Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Báo cáo Một số hàm ý chính sách cho triển khai chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.91 KB, 31 trang )

Dự án: “Xây dựng Ma trận hạch toán xã hội Việt Nam 2011
(SAM 2011) hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh”
do Danida (Đan mạch) tài trợ

Báo cáo

Một số hàm ý chính sách cho triển khai
chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Hà nội, tháng 4 năm 2014

1


Mục lục

Mở đầu.................................................................................................................................................3
1- Chiến lược tăng trưởng xanh trong định hướng phát triển chung của Việt Nam...............5
2- Phân tích hiệu quả sử dụng năng lượng trong nền kinh tế.....................................................8
3- Phân tích khả năng tác động đến phát thải các bon, tạo việc làm và xuất khẩu của các
ngành trong nền kinh tế..................................................................................................................15
4- Hàm ý chính sách và kiến nghị..................................................................................................19
Kết luận.............................................................................................................................................21
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................................23
Phụ lục...............................................................................................................................................24
Phụ lục...............................................................................................................................................24
I- Khung kết quả mục tiêu tiềm năng của nền kinh tế xanh.................................................24
II- Cường độ sử dụng năng lượng của các ngành kinh tế năm 2011...................................24
III- Phương pháp và kết quả phân tích số nhân.....................................................................25
IV- Phương pháp và kết quả phân rã thay đổi tiêu thụ năng lượng....................................28


2


Báo cáo
Một số hàm ý chính sách cho triển khai chiến lược tăng trưởng xanh
ở Việt Nam

Mở đầu
Trước sự hiện hữu ngày càng rõ nét những hậu quả về môi trường, thế kỷ 21
chứng kiến sự quyết tâm, đồng long, những hành động và sáng kiến của cộng đồng quốc
tế, các nước phát triển cũng như đang phát triển, trong thúc đẩy hình thành và chuyển
dịch sang mô hình tăng trưởng và phát triển mới theo hướng thân thiện với môi trường
trên toàn cầu. Mô hình phát triển bền vững, nền kinh tế xanh và chính sách tăng trưởng
xanh là một số trong nhiều sáng kiến mới được triển khai những năm gần đây.
Không nằm ngoài xu hướng trên, Việt Nam cũng thể hiện quyết tâm theo đuổi mô
hình tăng trưởng phát triển thân thiện với môi trường. Gần đây nhất, Chính phủ đã ban
hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và chương trình hành động với 66 hành
động để thực hiện Chiến lược đó trong giai đoạn 2014-2020. Trong bối cảnh đó, Viện
Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) thực hiện dự án “Xây dựng Ma trận hạch toán
xã hội (SAM) 1 Việt Nam năm 2011 hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh” (gọi tắt là Dự
án SAM 2011) với sự hỗ trợ về kỹ thuật của các chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển
thế giới của Đại học Liên hiệp quốc (WIDER-UNU). Dự án do Danida (Đan mạch) tài
trợ.. Mục tiêu chính của dự án là:
(i) Xây dựng bộ số liệu cơ sở năm 2011 2, tạo điều kiện giám sát và phân tích chính
sách triển khai chiến lược tăng trưởng xanh: Bộ số liệu cơ sở năm 2011 bao gồm Ma trận
hạch toán xã hội Việt Nam (SAM) và số liệu cơ sở đo lường chỉ số hiệu quả sử dụng năng
lượng năm 2011.
(ii) Tăng cường năng lực xây dựng số liệu cho Viện NCQLKTTW: Cho đến nay,
Viện đã làm chủ được phương pháp xây dựng SAM dưới sự hướng dẫn của các chuyên
gia quốc tế. Viện cũng đã tổ chức khóa học để hướng dẫn cho các cán bộ của Viện cũng

như của các cơ quan liên quan.

1

Ma trận hạch toán xã hội (SAM) là bảng số liệu mô tả giá trị các giao dịch của toàn bộ nền kinh tế trong một năm
nhất định. Như vậy, việc xây dựng bảng SAM sẽ giúp cung cấp bức tranh tổng thể về nền kinh tế, cho thấy những
đặc điểm của nền kinh tế (bao gồm cả đặc điểm về tiêu dùng của hộ gia đình) tại một năm nhất định.
2
Sở dĩ được gọi là số liệu cơ sở bởi vì bộ số liệu mô tả toàn bộ nền kinh tế trong thời gian trước khi chiến lược tăng
trưởng xanh được thực hiện, có thể so sánh với số liệu sau khi đã triển khai thích cực chiến lược tăng trưởng xanh để
xem xét sự thay đổi từ đó giám sát kết quả.

3


Đi kèm với hai mục tiêu nêu trên, một trong những sản phẩm đầu ra của dự án là
báo cáo này, nhằm chuyển tải một số thông điệp và hàm ý chính sách được đúc rút từ kết
quả của các hoạt động của dự án, bao gồm những phân tích ban đầu 3 những cơ sở dữ liệu
do dự án xây dựng và từ nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Do vậy, phần nội dung
chính của báo cáo này sẽ được trình bày hết sức cô đọng và trực diện những vấn đề được
rút ra. Các thông tin chi tiết hoặc các nội dung mang tính chất kỹ thuật sẽ được trình bày
trong phần phụ lục để những người quan tâm có thể tham khảo thêm.
Chính sách tăng trưởng xanh bao hàm rất nhiều vấn đề và cũng có khá nhiều
nghiên cứu đã được thực hiện, đặc biệt là những nghiên cứu trong quá trình triển khai xây
dựng chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Việt Nam. Do vậy, báo cáo này chỉ
đưa ra một số hàm ý chính sách dựa trên phân tích sử dụng thế mạnh của bộ số liệu do dự
án SAM 2011 xây dựng (bộ số liệu chưa được xây dựng trước đây ở Việt Nam) theo hai
khía cạnh như sau:
(i) Phân tích về hiệu quả sử dụng năng lượng trong các ngành kinh tế: sản xuất và
sử dụng năng lượng là một trong những điểm trọng tâm của dự án SAM 2011. Dự án đã

xây dựng bộ số liệu hiệu quả sử dụng năng lượng tổng hợp và chi tiết nhất có thể hiện
nay ở Việt nam theo các ngành trong toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số này kết nối trực tiếp với
mục tiêu đề ra trong Chiến lược tăng trưởng xanh là giảm hàm lượng tiêu thụ năng lượng
trên GDP của nền kinh tế.
(ii) Phân tích về giảm phát thải khí nhà kính: giảm phát thải khí nhà kính là một
trogn những mục tiêu đưa ra trong Chiến lược tăng trưởng xanh. Những phân tích để rút
ra hàm ý từ khía cạnh giảm phát thải khí nhà kính nhằm mục tiêu khai thác thế mạnh tổng
hợp và toàn diện của bộ số liệu SAM 2011 do dự án xây dựng và đặc thù của các chính
sách tăng trưởng xanh.
Các nội dung tiếp theo của báo cáo được sắp xếp như sau: mục 1 khái quát vị trí
của chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam trong chủ trương định hướng phát triển
của đất nước trong thời gian tới để cung cấp bối cảnh và làm cơ sở cho các phân tích,
hàm ý chính sách và kiến nghị trong các mục tiếp theo. Mục 2 đưa ra những phân tích về
hiệu quả sử dụng năng lượng của các ngành trong nền kinh tế. Mục 3 đưa ra những phân
tích liên quan đến mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Mục 4 rút ra một số hàm ý chính
sách và nêu lên một số kiến nghị và cuối cùng là kết luận.

3

Phân tích ban đầu vì SAM và số liệu cơ sở cho chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng do dự án xây dựng rất chi tiết
và phong phú, có khả năng được sử dụng để phân tích trên nhiều góc cạnh khác nhau liên quan đến tăng trưởng
xanh. Tuy nhiên, do dự án này được thực hiện trong thời gian ngắn trong khi tập trung phần lớn thời gian vào xây
dựng hai bộ số liệu trên cho nên không đủ khả năng tiến hành những phân tích sâu hơn với công cụ phân tích phức
tạp và đa dạng hơn.

