Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHIM TRẮNG NƯỚC NGỌT (Colossoma brachypomum, Cuvier 1818) TẠI NHA MÂN, CHÂU THÀNH, ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.96 KB, 40 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG
CÁ CHIM TRẮNG NƯỚC NGỌT
(Colossoma brachypomum, Cuvier 1818)
TẠI NHA MÂN, CHÂU THÀNH, ĐỒNG THÁP

Ngành

: Nuôi Trồng Thủy Sản

Niên Khóa

: 2004 - 2008

Sinh Viên Thực Hiện: NGUYỄN QUỐC HUY

Tháng 9/2008


THỬ NGHIỆM SẢN XUẤT GIỐNG CÁ CHIM TRẮNG NƯỚC NGỌT
(Colossoma brachypomum, Cuvier 1818)
TẠI NHA MÂN, CHÂU THÀNH, ĐỒNG THÁP

Tác giả
NGUYỄN QUỐC HUY

Khóa luận được đệ trình đề đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành Nuôi trồng Thủy sản



Giáo viên hướng dẫn:
ThS Phạm Văn Nhỏ

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 9/2008
ii


CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
- Ban Giám Hiệu, quý Thầy Cô trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh.
- Ban Chủ Nhiệm, cùng quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt khóa học.
- Đặc biệt, tỏ lòng biết ơn sâu sắc gởi đến thầy ThS. Phạm Văn Nhỏ đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực
hiện đề tài tốt nghiệp.
- Lời cảm ơn xin được gửi đến gia đình nhà chú Trần Văn Hải, chủ trại Trần
Văn Long, các bạn sinh viên khoa Thủy Sản 30, cùng tất cả các bạn trong nhóm thực
tập tại Châu Thành, Đồng Tháp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
cũng như thực hiện đề tài.
- Cuối cùng lòng biết ơn chân thành con xin được gửi tới tất cả mọi người thân
đã tạo mọi điều kiện về tinh thần cũng như vật chất để con hoàn thành tốt luận văn và
trong những năm học vừa qua.
Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng để thực hiện đề tài nhưng khả năng bản thân
còn nhiều hạn chế nên luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi sự thiếu sót, chúng
tôi rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của quí Thầy Cô và bạn bè để bài viết này
hoàn thiện hơn.



TÓM TẮT
Đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống cá chim trắng nước ngọt (Colossoma
brachypomum, Cuvier 1818) tại Nha Mân, Châu Thành, Đồng Tháp” được
tiến hành tại Nha Mân, Châu Thành, Đồng Tháp.
Chúng tôi đã tiến hành được 6 đợt sinh sản nhân tạo cá chim trắng, và rút ra
được 1 số kết luận:
Các chất kích thích sinh sản đều có tác dụng kích thích cá chim trắng đẻ,
nhưng nên sử dụng LH-RHa trong sinh sản nhân tạo cá chim trắng vì LH-RHa
cho kết quả tốt trong sinh sản hơn não thùy và HCG.
Tỷ lệ thụ tinh (50%) và tỷ lệ sống gần như bằng 0.
Chúng tôi chưa có được giải thích rõ ràng về nguyên nhân thất bại trong 6
đợt sinh sản.

iv


MỤC LỤC
Đề mục

trang

Trang tựa .................................................................................................................. ii
CẢM TẠ ................................................................................................................. iii
TÓM TẮT ................................................................................................................iv
MỤC LỤC.................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ................................................................................ viii
Chương 1 MỞ ĐẦU..................................................................................................1

1.1 Đặt Vấn Đề..........................................................................................................2
1.2 Mục Tiêu Đề Tài .................................................................................................3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................3
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Chim Trắng ..................................................................3
2.1.1 Phân loại cá chim trắng....................................................................................3
2.1.2 Hình thái ngoài cá chim trắng..........................................................................3
2.1.3 Đặc điểm sinh học............................................................................................4
2.1.3.1 Tính ăn ..........................................................................................................4
2.1.3.2 Tính thích ứng với một số yếu tố sinh thái ...................................................4
2.1.3.3 Một số đặc điểm sinh sản..............................................................................5
2.1.3.4 Tăng trưởng...................................................................................................5
2.1.3.5 Phân biệt đực cái ...........................................................................................5
2.1.3.6 Sự phát triển tuyến sinh dục của cá chim trắng ............................................6
2.2 Sự Phát Triển Tuyến Sinh Dục Của Cá ..............................................................6
2.3 Chất Kích Thích Sinh Sản Dùng Cho Sinh Sản Nhân Tạo.................................9
2.3.1 HCG (Human Chorionic Gonadotropin) .........................................................9
2.3.2 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) ..................................................10
2.3.3 Não thùy.........................................................................................................10
2.4 Quá Trình Di Nhập Và Tình Hình Tiêu Thụ Cá Chim Trắng ..........................11
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................13
3.1 Thời Gian Và Địa Điểm Nghiên Cứu ...............................................................12
3.2 Vật Liệu Thí Nghiệm ........................................................................................13
v


