Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

thực trang phân bố dân cư ở Việt Nam ( bài tập lớn xã hội học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.21 KB, 7 trang )

XHH DÂN SỐ & MÔI TRƯỜNG- PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4- K54XHH

Đề tài : Thực trạng phân bố dân cư ở
Việt Nam, nhân tố tác động và ảnh
hưởng của nó tới sự phát triển kinh
tế- xã hội ở nước ta

1


XHH DÂN SỐ & MÔI TRƯỜNG- PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4- K54XHH

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẤU………………………………………………………………….2
NỘI DUNG…………………………………………………………………….2
I. Một số khái niệm cơ bản…………………………………………………… 3
II. Thực trạng phân bố dân cư ở Việt Nam…………………………………...3
1. Phân bố dân cư không đều giữa các vùng và các tỉnh trong cả
nước………………………………………………………………… 3
2. Phân bố dân cư không đều giữa nông thôn và thành thị……………..8
3. Phân bố dân cư không đều giữa đồng bằng và miền núi…………….9
III. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư ở nước ta……………...11
1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………..11
2. Lịch sử hình thành, khai thác lãnh thổ……………………………...14
3. Điều kiện kinh tế xã hội…………………………………………….14
IV. Ảnh hưởng của thực trạng phân bố dân cư tới phát triển ở Việt Nam...15
1. Ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội……………………………………..15
2. Ảnh hưởng đến môi trưởng…………………………………….......16
V. Một số biện pháp thúc đẩy phân bố dân cư hợp lí……………………….18


KẾT LUẬN…………………………………………………………………..19
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………..20

2


XHH DÂN SỐ & MÔI TRƯỜNG- PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4- K54XHH

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một trong những nước đông dân. Theo thống kê của cuộc
tổng điểu tra dân số năm 2009, tính đến ngày 0h ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì
con số đã lên tới trên 85 triệu dân và sự kiến tới 2050 sẽ là 11,7 triệu người đứng
thứ 14 trên thế giới. Với số dân đông lại đang trong cơ cấu dân số vàng Việt
Nam có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội.
Tuy nhiên không phải vùng miền nào cũng phân bố dân cư như nhau,
nhưng năm gần đây sự chênh lệch dân cư giữa thành thị và nông thôn, đồng
bằng và miền núi càng lớn. Vậy thực trạng đó diễn ra như thế nào? Có những
nhân tố nào gây ra sự phân bố đó? Nó có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát
triển kinh tế- xã hội của nước ta? Và làm thế nào để có sự phân bố dân cư họp lí
hơn trong thời gian tới? đang là nhưng câu hỏi được rất nhiều các ban ngành đặt
ra.
Chính từ lí do trên mà nhóm chúng em đã thực hiện một bài tập nhỏ về đề
tài: “ Thực trạng phân bố dân cư ở Việt Nam, nhân tố tác động và ảnh hưởng
của nó tới sự phát triển kinh tế- xã hội ở nước ta”
Do thời gian và hiểu biết còn hạn hẹp vì vậy bài làm của chúng em còn rất
nhiều thiếu sót, chúng em hi vọng sẽ nhận được sự góp ý của cô.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
NHÓM 4


3


XHH DÂN SỐ & MÔI TRƯỜNG- PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4- K54XHH

NỘI DUNG
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1. Phân bố dân cư:
 Phân bố dân cư là sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên
một lãnh thổ nhất định, phù hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã
hội.
 Để thể hiện tình hình phân bố dân cư trên một lãnh thổ, người ta sử dụng
tiêu chí mật độ dân số.
2. Mật độ dân số:
 Mật độ dân số là số dân cư trú thường xuyên trên một đơn vị diện tích đất
đai.
 Công thức tính:
Mật độ dân số = P: S
trong đó: P là số dân sinh sống thường xuyên trên vùng lãnh thổ cần xác
định
S là diện tích của vùng lãnh thổ đó
 Đơn vị: người/ km2

II. THỰC TRẠNG PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM NĂM
Tổng số dân của Việt Nam vào 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2009 là
85.789.573 người, với sai số thuần là 0,3%. Như vậy, Việt Nam là nước đông
dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin) và đứng thứ 13 trong số
những nước đông dân nhất thế giới.


4


XHH DÂN SỐ & MÔI TRƯỜNG- PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4- K54XHH

Kết quả Tổng điều tra 01/4/2009 cho thấy, sau 10 (1999-2009) năm dân
số nước ta tăng thêm 9,47 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 947 nghìn người.
Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm (gọi tắt là tỷ lệ tăng dân số) trong thời kỳ giữa

