Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước anh hiện nay thực trạng và bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.49 KB, 46 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quyền lực nhà nước là vấn đề vô cùng quan trọng, nhưng cũng rất phức
tạp. Việc nắm giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước có hiệu quả sẽ là
điều kiện để thực hiện được những mục đích đã đề ra, mang lại hạnh phúc và
nhiều lợi ích nhất cho nhân dân, đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình nắm giữ,
tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thường tiềm ẩn rất nhiều những
nguy cơ khác nhau như tham nhũng, lãng phí, lạm quyền có thể dẫn tới tác
động tiêu cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Và không chỉ
dừng lại ở nguy cơ tiềm ẩn mà nhiều nguy cơ trong quá trình cầm quyền đã
phát sinh thành những tai họa, tệ nạn tiêu cực trên thực tế làm ảnh hưởng rất
lớn tới uy tín, danh dự của cán bộ, công chức, các cơ quan nhà nước, làm
giảm hiệu quả của bộ máy nhà nước, gây hậu quả xấu đến công cuộc quản lý
và xây dựng đất nước, lợi ích và đời sống nhân dân. Vì vậy, vấn đề kiểm soát
và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước là một nhiệm vụ cấp bách trong quản
lý nhà nước ở các nước nói chung cũng như ở nước CHDCND Lào nói riêng.
Trong bối cảnh nước CHDCND Lào đang đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về
nhân dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân
thì nghiên cứu cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước của một số nhà
nước dân chủ, pháp quyền trên thế giới nói chung đặc biệt là từ nước Anh nói
riêng là hết sức quan trọng để từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho nước
CHDCND Lào là việc làm quan trọng và cần thiết, nhằm đẩy nhanh tiến độ
hội nhập sâu rộng quốc tế và phát triển của đất nước.
Nước Anh được coi là nước có nền dân chủ ổn định lâu đời, là cái nôi
của mô hình chính thể Nghị viện và các định chế chính trị hiện đại. Khác với
các nước khác, sự hình thành và phát triển của các thể chế chính trị ở Anh là
1



kết quả của quá trình tích tụ, đào luyện của chính sự phát triển nội tại của đất
nước, thông qua sự phát triển và giải quyết mâu thuẫn, xung đột lợi ích của
nhiều tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Chính sự phát triển nội tại này hứa
hẹn mang lại nhiều giá trị, kinh nghiệm cho việc xây dựng và phát triển thể
chế chính trị của các nước đang phát triển. Đặc biệt là kinh nghiệm về tổ
chức và kiểm soát quyền lực nhà nước đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và tự do
của công dân.
Xuất phát từ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn do vậy em đã lựa
chọn đề tài: “Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước Anh hiện nay Thực trạng và bài học kinh nghiệm nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát
quyền lực ở nước CHDCND Lào” để làm đề tài tiểu luận kết thúc môn
Quyền lực chính trị với mong muốn hiểu rõ hơn được những vấn đề về kiểm
soát quyền lực.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Thứ nhất, Các công trình nghiên cứu về quyền lực
“Về kiểm soát quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước
ở Việt Nam hiện nay” (2006), Vũ Thư, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số12,
Hà Nội: Tác giả đã phân tích rất rõ lý do, yêu cầu cũng như cơ chế trong việc
kiểm soát quyền lực của nhánh hành pháp trong giai đoạn hiện nay của Việt
Nam cũng như đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này.
“Một số vấn đề về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước” (2009),
PGS.TS Nguyễn Minh Đoan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội: Qua cuốn sách
tác giả đã làm rõ các vấn đề lý luận về quyền lực nhà nước, cũng như phân
tích các vấn đề trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, Các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà
nước
“Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước (và cả quyền lập pháp) trong
Nhà nước pháp quyền: một số vấn đề lý luận cơ bản” (2010), Lê Văn Cảm và
2



Dương Bá Thanh, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 1: Tác giả đã đưa ra những
khái quát chung cũng như những vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước trong
thực tiễn trong các nước tư bản để từ đó đưa ra được những giá trị tham khảo.
“Nội hàm và thể hiện nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam” (2010), PGS.TS. Vũ Thư, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 21, Hà Nội: Qua bài báo tác giả đã làm rõ được vấn
đề về nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam cũng như phân tích
những ưu điểm và một số vấn đề đặt ra trong việc tổ chức quyền lực nhà
nước.
“Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước trong vệc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp ở nước ta” (2015), GS.TS. Trần Ngọc Đường (Chủ nhiệm), Đề tài
nghiên cứu (Văn phòng Quốc hội đã nghiệm thu), Hà Nội: Tác giả đã làm rõ
cơ sở lý luận, phân tích thực trạng từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện
cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thứ ba, Các công trình nghiên cứu về cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước ở nước Anh
“Cơ chế nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và
những giá trị tham khảo cho Việt Nam” (2015), ThS. Nguyễn Quang Anh,
Trưởng ban Tuyên giáo huyện ủy Thanh Thủy, Phú Thọ, Tạp chí Tổ chức nhà
nước điện tử, : Bài báo đã làm rõ một phần cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước ở nước Anh cùng với nước Mỹ và Pháp trong các yếu tố
về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước.
Ngoài ra, còn có các tác giả và tác phẩm “Chính trị luận” (The
politics) của Aristotle thời cổ đại; “Khảo luận thứ hai về chính quyền” (Two
treasures of government) của J.Locke và “Bàn về tinh thần pháp luật” (De
L’Esprit des lois) của Montesquieu thời cận đại là những tác phẩm tiêu biểu
cho học thuyết phân quyền. Tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” của Jean
Jacques Rousseau; “Nền cộng hòa và những vấn đề” (The Public and Its

3


Problems, 1929) của John Dewey (1859-1952) là những tác phẩm về chủ
quyền nhân dân, vai trò kiểm soát của nhân dân đối với nhà nước.
Những công trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu về rất nhiều khía
cạnh, nội dung, tiếp cận ở nhiều phương diện khác nhau. Tuy nhiên vẫn còn ít
các công trình nghiên cứu về kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước Anh cũng
như đưa ra các bài học vận dụng vào thực tiễn nước Lào. Chính do vậy em đã
thực hiện đề tài này với một cách tiếp cận khác để có thể làm rõ hơn về vấn
đề mà mình nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ việc đưa ra cơ sở lý luận cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước đề tài
tiến hành phân tích thực trạng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước
Anh và đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước ở nước CHDCND Lào.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước;
- Phân tích thực trạng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước Anh trong
giai đoạn hiện nay;
- Đưa ra một số bài học kinh nghiệm hoàn thiện đối với cơ chế kiểm soát quyền
lực nhà nước ở nước CHDCND Lào.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước ở nước Anh”.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Tại nước Anh;
Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn hiện nay.