3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu ................................................................................13
3.3.1 Nguồn gốc cá bố mẹ ......................................................................................13
3.3.2 Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản ..............................................................13
3.3.3 Nguồn nước....................................................................................................14
3.3.4 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo .............................................................................16

3.3.4.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ ........................................................................................16
3.3.4.2 Chọn cá bố mẹ ............................................................................................16
3.3.4.3 Phương pháp tiêm và liều lượng chất kích thích sinh sản ..........................17
3.3.4.3.1 Phương pháp tiêm ....................................................................................17
3.3.4.3.2 Liều lượng chất kích thích sinh sản .........................................................17
3.3.4.4 Hình thức sinh sản.......................................................................................17
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...............................................................20
4.1 Quá Trình Sản Xuất Giống Cá Chim Trắng .....................................................20
4.1.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ ...........................................................................................20
4.1.2 Quá trình sinh sản ..........................................................................................21
4.1.3 Quá trình ấp trứng và ương cá bột .................................................................22
4.2 Kết Quả Quá Trình Sinh Sản Nhân Tạo ...........................................................23
4.2.1 Liều sơ bộ.......................................................................................................23
4.2.2 Kết quả quá trình sinh sản..............................................................................24
4.3 Sự Biến Động Một Số Yếu Tố Môi Trường Trong Quá Trình Sinh Sản .........26
4.3.1 Nhiệt độ..........................................................................................................26
4.3.2 Ammonia........................................................................................................28
4.3.3 pH...................................................................................................................29
4.3.4 Hàm lượng oxy hòa tan..................................................................................29
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ....................................................................30
5.1 Kết Luận............................................................................................................30
5.2 Đề Nghị .............................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................31

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình


Trang

Hình 2.1: Cá chim trắng nước ngọt ............................................................................ ..4
Hình 2.2: Tế bào sinh dục cá chim trắng ở giai đoạn IV............................................ ..6
Hình 2.3: Sự phát triển phôi cá chim trắng ................................................................ ..9
Hình 3.1: Ao lắng ....................................................................................................... 15
Hình 3.2: Bể xi măng chứa nước................................................................................ 15
Hình 3.3: Ao nuôi cá chim trắng bố mẹ ..................................................................... 16
Hình 3.4: Bể đẻ cá bố mẹ ........................................................................................... 18
Hình 3.5: Bể vòng....................................................................................................... 19
Hình 4.1: Bể trữ cá bố mẹ........................................................................................... 21

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 4.1: Hiệu quả trong việc sử dụng não thùy và HCG ở liều sơ bộ..................... .22
Bảng 4.2: Kết quả các đợt sinh sản ............................................................................ .23
Bảng 4.3: Kết quả một số chỉ tiêu sinh sản................................................................ .25
Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu chất lượng nước ở bể đẻ ................................................... .26
Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu chất lượng nước ở bể vòng............................................... .26

viii


DANH SÁCH CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị

Trang

Đồ thị 4.1: Sự biến động nhiệt độ trong bể vòng ở đợt sinh sản thứ 4....................... ..27
Đồ thị 4.2: Sự biến động nhiệt độ trong bể đẻ ở đợt sinh sản thứ 4........................... ..28
Đồ thị 4.3: Sự biến động hàm lượng Ammonia trong bể vòng ở đợt sinh sản thứ 4 . ..29

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt Vấn Đề
Nghề nuôi trồng thủy sản từ lâu đã được mọi người quan tâm, nhất là trong giai
đoạn hiện nay, với sự gia tăng dân số cũng như nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngày càng
đòi hỏi có chất năng suất, hiệu quả kinh tế và bảo đảm tính bền vững diện tích ngày
càng trở nên bức thiết.
Từ tình hình thực tế, nghề nuôi trồng thủy sản phải làm thế nào để tận dụng tốt
nguồn tài nguyên thủy sản, phải tạo ra được nhiều đối tượng nuôi giúp người dân có
nhiều phương hướng chọn lựa đối tượng nuôi cho phù hợp với điều kiện môi trường,
kinh tế của bản thân. Đây cũng là một câu hỏi cho các nhà hoạch định những chính
sách, những kế hoạch để phát triển nuôi trồng thủy sản lượng cao và phù hợp với sức
khỏe người tiêu dùng. Trong đó, nghề nuôi cá nước ngọt cũng góp phần không nhỏ
trong vấn đề cung cấp thực phẩm cho nhân dân và xuất khẩu.
Hiện nay, dân số nước ta ngày càng gia tăng dẫn đến nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm
thủy sản cũng tăng theo. Bên cạnh đó, nguồn giống quá ít nên không cung cấp đủ
giống cho người dân nuôi. Đặc biệt, trong đợt rét đậm vào mùa đông năm 2007 vừa
qua xảy ra ở Trung Quốc và miền Bắc nước ta đã làm cho nguồn cá bố mẹ bị chết
hàng loạt dẫn đến việc nguồn cung cấp cá chim trắng giống thiếu hụt trầm trọng.