4


1- Chiến lược tăng trưởng xanh trong định hướng phát triển chung của Việt Nam
Trong hơn 20 năm qua mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng

trong phát triển KT-XH, tất cả các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế đều có bước phát triển
khá. GDP theo giá thực tế tính theo đầu người năm 2010 là 1.162 USD, năm 2013 đạt đạt
1.960 USD USD, đưa Việt nam ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp. Tuy
nhiên, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, tăng trưởng kinh
tế vẫn còn dựa nhiều vào sử dụng nhiều vốn, nhiều năng lượng và khai thác nhiều tài
nguyên, đa dạng sinh học bị suy giảm. Công nghệ lạc hậu, chậm đổi mới, tỷ trọng tiêu
dùng năng lượng từ than vẫn chiếm vị trí ưu thế, và làm tăng cường độ phát thải khí nhà
kính, gây ô nhiễm môi trường. Việt Nam cũng được dự báo là một trong những nước chịu
ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã dần dần hình
thành và thể hiện quyết tâm định hướng phát triển, tìm tòi và dần khám phá để xây dựng
mô hình tăng trưởng và phát triển cân bằng giữa các mục tiêu tăng trưởng và phát triển
kinh tế bền vững, bảo vệ môi trường và bền vững về xã hội trong điều kiện biến đổi khí
hậu.
Trên thực tế, Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng mô
hình phát triển này từ khá sớm và cũng có những hành động nhất định trên nhiều mức độ,
khía cạnh, phương diện khác nhau trong thời gian qua. Việt Nam đã tích cực tham gia các
hội nghị thượng đỉnh về các vấn đề liên quan đến môi trường và phát triển bền vững, vấn
đề biến đổi khí hậu toàn cầu như Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát
triển tại Rio de Janeiro, Brazin (RIO 92, năm 1992); Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về
Phát triển bền vững ở Johannesburg, Nam Phi (RIO+10, năm 2002), và RIO+20 năm
2012. Việt Nam cũng đã ký Tuyên bố Rio về Môi trường và Phát triển, Chương trình nghị
sự 21 toàn cầu,… đồng thời cam kết thực hiện phát triển bền vững. Tương ứng với các
cam kết quốc tế, Việt Nam đã ban hành hàng loạt chính sách trong các lĩnh vực kinh tế,
xã hội, môi trường bắt đầu từ các văn bản chính sách của Đảng như: Chỉ thị số 36CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị, nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quan điểm phát triển bền vững cũng đã được thể
hiện xuyên suốt trong các Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tại các kỳ đại hội Đảng
những năm gần đây; Nghị quyết số 24-NQ/TWngày 3/6/2013 về chủ động ứng phó với
biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tại Hội nghị lần

thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI.
Tiếp theo là các văn bản chính sách triển khai của Chính phủ như Quyết định số
153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về"Định hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam" (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam); Quyết định số 1032/QĐ-TTg
ngày 27/9/2005 Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng Phát triển bền vững Quốc
gia, sau đó là Ban Chỉ đạo/Hội đồng phát triển bền vững; Quyết định số 432/QĐ-TTg
ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về “Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam
5


giai đoạn 2011- 2020”; Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 về “Chiến lược
quốc gia về tăng trưởng xanh cho thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050”; Quyết định
số 339/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 phê duyệt “Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với
chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực
cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020”; Quyết định số 1250/QĐ-TTG ngày 31/07/2013 phê
duyệt “Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020; Chương trình mục tiêu
quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg
ngày 02/12/2008 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu
(NTP);Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 phê duyệt Chiến lược Quốc gia về
biến đổi khí hậu (VCCS); Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 phê duyệt Kế
hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020 (NAP).
Như vậy, hệ thống các văn bản về định hướng, chính sách liên quan đến vấn đề
phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam đã được ban hành
xuyên suốt từ Trung ương bằng các nghị quyết của Đảng, đến các chiến lược, chương
trình, dự án, các kế hoạch hành động của Chính phủ và của các địa phương. Trong định
hướng phát triển chung đó, Chiến lược tăng trưởng xanh có thể được coi là một nỗ lực
gần đây nhất, kết hợp với nhiều nỗ lực và chiến lược hiện nay nhằm thúc đẩy hình thành
định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sơ đồ 1 dưới đây phác họa vị trí của chiến lược tăng trưởng xanh và mối liên hệ
với các định hướng chính sách liên quan khác hiện nay ở Việt Nam. 4 Sơ đồ đưa ra khung
của một nền kinh tế xanh trong đó tích hợp năm nhóm mục tiêu và từ đó xác định vị trí
của chính sách tăng trưởng xanh. Trong Sơ đồ, 5 vòng tròn thể hiện năm nhóm mục tiêu
cần hướng tới hiện nay, bao gồm: tăng trưởng kinh tế, phát triển con người và xóa đói
giảm nghèo, đa dạng sinh học, chống chịu với biến đổi khí hậu và phát thải các bon thấp
(Các chữ in đậm vòng ngoài, dưới mỗi dòng in đậm là điểm qua một số chiến
lược/chương trình/định hướng/chính sách chính của Việt Nam liên quan đến nhóm mục
tiêu đó). Sự giao thoa của các vòng tròn này là vị trí của các chính sách tăng trưởng xanh.
Sơ đồ này tất nhiên không thể hiện sự chính xác tuyệt đối về mối tương quan giữa các
loại chính sách cũng như phạm vi của chính sách tăng trưởng xanh nhưng giúp xác định
được một cách rõ ràng hơn vị trí của chiến lược/chính sách tăng trưởng xanh trong rất
nhiều các chiến lược và định hướng phát triển khác nhau hiện nay ở Việt Nam.

Sơ đồ 1- Xác định vị trí của chiến lược tăng trưởng xanh
4

Sơ đồ này dựa trên Sơ đồ nguyên bản của Mạng kiến thức về phát triển và biến đổi khí hậu (CDKN) có tên là
Khung kinh tế xanh, được dịch trong phụ lục. Trên thực tế cộng đồng nghiên cứu hiện nay vẫn có nhiều quan điểm
và cách hiểu khác nhau đối với khái niệm tăng trưởng xanh và kinh tế xanh, có những quan điểm rất khác so với
khung phân tích trên. Có thể xem thêm các tranh luận này trong UNDESA (2012a). Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu
thấy khung phân tích đưa ra của CDKN phù hợp hơn khi nhìn nhận vị trí của Chiến lược tăng trưởng xanh tại Việt
Nam hiện nay, do đó áp dụng khung này.

6


Nguồn: Áp dụng từ CDKN, 2011.

Sơ đồ 1 cho thấy trước khi ban hành chiến lược tăng trưởng xanh, Việt Nam đã

ban hành rất nhiều chính sách/chiến lược liên quan đến từng loại mục tiêu khác nhau.
Chính vì vậy, khi ban hành chiến lược tăng trưởng xanh, rất nhiều chỉ tiêu của chiến lược
này được tổng hợp/trích dẫn từ các chiến lược khác liên quan. Thông điệp cốt lõi trong
Sơ đồ trên là chiến lược tăng trưởng xanh không chỉ là tổng hợp các chiến lược/chính
sách liên quan đến các mục tiêu khác nhau, đặt ra những mục tiêu bổ sung mà rất có thể
phải đứng ở vị trí và giữ vai trò điều hòa được các xung đột mục tiêu của các loại chính
sách/chiến lược khác nhau hoặc khuyến khích được sự cộng hưởng của các chính sách đa
mục tiêu. Các mục tiêu ở đây có thể có cả chiều về thời gian tức là mục tiêu ngắn hạn và
mục tiêu dài hạn.
Với vị trí như vậy, để xây dựng nội dung chính sách tăng trưởng xanh trên nền các
chiến lược/chính sách tăng trưởng đã và đang được thực hiện thì cần những phân tích,
nghiên cứu nhằm xác định được các định hướng phát triển đa mục tiêu để từ đó có các
chính sách khuyến khích hoặc xác định được những định hướng phát triển có sự xung đột
mục tiêu để tránh hoặc có chính sách hóa giải xung đột đó. Các định hướng đa mục tiêu
có thể ví dụ như định hướng tiết kiệm năng lượng vừa đạt được mục tiêu về tăng trưởng
kinh tế, về phát triển con người và về giảm thiểu phát thải các bon thấp hoặc là định
hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên. Những định hướng có khả năng xung đột mục tiêu
7


như định hướng thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn trực tiếp đầu tư nước ngoài khi
không tính đến các tác động về môi trường và sử dụng năng lượng. Thách thức của quá
trình triển khai thực hiện chính sách tăng trưởng xanh là xác định những chính sách cân
bằng các định hướng và mục tiêu phát triển trên.

