Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Trồng cây Nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc tỉnh Đăk Lăk 0903034381

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.33 MB, 77 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP
KẾT HỢP CHĂN NUÔI GIA SÚC

ĐỊA ĐIỂM
CHỦ ĐẦU TƯ

: XÃ EA BUNG, HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK
: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO NGỌC

Đắk Lắk - Tháng 3 năm 2013


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP
KẾT HỢP CHĂN NUÔI GIA SÚC
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO NGỌC

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ


THẢO NGUYÊN XANH

ĐỖ HỒNG XUÂN

NGUYỄN BÌNH MINH

Đắk Lắk - Tháng 3 năm 2013


MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN.................................................... 1
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư ................................................................................................ 1
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án .......................................................................................... 1
I.3. Cơ sở pháp lý ................................................................................................................ 2
CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN ........................ 5
II.1. Môi trường thực hiện dự án........................................................................................... 5
II.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................ 5
II.1.2. Đơn vị hành chính ..................................................................................................... 5
II.1.3. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................................... 6
II.1.4. Dân cư ....................................................................................................................... 6
II.2. Tiềm năng phát triển tỉnh Đắk Lắk .............................................................................. 6
II.2.1. Giao thông vận tải ..................................................................................................... 6
II.2.2. Bưu chính viễn thông ................................................................................................ 8
II.2.3. Cấp thoát nước .......................................................................................................... 8
II.2.4. Điện lực ..................................................................................................................... 8
II.2.5. Hệ thống thủy lợi ...................................................................................................... 9
II.2.6. Tài nguyên phong phú .............................................................................................. 9
II.3. Các cơ chế chính sách có liên quan đến mô hình Nông Lâm kết hợp ....................... 10
II.3.1. Các văn bản liên quan đất đai về nông lâm nghiệp ................................................ 10
II.3.2. Chính sách về hỗ trợ nông lâm kết hợp .................................................................. 10

II.4. Giải pháp để phát triển nông lâm kết hợp ở Tây Nguyên .......................................... 11
II.5. Thị trường nông lâm sản ............................................................................................ 12
II.6. Kết luận về sự cần thiết đầu tư................................................................................... 13
CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN .................................................................. 14
III.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................ 14
III.2. Địa hình .................................................................................................................... 14
III.3. Khí hậu ..................................................................................................................... 14
III.4. Thổ nhưỡng .............................................................................................................. 15
III.5. Thủy văn ................................................................................................................... 15
III.6. Hiện trạng sử dụng đất ............................................................................................. 15
III.7. Dân cư – lao động ..................................................................................................... 15
III.8. Hiện trạng kinh tế - xã hội ........................................................................................ 15
III.9. Hiện trạng cơ sở hạ tầng ........................................................................................... 16
III.9.1. Giao thông ............................................................................................................. 16
III.9.2. Thủy lợi ................................................................................................................. 16
III.10. Nhận xét chung ....................................................................................................... 16
CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN .......................................... 17
IV.1. Quy mô đầu tư dự án ................................................................................................ 17
IV.2. Hạng mục công trình ................................................................................................ 17
IV.3. Máy móc thiết bị ...................................................................................................... 18
IV.5. Thời gian thực hiện dự án ........................................................................................ 19


CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN............................................................ 20
V.1. Trồng trọt cây nông lâm nghiệp .............................................................................. 20
V.1.1. Cao su .................................................................................................................... 20
V.1.2. Keo lai .................................................................................................................... 22
V.1.3. Tiêu ........................................................................................................................ 24
V.2. Chăn nuôi bò............................................................................................................ 26
V.2.1. Giống bò thịt ........................................................................................................... 26

