Tải bản đầy đủ (.pdf) (227 trang)

Nghiên cứu xác định vết một số ma túy tổng hợp nhóm kích thích thần kinh loại amphetamin và ketamin trong tóc và nước tiểu bằng sắc ký khí khối phổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.26 MB, 227 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM QUỐC CHINH

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH
VẾT MỘT SỐ MA TÚY TỔNG HỢP
NHÓM KÍCH THÍCH THẦN KINH
LOẠI AMPHETAMIN VÀ KETAMIN
TRONG TÓC VÀ NƢỚC TIỂU
BẰNG SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

PHẠM QUỐC CHINH

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH
VẾT MỘT SỐ MA TÚY TỔNG HỢP
NHÓM KÍCH THÍCH THẦN KINH
LOẠI AMPHETAMIN VÀ KETAMIN


TRONG TÓC VÀ NƢỚC TIỂU
BẰNG SẮC KÝ KHÍ KHỐI PHỔ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ DƢỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: KIỂM NGHIỆM THUỐC VÀ ĐỘC CHẤT
MÃ SỐ: 62720410

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Việt Hùng
PGS.TS. Nguyễn Tiến Vững
HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS. Trần Việt Hùng và PGS.TS. Nguyễn Tiến Vững. Các
số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Phạm Quốc Chinh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ tận tình và quý
báu của các thầy cô giáo, cơ quan, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
PGS.TS. Trần Việt Hùng, Viện trƣởng Viện Kiểm nghiệm thuốc
Thành phố Hồ Chí Minh và PGS.TS. Nguyễn Tiến Vững, nguyên Phó Viện
trƣởng Viện Pháp y Quốc gia, hai ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, định
hƣớng, giúp đỡ và cho tôi những kiến thức quý báu để tôi hoàn thành luận án.
Ban Lãnh đạo Viện Pháp y Quốc gia đã ủng hộ, tạo điều kiện thuận

lợi cho tôi tham gia học tập và hoàn thành luận án.
Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Bộ môn Hoá phân tích – Độc
chất trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu tại Trƣờng.
GS.TS. Thái Nguyễn Hùng Thu, nguyên Phó hiệu trƣởng Trƣờng ĐH
Dƣợc Hà Nội và PGS.TS. Phạm Thanh Hà, Phó trƣởng Bộ môn Hóa phân
tích – Độc chất, Trƣờng ĐH Dƣợc Hà Nội, những ngƣời thầy đã động viên và
đóng góp ý kiến, chỉ dẫn tôi hoàn thiện luận án.
Các anh chị em tại Khoa Hóa pháp – Viện Pháp y Quốc gia đã động
viên, giúp đỡ và chia sẽ với những khó khăn trong công việc. Các bác sĩ, kỹ
thuật viên Bệnh viện Tâm thần Hà Nội đã hỗ trợ tôi trong lấy mẫu giám định.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm
động viên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án.

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ...................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. viii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................. x
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. SƠ LƢỢC VỀ MA TÚY ........................................................................ 3
1.1.1. Khái niệm ma túy .............................................................................. 3
1.1.2. Phân loại ma túy ............................................................................... 4
1.1.3. Tình hình sử dụng ma túy ................................................................. 5

1.1.4. Nhóm ma túy đƣợc nghiên cứu trong luận án ................................ 12
1.2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO VÀ LIÊN KẾT THUỐC TRONG TÓC . 26
1.2.1. Giới thiệu chung ............................................................................. 26
1.2.2. Giải phẫu và chức năng sinh lý của tóc .......................................... 27
1.3. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MA TÚY NHÓM ATS VÀ KETAMIN
...................................................................................................................... 32
1.3.1. Phƣơng pháp xử lý mẫu tóc ............................................................ 32
1.3.2. Phƣơng pháp chiết xuất .................................................................. 33
1.3.3. Kỹ thuật dẫn xuất hóa ..................................................................... 37
1.3.4. Một số phƣơng pháp thƣờng dùng phân tích ma túy ...................... 38
1.3.5. Tình hình nghiên cứu phân tích ma túy ở Việt nam. ...................... 44
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 46
2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 46
iii


2.1.1. Ma túy nhóm ATS và ketamin........................................................ 46
2.1.2. Đối tƣợng phân tích ........................................................................ 48
2.2. THIẾT BỊ, DUNG MÔI, HÓA CHẤT ................................................. 48
2.2.1. Dung môi, hóa chất ......................................................................... 48
2.2.2. Chất chuẩn ...................................................................................... 48
2.2.3. Thiết bị, dụng cụ phân tích ............................................................. 50
2.3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 51
2.3.1. Nghiên cứu thiết lập chƣơng trình GC-MS và điều kiện dẫn xuất . 51
2.3.2. Nghiên cứu phƣơng pháp xử lý và chiết xuất ................................. 53
2.3.3. Thẩm định phƣơng pháp GC-MS ................................................... 57
2.3.4. Phân tích ATS và ketamin trong tóc và nƣớc tiểu của ngƣời nghi
ngờ sử dụng ma túy bằng GC-MS ............................................................ 59
2.3.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu .............................................................. 60