Trong quá trình xây dựng qui hoạch và kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản ở các
địa phương, việc lựa chọn các giống loài thủy sản thích hợp cho từng vùng sinh thái
sao cho đa dạng đối tượng nuôi, gia tăng trong tương lai, điều trước tiên là chúng ta
phải có nguồn giống cung cấp ổn định, bền vững và có sẵn ở từng vùng.
Trước tình hình đó, chúng tôi được sự phân công của Khoa Thủy Sản, trường Đại
Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh tiến hành thử nghiệm: "Qui trình sản xuất
giống cá chim trắng nước ngọt (Colossoma brachypomum, Cuvier 1818) tại Đồng
Tháp"


1.2 Mục Tiêu Đề Tài
Khảo sát điều kiện môi trường ở Đồng Tháp cho việc sinh sản nhân tạo cá chim
trắng.
Thử nghiệm một số chất kích thích sinh sản cho việc sinh sản nhân tạo cá chim
trắng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc Điểm Sinh Học Cá Chim Trắng
2.1.1 Phân loại cá chim trắng
Ngành: Chordata
Ngành phụ: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Characiformes
Họ: Characidae
Giống: Colossoma
Loài: Colossoma brachypomum, Cuvier 1818

Tên tiếng Anh: freshwater pomfret, Pacu.
Tên tiếng Việt: cá chim trắng nước ngọt.
2.1.2 Hình thái ngoài cá chim trắng
Cá chim trắng là loài cá sống ở lưu vực sông Amazon, Orinoco (Nam Mỹ), có thân
hình đĩa dẹp tự như hình cá chim biển. Lưng dầy, đầu nhỏ, mõm bằng. Trên lưng có
một vây mỡ. Thân có màu xám bạc, các vây ngực, vây bụng, vây hậu môn có màu đỏ
viền đuôi mày đen. Vẩy trên thân tròn và rất nhỏ. Cỡ cá giống thân có các đốm sao,
khi lớn những đốm này mờ dần hoặc có khi mất luôn.
Hàm trên và hàm dưới cá đều có 2 hàm răng rất sắc và nhọn. Từ vây ngực đến vây
hậu môn có vẩy gai nổi lên sắc nhọn như răng cưa. Các vây đều không có tia cứng.
Chiều dài thân gấp đôi chiều cao, gấp bốn lần chiều dài đầu; gấp 6,5 lần chiều dầy
thân, gấp 13,5 lần chiều dài cuống đuôi. Chiều dài đầu gấp 5 lần đường kính mắt. Màu
sắc cá thay đổi theo môi trường sống, ở môi trường kiềm hay thiếu ánh sáng cá có màu
tro đến màu đen, còn trong ao nuôi nước hơi acid thì màu có vảy bạc rất đẹp.

3


Hình 2.1: Cá chim trắng nước ngọt
2.1.3 Đặc điểm sinh học
2.1.3.1 Tính ăn
Theo Thái Bá Hồ và Ngô Trọng Lư (2002) cá chim trắng thuộc loài ăn tạp, có phổ
thức ăn rộng.
Cá bột vừa nở thì sử dụng noãn hoàng, sau 4 – 5 ngày ống tiêu hóa hình thành. Khi
cá dài 5 – 6 mm thì bắt đầu ăn sinh vật phù du, chủ yếu là tảo đơn bào và luân trùng.
Khi cá dài 16 mm thì trong ống tiêu hóa chủ yếu là Copepoda và Cladocera. Khi chiều
dài toàn thân dài đạt 6 cm thì trong ruột ngoài sinh vật phù du còn có xác thực vật và
thức ăn nhân tạo.
Khi cá chim trắng trưởng thành thì mức độ ăn tạp càng thể hiện rõ. Cá có thể ăn
một số loài thực vật, giun, cá con, thức ăn công nghiệp…

2.1.3.2 Tính thích ứng với một số yếu tố sinh thái
Cá chim trắng là loài cá nhiệt đới, nên khả năng chịu đựng nhiệt độ môi trường
thấp rất kém. Khi nhiệt độ môi trường xuống 9 – 10oC thì cá bơi lội không bình
thường, xuống 8oC thì cá bắt đầu chết và xuống 70C thì cá chết hoàn toàn. Phạm vi
nhiệt độ sống từ 12 – 35oC, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng từ 21 – 32oC, phát triển
tối ưu là từ 28 – 30oC.

