Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

XÁC ĐỊNH LIỀU LD50 VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ RÔ PHI ĐỎ ĐỐI VỚI Streptococcus agalactiae KHI SỬ DỤNG THỨC ĂN CÓ BỔ SUNG βGLUCAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.22 MB, 135 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÁC ĐỊNH LIỀU LD50 VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH
CỦA CÁ RÔ PHI ĐỎ ĐỐI VỚI Streptococcus agalactiae KHI SỬ
DỤNG THỨC ĂN CÓ BỔ SUNG β-GLUCAN

Ngành: Nuôi Trồng Thủy Sản
Chuyên ngành: Ngư Y
Niên khóa: 2004-2008
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TÙNG CHI

NGUYỄN THỊ KIỀU TUYÊN

Tháng 09/2008


XÁC ĐỊNH LIỀU LD50 VÀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH CỦA CÁ
RÔ PHI ĐỎ ĐỐI VỚI Streptococcus agalactiae KHI SỬ DỤNG THỨC ĂN
CÓ BỔ SUNG β-GLUCAN

Tác giả

NGUYỄN TÙNG CHI
NGUYỄN THỊ KIỀU TUYÊN

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thuỷ Sản


Giáo viên hướng dẫn
TRẦN NGỌC THIÊN KIM

Tháng 9 năm 2008


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Cha mẹ và gia đình đã luôn ở bên cạnh, động viên và hỗ trợ về tinh thần lẫn vật
chất cho con trong suốt quá trình học tập.
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Ban Chủ nhiệm Khoa Thuỷ Sản cùng tất cả quý thầy cô đã tận tâm truyền đạt
những kiến thức quí báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho chúng tôi trong suốt
quá trình học tập.
Chúng tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Hữu Thịnh, Cô Trần
Ngọc Thiên Kim đã hướng dẫn chúng tôi hoàn thành tốt Luận văn này với tất cả trách
nhiệm và lòng nhiệt thành.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè và tập thể Lớp Ngư y 30 đã luôn ở bên
chúng tôi, chia sẻ và động viên chúng tôi trong suốt thời gian qua.
Chúng tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy
cô và các bạn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Xác định liều LD50 và khả năng đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối
với Streptococcus agalactiae khi sử dụng thức ăn có bổ sung β-glucan”. Nội dung bao
gồm:
Xác định liều LD50 (lethal dose 50) trên cá rô phi đỏ bằng vi khuẩn

Streptococcus agalatiae.
Sử dụng liều LD50 vừa tìm được để gây bệnh nhằm xác định khả năng đáp ứng
miễn dịch của cá rô phi đỏ ở các khẩu phần ăn khác nhau có bổ sung β-glucan .
Thử nghiệm kháng sinh đồ trên Streptococcus agalactiae với 15 loại kháng
sinh

ampicilin,

spectinomycin,

penicillin,
erythromycin,

ceftriaxone,
tylosin,

cefaclor,

tetracyclin,

gentamycin,
doxycyclin,

kanamycin,

oxytetracyclin,

norfloxacin, nitrofurantoin, rifampin .
Chọn ra các kháng sinh có kết quả nhạy với vi khuẩn Streptococcus
agalactiae ở thí nghiệm trên để tìm ra nồng độ ức chế tối thiểu của vi khuẩn.

Sau thời gian thực hiện đề tài chúng tôi thu được kết quả sau:
LD50 của vi khuẩn Streptococcus agalactiae đối với cá rô phi đỏ là 7,3 x
104cfu/mL (phương pháp tiêm).
Về thử nghiệm khả năng đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ, β-glucan đã cho
kết quả tốt trong việc đáp ứng miễn dịch trên cá trong thời gian nuôi 14 ngày. Do đó
có thể sử dụng để tăng khả năng miễn dịch của cá trong phòng và trị bệnh.
Đối với thử nghiệm kháng sinh đồ vi khuẩn Streptococcus agalactiae kháng với
các loại kháng sinh : Pn, Am, Ty, nhạy với các loại kháng sinh : Cr, Ge, Kn, Te, Ox,
Dx, Rf,Cx, Nr, Sp và ít nhạy với kháng sinh: Er và Fr.
Về thử nghiệm nồng độ ức chế tối thiểu của các kháng sinh dao động từ
0,512µg/mL đến 8,192µg/mL tùy loại kháng sinh. Kết quả này cũng phù hợp với thực
tế sử dụng thuốc của người dân trong việc điều trị bệnh cá rô phi đỏ do Streptococcus
agalactiae gây ra.

