Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

QUẢN TRỊ HỌC phong cách lãnh đạo của adolf hitler

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.2 KB, 17 trang )

HÀ NỘI, 2016
Mục lục
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.
2.
3.

Khái niệm………………………………………………………………
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo…..................................................
Một số phong cách lãnh đạo điển hình…………………………………
3.1: Phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền…………………….
3.2: Phong cách lãnh đạo dân chủ……………………………………..
3.3: Phong cách lãnh đạo tự do………………………………………..

4. Các yếu tố tác động đến phong cách nhà quản lý………………………
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA
ADOLF HITLER
1.
2.

3.

Tiểu sử của Adolf Hitler………………………………………………..
Thực trạng phong cách lãnh đạo của Adolf Hitler……………………..
2.1: Thực trạng…………………………………………………………
2.2: Những tố chất trong con người Adolf Hitler…................................
2.3: Thành tựu của Adolf Hitler ..............................................................
Đánh giá ………………………………………………………………..
3.1: Ưu điểm ……………………………………………………………
3.2: Hạn chế……………………………………………………………..


CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ LIÊN HỆ BẢN THÂN
1.
2.

Bài học kinh nghiệm …………………………………………………….
Liên hệ bản thân…………………………………………………………..

KẾT LUẬN……………………………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay trong hoạt động kinh doanh không còn chỗ cho sự tồn tại của một ông
giám đốc chỉ biết ngồi chờ đợi khách hàng tới giao dịch mà không cần tới nhu cầu
1


HÀ NỘI, 2016
hay nguyện vọng của họ và cũng không còn những ông giám đốc chỉ biết ngồi ra
lệnh và đợi cấp dưới tuân thủ.
Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng
được các nhu cầu khác nhau của người lao động vừa phát huy được sức mạnh cá
nhân và tập thể của người lao động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Có thể khẳng định rằng phong cách lãnh đạo có thể là 1 yếu tố quan trọng trong
những yếu tố làm nên sự thành – bại của một doanh nghiệp.
Đó là lý do em lựa chọn đề tài: “ Phong cách lãnh đạo của Adolf Hitler” làm đề tài
cho bài tiểu luận của mình để có thể hiểu rõ về vấn đề phong cách lãnh đạo và tầm
quan trọng của nó đối với các nhà quản trị.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận đề tài được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phong cách lãnh đạo.
Chương 2: Thực trạng và đánh giá phong cách lãnh đạo của Adolf Hitler.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm và liên hệ bản thân.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1.

Khái niệm:

2


HÀ NỘI, 2016
-

Phong cách lãnh đạo của một cá nhân là dạng hành vi của người đó thể

-

hiện ở các nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của những người khác.
Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động

-

quản lý của nhà lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là kết quả của mối quan hệ giữa cá nhân và sự kiện,
và được biểu hiện bằng công thức:
Phong cách lãnh đạo = Cá tính x Môi trường
 Phong cách lãnh đạo là hệ thống các nguyên tắc, các tiêu chuẩn,
phương pháp và phương tiện của ngưỡi quản lý, lãnh đạo hoặc cơ
quan quản lý, lãnh đạo để tổ chức và động viên tính tích cực xã hội


2.

của người lao động nhằm đạt được mục đích nhất định.
Ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo:
- Phong cách lãnh đạo của cán bộ quản lý, lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn
đối với việc khuyến khích nhân viên làm việc và nâng cao hiệu quả công

3.

-

việc.
Kết quả công việc của hầu hết nhân viên là phụ thuộc vào phong cách

-

lãnh đạo của người lãnh đạo
Thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật quản lý của người lãnh đạo.

Một số phong cách lãnh đạo điển hình:
3.1: Phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền:
- Người lãnh đạo sử dụng quyền lực của mình một cách tối đa để gây ảnh
hưởng đối với một cấp.
- Quản lý bằng ý chí của mình, trấn áp ý chí của nhân viên, dùng quyền lực
để đe dọa, áp đặt bắt họ làm theo ý muốn của mình.

