Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG KINH DOANH CÁ CẢNH BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KỸ THUẬT TRỮ CÁ CẢNH BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG KINH DOANH CÁ CẢNH BIỂN TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KỸ THUẬT TRỮ
CÁ CẢNH BIỂN

Họ và tên sinh viên: BÙI THẾ BÌNH
Ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Niên khoá: 2004 - 2008

Tháng 9/200


TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG KINH DOANH CÁ CẢNH BIỂN TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ KĨ THUẬT TRỮ CÁ CẢNH BIỂN

Tác giả

BÙI THẾ BÌNH

Khóa luận được đề trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
LÊ THỊ BÌNH
NGUYỄN THỊ BẠCH MAI

Tháng 9 năm 2008


i


CẢM TẠ
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm
Ban chủ nhiệm và quí thầy cô trong Khoa Thủy Sản đã tận tình dạy bảo, truyền
đạt và trang bị cho em kiến thức trong những năm tháng trên giảng đường đại học.
Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Lê Thị Bình, Cô Nguyễn Thị Bạch Mai
đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến đề xuất quí báu và
thiết thực giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình của các chủ hộ kinh doanh cá cảnh biển ở
thành phố Hồ Chí Minh và anh Quốc, anh Hùng chủ cơ sở nuôi trữ cá cảnh biển tại
Nha Trang.
Cảm ơn tất cả các bạn lớp NTTS-30 đã động viên, đóng góp, chia sẻ, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập và thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những
thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.

ii


TÓM TẮT
Đề tài “Tìm hiểu hiện trạng kinh doanh cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh
và kĩ thuật trữ cá cảnh biển” đã được thực hiện từ tháng 5/2008 - 8/2008. Để thực hiện
đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình kinh doanh cá cảnh biển (mặt hàng kinh
doanh, nguồn hàng, lượng khách hàng, …) tại thành phố Hồ Chí Minh bằng điều tra,
phỏng vấn trực tiếp theo bảng câu hỏi soạn sẵn ở những cửa hàng có kinh doanh cá
cảnh biển. Đi sâu tìm hiểu về kĩ thuật nuôi trữ cá cảnh biển tại một cơ sở nuôi trữ sinh

vật biển ở Nha Trang.
Qua quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thu được một số kết quả như sau:
Hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 16 cửa hàng kinh doanh cá
cảnh biển, tập trung ở 10 quận nội thành.
Mặt bằng kinh doanh chật hẹp, trung bình 13,6 m2/cửa hàng. Các cửa hàng có
thời gian kinh doanh lâu năm không nhiều, kinh nghiệm quản lý và kĩ thuật chăm sóc
còn hạn chế.
Có trên 70 loài cá cảnh biển được bày bán ở các cửa hàng. Có 100% cửa hàng
kinh doanh nguồn cá nội và chỉ có 25% cửa hàng có sử dụng thêm nguồn cá nhập. Chủ
yếu là bán lẻ, không xuất khẩu, thị trường chính là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh
miền Tây.
Bên cạnh cá cảnh biển, nhiều loại san hô, hải quì, tôm biển, … và các loại thức
ăn, trang thiết bị cũng được kinh doanh nhiều. Hầu hết, các cửa hàng có dịch vụ thiết
kế, chăm sóc, bảo dưỡng bể cá cảnh biển.
100% cửa hàng sử dụng nước biển tự nhiên trong nuôi trữ. Tình hình dịch bệnh
xảy ra ở hầu hết các cửa hàng, phổ biến như bệnh ký sinh trùng, bệnh đốm trắng, ....
Nguồn hàng chủ yếu các cửa hàng lấy từ Nha Trang, Kiên Giang, Bình Thuận,
TP. HCM và nhập từ nước ngoài với nhiều chủng loại, số lượng đầy đủ, nhưng chưa
ổn định. Kinh doanh thuận lợi, lượng khách hàng tại các cửa hàng ngày càng tăng.
Về kĩ thuật nuôi trữ, chất luợng nước và hệ thống lọc nước là hai yếu tố quan
trọng đảm bảo cho sự sống của một số loài sinh vật biển. Trong đó, máy đánh bọt
protein skimmer là thiết bị không thể thiếu trong nuôi trữ cũng như trong nuôi cảnh
các loài sinh vật biển.
iii


ABSTRACTS
The study “Surveying on current state of trading seawater ornamental fish in Ho
Chi Minh city and reseaching about technique of storing seawater ornamental fish”
was carried out from May to August 2008. Based on this study, we surveyed on

situation of trading seawater ornamental fish (goods, marketfield of vision, customer,
...) in Ho Chi Minh city‘s seawater ornamental fish stores by investigating, directly
interviewing with ready question table. We reseach deeply about technique of feedstoring seawater ornamental fish in Nha Trang city‘s foundation of feed-storing sea
creature.
Through this study, we got the followed results:
The present, having 16 seawater ornamental fish stores, Which were in 10
district propers of HCM city. More 70 seawater ornamental fish species were saled,
100% stores saled inland fishs and just haved 25% stores, Which saled forein fish. Sale
retail is popular, not export fish.
Beside seawater ornamental fish, coral, shrimp, sea star, reef rock, …. và fish
foods, equiment, tank were saled much. Most stores haved service of designing,
maintaining seawater ornamental fish tank.
The area of stores is rather limited, 13,6m2/ store. Experient in managerment of
business and techniques aren’t rather well.
Natural seawater and aftificial seawater were used, 100% stores using natural
seawater. Disease happen in most stores, but not a serious problem
The seawater ornamental fish were main taken from Nha Trang (Khanh Hoa
provice), Binh Thuan, Kien Giang, Vung Tau and from importing. Fish source were
relative rich, profuse but not stable .The business were practiced rather well, with hight
profit. The requiment of customer were rather increase.
About technique of feed - storing saltwaterfish, quality water and filter system
were very important to guarantee for aliving of sea creature species. Within, protein
skimmer filter couldn’t deserted in feed - storing saltwater fish and other sea creature.
iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa


i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt

iii

Abstracts

v

Mục lục

vi

Danh sách các chữ viết tắt

ix

Danh sách đồ thị

x

Danh sách các bảng

xi


Danh sách các hình

xii, xiii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu đề tài

2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Sơ lược về tình hình cá cảnh trên thế giới