4


Ngưỡng oxy của cá chim trắng tương đối thấp, ở hàm lượng oxy 0,5 mg/L cá có
thể sống được vài giờ. Trong điều kiện oxy từ 4 – 6 mg/L cá sinh trưởng và phát dục
tốt.
Cá chim trắng thích nghi với môi trường nước hơi acid hoặc trung tính, pH từ 5,6 –
7,4.
Khả năng chịu độ mặn của cá chim trắng tương đối tốt, độ mặn 15‰ trở xuống thì
cá có thể sống được. Thích hợp nhất là từ 5 – 10‰.
2.1.3.3 Một số đặc điểm sinh sản
Theo Ngô Trọng Lư và Thái Bá Hồ (2002) cá chim trắng 3 tuổi là đã thành thục
sinh dục, tuy nhiên nếu nhiệt độ nước luôn trên 20oC thì sau 20 tháng tuổi thì cá chim
trắng đã thành thục sinh dục. Mùa vụ sinh sản từ tháng 4 – 9 nhưng tập trung từ đầu
tháng 5 đến tháng 6. Thời gian tái phát dục khoảng 35 – 40 ngày. Lượng trứng cá đẻ ra
tỷ lệ với trọng lượng và tuổi của cá. Cá từ 2 – 5 năm tuổi có trọng lượng đạt 2,5 – 4,5
kg/con, có lượng trứng đẻ trung bình là 30.000 trứng/kg cá/lần đẻ.
2.1.3.4 Tăng trưởng
Cá ở từng vùng với điều kiện dinh dưỡng, yếu tố môi trường, cách thức nuôi khác
nhau thì có sự tăng trưởng khác nhau:
 Ở vùng Amazon cá chim trắng có thể đạt 20 kg.
 Ở Trung Quốc: cá chim trắng đạt 0,4 - 1 kg/con sau 5 tháng nuôi.
 Ở Việt Nam: cỡ cá giống 7 - 100 g/con nuôi ghép với cá Mè, cá Trôi, cá

Trắm trong 4 tháng đạt 1,2 – 1,5 kg/con.
Bình thường ở trong điều kiện nhiệt độ môi trường nước luôn trên 20oC, với chế độ
cho ăn đầy đủ thì sau 20 tháng nuôi, cá chim trắng có thể đạt trọng lượng 1,8 – 2,2
kg/con.
Bên cạnh đó, theo một số thí nghiệm ở Hồ Bắc, Trung Quốc thấy cá chim trắng lớn
nhanh hơn so với các loài cá khác như cá mè, cá trắm cỏ. Nếu nuôi cá mè, cá trắm cỏ
trong vòng 120 – 130 ngày chỉ đạt chiều dài thân 10 – 12 cm/con, trọng lượng 25 – 30
g/con; trong khi đó, với cùng thời gian nuôi và cùng điều kiện dinh dưỡng, môi trường
thì cá chim trắng đạt chiều dài thân 13 – 15 cm/con, trọng lượng đạt 80 – 100 g/con.

5


2.1.3.5 Phân biệt đực cái
Phân biệt đực, cái: cá chim trắng rất khó phân biệt tính đực (cái) dựa vào dấu hiệu
sinh dục thứ cấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi để phân biệt đực cái.
 Cá cái: Lỗ sinh dục có phần cơ thịt nhỏ hơi lồi ra.
 Cá đực: Lỗ sinh dục lõm sâu
2.1.3.6 Sự phát triển tuyến sinh dục của cá chim trắng
Theo Trương Trung Anh (1992) thì vào tháng 2 – 3 thì tế bào sinh dục chỉ là những
sợi nhỏ màu hồng nhạt, hầu hết tế bào sinh dục ở giai đoạn II.
Đến tháng 4 thì tế bào tuyến sinh dục bắt đầu chuyển dần sang giai đoạn III và IV.
Trứng ở giai đoạn bắt đầu tăng thể tích, màng trứng dầy lên, có 2 lớp bao bọc nhân tế
bào và trứng bắt đầu xuất hiện noãn hoàng.

Hình 2.2: Tế bào sinh dục cá chim trắng ở giai đoạn 4
Nhìn chung cá phát dục không đồng bộ, cá đực thường phát dục chậm hơn cá cái.
Hệ số thành thục của cá cái ở tuổi đầu tiên sinh sản thường 3 – 7%, năm thứ 2 sinh sản
thường 6-12%.
Theo Trương Trung Anh (1987) thì tuyến sinh dục của cá cái phát triển không

