Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT BÀI “LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH” Ở TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.45 KB, 14 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TAM ĐƯỜNG

TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT BÀI
“LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH” Ở TRƯỜNG
THCS THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG

Tác giả/đồng tác giả: Nguyễn Văn Khoa.
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng.
Chức vụ: Giáo viên.
Nơi công tác: Trường THCS Thị Trấn.

Thị Trấn, ngày 20 tháng 3 năm 2018

0


THUYẾT MINH SÁNG KIẾN
MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 6 HỌC TỐT BÀI
“LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH” Ở TRƯỜNG THCS
THỊ TRẤN TAM ĐƯỜNG.
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 học tốt bài
“làm quen với một số thiết bị máy tính” ở trường THCS Thị Trấn Tam Đường.
2. Tác giả:
2.1. Họ và tên: Nguyễn Văn Khoa
Năm sinh: 10/10/1987
Nơi thường trú: Thị Trấn Tam Đường - Tam Đường - Lai Châu.
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng.


Chức vụ công tác: Giáo viên.
Nơi làm việc: Trường THCS Thị Trấn.
Điện thoại: 01683.223.123
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn tin học lớp 6.
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 6 tháng 9 năm 2017 đến ngày
20 tháng 3 năm 2018.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THCS Thị Trấn Tam Đường.
Địa chỉ: Thị Trấn Tam Đường - Tam Đường - Lai Châu.
Điện thoại: 02313.879.106
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
1.1. Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến:

1


Khi còn ngồi trên ghế của trường tiểu học thì các em học sinh đã được
học tin học và làm quen với máy tính điện tử, cũng như làm quen với một số
phần mềm máy tính. Nhưng phải đến khi bước vào lớp 6 các em mới được học
và tìm hiểu các kiến thức sâu hơn về tin học cũng như tìm hiểu về cấu trúc
chung của máy tính điện tử. Để học sinh có một kiến thức cơ bản nhất và mang
lại cho các em một cái nhìn trực quan, sinh động về tin học và máy tính điện tử
cũng như bước đầu làm quen với kĩ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và
cuộc sống, chính vì thế để học sinh lớp 6 học tốt bộ môn Tin học thì tôi luôn chú
trọng nhiều đến các tiết thực hành, đến việc cho học sinh tiếp cận với công nghệ
mới và chỉ thực hành nhiều thì các em mới lĩnh hội được nhiều kiến thức.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng môn tin học nói chung và tin học 6 nói riêng
tôi đã đăng kí nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh

nghiệm giúp học sinh lớp 6 học tốt bài làm quen với một số thiết bị máy tính ở
trường THCS Thị Trấn Tam Đường.
1.2. Mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
Giúp học sinh giảm áp lực và tăng hiệu quả nắm bắt kiến thức một cách
logic và có hệ thống khi làm quen với một số thiết bị máy tính. Đặc biệt là tăng
chất lượng đại trà, tăng tỷ lệ học sinh khá, giỏi và giảm tỷ lệ học sinh yếu môn
tin học lớp 6 ở trường THCS Thị Trấn Tam Đường.
2. Phạm vi triển khai thực hiện:
Học sinh khối lớp 6 trường THCS Thị Trấn Tam Đường - huyện Tam
Đường - tỉnh Lai Châu.
3. Mô tả sáng kiến:
a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến:
* Thực trạng:
Khi dạy bài "Làm quen với một số thiết bị máy tính", có giáo viên còn
không cho các em lên phòng máy mà chỉ giới thiệu nội dung, hình ảnh có trong
sách giáo khoa, điều này sẽ khiến cho các em không có được hình ảnh trực quan
nhất về các thiết bị máy tính. Hoặc giáo viên cho các em lên phòng máy nhưng
2


chỉ giới thiệu sơ qua hình thức bề ngoài của một chiếc máy tính trên phòng máy,
điều này có thể làm giảm khả năng nhận biết của một số học sinh vì kiểu dáng,
màu sắc của các loại máy tính, các hãng máy tính khác nhau, ngoài ra còn những
thiết bị bên trong mà giáo viên không dám tháo ra cho học sinh tìm hiểu.
Ở khối lớp 6 trường THCS Thị Trấn Tam Đường, học sinh yếu môn Tin
học chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng trên 20%) nên khi dạy bài này giáo viên cần
phải áp dụng một số phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh của mình, để
giúp các em nắm được các kiến thức cần thiết theo chuẩn kiến thức kỹ năng đề
ra.
Trong những sáng kiến có những phương pháp dạy môn tin thì chưa có

