Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ SÂU THUỘC NHÓM KÍCH THÍCH HORMON LỘT XÁC CÔN TRÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA THỦY SẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ THUỐC
TRỪ SÂU THUỘC NHÓM KÍCH THÍCH HORMON LỘT XÁC
CÔN TRÙNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Sinh viên thực hiện: ĐINH THỊ THÙY TRANG
Ngành

: Nuôi trồng thủy sản

Chuyên ngành

: Ngư y

Niên khóa

: 2004 – 2008

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2008


KHẢO SÁT KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG CỦA MỘT SỐ THUỐC TRỪ
SÂU THUỘC NHÓM KÍCH THÍCH HORMON LỘT XÁC CÔN TRÙNG
TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN


Thực hiện bởi

ĐINH THỊ THÙY TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Th.s PHẠM VĂN NHỎ

Tháng 9 năm 2008
i


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát khả năng ứng dụng của một số thuốc trừ sâu thuộc nhóm kích
thích hormon lột xác côn trùng trong nuôi trồng thủy sản” được thực hiện từ ngày
19/5/2008 đến ngày 19/8/2008 tại trại thực nghiệm thủy sản trường Đại học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh.
Khảo sát độc tính và ứng dụng của ba hợp chất Mimic 20F, Phares 50SC và
Prodigy 23F chúng tôi có một số kết quả sau:
LC50 sau 24 giờ của ba loại thuốc trừ sâu trên cá và tép rất cao:
- LC50 của Mimic 20F trên tép là 126,85 ppm; trên cá là 2166,7 ppm
- LC50 của Phares 50SC trên tép 296,45 ppm; trên cá là 295,45 ppm
- LC50 của Prodigy 23F trên tép là 214,7 ppm; trên cá là 1554,85 ppm
Nồng độ thuốc diệt ấu trùng chuồn chuồn từ 20 ppm (Phares 50SC) đến 50 ppm
(Mimic 20F), đối với Prodigy 23F nồng độ thuốc là 25 ppm.
Qua quá trình thí nghiệm để đánh giá tác hại của ấu trùng chuồn chuồn đối với
ao ương cá bột, chúng tôi thấy rằng ấu trùng chuồn chuồn là một địch hại rất nguy

hiểm, một con ấu trùng có thể gây hại từ 10 – 23 con cá tra bột trong vòng 24 giờ.
Các chất này dường như có tác động gây kích thích lột xác trên tép bò ở nồng
độ 0,05 – 1 ppm.

ii


CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
 Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ
nhiệm khoa Thủy Sản cùng tất cả quý Thầy Cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt quá trình học tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:


Ths. Phạm Văn Nhỏ, người Thầy kính mến đã nhiệt tình giúp đỡ, truyền đạt nhiều

kiến thức quý báu để tôi hoàn thành đề tài

 Con xin cảm ơn Ba Mẹ và anh chị đã không ngại khó khăn, vất vả và đã hết
lòng quan tâm động viên và tạo mọi điều kiện trong suốt thời gian con đi học, và dạy
dỗ con trưởng thành
 Tôi xin cảm ơn bạn bè thân yêu của lớp Ngư y 30 đã chia sẻ cùng tôi những vui
buồn trong thời gian học cũng như hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong thời
gian thực tập.
 Xin cảm ơn các bạn lớp Nuôi trồng 30 thực tập tại trại thực nghiệm thủy sản
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã động viên cũng như giúp đỡ
tôi trong quá trình làm đề tài
Tp Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 05 năm 2008.
Đinh Thị Thùy Trang