2- Phân tích hiệu quả sử dụng năng lượng trong nền kinh tế
Hiệu quả sử dụng năng lượng của các ngành
Chiến lược tăng trưởng xanh xác định một trong các mục tiêu là giảm mức tiêu
hao năng lượng tính trên GDP từ 1% đến 1,5% mỗi năm giai đoạn 2011-2020. Trên thực
tế, đây là mức giảm bình quân hàng năm mà Việt Nam đã đạt được trong giai đoạn 19952011. Để xem xét khả năng tiếp tục giảm chỉ số này theo mục tiêu đã nêu cho giai đoạn

2011-2020 và giám sát quá trình đạt được mục tiêu đó, dự án SAM 2011 đã xây dựng bộ
chỉ số cấu phần của chỉ tiêu đó. Đó là chỉ số về cường độ tiêu thụ năng lượng của các
ngành trong nền kinh tế dựa vào phân ngành của bảng Ma trận hạch toán xã hội (SAM)
2011. Bảng SAM 2011 phân chia nền kinh tế thành 63 ngành, tuy nhiên, khi thu thập số
liệu về tiêu thụ năng lượng theo ngành ở Việt Nam, do hạn chế về số liệu nên chỉ có thể
thu thập được số liệu tiêu thụ năng lượng của nền kinh tế theo 34 ngành. 5 Chỉ số này
được tính bằng tỷ trọng mức tiêu thụ năng lượng của ngành trên giá trị gia tăng của
ngành đó.6
Đồ thị 1 trình bày kết quả tính toán chỉ số cường độ tiêu thụ năng lượng của các
ngành sản xuất trong nền kinh tế theo thứ tự sắp xếp từ mức thấp lên mức cao và mức
tiêu thụ năng lượng của các ngành tương ứng. Cường độ tiêu thụ năng lượng nói lên mức
năng lượng được sử dụng (tấn dầu tương đương) để tạo ra một tỷ đồng giá trị gia tăng của
từng ngành. Mức tiêu thụ năng lượng của ngành là tổng tấn dầu tương đương mà ngành
đó sử dụng trong năm 2011. Chỉ số thứ nhất nói lên mức “đắt đỏ” trong việc sử dụng
năng lượng tạo ra một tỷ đồng GDP của ngành trong khi chỉ số thứ hai cho biết ngành đó
đã sử dụng tổng số bao nhiêu năng lượng trong quá trình sản xuất của mình. Con số cụ
thể được trình bày trong phụ lục 2. Đồ thị 1 không trình bày chỉ số cường độ tiêu thụ
năng lượng của các ngành năng lượng bởi vì do đặc thù tiêu hao nhiều năng lượng nên
những ngành này sẽ có những chỉ số rất lớn so với các ngành khác. Bảng các chỉ số cụ
thể trong phụ lục chỉ trình bày mức tiêu hao năng lượng và tỷ trọng trong GDP của các
ngành năng lượng.
Đồ thị 1- Cường độ sử dụng năng lượng theo ngành năm 2011
5

Thông tin chi tiết về các chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng năng lượng, cách thức hình thành bộ chỉ số và kết quả
cụ thể, xem trong Báo cáo của dự án về Bộ số liệu cơ sở hiệu quả sử dụng năng lượng ở Việt Nam năm 2011.
6
Tổng mức tiêu hao năng lượng của các ngành chính là tổng tiêu hao năng lượng cho sản xuất trong nền kinh tế
(ngoài ra còn có tiêu thụ năng lượng của hộ gia đình) và tổng giá trị gia tăng của các ngành chính là GDP của cả
nước (giá của người sản xuất).


8


Nguồn: Dự án SAM 2011.

Đồ thị 1 cho thấy sự giao động rất lớn về cường độ sử dụng năng lượng giữa các
ngành. Ví dụ các ngành vận tải hàng không, xi măng, vận tải đường bộ, sắt thép, sợi dệt
có cường độ sử dụng năng lượng lớn nhất lần lượt là 0,30; 0,22; 0,12; 0,07; 0,06 tấn dầu
quy chuẩn trên một tỷ đồng GDP trong khi mức trung bình của các ngành là 0,015.
Cường độ sử dụng năng lượng cao chỉ tập trung vào một số ngành do đó việc giảm cường
độ năng lượng của các ngành này sẽ có tắc động lớn đến cường độ sử dụng năng lượng
của toàn nền kinh tế. Trong tổng số 31 ngành trong nền kinh tế ( trừ 3 ngành năng lượng),
10 ngành có cường độ sử dụng năng lượng cao nhất đồng thời cũng là những ngành có
cường độ sử dụng cao hơn cường độ sử dụng năng lượng trung bình. Điểm đáng lưu ý,
những ngành có cường độ sử dụng năng lượng cao cũng là những ngành tiêu thụ phần lớn
năng lượng trong nền kinh tế. Năm ngành có cường độ sử dụng năng lượng đặc biệt cao
là vận tải hàng không, xi măng, vận tải đường bộ, sắt thép và sợi dệt tiêu thụ 62% tổng
năng lượng tiêu thụ của các ngành sản xuất phi năng lượng trong nền kinh tế (Xem đồ thị
2).

Đồ thị 2- Tỷ trọng tiêu thụ năng lượng và GDP năm 2011 của các ngành phi năng
lượng

9


Nguồn: Dự án SAM 2011.

Như vậy, muốn đạt được mục tiêu giảm mức tiêu thụ năng lượng trên GDP trong

toàn nền kinh tế, Việt Nam nên tập trung các biện pháp giảm tiêu hao năng lượng của các
ngành có cường độ sử dụng năng lượng cao như các ngành điện, giao thông vận tải, xi
măng, sợi dệt, sắt thép, giấy, chế biến thủy sản, chế biến gỗ, khách sạn nhà hàng hoặc
khuyến khích phát triển những ngành có cường độ sử dụng năng lượng thấp như chế biến
sữa, chế biến rau quả, gia dày, cao su nhưa, những ngành công nghiệp chế biến khác, v.v..
Tuy nhiên, các đặc điểm và vị trí khác nhau của các ngành trong đóng góp cho tổng thể
nền kinh tế và tỷ trọng tiêu dùng năng lượng của ngành so với tổng năng lượng tiêu thụ
cho thấy cần có thái độ chính sách khác nhau đối với từng loại. Ví dụ ngành vận tải là
ngành rất đặc thù, khả năng thay thế bằng nhập khẩu không giải quyết được vấn đề trong
khi không thể thiếu trong nền kinh tế nên các biện pháp chính sách có thể liên quan nhiều
hơn đến khuyến khích áp dụng loại phương tiện ít tiêu hao năng lượng.

10


Trong các ngành, năm ngành có cường độ sử dụng năng lượng cao nhất là dệt sợi,
xi măng, sắt thép, vận tải đường kh cần có sự quan tâm đặc biệt. Dưới đây sẽ xem xét
một số thông tin về sự thay đổi của năm ngành này trong thời gian vừa qua, để có thêm
thông tin để hướng phát triển của các ngành này trong thời gian tới. Bảng 1 trình bày hai
chỉ số giá trị gia tăng trên tổng giá trị sản xuất và tiêu hao năng lượng trên tổng giá trị sản
xuất của 5 ngành tại hai thời điểm năm 2000 và 2011. Nhìn chung, chỉ số thứ nhất tăng và
chỉ số thứ hai giảm thì có khả năng sẽ góp phần làm giảm cường độ sử dụng năng lượng
của các ngành nếu như diễn biến giá cả năng lượng và giá các nhân tố sản xuất không có
sự thay đổi đột biến so với xu hướng giá cả chung. Việc xem xét các chỉ số này ở đây chỉ
mang tính chất tương đối do thiếu thông tin về diễn biến giá cả nêu trên. Tuy nhiên các
chỉ số này cũng có thể chỉ báo được định hướng phát triển của ngành nói chung theo thời
gian và cung cấp một số thông tin bổ sung, lý giải cho thực trạng rất cao về chỉ số cường
độ tiêu thụ năng lượng của các ngành này hiện nay. Đối với định hướng phát triển của
một số ngành, hai chỉ số này có thể cho biết tương đối diễn biến phát triển của các ngành
liệu có phát triển theo hướng đổi mới công nghệ, gia tăng trên nấc thang của chuỗi giá trị