V.2.2. Chăm sóc và nuôi dưỡng ........................................................................................ 27
V.3. Trồng cỏ ..................................................................................................................... 32
V.3.1. Giống cỏ.................................................................................................................. 32
V.3.2. Giá trị của giống cỏ VA06 ...................................................................................... 32
V.3.3. Đặc tính sinh trưởng của cỏ VA06 ......................................................................... 33
V.3.4. Kỹ thuật thâm canh cỏ VA06 ................................................................................. 34
VI.1.Giải pháp thiết kế mặt bằng....................................................................................... 37
VI.1.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án ................................................................. 37
VI.1.2. Giải pháp quy hoạch .............................................................................................. 38
VI.1.3. Giải pháp kết cấu ................................................................................................... 41
VI.1.4. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................................. 41
VI.1.5 Kết luận .................................................................................................................. 42
CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ............................................. 43
VII.1. Đánh giá tác động môi trường ................................................................................ 43
VII.1.1. Giới thiệu chung................................................................................................... 43
VII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường ................................................... 43
VII.2. Các tác động môi trường ......................................................................................... 43
VII.2.1. Các loại chất thải phát sinh .................................................................................. 43
VII.2.2. Khí thải ................................................................................................................. 44
VII.2.3. Nước thải .............................................................................................................. 45
VII.2.4. Chất thải rắn ......................................................................................................... 46
VII.3. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường............................................................. 46
VII.3.1. Xử lý chất thải rắn ................................................................................................ 46
VII.3.2. Xử lý nước thải .................................................................................................... 47
VII.3.3. Xử lý khí thải, mùi hôi ......................................................................................... 48
VII.3.4. Giảm thiểu các tác động khác .............................................................................. 48
VII.4. Kết luận ................................................................................................................... 48
CHƯƠNG VIII: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ DỰ ÁN ............................................................ 49
VIII.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ..................................................................................... 49
VIII.2. Nội dung tổng mức đầu tư ..................................................................................... 49

VIII.2.1. Nội dung ............................................................................................................. 49
VIII.2.2. Kết quả tổng mức đầu tư .................................................................................... 55
VIII.2.3. Vốn lưu động ...................................................................................................... 56
CHƯƠNG IX: NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN...................................... 57
IX.1. Kế hoạch sử dụng vốn .............................................................................................. 57
IX.2. Tiến độ sử dụng vốn ................................................................................................. 57


IX.3. Nguồn vốn thực hiện dự án ...................................................................................... 58
IX.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay ........................................................ 59
IX.5. Tính toán chi phí của dự án ...................................................................................... 60
IX.5.1. Chi phí nhân công ................................................................................................. 60
IX.5.2. Chi phí hoạt động .................................................................................................. 62
CHƯƠNG X: HIỆU QUẢ KINH TẾ -TÀI CHÍNH ......................................................... 65
X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán ..................................................................... 65
X.2. Doanh thu từ dự án .................................................................................................... 66
X.3. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án.................................................................................... 69
X.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội ............................................................................. 71
CHƯƠNG XI: KẾT LUẬN............................................................................................... 72


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
 Chủ đầu tư
: Công ty Cổ phần Bảo Ngọc
 Giấy phép ĐKKD số : 1800410631
 Ngày đăng ký lần 1 : 14/11/2006

 Ngày đăng ký lần 9 : 14/2/2012
 Đại diện pháp luật
: Đỗ Hồng Xuân
Chức vụ
: Giám đốc
 Địa chỉ trụ sở
: Số 208, Nguyễn Thị Minh Khai, P.Xuân Khánh, Q.Ninh Kiều,
Tp.Cần Thơ
 Văn phòng đại diện : 22 Điện Biên Phủ, P.17, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM
 Chi nhánh
: 28 Hùng Vương, TT.Ea Súp, H.Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk
 Ngành nghề KD
:
- Trồng cây lâu năm khác (cây lâm nghiệp, cây ăn trái)
- Chăn nuôi gia súc
 Vốn điều lệ
: 60,000,000,000 VNĐ (Sáu mươi tỷ đồng)
I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
 Tên dự án
: Trồng cây nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc
 Địa điểm xây dựng : Xã Ea Bung, Huyện Ea Súp, Tỉnh Đắk Lắk
 Diện tích
: 5,366,800 m2 (536.68 ha)
 Mục tiêu đầu tư
: Xây dựng trang trại trồng các loại cây dài ngày như cao su, keo
lai, tiêu và các loại cây ngắn ngày như đậu phộng, bí ngô, rau kết hợp chăn nuôi bò cao sản
trên tổng diện tích 536.68ha
 Mục đích đầu tư
: - Xây dựng thành công mô hình nông lâm kết hợp giữa cây lâm
nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp và chăn nuôi nhằm đảm bảo tính bền vững, vừa bảo vệ cải

tạo rừng vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng đến xuất khẩu;
- Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa phương;
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường sống tại
địa phương;
- Đóng góp cho thu ngân sách một khoản từ lợi nhuận kinh
doanh;
 Hình thức đầu tư
: Đầu tư xây dựng mới
 Hình thức quản lý
: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban Quản lý dự án
do chủ đầu tư thành lập.
 Tổng mức đầu tư
: 57,974,149,000 đồng (Năm mươi bảy tỷ chin trăm bảy mươi tư
triệu một trăm bốn mươi chín ngàn đồng).
Vốn chủ đầu tư
: 50% tổng đầu tư tương ứng với số tiền 28,268,849,000 đồng
Vốn vay
: 50% trên tổng vốn đầu tư, tức 28,268,849,000 đồng
 Vòng đời dự án
: trong vòng 25 năm và dự tính năm 2014 dự án sẽ hoạt động;