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa
Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Mục lục


iv

Danh sách các chữ viết tắt

v

Danh sách các bảng

vi

Danh sách các biểu đồ

vii

Danh sách các hình

viii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.Đặt Vấn Đề

1

1.2. Mục Tiêu Đề Tài

2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1. Đặc Điểm Sinh Học của Đối Tượng Nghiên Cứu

3

2.1.1 Vị trí phân loại

3

2.1.2 Nguồn gốc và phân bố

4

2.1.3 Đặc điểm hình thái

4

2.1.4 Đặc điểm sinh thái

4

2.1.4.1 Nhiệt độ

5

2.1.4.2 Độ pH


5

2.1.4.3 Ôxy hòa tan (DO)

5

2.1.4.4 Độ mặn

5

2.1.4.5 Amonia (NH3 – N) và nitrite (NO2 – N)

5

iv


2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng

6

2.1.6 Đặc điểm sinh sản

6

2.2. Dinh Dưỡng của Đối Tượng Nghiên Cứu

7

2.2.1 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa


7

2.2.2 Tính ăn

7

2.3. Liên Cầu Khuẩn Streptococcus sp.

7

2.3.1 Đặc điểm phân loại

7

2.3.2 Triệu chứng bệnh tích

9

2.3.3 Dịch tễ của bệnh

9

2.3.4 Phương pháp chẩn đoán bệnh

9

2.3.5 Phương pháp phòng và trị bệnh

10


2.4 Sơ lược về LD50

10

2.5 Phân loại hệ thống miễn dịch

11

2.5.1 Miễn dịch tự nhiên

11

2.5.2 Miễn dịch thu được

11

2.6. Giới Thiệu về β-glucan và Nấm Men Saccharomyces cerevisiae

12

2.6.1 Phân loại nấm men

12

2.6.2 Đặc điểm nấm men

12

2.6.3 Thành phần vách tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae


12

2.6.4 Ứng dụng

13

2.6.5 Giới thiệu về β-glucan

14

2.6.5.1 Nguồn gốc của β-glucan

14

2.6.5.2 Cơ chế tác động của β-glucan

15

2.6.5.3 Vai trò của β-glucan trong đáp ứng miễn dịch

15

2.7. Kháng Sinh và Cơ Chế Tác Động

16
v


2.7.1 Khái niệm kháng sinh


16

2.7.2 Phân loại kháng sinh

17

2.7.2.1Theo khả năng diệt khuẩn

17

2.7.2.2Theo cấu tạo hoá học

18

2.7.3 Cơ chế tác động

19

2.7.3.1 Tác động lên thành tế bào vi khuẩn

19

2.7.3.2Tác động lên màng bào tương

20

2.7.3.3 Tác động lên sự tổng hợp protein

20


2.7.3.4 Tác độnglên sự chuyển hóa

20

2.7.3.5 Tác động lên sự tổng hợp acid nucleic

21

2.7.4 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh trong thủy sản
2.8 Thử Nghiệm Kháng Sinh Đồ

21

2.8.1 Định nghĩa

21

2.8.2 Nguyên lý

21

2.8.3 Phương pháp

22

2.8.4 Môi trường cơ bản để thực hiện kháng sinh đồ

22


2.8.5 Các đĩa kháng sinh

22

2.8.6 Một số yếu tố ảnh hưởng đến phương pháp khuếch tán đĩa kháng sinh

23

2.8.7 Ứng dụng

23

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu

24

3.2 Vật Liệu, Trang Thiết Bị và Hoá Chất

25

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

25

3.2.2 Hệ thống bể thí nghiệm


25

3.2.3 Dụng cụ

25
vi


3.2.4 Hóa chất và môi trường
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu

26

3.3.1Phương pháp bố trí thí nghiệm

27

3.3.1.1 Thí nghiệm 1: Xác định LD50

27

3.3.1.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của β-glucan lên đáp ứng miễn dịch
của cá rô phi đỏ

30

3.3.1.3 Thí nghiệm 3: Thử nghiệm kháng sinh đồ trên vi khuẩn
Streptococcus agalactiae

32


3.3.1.4 Thí nghiệm 4: Xác định nồng độ ức chế tối thiểu(MIC)
trên vi khuẩn Streptococcus agalactiae của một số loại kháng sinh