4


5. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Kaysone Phomvihane, quan điểm đường lối của Đảng nhân dân cách
mạng Lào về quyền lực chính trị và kiểm soát quyền lực nhà nước.
Phương pháp mà đề tài sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử. Ngoài ra đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
chuyên ngành của ngành chính trị học như phương pháp so sánh, tổng hợp,
phân tích tài liệu.
6. Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa lý luận: Đề tài được thực hiện sẽ làm rõ hơn những vấn đề lý
luận về kiểm soát và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài là nguồn thông tin quan trọng để các sinh viên
các trường nghiên cứu về kiểm soát quyền lực và cơ chế kiểm soát quyền lực
của nước Anh có thể lấy đây là tài liệu tham khảo.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
đề tài bào gồm 3 chương và 8 tiết.

5


NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm kiểm soát quyền lực nhà nước
“Kiểm soát” được cho là xem xét. Đánh giá, theo dõi nhằm ngăn chặn
những điều trái với quy định. Như vậy, về cơ bản, thanh tra, kiểm tra, giám
sát, kiểm soát có nghĩa như nhau, đó là xem xét, đánh giá hoạt động của các
chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước để Hiến pháp, pháp luật được thực hiện
nghiêm chỉnh, chính xác, đầy đủ, nhưng chúng khác nhau về chủ thể thực
hiện, về nội dung, hình thức, phạm và đối tượng chịu sự xem xét, đánh giá. So
với thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát thì kiểm soát có phạm vi xem xét,
đánh giá rộng hơn, hình thức phong phú hơn, nó bao hàm cả việc giám sát,
thanh tra, kiểm tra, theo dõi.
.Đối tượng chịu sự xem xét, đánh giá của kiểm soát là tất cả các chủ thể
thực hiện quyền lực nhà nước. Nội dung kiểm soát bao gồm việc tổ chức và
việc thực hiện đối với cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chủ thể thực
hiện kiểm soát quyền lực nhà nước khá đa dạng, đó có thể là nhân dân, các
đảng phái, của các tổ chức chính trị - xã hội, cũng có thể do chính nhà nước
(các cơ quan nhà nước), thậm chí là các tổ chức quốc tế.
Kiểm soát quyền lực nhà nước là toàn bộ những hoạt động xem xét,
theo dõi, đánh giá, những biện pháp mà thông qua đó có thể ngăn ngừa, loại
bỏ những nguy cơ, những việc làm sai trái của cơ quan, nhân viên nhà nước
trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền lực
nhà nước được tổ chức và thực hiện đúng mục đích mong muốn và đạt được
hiệu quả cao.
1.1.2. Khái niệm cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước
Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được hiểu là phương thức, quy
trình, quy định và các thiết chế có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực nhà
6


nước, gắn kết chặt chẽ với nhau hợp thành một chỉnh thể, thông qua đó việc

kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện, nhằm ngăn ngừa, loại bỏ
những nguy cơ, những việc làm sai trái của nhà nước, cơ quan, nhân viên nhà
nước trong việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, bảo đảm cho quyền
lực nhà nước được tổ chức và thực hiện theo đúng các quy định của Hiến
pháp, pháp luật, đúng mục đích mong muốn và có hiệu quả.
Có nhiều cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước như: cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước của nhà nước (các cơ quan nhà nước); cơ chế kiểm soát
quyền lực nhà nước của nhân dân (các tổ chức nhà nước và cá nhân không
phải nhà nước). Trong các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước thì cơ chế
kiểm soát của nhà nước được xem là hiệu quả hơn cả trong giai đoạn hiện
nay. Nếu các cơ chế kiểm soát khác là phương thức kiểm soát quyền lực nhà
nước của các chủ thể không phải nhà nước thường được gọi là cơ chế kiểm
soát ngoài, thì cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của nhà nước là phương
thức kiểm soát trong.
1.2. Nội dung của cơ chế kiểm soát kiểm soát quyền lực
1.2.1. Kiểm soát quyền lực nhà nước phải dựa trên cơ sở những nguyên lý căn
bản của lý thuyết phân quyền
Thuyết phân quyền ra đời như là sự cứu cánh cho việc thiết lập một
nhà nước dân chủ, pháp quyền tư sản, chống lại chế độ chuyên chế trong
lịch sử của nhân loại. Ngày nay thuyết phân quyền được vận dụng, áp dụng
khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới với những mức độ khác nhau.
Nhiều quốc gia trên thế giới đã ghi nhận nguyên tắc phân quyền là một
trong những nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước, nhưng đồng thời thừa
nhận sự thống nhất quyền lực nhà nước, sự thống nhất giữa quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
Chính sự phân công quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở
trung ương là sự vận dụng lý thuyết phân quyền theo chiều ngang trong tổ
chức quyền lực nhà nước. Trong đời sống nhà nước và xã hội, bất kỳ một thiết
7



chế nào cũng đều có giá trị nhất định của nó, đều do con người sáng tạo nên
và để phục vụ con người. Thời đại ngày nay: nhà nước pháp quyền, kinh tế
thị trường, xã hội dân sự được ví như ba trụ cột để nâng đỡ xã hội phát
triển.
Nếu nhà nước pháp quyền bảo đảm cho xã hội trong một trật tự, dân
chủ, tự do trên cơ sở những chuẩn mực chung - pháp luật, thể hiện ý chí
của nhân dân thông qua nhà nước, thì kinh tế thị trường bảo đảm cho con
người ấm no, còn xã hội dân sự bảo đảm sự tự do, làm chủ của con người
qua các thiết chế của đời sống dân sự. Với quan niệm như vậy, ở đây đã có
sự phân quyền (dù hiểu theo nghĩa nào: phân chia quyền lực hay phân công
lao động trong xã hội) thì mỗi một bộ phận trong xã hội đều có vị trí, vai
trò nhất định thực hiện hoạt động theo chức năng của mình mà pháp luật
thể hiện ý chí của nhân dân, chứ không phải ý chí chủ quan của các cơ
quan nhà nước đã quy định.
Trong các thiết chế này, dù đó là thiết chế nào nhà nước, kinh tế thị
trường (các doanh nghiệp) khi thực hiện chức năng của mình cũng luôn có xu
hướng lạm quyền, lợi dụng quyền lực của mình (quyền lực nhà nước, quyền
lực kinh tế, quyền lực của xã hội dân sự), vận động ra ngoài khuôn khổ của
pháp luật vì những mục tiêu của mình, hay thực tiễn là vi phạm pháp luật vì
vậy đòi hỏi cần có sự kiểm soát lẫn nhau giữa các thiết chế này.
Nhà nước với tư cách là tổ chức của xã hội rộng lớn nhất bao gồm tất
cả các công dân kiểm soát kinh tế thị trường (các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế khác nhau) và xã hội dân sự (các tổ chức xã hội của công
dân) và ngược lại xã hội dân sự, kinh tế thị trường kiểm soát nhà nước và đến
lượt mình xã hội dân sự kiểm soát nhà nước và kinh tế thị trường.
Trong hệ thống chính trị để bảo đảm sự thống nhất của hệ thống, trật tự
của hệ thống đòi hỏi sự kiểm soát lẫn nhau của các bộ phận cấu thành của hệ
thống. Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội, kiểm tra, giám sát nhà nước và xã
hội thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng; Nhà nước kiểm tra hoạt