3

2.2 Hiện trạng của ngành cá cảnh Việt Nam hiện nay

4

2.3 Hiện trạng kinh doanh cá cảnh tại TP. HCM


6

2.4 Một số các điều kiện của TP. HCM

6

2.4.1 Điều kiện tự nhiên

6

2.4.2 Điều kiện kinh tế

7

2.4.3 Điều kiện xã hội

8

2.5 Một số vùng biển phong phú cá cảnh biển tại Việt Nam

11

2.6 Vài nét về các loài sinh vật cảnh biển

13

CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15


3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện đề tài

15

3.2 Vật liệu và trang thiết bị thí nghiệm

15
v


3.3 Phương pháp thu thập số liệu

15

3.3.1 Số liệu sơ cấp

15

3.3.2 Số liệu thứ cấp

15

3.4 Phân tích kết quả và xử lý số liệu

16

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17


4.1 Các địa điểm kinh doanh cá cảnh biển tại thành phố Hồ Chí Minh

17

4.2 Hiện trạng cơ sở vật chất của các cửa hàng

18

4.2.1 Mặt bằng kinh doanh

18

4.2.2 Bể trữ và trưng bày

19

4.2.3 Hệ thống sục khí và lọc nước

21

4.2.4 Nguồn nước

22

4.2.5 Một số trang thiết bị khác

24

4.2.6 Tình hình phân bố lao động


25

4.2.7 Kinh nghiệm kinh doanh

26

4.3 Tình hình kinh doanh ở các cửa hàng cá cảnh biển tại TP. HCM

27

4.3.1 Mặt hàng kinh doanh

27

4.3.2 Cá cảnh biển

30

4.3.3 Một số loài sinh vật biển khác

34

4.3.4 Các trang thiết bị

37

4.3.5 Thức ăn công nghiệp

38


4.3.6 Thức ăn tự nhiên

40

4.3.7 Thuốc sử dụng trong nuôi

40

4.3.8 Nguồn hàng thu mua

41

4.3.9 Đánh giá của các cửa hàng về tình hình cung cầu cá cảnh biển hiện nay

42

4.4 Những vấn đề kỹ thuật được các cửa hàng cá cảnh biển tại TP. HCM áp dụng 43
4.4.1 Một số chỉ tiêu về chất lượng nước

43

4.4.2 Áp lực và độ dao động của nước

45

4.4.3 Bảo duỡng nước

45

4.4.4 Hệ thống lọc


47

4.4.5 Mật độ nuôi trữ

49
vi


4.4.6 Thức ăn

52

4.4.7 Hệ thống đèn

52

4.4.8 Chăm sóc, phòng và trị bệnh trong quá trình nuôi

53

4.4.9 Kĩ thuật vận chuyển cá cảnh biển

56

4.5 Những thuận lợi và khó khăn để phát triển kinh doanh cá cảnh biển

56

4.5.1 Thuận lợi


56

4.5.2 Khó khăn

57

4.6 Tìm hiểu kĩ thuật nuôi trữ và vận chuyển cá cảnh biển tại Nha Trang

58

4.6.1 Hệ thống nước tuần hoàn

58

4.6.2 Quản lý thức ăn và phương pháp cho ăn

64

4.6.3 Mật độ và cách thức nuôi trữ

65

4.6.4 Chăm sóc và quản lý dịch bệnh

66

4.6.5 Những khó khăn trong quá trình nuôi trữ

69


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

70

5.1 Kết luận

71

5.2 Đề nghị

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

PHỤ LỤC

75

Phụ lục 1 Một số loài cá cảnh biển phổ biến tại các cửa hàng

75

Phụ lục 2 Một số loài sinh vật biển được nuôi cảnh

79

Phụ lục 3 Phiếu điều tra


80

Phụ lục 4 Tổng hợp số liệu điều tra

85

vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GDP: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội
EU: European Union - Liên minh Châu Âu)
VASEP: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers - Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam)
USD: The United States dollar - Đơn vị tiền tệ của Mỹ
NLĐ: Người lao động