và có theo hướng sử dụng tiết kiệm năng lượng hay không. Hai chỉ số cho năm ngành của
hai năm 2000 và 2011 trong bảng 1 được tính toán từ bảng SAM 2000 và SAM 2011 của
Việt Nam.
Kết quả cho thấy, đối với cả năm ngành, chỉ số thứ nhất đều giảm, đặc biệt có
những ngành giảm rất mạnh như sắt thép từ 25% năm 2000 xuống còn 6% năm 2011. Chỉ
số thứ hai có ngành có xu hướng tăng như sắt thép và vận tải đường bộ nhưng có ngành
có xu hướng giảm nhẹ như xi măng, dệt sợi. Bảng 1 chuyển tải một thông điệp về khả
năng giảm cường độ sử dụng năng lượng của năm ngành nói riêng và các ngành nói
chung trong thời gian tới là thay đổi công nghệ và sản xuất để gia tăng tỷ trọng giá trị gia
tăng của ngành đồng thời giảm mức tiêu hao năng lượng của các ngành. Trong số năm
ngày được xem xét ở đây, ngành dệt sợi là ngành này hiện cũng cần được quan tâm phát
triển nếu Việt Nam có thể đáp ứng được quy định về xuất xứ hàng hóa trong ngành dệt
may để tận dụng được cơ hội thuế xuất thấp đối với hàng dệt may trong Hiệp định thương
mại xuyên thái bình dương (TPP). Như vậy, đây là thời điểm thích hợp để những chính
sách hỗ trợ và những quy định về công nghệ sử dụng tiết kiệm năng lượng trong ngành
triển khai trong thực tiễn, khi các ngành bắt đầu đợt đầu tư công nghệ mới.

Bảng 1- Thay đổi của năm ngành có cường độ sử dụng năng lượng cao nhất giai
đoạn 2000-2011
Giá trị gia tăng/Giá trị sx
11

Tiêu thụ năng lượng/giá


trị sản xuất
2000

2011


2000

2011

Dệt sợi

21%

10%

6%

4%

Xi măng

22%

20%

18%

17%

Sắt thép

25%

6%


3%

6%

Vận tải đường bộ

67%

46%

20%

30%

Vận tải đường không

28%

15%

22%

31%

Nguồn: SAM 2000, 2011.

Các yếu tố tác động đến thay đổi trong sử dụng năng lượng
Sự thay đổi trong sử dụng năng lượng của một nền kinh tế thường được quy vào
ba loại thay đổi7: thay đổi về quy mô nền kinh tế, thay đổi hiệu quả sử dụng năng lượng
(thường được đo bằng cường độ sử dụng năng lượng của ngành) và thay đổi do chuyển

dịch cơ cấu kinh tế. Nhóm nghiên cứu sử dụng số liệu về tiêu thụ năng lượng của ba
ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ) theo thời gian từ 1995 đến 2011 và
phương pháp phân rã yếu tố tác động đến tiêu thụ năng lượng để xem xét ba yếu tố trên
ảnh hưởng như thế nào đến thay đổi trong tiêu thụ năng lượng của các ngành kinh tế ở
Việt Nam thời gian qua. Chi tiết về phương pháp phân rã và kết quả được trình bày trong
phụ lục III. Thực chất, phương pháp này sẽ chính xác hơn nếu tính theo các phân ngành
chi tiết hơn là ba ngành như ở trong báo cáo này bởi vì khi đó các yếu tố về hiệu quả
(cường độ) sử dụng năng lượng của các ngành sẽ có thể đại diện cho công nghệ sử dụng
trong ngành đó do đó sẽ ước tính được chính xác hơn đóng góp của yếu tố cơ cấu và yếu
tố hiệu quả sử dụng năng lượng. Tuy nhiên, các số liệu về sử dụng năng lượng phân theo
ngành của nền kinh tế ở mức độ chi tiết hơn hiện còn rất thiếu. Bộ số liệu hiệu quả sử
dụng năng lượng phân theo 34 ngành do dự án SAM 2011 xây dựng là nỗ lực phát triển
một bộ số liệu chi tiết đầu tiên. Việc tiếp tục xây dựng bộ số liệu ở mức độ chi tiết như
vậy trong tương lai sẽ có thể cho phép áp dụng phương pháp phân rã yếu tố tác động đến
thay đổi trong sử dụng năng lượng một cách chính xác hơn nhờ chi tiết hóa các ngành
trong nền kinh tế.
Đồ thị 3 trình bày kết quả tính toán các yếu tố tác động đến thay đổi tiêu thụ năng
lượng ở Việt Nam giai đoạn 1995-2011. Đồ thị cho thấy với sự gia tăng quy mô của nền
kinh tế, tổng tiêu thụ năng lượng của các ngành do đó cũng gia tăng. Sự gia tăng nhanh
chóng về nhu cầu năng lượng trong khả năng cung cấp năng lượng hạn chế sẽ dẫn đến
nguy cơ mất cân bằng năng lượng, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế. Đồ thị cho
thấy, trong thời gian qua Việt nam đã có những tiến bộ nhất định trong việc nâng cao hiệu
quả sử dụng năng lượng. Hầu hết các năm đều có những tiến bộ nhất định về hiệu qảu sử
7

Ang và cộng sự (1998).

12



dụng năng lượng, đặc biệt là năm 205, 2006 và 2011. Chi tiết về cường độ sử dụng năng
lượng của từng ngành cho thấy những tiến bộ này chủ yếu do cải thiện hiệu qảu sử dụng
năng lượng của ngành dịch vụ. Nguyên nhân có thể là do những cải cách về trợ cấp giá
điện và lộ trình xoá bỏ trợ cấp làm cho giá thành điện ngày càng nâng cao cũng với
những tiến bộ của khoa học coogn nghệ cho phép ngành dịch vụ có khả năng nâng cao
hiệ quả sử dụng năng lượng của mình. Các ngành công nghiệp và dịch vụ có sự tiến bộ
nhưng không đáng kể. Điểm đáng chú ý là chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này
hầu hết làm gia tăng năng lượng tiêu thụ trong nền kinh tế. Nói cách khác, cơ cấu kinh tế
thời gian qua có xu hướng phát triển nhanh hơn đối với những ngành tiêu thụ nhiều năng
lượng, những ngành ít sử dugj năng lượng hơn có tốc độ phát triển ngành chậm hơn.
Đồ thị 3- Đóng góp của các yếu tố đến sự thay đổi tiêu thụ năng lượng trong nền
kinh tế

Nguồn: Dự án SAM.

Điểm đáng lưu ý trong Đồ thị 3 là ngoài thay đổi trong hiệu quả (cường độ) sử
dụng năng lượng của các ngành, thay đổi cơ cấu ngành cũng có tác động đến sử dụng
năng lượng trong nền kinh tế. Nếu các ngành sử dụng ít năng lượng được phát triển nhiều
hơn thì hàm lượng sử dụng năng lượng trong toàn bộ nền kinh tế sẽ ít hơn. Một trong
những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cơ cấu ngành theo hướng sử dụng ít năng lượng
hơn chính là giá năng lượng. Giá năng lượng thấp sẽ khuyến khích những ngành sử dụng
năng lượng nhiều và ngược lại. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã duy trì giá điện
theo hướng ưu tiên giá điện thấp cho các ngành nông nghiệp và công nghiệp. Bảng 2 cho
thấy biểu giá điện bình quân cho ngành nông nghiệp và công nghiệp thấp hơn nhiều so
13


với ngành dịch vụ và thấp hơn giá thành sản xuất. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã trợ
cấp điện cho các ngành nông nghiệp và công nghiệp.
Bảng 2- Giá điện bình quân cho 5 loại khách hàng

Loại khách hàng

Giá
(Đồng/kWh)
1133
1024
1973

Công nghiệp
Nông nghiệp
Thương mại dịch vụ
Tiêu dùng dân cư
Nông thôn
Thành thị
Hoạt động khác

960
1353
1291

Nguồn: Tập đoàn điện lực, 2012. Thu thập trong quá trình lập bảng cân
bằng năng lượng của dự án.

