Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ SẢN PHẨM GÂY MÀU NƯỚC TRONG NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) TẠI TỈNH BẾN TRE VÀ KIỂM NGHIỆM HIỆU QUẢ SẢN PHẨM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (627.74 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT MỘT SỐ SẢN PHẨM GÂY MÀU NƯỚC
TRONG NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) TẠI TỈNH BẾN TRE
VÀ KIỂM NGHIỆM HIỆU QUẢ SẢN PHẨM
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Họ và tên sinh viên: VIÊN VĂN THIỆP
Ngành: THỦY SẢN
Niên khóa: 2004 – 2008

Tháng 9/2008


KHẢO SÁT MỘT SỐ SẢN PHẨM GÂY MÀU NƯỚC
TRONG NUÔI TÔM SÚ (Penaeus monodon) TẠI TỈNH BẾN TRE
VÀ KIỂM NGHIỆM HIỆU QUẢ SẢN PHẨM
TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Thực hiện bởi

VIÊN VĂN THIỆP

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Nuôi trồng thủy sản

Giáo viên hướng dẫn:
ĐẶNG THỊ THANH HÒA



Thành phố HỒ CHÍ MINH
Tháng 9/2008

i


TÓM TẮT

Đề tài “ Khảo sát một số sản phẩm gây màu nước trong nuôi tôm sú (Penaeus
monodon) tại tỉnh Bến Tre và kiểm nghiệm hiệu quả trong phòng thí nghiệm” trường ĐH
Nông Lâm TP HCM. Với kết quả như sau:
Kết quả điều tra thị trường thuốc thủy sản tại 3 huyện ven biển tỉnh Bến Tre là Ba
Tri, Bình Đại và Thạnh Phú chúng tôi thấy có 53 đại lý, 22 cơ sở, công ty sản xuất và
phân phối thuốc; trong đó có 19 cơ sở và công ty sản xuất trong nước, 3 công ty nước
ngoài.
Có tổng cộng 23 sản phẩm gây màu phục vụ cho nuôi tôm thâm canh bán tại các đại
lý thuốc thủy sản. Trong đó có 2 sản phẩm có chứa mầm tảo, 2 chế phẩm sinh học, 17 sản
phẩm cung cấp dưỡng chất (khoáng, enzyme, vitamin, acid amin…) cần thiết cho sự phát
triển của tảo, và có 2 sản phẩm gây màu nước giả.
Kết quả kiểm nghiệm khả năng gây màu nước: các sản phẩm đem kiểm nghiệm đều
cho kết quả trong các điều kiện mà chúng tôi thực hiện.

ii


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP HCM.

Ban chủ nhiệm cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa thủy sản trường đại học Nông
Lâm TP HCM đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức trong suốt quá thời
gian học tập tại khoa.
Lòng biết ơn sâu sắc gửi tới cô Đặng Thị Thanh Hòa, người đã dành nhiều thời
gian, công sức, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn các ban ngành, các đại lý thuốc thủy sản đã tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Đồng thời, tôi xin cảm ơn các bạn bè trong và ngoài lớp đã quan tâm, động viên tôi
hoàn thành tốt khóa luận.

iii


MỤC LỤC
Trang

Trang tựa…………………………………………………………………………….. i
Tóm tắt……………………………………………………………………………… ii
Lời cảm ơn………………………………………………………………………….

iii

Mục lục……………………………………………………………………………..

iv

Danh sách các bảng………………………………………………………………..

vi


Danh sách các hình…………………………………………………………………

vii

Chương 1 . GIỚI THIỆU…………………………………………………………… 1
1.1 Đặt vấn đề………………………………………………………………………. 1
1.2 Mục tiêu đề tài………………………………………………………………….. 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU………………………………………………. 3
2. 1 Vị trí địa lý – địa hình tỉnh Bến Tre…………………………………………..

3

2. 2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre……………………………………………….. 4
2. 3 Đặc điểm sinh học của tôm sú…………...……………………………………….6
2. 4 Tình hình nuôi tôm sú…………………………………………………………

11

2. 5 Vai trò của tảo trong các ao nuôi tôm…………………………………………

14

Chương 3 . VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP…………………………………….

17

3. 1 Thời gian và địa điểm………………………………………………………….

17


iv


3. 2 Phương pháp điều tra và thu thập số liệu……………………………………..

17

3. 3 Thử nghiệm sản phẩm tại phòng thí nghiệm…………………………………

17

3.4 Phương pháp phân tích số liệu và đánh giá sản phẩm…………………………

18

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN………………………………………

19

4. 1 Tình hình kinh doanh các loại thuốc và hóa chất gây tảo sử dụng
trong nuôi tôm sú…………………………………………………………………..

19

4. 2 Kết quả kiểm nghiệm………………………………………………………….

27

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….