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 61
3.1. NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỒNG THỜI MA
TÚY NHÓM ATS VÀ KETAMIN ............................................................. 61
3.1.1. Xây dựng các điều kiện sắc ký khí khối phổ .................................. 61
3.1.2. Khảo sát phổ của các chất ma túy nhóm ATS và ketamin. ............ 62
3.1.3. Tối ƣu hóa dẫn xuất ........................................................................ 71
3.2 NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH XỬ LÝ, CHIẾT XUẤT CÁC CHẤT MA
TÚY NHÓM ATS VÀ KETAMIN TỪ TÓC VÀ NƢỚC TIỂU ................ 75
3.2.1. Nghiên cứu quy trình xử lý và chiết mẫu ....................................... 75
3.2.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của pH đối với độ thu hồi ATS và ketamin
................................................................................................................... 82
3.2.3. Đánh giá độ thu hồi của phƣơng pháp ............................................ 85
3.2.4. Đánh giá ảnh hƣởng của nền mẫu................................................... 88
3.2.5. Tổng hợp quy tình xử lý, chiết xuất và phân tích các chất ATS và
ketamin bằng GC-MS ............................................................................... 92
iv


3.3. THẨM ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP VÀ ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH ATS
VÀ KETAMIN TRONG TÓC VÀ NƢỚC TIỂU BẰNG GC-MS. ............ 96
3.3.1. Thẩm định phƣơng pháp GC-MS định lƣợng các chất ma túy nhóm
ATS và ketamin trong tóc nƣớc tiểu ......................................................... 96
3.3.2. Áp dụng phân tích vết một số ma túy nhóm ATS và ketamin trong
tóc và nƣớc tiểu ....................................................................................... 109
Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................ 122
4.1. MẪU NGHIÊN CỨU VÀ ĐIỀU KIỆN DẪN XUẤT ....................... 122
4.1.1. Lựa chọn đối tƣợng nghiên cứu .................................................... 122
4.1.2. Về khảo sát dẫn xuất ..................................................................... 124
4.2. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ CHIẾT XUẤT MẪU ...................... 128
4.3. THẨM ĐỊNH PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ATS VÀ KETAMIN

TRONG TÓC VÀ NƢỚC TIỂU BẰNG GC-MS ..................................... 135
4.4. PHÂN TÍCH ATS VÀ KETAMIN TRONG TÓC VÀ NƢỚC TIỂU140
4.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ..........................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Chữ viết tắt

Giải thích

AM

Amphetamin

ATS

Các chất kích thích thần kinh
(Amphetamine Type Stimulants)

CDFA

Chlorodifluoroacetic anhydride

CE


Điện di mao quản (Capillary electrophoresis)

CV

Hệ số biến thiên (Coefficient of Variation)

DOB

4-Bromo-2,5-dimethoxy amphetamin

EI

Va chạm điện tử (Electron impact)

EOF

Dòng điện thẩm (Electroosmotic flow)

EtOAc

Ethyl acetat

GC

Sắc ký khí (Gas chromatography)

GC-MS

Sắc ký khí khối phổ (Gas chromatography - Mass

spectrometry)

HFBA

Heptafluorobutyric anhydride

HPLC

Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liqid
Chromatography)

HQC

Mẫu kiểm tra hàm lƣợng cao (High Quality Control)

IS

Chuẩn nội (Internal Standard)

KET

Ketamin

KET – d4

Ketamin – d4

LC-MS

Sắc ký lỏng khối phổ (Liquid Chromatography -Mass

spectrometry)

LD50

Liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (Lethal Dose)

vi

dạng

amphetamin


LLE

Chiết lỏng lỏng (Liquid–liquid extraction)

LOD

Giới hạn phát hiện (Limit of detection)

LOQ

Giới hạn định lƣợng (Limit of quantification)

LQC

Mẫu kiểm tra hàm lƣợng thấp (Low Quality Control)

MA


Methamphetamin

MA-d5

Methamphetamin – d5

MBTFA

n-methylbistrifluoroacetamid

MDA

3,4-methylendioxyamphetamin

MDEA

3,4- methylendioxyethylamphetamin

MDMA

3,4-methylendioxymethamphetamin

MeOH

Methanol

MQC

Mẫu kiểm tra hàm lƣợng trung bình (Medium quality control)


MS

Khối phổ (Mass Spectrometry)

NKT

Norketamin

PFB

Pentafluorobenzyl

PFPA

Pentafluoropropionic anhydrid

PFPA/PFPOH Pentafluoropropionic anhydrid/pentafluoropropanol
PMA

Para - Methoxy amphetamin

RSD

Độ lệch chuẩn tƣơng đối (Relative Standard Deviation)

SPE

Chiết pha rắn (solid phase extraction)


TFAA

Trifluoroacetic anhydrid

UNODC

Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp
Quốc (United Nations Office on Drugs and Crime)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Công thức của một số ATS............................................................. 13
Bảng 1.2. Một số ứng dụng kỹ thuật phân tích ATS và ketamin
bằng GC-MS ................................................................................................... 43
Bảng 2.1. Các chất ma túy dùng trong nghiên cứu ........................................ 46
Bảng 2.2. Thông tin về các chất chuẩn sử dụng trong nghiên cứu. ................ 49
Bảng 3.1. Mảnh ion mẹ và ion thành phần của các chất nghiên cứu .............. 67
Bảng 3.2. Khảo sát chƣơng trình nhiệt độ. ..................................................... 69
Bảng 3.3. Diện tích píc của chất phân tích với tỉ lệ HFBA/EtOAc ................ 72
Bảng 3.4. Thời gian tạo dẫn xuất của ATS và ketamin với HFBA ................ 74
Bảng 3.5. Độ thu hồi của chất phân tích trong tóc xử lý bằng kiềm
và chiết bằng các phƣơng pháp ....................................................................... 77
Bảng 3.6. Độ thu hồi của chất phân tích trong tóc xử lý bằng acid và
chiết bằng các phƣơng pháp ............................................................................ 78
Bảng 3.7. Độ thu hồi của chất phân tích trong tóc xử lý bằng MeOH
chứa 1% HCl và chiết bằng các phƣơng pháp ................................................ 79
Bảng 3.8. Độ thu hồi của chất phân tích trong nƣớc tiểu và chiết
bằng các phƣơng pháp ..................................................................................... 80

