Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THANH TUẤN NGÀNH: THỦY SẢN KHÓA: 2004 – 2008 Tháng 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.32 KB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM
SINH HỌC TRONG NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM THANH TUẤN
NGÀNH: THỦY SẢN
KHÓA: 2004 – 2008

Tháng 10/2008


KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ CHẾ PHẨM
SINH HỌC TRONG NUÔI TÔM SÚ THÂM CANH

Tác giả

Phạm Thanh Tuấn

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Nuôi Trồng Thủy Sản

Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Phạm Văn Nhỏ

Tháng 10 năm 2008



TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát hiệu quả của một số chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú công
nghiệp”, thực hiện tại Huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng từ tháng 4/2008 - 8/2008.
Sau 134 - 139 ngày nuôi chúng tôi đã thu được những kết quả sau:
Đối với môi trường ao nuôi như: hàm lượng ammonia tổng số, ôxy hòa tan, độ
kiềm, độ trong, pH…giữa nghiệm thức 2 (sử dụng chế phẩm sinh học Prawnbac) và
nghiệm thức 3 (sử dụng chế phẩm sinh học Eco-Pro) so với nghiệm thức 1 (nghiệm thức
đối chứng) là không có sai khác về mặt thống kê (P > 0,05).
Đối với kết quả vụ nuôi như: tốc độ tăng trưởng và hệ số thức ăn khác nhau có ý
nghĩa về mặt thống kê (P < 0,05) giữa nghiệm thức 2 và nghiệm thức 1. Nhưng riêng kết
quả phân tích tỉ lệ sống và sản lượng ở các nghiệm thức là khác biệt không có ý nghĩa về
mặt thống kê (P > 0,05).

ii


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm và quý Thầy Cô Khoa Thủy Sản
Đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tâm chỉ bảo chúng tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đặc biệt lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến:
Thầy Phạm Văn Nhỏ
Đã tận tình hướng dẫn và động viên chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
tốt nghiệp này.
Đồng thời chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
Kỹ sư Lê Văn Hòa, Kỹ sư Đinh Việt Hồng và các công nhân tại trại nuôi đã tận
tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Xin cảm ơn các bạn sinh viên trong và ngoài lớp đã động viên và giúp đỡ chúng
tôi trong quá trình học tập cũng như khi tiến hành đề tài tốt nghiệp. Do hạn chế về mặt
thời gian và kiến thức chuyên môn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót,
Kính mong được sự chỉ dẫn và đóng góp những ý kiến quý báu của Thầy Cô cùng các
bạn.

iii


MỤC LỤC
Đề mục

Trang
Trang tựa ................................................................................................................. i
Tóm tắc .................................................................................................................. ii
Lời cảm tạ.............................................................................................................. iii
Mục lục.................................................................................................................. iv
Danh sách phụ lục ................................................................................................ vii
Danh sách bảng ................................................................................................... viii
Danh sách biểu đồ ................................................................................................. ix

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1.1

Đặt Vấn Đề..............................................................................................................1

2.1

Mục Tiêu Đề Tài .....................................................................................................2


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................3
2.1

Vị Trí Địa Lý và Điều Kiện Tự Nhiên Vùng Nuôi Tôm ........................................3

2.2

Tổng Quan Về Trại .................................................................................................3

2.2.1

Ao nuôi....................................................................................................................3

2.2.2

Ao lắng ....................................................................................................................4

2.2.3

Nhân sự ...................................................................................................................5

2.2.4

Nguồn Nước ............................................................................................................5

2.3

Đặc Điểm Sinh Học và Sinh Thái Của Tôm Sú......................................................6

2.3.1


Vị trí phân loại ........................................................................................................6

2.3.2

Vùng phân bố ..........................................................................................................6

2.3.3

Đặc điểm sinh trưởng ..............................................................................................6

2.3.4

Đặc điểm dinh dưỡng ..............................................................................................7

2.4

Một Số Bệnh Thường Gặp Ở Tôm Sú ....................................................................7

2.4.1

Bệnh đốm trắng .......................................................................................................7

2.4.2

Bệnh phân trắng ......................................................................................................9

2.4.3

Bệnh do Vibriosis ở tôm .......................................................................................10


2.4.4

Bệnh đóng rong .....................................................................................................11

2.5

Một Số Yếu Tố Chất Lượng Nước .......................................................................11

2.5.1

Phiêu sinh vật ........................................................................................................11
iv


2.5.2

Ôxy........................................................................................................................12

2.5.3

Độ kiềm.................................................................................................................13

2.5.4

pH ..........................................................................................................................15

2.5.5

Các chất khí độc ....................................................................................................16


2.6

Chế Phẩm Sinh Học ..............................................................................................17

CHƯƠNG 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................18
3.1

Thời Gian và Địa Điểm.........................................................................................18

3.2

Vật Liệu Nghiên Cứu ............................................................................................18

3.2.1

Chế phẩm sinh học ................................................................................................18

3.2.2

Đối tượng nghiên cứu............................................................................................19

3.2.3

Dụng cụ để theo dõi các yếu tố thủy hóa ..............................................................19

3.3

Phương Pháp Nghiên Cứu.....................................................................................19


3.3.1

Ao thí nghiệm........................................................................................................19

3.3.2

Bố trí thí nghiệm ...................................................................................................20

3.3.3

Các chỉ tiêu cần theo dõi .......................................................................................21

3.3.4

Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................................22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................23
4.1

Các Yếu Tố Môi Trường.......................................................................................23

4.1.1

Độ kiềm.................................................................................................................23

4.1.2

Hàm lượng ammonia tổng số ................................................................................25