8


động của các tổ chức đảng trên cơ sở những quy định của pháp luật “mọi tổ
chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật”, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam giám sát đối với nhà nước. Như vậy, chính cơ chế sự
phân công quyền lực dẫn tới sự kiểm soát lẫn nhau giữa các thiết chế trong hệ
thống chính trị. Trong cơ cấu quyền lực nhà nước theo truyền thống, được
chia thành: Lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhiều quốc gia trên thế giới còn
coi quyền lực của các cộng đồng lãnh thổ - tự quản địa phương như một
nhánh của quyền lực, còn ở Việt Nam thì hòa vào cùng quyền lực nhà nước,
bởi các thiết chế của cộng đồng lãnh thổ đều là những thiết chế nhà nước.
Để bảo đảm sự “cân bằng quyền lực”, tránh xu hướng lạm quyền của
từng nhánh quyền lực đòi hỏi có sự kiềm chế, kiểm soát lẫn nhau giữa các
nhánh quyền lực nhà nước, giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa
phương, mặt khác đòi hỏi sự độc lập của các thiết chế nhà nước, giữa lập
pháp, hành pháp và đặc biệt là tư pháp, đồng thời bảo đảm sự độc lập, tự quản
của chính quyền địa phương thì mới bảo đảm được hiệu quả, hiệu lực của
kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước. Như vậy, chính sự phân công
quyền lực (phân quyền) dẫn đến sự kiểm soát đối với từng nhánh quyền lực
nhà nước.
1.2.2. Kiểm soát quyền lực nhà nước là nhu cầu của nhà nước và của xã hội
Trong thực tiễn thường có những nhận thức khác nhau về nhà nước,
đôi khi đánh giá không đầy đủ về vai trò - công dụng của nhà nước, khi thì
tuyệt đối hóa vai trò của nhà nước trong đời sống xã hội, coi nhà nước như là
thiết chế cứu cách cho toàn xã hội, mà không quan tâm đúng mức tới các thiết
chế xã hội khác, khi thì lại coi nhẹ vai trò của nhà nước mà đề cao vai trò của
các thiết chế khác trong xã hội. Tất nhiên, không nên tuyệt đối hóa, hay coi
nhẹ vai trò - công dụng của nhà nước, nhà nước là một thiết chế trong đời
sống xã hội, cũng giống như mọi thiết chế trong xã hội khác.

Dù quan niệm như thế nào về nhà nước thì nhà nước là thiết chế quan
trọng nhất trong các thiết chế xã hội - thiết chế quản lý toàn xã hội về mặt nhà
9


nước, có thể nói không có một khu vực nào lại không có sự quản lý của nhà
nước, ở đây quản lý hiểu theo nghĩa tổ chức, nâng đỡ sự phát triển của xã hội,
chứ không phải cai quản xã hội. Nhà nước quản lý xã hội thông qua pháp luật
do chính nhà nước ban hành - thể hiện ý chí của cả cộng đồng quốc gia, dân
tộc. Trong các thiết chế của xã hội chỉ có nhà nước mới có khả năng đó.
Nhà nước dù trong điều kiện, hoàn cảnh nào và vào bất kỳ thời đại nào
thì nhà nước là một thiết chế nắm các công cụ công lực như quân đội, cảnh
sát, nhà tù, tòa án, và bộ máy hành chính nhà nước có khả năng áp dụng các
biện pháp cưỡng chế nhà nước, cưỡng chế hành chính. Khi sử dụng bộ máy
công lực, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, cũng dễ xuất hiện khả
năng lạm dụng quyền lực, hoặc vì một lý do khách quan, chủ quan nào đó mà
cơ quan công quyền, mà các nhân viên nhà nước không chấp hành pháp luật,
xâm phạm tới quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, mà nhà
nước có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ.
Vì vậy, bản thân nhà nước có nhu cầu kiểm soát hoạt động của các cơ
quan nhà nước, của cán bộ, công chức, viên chức, hay nhân viên nhà nước nói
chung, nhằm phát hiện những sai phạm của cơ quan nhà nước, những nhược
tật, khiếm khuyết của chính bản thân bộ máy nhà nước, của cán bộ, công
chức, viên chức, nhân viên nhà nước để tự hoàn thiện mình. Tự hoàn thiện và
thích nghi của nhà nước là nhu cầu tất yếu nhằm đáp ứng sự phát triển của xã
hội. Nếu nhà nước không tự hoàn thiện mình thì xã hội có thể thay đổi nhà
nước bằng những cuộc cách mạng xã hội.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã minh chứng điều này. Nhà
nước là một thiết chế thực hiện sự quản lý đối với toàn xã hội - tổ chức các
quá trình kinh tế - xã hội, thông qua các chính sách, pháp luật do mình đặt ra

vì vậy, bản thân nhà nước xuất hiện nhu cầu hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Việc hoàn thiện chính sách, pháp luật phải thông qua hoạt động thực tiễn,
thông qua hoạt động kiểm soát việc thực hiện chính sách, pháp luật để đánh
giá mức độ thực hiện, sự hoàn thiện, sự phù hợp của chính sách, pháp luật
10


với các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội, từ đó mà hoàn thiện chính sách,
pháp luật.
Đây là yêu cầu đòi hỏi, nhu cầu của chính nhà nước để tự hoàn thiện
mình, để thích nghi với những thay đổi của các quá trình quản lý của đối
tượng, khách thể quản lý không ngừng vận động phát triển theo tiến trình phát
triển của xã hội. Nhìn từ góc độ kinh tế thì nhà nước là chủ sở hữu lớn nhất
của nền kinh tế - xã hội, nhà nước là chủ nợ, con nợ lớn nhất trong xã hội, và
cũng là người tiêu dùng lớn nhất của nền kinh tế quốc dân.
Nhưng nhà nước lại không trực tiếp tạo ra các giá trị vật chất cho xã
hội, nhà nước thu thuế của mọi người lao động xã hội, hay thay mặt nhân dân
bán tài nguyên đất nước, cho thuê lãnh thổ để bảo đảm, nuôi dưỡng bộ máy
nhà nước và các khỏan chi tiêu công khác vì lợi ích xã hội, cộng đồng và đảm
bảo sự phát triển kinh tế xã hội thông qua các đầu tư của nhà nước cho phát
triển kinh tế, sự nghiệp, quân sự, an ninh, quốc phòng, cung ứng các dịch vụ
công và bảo trợ xã hội.
Tất cả mọi chi tiêu công của nhà nước đều phải được công khai, minh
bạch, tiêt kiệm. Chính vì vậy, mọi hoạt động chi tiêu công của nhà nước đều
phải được kiểm soát không chỉ trong nội bộ nhà nước, mà từ phía các công
dân, tổ chức đã nộp thuế để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước.
Như vậy, chính điều này đòi hỏi mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh tế
phải được kiểm soát từ xã hội - từ các công dân, tổ chức kinh tế, tổ chức xã
hội. Tóm lại, kiểm soát đối với hoạt động của bộ máy nhà nước là nhu cầu của
chính bản thân của nhà nước, của xã hội nhằm bảo đảm cho hoạt động đúng