Điều này thể hiện trong số liệu về tỷ trọng tiêu thụ điện của các đối tượng trong
nền kinh tế trong mối tương quan với tỷ trọng tiêu dùng điện được mô tả ở đồ thị 4 dưới
đây. Số liệu về tỷ trọng tiêu thụ điện được lấy từ bộ số liệu về hiệu quả sử dụng năng
lượng của dự án và số liệu về tỷ trọng tiêu dùng cho điện được tính toán từ bảng SAM
2011. Đồ thị cho thấy các ngành công nghiệp tiêu thụ 54% tổng lượng điện tiêu thụ của
cả nước nhưng chi tiêu của các ngành công nghiệp cho điện chỉ chiếm 46% tổng chi tiêu
cho điện của cả nền kinh tế8. Giá điện thấp cho các ngành công nghiệp đã góp phần giảm

chi phí sản xuất của các ngành công nghiệp, gia tăng lợi thế về giá của hàng xuất khẩu
của Việt Nam đồng thời tạo nên yếu tố nhất định thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Chính sách này đã có những tác động nhất định trong việc thúc đẩy quá trình công nghiệp
hóa đất nước thời gian qua. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích đó là những tác động
tiêu cực về sử dụng năng lượng, khuyến khích những ngành và công nghệ sử dụng nhiều
năng lượng phát triển ví dụ như ngành sắt thép và xi măng. Tuy nhiên, cho đến nay, Việt
Nam đã đạt được những vị thế nhất định trong quá trình công nghiệp hóa và những tác
động tiêu cực đã bắt đầu thể hiện rõ ràng, đặc biệt là những nguy cơ mất cân đối cung cầu
năng lượng và những chi phí đầu tư phải bỏ vào ngành điện để đáp ứng nhu cầu ngày
càng gia tăng thì việc xem xét và cân đối bài toán lợi ích và chi phí của việc trợ cấp giá
điện cho các ngành công nghiệp là cần thiết. Liệu những lợi ích kinh tế mang lại của
những trợ cấp này có bị triệt tiêu bởi các tác động tiêu cực mang lại cho phát triển kinh tế
trong dài hạn và chất lượng môi trường là vấn đề thuộc phạm vi nội dung của các chính
sách tăng trưởng xanh.
Đồ thị 4- Chênh lệch về chi phí điện của các ngành với chi phí thực khi tất cả các
ngành có chung 1 giá điện
8

Đồ thị này chỉ thể hiện một cách tương đối bởi sự chênh lệch này còn do việc sử dụng điện theo thời điểm khác
nhau bởi giá điện hiện nay còn phân theo thời gian (lúc cao điểm, lúc bình thường).

14


Nguồn: Dự án SAM 2011.

3- Phân tích khả năng tác động đến phát thải các bon, tạo việc làm và xuất khẩu của
các ngành trong nền kinh tế
Một trong những mục tiêu trong Chiến lược tăng trưởng xanh là giảm phát thải khí
nhà kính. Để đạt được mục tiêu đó việc ban hành những chính sách (ví dụ như thuế các

bon), tác động trực tiếp đến những ngành có phát thải nhiều khí các bon trong nền kinh tế
là cần thiết. Các chính sách đó có thể làm thay đổi hành vi của nhà sản xuất, khuyến
khich họ thay đổi công nghệ hoặc quá trình sản xuất để phát thải ít các bon hơn hoặc
chính sách cũng có thể làm giảm quy mô sản xuất của những ngành phát thải ít các bon,
chuyển dịch sang những ngành phát thải các bon ít hơn. Trong trường hợp giảm quy mô,
một trong những câu hỏi chính sách có thể đáng quan tâm là liệu xu hướng giảm thiểu
quy mô sản xuất của những ngành phát thải nhiều khí các bon trong nền kinh tế có ảnh
hưởng tiêu cực đến một số mục tiêu kinh tế xã hội khác không?
Mục này sẽ xem xét cụ thể câu hỏi trên đối với chỉ tiêu tạo việc làm và chỉ tiêu
xuất khẩu. Đây là hai chỉ tiêu quan trọng và đặc biệt quan tâm trong những thời gian tới
đây bởi vì việc làm là một trong những chỉ tiêu không những phản ánh việc tận dụng
được một trong những nguồn lực dồi dào của Việt nam hiện nay đồng thời cũng là chỉ
tiêu cần được chú trọng trong định hướng tăng trưởng công bằng (tăng trưởng theo diện
rộng, hay tăng trưởng vì người nghèo) đang được các tổ chức quốc tế khuyến cáo và cũng
đang được Chính phủ Việt Nam theo đuổi. Tăng trưởng kinh tế theo hướng tạo nhiều việc
làm trong khu vực chính thức sẽ là định hướng cần được hướng tới của Việt Nam trong
thời gian tới để đảm bảo mọi người dân đều được hưởng lợi từ quá trình tăng tưởng. Đây
cũng là định hướng tăng trưởng bền vững, trong đó tăng trưởng đi đôi với xoá đói giảm
nghèo và công bằng xã hội. Đối với xuất khẩu, đây là chỉ tiêu đã đóng vai trò rất quan
trọng, một trong những động lực tăng trưởng, góp phần vào thành công của Việt Nam
trong thời gian qua. Thời gian tới đây, khi Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập sâu hơn
15


vào kinh tế khu vực và thế giới, với nhiều hiệp định thương mại và hợp tác quốc tế mới
như TPP, RCEP, Việt Nam-EU, v.v., xuất khẩu sẽ là một trong những chỉ tiêu ngày càng
được quan tâm hơn, thể hiện khả năng tận dụng được những cơ hội và lợi ích do các hiệp
định thương mại mang lại cho Việt Nam.
Để có thể xem xét xem việc suy giảm quy mô sản xuất của những ngành phát thải
nhiều khí các bon có tạo ra mối lo ngại về suy giảm việc làm và xuất khẩu trong nền kinh

tế hay không đòi hỏi phương pháp nghiên cứu phải có khả năng thể hiện được mối liên
kết chặt chẽ giữa các ngành trong nền kinh tế. Phương pháp phân tích số nhân áp dụng
cho bảng SAM 2011 là phương pháp phù hợp để tính toán các chỉ số trên. 9 Thế mạnh của
phương pháp này là tận dụng được mối liên kết chặt chẽ và tổng thể trong toàn bộ nền
kinh tế từ số liệu của bảng SAM để có thể xem xét tac động của một chính sách trên
nhiều khía cạnh khác nhau hay nhiều mục khác nhau của một chính sách. Phương pháp
số nhân được sử dụng ở đây để tính toán cường độ phát thải khí các bon, cường độ tạo
việc làm và cường độ xuất khẩu của toàn bộ các ngành trong nền kinh tế. Các chỉ số về
cường độ phát thải khí các bon, cường độ việc làm và cường độ xuất khẩu của một ngành
nói lên tác động về tăng hoặc giảm phát thải khí các bon, tăng hoặc giảm số việc làm
được tạo ra và tăng hoặc giảm giá trị xuất khẩu của nền kinh tế nếu quy mô sản xuất của
ngành đó tăng hoặc giảm một giá trị nhất định do tăng hoặc giảm nhu cầu đối với sản
phẩm của ngành đó. Chỉ số này đã bao gồm cả những tác động trực tiếp về giảm quy mô
của ngành được xem xét và các tác động gián tiếp (tức là tác động do mối liên kết của
ngành giảm quy mô với các ngành sản xuất khác trong nền kinh tế). Đây là điểm ưu việt
của các phân tích dựa vào số liệu SAM so với các phương pháp phân tích một phần hoặc
là những phân tích ngành khác. Ví dụ, việc giảm quy mô sản xuât của ngành xi măng
không những làm giảm sản lượng sản xuất của cả nền kinh tế do sản lượng của ngành xi
măng giảm, do đó giảm số việc làm tạo ra trong nền kinh tế mà còn giảm sản lượng của
các ngành khác trong nền kinh tế, cung cấp đầu vào cho ngành xi măng và do đó kéo theo
sự sụt giảm về việc làm. Cụ thể về phương pháp và kết quả được trình bày tóm tắt trong
phụ lục III.
Đồ thị 5 trình bày kết quả tính toàn dưới dạng ba chiều, thể hiện ba chỉ số: cường
độ phát thải khí các bon, cường độ tạo việc làm và tỷ trọng tạo việc làm của ngành trong
tổng số việc làm được tạo ra trong nền kinh tế. Trục tung là cường độ phát thải khí các
bon, trục hoành là cường độ tạo việc làm và kích thước của điểm hình tròn của mỗi ngành
thể hiện tỷ trọng tạo việc làm của ngành trong tổng số việc làm tạo ra trong nền kinh tế.
Tính toán gốc cho phép tính toán các chỉ số trên của 63 ngành trong bảng SAM 2011, tuy
nhiên, Đồ thị dưới chỉ trình bày kết quả dưới dạng nhóm lại theo các ngành lớn hơn để dễ
theo dõi. Giá trị cường độ phát thải các bon càng cao thì lượng phát thải các bon của