4.1.3


Hàm lượng ôxy hòa tan .........................................................................................26

4.1.4

pH ..........................................................................................................................28

4.1.5

Độ trong ................................................................................................................29

4.2

Tăng Trọng............................................................................................................30

4.3

Những Thông Số Kỹ Thuật Về Kết Quả Vụ Nuôi................................................31

4.4

Bệnh và Một Số Yếu Tố Khác ..............................................................................32

4.4.1

Bệnh phân trắng ....................................................................................................33

4.4.2

Bệnh đóng rong .....................................................................................................33


4.4.3

Bệnh nhiễm khuẩn.................................................................................................33

4.4

Cắt Tảo ..................................................................................................................34

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .........................................................................36
5.1

Kết Luận................................................................................................................36
v


5.2

Đề Nghị .................................................................................................................36

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Độ kiềm ở các ao theo thời gian
Phụ lục 2 Hàm lượng ammonia tổng số theo thời gian
Phụ lục 3 Độ trong ở ao theo thời gian

Phụ lục 4 Hàm lượng DO vào buổi sáng ở các ao theo thời gian
Phụ lục 5 Hàm lượng DO vào buổi chiều ở các ao theo thời gian
Phụ lục 6 pH vào buổi sáng ở các ao theo thời gian
Phụ lục 7 pH vào buổi chiều ở các ao theo thời gian
Phụ lục 8 Thuốc và hóa chất sử dụng ở các ao
Phụ lục 9 Kết quả xử lý thống kê về tốc độ tăng trưởng ở các nghiệm thức
Phụ lục 10

Kết quả xử lý thống kê hệ số thức ăn ở các nghiệm thức

Phụ lục 11

Kết quả xử lý thống kê sản lượng ở các nghiệm thức

Phụ lục 12

Kết quả xử lý thống kê tỷ lệ sống ở các nghiệm thức

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1


So sánh tỷ lệ % NH3 trong nước ngọt và nước mặn ở 24oC..........................16

Bảng 4.1

Kết quả các chỉ tiêu thu hoạch ở các ao ........................................................31

Bảng 4.2

Số lần xuất hiện một số bệnh thường gặp ở tôm ...........................................33

viii


DANH SÁCH BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Nội dung

Trang

Biểu đồ 4.1

Biến động độ kiềm ở các nghệm thức theo thời gian ....................................23

Biểu đồ 4.2

Biến động hàm lượng ammonia tổng số theo thời gian ................................25

Biểu đồ 4.3


Biến động DO vào buổi sáng ở các nghiệm thức theo thời gian...................26

Biểu đồ 4.4

Biến động DO vào buổi chiều ở các nghiệm thức theo thời gian .................26

Biểu đồ 4.5

Biến động pH vào buổi sáng ở các nghiệm thức theo thời gian....................28

Biểu đồ 4.6

Biến động pH vào buổi chiều ở các nghiệm thức theo thời gian ..................28

Biểu đồ 4.7

Biến động độ trong ở các nghiệm thức theo thời gian ..................................29

Biểu đồ 4.8

Diễn biến tăng trọng ở các nghiệm thức theo thời gian ................................30

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1

Đặt vấn Đề

Nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang đứng trước thách thức lớn đó là sự ô

nhiễm môi trường nuôi dẫn đến dịch bệnh. Trong quá trình nuôi môi trường bị xấu đi
do thức ăn thừa, uế thải hữu cơ, xác động vật thải ra. Đó là cơ hội đã bùng phát mầm
bệnh trên diện rộng và kết quả là tôm cá chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề về kinh
tế.
Vì vậy, trong nuôi trồng thủy sản, việc quản lý môi trường nước ương nuôi
được xem là khâu khá quan trọng. Có thể nói đây là một trong những khâu chính yếu
quyết định sự thành công hay thất bại trong quá trình nuôi. Ngoài các yếu tố thủy hóa
đánh giá chất lượng nước ương nuôi, vi khuẩn hiện diện trong nước ương nuôi cũng
được xem là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sự tăng trưởng của đối
tượng nuôi.
Các giải pháp truyền thống thường dựa vào các hóa chất tổng hợp để hạn chế
sự ô nhiễm của nước ương nuôi hoặc thuốc kháng sinh để khống chế sự hiện diện của
vi khuẩn trong nước ao nuôi thủy sản. Tuy nhiên, có một hạn chế khi có sự lạm dụng
kháng sinh sẽ đưa đến một số loài vi khuẩn bị kháng thuốc, các loài vi khuẩn kháng
thuốc sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu sử dụng các hóa chất trị bệnh vào trong việc phòng
bệnh trong nuôi trồng thủy sản.
Nghiêm trọng hơn cả là sự tồn dư của những hóa chất thuốc kháng sinh trong
thủy sản đang được nhiều nước như EU, Mỹ , Canada,… sử dụng như một rào cản kỹ
thuật để hạn chế sản phẩm thủy sản nhập từ Việt Nam và nhiều nước khác.
Chính vì thế một giải pháp có thể chấp nhận được là sử dụng các chế phẩm
sinh học để làm sạch môi trường ao nuôi, hạn chế sự phát triển của mầm bệnh, tăng tỷ
lệ sống và sản lượng ao nuôi.
Đứng trước tình hình với rất nhiều loại chế phẩm sinh học, được mua bán và sử
dụng trong nuôi trồng thủy sản. Được sự phân công của khoa, chúng tôi thực hiện đề


tài “Khảo Sát hiệu quả của một số chế phẩm sinh học trong nuôi tôm sú thâm
canh ”, tại Huyện Long Phú, Tỉnh Sóc Trăng.