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

1


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
I.3. Cơ sở pháp lý
 Văn bản pháp lý

 Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 17/6/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
 Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật Kinh doanh Bất động sản 63/2006/QH11 ngày 29/6/2006 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 3/12/2004
 Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
 Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án
đầu tư xây dựng công trình;
 Nghị định số 124/2008 NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về thuế thu
nhập doanh nghiệp;
 Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ Qui định chi tiết thi
hành Luật Thuế giá trị gia tăng;
 Nghị định 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 11 năm 2006 quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc qui
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và
phát triển rừng;
 Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn việc lập
và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 05/2009/TT-BXD ngày 15/04/2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn điều
chỉnh dự toán xây dựng công trình;
 Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/05/2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

2


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán
dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước;
 Quyết định số 277/QĐ-UB ngày 7/2/2005 của UBND tỉnh Đắk Lắk v/v phê duyệt dự án
quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi thủy sản giai đoạn 2005-2010;
 Công văn số 1777/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần lắp đặt hệ thống điện trong công trình, ống và phụ
tùng ống, bảo ôn đường ống, phụ tùng và thiết bị khai thác nước ngầm;
 Công văn số 1779/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng về việc công bố định
mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát xây dựng;
 Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/9/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường

hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo
vệ môi trường;
 Thông tư số 76/2007/TT-BNN ngày 21/8/2007 và Thông tư số 39/2008/TT-BNN ngày
3/3/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn v/v hướng dẫn chuyển rừng và đất
lâm nghiệp sang trồng cao su ở Tây Nguyên ;
 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu
tư và xây dựng công trình;
 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về việc Quản lý chất
lượng công trình xây dựng và Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/04/2008 của Chính phủ
về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 2009/2004/NĐ-CP;
 Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
 Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư
xây dựng công trình;
 Công văn số 3792/UBND-NL ngày 8/10/2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk v/v xem xét
khảo sát lập dự án trồng rừng;
 Công văn số 1218/UBND – NLN ngày 3/4/2008 của UBND tỉnh Đắk Lắk v/v cho phép
Công ty Cổ phần Bảo Ngọc khảo sát, lập dự án trồng rừng, trồng cây ăn trái;
 Báo cáo số 04/BC-TĐDA ngày 7/01/2008 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
v/v thẩm định Dự án cải tạo, bảo vệ và phát triển rừng kết hợp chăn nuôi gia súc tại tiểu khu
235, 237 xã Ea Bung, huyện Ea Sup của Công ty CP Bảo Ngọc;
 Quyết định số 337/UBND-NLN ngày 4/2/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk v/v lập thủ tục
thuê đất triển khai Dự án cải tạo, bảo vệ và phát triển rừng kết hợp chăn nuôi gia súc của
Công ty CP Bảo Ngọc trên diện tích 903ha đất tại tiểu khu 235, 237 xã Ea Bung, huyện Ea
Sup;
 Quyết định số 418/QĐ-UBND ngày 8/2/2010 của UBND tỉnh Đắk Lắk v/v bãi bỏ quyết
định số 625/QĐ-UBND ngày 19/3/2009 của UBND tỉnh ; đồng thời cho Công ty CP Bảo
Ngọc thuê 536.68 ha đất tại xã Ea Bung, huyện Ea Sup để thực hiện Dự án cải tạo, bảo vệ và
phát triển rừng (rừng sản xuất) kết hợp chăn nuôi gia súc;
 Tờ trích lục bản đồ địa chính số 17/TL –VPĐKQSDĐ, tỷ lệ 1/25,000 do Văn phòng

đăng ký quyền sử dụng đất tỉnh lập ngày 29/1/2010;
 Hợp đồng thuê đất số 17/HĐ-TĐ ngày 26/2/2010 giữa Công ty CP Bảo Ngọc và UBND
tỉnh Đắk Lắk;
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