đắn của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho sự hoàn thiện nhà nước trên tất cả các
lĩnh vực hoạt động nhà nước và đời sống xã hội
1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế kiểm soát quyền lực
Những yếu tố sau đây có mối quan hệ, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế
kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung:
Kiểm soát quyền lực nhà nước vừa được thực hiện bởi cơ chế pháp lý
do nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước tiến hành, vừa được
11


thực hiện bằng cơ chế pháp lý do các cơ quan nhà nước thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp kiểm soát lẫn nhau.
Về hệ thống chính trị; về mối liên hệ giữa công quyền và xã hội dân sự;
về các đảng chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp; các nhóm
lợi ích và các nhóm áp lực; về các hình thức vận động hành lang (lobby); về
khả năng xã hội hoá các cơ chế kiểm tra, giám sát, khả năng kết hợp giữa
công quyền và xã hội trong tổ chức giám sát các thiết chế công quyền.
Pháp luật là yếu tố không thể thiếu trong cơ chế kiểm soát quyền lực
nhà nước, trong đó quy định rất chặt chẽ, chính xác các chủ thể có thẩm
quyền kiểm soát quyền lực nhà nước, đối tượng, nội dung, hình thức, quy
trình, hậu quả pháp lý …của việc kiểm soát. Trong cơ chế kiểm soát quyền
lực nhà nước của nhà nước, nguyên tắc pháp chế luôn được đề cao, nó đòi hỏi
tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước
phải nghiêm chỉnh thực hiện các quy định pháp luật về kiểm soát quyền lực
nhà nước trong tổ chức cũng như trong hoạt động.
Việc các cơ quan nhà nước tự kiểm soát mình và kiểm soát lẫn nhau
trong việc thực hiện quyền lực nhà nước có tác dụng: 1) là để giữ các cơ quan
nhà nước luôn duy trì được mối quan hệ nội tại với nhau với tư cách là bộ

phận của một bộ máy, đảm bảo sự thống nhất về cơ cấu tổ chức, về mục tiêu
hoạt động của cả bộ máy nhà nước, giúp cho bộ máy nhà nước tránh được
những nguy cơ đe dọa phá vỡ tính thống nhất và sự vận hành có hiệu quả cao
của cả bộ máy nhà nước từ những sai lệch có thể xảy ra của mỗi cơ quan, mỗi
bộ phận của bộ máy nhà nước; 2) để bảo đảm sự hợp lý trong việc phân công
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước sao cho phù
hợp với những yêu cầu của quá trình thực hiện quyền lực nhà nước trong bộ
máy nhà nước thống nhất; 3) để thực hiện phối hợp về chức năng, nhiệm vụ
giữa các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
mục tiêu chung của cả bộ máy nhà nước nhằm duy trì sự kiểm soát, chế ước,
phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện không đúng, không hiệu quả trong
12


việc thực hiện quyền lực nhà nước của mỗi cơ quan, nhân viên nhà nước hoặc
của các thiết chế khác khi tham gia thực hiện quyền lực nhà nước. Từ kết quả
kiểm soát quyền lực nhà nước, các cơ quan nhà nước có thể đưa ra và lựa
chọn những phương án tối ưu trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước
nhằm đạt được một kết quả tốt nhất trong hoạt động.
Kiểm soát quyền lực nhà nước là rất quan trọng và cần thiết. Không
quốc gia nào có thể phát triển nhanh, ổn định và bền vững nếu như quyền lực
nhà nước không được kiểm soát và thực hiện đúng đắn. Tuy nhiên, trên thực
tế tình trạng lạm quyền, tha hóa quyền lực vẫn luôn tiềm ẩn và thường
xuyên xảy ra. Một số nhân viên nhà nước, thậm chí cả các cơ quan nhà
nước thay mặt nhân dân nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước nhưng
lại lợi dụng quyền lực được giao vào mục đích vụ lợi hoặc vì mục đích cục
bộ; một số nhân viên nhà nước do năng lực, trình độ hạn chế nên đã mắc
sai lầm trong việc đưa ra những quyết định làm ảnh hưởng tới lợi ích của
các tổ chức, cá nhân.
Việc kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bởi nhiều chủ thể,

thông qua hình thức, phương tiện với những nội dung và quy trình kiểm soát
khác nhau ở các thời điểm khác nhau.

13


Chương 2:
THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC
TẠI NƯỚC ANH HIỆN NAY
2.1. Khái quát chung về nước Anh
2.1.1. Về vị trí địa lý
Anh là một quốc gia có chủ quyền tại châu Âu, nằm tại ngoài khơi đại
lục châu Âu, bao gồm đảo Anh và phần đông bắc của đảo Ireland, cùng nhiều
đảo nhỏ.
Anh nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và biển Bắc, bờ biển đông nam Anh
nằm cách bờ biển miền bắc Pháp trong vòng 22 dặm (35 km), cách nhau
qua eo biển Manche.
Anh có diện tích 130.395 kilômét vuông (50.350 sqmi). Hầu hết nước
Anh có địa hình đất thấp, địa hình đồi núi nằm ở tây bắc của đường Tees-Exe;
gồm dãy núi Cumbrian tại Lake District, Pennines và các đồi đá vôi tại Peak
District, Exmoor và Dartmoor. Các sông và cửa sông chính là Thames, Severn
và Humber. Núi cao nhất Anh là Scafell Pike (978 mét (3.209 ft)) tại Lake
District.
Anh có khí hậu ôn đới, lượng mưa dồi dào quanh năm. Nhiệt độ biến
hóa theo mùa, hiếm khí giảm xuống dưới −11 °C (12 °F) hoặc tăng trên 35 °C
(95 °F). Gió phổ biến thổi từ tây nam và mang theo thường xuyên các đợt thời
tiết ôn hòa và mưa từ Đại Tây Dương, song phần phía đông hầu như bị chắn
gió do hầu hết mưa rơi tại các khu vực phía tây, phía đông do đó khô hơn. Các
hải lưu Đại Tây Dương được Gulf Stream làm ấm và đem đến mùa đông ôn
hòa; đặc biệt là tại phía tây nơi mà mùa đông có mưa nhất là tại vùng cao.

Mùa hè ấm hơn tại khu vực đông nam của Anh, do là nơi nằm sát đại lục châu
Âu nhất, và phía bắc là nơi mát nhất. Tuyết rơi dày có thể xuất hiện trong mùa
đông và đầu mùa xuân tại những vùng cao.