sáng kiến nào nghiên cứu hoặc nghiên cứu nhưng không phù hợp với đối tượng
học sinh vùng miền tại đơn vị trường cũng như tại huyện.
* Ưu điểm của giải pháp cũ:
Nhà trường có cơ sở vật chất khang trang, phòng máy và trang thiết bị
phục vụ cho công tác dạy và học tương đối đầy đủ.
Giáo viên bộ môn tin học còn khá trẻ, có năng lực, nhiệt tình trong công
tác giảng dạy.
Một số học sinh có tố chất thông minh có khả năng tiếp thu tốt, có điều
kiện thực hành tại nhà, say mê môn học.
* Những hạn chế của giải pháp cũ:
Khi chưa áp dụng sáng kiến, sau khi học sinh học xong bài 4 trong sách
giáo khoa. Để đánh giá học sinh qua các giải pháp cũ trước đây tôi đưa ra một số
bài tập khảo sát như sau:
+ Bài 1: Hãy cho biết các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản trên máy tính cá
nhân.
+ Bài 2: Hãy phân biệt các bộ phận thuộc cấu trúc chung của máy tính
điện tử do nhà toán học Von Neumann đưa ra.
Qua thực tế giảng dạy các lớp đầu năm học 2017-2018, mức độ kiến thức
3


của các em được giáo viên khảo sát có kết quả như sau:
Tổng số HS
được khảo sát
122

Biết

Hiểu


Vận dụng

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

106

86,9

96

78,7

83

68,0

Qua kết quả thu được qua khảo sát cho thấy, đa số học sinh chỉ đạt ở mức
biết có thiết bị (đạt 86,9%), còn khi nhận biết các bộ phận thì còn rất nhiều học
sinh chưa nắm được (chiếm 21,3%), số học sinh vận dụng để phân biệt được các
bộ phận thì càng ít hơn (đạt 68,0%). Trong khi chuẩn kiến thức kĩ năng yêu cầu:



Nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính cá
nhân(loại máy tính thông dụng hiện nay);



Biết cách bật tắt máy tính;



Làm quen với bàn phím và chuột.

Vì vậy để học sinh hiểu và nhận biết được nhiều hơn một số bộ phận cấu
thành cơ bản của máy tính cá nhân, tôi xin đưa ra “Một số kinh nghiệm giúp học
sinh lớp 6 học tốt bài làm quen với một số thiết bị máy tính” nhằm giúp các em
phát triển năng lực quan sát, chú ý, ghi nhớ, tư duy, ngôn ngữ, kỹ năng tính toán,
đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh, tính hướng đích, tự lập, tính tập thể.
b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến:
* Tính mới:
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm giúp giáo
viên tự trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học như:
“Khảo sát tâm lí học sinh đối với bộ môn tin học”, biện pháp này giúp giáo viên
nắm bắt được tâm lí và ý thức học tập của học sinh đối với bộ môn và đưa ra các
biện pháp giáo dục phù hợp và hiệu quả nhất với các đối tượng học sinh, tạo cho
học sinh sự hứng thú trong quá trình học tập. “Trực quan hoá thông tin bài
học”, biện pháp này giúp tất cả các đối tượng học sinh tăng khả năng tiếp nhận
và ghi nhớ kiến thức bài học.“Trò chơi học tập”, biện pháp này giúp mang lại
niềm vui, sự thỏa mãn cho học sinh tham gia, kết quả của trò chơi học tập thể
4