35

3.3.2 Một số phương pháp khác được sử dụng trong thí nghiệm

38

3.3.2.1 Phương pháp kiểm tra dấu hiệu bên ngoài và mổ khám bệnh tích

38

3.3.2.2 Phương pháp phân lập định danh sơ bộ và giữ giống vi khuẩn
có trong mẫu bệnh phẩm

40

3.4. Phương Pháp Phân Tích và Xử Lý Số Liệu

41

3.4.1 Phương pháp xác định LD50

41

3.4.1.1 Xác định LD50 của Reed và Muench (1938)

41


3.4.1.2 Xác định LD50 theo phương trình hồi quy

42

3.4.2 Phương pháp xác định ảnh hưởng của β-glucan lên đáp ứng miễn dịch
của cá rô phi đỏ

42

3.4.3 Phương pháp xác định kháng sinh đồ

42

3.4.4 Phương pháp tính (MIC)

42

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

44

4.1. Một Số Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Trong Quá Trình Thí Nghiệm

44

4.1.1 Nhiệt độ

44
vii



4.1.2 pH

44

4.1.3 Hàm lượng ôxy hoà tan

44

4.1.4 Hàm lượng amonia NH3

44

4.2. Kết quả phân lập và định danh sơ bộ vi khuẩn

45

4.3. Thí nghiệm 1: Xác Định LD 50

45

4.3.1 Thời gian cá bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bệnh lý phương pháp
tiêm và ngâm

45

4.3.2 Số lượng cá chết theo ngày

47


4.3.3 Tỷ lệ cá chết, dấu hiệu bệnh lý và kết quả tái phân lập

48

4.3.3.1 Dấu hiệu bệnh lý

48

4.3.3.2 Tỷ lệ cá chết và kết quả tái phân lập

49

4.3.4 Liều LD50 của vi khuẩn Streptococcus agalactiae

51

4.4 Thí Nghiệm 2: Khảo Sát Ảnh Hưởng của β-glucan lên
Đáp Ứng Miễn Dịch của Cá

54

4.4.1 Tăng trọng của cá thí nghiệm

54

4.4.2 Kết quả đáp ứng miễn dịch của cá

55


4.5 Thí Nghiệm 3: Thử Nghiệm Kháng Sinh Đồ

58

4.6. Thí Nghiệm 4: Xác Định MIC

62

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

69

5.1 Kết Luận

69

5.2 Đề nghị

69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

71

PHỤ LỤC

73

viii



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NA

Nutrient Agar

MHA : Muller Hinton Agar
NB

Nutrient Broth

BHIA Brain Heart Infusion Agar
Pd:

proportionate distance

R

: Resistant

I

Intermediate

S

: Sensitive

Pn


Penicilin

Am

Ampicilin

Cx

Ceftriaxone

Ge

Gentamycin

Kn

Kanamycin

Sp

Spectinomycin

Ty

Tylosin

Te

Tetracyclin


Dx

Doxycyclin

Ox

Oxytetracyclin

Nr

Norfloxacin

Fr

Nitrofurantoin

Rf

Rifampin

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái ngoài cá rô phi đỏ

3

Hình 2.2 Một số hình ảnh của vi khuẩn Streptococcus sp.


8

Hình 2.3 Khả năng dung huyết của Stretococcus sp.

8

Hình 2.4 Một số hình ảnh về tế bào nấm men Saccharomyces cerevisiae

14

Hình 2.5 Công thức cấu tạo của β1,3–1,6 glucan

14

Hình 2.6 Sự gắn của β 1,3-1,6 glucan lên thụ thể bề mặt đại thực bào
(Engstad và Robertsen, 1993; 1994)

16

Hình 2.7 Đại thực bào được hoạt hoá sau khi gắn β 1,3-1,6 glucan
(Engstad và Robertsen, 1993; 1994)Kháng Sinh và Cơ Chế Tác Động

17

Hình 2.8 Các thao tác làm kháng sinh đồ theo phương pháp Kirby Bauer

23

Hình 3.1 Hệ thống bể thí nghiệm


25

Hình 3.2 Hệ thống bể bố trí thí nghiệm xác định LD50

27

Hình 3.3 Gây bệnh cho cá bằng phương pháp tiêm

29

Hình 3.4 Gây bệnh cho cá bằng phương pháp ngâm

30

Hình 3.5 Hệ thống bể bố trí thí nghiệm 2

31

Hình 3.6 Thao tác tiêm cá thí nghiệm

31

Hình 3.7 Máy lắc votex

32

Hình 3.8 Thao tác tráng vi khuẩn lên môi trường thạch

33


Hình 3.9 Các đĩa giấy tẩm kháng sinh của công ty Nam Khoa

33

Hình 3.10 Đặt đĩa kháng sinh

34

Hình 3.11 Đo đường kính vòng vô khuẩn

35

Hình 3.12 Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định MIC

37

x


Hình 3.13 Thao tác trong thí nghiệm xác định MIC

37

Hình 3.14 Đường cắt giải phẫu xoang cơ thể cá

39

Hình 3.15 Đường cắt giải phẫu sọ não cá


39

Hinh 3.16 Quy trình kỹ thuật

40

Hình 4.1 Hình thái ngoài của vi khuẩn

45

Hình 4.2 Bên ngoài và nội quan cá khoẻ

48

Hình 4.3 Cá thí nghiệm bị mù mắt và trương bụng sau 4 ngày gây bệnh

48

Hình 4.4 Cá có biểu hiện gan nhạt màu, lách sưng, thận sưng sau gây bệnh

49

Hình 4.5 Cá bị xuất huyết toàn thân sau 5 ngày gây bệnh nghiệm thức TI.1

55

Hình 4.6 Cá có biểu hiện bệnh tích gan nhạt màu sau khi gây cảm nhiễm

55


Hình 4.7 Vi khuẩn phân lập từ cá bệnh cấy thuần trên đĩa thạch
sau 24 giờ ủ ở 30oC