ngành đó giảm càng nhiều khi giảm sản lượng sản xuất của ngành đó và ngược lại.
Tương tự như vậy, cường độ việc làm càng cao thì số việc làm trong nền kinh tế bị giảm
càng lớn nếu quy mô của ngành đó giảm. Mỗi điểm vòng trong đồ thị thể hiện các chỉ số
của một ngành. Kích thước của điểm vòng tròn càng lớn thể hiện tỷ trọng tạo việc làm
của ngành đó trong tổng số việc làm tạo ra trong nền kinh tế càng lớn.
9

Phương pháp này đã được áp dụng tính toán cho Nam Phi trong nghiên cứu của Jame Thurlow et. al. (2012).

16


Đồ thị 5- Cường độ phát thải khí các bon và cường độ tạo việc làm
(Đơn vị: vạn tấn CO2/tỷ đồng giá trị sản lượng
và nghìn việc làm/tỷ đồng giá trị sản lượng, %)

Nguồn: Dự án SAM 2011.

Đồ thị 5 cho thấy các ngành có cường độ phát thải các bon cao thường không phải
là những ngành có cường độ tạo việc làm và tỷ trọng tạo việc làm lớn trong nền kinh tế.
Ví dụ ngành, xi măng (cemen) và ngành điện (elew) là ngành có cường độ phát thải các
bon cao (tương ứng là 1,23; 1,42) nhưng có cường độ và tỷ trọng tạo việc làm nhỏ
(tương ứng là 7,4; 3,7 và 0,72%, 0,49%). Những ngành có cường độ và tỷ trọng tạo việc
làm lớn như thương mại và chế biến thực phẩm (tương ứng là 18,27; 18,34 và 15,54%;
2,31%) lại không có cường độ phát thải khí các bon cao (tương ứng là 0,09; 0,15). Đa số
việc làm trong nền kinh tế được tạo ra từ các ngành có cường độ các bon thấp. Như vậy,
xu hướng thu hẹp quy mô sản xuất của các ngành có cường độ phát thải khí các bon cao
sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chỉ tiêu tạo việc làm trogn nền kinh tế. Đồ thị cho thấy các
ngành tạo nhiều việc làm thường là những ngành có cường độ phát thải các bon thấp.
17



Tương tự như vậy, Đồ thị 6 trình bày kết quả tính toán cường độ phát thải các bon, cường
độ xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu của các ngành. Chi tiết số liệu được trình bày trong
phụ lục III. Đồ thị 6 cho thấy những ngành có cường độ xuất khẩu và chiếm tỷ trọng xuất
khẩu lớn như phương tiện vận tải (mveh), dệt may và giầy (text&foot) thuộc những
ngành có cường độ phát các bon thấp nhất.
Đồ thị 6- Cường độ phát thải các bon, cường độ xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu.

Nguồn: Dự án SAM 2011.

4- Hàm ý chính sách và kiến nghị
Những phân tích ở trên cho phép rút ra một số hàm ý chính sách trong việc triển
khai chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam thời gian tới như sau:
Trong quá trình triển khai thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh trong giai đoạn
đến năm 2020 trước hết, ngoài các ngành năng lượng nên tập trung vào một số ngành có
cường độ tiêu hao năng lượng cao như giao thông vận tải, xi măng, sắt, thép, sợi dệt, giấy
và bột giấy. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy các ngành này đều có tiềm năng cắt
18


giảm tiêu hao năng lượng rất lớn thông qua sắp xếp, cơ cấu lại sản xuất của ngành, cải
tiến và nâng cao trình độ công nghệ. Ví dụ trong ngành thép, khả năng tiết kiệm năng
lượng lớn nhất là ở giai đoạn luyện gang, theo đó công nghệ hiện nay chủ yếu là quy mô
công suất lò nhỏ, công nghệ từ những năm 1960, tiêu tốn 28,13GJ năng lượng cho 1000
tấn sản phẩm trong khi suất tiêu hao năng lượng của công nghệ hiện đại nhất chỉ có 12,2
GJ/1000 tấn. Hoặc ví dụ như trong ngành sản xuất giấy, công nghệ và quy mô hiện nay
của các nhà máy sản xuất giấy in viết của Việt Nam hiện nay tiêu hao 14,08 GJ cho một
tấn sản phẩm trong khi suất tiêu hao năng lượng của công nghệ hiện đại hiện nay chỉ ở
mức 6,6GJ/1 tấn sản phẩm. Như vậy, vấn đề đặt ra là Nhà nước cần phải đảm bảo vừa tạo

sức ép và tạo điều kiện hợp lý để các ngành này cơ cấu lại sản xuất, giảm cường độ tiêu
thụ năng lượng trong thời gian tới.
Sức ép có thể đến từ việc hình thành các quy định, tiêu chuẩn về định mức tiêu
hao năng lượng của công nghệ, đặc biệt đối với các công nghệ được đầu tư mới; từ việc
triển khai thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ và khoa học kiểm toán năng lượng và triển khai
những biện pháp cần thiết nhằm mục tiêu giảm tiêu hao năng lượng đối với cả những
hoạt động sản xuất đã đầu tư từ trước và những đầu tư mới. Việc tạo điều kiện hợp lý cho
các ngành để họ có thể giảm cường độ tiêu thụ năng lượng cũng nên được xem xét thông
qua các chính sách như tạo điều kiện hỗ trợ về tiếp cận thông tin công nghệ, về lựa chọn
công nghệ, về thuế, về tín dụng nếu thấy cần thiết. Trong các ngành trên, các chính sách
hỗ trợ có thể xem xét đối với ngành dệt sợi, khi mà lợi ích cho tiết kiệm năng lượng mang
lại không chỉ giới hạn ở tiêu hao năng lượng mà còn liên quan đến tương lai phát triển
của ngành dệt may nới chung như đã trình bày ở mục trên. Tuy nhiên, điểm mấu chốt để
có thể thực hiện thành công là phải đặt ra được mục tiêu cụ thể cho từng ngành, có sự
theo dõi, giám sát chặt chẽ, ban hành những chính sách kịp thời, kết hợp cả những biện
pháp mang tính tạo sức ép và các biện pháp tạo điều kiện để có thể đạt được mục tiêu
giảm cường độ năng lượng, nhất là đối với những đầu tư mới trong ngành.
Bên cạnh việc tập trung chính sách vào những ngành có cường độ sử dụng năng
lượng cao như trên, các biện pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
phát triển những ngành có giá trị gia tăng cao và tiêu hao ít năng lượng cũng cần được
đặc biệt quan tâm. Các hành động triển khai Chiến lược tăng trưởng xanh hiện nay tập
trung nhiều vào các chính sách đối với các ngành sử dụng nhiều năng lượng, các chính
sách tác động đến chuyển dịch cơ cấu chưa được hình thành rõ nét và đang ở giai đoạn
nghiên cứu. Như mục trên đã trình bày, việc sụt giảm giá trị gia tăng đi đôi với gia tăng
tiêu hao năng lượng của các ngành dẫn đến cường độ năng lượng của một số ngành ở
mức độ rất cao hiện nay. Trong khi đó, nhiều ngành công nghiệp chế biến có cường độ
năng lượng thấp ví dụ như các ngành chế biến thực phẩm. Trong giai đoạn tới, khi Việt
Nam đang đặt mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy đổi mới công nghệ, gia tăng lên
nấc thang cao hơn của chuỗi giá trị sản xuất thì việc nhà nước chủ động khuyến khích đổi
mới và cải tiến công nghệ, đa dạng hoá xuất khẩu, phát triển những ngành có giá trị gia