1.2

Mục Tiêu Đề Tài
Mục tiêu đề tài là đánh giá một số yếu tố như sự ổn định môi trường (DO, pH,

màu nước, độ trong, Ammonia tổng số), tình hình dịch bệnh, tăng trưởng, tỷ lệ sống
và sản lượng. Khi sử dụng chế phẩm sinh học Prawbac trong ao nuôi tôm sú công
nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1

Vị Trí Địa Lý và Điều Kiện Tự Nhiên Vùng Nuôi Tôm
Địa chỉ: ấp Nam Chánh, xã Lịch Hội Thượng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc

Trăng.
Sóc Trăng là một tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, với chiều dài bờ biển 72
km và nhiều sông rạch lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh, đây là tiềm năng rất lớn để phát triển
nuôi trồng thủy sản.
Phía Bắc giáp tỉnh Hậu Giang và Trà Vinh
Phía Đông giáp tỉnh Trà Vinh và biển Đông
Phía Nam giáp biển Đông
Phía Tây giáp tỉnh Bạc Liêu
Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 322.330 ha. Toàn tỉnh có 7 đơn vị hành chính
gồm 6 huyện và một thị xã. Hệ thống sông, kênh rạch tương đối phong phú ăn thông
ra biển với hai cửa chính là Trần Đề, Mỹ Thanh và các cống đê bọng nhỏ dọc theo

tuyến đê biển, có chế độ bán nhật triều không đều đã đưa nguồn nước biển, cùng
nguồn tôm, cá, …vào kênh rạch nội địa tạo điều kiện cho nghề ngành thủy sản nước
lợ và nước mặn phát triển tốt.
2.2

Tổng Quan Về Trại

2.2.1 Ao nuôi
Trại có diện tích: 12 hecta, bao gồm 15 ao nuôi, 1 ao lắng cùng hệ thống chòi
bảo vệ và nhà trại.
Mỗi ao nuôi trung bình có diện tích 4.940 m2, chiều dài 76 m, chiều rộng 65 m,
chiều sâu 2,2 m. Được đặt 4 quạt trục dài ở 4 góc ao cách bờ ao 3 m, mỗi quạt gồm 12
cánh với tác dụng:
 Tăng cường ôxy hòa tan cung cấp cho sự hô hấp cho các sinh vật và quá
trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước.
3


 Tạo dòng chảy cuốn các chất bẩn vào khu vực lắng tụ tập trung, hình
thành khu vực đáy ao sạch cho tôm ăn và cư trú.
 Tránh phân tầng nước mặn, ngọt khi mưa to. Xáo trộn các lớp tảo trong
nước nhằm góp phần duy trì sự phát triển ổn định của tảo.
 Quạt nước giúp phân bố đều hóa chất xử lý nước.
 Tăng cường bay hơi của các khí độc như: NH3, H2S,…
 Kích thích tôm hoạt động và bắt mồi.
Hệ thống sục khí đáy hoạt động nhờ vào 1 mô tơ điện 5 ngựa chạy cho 2 ao. Có
chức năng lấy không khí truyền xuống ao, thông qua hệ thống ống dẫn bằng nhựa có
đường kính 2 cm, được dùi các lổ nhỏ cho hơi ra, được đặt cách đáy ao 0,2 - 0,3 m với
mục đích cung cấp ôxy và luân chuyển tầng nước.
Mỗi ao được đặt 4 nhá thức ăn, mỗi nhá có kích thước 80 cm × 80 cm, dùng để

theo dõi lượng thức ăn cần cho tôm, căn cứ vào đó để điều chỉnh lượng thức ăn hàng
ngày cho ao tôm.
Một ao được trang bị một xuồng ba lá trọng tải khoảng 300 kg và các vật dụng
chuyên dùng khác.
Một ao sẽ được một công nhân trông coi thường xuyên suốt vụ nuôi, công nhân
có sức khỏe tốt và có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề nuôi tôm sú công nghiệp.
2.2.2 Ao lắng
Ao lắng có thể tích: 400 m × 30 m × 2,4 m.
Nước được bơm vào từ hai máy bơm 15 ngựa khi triều cường. Nó có tác dụng:
 Chủ động được nguồn nước cấp: bơm cấp nước từ ao lắng vào ao nuôi
không bị lệ thuộc phải chờ nước lớn.
 Giảm số lượng mầm bệnh trong nước cấp: trong thời gian lắng nước (>
7 ngày), các virus gây bệnh cho tôm ít có cơ hội tìm được ký chủ thích
hợp sẽ bị tiêu diệt. Do đó nước cấp sẽ trở nên an toàn hơn.
 Giảm tính độc hại của hóa chất sát trùng nước: nếu dùng chlorine sát
trùng diệt tạp nước trong ao nuôi, một lượng chlorine sẽ bị hấp thụ bởi
nền đáy ao nuôi và lại được thải ra từ từ trong quá trình nuôi có thể gây
hại cho tôm. Mặt khác, chlorine sẽ kết hợp với các gốc hữu cơ ở đáy ao
4


bị nhiễm bẩn thành hợp chất chloramine rất độc đối với động vật thủy
sản.
Để hạn chế được tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi, để phục vụ cho mục tiêu
phát triển ổn định và bền vững nghề nuôi, ao lắng là yêu cầu không thể thiếu được. Ao
lắng phải đảm bảo dự trữ đủ nước để thay 30 – 50% thể tích nước ao nuôi. Tỷ lệ giữa
diện tích trữ lắng nước và diện tích nuôi càng lớn thì tính chủ động về nguồn nước cấp
càng cao.
2.2.3 Nhân sự
Trại gồm 23 người, trong đó có 1 kỹ sư chịu trách nhiệm về kỹ thuật, 1 quản lý