iii


MỤC LỤC
Đề Mục

Trang

Trang tựa

i

Tóm tắt

ii

Cảm tạ

iii

Mục lục

iv

Danh sách hình ảnh

vi

Danh sách bảng biểu và đồ thị


vii

Chương I MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt Vấn Đề

1

1.2 Mục Tiêu Đề Tài

2

Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

2.1 Giới Thiệu Về Thuốc Trừ Sâu

3

2.1.1 Giới thiệu nhóm thuốc ức chế quá trình lột xác của côn trùng

3

2.1.2 Nhóm chất kích thích hormone lột xác côn trùng fenozide

5


2.2 Vài Nét Về Chuồn Chuồn

9

2.2.1 Phân loại

11

2.2.2 Vòng đời của chuồn chuồn

13

2.2.3 Cấu trúc của ấu trùng chuồn chuồn

15

2.2.4 Đặc điểm sinh học của ấu trùng chuồn chuồn

19

2.3 Một Vài Thông Tin Về Các Đối Tượng Thử Nghiệm

20

2.3.1 Thuốc sử dụng

20

2.3.2 Đối tượng thử nghiệm


23

Chương III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

27

3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu

27

3.1.1 Thời gian

27

3.1.2 Địa điểm

27

3.2 Vật Liệu Và Trang Thiết Bị Dùng Trong Nghiên Cứu

27

3.2.1 Đối tượng nghiên cứu

27

3.2.2 Vật liệu và trang thiết bị

27
iv



3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu

28

3.3.1 Thí nghiệm tìm LC50

28

3.3.2 Thí nghiệm về tác hại của ấu trùng chuồn chuồn

28

3.3.3 Thí nghiệm về khả năng diệt ấu trùng chuồn chuồn của thuốc

29

3.3.4 Thí nghiệm về khả năng kích thích lột xác trên tép bò

29

3.3.5 Phương pháp phân tích số liệu

29

Chương IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN

30


4.1 Độc Tính Đối Với Động Vật Thủy Sản

30

4.2 Tác Hại Của Ấu Trùng Chuồn Chuồn Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

33

4.3 Khả Năng Diệt Ấu Trùng Chuồn Chuồn Của Thuốc

36

4.4 Khả Năng Kích Thích Lột Xác Trên Tép

37

Chương V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

38

5.1 Kết Luận

38

5.2 Đề Nghị

38

TÀI LIỆU THAM KHẨO


39

PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH HÌNH ẢNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Chuồn chuồn Brachydiplax denticauda

9

Hình 2.2 Một số loài chuồn chuồn

10

Hình 2.3 Vòng đời của chuồn chuồn

13

Hình 2.4 Xanthocnemis zealandica đang đẻ trứng

14

Hình 2.5 Vỏ của ấu trùng chuồn chuồn sau khi lột xác

14

Hình 2.6 Ấu trùng chuồn chuồn


15

Hình 2.7 Cấu trúc của ấu trùng chuồn chuồn

17

Hình 2.8 Các dạng ấu trùng chuồn chuồn

18

Hình 2.9 Thuốc Phares 50SC

20

Hình 2.10 Thuốc Prodigy 23F

21

Hình 2.11 Thuốc Mimic 20F

22

Hình 2.12 Cá lóc con

24

Hình 2.13 Cá tra

25


Hình 4.1 Bố trí tép bò trong hũ nhựa để tìm LC50 sau 24 giờ

30

Hình 4.2 Bố trí cá trong hũ nhựa để tìm LC50 sau 24 giờ

32

Hình 4.4 Bố trí cá tra bột và ấu trùng chuồn chuồn để theo dõi tỉ lệ sống của cá sau
3, 6, 12, 24 giờ

33

vi


DANH SÁCH BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Bảng
Bảng 4.1 Đồ thị tỷ lệ cá và tép chết (%) sau khi dùng thuốc 24 giờ

31

Bảng 4.2 Kết quả kiểm tra độc tính của các loại hóa chất đối với tép bò

31

Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra độc tính của các loại hóa chất đối với cá lóc

32


Bảng 4.4 Số cá tra bột (3 – 5 ngày tuổi) bị hại bởi ấu trùng chuồn chuồn

34

Bảng 4.5 Nồng độ diệt ấu trùng chuồn chuồn sau 24 giờ

36

Đồ thị
Đồ thị 4.1 Tỷ lệ cá tra bột còn sống (%) khi cho ấu trùng chuồn chuồn
vào sau 24 giờ