đồng nhất. Trong cùng buồng trứng của một cá thể cá cái thì có thể có trứng có nhiều
phase. Nhưng nếu cá đang trong mùa vụ sinh sản thì buồng trứng thường có 2 phase là
6


chủ yếu là phase 2 và phase 4. Do đó, nếu có chế độ dinh dưỡng hợp cùng với điều
kiện môi trường thích hợp thì thời gian tái phát dục của cá tương đối nhanh.
2.2 Sự Phát Triển Tuyến Sinh Dục Của Cá
Theo một số nghiên cứu trong và ngoài nước, sự phát triển của noãn sào của cá
thường được chia thành 6 giai đoạn (Sakun và Butskaya, 1978; trích bởi Trần Mai
Thiên, 1999). Trong đó, 2 giai đoạn đầu (giai đoạn I và giai đoạn II) đặc trưng cho thời
kì non của tuyến sinh dục. Ở giai đoạn I, tế bào sinh dục đang là những noãn nguyên
bào đang lớn lên. Sự hiện diện của những noãn nguyên bào đạt kích thước tới hạn,
được gọi là sự kết thúc sự lớn lên của nguyên sinh chất (protoplasmatic growth) hoặc
kết thúc sự sinh trưởng lần thứ nhất là đặc trưng của noãn sào ở giai đoạn II.
Giai đoạn III bắt đầu và kết thúc cùng với sự tạo noãn hoàng hay được gọi là sự lớn
lên về chất dinh dưỡng (trophoplasmatic growth) hoặc là sự sinh trưởng lần thứ hai.
Nang trứng được hình thành xung quanh mỗi noãn bào khi giai đoạn III này bắt đầu để
làm nhiệm vụ nội tiết và vận chuyển chất noãn hoàng.
Ở giai đoạn này có thể thấy rõ vai trò của kích dục tố tuyến yên đối với noãn sào.
Vì nếu sau khi cắt bỏ tuyến yên trong tất cả các trường hợp đều thấy sự tạo noãn hoàng
bị ức chế và những noãn bào có chứa noãn hoàng thì teo lại. Trong nhiều trường hợp ,
khi giai đoạn III kết thúc, sự phát triển của noãn bào có thể bị phong tỏa một thời gian,
trước khi chuyển sang giai đoạn thành thục hoàn toàn (Sakun, 1972).
Theo Sakun (1967) giai đoạn IV về nguyên lí có thể bắt đầu khi quá trình tạo noãn
hoàng đã kết thúc, kích thước noãn bào đã tới hạn. Giai đoạn này kéo dài suốt quá
trình di chuyển của nhân noãn bào (mà lúc này, theo thuật ngữ khoa học được gọi là
túi mầm) từ trung tâm ra ngoại biên tạo nên sự phân cực (polarization) của noãn bào:
cực động vật là nơi dừng lại của túi mầm ở ngoại biên, ở đó ngoài túi mầm còn có một
phần tế bào chất của noãn bào; phía đối diện là cực thực vật hay còn gọi là cực sinh

dưỡng gồm toàn chất noãn hoàng thành một khối đồng nhất, noãn bào có khả năng
phân bào giảm nhiễm dưới tác dụng của kích dục tố ngoại sinh (Sakun, 1972). Thường
thì vào cuối giai đoạn IV noãn bào ở prophase 1 của giảm phân và quá trình này bị
phong tỏa ở đó cho đến khi noãn bào chuyển sang giai đoạn V. Trong điều kiện nuôi
nhốt đối với những cá vốn không đẻ trong ao thì giải tỏa cho quá trình giảm phân ở
prophase 1 là việc tiêm chất kích thích sinh sản.
7


Trong giai đoạn V, trứng chín và rụng. Trứng chín là trứng có túi mầm tan biến và
sự rụng trứng là sự tách và sự vỡ nang trứng cho trứng bị đẩy ra ngoài vào xoang
buồng trứng hay xoang thân. Nếu xét về sự giảm phân của noãn bào thì sự chín chính
là sự kết thúc của prophase I – màng nhân tiêu biến. Quá trình giảm phân lại được tiếp
tục, nó trải qua các giai đoạn của sự phân chia lần 1 là metaphase I, anphase I,
telophase I và kết thúc sự phân chia lần thứ nhất của giảm phân bằng sự phân chia lần
thứ nhất. Sau đó quá trình giảm phân ở noãn bào diễn tiến cho đến metaphase II và lại
bị phong tỏa lần thứ hai ở đó. Ở lần này, yếu tố giải tỏa cho giảm phân là sự xâm nhập
của tinh trùng.
Giai đoạn VI của sự thành thục là tình trạng của buồng trứng các cái sau khi đẻ.
Với cách phân chia như trên, trong các giai đoạn III, IV và bước quá độ từ giai
đoạn IV sang giai đoạn V, sự phát triển của noãn bào được điều khiển bằng hormone
kích dục từ tuyến yên và các tế bào nang trứng chính là nơi tiếp nhận sự kích thích của
kích dục tố để tạo ra các hormon steroid tương ứng điều khiển sự tạo noãn hoàng hoặc
gây ra sự chín và có thể là cả sự rụng trứng.
Khi được nuôi vỗ tốt trong ao so với chế độ dinh dưỡng và điều kiện sinh thái thích
hợp, đa số các loài cá cái có thể hoàn tất sự tạo trứng và đến mùa sinh sản, noãn bào
của chúng thường ở những thời điểm khác nhau của giai đoạn IV và sự kích thích sinh
sản đối với cá cái (hypophysation) chính là việc tiêm các hoạt chất có khả năng trực
tiếp hoặc gián tiếp đưa đa số noãn bào như thể sang giai đoạn V – tình trạng đang sinh
sản của cá cái.