42

5. 1 Kết luận……………………………………………………………………….

42

5. 2 Đề nghị………………………………………………………………………… 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………………………

44

PHỤ LỤC…………………………………………………………………………

45

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thời gian lột xác của tôm sú………………………………………………. 8
Bảng 2.2 Các thông số về sự thích nghi với môi trường sống của tôm sú trong nuôi thâm
canh…………………………………………………………………...

9

Bảng 4. 1 Sự phân bố các đại lý thuốc tại 3 huyện ven biển ………………………… 18
Bảng 4.2 Bảng tần số sản phẩm…………………………………………………….. 20
Bảng 4.3 Nguồn gốc của các sản phẩm………………………………………………. 21
Bảng 4.4 10 sản phẩm được đánh giá là có số lượng tiêu thụ nhiều………………. 24
Bảng 4.5 Sản phẩm gây màu trước khi thả giống và trong quá trình nuôi của

người dân………………………………………………………………….. 25
Bảng 4.6 Khả năng gây màu của sản phẩm gây màu giả…………………………… 27
Bảng 4.7 Khả năng gây màu của sản phẩm cung cấp tảo…………………………….. 29
Bảng 4.8 Khả năng gây màu của các chế phẩm sinh học trong thử nghiệm với
nước chứa tảo lục nuôi thuần và nước ao………………………………… 31
Bảng 4.9 Khả năng gây màu của sản phẩm cung cấp dưỡng chất có chứa chất
tạo màu trong thử nghiệm với nước chứa tảo nuôi thuần…………………. 33
Bảng 4.10 Khả năng gây màu của sản phẩm cung cấp dưỡng chất có chứa chất
tạo màu trong thử nghiệm với nước ao…………………………………… 34
vi


Bảng 4.11 Khả năng gây màu nước của các sản phẩm cung cấp khoáng chất
và thành phần khác cho tảo phát triển trong mơi trường nước chứa tảo.... 37
Bảng 4.12 Khả năng gây màu nước của các sản phẩm cung cấp khoáng chất
và thành phần khác cho tảo phát triển trong mơi trường nước ao……….. 38

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 4.1 Màu nước do sản phẩm gây màu nhân tạo tạo ra với nước cất và
nước ao…………………………………………………………………….....29
Hình 4.3 Thử nghiệm Rulic với nước chứa tảo lục nuôi thuần (mật độ ban đầu
khoảng 350tb/ml) sau 5 ngày…………………………………………...

viii

36



Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta phát triển
nhanh chóng, tập trung phát triển nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Trong đó Bến Tre là một trong những nơi có nhiều tiềm năng phát triển nuôi trồng
thủy sản, cả về nuôi nước mặn, lợ và nước ngọt.
Hiện nay ở Việt Nam có nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: cá
mú, cá chẽm, cá chình, tôm hùm, tôm sú, tôm thẻ…nhưng tôm sú được coi là đối
tượng nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Bởi vì đây là loài được ưa chuộng
trên thị trường, cả trong và ngoài nước. Do trình độ kỹ thuật của người nuôi còn
hạn chế nên việc chuyển đổi từ nuôi quảng canh sang nuôi thâm canh và bán thâm
canh gặp nhiều khó khăn như: thiếu con giống chất lượng, chi phí tăng cao…
Ngoài ra, việc nuôi tôm theo kiểu tự phát, thiếu quy hoạch, yếu kém trong khâu
quản lý vùng quy hoạch…làm cho năng suất nuôi chưa cao. Bên cạnh đó việc xây
dựng ao không đúng kỹ thuật như: không xây dựng ao lắng, kênh cấp thoát
chung…cùng với việc không tuân thủ thời vụ thả nuôi đã làm cho dịch bệnh
thường xuyên xảy ra và lây lan rộng gây thiệt hại cho người nuôi. Để bảo vệ tôm
nuôi của mình thì người nuôi phải thường xuyên sử dụng thuốc sát trùng để sát
trùng nguồn nước ao nuôi. Việc dùng thuốc sát trùng đã làm cho tảo trong ao nuôi
bị tàn đột ngột, gây ảnh hưởng tới nhiều yếu tố trong môi trường nước.