35

vii


Chương I
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Trong nuôi trồng thủy sản vấn đề con giống là một nhân tố rất quan trọng, góp
phần không nhỏ vào sự thành công hay thất bại của người nuôi. Bên cạnh những yếu
tố như: con giống khỏe, chất lượng tốt, ít nhiễm bệnh thì vấn đề địch hại cũng là mối
quan tâm hàng đầu.
Bên cạnh các loài như bắp cày, nòng nọc, bọ gạo, … ấu trùng chuồn chuồn
cũng là một địch hại nguy hiểm, gây tác hại rất nghiêm trọng đến việc đảm bảo số
lượng đàn giống, do đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của người nuôi.
Bản thân người ương cá cũng nhìn thấy tác hại của ấu trùng chuồn chuồn và cũng tìm
nhiều phương pháp để diệt như: dùng vợt bắt tay, sử dụng dầu lửa,… Nếu ao có nhiều
ấu trùng chuồn chuồn thì ngưng thả cá hoặc cải tạo ao lại và sử dụng thuốc sát trùng để

diệt, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến đợt sản xuất. Nếu ao đã thả cá bột thì người nuôi
chấp nhận biện pháp bắt bằng tay đồng thời chịu thiệt hại vì ấu trùng nhiều trong ao sẽ
làm giảm tỷ lệ sống của cá.
Do những biện pháp trên không mang lại hiệu quả mong muốn nên một vấn đề
được đặt ra là phải tìm ra biện pháp thật hiệu quả và an toàn để diệt ấu trùng chuồn
chuồn trong ao nuôi, hạn chế việc giảm số lượng đàn cá giống nhằm tăng hiệu quả
kinh tế cho người nuôi.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự cho phép của Khoa thủy sản trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát
khả năng ứng dụng của một số thuốc trừ sâu thuộc nhóm kích thích hormon lột xác
côn trùng trong nuôi trồng thủy sản”

1


1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Tìm hiểu độc tính của một số thuốc kích thích điều hòa sinh trưởng côn trùng
(IGR), ở đây sử dụng nhóm fenozide có trong một số thuốc trừ sâu như Mimic 20F,
Phares 50SC, Prodigy 23F.
Tìm hiểu tác hại của ấu trùng chuồn chuồn trong nuôi trồng thủy sản.
Tìm hiểu khả năng kích thích lột xác của nhóm chất fenozide.
Thử nghiệm khả năng diệt ấu trùng chuồn chuồn của nhóm fenozide.

2


Chương II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới Thiệu Về Thuốc Trừ Sâu
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng

hợp hóa học dùng để phòng và trừ sâu, bệnh, cỏ dại, … hại cây trồng và nông sản.
Thuốc bảo vệ thực vật gồm nhiều nhóm khác nhau, gọi theo tên nhóm sinh vật gây hại,
như thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ chuột, … Trong đó nhóm thuốc trừ sâu
(insecticide) dùng để trừ côn trùng gây hại, sau khi thuốc xâm nhập và cơ thể sâu có
thể diệt sâu bằng nhiều cách: tác động lên hệ thần kinh, ức chế chuyển hóa năng lượng
trong quá trình trao đổi chất, ức chế quá trình lột xác của côn trùng, hormon trẻ, triệt
sản, thuốc vi sinh trừ sâu.
Theo Frederick (1981), tính độc cao đối với côn trùng được xem là đặc tính
quan trọng của thuốc trừ sâu, thuốc trừ sâu có các chất hóa học càng độc thì càng có
hiệu quả, độ độc của thuốc trừ sâu phụ thuộc vào cấu trúc hóa học, độ hòa tan và độ
bền vững của chúng trong môi trường (Nguyen Thanh Tam, 2008).
Thuốc trừ sâu và hóa chất độc có tác động mạnh lên cá như làm giảm tốc độ
tăng trưởng, sinh sản hoặc làm chết cá. Một lượng nhỏ thuốc trừ sâu cũng có thể rất
độc đối với giai đoạn ấu trùng và ấu niên của nhiều loài giáp xác, đặc biệt là ở giai
đoạn lột xác (Buchanan et al., 1970; Nguyen Thanh Tam, 2008).
2.1.1 Giới thiệu nhóm thuốc ức chế quá trình lột xác của côn trùng
Các loại thuốc có cơ chế ức chế quá trình sinh trưởng và phát triển côn trùng
còn được gọi là thuốc điều hòa sinh trưởng côn trùng (Insect growth regulator, viết tắt
là IGR) được sử dụng từ những năm 80 để trừ sâu kháng thuốc lân, clo, cacbamat và
pythrethroit. Tuy nhiên hiện tượng sâu kháng thuốc IGR cũng phát triển nhanh (Trần
Quang Hùng, 1999).
3