viii


DANH SÁCH ĐỒ THỊ

ĐỒ THỊ

NỘI DUNG

Trang


Đồ thị 4.1 Tỷ lệ sử dụng nguồn nước biển tự nhiên tại các cửa hàng

23

Đồ thị 4.2 Tỷ lệ lao động nam & nữ ở các cửa hàng

26

Đồ thị 4.3 Thời gian kinh doanh của các cửa hàng

27

Đồ thị 4.6 Tỷ lệ cá cảnh nội ngoại nhập tại các cửa hàng

34

ix


DANH SÁCH BẢNG

BẢNG

NỘI DUNG

Trang

Bảng 2.1

Tổng GDP qua các năm của thành phố Hồ Chí Minh


7

Bảng 2.2

GDP bình quân/ người/ năm của người dân thành phố

8

Bảng 2.3

Dân số trung bình của thành phố Hồ Chí Minh

9

Bảng 2.4

Dân số và mật độ dân số năm 2006 phân theo quận huyện

9

Bảng 4.1

Số cửa hàng cá cảnh biển tại thành phố năm 2008

17

Bảng 4.2

Diện tích mặt bằng kinh doanh của các cửa hàng


18

Bảng 4.3

Kích thước các loại bể trữ sử dụng ở các cửa hàng

19

Bảng 4.4

Một số thiết bị cần cho hệ thống lọc

21

Bảng 4.5

Các trang thiết bị sử dụng ở các cửa hàng

24

Bảng 4.6

Kinh nghiệm kinh doanh của các cửa hàng

26

Bảng 4.7

Mặt hàng kinh doanh ở các cửa hàng cá cảnh biển


28

Bảng 4.8

Danh sách một số loài cá cảnh biển được bày bán

30

Bảng 4.9 Tỷ lệ các loài sinh vật biển được bày bán

35

Bảng 4.10 Các trang thiết bị được bày bán ở các cửa hàng

37

Bảng 4.11 Các loại thức ăn công nghiệp được bày bán

39

Bảng 4.12 Các loại thức ăn tự nhiên cho cá cảnh biển

40

Bảng 4.13 Các loại thuốc được bày bán

41

Bảng 4.14 Thông tin về nguồn hàng cung cấp cho các cửa hàng cá cảnh biển


42

Bảng 4.15 Các yếu tố về chất lượng nước tai các cửa hàng

43

Bảng 4.16 Một số loài cá nuôi ghép với san hô, hải quì

51

Bảng 4.17 Một số bệnh thường gặp ở cá, san hô, hải quì

54

Bảng 4.18 Chất lượng nước tại trại nuôi trữ ở Nha Trang

67

x


DANH SÁCH HÌNH ẢNH
HÌNH

NỘI DUNG

Trang

Hình 4.1


Mặt bằng của cửa hàng cá cảnh biển

18

Hình 4.2

Bể trữ cá tại các cửa hàng

19

Hình 4.3

Bể cá và đá san hô

20

Hình 4.4

Bể cá, đá, san hô và hải quì

20

Hình 4.5

Hệ thống lọc phía sau hồ trữ

22

Hình 4.6


Bioball trong hộp lọc tràn

22

Hình 4.7

Máy lọc protein skimmer

22

Hình 4.8

Bể lọc

22

Hình 4.9

Máy lạnh dùng trong nuôi trữ sinh vật biển

24

Hình 4.10 Cá hoàng yến

.

30

Hình 4.11 San hô tảng sừng hươu


34

Hình 4.12 San hô khói xanh

34

Hình 4.13 Trai tai tượng

35

Hình 4.14 Hải sâm

35

Hình 4.15 Thiết bị tạo sóng

37

Hình 4.16 Thức ăn viên cho cá

38

Hình 4.17 Thuốc viên trị bệnh cá

40

Hình 4.18 Máy bơm tạo sóng đặt trong hồ

45


Hình 4.19 Bộ lọc đặt trong hồ

47

Hình 4.20 Bộ lọc nằm ở phía dưới hồ

47

Hình 4.21 Hộp lọc tràn trong bể

47

Hình 4.22 Ống dẫn tràn đặt trong bể

47

Hình 4.23 Kết cấu phổ biến ở hồ cá biển

48

Hình 4.24 Lọc protein skimmer thị trường

49

Hình 4.25 Lọc tự chế protein skimmer

49

Hình 4.26 Nuôi trữ các loài cá cảnh biển


49

Hình 4.27 San hô vụn giữ chân hải quì

51
xi


Hình 4.28 Cá mao tiên với đá san hô

51

Hình 4.29 Hệ thống đèn sử dụng cho bể nuôi

52

Hình 4.30 Cá bị bệnh đốm trắng

54

Hình 4.31 Hải quì dừa không nở

55

Hình 4.32 Trại nuôi trữ

58

Hình 4.33 Hệ thống nước tuần hoàn


59

Hình 4.34 Bồn cung cấp nước cho hệ thống nuôi

60

Hình 4.35 Hồ nuôi trữ trai tai tượng

60

Hình 4.36 Hồ chứa san hô, đá san hô

60

Hình 4.37 Hệ thống lọc cho trại nuôi

60

Hình 4.38 Hồ nuôi trữ hải sâm

60

Hình 4.39 Dàn hồ kiếng

60

Hình 4.40 Bể trữ và xử lý nước

61


Hình 4.41 Hoá chất xử lý nước

62

Hình 4.42 Hộp lọc ở bể trữ

62

Hình 4.43 Máy bơm nước

63

Hình 4.44 Ngăn chứa nước sạch

63

Hình 4.45 Ống dẫn truyền về ngăn lọc

63

Hình 4.46 Hộp lọc có protein skimmer

64

Hình 4.47 Thức ăn tươi sử dụng cho cá

64

Hình 4.48 Bể nuôi trữ cá thia lá mạ và cá phèn


65

Hình 4.49 Bể kiếng trữ cá hà mỹ nhân, các loại sim

66

Hình 4.50 Bể nuôi trữ san hô, hải qùi

66

xii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Thưởng thức và nuôi dưỡng cá cảnh là một hoạt động giải trí rất thú vị từ xưa
đến nay, giúp chúng ta khám phá những điều kỳ lạ của thế giới dưới nưới. Việc nuôi
cá làm cảnh ngày càng phổ biến và phong phú hơn, các loài cá từ ao hồ, sông suối, đại
dương đã được chuyển vào nuôi trong những lọ thủy tinh, bể kiếng, bể cạn đặt trong
nhà và trong các vườn cảnh. Những năm gần đây, khi mức sống người dân ngày càng
được nâng cao, đã thúc đẩy nghề sản xuất và kinh doanh cá cảnh trở lại thời kỳ phục
hưng vốn có của nó. Cá cảnh nước ngọt đang được xem là đối tượng kinh doanh chính
nổi bật với những khu phố nổi tiếng như Lưu Xuân Tín (Quận 5), Nguyễn Thông, Lý
Chính Thắng (Quận 3), …. Ngày nay, bên cạnh phong trào nuôi cá la hán, cá rồng,
các loài cá thông dụng thì hình thành những xu hướng mới, đó là bể thủy sinh, chơi tép
cảnh, cá đuối nước ngọt và không thể không kể đến cá cảnh biển.
Trước đây, ở các điểm vui chơi giải trí của thành phố vào những ngày Tết, ngày
lễ thường hay tổ chức triển lãm sinh vật cảnh, trong đó số lượng cá cảnh rất phong