56

Hình 4.8 Vòng kháng khuẩn của các kháng sinh

61

Hình 4.9 Vòng kháng khuẩn của kháng sinh Rf, Ty

61

Hình 4.10 Kết quả MIC

68

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thành phần cơ bản vách tế bào Saccharomyces cerevisiae

13

Bảng 2.2 Phân loại kháng sinh theo cấu tạo hoá học

18


Bảng 3.1 Liều vi khuẩn gây bệnh ở các nghiệm thức trong
thí nghiệm 1

27

Bảng 3.2 Sơ đồ hóa quá trình pha loãng vi khuẩn

28

Bảng 3.3 Khẩu phần thức ăn ở các nghiệm thức

30

Bảng 3.4 Sơ đồ hóa quá trình pha loãng kháng sinh

36

Bảng 4.1 Thời gian cá bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bệnh lý

46

Bảng 4.2 Kết quả tỷ lệ cá chết và kết quả tái phân lập

49

Bảng 4.3 Kết quả LD50 của vi khuẩn Streptococcus agalactiae

51

Bảng 4.4 Quy đổi số liệu cho phương trình hồi quy


52

Bảng 4.5 Tăng trọng của cá thí nghiệm

54

Bảng 4.6 Kết quả cá chết và tái phân lập giữa các nghiệm thức
Bảng 4.7 Tỷ lệ cá chết giữa các nghiệm thức có và không có bổ sung
β-glucan trong thức ăn

57

Bảng 4.8 Tỷ lệ cá chết giữa các nghiệm thức cho ăn thức ăn
có hàm lượng đạm khác nhau

58

Bảng 4.9 Các chuẩn mực biện luận đường kính vòng vô khuẩn chuẩn
của nhóm cầu khuẩn

59

Bảng 4.10 Đường kính vòng vô khuẩn chuẩn trung bình

60

Bảng 4.11 Kết quả thử nghiệm xác định MIC của một số
kháng sinh trên vi khuẩn Streptococcus agalactiae


xii

62


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Thời gian cá bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bệnh lý giữa các
nghiệm thức ở phương pháp tiêm

46

Biểu đồ 4.2 Thời gian cá bắt đầu xuất hiện dấu hiệu bệnh lý giữa các
nghiệm thức ở phương pháp ngâm

46

Biểu đồ 4.3 Số lượng cá chết theo ngày trong thí nghiệm gây cảm
nhiễm bằng phương pháp tiêm

47

Biểu đồ 4.4 Số lượng cá chết theo ngày trong thí nghiệm gây cảm
nhiễm bằng phương pháp ngâm

47

Biểu đồ 4.5 Tỷ lệ cá chết của các nghiệm thức của phương pháp tiêm

50


Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ cá chết của các nghiệm thức của phương pháp ngâm

50

Biểu đồ 4.7 Phương trình hồi quy kết quả LD50 sau 14 ngày thí nghiệm

53

Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ cá chết giữa các nghiệm thức gây bệnh

57

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Trong những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản đã không ngừng phát triển
và ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong ngành thủy sản nói riêng và kinh tế đất
nước nói chung, với kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2005 là 2,7 tỷ USD, năm 2006
là 3,36 tỷ USD và năm 2007 là 3,75 tỷ USD. Trong đó, nghề nuôi thủy sản nước ngọt
mà cá rô phi đặc biệt là rô phi đỏ đã được Bộ Thủy Sản xác định là một trong những
đối tượng nuôi quan trọng trong chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn
1999 - 2010.
Việt Nam là nước trong khu vực Đông Nam Á, có khí hậu ấm áp và có đủ điều
kiện để sản xuất cá rô phi hướng tới xuất khẩu. Tuy nhiên, do việc mở rộng khu vực
nuôi không theo quy hoạch cùng với việc nuôi với mật độ cao làm cho nghề nuôi bị
thiệt hại nhiều do dịch bệnh. Tác nhân gây bệnh trên cá rô phi nói chung và rô phi đỏ

nói riêng thường là vi khuẩn, virus, hoặc protozoa trong đó đáng chú ý nhất là bệnh do
vi khuẩn Streptococcus sp.
Do đó việc tìm hiểu ảnh hưởng của bệnh gây ra bởi Streptococcus sp. trên cá
rô phi đỏ nuôi đồng thời cải thiện sức khoẻ cá nuôi để cá có sức đề kháng tự nhiên tốt
với dịch bệnh mà không cần sử dụng kháng sinh đang là một nhu cầu cấp thiết.
Trước nhu cầu thực tiễn đó, được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường
Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Xác định liều LD50 và khả năng đáp ứng miễn dịch của cá rô phi đỏ đối với
Streptococcus agalactiae khi sử dụng thức ăn có bổ sung β-glucan”.