Bảng 3.9. Độ thu hồi chất phân tích trong tóc tại các pH khác nhau.............. 83
Bảng 3.10. Độ thu hồi chất phân tích trong nƣớc tiểu tại các pH
khác nhau......................................................................................................... 84
Bảng 3.11. Độ thu hồi của chất phân tích trong tóc ........................................ 86
Bảng 3.12. Độ thu hồi của chất phân tích trong nƣớc tiểu ............................. 87
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng của nền mẫu tóc đến các chất ATS và
Ketamin ........................................................................................................... 89
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng của nền mẫu nƣớc tiểu đến các chất ATS và
Ketamin ........................................................................................................... 90
viii


Bảng 3.15. Độ lặp lại của hệ thống GC-MS ................................................... 96
Bảng 3.16. Các hàm lƣợng ATS và ketamin đƣợc sử dụng để khảo
sát khoảng tuyến tính và đƣờng chuẩn ............................................................ 99
Bảng 3.17. Khoảng tuyến tính, đƣờng chuẩn của ATS, ketamin
trong tóc......................................................................................................... 100
Bảng 3.18. Khoảng tuyến tính, đƣờng chuẩn của ATS, ketamin
trong nƣớc tiểu .............................................................................................. 100
Bảng 3.19. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lƣợng của các chất
phân tích ........................................................................................................ 102
Bảng 3.20. Độ đúng, độ lặp lại trong ngày và khác ngày trong tóc.............. 104
Bảng 3.21. Độ đúng, độ lặp lại trong ngày và khác ngày trong nƣớc
tiểu ................................................................................................................. 105
Bảng 3.22. Độ ổn định của hoạt chất trong tóc............................................. 107
Bảng 3.23. Độ ổn định của hoạt chất trong nƣớc tiểu .................................. 108
Bảng 3.24. Các mẫu tóc và nƣớc tiểu của ngƣời nghi ngờ sử dụng
ma túy phân tích bằng GC-MS ..................................................................... 111
Bảng 3.25. Hàm lƣợng ATS và ketamin trong mẫu tóc dƣơng tính
phân tích sau 3 tháng ..................................................................................... 120

Bảng 4.1. Tỉ lệ ion xác nhận và ion định lƣợng của các chất ma túy ........... 136
Bảng 4.2. So sánh độ đúng và độ chính xác với các nghiên cứu khác ......... 138
Bảng 4.3. Tần suất phát hiện ATS và ketamin trong tóc và nƣớc tiểu ......... 142

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Lƣợng ngƣời sử dụng ma túy trên thế giới . ..................................... 7
Hình 1.2. Lƣợng ma túy bị thu giữ hàng năm .................................................. 9
Hình 1.3. Hình ảnh một số ma túy nhóm ATS ............................................... 15
Hình 1.4. Con đƣờng chuyển hóa của methamphetamin ................................ 19
Hình 1.5. Con đƣờng chuyển hóa của MDMA ............................................... 20
Hình 1.6. Hình ảnh một số viên Ketamin ...................................................... 23
Hình 1.7. Cấu trúc phân tử của S-(+)-ketamin (A) và R-(-)-ketamin
(B).................................................................................................................... 24
Hình 1.8. Con đƣờng chuyển hóa của ketamin ............................................... 25
Hình 1.9. Cấu trúc của sợi tóc. ........................................................................ 28
Hình 1.10. Cơ chế thuốc liên kết trong tóc . ................................................... 31
Hình 1.11. Quá trình xử lý mẫu bằng SPE...................................................... 36
Hình 2.1. Thiết bị sắc ký khí khối phổ tại Khoa Hóa pháp, ........................... 51
Hình 3.1. Sắc đồ Scan (a) và SIM (b) của các chất nhóm ATS và
ketamin dẫn xuất với TFAA............................................................................ 63
Hình 3.2. Sắc đồ Scan (a) và SIM (b) của các chất nhóm ATS và
ketamin dẫn xuất với PFPA ............................................................................ 64
Hình 3.3. Sắc đồ Scan (a) và SIM (b) của các chất nhóm ATS và
ketamin dẫn xuất với HFBA ........................................................................... 64
Hình 3.4. Sắc đồ ion thành phần và phổ khối của chuẩn và chuẩn
nội .................................................................................................................... 66

Hình 3.5. Sắc đồ chế độ SIM và các ion định lƣợng của các chất
phân tích .......................................................................................................... 68
Hình 3.6. Sắc đồ các chất ma túy nhóm ATS và ketamin theo 4 chế
độ gradient ....................................................................................................... 70
x