Riêng ở cá chim trắng, theo Nguyễn Công Thắng và ctv (2002) ở nhiệt độ 27 –
28oC phôi phát triển trong khoảng 17 – 20 giờ thì nở. Và trứng cá thụ tinh sẽ trải qua
các giai đoạn phát triển cho đến khi nở. (hình 2.3)
Màng trứng của cá chim trắng là không màu trong suốt, trứng thành thục: ngoại
hình có động tròn, hơi có màu xanh hoặc màu vàng nâu, đường kính của trứng khoảng
1,06 – 1,11 mm, trong nước tĩnh bị chìm, trong nước chảy thì trôi nổi, trứng không
dính. Sau khi trứng gặp nước hoạt hóa, chất dinh dưỡng trong trứng di chuyển về cực
động vật và bắt đầu trương to, sau khi thụ tinh 2 giờ thì đường kính trứng lúc này
khoảng là 2,29 mm.

8


Trong điều kiện nhiệt độ 27,5 – 29,5oC, trứng thụ tinh sau 40 phút sẽ hình thành
mầm phôi, sau 60 phút bước vào giai đoạn phân chia, từ 2 tế bào đến phôi dâu khoảng
2 giờ 30 phút: trứng thụ tinh tiếp tục phát triển thành phôi nguyên tràng, còn trứng
không thụ tinh bắt đầu phân hủy. Sau 9 giờ 50 phút thụ tinh, phôi thai tiếp tục phát
triển, hình thành đốt cơ. Sau thụ tinh khoảng 13 giờ, bắt đầu xuất hiện bóng mắt. Phôi
thai trước khi ra khỏi màng trứng thì phôi hoạt động liên tục, màng trứng dần dần bị
rách, sau 19 giờ 30 phút, phôi thai lấy đuôi phá vỡ màng và chui ra. Cá bột vừa nở thì
không màu, trong suốt, có chiều dài 3,6 mm (Trương Trung Anh, 1985).

(0 giờ 50)
mầm phôi

(1 giờ 5)
2 tế bào

(1 giờ 15)
4 tế bào


(1 giờ 40)
16 tế bào

(2 giờ 30)
phôi dâu

(9 giờ 50)
hình thành đốt cơ

(17 giờ 00)
(19 giờ 30)
(13giờ 00)
chuẩn bị nở
cá bột nở
hình thành bóng mắt
Hình 2.3: Sự phát triển phôi cá chim trắng
2.3 Chất Kích Thích Sinh Sản Dùng Cho Sinh Sản Nhân Tạo
2.3.1 HCG (Human Chorionic Gonadotropin)
9


HCG được phát hiện bởi Zondec và Ascheis vào năm 1927. HCG là kích dục tố
màng đệm hay kích dục tố nhau thai, chiết xuất từ nước tiểu hoặc nhau thai của phụ nữ
mang thai vào đầu thai kỳ.
HCG có tác dụng duy trì thể vàng, mang bản chất là một glycoprotein vì thế việc
chiết xuất HCG dựa vào nguyên lý tách protein tan trong nước.
HCG là loài kích dục tố dị chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá.
Ngoài các loài cá mè, cá trê, HCG còn có tác dụng gây rụng trứng cho các loài
khác như: cá vền, cá trôi, cá bống, cá vàng, cá chình, cá bơn, cá bống tượng, cá chạch.

Đơn vị tính của HCG khi sử dụng trên cá là IU/kg (International Unit).
2.3.2 GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone)
GnRH là hormone phóng thích kích dục tố từ tuyến yên, nó còn có các tên khác
như GRH, LH–RHa, LH–RH (Luteinizing hormone – Releasing hormone), LRH,
FSH–RH. Là một hoạt chất tổng hợp tương tự một loại hormone nội sinh, GnRH
không có tác dụng trực tiếp lên tuyến sinh dục (buồng trứng, buồng tinh) mà thông qua
não thùy (tuyến yên) để kích thích sự phát triển của tuyến sinh dục cũng như gây chín
và rụng trứng. Khi tiêm GnRH cho cá, não thùy của cá tiết ra kích dục tố và chính kích
dục tố nội sinh của cá kích thích cá đẻ. Do tác dụng gián tiếp này mà GnRH có thời
gian hiệu ứng dài hơn so với các loại kích dục tố.
Từ việc xác định trình tự aminoacid trong cấu tạo của các GnRH, người ta đã tạo ra
những chất tương đồng gọi là GnRHa (analog) có hoạt tính đặc biệt cao được dùng
trong thực tiễn sản xuất.
GnRHa trên cơ bản giống với các GnRH tự nhiên nhưng có một số mắt xích
aminoacid trên chuỗi peptid được thay đổi. Các chất tổng hợp này thường chỉ có 9
aminoacid. Chính nhờ sự thay thế các aminoacid tại một số vị trí mà phân tử GnRHa ít
bị phân giải bởi các enzym cho nên hoạt tính được tăng lên hàng chục đến hàng trăm
lần các hợp chất tự nhiên.
Có thể nói tất cả các GnRH đều có tác dụng gây phóng thích kích dục tố ở cá, vì
thế chúng có thể được dùng làm chất kích thích sinh sản cho tất cả các loài.
GnRH có lợi thế giá rẻ, hoạt tính ổn định nếu được bào chế và bảo quản tốt, không
gây phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, cá bố mẹ sau khi tiêm GnRH và đã đẻ xong thì
tuyến yên không còn kích dục tố dẫn đến kéo dài thời gian tái thành thục.
10