3


HÀ NỘI, 2016

- Là người thích ra lệnh, quyết đoán và ít có lòng tin với nhân viên. Những
quyết địng quản lý trong cơ cấu tổ chức chỉ được xây dựng ở bộ phận quản
lý cấp cao, còn cấp dưới không được đóng góp ý kiến của mình.
3.2: Phong cách lãnh đạo dân chủ:
- Người lãnh đạo biết phân chia quyền lực quản lý của mình, tranh thủ ý kiến
của cấp dưới, đưa họ tham gia vào việc khởi thảo các quyết định quản lý.
- Cho phép thông tin đa chiều từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên.
- Khuyến khích cấp dưới tham gia đóng góp ý kiến về những cơ sở và quyết
định quản lý.
3.3: Phong cách lãnh đạo tự do:
- Nhà lãnh đạo cho các nhân viên ra quyền quyết định, nhưng nhà lãnh đạo
vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.
- Nhà lãnh đạo giúp đỡ các hoạt động của thuộc cấp bằng cách cung cấp
thông tin,… dành cho cấp dưới mức độ tự do cao, hoàn toàn tin tưởng vào
họ.
- Không phải ra lệnh, không có kiểm tra, giám sát mà để cấp dưới tự giác
làm việc hầu như không sử dụng quyền lực để áp đặt.
- Người lãnh đạo đóng vai trò là người đại diện, là người cung cấp thông tin.

4.

Các yếu tố tác động đến phong cách lãnh đạo:
- Yếu tố cá nhân nhà quản lý, lãnh đạo: đặc điểm tâm lý cá nhân, sở thích,
-

trình độ, quá trình đào tạo,…
Yếu tố môi trường: điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất, thể chế xã
hội, văn hóa truyền thống, môi trường công tác,…

4



HÀ NỘI, 2016

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ PHONG
CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA ADOLF HITLER
1.

Tiểu sử Adolf Hitler:
Adolf Hitler sinh ngày 20 tháng 04 năm 1889 tại Gasthof zum
Pommer, một quán trọ ở Ranshofen, một ngôi làng được sáp nhập vào
năm 1938 với một thành phố của Braunan, Áo-Hung. Ông là con thứ
tư trong sáu người con của Alois Hitler, một viên chức hải quan với bà
Klara Hitler, là vợ thứ ba gốc Áo và cũng là cháu gái cột chèo hệ thứ
hai với chồng, Alois Hitler.
14 tuổi cha mất, 5 năm sau thì mẹ mất. Hai lần thi vào khoa Hội họa
của Học viện Nghệ thuật Viên đều trượt.
Lớn lên, để nuôi anh em, Adolf Hitler làm nghề vẽ tự do, bán tranh
kiếm tiền thêm vào phụ cấp trẻ mồ côi và tiền tiết kiệm cha để lại.
Năm 1913, Hitler dọn đến ở Munich, tiếp tục vẽ và bắt đầu hoạt động
chính trị.
5


HÀ NỘI, 2016
Đi lính ở Đại chiến Thế giới lần thứ nhất (1914- 1918). Từng 2 lần bị
thương nặng và được thưởng huân chương Thập tự sắt.
Xuất ngũ năm 1918 sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất kết thúc
và tham gia vào Đảng Công nhân Đức.
Năm 1920, đề ra cương lĩnh: “ Chủ nghĩa xã hội quốc gia”, nêu khẩu

hiệu mị dân “ công nhân được chia lợi nhuận của nhà máy”, “nông
dân không phải nộp địa tô” và đổi tên Đảng thành Đảng Công nhân
XHCN Quốc gia Đức.
Năm 1921, công khai tuyên truyền tư tưởng độc tài, chống cộng,
chống Do Thái, đề cao quan điểm chủng tộc Đức ưu việt.
Năm 1923, tham gia cuộc đảo chính ở Munich thất bại, bị tù 9 tháng .
Năm 1929, ông bành trướng lãnh thổ ra nước ngoài trong lúc Đức
đang năm trong đại khủng hoảng kinh tế Thế Giới.
Ngày 30 tháng 1 năm 1933, ông được bầu làm thủ tướng Đức.
Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài,
dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939.
Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng
thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo.
Năm 1940 là thời kỳ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm
Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và
Luxembourg.
Tháng 6/1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô,
bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ
nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô.
Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai
Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2.
Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu.
Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf
2.