hiện sự cố gắng trong suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo trong việc nắm bắt kiến thức và
trong tính hợp tác của các nhóm học sinh. Từ đó giúp học sinh tiếp nhận kiến
thức nhanh, nhớ lâu và vận dụng tốt trong thực tiễn.
* Cách thực hiện:
Qua kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy để giúp học sinh lớp 6 học
tốt bài “làm quen với một số thiết bị máy tính” cần thực hiện tốt các biện pháp
sau:
Biện pháp 1: Khảo sát tâm lí học sinh đối với môn tin học:
Qua khảo sát kết quả thu được là nhiều em chưa được nhìn thấy máy tính
bao giờ, chưa biết máy tính hoạt động như thế nào và làm thế nào để thao tác
được với máy tính. Nên nhiều học sinh rất ngại thực hành mà đa phần chỉ có học
sinh đã từng được tiếp cận với máy tính nhiều và học sinh khá giỏi thực hành, số
còn lại chỉ quan sát vì vậy sẽ không thu hoạch được gì.
Trong dạy học người giáo viên phải biết sáng tạo, biết vận dụng linh hoạt,
thâm nhập tâm lí học sinh, từ đó đưa ra những biện pháp hiệu quả nhất. Tôi luôn
giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ môn mình, tạo cho học sinh sự hứng
thú trong học tập bộ môn từ đó sẽ giúp cho học sinh có ý thức vươn lên. Trong
mỗi tiết dạy tôi luôn liên hệ nhiều kiến thức vào thực tế để học sinh thấy được
ứng dụng của tin học và tầm quan trọng của môn Tin học trong thực tiễn và
tương lai sau này.
Kế tiếp là phải tạo cho không khí lớp học thoải mái nhẹ nhàng, phải làm
cho học sinh thương yêu, tôn trọng mình. Không nên dùng biện pháp mạnh khi
học sinh không chép bài, học bài vì làm như thế học sinh sẽ không thu hoạch
được gì.
Luôn động viên đúng mức đối với học sinh chưa hoặc không làm bài tập,
hay là với các em có làm nhưng bị sai, trên cơ sở đó giáo viên có thể chỉ ra chỗ
sai, chỗ thiếu cho từng học sinh. Bên cạnh đó khen ngợi, khích lệ kịp thời đối
với từng học sinh tích cực, làm cho học sinh có lòng tin vào bản thân mình.


5


Đánh giá: Qua thời gian áp dụng biện pháp, tôi nhận thấy giờ thực hành
thực sự thu hút các đối tượng học sinh hơn chứ không còn là giờ học của các đối
tượng học sinh khá giỏi. Học sinh hoạt động tích cực hơn nhiều so với đầu năm.
Biện pháp 2: Trực quan hoá thông tin bài học:
Trực quan hoá thông tin bài học được hiểu là một quá trình thông qua các
tài liệu học tập như các dạng hình ảnh, âm thanh, mô hình và vật thật,... với sự
hỗ trợ của dụng cụ trực quan. Có thể nói khi sử dụng dụng cụ trực quan có nhiều
thuận lợi hơn hẳn so với dạy học bằng ngôn ngữ thông thường bởi nó sẽ giúp
làm đơn giản các khái niệm, làm sáng tỏ các chi tiết của một khái niệm. Đặc biệt
là tranh ảnh trực quan làm tăng khả năng tiếp nhận và ghi nhớ trong học tập.
Từ những ưu điểm trên, tôi nhận thấy nếu áp dụng vào dạy học nhờ dụng
cụ trực quan là máy chiếu, tranh ảnh, biểu tượng, vật thật,.... vào dạy Tin học có
hiệu quả rất cao.
Trước khi sử dụng dụng cụ trực quan cho một bài học thì trước hết giáo
viên cần xác định dụng cụ trực quan đó là gì và phục vụ cho những nội dung
kiến thức nào trong bài học.
Tiếp đến là công tác chuẩn bị với dụng cụ trực quan.
Ví dụ: Khi dạy học sinh phân biệt các bộ phận thuộc cấu trúc chung của
máy tính cá nhân cần chuẩn bị những đồ dùng trực quan khi giới thiệu cấu trúc
chung của máy tính cá nhân như: Chuột, bàn phím, bộ xử lí trung tâm (CPU), bộ
nhớ (thanh RAM, ổ cứng(HDD) và các thiết bị lưu trữ thông tin như USB, đĩa
mềm, đĩa CD, DVD,... hay khi nói về các thiết bị xuất dữ liệu như màn hình máy
tính, máy in, loa,… thì ta đưa ra các hình ảnh minh họa đồng thời cho học sinh
quan sát trực tiếp thiết bị thật để học sinh quan sát và phân biệt, bằng quan sát
trực quan như thế học sinh sẽ ghi nhớ kiết thức tốt nhất và khi thấy trong thực tế
có thể gọi tên các thiết bị một cách chính xác.