Hình 3.7. So sánh tỉ lệ dẫn xuất HFBA:EtOAc .............................................. 71
Hình 3.8. Sắc đồ các chất phân tích tạo dẫn xuất tại các nhiệt độ
khác nhau......................................................................................................... 73
Hình 3.9. So sánh thời gian tạo dẫn xuất của các chất phân tích. ................... 75
Hình 3.10. So sánh các phƣơng pháp chiết khi xử lý mẫu bằng
NaOH 1M ........................................................................................................ 77
Hình 3.11. So sánh các phƣơng pháp chiết khi xử lý mẫu bằng HCl
0,1M ................................................................................................................ 78
Hình 3.12. So sánh các phƣơng pháp chiết khi xử lý mẫu bằng
MeOH chứa 1% HCl ....................................................................................... 79
Hình 3.13. So sánh các phƣơng pháp chiết nƣớc tiểu ..................................... 80
Hình 3.14. Sắc đồ khảo sát phƣơng pháp chiết trong tóc ............................... 81
Hình 3.15. So sánh độ thu hồi chất phân tích trong tóc tại pH khác
nhau ................................................................................................................. 83
Hình 3.16. So sánh độ thu hồi chất phân tích trong nƣớc tiểu tại pH
khác nhau......................................................................................................... 84
Hình 3.17. Ảnh hƣởng nền với mẫu tóc ở hàm lƣợng các chất ma
túy 10 ng/ 10 mg.............................................................................................. 91
Hình 3.18. Ảnh hƣởng nền với mẫu nƣớc tiểu ở hàm lƣợng các chất
ma túy 20 ng/ml............................................................................................... 91
Hình 3.19. Sơ đồ xử lý mẫu ............................................................................ 92
Hình 3.20. Sắc đồ mẫu tóc thêm chuẩn và IS phân tích bằng GCMS ................................................................................................................... 94
Hình 3.21. Sắc đồ mẫu nƣớc tiểu thêm chuẩn và IS phân tích bằng

GC-MS ............................................................................................................ 95
Hình 3.22. Sắc đồ mẫu tóc trắng, mẫu chuẩn và tóc chứa chuẩn ................... 97
Hình 3.23. Sắc đồ mẫu nƣớc tiểu trắng, mẫu chuẩn và nƣớc tiểu
chứa chuẩn....................................................................................................... 98
xi


Hình 3.24. Đƣờng chuẩn phân tích MA và KET trong tóc và nƣớc
tiểu ................................................................................................................. 101
Hình 3.25. Một số sắc đồ xác định LOD, LOQ thông qua xác định
S/N trong tóc ................................................................................................. 102
Hình 3.26. Một số sắc đồ xác định LOD, LOQ thông qua xác định
S/N trong nƣớc tiểu ....................................................................................... 103
Hình 3.27. Sắc đồ mẫu tóc M3 ...................................................................... 117
Hình 3.28. Sắc đồ mẫu nƣớc tiểu M3 ........................................................... 118
Hình 3.29. Ảnh hƣởng của thời gian đến hàm lƣợng hoạt chất trong
tóc M6 ........................................................................................................... 121
Hình 3.30. Ảnh hƣởng của thời gian đến hàm lƣợng hoạt chất trong
tóc M44 ......................................................................................................... 121
Hình 4.1. So sánh các phƣơng pháp xử lý và chiết SPE với cột
Evidex............................................................................................................ 133

xii


ĐẶT VẤN ĐỀ
Tệ nạn ma túy đang là hiểm họa của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế
giới, là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh tội phạm, tệ nạn
xã hội và lây nhiễm HIV/AIDS. Những hậu quả do tệ nạn ma túy gây ra ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế, xã hội và an ninh trật tự của đất

nƣớc [21].
Phân tích ma túy đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lâm sàng và
trong độc chất pháp y. Trong giám định độc chất, việc xác định các chất ma
túy không chỉ ở dịch sinh học mà còn phải giám định ở nhiều loại mẫu khác
nhau. Mẫu thông thƣờng để xác định ma túy trong dịch sinh học là nƣớc tiểu,
máu. Tuy nhiên, các chất ma túy đƣợc phát hiện trong dịch sinh học có cửa sổ
phát hiện hẹp, chỉ vài ngày sau khi sử dụng [30], nên để xác định ngƣời có sử
dụng ma túy hay không trong thời gian dài thì khả năng phát hiện chúng trong
dịch sinh học là không thể. Phân tích tóc có thể phát hiện đƣợc ngƣời sử dụng
ma túy trƣớc đó vài tuần đến vài tháng [94] và là một kĩ thuật bổ sung cho
phân tích nƣớc tiểu, máu nhằm phát hiện sự liên quan tới việc sử dụng ma túy
hay không trong nhiều trƣờng hợp âm tính đối với các mẫu dịch sinh học.
Tóc là mẫu đặc biệt hữu dụng trong lĩnh vực pháp y không chỉ vì cửa
sổ phát hiện rộng mà còn bởi việc lấy mẫu dễ dàng, mẫu ít bị nhiễm và mẫu
có thể đƣợc vận chuyển, bảo quản, lƣu trữ một cách đơn giản [131].
Hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới chấp nhận phân tích tóc là công cụ
có giá trị để xác định những vấn đề liên quan trong nhiều lĩnh vực nhƣ pháp
y, pháp luật, lâm sàng, nghiên cứu, cấp giấy phép lái xe [24], [103].
Trong những năm gần đây, nghiên cứu phân tích ma túy trong tóc đang
đƣợc các nhà khoa học quan tâm và đã đạt đƣợc thành công trong áp dụng các
phƣơng pháp xử lý, chiết xuất kết hợp với các phƣơng pháp phân tích hiện đại
sử dụng kỹ thuật sắc ký khí khối phổ (GC-MS) [147], sắc ký lỏng khối phổ
(LC-MS) [90] trong việc xác định ma túy có trong tóc. Tại một số cơ sở trong
1