điều hành mọi hoạt động của trại, 15 công nhân trông coi ao, 1 thợ điện nước, 1 công
nhân cân thức ăn và thuốc, 2 phụ bếp và 2 bảo vệ.
Đa số công nhân có trình độ học vấn hết cấp 1 và là dân tộc khơme, một số
không biết Tiếng Việt nên trong việc triển khai thực hiện công việc cũng gặp nhiều
khó khăn.
2.2.4 Nguồn nước
Nguồn nước được lấy từ sông Mỹ Thanh, chất lượng nước tương đối tốt, độ
mặn khoảng từ 5 – 250/00 và tùy theo mùa trong năm. Nước từ sông được lấy vào ao
lắng bằng máy bơm 15 ngựa khi thủy triều lên. Khu vực này có thủy triều là bán nhật
triều 1 ngày nước lên xuống 2 lần.

5


2.3

Đặc Điểm Sinh Học và Sinh Thái Của Tôm Sú

2.3.1 Vị trí phân loại
Ngành:

Arthropoda

Lớp:

Crustacea

Bộ:

Decapoda


Bộ phụ:

Natantia

Phân bộ:

Penaeidea

Tổng họ:

Peneoidea

Họ:

Penaeus Penaeus

Giống:

Penaeus

Loài:

Monodon

Tên khoa học:

Penaeus monodon Fabricius, 1798

Tên tiếng anh:


Giant/Black Tiger Prawn

2.3.2 Vùng phân bố
Phạm vi phân bố của tôm sú khá rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản,
Đài Loan, phía Đông Tahiti, Nam Châu Úc và phía Tây Châu Phi (Racek – 1955,
Holthuis và Rosa – 1965, Motoh – 1981,1985).
Nhìn chung, tôm sú phân bố từ kinh độ 300E đến 1550E, từ vĩ độ 350N tới 350S
xung quanh các nước xích đạo đặc biệt là Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt
Nam.
Tôm bột, tôm giống và tôm gần trưởng thành có tập tính sống gần bờ biển và
vùng rừng ngập mặn ven bờ. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ vì chúng thích
sống vùng nước sâu hơn.
2.3.3 Đặc điểm sinh trưởng
Sự tăng lên về kích thước có dạng bậc thang, thể hiện sự sinh trưởng không
liên tục. Kích thước cơ thể giữa hai lần lột xác hầu như không tăng hoặc tăng không
đáng kể và sẽ tăng vọt sau mỗi lần lột xác. Trong khi đó sự tăng trưởng về khối lượng
có tính liên tục hơn.
Tôm sú có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Tốc độ tăng trưởng tùy thuộc
vào từng giai đoạn phát triển, giới tính, điều kiện môi trường, dinh dưỡng,… tôm non
có tốc độ tăng trưởng nhanh, càng về sau tốc độ tăng trưởng càng giảm dần.
6


Trong quá trình tăng trưởng, trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất
định, tôm phải lột vỏ để lớn lên. Sự lột vỏ thường xảy ra vào ban đêm. Các yếu tố bên
ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, pH đều có sự ảnh hưởng tới sự lột xác
của tôm.
Tôm sú có kích thước lớn nhất trong họ tôm he, con đực có chiều dài toàn thân
tới 24,7 cm và con cái là 26,6 cm (Trần Minh Anh, 1989).

Từ ấu trùng đến đầu thời kỳ thiếu niên, không có sự khác biệt về tốc độ tăng
trưởng giữa tôm đực và tôm cái. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối thời kỳ thiếu niên, con cái
lớn nhanh hơn con đực.
2.2.4 Đặc điểm dinh dưỡng
 Giai đoạn Nauplius: tôm dinh dưỡng bằng noãn hoàng dự trữ.
 Giai đoạn Zoea: ấu trùng thiên về ăn lọc, ăn mồi liên tục, thức ăn là
thực vật nổi chủ yếu là tảo silic như: Skeletonema costatum,
Chaetoceros, Cossinodiscus, Nitzschia,…
 Giai đoạn Mysis: cuối giai đoạn Zoea 2 trở đi, ấu trùng Zoea có khả
năng ăn một số động vật nổi kích thước nhỏ: luân trùng, Nauplius của
Copepoda, Nauplius của Artemia.
 Giai đoạn Post – Larvae: thức ăn chủ yếu là động vật nổi như luân trùng,
Nauplius của Copepoda, Nauplius của Artemia. Thức ăn là động vật nổi
như: Brachionus Plicatilis, Cladocera, Artemia, Copepoda. Giai đoạn
này tôm thích ăn mồi sống.
 Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành: ăn tạp, thiên về động vật. Thức ăn
của tôm là: giáp xác, động vật thân mềm, cá nhỏ, một số loài rong tảo,
mùn bả hữu cơ.
2.4

Một Số Bệnh Thường Gặp Trong Nuôi Tôm Sú Công Nghiệp

2.4.1 Bệnh đốm trắng (White spot Disease - WSD)
Bệnh xảy ra và gây thiệt hại ở nhiều quốc gia có nghề nuôi tôm phát triển. Nên
nó được nhiều phòng thí nghiệm trên thế giới nghiên cứu và đặt tên.
 Hội chứng đốm trắng (White spot syndrome – WSS)
 Bệnh Systemic ectodermal and Mesodermal Baculovirus (SEMBV)
 Bệnh White spot Baculovius (WSBV)
7