Ví dụ: Khi dạy mục “Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản” như bàn phím máy
tính thì tôi đưa hình ảnh minh họa một số mẫu bàn phím thông dụng và hướng
dẫn học sinh nhận biết và phân biệt giữa bàn phím dành cho máy tính để bàn và

6


bàn phím dành cho máy tính xách tay, bàn phím có dây với bàn phím không dây
cũng như cách thức kết nối và sử dụng chúng.

Bàn phím không dây

Bàn phím có dây

Bàn phím trên máy tính xách tay

Một số mẫu bàn phím khác

Hình 1
Đối với thiết bị nhập dữ liệu là chuột máy tính tôi cũng thực hiện tương
tự, khi giới thiệu các bộ phận của chuột máy tính, giáo viên phải mô tả con
chuột, có mấy loại chuột, trên thân chuột có những phím nào, chức năng của
phím đó, tay đặt lên con chuột đó như thế nào và hướng dẫn học sinh nhận biết
cũng như cách thức kết nối và sử dụng.

Một số mẫu chuột không dây

Một số mẫu chuột có dây

Hình 2

7


Khi dạy mục “Thân máy tính” tôi cho học sinh quan sát hình ảnh bộ xử lí của một
số  hãng nổi tiếng hiện nay trên thị  trường như:  Intel, AMD, SiS, VIA, nVIDIA, ATI,… để
các em có thêm kiến thức phong phú về bộ xử lí.

Hình 3(Các loại CPU thông dụng)
Đối với bộ nhớ ngoài(HDD) của máy tính cũng tương tự, học sinh được
quan sát, tiếp xúc với nhiều loại ổ cứng khác nhau hiện nay cả về hãng sản xuất
cũng như dung lượng nhớ. Từ đó học sinh ngoài việc nhớ được tác dụng của bộ
nhớ thì học sinh còn nhận biết được rằng hiện nay, trên thị trường có khá nhiều
nhà sản xuất khác nhau bao gồm Samsung, Transcend, Toshiba, Western Digital,
Seagate, Adata,…

8


Hình 4(Các loại bộ nhớ ngoài thông dụng)
Đối với bộ nhớ trong(RAM) của máy tính cũng tương tự, học sinh được
quan sát nhiều loại RAM khác nhau hiện nay cả về hãng sản xuất cũng như dung
lượng nhớ và quan trọng nhất là học sinh nắm được RAM là bộ nhớ truy cập
ngẫu nhiên, là nơi máy tính lưu trữ thông tin hiện hành để CPU có thể truy xuất
để xử lý. Dữ liệu trên RAM không được lưu lại khi tắt máy tính. Dung lượng
RAM càng lớn thì lượng công việc nó giải quyết được càng nhiều.

9


Hình 5(Các loại bộ nhớ trong thông dụng)

Đối với mục“Các thiết bị xuất dữ liệu” tôi cũng sử dụng các hình ảnh phù
hợp. Bằng quan sát trực quan như thế học sinh sẽ ghi nhớ kiết thức tốt nhất.
Đánh giá: Sau khi áp dụng biện pháp trong đề tài, số học sinh biết phân
biệt các thiết bị của máy tính tăng lên rõ rệt.
Tỉ lệ khá giỏi đã được nâng lên so với chất lượng khảo sát đầu năm học:
Tăng 8%
Tỉ lệ yếu kém giảm: 10%
Tuy nhiên một số học sinh vẫn chưa xác định đúng các vị trí thiết bị.
Như vậy bước đầu việc vận dụng kiến thức, kĩ năng của các em để giải
quyết vấn đề và làm bài tập đã có hiệu quả rõ rệt.
Biện pháp 3: Trò chơi học tập:
10