tăng cao sẽ cần được được triển khai. Đây chính là định hướng đổi mới mô hình tăng
trưởng của Việt Nam hiện nay và là cơ hội rất tốt để Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng
19


trưởng theo hướng tiết kiệm năng lượng, thân thiện hơn với môi trường. Nếu Nhà nước
ban hành các chính sách khuyến khích thành công, khả năng giảm chỉ tiêu tiêu hao năng
lượng trên GDP hàng năm của Việt Nam sẽ còn có thể đạt được ở mức cao hơn so với
giai đoạn trước (cũng chính là so với mục tiêu đặt ra hiện nay trong Chiến lược tăng
trưởng xanh).
Các công cụ chính sách có thể xem xét ở đây bao gồm các chính sách tác động
thay đổi hành vi của người sản xuất như đổi mới chính sách trợ cấp giá năng lượng và các
chính sách hỗ trợ thuế, tín dụng, tạo điều kiện để doanh nghiệp cải tiến và đổi mới công
nghệ. Như mục trên đã phân tích, Việt Nam đã lựa chọn chính sách trợ cấp giá điện cho
các ngành công nghiệp trong thời gian trước để thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá đất
nước. Tuy nhiên, cho đến nay, khi tác động tiêu cực của chính sách này đến sử dụng năng
lượng, môi trường và khả năng phát triển bền vững, đã đến lúc cần nghiên cứu, cân nhắc
để điều chỉnh chính sách này cho phù hợp trong tương lai. Đặc biệt, như đã phân tích ở
mục trên, khi nền kinh tế ngày càng phát triển yếu tố gia tăng về quy mô sẽ làm gia tăng
mức sử dụng năng lượng thì trong điều kiện nguồn lực đầu tư sản xuất năng lượng có
hạn, những chính sách tăng trưởng xanh cần tập trung tác động đến những yếu tố mang
tính chất cơ cấu và hiệu quả sử dụng năng lượng để đảm bảo không dẫn đến mất cân đối
nghiêm trọng cung cầu năng lượng, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng và phát triển
kinh tế trong tương lai. Những khuyến khích, ưu đãi về thuế và tín dụng cho đổi mới
công nghệ, bao gồm cả những công nghệ sử dụng ít năng lượng là cần thiết để chuyển đổi
mô hình tăng trưởng. Để thực hiện thành công, một trong những điểm lưu ý là cần có sự
phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ ngành để đảm bảo các chính sách có hiệu lực và có tác
động như mong muốn trên thực tế. Cụ thể ở đây là sự phối hợp giữa các cơ quan chịu
trách nhiệm ban hành và thực thi các chính sách liên quan như bộ như Bộ Khoa học và
Công nghệ, bộ Công thương, Bộ Tài chính và cơ quan có tính chất điều phối, tổng hợp và

giám sát quá trình triển khai thực hiện các chính sách tăng trưởng xanh như Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
Chiến lược tăng trưởng xanh hoàn toàn có thể thiết kế những giải pháp chính sách
để đảm bảo đồng thời đạt được nhiều mục tiêu cả về kinh tế, xã hội và môi trường bời vì
cấu trúc nền kinh tế Việt Nam hiện nay có thể không tạo ra nhiều mâu thuẫn trên các khía
cạnh này, ít nhất là cụ thể đối với mục tiêu giảm phát thải khí nàh kính, tạo việc làm và
gia tăng xuất khẩu. Trong định hướng tăng trưởng xanh, việc tập trung phát triển các
ngành thân thiện hơn với môi trường như ngành chế biến thực phẩm đồng thời cũng sẽ
tạo ra nhiều việc làm cũng như mở rộng cơ hội xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Việc hạn chế sự phát triển của một số ngành có cường độ phát thải khí các bon cao sẽ
không ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu tạo việc làm và mục tiêu xuất khẩu trong nền kinh
tế. Tuy nhiên, ở đây mới xem xét sự liên hệ của 3 mục tiêu cụ thể trong khi các chính
sách tăng trưởng xanh sẽ còn rất nhiều mục tiêu cần được xem xét khi ban hành một
chính sách. Ví dụ như chính sách xoá bỏ trợ cấp giá điện và tác động của nó đến môi
trường, tăng trưởng kinh tế và phân phối thu nhập xã hội. Bởi vì xoá bỏ bao cấp giá điện
20


có thể có tác động tích cực đến môi trường do giảm mức tiêu thụ năng lượng nhưng có
thể mang lại những tác động tiêu cực đến một số ngành, nhất là trong ngắn hạn và do đó
ảnh hưởng đến thu nhập và phân phối thu nhập của các hộ gia đình. Chính vì vậy, việc
xem xét tác động nhiều mặt của các chính sách tăng trưởng xanh để thiết kế những bước
đi hoặc những chính sách giảm thiểu tác động tiêu cực là cần thiết, góp phần vào thành
coogn trogn triển khai chiến lược tăng trưởng xanh. Đây có thể coi là nhiệm vụ trọng tâm
của cơ quan có nhiệm vụ là đầu mối điều phối và giám sát quá trình thực thi chính sách
tăng trưởng xanh như Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tóm lại, báo cáo đưa ra một số kiến nghị chính sách thúc đẩy quá trình thực hiện
chính sách tăng trưởng xanh như sau:
- Đưa ra mục tiêu cụ thể, triển khai các biện pháp tạo sức ép cũng như khuyến
khích và giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện mục tiêu để nhằm giảm cường

độ tiêu hao năng lượng của các ngành năng lượng, giao thông vận tải, sắt thép,
dệt sợi, giấy trong thời gian tới.
- Nghiên cứu và triển khai các chính sách, đặc biệt về thuế và tín dụng để tái cơ
cấu nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng khuyến khích đổi
mới, cải tiến, nâng cấp công nghệ, đa dạng hoá ngành nghề, phát triển các
ngành có giá trị gia tăng cao và tiêu hao năng lượng thấp.
- Nghiên cứu phương án xoá bỏ trợ cấp giá điện cho sản xuất công nghiệp.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan bộ ngành trong quá trình triển khai
thực hiện chính sách tăng trưởng xanh, trong đó nhấn mạnh vai trò tích cực và
chủ động của cơ quan điều phối và giám sát thực hiện Chiến lược tăng trưởng
xanh như Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Tăng cường các nghiên cứu đánh giá tác động đa mục tiêu của các chính sách
tăng trưởng xanh để thiết kế những bước đi và chính sách phù hợp.
Kết luận
Việc triển khai chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt nam có thể được coi là đúng
thời điểm bắt đầu quá trình Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo
chiều sâu. Đây là cơ hội để những định hướng tăng trưởng xanh có thể được lồng ghép
vào mô hình tăng trưởng mới.
Báo cáo này chỉ nhằm mục tiêu đưa ra một vài hàm ý chính sách dựa vào kết quả
của dự án. Bộ số liệu do dự án xây dựng cung cấp là bộ số liểu rất phong phú, tổng hợp
có thể sử dụng để phân tích chính sách dưới rất nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến
tăng trưởng xanh cũng như các lĩnh vực khác. Những phân tích ở trong báo cáo này chỉ
mới sử dụng được một phần rất nhỏ so với khả năng phong phú của nó. Tuy nhiên, để có
thể góp bắt đầu góp một tiếng nói vào quá trình thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh,
nhóm nghiên cứu đã cố gắng đưa ra một số thông điệp chính sách ban đầu. Việc phân tích
21


và khai thác sâu hơn bộ số liệu, kết hợp với việc cập nhật bộ số liệu có thể đem đến
những hàm ý chính sách phong phú và cụ thể hơn.