Hitler tự tử ở boong-ke của mình.
Thực trạng phong cách lãnh đạo của Adolf Hitler:
2.1: Thực trạng:
6



HÀ NỘI, 2016
Có thể nói, Hitler là một đại diện tiêu biểu cho phong cách lãnh đạo
độc đoán chuyên quyền. Điều đó được thể hiện trong cách Hitler đối
xử với những người dưới trướng của mình từ những vấn đề trong cuộc
sống hàng ngày, trong công việc qua các quyết định và hành xử của
ông.
a. Trong cuộc sống hàng ngày:
Hitler độc đoán cho rằng ông luôn đúng và chẳng chịu sửa các thói
quen cổ quái của mình.
Ông duy trì thói quen ngủ dậy muộn của mình, vừa ăn sáng vừa
đọc báo, sau đó giải quyết những việc mà ông thật sự quan tâm, bỏ
mặc mọi việc khác.
Ông tự bố trí việc tiếp khách, không tiếp những ai mà mình không
ưa. Hiler thích đi lại trong phòng thay vì ngồi một chỗ, ghét viết
lách, thích ra lệnh miệng cho bất cứ ai có mặt, hoặc đọc cho thư ký
chép.
Bữa trưa của ông kéo dài từ 14h – 15h chiều, hoặc có khi là cả
buổi chiều. Suốt bữa, ông luyên thuyên độc thoại một mình, những
người xung quanh chỉ biết nghe và phụ họa, không dám nói lại.
Xem phim là thú vui tiêu khiển duy nhất của Quốc Trưởng. Xem
tới chỗ nào không thích là ông hét lên: “Rác rưởi!”. Lập tức người
b.

ta thay phim khác.
Trong vai trò của một nhà lãnh đạo:
Chiếm quyền độc tài trong Đảng: Hitler xóa bỏ Trung ương Đảng,
nắm quyền lãnh đạo độc tôn của Đảng.
Thiết lập thể chế độc tài: Hitler nắm toàn bộ quyền lực về chính trị.
Ông không chỉ là nguyên thủ của một quốc gia, Hitler còn là Tư

lệnh Tối cao Quân lực, và rồi nắm luôn chức Tổng Tham mưu
trưởng Quân lực chỉ huy 3 binh chủng Lục quân, Không quân và
Hải quân.

7


HÀ NỘI, 2016
Tài năng hùng biện thu hút được sự ủng hộ của nhân dân: Hitler
không chỉ là nhà tổ chức và tuyên truyền hữu hiệu nhất mà còn là
nhà hùng biện tài giỏi nhất.
Trong tác phẩm “Mein Kampf” ông ta đã viết: “ Tôi tin rằng lời
nói, chứ không phải là bài viết, có khả năng gây ra những sự kiện
c.

làm rung chuyển thế giới”.
Trong lĩnh vực quân sự:
Ông nói: “ Tôi không yêu cầu các tướng lĩnh phải hiểu mệnh lệnh
của tôi, mà chỉ yêu cầu họ chấp hành”.
Thích ra mệnh lệnh, ép buộc người khác làm theo mình.
Phong cách quản trị nói chung và phong cách lãnh đạo nói riêng
của ông là độc đoán, chuyên quyền.
2.2: Những tố chất trong con người Adolf Hitler:
Trong con người của Adolf Hitler có nhiều tố chất đặc biệt, các tố
chất kết hợp với nhau giúp ông đi từ thắng lợi này tới thắng lợi
khác, đánh bại hoặc dẹp tan những thể chế chính trị cộng hòa, quân
đội, nghiệp đoàn.
a. Tinh thần ái quốc cực đoan:
Tinh thần này vừa giúp Hitler chiếm được con tim của người
dân Đức và sử dụng được sự ủng hộ của quân đội. Ban đầu, các

nước Đồng Minh chỉ nhận ra khía cạnh “ái quốc” trong con
người Hitler, còn khía cạnh “cực đoan” thì được che giấu bởi tài
b.