phú. Riêng cá ở đây chỉ toàn là cá cảnh nước ngọt, cá cảnh biển chiếm tỷ lệ rất ít.
Nhiều năm trước, nhiều người đã tìm cách đưa cá cảnh nước biển vào bộ sưu tập sinh
vật cảnh của mình, nhưng do chưa có kinh nghiệm, cộng thêm thiếu các phương tiện
kỹ thuật hiện đại trợ giúp nên đành tạm gác lại. Muốn xem cá cảnh biển, người ta chỉ
còn cách tham quan Viện Hải dương học Nha Trang, Hải Phòng và ở các khu du
lịch có thiết kế thủy cung như Đầm Sen, Suối Tiên, Kỳ Hòa (thành phố Hồ Chí Minh).
Hiện nay, do kỹ thuật nuôi cá cảnh biển ngày mỗi được cải tiến, trang thiết bị hiện đại
và hiệu quả, phương tiện vận chuyển cá dễ dàng hơn nên nghề chơi cá cảnh biển phát
triển nhanh ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Phong trào chơi cá cảnh
biển đang phát triển mạnh mẽ khắp cả nước, nổi trội là một số trung tâm lớn như Hà
Nội, Hải Phòng, Nha Trang và đặc biệt TP. HCM.
1


Tại thành phố, người ta có thể tìm thấy các loại cá cảnh biển là cá khoang cổ, cá
lon mây, cá mó, cá hoàng đế, cá bướm mỏm, cá chim, cá ngựa, san hô, hải quì, … tại
những khu vui chơi giải trí, một số quán cà phê và sự xuất hiện ngày càng nhiều các
cửa hàng chuyên kinh doanh cá cảnh biển đã làm cho thị trường cá cảnh tại thành phố
ngày càng sôi động. Không thật sự thuận lợi như các nơi khác như Hải Phòng, Nha
Trang nhưng thành phố có những điều kiện để có thể phát triển mạnh mẽ cá cảnh biển.
Bên cạnh đó, làm thế nào để nuôi dưỡng bể cá cảnh biển khỏe mạnh, kỹ thuật chăm
sóc san hô, hải quì vẫn là điều trăn trở của nhiều người chơi.
Với thực trạng trên, bước đầu khảo sát hoạt động kinh doanh các cửa hàng cá
cảnh biển ở TP. HCM là cần thiết, nhằm làm rõ về tình hình kinh doanh, những thuận
lợi và khó khăn trong kinh doanh cá cảnh biển và tìm hiểu về kĩ thuật nuôi trữ cá cảnh
biển.
Được sự phân công của khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm, dưới sự
hướng dẫn của Cô Lê Thị Bình, Cô Nguyễn Thị Bạch Mai, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài:
“ TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG KINH DOANH CÁ CẢNH BIỂN TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH VÀ KĨ THUẬT NUÔI TRỮ CÁ CẢNH BIỂN ”
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài bao gồm các mục tiêu sau:
Khảo sát tình hình hoạt động và kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh cá
cảnh biển ở TP. HCM năm 2008.
Tìm hiểu phương thức quản lý và các biện pháp kỹ thuật của các cửa hàng kinh
doanh cá cảnh biển ở TP. HCM.
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi trữ cá cảnh biển tại cơ sở nuôi trữ sinh vật ở Nha Trang.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược tình hình cá cảnh trên thế giới
Thị trường cá cảnh thế giới có thể chia thành 4 mảng: các loài cá nước ngọt
nhiệt đới (chiếm 80 - 90% giá trị); các loài cá nước mặn và nước lợ nhiệt đới; các loài
cá nước ngọt ôn đới, và các loài cá nước mặn và nước lợ ôn đới. Tổng cộng có khoảng
1.600 loài được bán buôn quốc tế, trong đó 750 loài cá nước ngọt (chủ yếu bán khoảng
30 - 35 loài cá cảnh). Các loài cá cảnh nước ngọt chính trên thị trường là cá bảy màu,
cá neon hoàng đế, cá hột lựu, cá kiếm, cá hacmôni, cá thần tiên, cá vàng, cá ngựa vằn
và cá dĩa. Khoảng 98% số loài có nguồn gốc nuôi, còn lại là đánh bắt từ tự nhiên. Với
các tiến bộ trong việc sinh sản nhân tạo, vận chuyển và nuôi bể, ngày càng có nhiều
loài cá được đưa ra thị trường. Các loài cá cảnh nước mặn hiện chiếm 20% trên thị
trường, quan trọng là cá khoang cổ, cá rô mang láng, cá rô biển, cá cờ, cá lon mây, cá
mó, cá thần tiên, cá bướm mỏm, cá chim, cá mặt quỷ, cá ong, cá nóc gai và cá ngựa.
Trên thị trường quốc tế, các loài cá rạn san hô được bán với giá 300 - 500 USD. Các
loài cá cảnh biển có giá trị xuất khẩu cao là cá hoàng đế (50 - 100 USD/con), cá ngựa
(30 - 40 USD/con).
Doanh thu cá cảnh hàng năm trên thị trường thế giới đạt trên 1 tỷ USD. Khoảng

