận môn học: Phân tích hệ thống kinh tế- GVHD: GS.TSKH. Nguyễn Mậu Bành

chức hành chính (kiểm soát về vấn đề nhân lực) việc phân chia các bộ phận thế này có ưu
điểm và cả nhược điểm:
+ Ưu điểm: Hiệu suất cao nhờ nhóm các nhân viên có cùng lĩnh vực chuyên môn giống
nhau, cùng kỹ năng, kiến thức và định hướng giúp họ có thể phối hợp nhịp nhàng trong
các nhiệm vụ chức năng qua đó thuận tiện cho việc ra quyết định tập trung. Ngoài ra còn
giúp nâng cao sự phát triển về chuyên môn cho các thành viên trong nhóm qua việc
thường xuyên trao đổi chia sẻ kinh nghiệm giữa cấp trên và cấp dưới, giúp tăng cường kỹ
năng giải quyết vấn đề.
+ Hạn chế: Giảm sự truyền thông trao đổi giữa các bộ phận gây khó khăn trong việc phối
hợp giữa các bộ phận ngoài ra còn có thể tạo ra các mâu thuẫn về thứ tự ưu tiên giữa các
bộ phận với nhau. Việc phân chia bộ phận theo chức năng làm các nhà quản trị trở thành
các chuyên gia ở lĩnh vực hẹp, tầm nhìn bị hạn chế về mục tiêu tổ chức.
- Tuyến mệnh lệnh (Chain of command) được thể hiện rất rõ trong sơ đồ tổ chức quản lý
của công ty qua biểu tượng mũi tên có mũi () với gốc mũi tên là các cấp cao hơn và mũi
của tên là các cấp thấp hơn rồi truyền đến các cấp thấp nhất, trách nghiệm của đối tượng
nhận lệnh là phải thực hiện toàn bộ các công việc được giao. Qua sơ đồ hệ thống có thể
nhận ra người có quyền ra mệnh lệnh cao nhất chính là ban giám đốc và cấp thấp nhất là
các tổ đội thi công. Để thuận tiện cho việc ra các mệnh lệnh những nhà quản trị tạo ra các
tuyến mệnh lệnh, ở đây các tuyến mệnh lệnh có thể kể đến là giám đốc và các phòng ban
quản lý sau đó là tuyến ban chỉ huy công trường và các nhóm thi công. Ở tuyến công
trường đội trưởng công trường được giao quyền hạn nhất định để kiểm soát các tổ đội thi
công và đội trưởng công trường phải có nhiệm vụ báo cáo trực tiếp cho tuyến trên đó là
ban chỉ huy công trường tương tự như vậy ban chỉ huy công trường cũng được phân quyền

nhận lệnh trực tiếp từ ban giám đốc và phòng ban quản lý để có thể quản lý toàn bộ công
trường thi công.
- Tập trung và phân quyền (Centralization and decentralization) là xu hướng ra quyết định
của các nhà quản trị, tập trung là là phương thức tổ chức trong đó mọi quyền ra quyết định
tập trung vào cấp quản trị cao nhất, phân quyền là là xu hướng phân tán quyền ra quyết
định cho các cấp quản trị thấp hơn trong thứ bậc hệ thống. Việc tập trung hay phân quyền
chỉ là tương đối một số công việc nghiêng về tập trung như sự trả lương, các chính sách
nhân sự và công việc phân quyền liên quan tới phân quyền để sản xuất. Ưu điểm của phân
quyền là giúp các nhà quản trị cấp cao có thể thảnh thơi hơn để giành thời gian cho việc
phát triển các kế hoạch chiến lược chung cho công ty ngoài ra cấp dưới được giao nhiệm
vụ nhiều hơn giúp họ phát triển kỹ năng nghề nghiệp tốt hơn.
- Chính thức hóa (Formalization) thể hiện mức độ các công việc trong tổ chức được tiêu
chuẩn hóa và người thực hiện phải tuân theo các quy tắc và quy trình. Nếu một tổ chức có
mức độ chính thức hóa thấp nhân viên có thể tự do trong việc giải quyết công việc và
ngược lại hệ thống có mức chính thức hóa cao thì các nhân viên sẽ phải tuân thủ một cách
nghiệm ngặt theo một quy định đã định trước qua đó tránh được các sai sót hạn chế sửa
chữa.

HVTH: Lê Thị Hồng- MHV: 1705064

8


Tiểu luận môn học: Phân tích hệ thống kinh tế- GVHD: GS.TSKH. Nguyễn Mậu Bành

4. Kết luận và kiến nghị
Việc nghiên cứu về kết cấu cơ chế tổ chức là cần thiết qua đó nó cho phép các điểm mạnh
yếu của doanh nghiệp giúp hoàn thiện bộ máy quản lý một cách hiệu quả nhất, đặc biệt
trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế kéo dài hàng năm này có rất nhiều doanh nghiệp đã
phải phá sản thì việc quản lý tốt có thể tránh được sự trồng chéo trong quản lý, giảm thiểu

được những chi phí không cần thiết giúp doanh nghiệp có thể tự tin vững bước trong hoạt
động xây dựng.
5. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu Phân tích hệ thống Kinh tế của GS.TSKH. Nguyễn Mậu Bành giảng viên khoa
kinh tế xây dựng trường Đại học Xây dựng;
- Bài giảng của ông Nguyễn Thế Quân khoa kinh tế xây dựng trường Đại học Xây dựng;
- Tài liệu tự thu thập

HVTH: Lê Thị Hồng- MHV: 1705064

9



×