1


Trong ao nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh thì tảo có vai trò rất quan
trọng. Vì tảo ảnh hưởng tới nhiều yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, O2,
NH3…phiêu sinh động. Ngoài ra tảo còn làm sạch môi trường – nhà máy lọc sinh

học, bởi sự hấp thu mạnh muối dinh dưỡng, đặc biệt là muối amoni – sản phẩm
của quá trình phân giải chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải của tôm, hạn chế mức
độ gây độc của chúng. Tảo còn là nguồn thức ăn tự nhiên giàu dinh dưỡng cho
tôm nuôi. Vì vậy việc gây màu nước trước khi thả giống và quản lý tảo trong suốt
quá trình nuôi là rất quan trọng. Một trong những biện pháp quản lý tảo trong ao
nuôi là dùng thuốc và hóa chất.
Do đó việc tìm hiểu một số loại thuốc và hóa chất gây màu nước trong nuôi
tôm sú và kiểm nghiệm khả năng gây màu của các sản phẩm trong phòng thí
nghiệm” là một yêu cầu cần thiết để tìm hiểu việc phân phối và sử dụng thuốc và
hóa chất gây màu nước trong ao nuôi tôm sú.
1.2 Mục tiêu đề tài
Tiến hành khảo sát để đánh giá hiện trạng kinh doanh và sử dụng các sản
phẩm gây màu nước (gây màu ban đầu và duy trì màu nước ao trong suốt quá
trình nuôi) của các công ty có trên thị trường tỉnh Bến Tre.
Kiểm nghiệm hiệu quả gây màu nước của các sản phẩm gây màu nước ở
một số nồng độ trong phòng thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Vị trí địa lý địa hình tỉnh Bến Tre
2.1.1 Vị trí địa lý
Tọa độ địa lí tỉnh Bến Tre:
Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9048′ Bắc, điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ
10020′ Bắc, điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106048′ Đông, điểm cực Tây nằm
trên kinh độ 105057′ Động.
Ranh giới hành chính: phía Đông giáp biển Đông, phía Bắc giáp với Tiền
Giang có ranh giới chung là con sông Tiền, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh

Long và tỉnh Trà Vinh có chung ranh giới là sông Cổ Chiên.
Bến Tre có tổng diện tích tự nhiên là 2.315,01 km2, có 8 đơn vị hành chính
gồm 7 huyện và 1 thị xã. Tỉnh có chiều dài bờ biển là 65 km, bốn con sông lớn là:
sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên, sông Tiền và sông Ba Lai bao bọc và chia Bến
Tre thành 3 phần là: cù lao Bảo, cù lao Minh và cù lao An Hóa.
2.1.2 Địa hình
Tỉnh Bến Tre có hình gần như một tam giác cân, có trục Tây Bắc – Đông
Nam, cạnh đáy tiếp giáp với biển Đông, hai cạnh bên là sông Tiền và sông Cổ
Chiên. Bến Tre là tỉnh châu thổ nằm sát biển, có địa hình tương đối bằng phẳng,
độ cao so với mặt nước biển từ 1 – 2 m, bốn bề đều có sông nước bao bọc. Bến

3


Tre là một trong 13 tỉnh và thành phố của đồng bằng sông Cửu Long, được hợp
thành bởi 3 cù lao lớn (An Hóa, Bảo và Minh) do phù sa của 4 nhánh sông Cửu
Long (sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Tiền và sông Cổ Chiên) bồi tụ nên qua
nhiều thế kỷ. Hệ thống kênh rạch chằng chịt, ăn thông với nhau và nối liền với các
sông lớn không chỉ thuận lợi cho giao thông mà còn tạo nên một nguồn tài nguyên
nước dồi dào cho phát triển nông nghiệp và thủy sản.
2.2 Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre
2.2.1 Khí hậu – thời tiết
Bến Tre nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm
ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới nên có nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm,
nhiệt độ trung bình hàng năm từ 260 – 270C. Trong năm không có tháng nào nhiệt
độ dưới 200C. Số giờ nắng trung bình trong năm là trên 2.200 giờ. Lượng bức xạ
trong năm khá dồi dào, trung bình đạt tới 160 kcalo/cm2. Với vị trí tiếp giáp với
biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão
thường xảy ra từ vĩ độ 15 trở lên).
Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4

năm sau và gió Tây Nam từ tháng 5 tới tháng 11. Giữa hai mùa gió Đông Bắc và
Tây Nam là hai thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào tháng 11 và tháng 4
tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió Đông Bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió Đông Nam là
thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 – 1.500mm. Trong
mùa khô, lượng mưa chiếm khoảng từ 2 – 6% tổng lượng mưa cả năm.
Độ ẩm không khí: Bến Tre là tỉnh có độ ẩm không khí trung bình trong năm
là tương đối cao 84,33%. Trong năm độ ẩm lớn nhất là 88% vào tháng 7 đến
tháng 9, đó là thời điểm cuối mùa mưa và độ ẩm không khí vào cuối mùa khô là
thấp nhất 78% và tháng 3 đến tháng 4 hằng năm.