1,5 tỷ cá cảnh bán lẻ mỗi năm với giá trị ít nhất đạt 6 tỷ USD. Toàn bộ ngành công
nghiệp cá cảnh, kể cả cung cấp phụ tùng, thiết bị, đạt giá trị khoảng 14 tỷ USD. Kim
ngạch xuất khẩu cá cảnh thế giới tăng từ 44,5 triệu USD năm 1982 lên 189,5 triệu
USD vào năm 2002. Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu cá cảnh thế giới của các
nước Châu Á chiếm 60%, trong đó Singapore chiếm 22%, Malaysia (9%), Indonesia
(7%), Philippin (3%), Xrilanca (3%), … Các nước xuất khẩu lớn khác là Cộng hòa Séc
(7%), Trung Quốc (chủ yếu là Hồng Kông: 5%), Mỹ (4%), Nhật Bản (4%), …

3


Giá trị nhập khẩu tăng từ 50 triệu USD năm 1982 lên tăng lên 234,2 triệu USD
năm 2002, cá cảnh nước ngọt chiếm 90% giá trị nhập khẩu. Thị trường EU hay Tây
Âu hiện là khối thị trường lớn nhất về nhập khẩu cá cảnh, với kim ngạch năm 2002 đạt
121,1 triệu USD, chiếm 51% tổng giá trị nhập khẩu thế giới. Các nước nhập khẩu
chính là Mỹ (16,9%), Nhật Bản (10,9%), Đức (10,4%), Anh (10,1%), Pháp (8,8%),
Singapore (4,8%), Italia (4,4%), Bỉ (4,3%), Hà Lan (4,3%), Trung Quốc (4,1%) và
Canada (2,8%). Xu hướng đáng chú ý là sự chuyển dịch các hoạt động xuất khẩu từ thị
trường Mỹ và Nhật Bản sang EU, từ nam bán cầu lên bắc bán cầu. Nguồn cung cấp
chuyển dịch từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển. Kinh nghiệm cho
thấy việc buôn bán cá cảnh luôn gắn liền với tình hình kinh tế của đất nước (Sở Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn TP. HCM, 2005).
Theo Trung tâm thông tin Khoa học Quốc gia (2005), hằng năm trên thế giới
tiêu thụ khoảng 35 triệu con cá cảnh biển, doanh thu đạt hơn 200 triệu USD. Các nước
xuất khẩu cá cảnh biển là Singapore, Indonesia, Philippines, Nhật Bản, ... Lợi nhuận
thu được từ việc kinh doanh cá cảnh biển là khổng lồ: 1 tấn cá kinh tế chỉ trị giá 6.000
USD thì 1 tấn cá cảnh biển lên đến 496.000 USD. Tuy nhiên, nguồn lợi của chúng đã
bắt đầu cạn kiệt và vì thế rất cần có giải pháp lâu dài để hạn chế tác động của con
người lên môi sinh, …
Do kỹ thuật nuôi cá cảnh biển ngày càng cải tiến, trang thiết bị hiện đại và hiệu

quả, phương tiện vận chuyển cá dễ dàng hơn trước đây nên nghề chơi cá cảnh biển
phát triển nhanh ở nhiều nước trên thế giới. Thế nhưng nguồn cá nuôi chủ yếu dựa
vào tự nhiên, chỉ có 2% cá cảnh biển được cho đẻ nhân tạo. Cá xuất bán thường được
khai thác ở các nước nhiệt đới, nơi có nhiều rạn san hô và phong phú về cá cảnh biển.
2.2 Hiện trạng của ngành cá cảnh Việt Nam hiện nay

[[[

Giới chuyên môn về cá cảnh quốc tế đánh giá Việt Nam là một trong ba khu
vực có cá cảnh đẹp nhất thế giới, và là một thị trường sôi động, đầy tiềm năng. Việt
Nam là vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế để nuôi cá cảnh xuất khẩu. Đặc biệt nguồn
nước tốt, khí hậu ấm áp, nguồn thức ăn dồi dào và đội ngũ nghệ nhân nước ta đông,
lành nghề, khéo tay rất thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển các loài cá cảnh nhiệt
4


đới. Nhiều chú cá cảnh mang thương hiệu Việt Nam đã từng đoạt giải cao trong các
cuộc tranh tài quốc tế, đặc biệt là cá dĩa.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay
hầu như các loại cá cảnh trên thế giới đều đã có ở Việt Nam với tổng số hơn 100 loài.
Hầu như cả nước đều có người nuôi cá cảnh, những trung tâm cá cảnh lớn là Quảng
Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu, … Nơi dẫn đầu trong
phong trào nuôi và kinh doanh cá cảnh vẫn là TP. HCM. Xuất khẩu cá cảnh ở nước ta
hiện đang phát triển mạnh, chiếm hơn 3% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản.
TP. HCM chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cá cảnh của cả nước với một số
loài phổ biến như cá bảy màu, cá dĩa, cá chép, cá thần tiên, ... (VietNamNet, 2006).
Cá cảnh mang thương hiệu VN đã hiện diện ở khá nhiều nước và vùng lãnh thổ
thuộc châu Âu, châu Á và châu Mỹ. EU là thị trường nhập khẩu cá cảnh lớn nhất của
VN. Năm 2004, giá trị kim ngạch xuất khẩu cá cảnh cả nước đạt 10 triệu USD. Hiện
nay, khu vực kinh doanh cá cảnh năng động nhất nước là TP. HCM, đạt kim ngạch 5

triệu USD. Chương trình phát triển cá cảnh quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2010 kim
ngạch xuất khẩu cá cảnh đạt 50 triệu USD. Sự phát triển của ngành cá cảnh Việt Nam
chưa xứng với tiềm năng hiện có (Việt Linh, 2007).