Theo Bùi Cách Tuyến và ctv. (2005) nhóm thuốc IGR có đặc điểm:
IGR gây hiệu lực chậm nhưng kéo dài, nhiều hợp chất chỉ có tác dụng đối với
pha ấu trùng hoặc ấu trùng, nhộng, trứng mà không có hiệu lực trực tiếp đối với pha
trưởng thành .
IGR tác dụng chọn lọc cao, ít gây hại ký sinh có ích, ít độc đối với người, động
vật máu nóng và môi sinh.

Thuốc tác động qua tiếp xúc, đường tiêu hóa và nội hấp.
Các hợp chất IGR:
Buprofezin (C16H23N3OS): ức chế tổng hợp kitin, phá vỡ thế cân bằng sinh học
hormone ecdizon, diệt trừ ấu trùng và gây tác động trưởng thành đẻ trứng ung.Thuộc
nhóm độc III. Thuốc độc với cá, không độc đối với ong mật.
Chlorfluazuron (C20H9Cl3F5N3O3): ức chế tổng hợp kitin. Ấu trùng, nhộng bị tử
vong do không xảy ra quá trình lột xác. Nhóm độc III. Thuốc rất ít độc đối với cá và
ong mật.
Cyromazin (C6H10N6): thuốc tác động tiếp xúc, ức chế lột xác của ấu trùng và
nhộng. Thuộc nhóm độc III. Rất ít độc đối với cá và ong mật.
Diflubenzuron (C14H9ClF2N2O2): ức chế sự lột xác của côn trùng và gây tác
động làm sâu trưởng thành đẻ trứng không có khả năng nở ấu trùng. Thuộc nhóm độc
III. Thuốc độc với cá không độc với ong mật.
Flufenoxuron (C21H11ClF6N2O3): ức chế côn trùng lột xác, pha trưởng thành đẻ
trứng ung. Nhóm độc III. Ít độc đối với ong mật, cá.
Teflubenzuron (C14H6Cl2F4N2O2): ức chế lột xác côn trùng. Nhóm độc IV.
Triflumuron (C15H10ClF3N2O3): ức chế lột xác côn trùng. Nhóm độc IV. Thuốc
không độc đối với cá và ong mật, …
4


2.1.2 Nhóm chất kích thích hormone lột xác côn trùng - fenozide
Nhóm này gồm có 4 chất: chromafenozide, halofenozide, methoxyfenozide và
tebufenozide được phát hiện ra cách đây hơn 10 năm.
2.1.2.1 Chromafenozide
Tên thương mại: RH - 5849
Tên IUPAC: 2’-tert-butyl-5-methyl-2’-(3,5-xyloyl)-chromane-6-hydratcarbon
Tên thông thường: 3,4-dihydro-5-methyl-2H-1-benzopyran-6-carboxylic acid 2(3,5-dimethylbenzoyl)-2-(1,1-dimethylethyl)hydrazide
Công thức cấu tạo:


Công thức phân tử: C24H3ON2O3
Trọng lượng phân tử: 394,51
Trạng thái vật lý: bột đặc trắng
Điểm tan chảy: 186,40C
Hòa tan được (g/L, 200C): Toluen: 0,32; Dichloromethane: > 336, Axeton: 186,
Axetat ethyl: 50,6; Ethanol: 173, Diisopropylether: 0,35; nước: 1,12 mg/L
(Nguồn: />5


Nhóm độc III, LD50 qua miệng 5000 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Ít độc
đối với cá (LC50 với cá chép là 50 mg/kg trong 96 giờ)
Là thuốc điều tiết sinh trưởng côn trùng, làm quá trình lột xác của sâu non
không hoàn chỉnh dẫn đến chết. Tác động tiếp xúc và vị độc, hiệu quả chủ yếu đối với
sâu non bộ cánh vảy (Bùi Cách Tuyến và ctv., 2005)
2.1.2.2 Halofenozide
Tên thương mại: RH - 0345
Tên IUPAC: N-tert-butyl-N’-(4-chlorobenzoyl) benzohyrazide
Tên thông thường: 4-chlorobenzoic acid 2-benzoyl-2-(1,1-dimethylethyl)
hyrazide
Công thức cấu tạo:

Công thức phân tử: C18H19ClN2O2
Thuộc nhóm độc III. Ức chế hoạt tính hormone ecdizon, là loại thuốc nội hấp,
vị độc, dùng trừ nhiều loại sâu thuộc bộ cánh phấn, cánh cứng hại hoa, cây cảnh (Bùi
Cách Tuyến và ctv., 2005).

6


2.1.2.3 Methoxyfenozide

Tên thương mại: RH-2485, RH-112485
Tên IUPAC: N-tert-butyl-N’-(3-methoxy-o-Toluoyl)- 3,5 -xylohydrazide
Tên thông thường: 3-methoxy-2-methylbenzoic acid 2-(3,5-dimethylbenzoyl)2-(1,1-dimethylethyl) hydrazide
Công thức cấu tạo:

Công thức phân tử: C22H28N2O3
Trọng lượng phân tử: 368,47
Tan chảy: 206 - 2080C
Tính hòa tan: nước 3,3 mg/L
(Nguồn: />Tính chất: thuốc điều tiết sinh trưởng côn trùng. Nhóm độc III, LD50 qua
miệng > 5000 mg/kg, LD50 qua da > 2000 mg/kg. Ít độc đối với cá và ong. Khác với
các thuốc IGR ức chế lột xác, methoxyfenozide kích thích sự lột xác sớm của côn
trùng (tương tự chất 20 – hydro xyecdizon) làm sâu không được da che chở nên bị mất
nước và chết.
7


Tác động vị độc, tiếp xúc qua nội hấp và rễ cây. Chủ yếu tác dụng đối với sâu
non bộ cánh vảy, có thể làm ung trứng (Bùi Cách Tuyến và ctv., 2005).
2.1.2.4 Tebufenozide
Tên thương mại: RH - 5992
Tên IUPAC: N-tert-butyl-N’-(4-ethylbenzoyl)-3,5-dimethlbenzohydrazide
Tên thông thường:
3,5-dimethylbenzoic acid 1-(1,1-dimethylethyl)-2-(4-ethylbenzoyl) hydrazide
Công thức cấu tạo:

Công thức phân tử: C22H28N2O2
Trọng lựợng phân tử: 352,48
Trạng thái vật lý: bột trắng
Điểm tan chảy: 191 - 191,50C

Rất ít tan trong nước (0,83 ppm)
Thuộc nhóm độc III, LD50 qua miệng > 5000 mg/kg, LD50 qua da > 5000
mg/kg. Ít độc đối với cá và ong mật. Tác động tiếp xúc, vị độc, chủ yếu trừ sâu non bộ
cánh vảy