 Bệnh Red diseasse (RD)
 Bệnh Baculoviral hypodermal and hematopoietic necrosis (HHNBV)
Hiện nay trong các tài liệu viết về bệnh này thường gọi là bệnh đốm trắng do
virus–WSBV hay hội chứng đốm trắng do virus: WSSV hoặc SEMBV.
Tác nhân gây bệnh: những tài liệu trước cho rằng tác nhân gây bệnh đốm trắng
trên tôm he chính là virus thuộc giống Baculovirus, thuộc nhóm không có thể ẩn, có
dạng hình que và acid nucleic là DNA, kích thước khác nhau tùy nghiên cứu khác
nhau:
Kích thước vi thể virus
SEMBV 121 x 276 nm
WSBV 70 - 150 x 350 - 380 nm

Kích thước cấu trúc virus
89 x 201 nm
58 - 67 x 330 - 350 nm

Tuy vậy, kỹ thuật phân tích trình tự AND của WSBV những năm gần đây đã
không ủng hộ luận điểm cho rằng, tác nhân gây bệnh đốm trắng ở tôm he là
Baculovirus, mà họ cho rằng là một loại virus mới có acid nucleic là DNA thuộc họ:
Nimarividae (Van Hulten, 2001). Dù vậy những tên gọi đặt cho bệnh này như đã nêu
ở trên vẫn được dùng thường xuyên trong các công trình nghiên cứu gần đây.
Dấu hiệu chính của bệnh: tôm he bị bệnh đốm trắng thường thường thể hiện
dấu hiệu khả năng tiêu thụ thức ăn giảm sút rõ ràng, cá biệt có trường hợp tăng cường
độ bắt mồi hơn bình thường sau vài ngày mới có hiện tượng bỏ ăn. Tôm bệnh vào bờ,
lờ đờ với dấu hiệu đặc trưng là xuất hiện các đốm trắng tròn dưới lớp vỏ kitin, đặc biệt
đốm trắng tập trung ở giáp đầu ngực và đốt bụng cuối cùng. Tôm bệnh có thể chuyển
sang màu hồng đỏ. Hiện tượng chết có thể xảy ra ngay sau đó, tỷ lệ chết cao, có thể
tới 90%-100% trong vòng 3-7 ngày.
Có trường hợp tôm vào bờ và chết dữ dội, nhanh chóng nhưng không xuất hiện

các dấu hiệu của đốm trắng, những mẩu này khi kiểm tra PCR (Polymerase Chain
Reaction) có thể cho kết quả dương tính. Đây là trường hợp bệnh WSBV xảy ra ở
mức độ cấp tính, độc lực của virus rất cao, gây chết tôm bệnh tức thời khi chưa có các
dấu hiệu bệnh lý đặc thù của bệnh.
Cũng có trường hợp thân tôm xuất hiện các đốm trắng, tôm chết rãi rác kèm
theo các dấu hiệu khác như cụt râu, mòn các chân bơi bẩn hoặc đen mang, nhưng kết
quả PCR lại cho kết quả âm tính với WSBV. Trường hợp này được xác định tác nhân
8


gây bệnh là vi khuẩn . Do vậy trong thực tế, khi nào xuất hiện đốm trắng trên thân tôm
cũng là bệnh đốm trắng do virus. Người nuôi có thể theo dõi các dấu hiệu khác kèm
theo và kiểm tra PCR để có kết luận cuối cùng.
Phòng và trị bệnh: hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho bệnh đốm trắng chỉ diệt
được những con virus ở môi trường nước, chưa diệt được những con virus đó trong cơ
thể con tôm, thuốc này có bản chất là thuốc diệt khuẩn. Chỉ ngăn chặn bệnh khi thực
hiện phòng bệnh đúng cách.
2.4.2 Bệnh phân trắng (White feces disease)
Tác nhân gây bệnh: Gregarines thuộc lớp trùng 2 tế bào: Eugregarinida
Gregarines chủ yếu ký sinh trong ruột động vật không xương sống tập trung ở
ngành chân đốt và giun đốt (Jonh và ctv, 1979). Gregarines thường ký sinh trong ruột
tôm sống trong tự nhiên. Gregarines ký sinh ở tôm he có ít nhất 3 giống: Nematopcis
spp. Cephalolobus spp. Paraophiodina spp.
Tôm bị nhiễm Gregarines ban đầu không có độc lực làm chết tôm, ký sinh
trùng bám vào thành niêm mạc ruột, dạ dày sẽ gây tổn thương là cơ hội cho Vibrio
trong ruột tấn công và trở thành nguyên nhân thứ phát. Tôm nhiễm khuẩn toàn thân và
chết do Vibrio chứ không phải do ký sinh trùng.
Tuy nhiên hiện nay nguyên nhân của bệnh có nhiều ý kiến khác nhau nhưng
chưa được nhìn nhận. Người ta cũng thấy sự hiện diện của virus gan tụy dẫn đến tôm
không tiêu hóa thức ăn, rồi bị phân trắng. Một số cho là tảo không mong muốn bị

chết, nhiều độc tố làm rối loạn tiêu hóa đường ruột dẫn đến phân trắng.
Thực tế của bệnh là không có yếu tố truyền nhiễm lây lan, được xem là bệnh
xảy ra cục bộ ở một ao nào đó.
Dấu hiệu bệnh lý: tôm nhiễm trùng hai tế bào cường độ nhẹ không thể hiện rõ
ràng dấu hiệu bệnh lý. Thường thể hiện tôm chậm lớn, khi tôm bị bệnh nặng
Nematopsis spp với cường độ > 100 hạt tế bào/con, dạ dày và ruột có chuyển màu hơi
vàng, trắng có các điểm tổn thương ở ruột tạo điều kiện cho Vibrio tấn công, gây hoại
tử thành ruột, tôm có thể thải ra phân trắng.
Phòng và trị bệnh: phòng và trị bệnh Gregarines đang nghiên cứu, nhưng để
phòng bệnh ta áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, trong các trại ương nuôi
giống, thức ăn tươi sống có chứa mầm bệnh như nhuyễn thể cần phải khử trùng bằng
9