Bên cạnh cá cảnh nước ngọt thì cá cảnh biển đã được chú trọng nhiều hơn, các
loài cá cảnh biển không chỉ còn được khai thác ngoài tự nhiên để cung cấp cho thị
trường trong và ngoài nước mà còn có rất nhiều công trình nghiên cứu để sản xuất
giống. Ở Việt Nam trong những năm gần đây cũng bắt đầu nghề kinh doanh cá cảnh
biển, ước tính hằng năm thu về khoảng 4 triệu USD, trong đó cá cảnh biển chiếm
khoảng 10%, đây là một nguồn lợi khổng lồ cần có sự phát triển bền vững. Năm 2002,
các nhà khoa học thuộc Phòng Công nghệ Sinh học Nuôi trồng, Viện Hải dương học
Nha Trang đã thử nghiệm sinh sản nhân tạo thành công cá khoang cổ đỏ mà không có
sự hiện diện của hải quì (Khánh Ninh, 2007).

5


Đầu năm 2007, Viện Hải Dương học Nha Trang đã cho sinh sản nhân tạo thành
công gần 4.000 con cá khoang cổ và 3.000 con đã được thả trở lại vùng biển với mục
đích phục hồi nguồn lợi thủy sản và gần 1.000 con vừa được xuất sang Pháp. Đây thực
sự đã mở ra triển vọng mới cho sự phát triển nghề sản xuất giống cá cảnh biển ở miền
Trung Việt Nam (VietNamNet, 2007).
2.3 Hiện trạng kinh doanh cá cảnh ở thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian gần đây phong trào chơi cá cảnh phát triển khá rầm rộ trong dân cư.
Các cửa hàng bày bán cá cảnh rải rác ở khắp các quận huyện và nhiều chợ chuyên bán
cá cảnh phục vụ cho người chơi cá cảnh như: Lưu Xuân Tín (Quận 5), Nguyễn Thông
(Quận 3), khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Nghề nuôi cá cảnh ở TP. HCM phát triển
mạnh, tập trung tại các quận 8, 12, Gò Vấp, Bình Thạnh và huyện Củ Chi. Toàn thành
phố hiện có 276 cửa hàng kinh doanh cá cảnh, bình quân một cơ sở đạt doanh số 860
triệu đồng, thu lợi nhuận 356 triệu đồng/năm.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi TP. HCM (2008) cho
biết: Trong năm 2007, các cơ sở sản xuất và kinh doanh cá cảnh trên địa
bàn thành phố xuất khẩu 3,7 triệu con cá cảnh với trên 60 loài, đạt kim ngạch khoảng 4
triệu USD. Trong 5 tháng đầu năm 2008, sản lượng cá cảnh được kiểm dịch xuất khẩu
gần 1,75 triệu con, chủ yếu xuất sang thị trường châu Âu, Mỹ, Singapore, Đài Loan.
2.4 Một số điều kiện của thành phố Hồ Chí Minh
2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam Bộ, là vùng trọng điểm của các
khu công nghiệp các tỉnh phía Nam, là trung tâm thương mại lớn nhất Việt Nam, phía
Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Duơng, Tây Bắc giáp tỉnh Tây
Ninh, Tây Nam giáp tỉnh Long An- Tiền Giang, phía Nam giáp Biển Đông, Đông Nam
giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Với đường bờ biển dài khoảng 20 km, chạy theo hướng
Đông Nam. Đây là một điều kiện, một tiền đề cho ngành cá cảnh phát triển, mạng lưới
giao thông, vị trí thuận lợi và một thị truờng rộng lớn.
6


Diện tích tự nhiên của toàn thành phố là 2095, 01 km2, trong đó diện tích nội
thành là 442,13 km2 chiếm 21,1% và diện tích ngoại thành là 1652,88 km2 chiếm
78,89%.
Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 28,2oC. Điều kiện thời tiết
khí hậu nhiệt đới đã tạo ra một môi trường sống cá cảnh dễ thích nghi vì hầu hết các
loài cá cảnh đều có nguồn gốc nhiệt đới. Về tổ chức hành chính, hiện nay thành phố có
20 quận nội thành gồm quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp,
Tân Bình, Bình Tân, Tân Phú, Phú Nhuận, Thủ Đức và 5 huyện ngoại thành gồm: Củ
Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ với 238 phường và 65 xã.
2.4.2 Điều kiện kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm khoa học kỹ thuật thương mại lớn nhất cả
nước, mức sống của người dân thành phố được cải thiện theo sự phát triển kinh tế của
thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Giá trị tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn

thành phố tăng liên tục qua các năm từ 137.087 tỷ đồng (2005) lên 228.697 tỷ đồng
(2007). Qua đây cho thấy đời sống của người dân thành phố ngày càng được cải thiện
khi nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định. Điều này đã tăng nhu cầu vui chơi, thưởng
ngoạn của người dân thành phố và người chơi cá cảnh cũng không ngừng tăng lên.

Bảng 2.1: Tổng GDP qua các năm
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

GDP (tỷ đồng)
84.852
96.403
113.326
137.087
169.559
196.046
228.697

Tốc độ tăng (%)
9,5
10,2
11,4
11,6
12,2

12,2
12,6

(Thống kê qua các năm)

7


Cũng như tổng sản phẩm của TP. HCM, thu nhập bình quân đầu người của
người dân thành phố có xu hướng tăng dần liên tục qua các năm từ 15.840.645 đồng
(2001) lên 35.316.000 đồng (2007). Cuộc sống ngày càng ổn và khá giả, thu nhập
không ngừng tăng lên, đời sống vật chất của người dân được nâng lên rõ rệt, đời sống
tinh thần của người dân ở thành phố cũng ngày càng phong phú và sinh động hơn.
Bảng 2.2: GDP bình quân/người/ năm của người dân TP. HCM
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

GDP(đồng)
15.840.645
16.590.000
19.654.000
28.440.000
29.700.000
30.000.000

35.316.000
(Thống kê qua các năm)