1


1.2 Mục Tiêu Đề Tài
- Xác định liều LD50 (lethal dose 50) trên cá rô phi đỏ bằng vi khuẩn
Streptococcus agalactiae.
- Xác định khả năng miễn dịch của cá rô phi đỏ ở các khẩu phần ăn khác nhau
có bổ sung β-glucan .
- Thử nghiệm kháng sinh đồ trên Streptococcus agalactiae.
- Thử nghiệm xác định nồng độ ức chế tối thiểu (Minimum Inhibitory
Concentration) trên Streptococcus agalactiae.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học của Đối Tượng Nghiên Cứu
2.1.1 Vị trí phân loại
Lớp: Osteichthyes

Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis spp (Trewavas, 1982).
Tên tiếng Anh: Red Tilapia.
Tên Việt Nam: cá rô phi đỏ, cá điêu hồng.

Hình 2.1: Hình thái ngoài cá rô phi đỏ

3


2.1.2 Nguồn gốc và phân bố
Nguồn gốc cá rô phi đỏ là do đột biến gen, có 3 dòng nguyên gốc đều được
mang tên Oreochromis (Popma và Masser, 1999; trích bởi Lê Thị Minh Nguyệt,
2004).
Dòng cá rô phi đỏ đầu tiên được sản xuất ở Đài Loan vào cuối những năm 1960
giữa cá cái Oreochromis mossambicus và cá đực Oreochromis niloticus được gọi là cá
rô phi đỏ Đài Loan.
Dòng thứ 2 được phát triển ở Florida vào những năm 1970 lai tạo giữa cá cái
Oreochromis zanzibar và cá đực Oreochromis mossambicus màu đỏ vàng.
Dòng thứ 3 được phát triển ở Israel do lai tạo giữa Oreochromis niloticus và cá
rô phi Oreochromis spp.
Việc nhận dạng các cá thể trở nên phức tạp do việc lai tạp các loài tìm thấy
trong tự nhiên.
Cá rô phi đỏ lần đầu tiên được nhập vào nước ta năm 1975 từ Malaysia.
Năm 1992, một công ty Đài Loan nhập cá rô phi đỏ vào Việt Nam để nuôi thử
nghiệm ở Bình Dương. Sau đó cá được đưa tới các nhà hàng ở thành phố Hồ Chí Minh
với tên gọi khá hấp dẫn là cá điêu hồng.
Hiện nay cá điêu hồng được nuôi phổ biến ở nước ta đặc biệt là ở đồng bằng

sông Cửu Long.
2.1.3 Đặc điểm hình thái
Thân bầu dục, dẹp bên, mõm nhọn và ngắn, hàm dưới nhô ra. Hai vây lưng liền
nhau, tia gai cứng của vây lưng và vây hậu môn rất phát triển. Đường bên đứt đoạn.
Toàn thân cá rô phi đỏ phủ vẩy, có màu sáng hồng. Vẩy trên thân có màu vàng
đậm hoặc màu vàng nhạt hoặc đỏ hồng, cũng có thể gặp những cá thể màu vàng, màu
hồng xen lẫn những đám vẩy màu đen nhạt.
2.1.4 Đặc điểm sinh thái
Nhìn chung các loài cá rô phi ở nước ta có các đặc điểm sinh thái gần giống
nhau. Ngoài các đặc điểm cơ bản, cá rô phi đỏ còn có các đặc điểm nổi bật:
4


2.1.4.1 Nhiệt độ
Giới hạn nhiệt độ thích ứng của cá thay đổi tùy theo vùng khí hậu và theo thời
gian thích ứng với môi trường mới.
Cũng như các loài rô phi khác, cá rô phi đỏ là loài rộng nhiệt. Cá có thể chịu
được một thời gian ngắn nhiệt độ thấp nhất 7oC, cao nhất 40oC, nhiệt độ bình thường
18 - 35oC, nhiệt độ thích hợp nhất 25 - 35oC (Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2005).
2.1.4.2 pH
Cá có thể sống trong môi trường nước có pH từ 4 - 10, tuy nhiên khi pH < 5
ngăn cản sự kết hợp giữa máu với ôxy ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá.
pH bình thường 5 - 9, tốt nhất 6,8 - 8,3.
2.1.4.3 Ôxy hòa tan (DO)
Cá có thể sống được ở môi trường thiếu ôxy có hàm lượng chất hữu cơ cao
trong nhiều giờ. Có thể chịu được ngưỡng ôxy thấp tới 0,4 mg/L (Ngô Trọng Lư và
Thái Bá Hồ, 2005).
Theo Popma và Masser (1999), cá có thể sống được nước có lượng DO thấp
hơn 0,1 mg/L, tuy nhiên các ao nuôi nên được quản lý và duy trì lượng DO khoảng
1mg/L. Nếu để thấp hơn mức này lâu, sức đề kháng bệnh của cá sẽ giảm và chậm lớn,