Bất kỳ chiến lược nào trong quá trình thực hiện cũng cần được giám sát và đánh
giá. Đối với chiến lược tăng trưởng xanh, việc giám sát và đánh giá thường xuyên trong
quá trình thực hiện là đặc biệt quan trọng, đảm bảo sự thành công của chiến lược bởi vì
sự đa dạng của các chính sách, tác động nhiều chiều và mối quan hệ, quan tâm của nhiều
mục tiêu, nhiều khía cạnh các chính sách. Để có cơ sở để giám sát, số liệu là một công cụ
rất quan trọng và hiện đang chưa được quan tâm đũng mức ở Việt nam. Việc tiếp tục phát
triển số liệu để phục vụ cho giám sát đánh giá thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh có ý
nghĩa quan trọng đảm bảo thành công của Chiến lược tăng trưởng xanh trong tương lai.
Dự án “xây dựng SAM 2011” đã đặt những nền móng đầu tiên với những nỗ lực ban đầu
đóng góp vào định hướng trên. Hiện nay, có một số nỗ lực thiết lập các chỉ số giám sát
nhưng bản thân số liệu để hình thành các chỉ số đó là vấn đề cần được quan tâm ngay.
Thông điệp cuối cùng mà báo cáo muốn chuyển tải liên quan đến quá trình triển khai
thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh là sự quan tâm đúng mức về vai trò của giám sát
và đánh giá trong quá trình triển khai thực hiện chiến lược và đặc biệt tầm quan trọng của
việc xây dựng bộ số liệu làm cơ sở cho quá trình giám sát và đánh giá.
Trong khuôn khổ dự án này, chúng tôi chỉ có thể xây dựng được một phần về khía
cạnh năng lượng, một trong những lĩnh vực đáng quan tâm của chiến lược tăng trưởng
xanh. Còn rất nhiều lĩnh vực khác mà chúng tôi chưa có điều kiện xem xét như thông tin
về sử dụng tài nguyên và phát thải ra môi trường (rác thải, ô nhiễm, v.v.). Những khía
cạnh này về lý thuyết hoàn toàn có thể lồng ghép vào SAM để đảm bảo cách tiếp cận
tổng hợp và hệ thống khi xây dựng bộ số liệu và tạo điều kiện cho các phân tích được
thực hiện trong một khung khổ đủ tổng hợp, đủ hoàn chỉnh, tương ứng với những đặc
điểm của những khía cạnh này./.

22


Tài liệu tham khảo
1. Arndt C., R. Davies, K. Makrelov and J. Thurlow (2011). Measuring the Carbon
Intensity of the South African Economy.

2. Ang, B.W., Zhang, F.Q., Choi, K.H. (1998). Factorizing changes in energy and
environmental indicators through decomposition, Energy, Vol.23, No.6.
3. Ang, B.W. (2012). A simple guide to LMDI Decomposition Analysis.
4. CDKN (Climate & Development Knowledge Network), 2011, Green growth:
Implications for development planning.
5. IEA (2012). IEA energy efficiency indicators: Overview
6. GGGI (2011). Green growth: A New growth paradigm in Korea.
7. UNDESA (2012a). A guidebook to the Green Economy: Issue 1-Green Economy,
Green Growth, and Low-Carbon Development – history, definitions and a guide to
recent publications.
8. UNDESA (2012b). A guidebook to the Green Economy:Issue 3- Exploring green
economy policies and international experience with national strategies.
9. Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012) “Thực hiện phát triển bền vững ở
Việt Nam”. Báo cáo quốc gia tại Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về Phát triển
bền vững (RIO+20)
10. Trương Quang Học (2013) “20 năm phát triển bền vững: ở thế giới và Việt Nam”.
11. Tổ chức Phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc (2012) “Hướng tới tăng trưởng
xanh từ phát triển công nghiệp xanh ở Việt Nam”
12. CDKN (2011) “Green growth: implications for development planning”
13. Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu
14. Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược phát triển bền vững
15. Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh

23


Phụ lục

I- Khung kết quả mục tiêu tiềm năng của nền kinh tế xanh

Nguồn: CDKN, 2011.
Cường độ phát thải khí nhà
kính thấp

II- Cường độ sử dụng năng lượng của các ngành kinh tế năm 2011

Tỷ trọng
trong
GDP
Chế biến thịt
Chế biến thủy sản
Chế biến rau quả
Chế biến dầu mỡ thực vật
Chế biến sữa
Chế biến khác
Rượu
Bia
Nước ngọt
Sợi dệt
May
Da giầy
Gỗ
Giấy và bột giấy
Hóa chất
Xi măng
Sắt, thép
Xây dựng
Công nghiệp khác

Nông nghiệp và chăn nuôi
Lâm nghiệp
Thủy sản
Vận tải đường bộ
Vận tải đường không
Vận tải thủy

Tỷ trọng
Cường độ sử dụng năng lượng trong tổng
(Tiêu dùng năng lượng/
tiêu dùng
Giá trị gia tăng
năng lượng
(Tấn dầu quy đổi/tỷ đồng) của các ngành

0%
1%
0%
0%
1%
1%
0%
0%
1%
1%
1%
1%
1%
1%
3%

1%
1%
9%
10%
16%
1%
4%
3%
0%
2%

2
30
10
7
3
41
3
132
1
65
15
10
18
45
14
220
73
4
10

0
0
2
121
299
12
24

0%
1%
0%
0%
0%
2%
0%
0%
0%
3%
1%
0%
0%
1%
1%
11%
2%
1%
3%
0%
0%
0%

11%
1%
1%


Bán buôn, bán lẻ
Khách sạn, nhà hàng
Cơ quan nhà nước, văn
phòng doanh nghiệp
y tế
Giáo dục
Dịch vụ khác

11%
1%

3
30

1%
1%

10%
1%
3%
5%

2
3
1

4

1%
0%
0%
1%

Nguồn: Dự án SAM

III- Phương pháp và kết quả phân tích số nhân10
Phương pháp phân tích số nhân bảng vào ra là phương pháp được áp dụng khá phổ biến
để tính các loại cường độ/số nhân trong đó có cường độ phát thải khí các bon, cường độ
việc làm, cường độ xuất khẩu. Đây là cách tiếp cận chuẩn để đo lường cả lượng phát thải
carbon tạo ra một cách trực tiếp và gián tiếp. Leontief (1970) đã chứng minh làm thế nào
để phân tích bảng IO giúp tính toán tác động trực tiếp và gián tiếp của sự gia tăng nhu
cầu cuối cùng trên sản lượng tổng ngành kết hợp với các dữ liệu môi trường ngành từ đó
tính toán những thay đổi phát thải. Ngay từ khi được sử dụng rộng rãi các thay đổi theo
phương pháp này, đặc biệt là các phương pháp IO đa vùng giúp đo hàm lượng CO 2 theo
thương mại quốc tế (xem Proops 1988; 2004 Lenzen và nnk;.. McGregor và nnk 2008;
Andrew và nnk năm 2009;. Su và Ang 2010). Trước tiên chúng tôi giới thiệu phương
pháp tiếp cận IO tiêu chuẩn để đo cường độ phát thải carbon.
Giả sử có n ngành (công nghiệp) trong nền kinh tế, sản xuất sản n phẩm đồng nhất. Cho f
là một vector n×1 của những nhu cầu cuối cùng ngành, A là ma trận hệ số n × n cho thấy
đầu vào trung gian của mỗi đơn vị tổng sản lượng, và x là một vector n × 1 của sản lượng
tổng ngành. Giải pháp Leontief là:
x = (I-A)-1f
(1)
-1
trong đó I là ma trận dạng n ×n, và (x = (I-A) ) là ma trận nghịch đảo Leontief. Cột thứ j
cho thấy tổng sản lượng của từng ngành i cung cấp trực tiếp và gián tiếp một đơn vị sản

phẩm cho nhu cầu cuối cùng của sản phẩm j.
Sau đó chúng ta có thể xác định vector c n × 1 cho thấy tổng lượng phát thải CO2 theo
từng loại nhiên liệu hóa thạch. Vector này bao gồm than đá, dầu thô và khí tự nhiên, và số
0 (không) cho tất cả các sản phẩm khác. Xác định x' như là một ma trận đường chéo n ×
n với các nhân tử x trên đường chéo và phần còn lại bằng 0 (ví dụ, x' = x.I). Sau đó chúng
ta có thể xác định một vector e
n × 1 thể hiện CO2 trên một đơn vị tổng sản lượng.
e = x’-1c
Tổng phát thải của nền kinh tế C là
10

Arndt và cộng sự, 2011.

25


×