Mức sống của người dân thành phố tăng dần, cuộc sống ngày càng đầy đủ, công
suất làm việc tăng lên. Chính vì thế họ muốn giảm bớt căng thẳng do áp lực công việc
thông qua thưởng thức và nuôi dưỡng sinh vật, trong đó cá cảnh được ưa chuộng nhất,
không chỉ là những giống cá nước ngọt quen thuộc mà hồ thủy sinh, cá cảnh biển cũng
được người chơi ưa thích.
2.4.3 Điều kiện xã hội
Theo điều tra của cục thống kê TP. HCM năm 2006 dân số thành phố là
6.424.519 người, trong đó tỉ lệ nam chiếm 47.97%, nữ chiếm 52,03%. Tuy nhiên có sự
phân bố không đồng đều giữa các quận nội thành chiếm 85.04% tổng dân số toàn
thành, là nơi thu hút một lượng lớn lao động toàn thành, ngoại thành chiếm 14,96 %.
Nội thành có hoạt động kinh tế diễn ra rất mạnh, thu hút nhiều dân cư và lao động.

8


Bảng 2.3: Dân số trung bình ở TP. HCM
2004
Khoảng mục
Tổng số
Nam
Nữ
Nội thành
Ngoại thành

Số người
6.424.519
3.081.804

3.342.715
5.463.481
961.038

2005
Tỷ lệ
(%)
100,0
47,97
52,03
85,04
14,96

Số người
6.239.938
2.996.516
3.243.422
5.314.898
925.040

2006
Tỷ lệ
(%)
100,0
48,02
51,98
85,18
14,82

Số người

6.424.519
3.081.804
3.342.715
5.463.481
961.038

Tỷ lệ
(%)
100,0
47,97
52,03
85,04
14,96

(Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2006)
Ở các quận nội thành, dân cư tập trung đông như quận 3 (40.482 người/km2),
quận 5 (44.794 người/km2), quận 4 (45.442 người/km2), quận 1 (25.973 người/km2).
Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng sẽ làm cho đời sống vật chất lẫn tinh thần của
người dân ngày càng được cải thiện đáng kể, nổi bật là thú chơi sinh vật cảnh.
Bảng 2.4: Dân số và mật độ dân số phân theo quận huyện

Dân số
(người)
Population
(person)

Mật độ số dân
(người/km2)
Population
density

(pers/sq.km)

2.095,01

6.424.519

3.067

259

494,01

5.387.338

10.905

Quận 1 - Dist. 1

10

7,73

200.768

25.973

Quận 2 - Dist. 2

11


49,74

130.189

2.617

Quận 3 - Dist. 3

14

4,92

199.172

40.482

Quận 4 - Dist. 4

15

4,18

189.948

45.442

Quận 5 - Dist. 5

15


4,27

191.258

44.791

Quận 6 - Dist. 6

14

7,19

248.82

34.606

Quận 7 - Dist. 7

10

35,69

176.341

4.941

Số phường,
xã (*)
Wards,
communes


Diện tích
(km2 )
Area
(sq.km)

Toàn thành - Whole city

322

Các quận - Urban districts

Địa điểm

9


Quận 8 - Dist. 8

16

19,18

373.086

19.452

Quận 9 - Dist. 9

13


114,00

214.345

1.880

Quận 10 - Dist. 10

15

5,72

238.799

41.748

Quận 11 - Dist. 11

16

5,14

227.22

44.206

Quận 12 - Dist. 12

11


52,78

306.922

5.815

Gò Vấp - Go Vap

16

19,74

496.905

25.172

Tân Bình - Tan Binh

15

22,38

387.681

17.323

Tân Phú - Tan Phu

11


16,06

376.855

23.465

Bình Thạnh - Binh Thanh

20

20,76

449.943

21.674

Phú Nhuận - Phu Nhuan

15

4,88

175.825

36.03

Thủ Đức - Thu Duc

12


47,76

356.088

7.456

Bình Tân - Binh Tan

10

51,89

447.173

8.618

Các huyện - Rural districts

63

1.601,00

1.037.181

648

Củ Chi - Cu Chi

21


434,50

309.648

713

Hóc Môn - Hoc Mon

12

109,18

254.598

2.332

Bình Chánh - Binh Chanh

16

252,69

330.605

1.308

Nhà Bè - Nha Be

7


100,41

74.945

746

Cần Giờ - Can Gio

7

704,22

67.385

96

(*) ở các quận gọi là phường, ở các huyện gọi là xã
(Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, 2006)

Đến năm 2007, dân số đạt khoảng 8,5 triệu người, điều này cho chúng ta thấy
rõ TP. HCM sẽ là một thị trường lớn cho nghề kinh doanh và người chơi cá cảnh. Ở
nội thành mức sống và thu nhập cũng cao hơn so với ngoại thành. Nội thành chiếm
một lượng dân lớn điều này sẽ thúc đẩy cho việc kinh doanh cá cảnh ngày càng khởi
sắc vì hầu hết các cửa hàng lớn, kinh doanh cá cảnh ngoại nhập, cá nội địa hình dáng
đẹp tập trung các quận nội thành.