hai cuộc Tổng điều tra năm 1999 và 2009 là 1,2%/năm, giảm mạnh so với thời
kỳ 10 năm trước 1989-1999 (mỗi năm tăng gần 1.200 nghìn người với tỷ lệ tăng
hàng năm là 1,7%). Đây là thời kỳ có tỷ lệ tăng dân số thấp nhất trong vòng 50
năm qua. Tỷ lệ này tính bình quân là trên 3%/năm trong những năm 1960,
2,8%/năm trong thời kỳ 1970-1979, và 2,1%/năm giữa hai cuộc Tổng điều tra
1979 và 1989, 1,7%/năm giữa hai cuộc Tổng điều tra 1989-1999.
1. Phân bố dân cư nước ta không đều giữa các vùng và các tỉnh trong cả
nước :
 Quy mô dân số là 85.789.573 người được phân bố trên sáu vùng kinh tế xã hội của đất nước. Vùng đông dân nhất là Đồng bằng sông Hồng
(19.577.944 người), tiếp đến là Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
(18.835.485 người) và Đồng bằng sông Cửu Long (17.178.871 người).
Vùng có số dân ít nhất là Tây Nguyên, gồm 5 tỉnh với dân số là 5.107.437
người.
 Số liệu cho thấy, dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt
lớn theo vùng. Hai vùng Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu
Long, là châu thổ của hai sông lớn, nơi có đất đai màu mỡ và điều kiện
canh tác nông nghiệp thuận lợi, có 43% dân số của cả nước sinh sống.
Ngược lại, hai vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên, là
những vùng núi cao điều kiện đi lại khó khăn và là nơi các dân tộc thiểu
số sinh sống chủ yếu, chỉ chiếm dưới một phần năm (gần 19%) dân số của

cả nước.

5


XHH DÂN SỐ & MÔI TRƯỜNG- PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4- K54XHH

 Dân số Việt Nam cũng phân bố giữa các tỉnh, đặc biệt dân cư tập trung ở
các đô thị lớn : đông nhất là ở TP Hồ Chí Minh (3414 người/km2), tiếp
đến là Hà Nội (1935 người/km2), thứ ba là Bắc Ninh (1248 người/km2)
 Số liệu còn cho thấy, sau 10 năm tỷ trọng dân số của hai vùng Đông Nam
Bộ và Tây Nguyên tăng, của bốn vùng còn lại giảm. Điều đó cũng có
nghĩa là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có tốc độ nhập cư lớn hơn.
 Trong 10 năm qua, tỷ lệ tăng dân số bình quân thấp nhất (0,4%/năm) là ở
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, là vùng có quy mô dân số lớn
thứ hai, tiếp theo là Đồng bằng sông Cửu Long (0,6%/năm), là vùng có số
dân đông thứ ba của cả nước.
 Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ tăng dân số cao nhất (3,2%/năm). Trong
vùng này, thành phố Hồ Chí Minh tăng bình quân là 3,5%/năm, cao hơn
một chút so với mức tăng chung của cả vùng, trong khi đó Bình Dương
tăng tới 7,3%/năm, gấp 2,25 lần so với mức tăng chung của cả vùng.
 Mặc dù Tây Nguyên là vùng có tổng số dân và mật độ dân số thấp nhất
(5,1 triệu dân với mật độ dân số 93 người/km2), nhưng do vùng này có tỷ
lệ nhập cư rất cao, vì vậy dân số đã tăng nhanh với tỷ lệ tăng dân số bình
quân là 2,3%/năm trong thời kỳ 1999 - 2009.
 Rõ ràng trong 10 năm qua, dưới tác động của kinh tế thị trường, dân số và
lao động đã có sự phân bố lại trên quy mô rộng và với cường độ mạnh mẽ
trong phạm vi cả nước.
Bảng 1 : Diện tích, dân số và mật độ dân cư của các vùng và các tỉnh trong

cả nước năm 2009 :

Tỉnh/ thành

Dân số

Mật độ dân số

phố

Diện tích
(km2)

(nghìn người)

(Người/km2)

Cả nước

331051,4

86024,6

260
6


XHH DÂN SỐ & MÔI TRƯỜNG- PHÂN BỐ DÂN CƯ Ở VIỆT NAM
NHÓM THỰC HIỆN : NHÓM 4- K54XHH


21063,1
3344,6

19625,0
6472,2

932
1935

Vĩnh Phúc

1231,8

1003,0

814

Bắc Ninh

822,7

1026,7

1248

Quảng Ninh

6099,0

1146,6


188

Hải Dương

1650,2

1706,8

1034

Hải Phòng

1522,1

1841,7

1210

Hưng Yên

923,5

1131,2

1225

Thái Bình

1567,4


1784,0

1138

Hà Nam

860,2

786,4

914

Nam Định

1652,5

1826,3

1105

Ninh Bình

1389,1

900,1

648

95338,8


11095,2

116

Hà Giang

7945,8

727,0

91

Cao Bằng

6724,6

512,5

76

Bắc Kạn

4859,4

295,3

61

Tuyên Quang


5870,4

727,5

124

Lào Cai

6383,9

614,9

96

Yên Bái

6899,5

743,4

108

Thái Nguyên

3526,2

1127,4

320


Lạng Sơn

8323,8

733,1

88

Bắc Giang

3827,8

1560,2

408

Phú Thọ

3532,5

1316,7

373

Điện Biên

9562,9

493,0


52

Lai Châu

9112,3

371,4

41

Sơn La

14174,4

1083,8

76

Hòa Bình

4595,2

789,0

172

95885,1

18870,4


197

Thanh Hóa

11133,4

3405,0

306

Nghệ An

16490,7

2919,2

177

ĐB Sông Hồng
Hà Nội

Trung du miền núi
phía Bắc

Bắc trung bộ
& DH miền
Trung

7




×