nƣớc cũng đã và đang nghiên cứu các phƣơng pháp phân tích xác định ma túy
trong dịch sinh học [12], [13], [14]. Mặc dù vậy, trong nƣớc chƣa có công
trình nghiên cứu về phân tích ma túy trong tóc đƣợc công bố.
Tại Việt Nam và các nƣớc trên thế giới, ma túy tổng hợp nhóm ATS và

ketamin đã và đang bị lạm dụng và có xu hƣớng gia tăng nhanh chóng. Do
vậy, việc nghiên cứu xác định các chất ma túy tổng hợp nhóm ATS và
ketamin trong tóc và dịch sinh học đóng vai trò quan trọng trong công tác
phòng, chống tệ nạn ma túy và nâng cao năng lực giám định pháp y tại Việt
Nam.
Từ những thực tế nhƣ vậy, đề tài ―Nghiên cứu xác định vết một số ma
túy tổng hợp nhóm kích thích thần kinh loại amphetamin và ketamin trong
tóc và nước tiểu bằng sắc ký khí khối phổ” đƣợc thực hiện với các mục tiêu
sau:
1. Khảo sát xây dựng phương pháp phân tích đồng thời các chất ma túy
nhóm ATS và ketamin bằng sắc ký khí khối phổ.
2. Khảo sát xây dựng phương pháp xử lý và chiết xuất các chất ATS và
ketamin từ mẫu tóc và nước tiểu.
3. Thẩm định phương pháp và ứng dụng phân tích xác định các chất
ma túy nhóm ATS và ketamin trong tóc và nước tiểu của một số người nghi
ngờ sử dụng ma túy.

2


Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. SƠ LƢỢC VỀ MA TÚY
1.1.1. Khái niệm ma túy
Cho đến nay, trên thế giới chƣa có một khái niệm thống nhất về ―ma
túy‖ hay ―chất ma túy‖. Theo Công ƣớc thống nhất về các chất ma túy năm
1961 (Đã sửa đổi theo Nghị định thƣ 1972 sửa đổi Công ƣớc thống nhất về
các chất ma túy năm 1961): Ma tuý có nghĩa là bất kỳ các chất tự nhiên hay
tổng hợp quy định trong các phụ lục I và II của Công ƣớc [125].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): Ma túy là các chất khi đƣa vào cơ
thể sẽ làm thay đổi chức năng của các cơ quan nội tạng [142].

Luật phòng, chống ma túy Việt Nam số 23/2000/QH10 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma túy số 16/2008/QH12 quy
định: Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hƣớng thần đƣợc quy định
trong các danh mục do Chính phủ ban hành [20].
Theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 7
năm 2013 ban hành danh mục các chất ma túy gồm 235 chất chia làm 3 danh
mục và 41 tiền chất [8]. Nghị định số 126/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày
29/12/2015 sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành
kèm theo Nghị định số 82/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19 tháng 7 năm
2013 bổ xung thêm 15 chất ma túy và 12 tiền chất [6].
Ma túy theo gốc Hán Việt có nghĩa là ―Làm mê mẩn‖, trƣớc đây
thƣờng để chỉ các chất có nguồn gốc từ cây thuốc phiện, giúp ngƣời sử dụng
giảm đau, an thần. Ngày nay, dùng để chỉ tất cả các hợp chất tự nhiên và tổng
hợp có khả năng gây nghiện [18].
Vậy có thể hiểu ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên và tổng
hợp, khi thâm nhập vào cơ thể con ngƣời sẽ làm thay đổi tâm trạng, ý thức và

3


trí tuệ, làm cho con ngƣời bị lệ thuộc vào ma túy gây nên những tổn thƣơng
cho cá nhân và cộng đồng [18], [120].
1.1.2. Phân loại ma túy
Có nhiều cách phân loại các chất ma túy khác nhau nhƣ phân loại theo
nguồn gốc, theo cách thức sử dụng, theo tác dụng dƣợc lý hay theo cấu tạo
hóa học [18], [36], [91], [105].
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn gốc
Theo cách phân loại này, ma túy đƣợc phân thành 3 loại [18], [105].
 Chất ma túy có nguồn gốc tự nhiên: Thuốc phiện, cần sa, nấm thần…
 Chất ma túy bán tổng hợp: Heroin, buprenorphin.

 Chất ma túy tổng hợp hoàn toàn: AM, MA, MDMA,…
1.1.2.2. Phân loại theo tác dụng với hệ thần kinh trung ương
Theo cách phân loại này, ma túy đƣợc phân thành 3 loại [18], [105].
 Các chất kích thích hệ thần kinh trung ương: Làm tăng sinh lực, phấn
khích, nói nhiều hơn, tăng hoạt động thể lực của cơ thể, tăng nhịp tim, hô hấp.
+ Cocain
+ Nhóm ATS: AM, MA, MDMA, MDA, MDEA, dexamphetamin…

 Các chất ức chế hệ thần kinh trung ương: Tác động chủ yếu khi sử
dụng là buồn ngủ, an thần, yên dịu, giảm nhịp tim, giảm hô hấp…
+ Nhóm benzodiazepin: Diazepam, Serapax, benzotran, rivotril,
+ Thuốc giảm đau thuộc nhóm á phiện: Thuốc phiện, morphin, pethidin,

codein, heroin, codein.
+ Các barbiturat.
+ Cần sa ở liều lƣợng nhẹ.