14


2.1.2. Về kinh tế
Anh có một nền kinh tế thị trường chịu kiểm soát cục bộ. Dựa theo tỷ
giá hối đoái thị trường Anh là nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới và lớn thứ
ba tại châu Âu sau Đức và Pháp.
Lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 73% GDP Anh. Luân Đôn là một trong
ba "trung tâm chỉ huy" của kinh tế toàn cầu (cùng với New York và Tokyo), là
trung tâm tài chính lớn nhất thế giới cùng New York, và là thành phố có GDP
lớn nhất tại châu Âu.
Ngành công nghiệp ô tô là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực chế
tạo của Anh tạo công việc cho hơn 800.000 người, với doanh thu khoảng 65
tỷ bảng (2016). Ngành công nghiệp hàng không vũ trụ của Anh lớn thứ nhì
hoặc thứ ba thế giới tùy theo cách thức tính. Ngành công nghiệp dược phẩm
đóng một vai trò quan trọng trong kinh tế Anh, quốc gia này có tỷ lệ chi tiêu
dược khoa R&D cao thứ ba toàn cầu (sau Hoa Kỳ và Nhật Bản).
Nông nghiệp Anh có đặc điểm thâm canh, cơ giới hóa cao độ, và có
hiệu quả theo tiêu chuẩn châu Âu, sản xuất khoảng 50% thực phẩm cần thiết
với ít hơn 1,6% lực lượng lao động.
2.1.3. Về giáo dục
Giáo dục tại Anh là trách nhiệm của Bộ trưởng Giáo dục song quản lý
thường ngày và tài trợ cho các trường công là trách nhiệm của chính quyền
địa phương. Giáo dục công miễn phí được tiến hành dần dần từ năm 1870 đến
năm 1944. Giáo dục nay là bắt buộc trong độ tuổi từ 5 đến 16 (15 nếu sinh
vào cuối tháng 7 hoặc tháng 8). Năm 2011, TIMSS xếp hạng các học sinh 13

-14 tuổi tại Anh thứ 10 thế giới về toán và thứ 9 về khoa học. Năm 2010, trên
45% chỉ tiêu tại Đại học Oxford và 40% tại Đại học Cambridge thuộc về các
sinh viên đến từ các trường tư thục, dù chỉ chiếm 7% số học sinh phổ thông.
Anh có hai đại học cổ nhất trong thế giới Anh ngữ, đó là Đại học Oxford và
Đại học Cambridge, với lịch sử trên tám thế kỷ. Anh có 9 trường đại học nằm

15


trong nhóm 100 đại học hàng đầu theo xếp hạng của Times Higher Education
năm 2013, số lượng chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ.
2.1.4. Về văn hóa
Văn hóa Anh chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố gồm: tình trạng đảo quốc;
có lịch sử là một thể chế dân chủ tự do Tây phương và là là một cường quốc
lớn; cũng như là một liên minh chính trị của bốn quốc gia với mỗi quốc gia
duy trì các yếu tố truyền thống, phong tục và tượng trưng đặc biệt. Do sự tồn
tại của Đế quốc Anh, có thể quan sát thấy ảnh hưởng của Vương quốc Liên
hiệp Anh và Bắc Ireland trong ngôn ngữ, văn hóa, và các hệ thống tư pháp
của nhiều cựu thuộc địa như Ấn Độ, Canada, Ireland, New Zealand, Nam Phi,
Hoa Kỳ và Úc. Phạm vi ảnh hưởng văn hóa đáng kể của Anh khiến quốc gia
này được mô tả như là một “siêu cường văn hóa”.
2.2.

Khái quát chung về thể chế chính trị của nước Anh

2.2.1.

Về lập pháp

2.2.1.1.


Hạ viện
Hạ viện Anh do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhiệm kỳ 5 năm và Hạ viện
Anh là cơ quan quyền lực tối cao trong bộ máy nhà nước.
Về thành phần số lượng thành viên trong Hạ viện thay đổi theo sự gia
tăng của dân số, hiện nay Hạ viện Anh có 659 đại biểu. Trong đó 539 của
Anh, 61 của Scotlen, 41 của xứ Uên và 18 của Bắc Ailen. Về nghề nghiệp:
Các hạ nghị sỹ là các chính trị gia, tham gia, luật gia, công nhân.
Về cơ cấu tổ chức: Hạ viện bầu một Chủ tịch và 3 Phó chủ tịch. Trong
đó Chủ tịch là người của đảng cầm quyền, lãnh đạo mọi hoạt động của Hạ
viện, đại diện cho Hạ viện trong quan hệ với Nhà vua, chính phủ và các cơ
quan khác, chủ tọa các phiên họp toàn thể, quyết định đưa dự luật ra thảo
luận, chỉ định ủy ban chỉnh lý pháp luật. Sauk hi được bầu chủ tịch hạ viện
phải ra khỏi đảng cầm quyền, không được phát biểu và biểu quyết, hết
nhiệm kỳ chủ tịch Hạ viện nhận tước vị nam tước và chở thành thành viên
Thượng viện.
16


Điểm đặc biệt trong Hạ viện Anh là có chức danh Thủ lĩnh ban lãnh
đạo đảng đoàn tại Hạ viện của đảng cầm quyền do Thủ tướng bổ nhiệm,
người đại diện cho Chính phủ tại Hạ viện có quyền quyết định chương trình
nghị sự của kỳ họp, xác định chương trình hoạt động lập pháp của Hạ viện và
đề nghị ứng cử viên vào một số chức vụ của Chính phủ. Đảng nắm Chính phủ
là cầm quyền còn đảng kia là đảng đối lập và đang đối lập có quyền thành lập
“Chính phủ bóng”.
Bộ phận thư ký của Hạ viện do Tổng thư ký phụ trách nhưng Tổng thư
ký không phải là thành viên của Hạ viện, do Nhà vua bổ nhiệm không theo
nhiệm kỳ và Tổng thư ký là cố vấn về các vấn đề thủ tục hoạt động, quyền
hạn vủa Hạ viện.

Để thực hiện chức năng của mình thì Hạ viện thành lập các ủy ban
giúp việc mà mỗi ủy ban phụ trách một vấn đề hay một lĩnh vực nhất định.
Hiện nay, Hạ viện Anh có 16 ủy ban chuyên môn có nhiệm vụ soạn thảo,
nghiên cứu, thẩm tra các dự án luật, giám sát các hoạt động của các bộ, ngành
của Chính phủ.
Về vai trò, chức năng: Hạ viện là cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất, là cơ quan lập pháp, có chức năng phê chuẩn tất cả các đạo luật và
hiệp định ký với nước ngoài, có quyền phủ quyết đối với Thượng viện và
có quyền thành lập Chính phủ và cũng có thể giản tán Chính phủ thông qua
bỏ bất tín nhiệm.
Trong Hạ viện Anh, đảng đa số có quyền thành lập Chính phủ và lãnh
tụ của đó trợ thành Thủ tướng. Như vậy, đảng cầm quyền nắm cả quyền lập
pháp và hành pháp mà điều đó có thể nói Hạ viện là Đại hội của đảng cầm
quyền và Chính phủ là ban chấp hành của nó.
Tóm lại, Hạ viện Anh được tổ chức rất chặt chẽ, phân chia trách nhiệm
rõ ràng cho các cá nhân, cơ quan chuyên trách. Hạ viện Anh là cơ quan quyền
lực nhà nước tối cao có quyền lập pháp, quyết định việc thành lập, giám sát
hoạt động và bãi miễn Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác. Vì vậy, các
17


đảng phái mới tranh giành nhau chiếm đa số ghế trong Hạ viện để có quyền
thành lập Chính phủ và mọi hoạt động của hạ viện đều bị đảng đa số chi phối.
2.2.1.2.