10



2.5 Một số vùng biển phong phú cá cảnh biển tại Việt Nam
Biển VN nằm ở Thái Bình Dương và vịnh Thái Lan nên chủng loại cá cũng rất
phong phú. Vùng biển miền Trung từ Đà Nẵng đến Bình Thuận vốn nhiều san hô nên
có rất nhiều loài cá cảnh biển sinh sống, … Đây là nguồn lợi sinh vật rất quý có thể
khai thác hạn định để phục vụ mục đích của con người. Các vùng rạn san hô còn có
tiềm năng bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn giống hải sản tự nhiên cho nghề khai
thác và nuôi trồng hải sản trên biển.
Năm 2005, Nguyễn Hữu Phụng cùng các cộng tác viên khác đã kiểm kê được
635 loài cá sống ở rạn san hô với 62 họ, trong đó có bốn họ đông nhất: họ cá thia
(Pomacentridae) với 91 loài, họ cá bàng chài (Labridae) với 72 loài, họ cá bướm
(Chaetodontidae) với 49 loài và họ cá mó (Scaridae) với 41 loài. Riêng vùng biển Nha
Trang, qua khảo sát các nhà khoa học ghi nhận đây là vùng biển có cá rạn san hô rất đa
dạng ở Việt Nam với 398 loài. Hai khu vực tập trung nhiều loài cá nhờ rạn san hô còn
nguyên trạng là Hòn Mun và Hòn Gốm (vịnh Văn Phong).
Quần đảo Trường Sa ở ngoài khơi biển Khánh Hòa cũng là vùng biển nhiều rạn
san hô. Năm 1994, báo cáo về khảo sát biển Trường Sa của Nguyễn Hữu Phụng cho
biết ở đây có 219 loài thuộc 44 họ, trong đó có 159 loài đặc hữu. Cũng qua nghiên cứu
cho thấy các loài cá quí hiếm như: mao tiên, bàng chài, hóa chuột, thia, …. rất được ưa
chuộng ở các nước Philippines, Indonesia, Úc, ... đều có ở Việt Nam (Khuê Việt
Trường, 2005).
Với tất cả những điều kiện thuận lợi trên, Nha Trang được xem là vựa cá cảnh
biển lớn nhất cả nước, phong phú về số lượng và đa dạng chủng loại; cung cấp cho thị
trường cá cảnh biển tại Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, ... và xuất khẩu
sang một số nước như Mỹ, Nhật, Đức, … Điều này đã mang lại doanh thu không nhỏ
cho tỉnh Khánh Hòa và tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân vùng biển. Ngoài ra,
còn phải kể đến một số nơi nổi tiếng về cá cảnh biển bao gồm các vùng biển Đảo Phú
Quốc (Kiên Giang), cù lao Chàm (Quảng Nam), cù lao Cau (Bình Thuận).

11



San hô Phú Quốc phân bố từ Bắc đến Nam đảo, với tổng diện tích là 473,9 ha,
trong đó tập trung chủ yếu ở Nam Quần đảo An Thới với diện tích 362,2 ha
(chiếm 76%), lớn nhất thuộc Hòn Thơm diện tích 44 ha và Hòn Vang 39 ha. San hô
Phú Quốc đa dạng với 260 loài (252 loài san hô cứng và 8 loài san hô mềm) thuộc 49
giống của 14 họ, trong đó các giống chiếm ưu thế Porites, Acropora, Montipora,
Pavona, Echinopora, Diploastrea, …. Trong sinh quần san hô Phú Quốc, cá rạn san
hô đóng vai trò rất quan trọng, với 152 loài thuộc 71 giống của 31 họ, trong đó họ cá
thia (Pomacentridae): 30 loài, họ cá bàng chài (Labridae): 21 loài, họ cá mú
(Serranidae): 13 loài, họ cá mó (Scaridae): 11 loài, họ cá sơn (Apogonidae): 9 loài, họ
cá dìa (Siganidae) và họ cá đổng (Nemipteridae) mỗi họ có 8 loài, họ cá hồng
(Lutjanidae): 7 loài, họ cá miền (Caesionidae): 6 loài, … Mật số trung bình 418,3 ±
190,1 cá thể/100 m2. Đặc biệt nhóm cá cảnh (giá trị kinh tế cao) hiện diện trên rạn với
mật độ tương đối cao: họ cá thia mật độ trung bình 317,9 ± 169,9 con/100 m2, trong đó
cá thia đuôi dài Chromis ternatensi, Chromis sp. 1 và Chromis sp. 2 chiếm ưu thế.
Tiếp đến là họ cá bàng chài 33,8 ± 18,2 con/100m2, họ cá bướm 23,6 ± 8,4 con/100m2.
Đã xác định trong vùng san hô Phú Quốc có 48 loài động vật thân mềm (Mollusca)
thuộc 3 lớp: lớp chân bụng Gastropoda với 25 loài, lớp hai mảnh vỏ Bivalvia có 22
loài và lớp song kinh Polyplacophora có 1 loài. Động vật da gai bước đầu đã xác định
có 25 loài thuộc 3 lớp: lớp hải sâm có giá trị kinh tế cao với 18 loài, lớp Sao Biển 4
loài và lớp cầu gai 3 loài, … (Nguyễn Xuân Niệm, 2006).
Cù lao Chàm thuộc tỉnh Quảng Nam, đây là khu bảo tồn biển thứ hai của Việt
Nam với sự đa dạng về nguồn tài nguyên biển, đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô, thảm
cỏ biển và rong biển. Cù lao Chàm có hệ sinh thái rạn san hô rất phong phú, với
khoảng 282 loài san hô, phân bố trong 125 ha; trong đó trên 261 loài san hô cứng, 15
loài san hô mềm, 3 loài thủy tức san hô, 1 loài san hô xanh và 2 loài san hô gai. Kết
quả khảo sát cho thấy, diện tích rong cỏ biển tại cù lao Chàm vào khoảng 500 hecta, với

4 loài cỏ biển và 47 loài rong biển. Trong các rạn san hô tại cù lao Chàm, đã phát hiện
có khoảng 200 loài cá rạn thuộc 85 giống, 36 họ. Trong đó, họ cá thia (Pomacentridae)

- 39 loài, cá bàng chài (Labridae) - 33 loài và họ cá bướm (Chaetodontidae) - 19 loài.
Một số họ cá phổ biến khác như cá đuối gai (Acanthuridae) - 12 loài, cá mó (Scaridae)
12


×