Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT sinh 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.09 KB, 4 trang )

CHUYÊN ĐỀ DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT
- Ngày soạn: 25/3
- Tuần:
28
Tiết: 44
- Giáo viên: Nguyễn Văn Định
- Tổ: Hóa – Sinh

B. SINH SẢN ở ĐỘNG VẬT
Bài 44: SINH SẢN VÔ TÍNH ở ĐỘNG VẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Trình bày được khái niệm sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Nắm được bản chất và ưu – nhược điểm của sinh sản vô tính ở động vật.
b. Trọng tâm
Nêu được khái niệm và các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
2. Kỹ năng
- Phát triển năng lực quan sát, phân tích và giải thích được các hình thức sinh sản vô tính ở
động vật trong thực tiễn cuộc sống.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, khai thác thông tin thông qua kênh hình sách giáo khoa.
3. Thái độ
- Có sự hiểu biết về kiến thức sinh sản vô tính ở động vật, biết tìm hiểu và bảo vệ động vật có
ích trong môi trường sống tự nhiên.
- Có thái độ đúng đắn trong nhận thức và bảo vệ sự đa dạng sinh học trong sinh quyển.
II. Chuẩn bị dạy và học
1. Giáo viên
- Soạn giáo án theo phương pháp bàn tay nặn bột, chuyển thể thành giáo án powerpoint.
- Thiết kế các nội dung và phiếu học tập cho học sinh hoạt động nhóm.
2. Học sinh


- Xem trước kiến thức bài mới, tìm hiểu về sinh sản vô tính ở động vật.
- Quan sát và tìm một số ví dụ về các loài động vật sinh sản bằng hình thức vô tính.
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra – mới kiểm tra 1 tiết.
3. Hoạt động dạy và học
a. Mở bài
Lồng vào bước 1 trong 5 bước dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột.
b. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề. (3 phút)
- Cho HS xem một số hình ảnh về các hình thức - Quan sát và tái hiện lại các kiến thức đã học.
sinh sản vô tính ở thực vật.
- Tiếp tục cho HS xem một số hình ảnh về sinh - Quan sát, trao đổi và định hình những ý cần trả
sản ở động vật => Động vật có những hình thức lời.
sinh sản nào? Cho ví dụ minh họa.
Bước 2: Bộc lộ biểu tượng ban đầu. (5 phút)
1


- Yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học: sinh sản
là gì? Các hình thức sinh sản ở thực vật.
- Thông qua các hình ảnh vừa xem, kết hợp với
kiến thức đã học:
+ Sinh sản là quá trình tạo ra cá thể mới, đảm bảo
sự phát triển liên tục của loài.
+ Ở thực vật có 2 hình thức sinh sản: vô tính và
- Trên cơ sở các hình thức sinh sản ở thực vật => hữu tính.

Động vật có những hình thức sinh sản nào? Cho
ví dụ minh họa.
Suy nghĩ và trả lời:
- Các hình thức sinh sản ở động vật:
- Nhận xét và đút kết nội dung chính trong tiết học + Sinh sản vô tính: thủy tức, trùng đế giày, ong,…
giúp HS hình thành những suy nghĩ, biểu tượng + Sinh sản hữu tính: gà, vịt, bò,…
ban đầu về sinh sản vô tính ở động vật.
- Quan sát, lắng nghe, suy nghĩ những kiến thức
ban đầu về sinh sản vô tính ở động vật.
Bước 3: Đề xuất câu hỏi và phương án thí nghiệm. (5 phút)
- Khuyến khích HS nêu những suy nghĩ, nhận xét HS nêu câu hỏi:
ban đầu về hình thức sinh sản vô tính ở động vật - Sinh sản vô tính là gì?
dưới dạng câu hỏi.
- Sinh sản vô tính ở động vật diễn ra như thế nào?
Thường gặp ở những đối tượng động vật nào?
- Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức
nào?
- Giữa các hình thức sinh sản này có điểm nào
giống và khác nhau?
- Ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính ở động
vật so với sinh sản hữu tính?
- Tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính đều
giống hệt cá thể mẹ?
- Sinh sản vô tính ở động vật được ứng dụng như
- Nhận xét và chọn lọc các biểu tượng ban đầu thế nào vào thực tiễn cuộc sống?
(những câu hỏi HS đã nêu) chiếu lại cho cả lớp - Sinh sản vô tính và tái sinh các bộ phận cơ thể ở
xem và quyết định phương án tiến hành.
động vật giống hay khác nhau?
Bước 4: Tiến hành thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu. (12 phút)
- Thiết kế nội dung phiếu học tập, chia HS thành