Thượng viện
Bao gồm các nhà quý tộc được danh tiếng được kế thừa từ tước đến
danh hiệu quý tộc. Họ từ 21 tuổi trở lên và có nhiệm kỳ suốt đời, số lượng
thành viên không cố định mà thay đổi theo thời gian và thường trên 1000
người. Thành phần của Thượng viện gồm:

Quý tộc thế tập (công, hầu, bá, tử, nam tước): Trong những năm gần
đây có xu thế giảm dần. Quý tộc không thế tập (được nhà vua phong theo
đề nghị của Thủ tướng): có xu thế ngày càng tăng. Tổng giám mục, giám
mục (Thượng nghị sỹ tinh thần đại diện cho nhà thờ Anh): có 26 đại biểu.
Các thẩm phán (Thượng nghị sỹ về luật pháp, do nhà vua bổ nhiệm): có 12
đại biểu. Tuy có số lượng khá đông nhưng đa số các Thượng nghị sỹ không
tích cực hoạt động, chỉ có trên 100 vị thượng xuyên tham dự các phiên họp
của viện.
Về cơ cấu tổ chức: gồm Chủ tịch và 2 Phó chủ tịch, do Thượng viện
bầu ra, nhiệm kỳ 1 năm. Trong đó Chủ tịch là thành viên của Chính phủ do
nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị của Thủ tướng và Chủ tịch Thượng viện còn là
người đứng đầu cơ quan Tư pháp và Thượng viện có 17 ủy ban thường trực,
mỗi ban có chủ nhiệm và 24 thành viên theo tỷ lệ số ghế của đảng phái trong
Thượng viện.
Vai trò của Thượng viện rất hạn chế, nó không có khả năng cản trở việc
thông qua luật của hạ viện, bởi nó chỉ trì hoãn trong vòng 1 năm (riêng luật về
tài chính chỉ trong 1 tháng) đồng thời tránh đối đầu với chính phủ.
Thượng viện Anh là thượng viện duy nhất trên thế giới có số lượng
thành viên đông đảo và có phương thức thành lập không dân chủ, nhiệm kỳ
suốt đời. Đây là tàn dư của chế độ phong kiến và là nét đặc trưng của thể chế
chính trị Anh.

18


2.2.1.3.

Thủ tục hoạt động của Nghị viện
Hàng năm, 2 viện đều bắt đầu họp vào cuối tháng 10, đầu tháng 11 và
hầu như làm việc suốt năm trừ các lễ, nghỉ hè và các phiên họp được coi là

hợp lệ khi Hạ viện có từ 40 đại biểu trở lên và Thượng viện có 30 đại biểu trở
lên. Nghị viện họp phần lớn là thảo luận về các dự luật do Chính phủ đệ trình
và theo quy định thì một dự luật nào đều trình ở Hạ viện trước.
Các bước của một dự luật ở Hạ viện: Tuyên bố dự luật mà Tổng thư ký
chỉ đọc tên gọi của dự luật và Hạ viện bác bỏ hoặc biểu quyết tiếp nhận. Tiến
hành ngay khi dự luật được tiếp nhận và Hạ viện chỉ thảo luận các nội dung
chính, các nguyên tắc chung mà trường hợp tán thành thì chuyển cho một ủy
ban để thảo luận và chỉnh lý từng điều khoản. Toàn viện chỉ thảo luận về
những vấn đề bao trùm mà không có những sửa đổi bổ sung mới và sau đó
Chủ tịch Hạ viện đặt vấn đề biểu quyết thông qua. Nếu dự luật đều được hai
viện thống nhất thì dự luật này được trình Nữ hoàng ký và Ban chấp thuận
hoàng gia tuyên bố.

2.2.2.

Về hành pháp
Đứng đầu là Chính phủ. Chính phủ gồm Thủ tướng và gần 80 bộ và các
thành viên của Chính phủ phần lớn hạ nghị sỹ và một số là thượng nghị sỹ.
Trình tự thành lập Chính phủ: Chính phủ được thành lập sau mỗi cuộc
bầu cử hạ viện, Thủ tướng do Nữ hoàng chọn nhưng trên thực tế Thủ tướng là
lãnh tụ của đảng chiếm đa số ghế trong Hạ viện. Theo đề nghị của Thủ tướng
Nữ hoàng bổ nhiệm các thành viên của Chính phủ và họ thường là các nghị sỹ
thuộc đảng cầm quyền, Thủ tướng có quyền cách chức các bộ trưởng mà
không cần tư vấn của hạ viện.
Thủ tướng Chính phủ: Thủ tướng là cố vấn tối cao của Nữ hoàng, mọi
hoạt động đều nhân danh Nữ hoàng, là người đứng đầu Nội các, Chính phủ và
Thủ tướng đảm nhiệm các năng đại diện Nhà nước trong quan hệ đối nội và
đối ngoại.

19



Thủ tướng có những quyền hạn sau: Xác định đường chính sách, chiến
lược chung, lãnh đạo Chính phủ. Thiết lập chương trình nghị sự của các cuộc
họp Chính phủ và Nội các. Đệ trình Nữ hoàng phê chuẩn thành phần của Nội
các và cơ cấu Chính phủ. Quyết định bãi miễn các bộ trưởng và giải tán
Chính phủ. Chỉ đạo hoạt động sáng tạo pháp luật của Chính phủ. Thay mặt
Nữ hoàng triệu tập và giải tán Hạ viện và kiểm soát nghị trình. Tuyên bố
chiến tranh và hòa bình, ký kết hiệp định với nước ngoài. Để đảm bảo hoạt
động có hiệu quả, Thủ tướng lập Ban thư ký giúp việc khoảng 10 người và có
6 thư ký riêng giữ mối liên hệ với các bộ, 1 thư ký liên hệ với báo chí và còn
lại là cố vấn chính trị.
Nội các: Nội các là cơ quan quyền lực cao nhất trong cơ quan hành
pháp, thành phần do Thủ tướng ấn định và ngoài đó là một số bộ trưởng quan
trọng như: Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Quốc, có khoảng 20 - 25 người. Nội
các lãnh đạo bộ máy hành chính, phối hợp các hoạt động của các bộ, xác định
phương hướng cơ bản của Chính phủ, chuẩn bị dự luật, ban hành các văn bản
thuộc thẩm quyền của mình. Nội các có khoàng 20 ủy ban thường trực, các ủy
ban này có nhiệm vụ soạn thảo sơ bộ những vấn đề sẽ được thảo luận trong
Nội các. Nội các lập Ban thư ký giúp việc: chuẩn bị báo cáo cho Thủ tướng,
tài liệu cho các phiên họp và ghi biên bản các cuộc họp Nội các và ngoài ra
còn có Ban thống kê. Nội các họp hàng tuần để thảo luận những vấn đề quan
trọng của đất nước, các Bộ trưởng cũng có mời tham dự khi Nội các thảo về
những vấn đề có liên quan. Nội các chịu trách nhiệm trước Nghị viện và nhân
dân và nội dung các cuộc họp của Nội các giữ bí mật tuyệt đối 30 năm. Thủ
tướng tổng hợp, tóm tắt kết quả và tuyên bố quyết định cuối cùng.
Các bộ trưởng: Các bộ trưởng có thể chia làm 4 nhóm đó là Bộ trưởng
lãnh đạo các bộ là Quốc vụ khanh do đảng cầm quyền cử và không chuyên
nghiệp. Bộ trưởng không bộ. Bộ trưởng nhà nước (các thứ trưởng, các nhà
chuyên môn và người đứng đầu các cơ quan thuộc bộ mà bất cứ đảng nào