Bên cạnh việc dùng các GnRHa tiêm một lần hay hai lần gần nhau để kích thích
rụng trứng và sinh sản ở cá, các chất này có thể được cấy vào cá ở những giai đoạn
khác nhau để thúc đẩy sự tạo noãn hoàng, sự thành thục và cho chúng đẻ đồng loạt.
Đơn vị tính của LH – RHa là g/kg

Chất kháng Dopamine
Dopamine là một trong những chất dẫn truyền thần kinh (Neurotransmittor).
Đối với các loài cá như họ cá chép, họ cá da trơn thì Dopamine giữ vai trò rất quan
trọng trong việc ức chế sự tiết kích dục tố từ não thùy của chúng. Vì thế việc sử dụng
đồng thời LH–RHa và chất kháng Dopamine mới có hiệu quả gây rụng trứng trên các
loài cá này. Nhưng đối với hầu hết cá biển và các loài cá thuộc họ cá hồi có thể chỉ
kích thích sinh sản bằng LH – RHa đơn độc không cần sử dụng kết hợp với Dopamine
cũng cho kết quả tốt.
Các chất kháng dopamine gồm: Domperidone (DOM), Pimozide, Sulpiride,
Metoclopramide.
2.3.3 Não thùy
Não thùy cá chép là một phần của não bộ, nằm ở phần đầu của cá, nằm trên xương
hốc bướm và dưới não bộ của mỗi loài cá. Não thùy thường có màu trắng ngà, mềm.
Bản chất của não thùy là protein, nên não thùy phải bảo quản trong dung dịch aceton
và ở nhiệt độ thấp.
Thường những loài cá có khả năng tự đẻ đươc trong ao có chất lượng não thùy
(hàm lượng kích dục tố) cao hơn 2 – 2,5 lần so với những loài cá không đẻ được trong
ao. Và não thùy cá chép là não thùy có hàm lượng kích dục tố cao nhất và thường
được sử dụng để làm chất kích thích sinh sản.
Đơn vị tính: mg não thùy/kg cá cái hay Dose.
Dose = Trọng lượng cá cho não thùy/Trọng lượng cá nhận não thùy.

11


2.4 Quá Trình Di Nhập Và Tình Hình Tiêu Thụ Cá Chim Trắng
Năm 1997, công ty vật tư giống Trung ương là cơ quan đầu tiên đã nhập các chim
trắng từ Trung Quốc vào, thuần hóa tại trại cá Sông Cầu (Bắc Ninh).
Từ năm 1998 đến 2000, các tỉnh phía Bắc đã nhập hàng trăm triệu cá bột, cá hương
từ Trung Quốc vào để ương nuôi.

Năm 2001 – 2002, một số trại ở miền Bắc đã tự cho đẻ và bán được 30 triệu cá bột
(2001) và 90 triệu cá bột (2002). Tuy nhiên nhập giống ở Trung Quốc vẫn là chủ yếu,
cung cấp cho thị trường cả nước.
Năm 2002, ước tính có khoảng 1 tỷ cá bột đã nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc
với giá bán 10 – 30 triệu đồng/1 triệu bột.
Trong năm 2003 thương lái đã nhập trên 3 tỷ cá bột, giá bán đã giảm mạnh xuống
còn khoảng 3 – 5 triệu đồng/1 triệu bột. (Nguyễn Trung Dân, 2003)
Trong thời gian hiện nay, việc sản xuất giống ở tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long đã giải quyết cho nhu cầu giống ở địa phương và một số vùng trong nước khác.
Tại Đồng Tháp, theo sự điều tra của chúng tôi chỉ có cơ sở sản xuất giống cá
Nguyễn Khanh và cơ sở sản xuất giống cá Nguyễn Lừng. Tại 2 cơ sở này hằng năm
sản xuất khoảng 30 triệu cá bột cung cấp cho nhu cầu cá bột trong vùng và một số tỉnh
phía Bắc.