hùng biện.
Lời nói đi đôi với việc làm:
Một khi đã định hình tư tưởng, xuyên suốt qua cương lĩnh
Đảng, quyển sách Mein Kampf và những bài phát biểu, Hitler
đều mang ra thực hiện những gì ông nói. Cũng có nhiều điều
ông không làm như đã hứa, nhưng đấy là chiến thuật mị dân
trong bước đầu khi Quốc xã muốn chiếm quyền lực bằng lá
phiếu dân chủ. Còn lại, Hitler đều thi hành những sách lược chủ
chốt đúng như ông đã nói.
8


HÀ NỘI, 2016
c.

Bản chất độc tài, chuyên chế:
Bản chất này đã bộc lộ ngay trong giai đoạn Hitler mới gia nhập
Đảng Lao động Đức, tiền thân của Quốc xã. Cũng nói là làm,
Hitler đã trình bày rất rõ ý định thiết lập một nước Đức dưới
chế độ chuyên chế, độc đảng, và đảng này dưới quyền một lãnh

d.

tụ chuyên chế.
Tài hùng biện:
Đây là một vũ khí rất lợi hại của Hitler. Nhờ tài hùng biện cộng

với tính lừa dối, Hitler đã chinh phục được người dân Đức, giới
quân đội, ngay cả giới truyền thông và các nhà lãnh đạo nước
ngoài. Ngoại hình Hitler không có dáng lãnh tụ: ông ta chỉ cao
có 1,75m- chưa đủ tiêu chuẩn vào lính SS, chân nhỏ và dài, tóc
lật trái, để bộ ria như một anh hề. Thế nhưng ông ta lại cực kỳ
có sức lôi cuốn, chủ yếu ở ánh mắt xuyên thấu tim gan người
khác và khí thế nói dồn ép người khác phải nghe theo. Hitler
còn là nhà diễn thuyết đại tài trên Thế giới.
Ông ta rất chú ý tập luyện và cải tiến kỹ xảo nói, rất thạo kết
hợp nói với cử chỉ, động tác. Hitler dồn toàn bộ nhiệt tình vô
tận của mình vào bài nói, tới mức những lời nói dối trá trắng
trợn nhất cũng có màu sắc chân lý.
Tài hùng biện được xem là một phương tiện, vũ khí lợi hại nhất
mà Hitler có được.
2.3: Thành tựu của Adolf Hitler:
Xét qua một người không có học vấn, chỉ mang cấp bậc hạ sĩ
trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, không có nhân thân tốt,
không người đỡ đầu, không gia sản, những thành tựu mà Hitler
đạt được trong các lĩnh vực ngoại giao, kinh tế và quân sự là
không thể giải thích nổi.

9


HÀ NỘI, 2016
Sự hồi phục kinh tế của Đức sau chiến tranh là một thành tự nổi
bật, mà trong Đảng cũng như các nhà kinh tế nước ngoài ca
ngợi là phép lạ. Số người thất nghiệp từ 6 triệu (1932) giảm còn
không đến 1 triệu sau 4 năm. Sản lượng và thu nhập quốc nội
tăng gấp đôi trong thời gian 1932-1937. Tuy Hitler không giỏi

về kinh tế, nhưng ông lại quy tụ được những kinh tế gia giỏi,
đặc biệt là TS. Hjalmar Schacht, được coi như nhà phù thủy
kinh tế.
Về quân sự, từ quân đội bị Hòa ước Versailles hạn chế ở mức
100.000 người, Hitler tăng quân số lên gấp 3 vào cuối năm
1934. Khi phát động tiến công Nga năm 1941, Đức huy động
3,2 triệu quân tiến theo trận tuyến dài 1.600km. Đến giữa năm
1942, Đức đã chiếm khoảng 90% Tây Âu trừ Thụy Điển,
Vương quốc Anh, Scotland, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
và Thụy Sĩ. Còn Bắc Phi, Đức đang chiếm đóng Tunisia, Lybia
3.