ngoài ra sự tăng trưởng cũng không được cải thiện hơn nếu lượng DO cao từ 2 - 2,5
mg/L.
2.1.4.4 Độ mặn
Tuy là loài thủy sản nước ngọt nhưng chúng có thể sống và phát triển cả trong
môi trường nước lợ và nước mặn có nồng độ muối tới 32 ppt.
Cá nuôi nước ngọt là chính, nhưng nếu được thuần hóa tăng dần độ mặn khi
ương giống thì có thể nuôi ở nước biển có độ mặn 31 ppt thì chất lượng cá thịt ngon
hơn, thành bụng bên trong không có màu đen (Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ, 2005).
2.1.4.5 Amonia (NH3 – N) và nitrite (NO2 – N)
Amonia rất độc cho cá, nhưng một số nghiên cứu cho thấy cá rô phi có thể chịu
đựng amonia tốt hơn so với nhiều loài cá khác. Hiện tượng cá chết có thể bắt đầu khi
5


hàm lượng amonia bằng 0,2 mg/L. Hàm lượng amonia bắt đầu gây bỏ ăn ở cá rô phi là
0,8 mg/L.
Nitrite là chất độc với nhiều loài cá, chất này kết hợp với hemoglobin làm cản
trở quá trình vận chuyển oxygen gây hiện tượng máu nâu. Cá rô phi có khả năng chịu
đựng tốt hơn các loài cá nước ngọt khác với nitrite (Popma và Masser, 1999).
2.1.5 Đặc điểm sinh trưởng
Do tính ăn tạp và khả năng bắt mồi lớn nên cá rô phi đỏ có tốc độ tăng trưởng
nhanh trong điều kiện nuôi bình thường.
Cá đực lớn nhanh hơn cá cái 2 - 5 lần. Cá có thể đạt 120 - 200 g/con trong 4
tháng nuôi lồng (Balarin và Haller, 1982), đạt trọng lượng trên 500 g/con sau 5 - 6
tháng nuôi.
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá rô phi đỏ thành thục sinh dục chậm hơn các loài cá rô phi khác, tới 6 - 8
tháng. Cá đẻ nhiều lần trong năm từ 10 - 12 lần và hầu như đẻ quanh năm.
Có thể phân biệt cá đực và cá cái khi cá lớn cỡ 6 – 7 cm bằng cách quan sát lỗ
niệu sinh dục của cá:

Cá đực chỉ có 2 lỗ gồm lỗ hậu môn nằm phía trước và lỗ niệu sinh dục nằm
phía sau.
Cá cái có 3 lỗ phía trước là lỗ hậu môn, tiếp đến là lỗ niệu nằm ở giữa và lỗ
sinh dục nằm ở phía sau.
Khi thành thục, cá bắt cặp và tự đào tổ ở đáy ao để đẻ trứng. Cá cái đẻ trứng
vào tổ và cá đực tưới tinh dịch để thụ tinh. Sau khi trứng thụ tinh cá cái sẽ ngậm trứng
vào miệng để ấp.
Cá cái giữ cá con trong miệng đến khi cá bột tiêu hết noãn hoàng và tự kiếm
được thức ăn bên ngoài. Sau 4 - 5 ngày cá con tách khỏi mẹ, cá mẹ lại chuẩn bị cho
chu kỳ sinh sản mới.
Thời gian giữa hai lứa đẻ tùy thuộc vào tuổi cá, nhiệt độ, loại thức ăn… trung
bình cá đẻ từ 1000 - 2000 trứng, cá cỡ lớn có thể đẻ số lượng trứng nhiều hơn.
6


2.2 Dinh Dưỡng của Đối Tượng Nghiên Cứu
2.2.1 Cấu tạo cơ quan tiêu hóa
Cơ quan tiêu hóa cá rô phi gồm: miệng, hàm trên và hàm dưới có nhiều răng,
hàm nhỏ, ngắn, sắp xếp thành hàng rõ rệt có tác dụng bắt mồi và làm tổ trong sinh sản,
răng hầu có 2 tấm trên và 1 tấm dưới có tác dụng nghiền thức ăn, lược mang ngắn có
khoảng 26 - 30 cái, thực quản ngắn, dạ dày dạng túi nhỏ và thành mỏng, ruột dài và
xoắn thành nhiều vòng. Ở cá rô phi tuyến mật rất phát triển, thuận lợi cho việc tiêu hóa
thức ăn.
2.2.2 Tính ăn
Tất cả các loài cá rô phi đều có tính ăn tạp. Khi còn nhỏ cá ăn sinh vật phù du là
chủ yếu, khi cá được 17 – 18 mm trở đi (sau khi nở 20 ngày) sẽ chuyển dần sang ăn
nhiều loại thức ăn khác nhau như cá trưởng thành.
Cá trưởng thành thức ăn là mùn bả hữu cơ lẫn tảo lắng ở đáy, ấu trùng côn
trùng, giun và một phần thực vật thượng đẳng loại mềm, sinh vật phù du có khi ăn cả
sinh vật bơi lội. Trong điều kiện nuôi chúng còn có thể ăn thức ăn bổ sung như cám