các nhóm (5 nhóm) và phát phiếu học tập.
- Tiến hành trao đổi, nêu ý kiến, đút kết và ghi
nhận kiến thức theo nội dung đã thảo luận.
- Bao quát lớp, quan sát – theo dõi hoạt động của
từng nhóm, nhắc nhở nhỏ nếu nhóm nào làm sai
yêu cầu.
- Hoàn thành yêu cầu.
Bước 5: Kết luận, hợp thức hóa kiến thức. (15 phút)
- Cho đại diện các nhóm trình bày nội dung từng
mục nhỏ.
- Trình bày và nêu nhận xét giữa các nhóm.
- Nhận xét, bổ sung những nội dung còn thiếu.

- Lắng nghe và ghi nhận kiến thức.

- Củng cố và giúp HS khắc sâu kiến thức.
Phiếu tổng kết kiến thức
I. Sinh sản vô tính là gì?
- Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình,
không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.
- Ví dụ: phân đôi ở trung đế giày, nảy chồi ở thủy tức, trinh sản ở ong,…
2


II. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
Hình thức
Đặc điểm
Đại diện
sinh sản
Dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân Động vật đơn bào, giun dẹp.

Phân đôi
(bằng cách tạo ra eo thắt).
Dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo ra Bọt biển, ruột khoang
Nảy chồi
một chồi con.
Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể, qua phân bào Bọt biển, giun dẹp
Phân mảnh
nguyên nhiễm để tạo ra cơ thể mới.
Dựa trên phân chia tế bào trứng (không thụ tinh) theo Trứng thụ tinh → thành ong
Trinh sản kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ thợ và ong chúa. Không thụ
NST đơn bội.
tinh → ong đực (NST n)
- Tạo cá thể mới có bộ NST giống cơ thể ban đầu, không có sự kết hợp giữa tinh trùng
và tế bào trứng.
Giống nhau
- Thường gặp ở động vật thấp.
- Dựa trên cơ sở nguyên phân để tạo ra cơ thể mới.
III. Ưu và nhược điểm của sinh sản vô tính
1. Ưu điểm
- Cơ thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ
quần thể thấp.
- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.
- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát
triển nhanh.
2. Nhược điểm
Tạo ra các thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi, có thể
dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
IV. Ứng dụng
1. Nuôi mô sống

- Cách tiến hành: Tách mô từ cơ thể động vật, nuôi cấy trong môi trường đủ chất dinh dưỡng.
- Điều kiện: môi trường phải vô trùng và có nhiệt độ thích hợp.
- Ứng dụng trong y học.
2. Nhân bản vô tính
- Cách tiến hành: chuyển nhân của 1 tế bào soma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi
kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi, phôi này tiếp tục phát triển thành cơ thể mới.
- Ý nghĩa của nhân bản vô tính đối với đời sống:
+ Nhân bản vô tính đối với động vật có tổ chức cao nhằm tạo ra những cá thể mới có bộ gen của
cá thể gốc.
+ Nhân bản vô tính để tạo ra các cơ quan mới thay thế các cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người.
4. Củng cố (5 phút)
- Hệ thống lại kiến thức đã học.
- Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản tạo ra cơ thể mới:
A. Từ một hoặc hai cơ thể gốc.
B. Không qua thụ tinh.
C. Từ một cơ thể gốc dựa trên cơ sở phân đôi.
D. Từ một cơ thể gốc dựa trên cơ sơ phân bào nguyên nhiễm.
Câu 2: Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở:
A. Phân bào.
B. Nguyên phân và phân hóa tế bào.
3


C. Phân bào nguyên nhiễm.
D. Khả năng phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sản.
Câu 3: Những động vật nào sinh sản bằng cách phân mảnh:
A. Ong, kiến, thủy tức, sán lông.
B. Sán lông, giun dẹp, đỉa.
C. Tôm, cua, sán lông, đỉa.

D. Trùng roi, hải quỳ, thủy tức.
5. Hướng dẫn về nhà
- Ghi nhận, kiểm tra và hoàn chỉnh các phiếu học tập.
- Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài - trang 174 SGK.
- So sánh sinh sản vô tính giữa thực vật và động vật.
- Xem trước nội dung bài mới, tìm hiểu về các hình thức sinh sản hữu tính ở động vật.

4



×