và một phần Ai Cập.
Đánh giá:
3.1: Ưu điểm:
Hitler là một người rất có tài về quân sự kết hợp với tài hùng biện
được tôi luyện để đạt đến mức xuất sắc, do đó việc vận dụng phong
cách lãnh đạo chuyên chế độc đoán đã phát huy được toàn bộ những
khả năng của ông, giúp ông đạt được những thành công theo mục đích
của mình.
Thay đổi toàn bộ đất nước, nước Đức đang trong tình trạng khủng
hoảng sau thất bại của chiến tranh thế giới thứ nhất nên đang rất cần
một đường lối, chính sách tư tưởng mới có thể làm cho nước Đức
được vực dậy, những tư tưởng của Hitler được đưa ra vẫn còn rất mới
lạ, nên việc thực hiện những tư tưởng đó yêu cầu phải sử dụng phong
10


HÀ NỘI, 2016
cách lãnh đạo độc đoán là phù hợp nhất. Cũng nhờ phong cách lãnh

đạo này đã tạo ra những thành tựu đáng kể như đã nhắc tới ở thành
tựu của Hitler đối với nước Đức, đó là điều cơ bản nhất để xây dựng
lòng tin tuyệt đối của người dân Đức đối với Hitler.
Việc sử dụng phong cách độc đoán giúp Hitler giải quyết công việc
một cách nhanh chóng, đảm bảo mục tiêu một cách chính xác. Thể
hiện ở chỗ chỉ trong vòng chưa đầy 20 năm kể từ khi Hitler công khai
tuyên truyền tư tưởng độc tài (1921) đã đạt được những thành tựu vô
cùng to lớn, từ những bước đi đầu tiên của Đảng Quốc xã đến việc
nắm quyền cao nhất nhà nước, từ việc vực nước Đức lên về kinh tế tới
việc xây dựng một lực lượng quân đội hùng hậu, từ việc khởi động
chiến tranh thế giới thứ 2 đến những thắng lợi đạt được trong chiến
tranh. Tất cả đều được áp dụng theo phong cách lãnh đạo độc đoán
chuyên quyền.
Với việc sử dụng phong cách lãnh đạo độc đoán giúp Hitler thâu tóm
toàn bộ quyền lực về mình cả về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại
giao,… việc thâu tóm quyền lực đó giúp cho những quyết định của
Hitler rất có uy lực, không ai có quyền được chối cãi, chống đối, cũng
như làm thất bại những âm mưu tham vọng lật đổ ông.
Về mặt quân sự, việc lãnh đạo theo phong cách lãnh đạo độc đoán
chuyên quyền là yêu cầu cao nhất, vì bản chất của quân đội là nhận
thông tin từ trên xuống, chấp hành và thực hiện. Hitler đã xây dựng
được một lực lượng quân đội hùng mạnh và gây ra chấn động mạnh
mẽ trên khắp thế giới bằng việc gây ra chiến tranh thế giới thứ 2.
3.2: Nhược điểm:
Việc lãnh đạo theo phong cách độc đoán của Hitler là điều cần thiết
tuy nhiên phong cách nào cũng có ưu điểm và nhược điểm, và nhược
điểm của phong cách đó còn thể hiện rất rõ:
11