gạo, bột ngô, bánh dầu khô và các phế phẩm khác, đặc biệt chung có thể ăn cả thức ăn
viên, đây là đặc điểm thuận lợi cho nghề nuôi cá.
2.3 Liên Cầu Khuẩn Streptococcus sp.
2.3.1 Đặc điểm phân loại
Vi khuẩn Gram dương có dạng hình cầu, đứng riêng lẻ, thành từng đôi hay tạo
thành chuỗi dài nên được gọi là liên cầu khuẩn, là vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy
nghi, không di động, oxidase (-), catalase (-), không sinh bào tử. Streptococcus iniae
lên men đường glucose (+), maltose (+), lactose (-).
Vi khuẩn có khả năng dung huyết, trên môi trường thạch máu tạo khuẩn lạc có
vòng dung huyết β nhỏ, trong suốt, rìa không rõ.
Vi khuẩn không phát triển ở điều kiện pH 9,6; NaCl 6,5%; nhiệt độ 10 – 40oC
(Nguyen và Kanai, 1999).

7


Nhiệt độ nuôi cấy thích hợp 25 – 28oC, sau 48 giờ nuôi cấy vi khuẩn tạo thành
khuẩn lạc nhỏ, màu trắng đục, hình tròn hơi lồi, một số chủng tạo khuẩn lạc trong suốt
có tính nhầy sau 24 giờ nuôi cấy.

Hình 2.2 : Một số hình ảnh về Streptococcus sp.dưới kính hiển vi điện tử
(Nguồn />
Hình 2.3: Khả năng dung huyết của Stretococcus sp.
(Nguồn />
8


2.3.2 Triệu chứng bệnh tích của cá bị bệnh Streptococcus sp
Bệnh thường xảy ra trên cá cỡ lớn, tỷ lệ cá chết rất cao ở những khoảng thời
gian nhiệt độ nước cao trong năm tập trung vào các tháng cuối mùa hè và đầu mùa thu.

Ở những thời điểm khác trong năm cá chết rải rác. Khi nhiệt độ nước xuống thấp vào
những tháng mùa đông ở các nước ôn đới không thấy xuất hiện bệnh.
Cá bệnh có triệu chứng chung khá điển hình trên nhiều loài với những biểu hiện
bất thường như: cá lờ đờ, bơi xoay vòng mất định hướng (do vi khuẩn tấn công lên
não), cơ thể cong gấp khúc (vi khuẩn xâm nhập tủy sống), giác mạc mờ đục, lồi 1 hay
cả 2 mắt, cá giảm ăn hay không ăn.
Bệnh tích bên ngoài: bụng trướng to do tích dịch xoang bụng. Có ổ mủ ở hàm
dưới, gốc vây,ổ mủ vỡ ra thành loét. Xuất huyết điểm ở gốc vây và quanh hậu môn.
Bệnh tích bên trong: bóng khí phình to do dạ dày và ruột trống, do nhiễm khuẩn
huyết vi khuẩn theo máu gây nhiễm khắp nội quan, gan nhạt màu, thận và lách sưng
to, viêm phúc mạc nên viêm dính nội quan với nhau và viêm dính thành bụng, có hiện
tượng xuất huyết não (Nguyễn Hữu Thịnh, 2006).
2.3.3 Dịch tễ của bệnh
Bệnh xảy ra do cá bị stress trong thời gian dài, bởi một số nguyên nhân như
nhiệt độ nước tăng cao (30,5 – 32oC), DO thấp, mật độ dày.
Bệnh lây lan theo chiều ngang do hiện tượng ăn nhau, khi cá bị trầy sướt trên da
tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường nước xâm nhập trực tiếp vào cơ thể cá, hay
vi khuẩn xâm nhập qua niêm mạc (khứu giác).
Bệnh truyền từ cá thể này sang cá thể khác, từ cá chết sang cá hấp hối và cá
khoẻ, có thể ở thể cấp tính tỷ lệ chết cao trên 50% trong 2 – 3 tuần. Bệnh bộc phát vài
lần sau đó trở nên mãn tính cá chết kéo dài trong nhiều tuần, mỗi ngày chết vài con. Cá
lớn hay mắc bệnh hơn cá giống.
2.3.4 Phương pháp chẩn đoán bệnh
Tại ao nuôi trước hết dựa vào dấu hiệu bệnh lý, tiến hành phết kính mẫu não,
lách, thận, gan, nhuộm Gram rồi quan sát dưới kính hiển vi.
9


Ở phòng thí nghiệm phân lập vi khuẩn bằng một số môi trường cơ bản, sử dụng
bộ test kit API20 để định danh vi khuẩn, sử dụng kỹ thuật PCR.