4


Chế độ thủy văn: nằm kế bên biển Đông, nhưng Bến Tre không những nhận
nguồn nước từ Biển Hồ đổ về mà hằng ngày, hằng giờ còn nhận trực tiếp nguồn
nước từ biển do thủy triều đẩy vào. Tuy mức độ ở mỗi sông hay đoạn sông có
khác nhau, song từ bất kỳ chỗ nào, dù mùa khô hay mùa lũ, mực nước các sông
đều bị chi phối của thủy triều. Vùng biển Bến Tre thuộc phạm vi khu vực bán nhật
triều không đều. Hầu hết các ngày đều có 2 lần nước lên, hai lần nước xuống.
Chênh lệch giữa đỉnh triều và chân triều những ngày triều lớn có thể từ 2,5 – 3,5
m. Chênh lệch giữa chân và đỉnh triều những ngày triều kém thường xấp xỉ 1m.
Biên độ kỳ triều cường thường lớn gấp 1,5 – 2 lần kỳ triều kém.
Độ mặn: liên quan trực tiếp tới nghề nuôi tôm. Độ mặn vùng ven bờ giảm từ
tháng 5 tới tháng 11 vì vào mùa mưa, sau đó tăng dần từ tháng 12 tới tháng 4 năm
sau. Độ mặn tăng dần từ bờ ra tới ngoài khơi, độ mặn trung bình vào khoảng
15‰. Hiện tượng xâm nhập mặn thường xuyên xảy ra trong mùa khô, đặc biệt tất
cả các kênh rạch thuộc 3 huyện ven biển đều bị nhiễm mặn với độ mặn cao tự 12 30‰. Đây là một thuận lợi cho nuôi tôm và làm muối.
Cơ sở thức ăn tự nhiên: động thực vật sống dưới nước ở Bến Tre rất phong
phú và đa dạng. Đáng chú ý là vùng cửa sông có năng suất sinh học cao nhất, do
bị chi phối bởi cả sông và biển.

Trước hết cần nói tới thực vật nổi (tảo nổi), mắt xích đầu tiên trong chuỗi
thức ăn của cá tôm và các thủy sinh vật khác. Các công trình nghiên cứu nhiều
năm qua cho thấy, ở vùng cửa sông và ven biển Bến Tre có khoảng 280 loài tảo
đơn bào. Trong mùa khô chúng xâm nhập và chiếm lĩnh các thủy vực sâu trong
nội địa. Tuy nhiên, càng vào sâu trong nội địa thì sự đa dạng của tảo cũng giảm do
bị ngọt hóa, trừ một số loài tảo có biên độ sinh thái rộng sống cả môi trường nước
biển và cả môi trường nước sông. Độ đục cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của
sinh vật. Một số loài tảo là thức ăn trực tiếp của ấu trùng tôm.

5


Động vật nổi sử dụng tảo, vi sinh vật làm thức ăn – mắt xích thứ 2 trong
chuỗi thức ăn của thủy vực và chúng lại là thức ăn của tôm, cá. Các kết quả điều
tra ghi nhận được: các loài trùng bánh xe có khoảng 12 loài, nhóm cơ thể lớn hơn
như râu ngành gồm 11 loài và chân chèo gồm 10 loài. Về mật độ có sự biến động
khá lớn theo mùa: mật độ động vật vào mùa khô cao gấp 10 lần so với mùa mưa.
Trong không gian xê dịch thì mật độ động vật nổi tăng dần từ từ sông ra biển. Vào
tháng 3, trong 1 m3 nước sông chứa khoảng 22.000 con thì khi ra tới cửa sông là
280.000 con trong 1 m3 (tăng 12,7 lần) rồi giảm khi ra tới biển khơi, do có độ
muối cao. Sự tập trung số lượng lớn động vật nổi ven bờ tỷ lệ thuận với sự phát
triển phong phú của khu hệ thực vật nổi.
2.3 Đặc điểm sinh học của tôm sú
2.3.1 Phân loại
Nghành: Arthopoda
Lớp: Crustacea
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon (Fabricius,1796)


2.3.2 Phân bố
Trên thế giới, tôm sú phân bố rộng trong các thủy vực thuộc vùng nhiệt đới.
Tập trung ở vùng Ấn Độ Tây Thái Bình Dương, Đông và Đông Nam Châu Á, từ
Pakistan đến Nhật Bản, từ quần đảo Malaysia đến bắc Australia, phân bố tập trung
ở vùng Đông Nam Á như: Thái Lan, Việt Nam…