cách nấu chín. Vệ sinh đáy bể ao thường xuyên để diệt các mầm bệnh có trong phân
tôm.
2.4.3 Bệnh do Vibriosis ở tôm
Tác nhân gây bệnh: bệnh Vibriosis là tên gọi chung cho các bệnh khác nhau ở
động vật thủy sản do vi khuẩn Vibrio gây ra. Thường gặp một số loài như sau: Vibrio
parahaemolyticus, Vibrio harveyi, Vibrio vulnificus, Vibrio splendidus, Vibrio
alginolyticus, Vibrio damsela, Vibrio cholerae…
Dấu hiệu bệnh lý: vi khuẩn Vibrio spp có thể cảm nhiễm và gây nhiều bệnh
khác nhau ở động vật thủy sản đặc biệt là cá và giáp xác ở vùng nước mặn. Ở động vật
thủy sản Vibrio spp có thể gây một số bệnh khác nhau với những đấu hiệu bệnh lý
khác nhau như sau:
 Bệnh phát sáng ở tôm: tôm bị yếu, lờ đờ, kém bắt mồi, nặng có thể bỏ ăn,
trong bóng tối có thể phát ra ánh sáng xanh liên tục. Bệnh thường gây tác
hại lớn đến giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng, giai đoạn ấu niên trong nuôi
tôm thịt cũng có thể bị ảnh hưởng nhưng tác hại thấp hơn.
 Bệnh hoại tử cục bộ ở tôm: xuất hiện vùng mềm ở trên vỏ kitin, sau đó tạo

nên các điểm nâu, đen hay trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phần phụ
(chân bò, chân bơi, râu…) và đuôi tôm có thể bị phồng lên rồi cụt dần. Sắc
tố melanin bị khuyếch đại, sự mờ đục dần của đốt bụng thứ 6 và xuất hiện
sắc tố đen nâu trên mô gan tụy…
Phương pháp phòng trị bệnh: thực hiện tốt phương pháp phòng bệnh tổng hợp,
trị bệnh theo hai hướng.
 Diệt vi khuẩn cảm nhiễm bên trong cơ thể bằng cách trộn kháng sinh vào
thức ăn như một số kháng sinh thuộc nhóm Sulfamid: Sulfamethoxine,
Bactrim: 15 - 20 g/kg thức ăn, cho ăn liên tục trong 5 - 7 ngày,…
 Giảm mật độ vi khuẩn trong nước và cải thiện điều kiện môi trường bằng
một số biện pháp kĩ thuật: xi phong đáy, thay nước đáy, dùng một loại
thuốc diệt khuẩn như Benzalkonium chloride (BKC), Iodine…, sau đó thay
một phần nước trong ao gây lại màu nước.

10


Tuy vậy, ở giai đoạn ấu trùng và hậu ấu trùng, do sức chịu dựng của vật nuôi
với thuốc rất kém và khi bệnh xảy ra cấp tính, phần lớn tôm trong bể ấp đã bỏ ăn, do
vậy dùng rất khó khăn và ít có hiệu quả.
2.4.4 Bệnh đóng rong
Bệnh do sinh vật bám gây ra, có nhiều tên gọi khác nhau, triệu chứng đa dạng
và nguyên nhân cũng đa dạng.
Bệnh do môi trường ao nuôi bị ô nhiễm chất thải hữu cơ, chủ yếu là thức ăn dư
thừa, phân tôm, tảo tàn…
Có 3 nguyên nhân chính là: do vi khuẩn, tảo và nguyên sinh động vật.
 Tảo thường có kích thước lớn, ở dạng sợi, có thể phát triển theo dạng
tập đoàn. Những nguyên nhân gây bệnh bằng độc tố là không có, chỉ
gây hại về mặt cơ học làm tôm suy yếu là nguyên nhân gây nên các
bệnh khác.

 Vi khuẩn dạng sợi thường gặp nhóm: leucothrix like organism (LLO) và
small little filaments (SLF).
 Nguyên sinh động vật thường gặp là zoothamnium spp.
Tôm bị bệnh thường bơi lội, bắt mồi khó khăn hơn. Là nguyên nhân dẫn đến
tôm bị thiếu ôxy.
Điều trị: có thể sử dụng một số hóa chất sát khuẩn như: BKC, formalin…để
hạn chế sự phát triển của nguyên sinh động vật, vi khuẩn trong ao. Kích thích tôm lột
xác, thay nước để giảm chất hữu cơ, sinh vật bám trong ao.
2.5

Một Số Yếu Tố Chất Lượng Nước

2.5.1 Phiêu sinh vật
Phiêu sinh vật bao gồm phiêu sinh thực, phiêu sinh động và vi khuẩn.
Phiêu sinh thực vật (tảo): có những ảnh hưởng có lợi trong ao, bên cạnh việc sử
dụng chất dinh dưỡng thừa chúng còn có những ảnh hưởng sau.
 Làm giảm cường độ ánh sáng trong ao
 Tạo ra ôxy
 Ảnh hưởng đến pH
 Ổn định nhiệt độ
 Có thể làm thức ăn cho tôm
11