cũng cần). Bộ trưởng thư ký (thư ký nhà nước phụ trách việc đảm bảo thông
20


tin giữa Nghị viện và Chính phủ). Các bộ trưởng có trách nhiệm điều hành cơ
quan mình phụ trách, nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì họ có thể từ chức và
Thủ tướng quyết định người thay thế.
Pháp luật Anh cho phép đảng đối lập thành lập “Nội các trong bóng
tối” và Thủ tướng của Nội các này cũng được hưởng lương từ ngân sách nhà
nước. Vai trò của Chính phủ Anh rất lớn bởi những lý do sau: tính kỷ luật của
các đảng cầm quyền; hệ thống lưỡng đảng; sự kiểm tra, giám sát Chính phủ
của Hạ viện rất lỏng lẻo.
2.2.3.

Tư pháp
Hệ thống tòa án ở Anh được thành lập từ thời phong kiến đến đến nay
chỉ thay đổi chút ít cho phù hợp và là hệ thống tòa án phân cấp cho trung
ương và địa phương.
Các tòa án địa phương gồm:
Tòa Hòa giải: là tòa án cấp thấp nhất, thẩm phán là người hoạt động
kiêm nhiệm không được hưởng lương và ở thành phố tòa này do cảnh sát đảm
nhiệm.
Tòa án Quận (vùng) có quyền xét xử các vụ án mà tòa hòa giải không
có quyền giải quyết và các thẩm phán này do nhà vua bổ nhiệm theo đề nghị
của Chính phủ.
Tòa án trung ương là tòa án tối cao, thành 1873, tổ chức và hoạt động
theo luật về tòa án tối cao năm 1925, 1970. Thành phần gồm: tòa Nhà vua là
tòa án hình sự tối cao có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự đặc biệt quan
trọng như: tội phạm quốc gia gia, giết người; tòa Tối cao là tòa sơ thẩm các
vụ việc tranh chấp dân sự vượt khỏi thẩm quyền của tòa án địa phương và tòa

Kháng án là tòa Phúc thẩm của tòa Nhà vua và tòa Tối cao. Ngoài ra, còn có
các tòa chuyên nghiệp (TAHC, TAQQS…).
Tòa nhà vua là tòa án hình sự tối cao có thẩm quyền xét xử các vụ án
hình sự đặc biệt quan trọng.

21


Tòa tối cao là tòa sơ thẩm các vụ việc tranh chấp nhân dân vượt khỏi
thẩm quyền của tòa án địa phương.
Tòa kháng án là tòa phúc thẩm của tòa nhà vua và tòa tối cao.Thựơng
nghị viện là tòa án cao nhất chỉ xét xử những vụ kháng án của tất cả các tòa
án. Tham gia xét xử các thượng nghị sĩ do nhà vua bổ nhiệm, quyết định của
tòa là quyết định cuối cùng và không được kháng án.
Điều đặc biệt Anh không có bộ Tư pháp, hệ thống tư pháp hoạt động
dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Thượng viện và ông vừa là Chánh án tòa án tối
cao, vừa là thành viên Chính phủ. Anh cũng không có hệ thống công tố mà
thay vào đó là hệ thống luật sư, đứng đầu là Tổng chưởng lý và ông là cố vấn
pháp lý của nhà vua và Chính phủ và có quyền buộc tội và khởi tố bất kỳ vụ
án hình sự nào.
2.2.4.

Chính quyền địa phương
Cơ cấu chính quyền địa phương ở Anh vô cùng phức tạp, lãnh thổ Anh
được chia thành 44 vùng trong đó 6 lãnh địa là đô thị, dưới lãnh địa là quận và
tất cả có 36 quận đô thị và 333 quận khác. Tất cả các cơ quan trên đều có tổ
chức quản lý là Hội đồng Quản hạt, đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng hay Thị
trưởng do nhân dân bầu ra, nhiệm kỳ 4 năm. Sự phân cấp giữa các cấp tương
đối rõ ràng và mặc dù ở Anh có 4 vùng địa lý nhưng quyền lực vẫn tập trung
vào trung ương. Các vùng có tổ chức bộ máy chính quyền riêng nhưng quyền

lực rất hạn chế bởi trung ương kiểm soát trực tiếp chính quyền các địa phương
thông qua sự theo dõi trực tiếp của các vị bộ trưởng và việc phân bổ ngân
sách quốc gia cho các địa phương.

2.2.5.

Các chính đảng
Các đảng chính trị bắt đầu xuất hiện tại Anh từ năm 1662 sau khi cuộc
Nội chiến Anh kết thúc với sự ra đời của Đảng Cung đình (Court Party) và
Đảng Nông thôn (Country Party), sau này trở thành Đảng Tory (nay là đảng
Bảo thủ, mặc dù vẫn thường được gọi là “Tory”) và Đảng Whig (nay là đảng

22


Dân chủ Tự do). Hai chính đảng này vẫn duy trì vị thế chính trị quan trọng
trong cho đến thế kỷ 20.
Tên gọi của hai đảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Dự luật Khai
trừ trong những năm 1678-1681 - đảng Whig ủng hộ việc khai trừ Công tước
xứ York theo đức tin Công giáo khỏi quyền kế thừa ngai vàng của xứ Anh, Ái
Nhĩ Lan và xứ Tô Cách Lan, trong khi đảng Tory chống lại chủ trương khai
trừ này. Cả hai tên gọi được dùng để biểu thị sự khinh miệt: “whiggamor” là
“đồ chăn bò” (cattle driver) và “tory” trong tiếng Ái Nhĩ Lan nghĩa là “đồ vô
lại” (an outlaw). Đảng Tory có quan hệ với giới thượng lưu và Giáo hội Anh,
trong khi đảng Whig gần gũi hơn với giới nghiệp đoàn, tài chính và chủ đất
Đảng Cấp tiến Rochdale qui tụ những người theo đuổi khuynh hướng
cải cách triệt để, hoạt động tích cực cho phong trào hợp tác xã. Họ chủ trương
xây dựng một xã hội bình đẳng hơn. Đảng này nên được xếp vào cánh tả nếu
xét theo tiêu chuẩn đương đại.
Sau năm 1815, đảng Tory trải qua một cuộc cải tổ sâu sắc dưới ảnh