6


Ở Việt Nam, tôm sú trong tự nhiên phân bố rộng khắp từ Bắc tới Nam,
nhưng tập trung chủ yếu ở các tỉnh duyên hải miền Trung, nhất là Nam Trung
Bộ. Ở miền Nam chỉ có ở vùng biến Kiên Giang, còn ở các vùng khác là do di
nhập giống từ miền Trung vào nuôi mà có.
2.3.3 Tập tính sinh sống
Tôm sống chủ yếu ở vùng nước lợ và vùng cửa sông ven biển; sống đáy nơi
có nền đáy cát bùn hay bùn cát; hoạt động bắt mồi mạnh về đêm; sống vùi mình
trong nền đáy vào ban ngày và có tập tính lột xác để lớn.
2.3.4 Đặc điểm sinh sản
Ngoài tự nhiên tôm sú đẻ quanh năm nhưng tập trung vào 2 thời kỳ chính là:
tháng 3 – 4 và tháng 7 – 10 hàng năm. Khi đạt tới tuổi trưởng thành, tôm bắt đầu
di cư ra biển để giao vĩ, bắt cặp và sinh sản khi gặp bãi đẻ thích hợp. Tôm thường
đẻ trứng vào ban đêm và lúc rạng sáng, tứ 22 giờ đêm tới 2 giờ sáng. Số lượng
trứng đẻ ra phụ thuộc vào trọng lượng của tôm mẹ. Trung bình từ 200.000 –
1.200.000 trứng/tôm mẹ. Trứng sau khi đẻ sẽ nở thành ấu trùng và sau nhiều lần
lột xác phát triển qua các giai đoạn: Nauplius → Zoae → Mysis → Postlarvae →
tôm giống → tôm gần trưởng thành và tôm trưởng thành.
Tôm có tập tính di cư sinh sản, thành thục và đẻ trứng ngoài biển khợi. Sau
khi trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng sống trôi nổi trong nước và được thủy triều
đưa vào vùng ven bờ, rừng ngập mặn, cửa sông để phát triển, sinh trưởng và

trưởng thành. Từ khi nở thành ấu trùng tới khi vào tới vùng ven bờ thì ấu trùng đã
trải qua nhiều lần lột xác và biến thái qua các giai đoạn: Nauplius, Zoae, Mysis,
Postlarvae. Khi gần tới giai đoạn thành thục tôm lại di cư ra biển để bắt cặp và
sinh sản.

7


2.3.5 Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm sú thuộc loài ăn tạp thiên về động vật, thức ăn của chúng thay đổi theo
từng giai đoạn sinh trưởng như: tảo, luân trùng, mùn bả hữu cơ, giáp xác nhỏ, thức
ăn công nghiệp hoặc tự chế…Tôm sú hoạt động bắt mồi mạnh về đêm và gần
sáng.
2.3.6 Đặc điểm sinh trưởng của tôm sú
Tôm sú là loài có vỏ kitin bao bọc bên ngoài, vì vậy để phát triển và tăng
trưởng thì tôm phải thường xuyên lột lớp vỏ cũ. Chu kỳ lột xác của tôm dài hay
ngắn tùy thuộc vào điều kiện môi trường nước, dinh dưỡng, giai đoạn phát triển
của tôm và tình trạng sức khỏe của tôm…
Chu kỳ lột xác là khoảng thời gian giữa hai lần lột xác kế tiếp nhau. Chu kỳ
lột xác mang tính đặc trưng riêng cho giai đoạn sinh trưởng. Chu kỳ lột xác sẻ
ngắn ở gai đoạn tôm nhỏ và dài hơn khi ở giai đoạn tôm lớn.
Để tăng kích thước và trọng lượng thì tôm phải loại bỏ lớp vỏ cũ và được
thay bằng lớp vỏ mới. Khi mới thoát khỏi lớp vỏ cũ, thì tôm sẽ hút nước vào cơ
thể khi lớp vỏ bên ngoài còn mềm nhằm tăng kích thước đột ngột. Sau đó, lớp vỏ
mới sẽ nhanh chóng cứng lại nhờ sự hấp thu khoáng. Phần nước hút vào để tăng
kích thước sẽ dần được thay thế bằng các tế bào mới.

8



Bảng 2.1 Thời gian lột xác của tôm sú
Cỡ tôm (gam)

Thời gian lột xác (ngày)

postlarvae

Hằng ngày

2–5

7–8

6–9

9 – 10

10 – 15

10 – 11

16 – 20

11 – 13

21 – 25

14 - 16

2.3.7 Sự thích nghi với môi trường sống

Các yếu tố môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới sự tăng trưởng của
tôm. Chỉ cần một trong các yếu tố môi trường bị thay đổi sẽ làm ảnh hưởng tới
khả năng bắt mồi, sức đề kháng với bệnh…của tôm. Vì vậy cần phải bảo đảm duy
trì tốt các yếu tố môi trường, nhất là môi trường trong nuôi tôm thâm canh và bán
thâm canh.