Sự phát triển của phiêu sinh thực vật đòi hỏi phải có ánh sáng, CO2 và các chất
dinh dưỡng. Khi phát triển chúng sẽ sử dụng đạm, lân, làm giảm tính độc của các hợp
chất có nitơ như NH3 và NO2. Chúng che khuất nền đáy ao ngăn cản sự phát triển của
tảo đáy và làm cho môi trường ít trong hơn thích hợp cho tôm sinh sống. Khi có đủ
ánh sáng phiêu sinh vật sẽ tạo ra ôxy cho ao. Tuy nhiên, nếu có nhiều phiêu sinh thực
vật chết chúng sẽ gây ra một số ảnh hưởng xấu cho ao nuôi. Xác chết của chúng sẽ

làm tăng nguồn dinh dưỡng trong ao, giảm lượng ôxy trong ao và ôxy trong nước sẽ bị
các quá trình phân hủy phiêu sinh thực vật tiêu thụ. Xác chết của chúng sẽ bị lắng tụ ở
đáy ao, phủ lên đáy một lớp chất hữu cơ đang phân hủy. Tất cả những hậu quả của sự
suy tàn của phiêu sinh thực vật tạo ra một môi trường rất xấu cho tôm.
Phiêu sinh động vật: có thể là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho tôm bột sau
khi thả. Động vật nổi sử dụng thực vật nổi làm thức ăn, vì thế, chúng phát triển mạnh
có thể làm thực vật nổi bị suy tàn. Động vật nổi có thể nhận biết bằng mắt thường và
có thể dùng cốc thủy tinh lấy nước ao để quan sát.
Vi khuẩn: là thành phần quan trọng trong hệ sinh thái của ao nuôi và chất vẩn.
Vi khuẩn có liên quan tới sự phân hủy các chất hữu cơ thành các chất dinh dưỡng có
tính độc như NH3 và NO2. Vi khuẩn có vai trò trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng
như N2, P, CO2, các chất khác hoặc chuyển hóa chúng thành những dạng ít độc hơn.
Một vài loài vi khuẩn có thể gây hại trực tiếp cho tôm, nghiêm trọng nhất là các loài
thuộc giống Vibrio.
Ao nuôi tôm thường có mật độ vi khuẩn cao ở cả trong nước lẫn bùn đáy. Có ý
kiến đề nghị điều khiển quần thể vi khuẩn bằng cách cho thêm các dòng vi khuẩn có
lợi và các chất dinh dưỡng như đường sucrose để cải thiện môi trường ao nuôi. Tuy
nhiên, việc làm này lại làm tăng chi phí và hiện tại còn nhiều nghi vấn.
2.5.2 Ôxy
Hàm lượng ôxy thích hợp là rất cần thiếu cho một ao nuôi tốt ở cả hai hệ thống
nuôi năng suất thấp và cao. Tác hại của hàm lượng ôxy thấp tùy thuộc vào lượng ôxy
có trong ao, thời gian và số lần mà tôm phải chịu đựng tình trạng đó. Hàm lượng ôxy
thấp có thể chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn trong ngày, nhưng cũng có khả năng
ảnh hưởng kéo dài cho tôm sau khi hàm lượng ôxy đã trở lại bình thường và hậu quả
thường làm cho tôm chậm lớn.
12


Ở nồng độ ôxy khoảng 4 mg/l thì tôm vẫn bắt mồi nhưng chúng tiêu hóa thức
ăn không hiệu quả. Hàm lượng ôxy thấp như thế có thể ảnh hưởng đến tôm và dẫn đến

tăng tính cảm nhiễm bệnh. Tỷ lệ chuyển hóa thức ăn giảm và khả năng xuất hiện bệnh
tăng sẽ làm giảm lợi nhuận. Nếu hàm lượng ôxy giảm thấp hơn nữa (2 - 3 mg/l) thì
tôm sẽ ngừng bắt mồi và yếu đi nhiều. Hàm lượng ôxy thấp có thể làm tôm chết ngạt
(< 2mg/l), nhưng hiện tượng này không xảy ra thường xuyên trong ao nuôi năng suất
cao nhờ có hệ thống sục khí và ôxy do phiêu sinh thực vật tạo ra. Mà lại hay xảy ra
trong ao nuôi năng suất thấp do không sục khí.
Tổng ôxy cần thiết trong ao tùy thuộc vào những yếu tố sau:
 Năng suất nuôi và lượng thức ăn sử dụng
 Chất hữu cơ trong đất
 Lượng chất thải
 Mật độ và thành phần của thực vật nổi
 Khối lượng tôm trong ao
 Lượng nước trao đổi
Ôxy cung cấp cho ao nhờ quá trình quang hợp của thực vật nổi trong ao và
bằng các thiết bị sục khí. Mức độ ôxy do thực vật nổi tạo ra tùy thuộc vào mật độ của
chúng và cường độ ánh sáng mặt trời. Mật độ tảo và ánh sáng càng cao thì lượng ôxy
sinh ra càng nhiều. Lúc trời nắng, hàm lượng ôxy trong ao thường cao nhất vào lúc xế
chiều, sau đó giảm dần và thấp nhất vào lúc sáng sớm. Máy sục khí có thể cung cấp
ôxy cho ao nhờ khả năng trao đổi khí ở bề mặt của ao. Dòng chảy và hoạt động của
máy sục khí còn giúp đưa phiêu sinh thực vật từ đáy ao lên tầng mặt để thực hiện quá
trình quang hợp tạo ôxy vào ban ngày.
Thay một lượng nước lớn cũng có thể cung cấp ôxy nhanh cho ao nuôi. Việc
làm này thường được áp dụng ở những ao nuôi năng suất thấp, nhưng thường bất tiện
do không có nước cấp hoặc máy bơm. Ở hệ thống nuôi năng suất cao, ôxy từ các bình
chứa cũng được dùng để cung cấp ôxy trong trường hợp khẩn cấp.
2.5.3 Độ kiềm
Nước lợ và nước biển có chứa một hàm lượng muối cao và các chất khoáng
khác trong đó có can-xi (Ca), ma-giê (Mg) và ka-li (K) ở dạng các hợp chất carbonate,
bicarbonate và lưu huỳnh. Các chất khoáng này rất cần thiết cho sức khỏe và sự phát
13