 Nhóm gây ảo giác: Làm thay đổi nhận thức đến mức độ có thể nhìn
thấy, nghe thấy, cảm giác thấy những sự việc không có thật (ảo giác, ảo thị).
Nó làm thay đổi cảm nhận của ngƣời sử dụng về hiện tại, về môi trƣờng xung
quanh
4


+ LSD (lysergic acid diethylamide).
+ Mescalin.
+ MDMA (ecstasy, thuốc lắc) ở liều lƣợng mạnh.
+ Phencyclidin.
+ Ketamin.
+ Cần sa ở liều lƣợng mạnh.


1.1.2.3. Phân loại theo công thức hóa học
Đây là cách phân loại đƣợc sử dụng phổ biến trong việc triển khai xây
dựng các phƣơng pháp phân tích, vì các ma túy có cấu tạo tƣơng tự thƣờng có
tính chất giống nhau do đó phƣơng pháp chiết và phân tích cũng giống nhau.
Theo cách phân loại này một số nhóm ma túy chính nhƣ sau [36], [38].
 Các chất ma túy nhóm opiat.
 Các chất ma túy nhóm cần sa.
 Các chất ma túy nhóm ATS.
 Cocain….
1.1.3. Tình hình sử dụng ma túy
1.1.3.1. Tình hình sử dụng ma túy trên thế giới
Theo số liệu của Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên
Hiệp Quốc, hiện nay có khoảng 250 triệu ngƣời trên thế giới thƣờng xuyên sử
dụng ma túy và số lƣợng ngƣời sử dụng tăng lên hàng năm, trong đó khoảng
27 triệu ngƣời có vấn đề về rối loạn và lệ thuộc ma túy. Số ngƣời lạm dụng
ma túy tổng hợp ATS khoảng 37 triệu ngƣời, trong số đó tới 60% thuộc khu
vực Đông và Đông Nam Á [127]. Việc sử dụng ma túy toàn cầu ngày càng trở
nên nghiêm trọng do nó không những gây ra tác động lớn tới sức khỏe ngƣời
sử dụng và sức khỏe cộng đồng mà còn dẫn đến những hệ lụy lớn về mặt xã
hội nhƣ trộm cắp, cƣớp giật, các căn bệnh xã hội truyền nhiễm nhƣ
HIV/AIDS, viêm gan C... Thống kê cho thấy cứ 10 ngƣời sử dụng ma túy thì
có một ngƣời có vấn đề về sức khỏe, bị lệ thuộc vào thuốc hay nói cách khác
5


có khoảng 27 triệu ngƣời trên thế giới có vấn đề về sức khỏe do sử dụng ma
túy. Số liệu hàng năm ƣớc đoán có khoảng 187.100 ngƣời chết do sử dụng ma
túy, chủ yếu do dùng thuốc quá liều hoặc sốc thuốc [129].
Các quốc gia và vùng miền có xu hƣớng sử dụng ma túy khác nhau. Ở

Mỹ, Châu Âu chủ yếu sử dụng cần sa và heroin, một số nƣớc ở Đông Bắc Á
và Đông Nam Á thƣờng tiêu thụ mạnh ATS, trong khi đó, khu vực Châu Mỹ
Latin và vùng Caribe vẫn sử dụng chủ yếu cocain [129].
Ở Mỹ, lƣợng cocain chủ yếu đƣợc nhập từ Trung Mỹ và Mexico, chiếm
87 %, trong khi nguồn từ vùng biển Caribe chỉ chiếm khoảng 13 %. Một số
bang nhƣ California, Maine, Massachusetts và Nevada, việc sử dụng cần sa
cho các mục đích phi y tế là hợp pháp và bình thƣờng. Theo thống kê, số
trƣờng hợp tử vong ở Mỹ do liên quan tới sử dụng ma túy quá liều gần nhƣ
tăng gấp đôi trong giai đoạn 2013 và 2014 [126].
Khu vực Đông và Đông Nam Á tiếp tục đối mặt với những thách thức
của việc trồng thuốc phiện trái phép cũng nhƣ mở rộng sản xuất, vận chuyển
và lạm dụng methamphetamin. Nam Á vẫn tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi nhiều
vấn đề về ma túy, đặc biệt là ma túy nhóm opiat và ATS [126].
Việc lạm dụng, buôn bán và sản xuất bất hợp pháp methamphetamin
vẫn là một thách thức lớn ở Châu Đại Dƣơng. Trong khi đó, heroin vẫn là ma
túy chính, đƣợc dùng chủ yếu ở châu Âu, mặc dù đã có khoảng 100 chất hoạt
tính thần kinh mới đã đƣợc báo cáo trong năm 2015 thông qua hệ thống cảnh
báo sớm của EU. Heroin đƣợc vận chuyển vào châu Âu chủ yếu thông qua
vùng Balkan, Iran [126].
Tỉ lệ và số lƣợng ngƣời sử dụng ma túy trên thế giới từ năm 2006 đến
2014 đƣợc thể hiện ở Hình 1.1.