8


Là loại thuốc điều tiết sinh trưởng côn trùng, ức chế hoạt tính của men ecdizon,
không tạo được chất kitin, sâu non không lột xác được mà chết.
(Nguồn: )
2.2 Vài Nét Về Chuồn Chuồn

Hình 2.1 Chuồn chuồn Brachydiplax denticauda
(Nguồn: />Dựa trên các hoá thạch, các nhà nghiên cứu cho rằng chuồn chuồn đã xuất hiện
cách đây khoảng 285 triệu năm và trên thế giới hiện có khoảng 6500 loài trong hơn
500 giống (John W.H.Trueman và Richard J.Rowe, 2001), bộ Odonata (chuồn chuồn),
chỉ đứng sau Trichoptera, là bộ côn trùng lớn thứ hai có giai đoạn sống bắt buộc trong
nước trong lịch sử đời sống (Nguồn: />Chuồn chuồn là nhóm rất nguyên thủy và cổ xưa. Các cánh hóa thạch của các
họ còn đến hiện nay được biết từ kỷ Trias. Nhóm Prodonata khổng lồ bay lượn trong
kỷ Carbon. Ngày nay người ta phân biệt ra hai bộ phụ, Anisoptera (cánh không bằng
nhau) hoăc chuồn chuồn thực và Zygoptera (cánh bằng nhau), thường gọi là chuồn
chuồn kim. Hai loài còn sót lại thuộc giống Epiophlebia thuộc vùng Himalaya và Nhật
9


Bản, trước đây được xếp chung vào bộ phụ cổ Anisozygoptera, hiện nay được xếp vào
bộ phụ Anisoptera.
Các ấu trùng sống thứ cấp trên cạn rất hiếm. Giống như nhiều nhóm động vật
không xương sống khác, chúng đặc biệt đa dạng ở các vùng nhiệt đới.


Hình 2.2 Một số loài chuồn chuồn
(Nguồn: />10


Tất cả các loài chuồn chuồn đều thuộc nhóm săn mồi, kể cả ấu trùng lẫn các cá
thể trưởng thành. Hiện diện gần đỉnh trong chuỗi thức ăn, phần lớn chúng là những
con tương đối lớn và hiện diện với mật độ vừa phải. Chúng có tầm quan trọng không
lớn về mặt kinh tế. Đôi khi ở vùng Đông Nam Á chúng cũng được sử dụng làm thức
ăn và ấu trùng của chuồn chuồn bị cho là làm lan truyền các kí sinh của sán lá
Trematoda.
Tuy nhiên, có lẽ điều quan trọng nhất là chuồn chuồn thuộc nhóm động vật vô
cùng lý thú về tập tính, sinh thái và địa lý động vật học. Chúng cũng có tiềm năng
đáng kể dùng làm các sinh vật chỉ thị cho sự xáo trộn môi trường sau phá rừng và ô
nhiễm. Điều này bao hàm cả hai giai đoạn trong đời sống của chúng, một số nhóm dễ
thu mẫu hơn ở dạng ấu trùng, một số khác dễ thu mẫu hơn ở dạng trưởng thành.
2.2.1 Phân loại
Zygoptera


Hemiphlebioidea






Hemiphlebiidae

Coenagrionoidea



Coenagrionidae



Isostictidae



Platycnemididae



Platystictidae



Protoneuridae



Pseudostigmatidae

Lestoidea


Lestidae




Lestoideidae



Megapodagrionidae



Perilestidae



Pseudolestidae



Synlestidae
11




Calopterygoidea


Amphyipterygidae




Calopterygidae



Chlorocyphidae



Dicteriastidae



Euphaeidae



Polythoridae

Anisozygoptera


Epiophlebiidae

Anisoptera




Aeshnoidea



Aeshnidae



Gomphidae



Neopetaliidae



Petaluridae

Cordulegastroidea




Cordulegastridae

Libelluloidea


Corduliidae



Libellulidae


(Watson and O'Farrell, 1991, trích bởi John W.H.Trueman và Richard J.Rowe, 2001)
(Nguồn: />
12