Để tiết học cuốn hút và sinh động giúp học sinh tiếp thu, ghi nhớ và vận
dụng tốt kiến thức vào thực tế, trong bài giảng cần tổ chức cho học sinh tham gia
các trò chơi học tập. Đối với bài này tôi tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi
học tập “Tìm từ cho tranh”.
+Mục đích: Giúp học sinh nhận biết và gọi tên các thiết bị máy tính, củng
cố kiến thức đã học.
+ Chuẩn bị: Một số hình ảnh về các thiết bị máy tính như: Màn hình, bàn
phím, chuột, bộ nhớ ngoài, bộ nhớ trong. Các từ tương ứng với các thiết bị, nam
châm.
+ Số người chơi: Theo nhóm(cả lớp dưới hình thức thi đua 2 đội).
+ Luật chơi: Phải tìm đúng các từ phù hợp để gắn vào các hình.
+ Cách chơi: Giáo viên chiếu các hình lên bảng, các thẻ tên để ở dưới bàn,
mỗi nhóm 6 - 7 thẻ (thừa 1 - 2 thẻ). Học sinh xếp thành 2 hàng dọc hoặc những
người tham gia chơi của 2 đội ngồi ở phía ngoài 2 dãy bàn để chạy lên cho
nhanh. Khi giáo viên hô: “bắt đầu” thì lần lượt từng đội một người lên tìm từ và
gắn vào các tranh tương ứng. Sau khi gắn xong về chỗ, bạn khác mới được lên.

Đội nào xếp xong trước và đúng tất cả các từ là thắng cuộc.
Đánh giá: Sau mỗi lần chơi giáo viên đánh giá việc thực hiện trò chơi của
học sinh hoặc cho học sinh tự đánh giá lẫn nhau những gì bạn đã thực hiện trong
trò chơi. Thông qua cách chơi như vậy giáo viên có thể đánh giá được mức độ
hiểu bài của học sinh, từ đó đưa ra biện pháp bổ sung những kiến thức mà học
sinh chưa nắm chắc.
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại:
Sau khi áp dụng sáng kiến, để kiểm tra khả năng lĩnh hội của học sinh tôi
đưa ra một số bài tập khảo sát như sau:
+ Bài 1: Hãy cho biết các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản trên máy tính cá
nhân.
+ Bài 2: Hãy phân biệt các bộ phận thuộc cấu trúc chung của máy tính
11


điện tử do nhà toán học Von Neumann đưa ra.
Kết quả là học sinh đã không còn lúng túng trong quá trình làm bài tập.
Học sinh đã nắm được các kiến thức và kỹ năng cần thiết, các em hiểu được các
khối chức năng chính của máy tính cá nhân và nhận biết được các thiết bị thuộc
các khối chức năng. Chất lượng bài kiểm tra sau khi đã áp dụng sáng kiến năm
sau cao hơn năm trước cụ thể:
Qua thực tế các lớp dạy ở năm học 2017-2018, mức độ kiến thức học sinh
đạt được khi khảo sát thu được kết quả như sau:
Biết

Tổng HS
122

Hiểu


Vận dụng

SL

TL (%)

SL

TL (%)

SL

TL (%)

122

100

118

96,7

111

91,0

Sau khi áp dụng những biện pháp trên, tôi nhận thấy rằng mình đã áp
dụng đúng với đối tượng học sinh của mình. Đa số học sinh đã nắm được kiến
thức và đạt được các nội dung kiến thức theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ
năng đề ra.

5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:
Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả với học sinh khối lớp 6 tại trường
THCS Thị Trấn và có thể triển khai, áp dụng cho các thầy cô giáo đang giảng
dạy môn tin học và học sinh lớp 6 tại các trường THCS trong huyện.
6. Các thông tin cần được bảo mật: Không có.
7. Kiến nghị, đề xuất:
a) Về danh sách cá nhân được công nhận tác giả sáng kiến:
Nguyễn Văn Khoa.
b) Kiến nghị khác:
Kiến nghị với Phòng GD&ĐT Tam Đường: Có kế hoạch trang bị thêm
phòng máy vi tính cho các trường THCS để đẩy nhanh và mạnh việc ứng dụng
CNTT vào dạy học.
12


Kiến nghị với các cấp: Tổ chức kì thi Olympic tin học dành cho học sinh
THCS hàng năm.
8. Tài liệu kèm: Không có.
Trên đây là nội dung, hiệu quả của chính tôi thực hiện, không sao chép
hoặc vi phạm bản quyền./.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Văn Khoa

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN

13




×