6


Hình 1.1. Lượng người sử dụng ma túy trên thế giới [127].
 Nhóm opiat
Việc trồng cây thuốc phiện và sử dụng thuốc phiện trên thế giới vẫn
cao kỉ lục và không có xu hƣớng giảm [127], [129].
Theo thống kê, có tới 32,4 triệu ngƣời ở độ tuổi từ 15- 64 sử dụng

opiat. Số lƣợng cây thuốc phiện đƣợc trồng ở Afghanistan, Lào và Myanmar
tăng nhanh chóng hàng năm. Mỹ, Mexico và Colombia cũng là nơi có diện
tích trồng thuốc phiện lớn. Sản lƣợng thuốc phiện toàn cầu liên tục tăng,
lƣợng thuốc phiện và heroin ở Afghanistan lần lƣợt chiếm khoảng gần 85 %
và 77 % sản lƣợng toàn cầu [129]. Thuốc phiện và heroin từ Afganistan cung
cấp cho thị trƣờng châu Á, Tây Nam Á và nhiều vùng ở Đông Á, Trung Á,
Châu Âu. Một số nƣớc ở Đông Nam Á chủ yếu đƣợc cung cấp từ vùng Đông
Nam Á (Lào và Myanmar). Châu Mỹ chủ yếu đƣợc cung cấp bởi các nƣớc
Mỹ Latin (Colombia và Mexico) [127], [128], [129].
Tại Cannada, Mỹ, Australia và New Zealand số ngƣời sử dụng opiat
liên tục tăng, kéo theo đó các vụ tử vong liên quan đến opiat cũng gia tăng
theo. Xu hƣớng sử dụng heroin ở Tây và Trung Âu có giảm, tuy nhiên, ở
Đông và Đông Nam Âu vẫn duy trì ở mức cao. Xu hƣớng sử dụng heroin ở

7


Châu Á và Châu Phi tăng cao, nguyên nhân có thể do ở vị trí chuyển tiếp giữa
nơi sản xuât ma túy nhƣ khu tam giác vàng, Afghanistan vào các thị trƣờng
tiêu thụ [127], [128], [129].
 Nhóm Cocain
Cây coca đƣợc trồng nhiều ở Peru, Bolivia, Colombia… Ở Australia,
cần sa, ecstasy, MA và AM có xu hƣớng giảm từ năm 2004, tuy nhiên, số
lƣợng sử dụng cocain lại tăng lên đáng kể. Ngƣợc lại, ở Newzealand, cocain
vẫn còn chƣa bị chú ý từ các cơ quan kiểm soát do số lƣợng dùng còn hạn
chế. Khu vực Tây và Trung Âu vẫn giữ tỷ lệ sử dụng cocain ở mức cao trong
khi khu vực Châu Á ít sử dụng ma túy này. Nhìn chung, khu vực Châu Phi
cũng có tỷ lệ sử dụng cocain thấp, tuy nhiên, riêng một số khu vực nhƣ Nam
Phi, Tây và Trung Phi lại có tỷ lệ sử dụng khá cao [127], [129].
 Nhóm Cannabis

Cây cần sa đƣợc trồng ở khắp nơi trên thế giới, tạo ra mức sản lƣợng
khổng lồ và khó có thể dự đoán đƣợc [129]. Đặc biệt, ở Châu Phi, diện tích
trồng và sản lƣợng cần sa còn có sự gia tăng. Châu Âu là thị trƣờng tiêu thụ
cần sa lớn nhất, ƣớc tính khoảng 2050 tấn cần sa đƣợc tiêu thụ năm 2012.
Trong khi đó, Châu Á có tỷ lệ sử dụng cần sa dƣới mức trung bình của toàn
cầu. Tuy nhiên ở Australia cần sa là loại đƣợc dùng phổ biến với tỷ lệ sử dụng
cao [127], [129].
 Ma túy tổng hợp (ATS) và các chất kích thích thần kinh mới (NPS)
Thị trƣờng ma tuý tổng hợp đang ngày càng trở lên đa dạng. ATS và
NPS phổ biến nhất vẫn là ở vùng Đông Á và Đông Nam Á, liên tục lan rộng
ra cả khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ [127], [129], [130]. Năm 2009 là năm bắt
đầu sự bùng nổ trong việc sử dụng ATS toàn cầu. Tổng trữ lƣợng ATS tăng
mạnh vào năm 2011 và năm 2012. Việc sử dụng ATS tiếp tục là một vấn đề
lớn đối với các nƣớc vùng Đông Á và Đông Nam Á, một số lƣợng lớn ngƣời
nghiện phải điều trị khi sử dụng thuốc ở nhiều quốc gia tại đây. Dạng viên
8


nén MA chủ yếu đƣợc sản xuất ở vùng đồng bằng sông Mekong ở Đông và
Đông Nam Á. Myanmar là nƣớc chính sản xuất ra MA dạng tinh thể [128],
[129].
Xu hƣớng sử dụng ketamin đã tăng lên các nƣớc Đông và Đông Nam Á
kể từ năm 2012 [127]. Lƣợng ketamin bị bắt giữ trong khu vực tăng từ 6 tấn
năm 2012 lên hơn 12 tấn vào năm 2014, chiếm gần nhƣ toàn bộ ketamin bị
tịch thu trên toàn thế giới. Cụ thể, lƣợng ketamin bị bắt giữ ở Trung Quốc
tăng gấp 4 lần, từ 4,7 tấn năm 2012 lên 19,6 tấn vào năm 2015. Gần 200
trƣờng hợp sản xuất ketamin đã đƣợc phát hiện ở Trung Quốc vào năm 2015,
tăng 12,4 % so với năm 2014. Xƣởng sản xuất ketamin đầu tiên của Malaysia
bị triệt phá vào tháng 8 năm 2016 cùng với 269 kg ketamin bị thu giữ [126].
Lƣợng các chất ma túy bị thu giữ hàng năm từ 1998 - 2014 đƣợc thể

hiện ở Hình 1.2.