2.2.2 Vòng đời của chuồn chuồn

Con trưởng thành
Con trưởng thành
đẻ trứng

Ấu trùng
Hình 2.3 Vòng đời của chuồn chuồn
(Nguồn: />Quá trình giao phối của chuồn chuồn rất phức tạp. Thời gian giao phối của
chuồn chuồn có thể kéo dài trong vài giây hay vài giờ, tuỳ thuộc vào từng loài. Chuồn
chuồn cái có thể đẻ trứng ngay lập tức hoặc sau đó vài giờ hay vài ngày. Nếu đẻ trứng
ngay lập tức, nó có thể phải làm việc đó một mình trong khi con đực còn dính vào cơ
thể nó hoặc bay gần để bảo vệ cho nó.
(Nguồn: />Việc lựa chọn môi trường sống là hoạt động của các cá thể trưởng thành và phải
thõa mãn được tất cả các giai đoạn trong chu trình sống. Các con cái đôi khi chọn địa
điểm đẻ trứng rất cẩn thận, ví dụ các loài thuộc giống Pericnemis (Coenagrionidae) chỉ
đẻ trứng trong các hốc cây có nước, kể cả các lá ốp, các lỗ cây mục và các gốc tre. Các
loài khác, đáng chú ý là giống Orthetrum (Libellulidae), ít đặc thù hơn và đẻ trứng ở
nhiều địa điểm khác nhau tại các vùng nước tĩnh hoặc nước chảy chậm.
13


Hình 2.4 Xanthocnemis zealandica đang đẻ trứng
(Ảnh: R.J. Rowe, 1997)

(Nguồn: />Phần lớn chu trình sống của Odonata ở dạng ấu trùng trong môi trường nước và
chính trong giai đoạn này chúng ta thấy sự đa dạng nhất về hình dạng. Thời gian để
cho trứng nở thay đổi từ vài ngày cho đến vài tháng, tùy thuộc vào vĩ độ và loài. Trứng
chuồn chuồn sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng của chúng có thể chịu được những biến
động lớn các điều kiện môi trường như: nhiệt độ, hàm lượng oxy, pH, …

Hình 2.5 Vỏ của ấu trùng chuồn chuồn sau khi lột xác
(Nguồn: />14


Giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của ấu trùng được gọi là tiền ấu
trùng. Trong giai đoạn này ấu trùng được bao bọc hoàn toàn trong một túi cutin, có lẽ
là để bảo vệ nó khi thoát ra khỏi vỏ trứng hoặc các vật liệu thực vật. Khoảng thời gian
của giai đoạn này trước khi loại bỏ lớp cutin rất ngắn, thường dưới một phút, tuy nhiên
có thể kéo dài hơn nếu quá trình nở diễn ra ngoài nước.
Ấu trùng non sau đó phải trải qua 8 đến 15 lần lột xác trước khi rời khỏi môi
trường nước và nở thành con trưởng thành.Với mỗi lần lột xác liên tiếp nhau sau các
giai đoạn tuổi đầu tiên, bao cánh phát triển lớn lên tương ứng và sự phát triển của
chúng là một sự chỉ dẫn cho sự thành thục. Quá trình biến thái, bao gồm việc hấp thu
các mô của ấu trùng và phát triển các ấu trùng của con trưởng thành, diễn ra trong bộ
xương ngoài của ấu trùng tuổi cuối cùng. Ở ấu trùng không có giai đoạn nhộng, và
chúng sẽ ở trong môi trường nước cho đến khi cơ thể phát triển đầy đủ. Khi đó, chuồn
chuồn sẽ rời môi trường nước và lên sống ở trên cạn.
(Nguồn: />2.2.3 Cấu trúc của ấu trùng chuồn chuồn