HÀ NỘI, 2016
Thói ngông nghênh trong lúc làm việc và đón tiếp người khác tại văn
phòng làm việc, chỉ quan tâm tới cảm xúc và quyết định của bản thân
mình mà không để ý tới trọng trách quốc gia đã tạo nên rất nhiều kẻ
chống đối muốn lật đổ ông.
Phong cách độc đoán là phong cách lãnh đạo đưa thông tin 1 chiều từ
trên xuống, những ý kiến sáng tạo, góp ý của cấp dưới đề bị bác bỏ
một cách nhanh chóng, nên dễ dẫn tới những quyết định sai lầm và
phải nhận thất bại đau đớn nhất là thất bại ở chiến tranh thế giới thứ 2.
Việc áp đặt người khác đã làm hạn chế tinh thần sáng tạo của họ, làm
cho họ thấy bất mãn và dần dần trở nên buông xuôi, chỉ nghe mà
không cần hiểu, chỉ làm mà không có mục đích. Điều đó là nguyên
nhân dẫn tới tai họa của nước Đức.
Vì phong cách lãnh đạo độc đoán độc đoán chuyên quyền đã làm
Hitler xa rời với ý chí nguyện vọng của nhân dân, không biết thương
dân, những người đã từng rất tin tưởng ông, nhưng kết quả là không ai
tiếc thương cho cái chết của ông.
Hitler đàn áp rất dã man những người chống đối mình, người bị buộc
từ chức, người bị giết, kẻ bị ép chết,… không từ một ai. Những hành
động đó đã làm cấp dưới khiếp sợ, không dám chống lại, không dám
đưa ra ý kiến nên Hitler mất đi những sáng kiến của cấp dưới. Họ chỉ
biết sợ chứ không có lòng tôn kính, trung thành với ông, thậm chí còn
căm ghét, thù hằn với ông.
Khi gặp thất bại, vì sợ mất phong độ, sợ bị người khác nhìn ông là
một kẻ không có tài năng nên ông không ngần ngại đổ lỗi cho người
khác, không chịu thừa nhận cái sai của mình. Thậm chí ông đánh đổi


cái chết vì quá tự cao tự đại để không chịu nhục.
Tóm lại, trong trường hợp của Hitler, nhờ vào sự lãnh đạo độc đoán

mà đem lại những thành công vang dội, nhưng cũng vì quá độc đoán,

12


HÀ NỘI, 2016
chuyên quyền, không lắng nghe ý kiến của mọi người nên đã nhận cho
mình thất bại thảm hại.
Do đó, ta có thể thấy rằng phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên
quyền nói riêng và các phong cách lãnh đạo khác nói chung đề mang
trong mình tính hai mặt. Hiểu rõ hai mặt của vấn đề và vận dụng một
cách khéo léo, phù hợp vào từng tình huống cụ thể thì việc lãnh đạo,
quản lý mới đem lại hiệu quả tích cực.
Những nhà lãnh đạo, quản lý tương lai phải biết trông vào một viễn
cảnh thực tế và xác định những giá trị xứng đáng cho tổ chức mà họ
muốn dẫn dắt. Họ phải giao tiếp và có khả năng tạo động lực cho nhân
viên hiệu quả hơn những nhà lãnh đạo, quản lý trong quá khứ đã làm.
Họ phải trở nên nhạy bén trước những thay đổi liên tục trong điều
kiện hiện nay. Những nhà lãnh đạo kiểu này sẽ phải khai thác tối đa
tài năng và khả năng sáng tạo mà tổ chức của họ sở hữu, từ nhân viên
cho tới những người ở vị trí cao.

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ LIÊN HỆ BẢN

-

-

THÂN
1. Bài học kinh nghiệm:

a. Phát huy ưu điểm trong phong cách lãnh đạo của Adolf Hitler:
Phát huy tối đa khả năng hùng biện, thể hiện sự quyết đoán để thể hiện là
1 nhà lãnh đạo tài ba;
Phát huy tinh thần dám nghĩ, dám làm của một người lãnh đạo;
Độc đoán khi cần giải quyết công việc nhanh chóng, đảm bảo mục tiêu;
Nhất quán trong mọi tình huống, đặc biệt là tình huống cấp bách
b. Khắc phục nhược điểm:
13


HÀ NỘI, 2016
-

-

Trong cuộc sống hàng ngày
+ Giảm bớt thói ngông nghênh;
+ Không lạm dụng quyền lực trong cuộc sống hàng ngày.
Trong vai trò nhà lãnh đạo
+ Không “đè bẹp” những người chống đối
+ Hạn chế sự hoài nghi dẫn đến cực đoan
+ Thay đổi cách suy nghĩ của bản thân khi thích hợp
+ Dám chấp nhận khuyết điểm và thay đổi
+ Tham khảo ý kiến của người khác, lắng nghe ý kiến, phát huy tính sáng
tạo tối đa của cấp dưới
+ Cân nhắc, đặt lợi ích của tổ chức lên trên hết.
2. Liên hệ với bản thân:
Là một sinh viên đang học tập tại trường đại học, một cán bộ trong
tương lai cũng sẽ phải lựa chọn cho mình một phong cách lãnh đạo
phù hợp bản thân em nhận thấy việc lựa chọn nghiên cứu về phong

cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền của Adolf Hitler đã giúp ích
cho bản thân em hiểu rõ được nhiều vấn đề.
Giúp ta chỉ ra được ưu nhược điểm của Hitler dưới góc nhìn cá
nhân và rút ra được kinh nghiệm. Trên cơ sở lý thuyết trong giáo
trình thì việc tìm hiểu phong cách lãnh đạo của 1 nhà quản trị là
hết sức cần thiết, chính thực tiễn này là tiền đề, cơ sở vững chắc
giúp ta học tập tốt hơn cũng như phục vụ cho cuộc sống của bản
thân sau này, vận dụng một cách khoa học sáng tạo những ưu điểm
trong cách lãnh đạo của Hitler là một tiền đề quan trọng, phục vụ
cho chuyên ngành học Quản trị văn phòng của bản thân em.
Tóm lại, chính bản thân mỗi chúng ta cần chắt lọc một cách có
khoa học những ưu điểm trong phong cách lãnh đạo của Adolf
Hitler, đồng thời rút ra kinh nghiệm từ những sai lầm, thất bại của
ông. Riêng bản thân em thấy rằng, ngoài việc học tập những bài
học của những nhà lãnh đạo nổi tiếng, bản thân mỗi chúng ta chính
là thành tố quyết định tất cả. Đặc biệt khi đặt mình trên cương vị,
14


HÀ NỘI, 2016
trọng trách là nhà quản lí, lãnh đạo trong tương lai. Phong cách
quản lí sẽ định hình chúng ta trước mắt cấp dưới và sẽ quyết định
sự tồn vong của chính tổ chức của chúng ta.
Như Khổng Tử đã nói: “ Đừng lo mình không có chức vị, chỉ lo
mình không đủ tài để nhận lấy chức vị”.

KẾT LUẬN
Tóm lại, có thể thấy, không một phong cách lãnh đạo nào thật sự là hoàn hảo, và
không có nhược điểm của nó. Adolf Hitler cũng vậy, ông đã lực chọn cho mình
phong cách lãnh đạo độc đoán chuyên quyền chính phong cách đó đã giúp ông gặt

hái được vô vàn thành công lớn trong cuộc đời lãnh đạo của mình, nhưng chính nó
cũng là nguyên nhân cho bao sự thất bại to lớn, mà Hitler đã phải trả giá bằng
chính mạng sống của bản thân mình.
Vậy nên, có thể nói, phong cách lãnh đạo đó có thành công thực sự hay không còn
phụ thuộc vào tình huống nhà lãnh đạo cần lãnh đạo. Tình huống lại đặc trưng bởi
đặc điểm cấp dưới của họ, đặc điểm công việc, đặc điểm môi trường cạnh tranh
của tổ chức, và quyền lực mà nhà lãnh đạo nắm giữ,… Nhà lãnh đạo thành công là
người có hành vi lãnh đạo phù hợp với tình huống. Điều đó có nghĩa là nhà lãnh

15


HÀ NỘI, 2016
đạo cần có khả năng sử dụng linh hoạt các dạng hành vi lãnh đạo khác nhau cho
phù hợp với tình huống cụ thể, như vậy mới có khả năng mang lại thành công.
Mỗi nhà quản lý, lãnh đạo đều có những phong cách khác nhau, nó có thể dẫn ta
tới vinh quang, thành công tột đỉnh ngược lại nó cũng có thể đưa ta tới thất bại.
Thành công hay thất bại đều phụ thuộc một phần rất lớn vào bản thân chính chúng
ta.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình Quản trị học (2017); của Nguyễn Hải Sản; Nhà xuất bản

2.

Thống kê, Hà Nội;
Website: />16



HÀ NỘI, 2016
3.

Website: />
17



×