Tải bản đầy đủ (.pptx) (17 trang)

Hướng dẫn làm đồng hồ led v3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.53 MB, 17 trang )

Hướng dẫn làm mạch
đồng hồ led V3 –
Machdientu.net


Các phụ kiện cần
chuẩn bị


Các phụ kiện để làm đồng hồ led V3 :
1, Tấm Fomex hoặc Alu làm khung đồng hồ.
- Sử dụng tấm Fomex( khuyến cáo dùng loại 5mm ) hoặc sử dụng
tấm Alu có bán trên thị trường . Kích thước đồng hồ 30 X 30 cm
nên các bạn hỏi mua tấm kích thước 1m X 0.5 m là hợp lý.
2, Dây nối điện.
- Sử dụng loại dây nhỏ, ở trên hình mình sử dụng loại mua ở
banlinhkien.vn số lượng 20 cuộn nhỏ để đấu nối.
3, Cảm biến nhiệt độ DS18b20
- Cảm biến này gắn rời bên ngoài vỏ đồng hồ đảm bảo nhiệt độ
báo chính xác nhất. Số lượng 1 con.
4, Mắt thu hồng ngoại :
- Gắn ngoài mặt trước đồng hồ để đọc tín hiệu điều khiển từ xa.
Số lượng 1 con.
5, Loa buzzer ( còi chíp)
- Gắn ngoài mạch đục lỗ qua phần vỏ đảm bảo tiếng kêu rõ nhất.
Số lượng cần đặt 1 con.


6, Nút nhấn.
- Trên mạch đồng hồ phiên bản này sử dụng 5 nút để điều chỉnh và 1
nút Set remote. Lưu ý các bạn mua loại nút nhấn phần phím bấm dài để


đục thông qua tấm fomex. Số lượng cần mua 6 con.
7, Bản vẽ thiết kế mặt.
- Nếu các bạn không đi gia công cnc mặt được thì in bản pdf phần mạch
đồng hồ ( mình sẽ gửi kèm khi bán mạch ) ra giấy A3 để khoan lỗ theo.
8, Led hiển thị .
Led ở đây sử dụng loại siêu sáng vỏ trắng đục, không nên dùng loại vỏ
trong vì sẽ bị chói mắt và góc nhìn không rộng bằng loại vỏ đục.
Theo bản 10 led số lượng Led cần dùng như sau ( tính cả lượng dư
phòng khi cháy ) :
+ Led đỏ 5mm

: 150 con.

+ Led xanh dương 5mm : 60 con.
+ Led xanh lá cây 5mm : 20 con.
+ Led đỏ 3mm

: 200 con.

Các bạn có thể tùy chọn màu theo sở thích của mình nhưng chú ý đến
điện áp hoạt động của led để tránh con sáng con mờ. Điện áp led đỏ 2.5
V, led xanh các loại 3.2 V.


Gắn led lên khung

- Các bạn sử dụng giấy A3 đã in sẵn thiết kế khung viền led
dán lên mặt tấm Fomex. Sau khi đã cố định hoàn chỉnh tiến
hành khoan chân led.
Sau đó chúng ta tiến hành cắm led. Các bạn chú ý khi cắm

led như sau :
+ Tất cả Anot (chân dương) led viền nối chung với nhau nối
vào nguồn điều khiển viền, phần Katot( chân âm) nối vào
mạch điều khiển.
+ Tất cả Anot (chân dương) led giờ nối
chung với nhau nối vào nguồn điều khiển viền, phần Katot
( chân âm) của từng thanh led 7 đoạn (4 led ) nối chung với
nhau đưa vào mạch điều khiển.


Sơ đồ vị trí các led


Sơ đồ đấu led vào
mạch điều khiển


Hướng dẫn đấu led
vào mạch điêu
khiển
- Nguồn dương led giờ kết nối với nguồn giờ trên mạch điều
khiển, tương tự nguồn dương led viền kết nối nguồn viền.

- Led viền được đánh số mặt trước từ 1 đến 60 theo chiều

kim đồng hồ, khi quay ngược mặt đằng sau chú ý đánh số
ngược kim đồng hồ không sẽ kết nối nhầm. Sau đó kết nối
với bo điều khiển theo số đã đánh trên bo.

- Led giờ tương tự được đánh số từ 1 đến 10 , các nét tuân


thủ sơ đồ chân led 7 thanh thông thường từ a đến g. Các
bạn xác định đúng chân như led viền và kết nối với bo điều
khiển theo số led đánh trên bo.