Môi trường tăng sinh: Streptococcus sp. sinh trưởng tốt trên môi trường TSA
(Tryptic Soy Agar) có thêm 0,5% glucose.
Môi trường phân lập: sử dụng môi trường thạch máu kiểm tra khả năng dung
huyết của vi khuẩn, môi trường BHIA (Brain Heart Infusion Agar), THBA (Todd
Hewitt Broth Agar), môi trường thạch máu ngựa (Horse Blood Agar). Sau 24 – 48 giờ
nuôi cấy ở nhiệt độ 20 – 30oC sẽ hình thành khuẩn lạc nhỏ đường kính 0,5 – 1 mm,
màu hơi vàng, hình tròn hơi lồi ( Bùi Quang Tề, 2004).
2.3.5 Phương pháp phòng và trị bệnh
Áp dụng phương pháp phòng bệnh chung, giảm mật độ nuôi, tránh cho ăn thừa,
thường xuyên vệ sinh bể nuôi. Giảm cho ăn và hạn chế đến mức tối đa các hoạt động
chia đàn, phân cỡ chuyển đàn trong thời gian mà dịch bệnh thường xảy ra, vớt cá bệnh,
cá chết ra khỏi ao tránh lây lan bệnh…
Sử dụng các loại kháng sinh phổ rộng hay kháng sinh diệt khuẩn G+ như
erythromycin, oxytetracyclin, doxycyclin …để trị bệnh. Dùng phương pháp trộn kháng
sinh vào thức ăn như dùng erythromycin, ciprofloxacin, enrofloxacin liều 25 – 50
mg/L/kg cá/ngày sử dụng liên tục trong 4 – 7 ngày.
2.4 Sơ Lược về LD50
Để đánh giá độ độc hại của chất độc đối với người và động thực vật, người ta
dùng hai loại ký hiệu là LD50 và LC50.
LD50 (Lethal dose 50%) là kí hiệu liều gây chết một nữa, nghĩa là lượng thuốc
cần thiết để diệt 50% đối tượng, là liều gây chết 50% số cá thể thí nghiệm. Người ta
chia làm 3 nhóm:
Loại thuốc có độ độc mạnh khi LD50 = 100 mg/kg thể trọng
Loại thuốc có độ độc trung bình khi LD50 từ 100 đến 300 mg/kg thể trọng.
Loại thuốc ít độc khi có LD50 trên 300 mg/kg thể trọng.
LC50 là kí hiệu nồng độ gây chết một nữa.
10


2.5 Phân Loại Hệ Thống Miễn Dịch

Hệ thống miễn dịch trong cơ thể sinh vật được chia thành 2 nhóm là miễn dịch
tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu) và miễn dịch thu được (miễn dịch đặc hiệu)
2.5.1 Miễn dịch tự nhiên (miễn dịch không đặc hiệu )
Miễn dịch tự nhiên được quy định bởi đặc tính của giống, loài sinh vật. Loại
miễn dịch này đã có từ khi mới được sinh ra và nó được di truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác.
Những yếu tố cấu thành miễn dịch tự nhiên gồm: các yếu tố cơ học ở biểu mô,
surfactans, lactoferrin, lysozyme, tallow, acid được tiết ra trong dạ dày, transferrin, bổ
thể, C.reactive protein, interferon, các tế bào thực bào,…
2.5.2 Miễn dịch thu được ( miễn dịch đặc hiệu )
Miễn dịch thu được hay còn được gọi là miễn dịch đặc hiệu là loại miễn dịch
mà cơ thể tiếp thu được trong quá trình sống. Miễn dịch thu được chia làm 2 loại là
miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.
Miễn dịch chủ động
Là loại miễn dịch mà tự bản thân cơ thể sinh vật tạo ra khi tiếp xúc với kháng
nguyên. Nếu sự miễn dịch chủ động mà trong đó có sự tham gia của con người như
trường hợp chủng ngừa vaccine để phòng bệnh, được gọi là miễn dịch chủ động nhân
tạo. Miễn dịch chủ động do cơ thể tiếp thu tự nhiên trong môi trường sống được gọi là
miễn dịch chủ động tự nhiên. Trường hợp này xảy ra khi sinh vật qua khỏi sau đợt
dịch bệnh, có khả năng không mắc lại bệnh đó khi bị tái nhiễm.
Miễn dịch thụ động
Miễn dịch thụ động là loại miễn dịch mà cơ thể tiếp thu từ bên ngoài còn miễn
dịch thụ động có được do con người tạo ra như trường hợp tiêm huyết thanh để phòng
và trị bệnh, được gọi là miễn dịch thụ động nhân tạo.
Trong hệ thống miễn dịch tự nhiên cũng như miễn dịch thu được đều có cả
miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.

11



×