9


Bảng 2.2 Các thông số về sự thích nghi với môi trường sống của tôm sú trong nuôi
thâm canh.
Khoảng thích
stt

Yếu tố

ứng cho tôm
sinh thưởng

Giá trị tối ưu cho
tôm sinh trưởng

01

Độ trong (cm)

20 - 60

30 – 40


02

Nhiệt độ (0C)

18 – 35

28 – 30

6,5 – 9,0

7,5 – 8,5

dao động trong

dao động trong

ngày không quá

ngày không quá

1,0

0,5

5 – 35 (0 – 40)

15 – 25

2 – 12


5–9

60 – 200

100 – 150

<2

1

0,2

0,1

03

04
05
06
07
08

pH

Độ mặn (‰)
Oxygen (mg
O2/ml)
Độ kiềm
Đạm tổng cộng
(ppm)

NH3 - N
(ppm)

09

NO2⎯ (ppm)

0,5

0,25

10

H2S (ppm)

< 0,1

< 0,05

11

Phosphat – P

0,1 – 0,5

0,1 – 0,5

Không có mùi

Tốt


12

Nền (cát bùn
hay bùn cát)

10


2.4 Tình hình nuôi tôm sú
2.4.1 Trên thế giới
Trong những thập kỷ gần đây, sản lượng thủy sản của thế giới không ngừng
tăng. Bên cạnh sản lượng từ khai thác thì sản lượng thủy sản từ nuôi trồng cũng
đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng này.
Nghề nuôi tôm đã có từ rất lâu nhưng chủ yếu là nuôi quảng canh với nguồn
giống và thức ăn tự nhiên. Với sự thành công trong công trình sản xuất giống nhân
tạo tôm he Nhật Bản của tiến sĩ Motosaku Fujinaga vào đầu thập niên 30 của thế
kỷ 20 đã tạo ra bước đột phá trong nghề nuôi thủy sản nói chung và trong nuôi
tôm nói riêng.
2.4.2 Tình hình nuôi tôm sú ở Việt Nam
Việt Nam là một nước có tiềm năng lớn phát triển nuôi thủy sản, với hơn 1
triệu hecta mặt nước vùng nội địa, hơn 0,7 triệu hecta vùng triều và hệ thống đầm
phá ven biển và hàng trăm ngàn ha diện tích trồng lúa hoặc làm muối năng suất
thấp. Trong gần 2 triệu ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản thì hiện nay
mới chỉ sử dụng gần 1 triệu ha mặt nước cho hoạt động thủy sản.
Cuối những năm của thập kỷ 70 thế kỷ XX, Việt Nam đã sản xuất được
giống nhân tạo một số loài tôm trong đó đáng chú ý là loài tôm sú (Penaeus
monodon) và kỹ thuật sản xuất giống tôm sú nhân tạo được hoàn thiện vào thập kỷ
80. Sự thành công của việc sản xuất giống tôm sú nhân tạo đã mở ra triển vọng
cho nuôi tôm theo hướng công nghiệp. Nam Trung Bộ là vùng sản xuất giống tôm

sú nhân tạo lớn nhất ở Việt Nam. Sau khi công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm
sú được chuyển giao thì số lượng trại sản xuất giống cũng như số lượng con giống
được sản xuất hàng năm không ngừng tăng nhanh. Năm 1995 cả nước có gần 700
trại sản xuất giống và sản xuất được 1,5 tỷ tôm PL15, thì đến năm 2003 số trại
giống đã tăng lên hơn 5.000 trại và sản xuất được 25 tỷ tôm PL15.

11


Năm 2004, tổng diện tích nuôi tôm cả nước ước đạt 600.000 ha chiếm
59,6% diện tích nuôi thủy sản. Tuy nhiên diện tích tập trung chủ yếu ở vùng đồng
bằng sông Cửu Long với diện tích là 521.345 ha chiếm 86,8% diện tích nuôi tôm
sú của cả nước. Song song với việc tăng diện tích nuôi thì sản lượng cũng không
ngừng tăng, đặc biệt là từ sau năm 2000, đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 nước
có sản lượng tôm nuôi lớn nhất thế giới.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật kể trên thì sự phát triển diện tích nuôi tôm
cũng đặt ra những vấn đề đáng quan tâm như: môi trường, dịch bệnh, giảm diện
tích rừng ngập mặn, gây mất cân bằng sinh thái…
Sự phát triển nuôi tôm theo kiểu chạy theo phong trào, thiếu quy hoạch hoặc
quy hoạch thiếu đồng bộ đã làm cho nhiều dự án quy hoạch vùng nuôi tôm theo
hướng công nghiệp bị thất bại như: dự án nuôi tôm trên cát tại miền Trung…Đã
làm thay đổi và phá hủy nhiều hệ sinh thái tự nhiên, làm ô nhiễm nguồn nước
ngầm.
Bên cạnh đó việc sử dụng thức ăn công nghiệp thiếu hợp lý, thuốc và hóa
chất thì bị lạm dụng, đặc biệt là các loại thuốc sát trùng, làm cho nhiều loài sinh
vật có lợi bị tiêu diệt, chất thải sau khi thu hoạch hay các ao bị bệnh không được
xử lý mà được thải thẳng ra kênh rạch, đã làm cho môi trường nước tại các vùng
nuôi ngày càng bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển
gây thiệt hại cho người nuôi.
Nguy hại nhất là việc lấn chiếm và phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. Việc

lấn chiếm và phá rừng ngập mặn để nuôi tôm được xem là nguyên nhân chính làm
giảm diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam trong thời gian qua. Đến năm 1983
thì diện tích rừng ngập mặn ở Việt Nam còn 252.500 ha bao gồm cả diện tích rừng
trồng. Phần lớn diện tích rừng ngập mặn tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long (191.800 ha). Năm 2000, Ngân Hàng Phát Triển Châu Á ước tính Việt Nam