triển của tôm và phiêu sinh vật. Ví dụ như carbonate, can-xi và ma-giê buộc phải có
trong nước ao hoặc trong thức ăn để luôn cứng vỏ tôm trong quá trình lột xác.
Độ kiềm của nước là số đo tổng của carbonate và bicarbonate. Chúng có tác
dụng quan trọng trong nước thông qua khả năng làm giảm sự biến động của pH. Nước
biển tự nhiên thường có độ kiềm cao cho thấy nguồn cung cấp carbonate và
bicarbonate dồi dào. Trong ao nuôi tôm độ kiềm có thể giảm thấp so với yêu cầu vì
những lý do sau.
 Độ mặn nước ao thấp
 Đất phèn
 Thay nước ít và phiêu sinh thực vật phát triển quá dày
Nước có độ mặn thấp thường có độ kiềm thấp do ở hầu hết các nguồn nước
ngọt thường thiếu carbonate và bicarbonate (nước mưa, nước sông).
Phèn rỉ ra từ đất thường phân giải carbonate và bicarbonate làm giảm độ kiềm.
Quá trình này có thể xảy ra cho đến khi hàm lượng carbonate và bicarbonate còn lại
rất ít trong nước. Bón đá vôi có thể cung cấp thêm carbonate và bicarbonate cho ao và
duy trì độ kiềm trong nước.
Ở hệ thống nuôi thay nước ít, quá trình làm cứng vỏ tôm sau lột xác và các quá
trình phân giải hữu cơ khác làm tiêu hao carbonate và bicarbonate. Vi khuẩn phân hủy
hợp chất hữu cơ sinh axit cũng làm giảm hàm lượng carbonate và bicarbonate trong
ao.
Thực vật phiêu sinh cần CO2 (vào ban ngày để sử dụng cho quá trình quang
hợp) có nguồn chủ yếu là nhờ sự chuyển đổi từ carbonate và bicarbonate. Trong nhiều
trường hợp, độ kiềm trong nước giảm là do sự kết hợp của tất cả các nguyên nhân
trên. Ví dụ như hệ thống có độ mặn thấp và đất phèn.
CO2 được sinh ra từ quá trình hô hấp của tôm, bùn và sự phát triển của tảo sẽ
dần dần làm tăng độ kiềm (nhất là vào ban đêm khi không có nhu cầu CO2 dùng trong
quang hợp).


14


2.5.4 pH
pH của nước ao rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tôm
nuôi và phiêu sinh vật. Độ pH là một trong vài chỉ tiêu về chất lượng môi trường ao để
đo, để theo dõi điều kiện môi trường trong ao nuôi. Nước biển thường có độ pH
khoảng 7,8 – 8,2 và là phạm vi rất thích hợp cho tôm sú.
Trong ao nuôi tôm, pH quá cao hay quá thấp có thể có nhiều nguyên nhân.
pH thấp là do:
 Ảnh hưởng của đất phèn
 Quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ của vi khuẩn
 Quá trình hô hấp của tôm và các sinh vật khác
 Hệ đệm carbonate và bicarbonate có thể kiềm chế sự giảm pH gây ra bởi các
yếu tố trên
pH cao là do:
 Bón vôi quá thừa
 Quá trình quang hợp của phiêu sinh thực vật
phiêu sinh thực vật làm tăng pH thông qua sự tiêu thụ CO2 trong nước và CO2
được bù đắp bằng sự phân ly của carbonate và bicarbonate.
Trên thực tế, pH thường được điều chỉnh bằng cách thay nước (để tăng độ kiềm
và giảm lượng phiêu sinh thực vật) hay bón vôi.
Độ pH có ảnh hưởng nhiều đến môi trường và tôm nuôi, và có ảnh hưởng lên
tôm nuôi có thể trực tiếp hay gián tiếp.
 Ảnh hưởng trực tiếp: một vài chức năng của cơ thể tôm có thể bị ảnh hưởng
trực tiếp bởi pH quá cao hay thấp hay do sự biến động của nó và như vậy, dĩ
nhiên sẽ có hại đến tôm. pH thường làm tổn thương phụ bộ và mang cũng như
gây trở ngại cho việc lột xác và làm tôm bị mềm vỏ.
 Ảnh hưởng gián tiếp: NH3 và H2S là 2 loại khí độc hòa tan trong nước. Các loại
khí độc này hiện diện trong ao dưới hai dạng (dạng khí có tính độc cao và dạng

ion thì ít độc hơn). Tỷ lệ giữa dạng khí và dạng ion bị ảnh hưởng bởi độ pH,
còn độ mặn và nhiệt độ thì ảnh hưởng ở phạm vi ít hơn.
Ảnh hưởng của pH lên 2 loại khí trên thì khác nhau. Khi pH cao, NH3 dạng khí
sẽ nhiều và ít H2S dạng khí. Khi pH thấp thì H2S dạng khí nhiều và ít NH3 dạng khí.
15


×