Hình 2.6 Ấu trùng chuồn chuồn
(Nguồn: />15


Ấu trùng trông “mập mạp” hơn nhiều so với con trưởng thành, và không có

cánh. Ở cả hai bộ phụ, đầu gắn chặt vào ngực và cử động hạn chế. Mắt tương đối nhỏ
và không bao giờ chạm nhau. Đằng sau mắt là các thùy sau mắt, thường có kích thước
lớn, với hình dạng và kiểu khá có ích cho việc nhận diện loài.
Râu thường có 3 - 7 đốt và có nhiều hình dạng khác nhau. Ví dụ, đốt thứ nhất ở
ấu trùng của họ Calopterygidae có thể dài bằng cả sáu đốt kia cộng lại; ở họ
Gomphidae, râu chỉ có 4 đốt ngắn và rộng.
Tất cả các ấu trùng chuồn chuồn đều có mảnh môi dưới có bản lề, có thể cầm
nắm được, là điểm đặc trưng chỉ có ở bộ này. Mảnh môi dưới này được phóng ra rất
nhanh nhờ áp lực thủy tĩnh và được dùng để bắt mồi. Nó bao gồm phần dưới cằm và
trước cằm ở cả hai phía của phần khớp có bản lề và một cặp mảnh môi sờ, mỗi cái có
một móc cử động được. Cấu trúc và hình dạng của cơ quan này, cùng với số lượng và
cách sắp xếp các lông cứng trên phần trước cằm và mảnh môi sờ đặc biệt hữu ích trong
việc định danh.
Ngực có các chân, bao gồm phần ngực trước và ngực giữa sau. Phần ngực trước
có thể có các gờ nổi hai bên, được gọi là giáp trên háng, là các cấu trúc thường được
sử dụng để nhận diện ấu trùng của họ Aeshnidae. Ở phía lưng có bốn bao cánh xuất
hiện sau lần lột xác thứ ba hoặc thứ tư, và gia tăng kích thước nhanh chóng theo mức
độ thành thục. Phần bụng bao gồm 10 đốt với đốt thứ mười một tiêu giảm. Thông
thường thì các gai ở phần giữa lưng và hai bên bụng có thể hữu ích về mặt phân loại.
Ở các cá thể trưởng thành mà con cái có ống đẻ trứng, tức bộ phụ Zygoptera và họ
Aeshnidae, một cấu trúc phôi thai có thể nhìn thấy rõ ở mặt dưới của đốt 8 và 9.
Ấu trùng của hai bộ phụ này có thể được phân biệt một cách dễ dàng dựa trên
cấu trúc tổng quát và hình dạng của các phụ bộ huyệt. Ấu trùng của Zygoptera có hình
dạng cơ thể đặc trưng là “mảnh mai” cho đến vừa phải với phần bụng thon lại một
cách đều đặn và có hai hoặc ba phiến đuôi hướng ra phía sau. Những cơ quan này có
dạng như cái túi, dẹp hoặc mảnh và kéo dài là các đặc điểm rất quan trọng cho việc
nhận diện đến cấp họ. Chúng có chức năng như mang và có vai trò trong sự di chuyển
của ấu trùng.
16



Hình 2.7 Cấu trúc của ấu trùng chuồn chuồn
Mặt bên của ấu trùng: A – Zygoptera, B – Anisoptera
Mặt bụng của ấu trùng: C – Aeshnidae con đực, D – Aeshnidae con cái
(Nguồn: />Ấu trùng của Anisoptera thì “mập mạp” hơn, một số rất rộng chiều ngang và
dẹp. Bụng rộng ở phần giữa rồi thuôn lại về phía sau thành dạng tháp nhọn, có các phụ
bộ ngắn, bao gồm một mảnh trên huyệt ở giữa, hai mảnh bên huyệt, hai trâm đuôi nhỏ
17


×