12


chỉ còn lại khoảng 110.000 ha rừng ngập mặn. Như vậy chỉ trong vòng gần 2 thập
niên Việt Nam đã bị mất 142.500 ha rừng ngập mặn.
Sau khi chính phủ ban hành nghị quyết cho phép một số tỉnh thuộc đồng
bằng sống Cửu Long chuyển đổi một số diện tích trồng lúa năng suất thấp sang
nuôi trồng thủy sản thì diện tích nuôi thủy sản ở đây tăng tăng vọt. Nhưng quá
trình chuyển đổi thiếu quy hoạch, đánh giá tiềm năng nuôi tôm ở một số vùng
chưa sát với thực tế, cùng với việc quản lý diện tích được phép chuyển đổi thiếu
chặt chẽ…Đã dẫn tới diện tích chuyển đổi không đạt hiệu quả hoặc hiệu quả
không cao. Một số vùng đã phải chuyển đổi trở lại mục đích sử dụng đất ban đầu.
Một số vùng phải bỏ hoang do đất bị nhiễm mặn, cấu trúc hệ sinh thái ban đầu đã
bị phá hủy.
2.4.3 Tình hình nuôi tôm sú tại Bến Tre
Nuôi trồng thủy sản được xem là thế mạnh để phát triển kinh tế của Bến
Tre. Vì vậy diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh không ngừng tăng nhanh. Năm
2001 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của cả tỉnh là 25.577,5 ha, trong đó diện
tích nuôi cá là 2.873 ha, tôm là 19.102,8 ha với hơn 17.039 ha nuôi tôm nước
mặn, lợ. Năm 2003 thì diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh đã tăng lên 37.674
ha, trong đó diện tích nuôi cá là 3.722 ha, tôm là 29.469 ha với diện tích nuôi tôm
nước lợ, mặn là hơn 27.502 ha. Tới năm 2007 diện tích nuôi thủy sản đã tăng lên
41.850 ha, trong đó diện tích nuôi tôm thâm canh là 5.842 ha và 495 ha cá thâm
canh. Sản lượng nuôi ước đạt 198.850 tấn, đạt 125,9% kế hoạch (kế hoạch dự kiến

năm 2007 là 157.000 tấn), tăng 42,7% so với cùng kỳ năm 2006 (138.850 tấn).
Diện tích nuôi tôm phát triển mạnh nhất ở 3 huyện ven biển của tỉnh là: Ba Tri,
Bình Đại, Thạnh Phú. Trong đó Bình Đại và Thạnh Phú được coi là thánh địa của
con tôm sú với tổng diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh lên tới hơn 4.000
ha, chiếm hơn 68% diện tích của cả tỉnh.

13


Vùng nuôi tôm quảng canh cải tiến, tôm xen rừng khá ổn định. Nuôi thủy
sản nước ngọt phát triển mạnh, nhất là nuôi cá da trơn ở hai huyện Châu Thành và
Chợ Lách, diện tích nuôi tăng khá nhanh. Nuôi tôm càng xanh trong mương vườn
cũng được chú trọng phát triển đều khắp trong tất cả các huyện, riêng hình thức
sản xuất một vụ tôm sú, một vụ tôm càng xanh – lúa phát triển mạnh ở Thạnh Phú
đã và đang cho kết quả tốt.
2.5 Vai trò của tảo trong ao nuôi
Vai trò của tảo trong thủy vực nói chung và trong ao nuôi tôm sú nói riêng
là rất lớn và được thể hiện ở hai mặt: có lợi và có hại.
2.5.1 Lợi ích của tảo trong ao nuôi tôm sú
Tảo là mắt xích đầu tiên trong chuỗi thức ăn tự nhiên. Tảo là loại thức ăn tự
nhiên có hàm lượng protein cao (khoảng 50 – 70% khối lượng khô), rất cần thiết
cho sự phát triển của nhiều loài động vật nhỏ trong nước, mà những loài này lại là
thức ăn cho tôm nuôi.
Sự quang hợp của tảo đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì oxy
trong nước, đảm bảo cân bằng O2/CO2.
Trong ao nuôi tôm, tảo là yếu tố sinh học trong quá trình tự làm sạch môi
trường nước – nhà máy lọc sinh học. Bởi sự hấp thu mạnh muối dinh dưỡng, đặc
biệt là muối ammonia – sản phẩm của quá trình phân giải chất hữu cơ, thức ăn
thừa, chất thải của tôm, hạn chế mức độ gây độc của chúng. Cung cấp một lượng
oxy hòa tan cho ao nuôi, thúc đẩy quá trình phân hủy các chất hữu cơ tích tụ trong