Hình 1.2. Lượng ma túy bị thu giữ hàng năm [127]

9


1.1.3.2. Tình hình sử dụng ma túy ở Việt Nam
Tại Việt Nam, đối tƣợng sử dụng ATS chiếm khoảng 25 - 30 % tổng số
ngƣời nghiện, trong đó chủ yếu là thanh thiếu niên [134]. Trƣớc đây, tình
trạng nghiện ma túy ở Việt Nam chủ yếu là nghiện thuốc phiện, heroin. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây, tình trạng nghiện ma túy tổng hợp đang có
xu hƣớng gia tăng nhanh chóng. Tỉ lệ thanh thiếu niên nghiện ma túy tổng
hợp tăng nhanh tại một số khu vực nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và
một số tỉnh thành phố và là nguyên nhân của nhiều trƣờng hợp phạm tội. Hiện
nay, các nƣớc trên thế giới cũng đang phải đối diện với tình trạng này [21].
Theo số liệu báo cáo trong Hội nghị toàn quốc về công tác phòng
chống ma túy và cai nghiện ma túy ngày 23/12/2016, tính tới cuối năm 2016
cả nƣớc có trên 210.750 ngƣời nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 10.616
ngƣời so với năm 2015 [152]. So với cuối năm 1994, số ngƣời nghiện ma túy
đã tăng gấp 4 lần (55.445 ngƣời nghiện năm 1994) với mức tăng xấp xỉ 7000
ngƣời nghiện mỗi năm. Trƣớc đây, số ngƣời nghiện ma túy chủ yếu là nam
giới, nhƣng những năm gần đây tỷ lệ ngƣời nghiện ma túy là nữ đã gia tăng
đáng kể, chiếm tới 4 %/năm [135].
Đối tƣợng sử dụng ma túy có xu hƣớng trẻ hóa. Năm 1995, số ngƣời sử
dụng ma túy chủ yếu nằm trong nhóm tuổi trên 30 tuổi, chiếm 57,6 %, số
ngƣời sử dụng ma túy nhóm tuổi 18 - 30 tuổi chiếm 40 % thì năm 2014, tỉ lệ
ngƣời sử dụng ma túy nhóm tuổi 18 - 30 đã tăng lên 75 %. Tình hình sử dụng
ma túy phổ biến hơn cả trong nhóm trẻ tuổi nhƣ thanh thiếu niên, học sinh,
sinh viên [19].

Tình hình sử dụng ma túy đƣợc thể hiện rõ với ngày càng nhiều ngƣời
sử dụng ma túy sống ở các thành phố lớn, hình thức sử dụng ma túy cũng thay
đổi đa dạng [19]. Trƣớc đây ngƣời sử dụng chủ yếu hút thuốc phiện, nhƣng
nay chuyển sang tiêm chích heroin (năm 1995 chỉ có chƣa đến 8 % số ngƣời
nghiện tiêm chích ma túy, hiện nay số ngƣời chích ma túy chiếm tới 72,67 %
10


tổng số ngƣời nghiện ma túy cả nƣớc); từ sử dụng đơn chất sang đa chất (sử
dụng đồng thời nhiều loại chất), sử dụng và trộn lẫn các dƣợc phẩm khác với
ma túy, nhƣ sử dụng kết hợp heroin và novocain hoặc các loại thuốc an thần,
hoăc pha trộn các loại thuốc tân dƣợc gây nghiện với nhau để tăng cảm giác
phê. Xu hƣớng chuyển từ sử dụng thuốc phiện, heroin sang sử dụng ma túy
tổng hợp ATS [126] ở các thành phố đang ngày càng gia tăng nhanh chóng
[9], chủ yếu ở nhóm trẻ tuổi [19], [135].
Sản xuất, buôn bán, vận chuyển và sử dụng trái phép các chất ma túy là
vấn đề bức xúc trong xã hội. Tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy tiềm ẩn
nhiều yếu tố phức tạp, khó lƣờng. Trên tuyến biên giới Tây Bắc và Bắc miền
Trung, các lực lƣợng chức năng thƣờng xuyên phát hiện các đƣờng dây vận
chuyển ma túy vào nội địa với số lƣợng lớn. Đáng chú ý là tình trạng vận
chuyển ma túy tổng hợp từ Lào về Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng trong
năm 2016, gấp 4,6 lần so với năm 2015. Tình hình mua bán, vận chuyển ma
túy tổng hợp dạng ―đá‖ tiếp tục tăng. Tại Hà Nội, số vụ ma túy tổng hợp bị
bắt giữ chiếm 55,8 % tổng số vụ [152].
Năm 2016, các lực lƣợng chức năng bắt giữ 1.030 kg và 635.681 viên
ma tuý tổng hợp (tăng 95 % so với năm 2015), ngoài ra còn thu giữ nhiều loại
ma tuý khác nhƣ: 876,8 kg heroin, 152 kg thuốc phiện, 20,8 kg cocain, 637,3
kg cần sa khô [151].
Tình trạng vận chuyển ma tuý qua đƣờng hàng không, đƣờng biển vẫn
diễn ra dƣới nhiều hình thức và có dấu hiệu sản xuất ma tuý tổng hợp trên

biển. Tình hình mua bán, vận chuyển ma tuý tổng hợp, nhất là ma tuý tổng
hợp dạng đá tiếp tục tăng, xuất hiện tình trạng mua bán một số chất hƣớng
thần có mức độ nguy hại và độc tính cao. Việc lợi dụng các quán bar, vũ
trƣờng, nhà nghỉ để sử dụng, mua bán trái phép chất ma tuý ở các thành phố
lớn tiếp tục diễn ra phức tạp [152] .

11


×