hưởng của Robert Peel, một nhà công nghiệp, trong năm 1834 với bản Tuyên
ngôn Tamworth, Peel phác thảo triết lý “Bảo thủ” chủ trương cải cách những
tệ nạn trong khi vẫn bảo tồn những tập quán tốt.
Năm 1846, do bất đồng về vấn đề tự do thương mại, một số người ủng
hộ Peel tách khỏi đảng Tory để gia nhập đảng Whig và kết hợp với đảng Cấp
tiến để thành lập Đảng Tự do, trong khi chủ trương của Peel vẫn được duy trì
trong đảng Tory, từ đó đảng này chính thức chấp nhận danh xưng Bảo thủ.
Mặc dù đã được sử dụng trong những thập niên trước đó, tên “Đảng Tự
do” trở nên danh xưng chính thức trong năm 1868. Năm 1870 Đảng Tự do
thành lập chính phủ, từ đó cùng với Đảng Bảo thủ luân phiên cầm quyền suốt
từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.
Năm 1882, Đảng Đại nghị Ái Nhĩ Lan được thành lập để thế chỗ của
Liên minh Cầm quyền Nội địa. Mãi đến năm 1918 đảng này vẫn là chính

23


đảng lớn thứ ba trong chính trường Anh quốc, thường thủ giữ vị trí cân bằng
lực lượng.
Năm 1900, Ủy ban Đại diện Lao động ra đời, đến năm 1906 đổi tên
thành Đảng Lao động. Sau Đệ Nhất Thế chiến, đảng Lao động được xem là
động lực cải cách chính tại Anh. Sự hiện diện của Đảng Lao động ở phe tả của
chính trường Anh Quốc dần dà làm suy yếu Đảng Tự do để cuối cùng đẩy
đảng này xuống vị trí thứ ba trong nền chính trị quốc gia. Sau những kết quả
nghèo nàn trong các cuộc tuyển cử năm 1922, 1923 và 1924, đảng Tự do đã
bị thế chỗ bởi Đảng Lao động trong vị trí của một chính đảng cánh tả.
Theo sau hai giai đoạn ngắn thành lập chính phủ thiểu số trong năm
1924 và 1929-1931, đảng Lao động có được chiến thắng đầu tiên sau Đệ Nhị
Thế chiến trong cuộc bầu cử năm 1945. Trong những năm còn lại của thế kỷ
20, đảng Lao động cùng với đảng Bảo thủ luân phiên thành lập chính phủ.

Phần lớn thời gian cầm quyền thuộc về Đảng Bảo thủ trong khi Đảng Lao
động chịu đựng “thời kỳ hoạn nạn” trong những năm 1951-1964 (thất bại
trong ba kỳ tổng tuyển cử liên tiếp) và năm 1979-1997 (thất bại trong bốn kỳ
tổng tuyển cử liên tiếp).
Năm 1975, Margaret Thatcher, một chính trị gia hữu khuynh, nắm quyền
lãnh đạo Đảng Bảo Thủ và bắt tay tiến hành những cải cách cơ bản trong chính
sách của đảng hướng theo chủ trương tân tự do. Trong cuộc tổng tuyển cử năm
1979, Thatcher đánh bại chính phủ đảng Lao động của James Callaghan đang
gặp khó khăn sau những cuộc đình công lan rộng đòi tăng lương khởi xướng bởi
các nghiệp đoàn trong “mùa đông bất bình” năm 1978-79.
Trong thập niên 1980 và 1990, dưới sự lãnh đạo của người kế nhiệm
John Major, chính phủ Bảo thủ theo đuổi chính sách tư hữu hóa, đối kháng
nghiệp đoàn và tiền tệ, được gọi chung là chủ thuyết Thatcher.
Đảng Lao động bầu một nhân vật khuynh hữu, Michael Foot, vào vị trí
lãnh tụ đảng sau thất bại trong cuộc tuyển cử năm 1979. Nhằm giải quyết
những bất bình trong nội bộ đảng, Foot theo đuổi các chính sách cấp tiến cổ
24


xúy bởi các đảng viên ở hạ tầng cơ sở. Năm 1981, một số nghị sĩ cánh hữu
thành lập một nhóm ly khai gọi là Đảng Dân chủ Xã hội (SDP); hành động
gây phân hóa trong đảng Lao động và được xem là nguyên nhân dẫn đến sự
thất bại của đảng trong suốt một thập niên. Đảng Dân chủ Xã hội thành lập
liên minh với Đảng Tự do, trong các cuộc tổng tuyển cử năm 1983 và 1987
liên minh này được xem là một chọn lựa cho những cử tri tìm kiếm một
khuynh hướng trung dung giữa đảng Lao động và đảng Bảo thủ. Sau một vài
thành công ban đầu, đảng Dân chủ Xã hội trở nên trì trệ có lẽ vì phải chia
phiếu trong vòng cử tri chống đảng Bảo thủ.
Năm 1988, đảng Dân chủ Xã hội sáp nhập với đảng Tự do để trở thành
Đảng Dân chủ Tự do. Sự ủng hộ dành cho đảng tân lập gia tăng từ đó, dành

thêm ghế trong Viện Thứ dân qua các cuộc bầu cử năm 1997 và 2001.
Trong cuộc tổng tuyển cử năm 1983, đảng Lao động thất bại thảm hại
trước đảng Bảo thủ. Michael Foot phải ra đi và được thay thế bởi Neil Kinnok
trong vị trí lãnh tụ đảng. Kinnok trục xuất nhóm tả khuynh Militant Tendency
và tìm cách dung hòa các chính sách của đảng. Sau thất bại sít sao trong cuộc
tổng tuyển cử năm 1992, Kinnok bị thay thế bởi John Smith.
Năm 1994,Tony Blair trở nên lãnh tụ đảng Lao động sau cái chết đột
ngột vì bệnh tim của John Smith. Blair tiếp tục hướng đảng Lao động về phía
hữu bằng cách nới lỏng các quan hệ với giới nghiệp đoàn đồng thời áp dụng
nhiều chính sách của Margaret Thatcher. Chủ trương này, cùng với tiến trình
chuyên nghiệp hóa phương pháp tiếp cận với các phương tiện truyền thông,
giúp mang lại thành công cho đảng Lao động trong cuộc tổng tuyển cử năm
1997 với chiến thắng vang dội. Do bớt nhấn mạnh đến khía cạnh xã hội và tập
chú nhiều hơn vào tính dân chủ mà đảng Lao động đã giành được ba chiến
thắng áp đảo nhưng lại trở nên xa lạ với nhiều đảng viên cốt cán của mình
2.3. Thực trạng cơ ché kiểm soát quyền lực nhà nước tại Anh
2.3.1. Kiểm soát của Nghị viện
Quyền lực tuyệt đối của Nghị viện: Một đạo luật của Nghị viện không
bị hạn chế bởi bất kỳ một luật nào cao hơn và cũng không có một quyền lực
25


×