ao nuôi.
Tảo còn làm giảm cường độ ánh sáng đi sâu nào trong nước, ngăn cản sự
phát triển của tảo đáy, đảm bảo sự ổn định cho tôm và ngăn cản các loài địch hại
của tôm.

14


Thực vật phù du còn làm ổn định nhiệt độ nước ao nuôi và góp phần lớn vào
việc điều chỉnh giá trị pH trong ao nuôi tôm. Quản lý thực vật phù du và pH là
điều kiện cần thiết để chống sự thay đổi lớn của pH ở các ao nuôi trên nền đất acit.
Tảo đóng vai trò trong việc ổn định hệ sinh thái ao nuôi và hạn chế tối thiểu
sự biến động của chất lượng nước. Một quần xã thực vật phù du ổn định đảm bảo
lượng oxy hòa tan thông qua quang hợp trong các giờ chiếu sáng và làm giảm
lượng CO2, NH3…Hệ thực vật phù du tốt làm giảm các chất độc hại trong nước
nhờ khả năng hấp thu NH4+ và giữ các kim loại nặng. Chúng cạnh nguồn dinh
dưỡng với các loài tảo và vi sinh vật có hại trong ao, nhất là các loài sinh vật gây
bệnh cho tôm.
Trong khu hệ thực vật nổi trong ao nuôi còn gặp một số chi tảo lục, tảo mắt
có roi và tảo lam (Chlamydomonas, Euglena, Oscilatoria, Phormidium…) tuy giá
trị không lớn về mặt làm thức ăn nhưng dựa vào mật độ của chúng để đánh giá độ
nhiễm bẩn của ao nuôi. Theo khảo sát nguyên nhân tôm chết ở khu vực phía Nam
cho biết: ở những ao tôm đang chết, tảo lam có mật độ khoảng 60.000 cá thể/lít và
nhóm giáp xác, giun nhiều tơ là thức ăn tốt cho tôm gặp rất ít, đây là ao có độ
nhiễm bẩn vừa. Ở một số ao khác, mật độ của loài tảo mắt (loài chỉ thị là E.acus)
đạt 80.000 cá thể/lít (chiếm 66% số lượng loài tảo) cùng với sự có mặt của một số
sinh vật đơn bào khác như: Arcelle vugaris (Protozoa); Fillinia terminals
(Rotatoria) chứng tỏ những ao này có độ nhiễm bẩn cao hơn.
2.5.2 Tác hại của tảo trong ao nuôi
Khi tảo nở hoa và chết, chúng gây ra một số hậu quả cho ao nuôi tôm,

không những các chất dinh dưỡng không được hấp thu, mà xác chết của chúng sẽ
bị lắng xuống đáy ao, phủ lên lớp chất hữu cơ đang phân hủy. Mật độ tảo trong ao
nuôi cao có thể làm giảm lượng oxy trong ao vào ban đêm do sự hô hấp.
Trong các ao nuôi thâm canh thường có hiện tượng dư thừa chất dinh dưỡng
do thức ăn thừa, chất thải của tôm và một số chất hữu cơ khác. Sự phát triển quá
15


mức của thực vật phù du từ nguồn dinh dưỡng trên kéo theo oxy cao vào buổi
chiều, làm NH3 tăng cao dẫn tới pH tăng, ảnh hưởng tới sức khỏe của tôm. Mật độ
tảo thấp, pH và oxy có thể ổn định nhưng lại không phù hợp với tôm nuôi. Sự tàn
của tảo có thể sinh ra độc tố.
Một số loài tảo có thể gây hại đối với tôm nuôi. Một số loài tảo silic
(Odontella regia, Rhizosolenia) sống bám trên mang tôm. Những loài như:
Navicula, Nitzschia, Amphora… có thể bám vào cơ thể tôm nhờ keo tiết ra trên bề
mặt vỏ của tế bào. Khi tảo roi Chroomonas ở mật độ cao làm tôm chết hàng loạt.
Một số loài tảo lam có khả năng tiết chất độc hại tôm khi chúng nở hoa (Anh,
1989). Một số tuy không có độc song chúng được bao bọc bởi lớp nhày hay bao
nhày chuyên hóa thường gây ra trương phình bụng (bệnh khó tiêu ở tôm).

16


×