12


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời Gian và Địa Điểm Nghiên Cứu
Đề tài đã được tiến hành từ tháng 04/2008 đến 7/2008, tại Nha Mân, Châu Thành,
Đồng Tháp.
3.2 Vật Liệu Thí Nghiệm
 Nhiệt kế, pH test, Oxy test, NH3/NH4+ test của Sera.
 Que thăm trứng.
 Cá chim trắng bố mẹ.
 Ao đất ương bố mẹ.
 Bể vòng.
 Bể đẻ cá bố mẹ.
 Ly thủy tinh.

 Lưới lọc, vải mùng.
 Cân.
 Lọ thủy tinh, kim tiêm, ống tiêm.
 Thức ăn viên Proconco.
 Máy bơm, máy sục khí, máy phát điện.
 Chất kích thích sinh sản: LH-RHa, HCG và não thùy cá chép.
 Chất kháng Dopamine (thuốc Motilium-M của Việt Nam).
3.3 Phương Pháp Nghiên Cứu
3.3.1 Nguồn gốc cá bố mẹ
Cá bố mẹ có nguồn gốc từ Trung Quốc, được nuôi ở trại sản xuất từ năm 2004,
trọng lượng trung bình khoảng 2,5 kg/con. Đàn cá bố mẹ khỏe mạnh, chưa thấy bệnh
tật trong thời gian nuôi tại trại.
3.3.2 Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản.
Chúng tôi khảo sát một số chỉ tiêu sinh sản: tỷ lệ sinh sản, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ
lệ sống.
13


 Tỷ lệ sinh sản (%) = (Số cá cái rụng trứng/ Số cá cái tham gia sinh sản)100
 Tỷ lệ thụ tinh (%) = (Số trứng thụ tinh/ Số trứng đẻ ra)100
 Tỷ lệ nở (%)
= (Số cá bột mới nở/ Số trứng đã thụ tinh) 100
 Tỷ lệ sống (%)
= (Số cá cuối thí nghiệm/ Số cá ban đầu) 100
Thời gian hiệu ứng được tính từ khi tiêm liều quyết định đến khi cá rụng trứng
đồng loạt, đơn vị là giờ.
3.3.3 Nguồn nước
Nguồn nước của trại được lấy từ sông nhỏ, một nhánh nhỏ của sông Tiền.
Nước được lấy vào một ao lắng, phần lớn diện tích bề mặt ao được phủ nhiều lục
bình. Sau đó nước được bơm lên bể xi măng và để lắng tự nhiên rồi mới được đưa

xuống các bể vòng và bể đẻ bằng áp lực do sự chênh lệch độ cao. Trước khi được
bơm, khu vực đầu ống nước bơm ở trong ao lắng, chúng tôi dùng lưới vây quanh lại.
Bể xi măng chứa nước có chiều cao khoảng 5 m, kích cỡ mặt cắt ngang là 2,5 – 3
m. Tổng thể tích bể có thể chứa 37 m3.

Hình 3.1: Ao lắng

14


Hình 3.2: Bể xi măng chứa nước

15


3.3.4 Kỹ thuật sinh sản nhân tạo
3.3.4.1 Nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá chim trắng bố mẹ được nuôi trong ao đất rộng 4.000 m2 và có khoảng 1000 cá
bố mẹ. Cá được nuôi chung với các loại cá có vẩy khác như cá rô phi, cá chép, cá mè,
cá tai tượng… và không cho ăn thức ăn công nghiệp. Lúc này cá chim trắng ăn các
loài cá nhỏ có sẵn trong ao, vì khi khảo sát ruột cá chim trắng thấy có cá rô phi con.
Sau này khi gần cho cho sinh sản thì sẽ kéo cá nuôi riêng trong ao đất khác rộng
7.000 m2. Và trong ao này, chúng tôi dùng lưới chia ra làm 3, để dễ dàng kéo cá để
tham gia sinh sản và dễ quản lý cá đã hay chưa tham gia sinh sản. Lúc này sẽ cho cá
bố mẹ ăn thức ăn công nghiệp của Proconco, có 28% đạm, ngày cho ăn 2 lần, mỗi lần
cho ăn 5 – 7 kg, vì cá mới chuyển đổi ao nên ăn ít.

Hình 3.3: Ao nuôi cá chim trắng bố mẹ
3.3.4.2 Chọn cá bố mẹ
Cá đực: chọn những con có thân hình bình thường, không trầy xước, khỏe mạnh, lỗ

sinh dục khép kín; dùng tay vuốt tinh nếu thấy có tinh dịch đặc nhú ra là đạt.
Cá cái: chọn những con có thân hình bình thường, khỏe mạnh, bụng căng và mềm
đều. Chọn cá có buồng trứng hơi sệ về lỗ sinh dục (nhưng nếu quá sệ thì trứng đã bị
thoái hóa); lỗ sinh dục lồi ra, còn khép kín thì chưa đạt yêu cầu; ngoài ra bụng căng
cứng cũng chưa đạt yêu cầu.
16


×