- LED 1 đánh dấu trên hình sẽ kết nối với OUT 1 trên mạch
tương tự LED 2, LED 3 kết nối OUT 2, OUT3.

- LED 1 HZ kết nối với chân 1 Hz trên mạch điều khiển.


Những hình ảnh
đấu nối thực tế


Hướng dẫn làm
chân cắm đấu nối.
- Một đầu dây chúng ta hàn với led, đầu còn lại chúng
ta hàn với mạch điều khiển. Để đảm bảo cho việc
sửa chữa sau này dễ dàng chúng ta thiết kế giắc
cắm cho mạch.

- Khi bán mạch ra mình sẽ gửi kèm phần Jump đực,

các bạn mua về tiến hành hàn dây điện vào phần
Jump đó, sau khi hàn xong lấy keo nến gắn chắc lại
tạo thành một giắc cắm tháo lắp dễ dàng.

- Tùy vào cách làm của từng bạn ta có thể làm giắc
cắm cả khối hoặc là theo từng led riêng rẽ.


- Khi hàn xác định chính xác vị trí led. Khi hoàn thiện
lấy bút đánh dấu chiều của giắc cắm, vị trí và tên
của giắc cắm để đỡ nhầm lẫn khi cắm vào mạch
điều khiển.


Hướng dẫn đấu nối
cảm biến nhiệt độ
DS18B20

Chân 1 GND sensor kết nối 1 trong các chân GND mạch
điều khiển.
Chân 2 DQ kết nối với chân DS18b20 trên mạch ĐK.
Chân 3 VCC sensor kết nối +5V trên mạch ĐK.
- Sensor các bạn gắn bên ngoài khung vỏ đồng hồ cho
nhiệt độ môi trường chính xác nhất.


Hướng dẫn đấu nối
mắt thu hồng ngoại
1838T

Chân 1 OUT của mắt thu kế nối chân 2 REMOTE trên mạch ĐK
Chân 2 GND kết nối với chân GND trên mạch DK.
Chân 3 VCC sensor kết nối +5V trên mạch DK.
- Mắt thu bạn gắn ra bên ngoài phần mặt trước của vỏ đồng hồ
để thu tín hiệu hồng ngoại tốt nhất.



Hướng dẫn đấu nối loa
buzzer vào mạch điều
khiển

Chân + buzzer nối với chân +5V trên mạch ĐK.
Chân – buzzer nối với chân –Speak trên mạch ĐK.
- Phần loa buzzer các bạn đục một lỗ nhỏ hở phần thoát
âm của loa ra ngoài khung. Sau đó dùng keo nến cố
định chặt loa lại như hình vẽ.


Hướng dẫn đấu nối
phần nút nhấn vào
mạch ĐK

-Tất cả nút nhấn nối chung một chân với nhau và nối vào GND mạch ĐK.

- Chân còn lại của các nút OK, UP, DOWN, LEFT, RIGHT nối vào chân
tương ứng trên mạch ĐK.

-

Ngoài ra các bạn không dùng 5 nút trên thì bắt buộc gắn nút SET
REMOTE . Một đầu gắn GND một đầu gắn vào chân SET REMOTE trên
mạch ĐK. Trên video giới thiệu mình có nói đến nút này rồi .


Hướng dẫn đấu nối
JACK nguồn


- Các bạn đục lỗ cắm jack DC như hình mình làm. Sau
đó hàn dây kế nối với bo ĐK.

- Chú ý đúng chiều âm dương của nguồn điện để tránh
hỏng hóc tới mạch.


Các lưu ý khi làm
mạch
- Kiểm tra độ sáng của led trước khi gắn lên mạch, lý do

độ sáng các con led không đều. Sử dụng board cắm test
hàng loạt led sáng cùng nhau con nào tối hơn sẽ loại bỏ.

- Sau khi lắp xong dùng đồng hồ đo thông mạch chân

nguồn trên bo ĐK xem có xảy ra chạm chập không ? Xác
định rõ nguồn cấp chính xác 5V chưa, đúng chiều chưa
rồi mới cấp điện cho mạch.

- Phải lót tấm cách điện giữa bo điều khiển và phần chân
led hàn mạch tránh xảy ra chạm chập.

- Tuyệt đối không dùng các mạch nạp cắm vào chân ISP

trên mạch điều khiển sẽ làm mất chương trình chạy của
mạch .


Chúc các bạn thành

công !



×