3


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
 Giấy chứng nhận đầu tư số 40121000126 do UBND tỉnh Đắk Lắk cấp ngày 10/6/2011;
 Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự
toán công trình.
 Các tiêu chuẩn Việt Nam
Dự án Trồng cây nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc được thực hiện trên những
tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
 TCVN 2737-1995
: Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
 TCXD 229-1999
: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN
2737 -1995;
 TCVN 375-2006
: Thiết kế công trình chống động đất;
 TCVN 5760-1993
: Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử
dụng;
 TCVN 5738-2001

: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
 TCVN-62:1995
: Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí;
 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
 TCVN 6305.1-1997 : (ISO 6182.1-92)
 TCVN 6305.2-1997 : (ISO 6182.2-93);
 TCVN 4760-1993
: Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
 TCXD 33-1985
: Cấp nước - mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn
thiết kế;
 TCVN 5576-1991
: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
 TCXD 51-1984
: Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu
chuẩn thiết kế;
 TCVN 5687-1992
: Tiêu chuẩn thiết kế thông gió - điều tiết không khí - sưởi ấm;
 TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép;
 11TCN 19-84
: Đường dây điện;

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

4


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC


CHƯƠNG II: CĂN CỨ XÁC ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
DỰ ÁN
II.1. Môi trường thực hiện dự án
II.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đắk Lắk nằm trên địa bàn Tây Nguyên, trong khoảng tọa độ địa lý từ
o
107 28'57"- 108o59'37" độ kinh Đông và từ 12o9'45" - 13o25'06" độ vĩ Bắc.
- Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
- Phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa
- Phia Tây giáp Vương quốc Campuchia và tỉnh Đăk Nông.
Là tỉnh có đường biên giới dài 70 km chung với nước Cam Pu Chia, trên đó có quốc
lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên
kết hợp với bảo vệ an ninh quốc phòng.

Hình: Vị trí của tỉnh Đắk Lắk

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá xã hội của tỉnh và
cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 (chạy xuyên
suốt tỉnh theo chiều từ Bắc xuống Nam) với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột
với các thành phố Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Pleiku (Gia Lai). Trong
tương lai khi đường Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với đường hàng không được nâng
cấp thì Đắk Lắk sẽ là đầu mối giao lưu rất quan trọng nối liền các trung tâm kinh tế của cả
nước như Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là động lực lớn, thúc đẩy nền kinh tế của
tỉnh cũng như toàn vùng Tây Nguyên phát triển.
II.1.2. Đơn vị hành chính
Tỉnh Đắk Lắk bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ và 13 huyện;
trong đó có 180 xã, phường, thị trấn.
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh


5


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
1.Thành phố Buôn Ma Thuột: 13 phường và 8 xã
2.Thị xã Buôn Hồ:
3.Huyện Ea H’leo: 1 thị trấn và 11 xã
4.Huyện Ea Súp: 1 thị trấn và 9 xã
5.Huyện Buôn Đôn: 7 xã
6.Huyện Cư M’gar: 2 thị trấn và 15 xã
7.Huyện Krông Búk: 1 thị trấn và 14 xã
8.Huyện Ea Kar: 2 thị trấn và 14 xã
9.Huyện M’Đrắk: 1 thị trấn và 12 xã
10.Huyện Krông Bông: 1 thị trấn và 13 xã
11. Huyện Krông Pắc: 1 thị trấn và 15 xã
12.Huyện Krông A Na: 1 thị trấn và 7 xã
13.Huyện Lăk: 1 thị trấn và 10 xã
14.Huyện Krông Năng: 1 thị trấn và 11 xã
15.Huyện Cư Kuin: 8 xã

II.1.3. Điều kiện tự nhiên
Địa hình Đắk Lắk có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Khí hậu toàn tỉnh
được chia thành hai tiểu vùng. Vùng phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa
khô, vùng phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà thời tiết chia làm 2 mùa khá rõ
rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió
Tây Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7,8,9, lượng mưa chiếm 8090% lượng mưa năm. Riêng vùng phía Đông do chịu ảnh hưởng của đông Trường Sơn nên
mùa mưa kéo dài hơn tới tháng 11. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa này
độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng. Lượng mưa
trung bình nhiều năm toàn tỉnh đạt từ 1,600-1,800 mm.

II.1.4. Dân cư
Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Đắk Lắk đạt gần 1,771,800 người, mật độ dân số
đạt 135 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 426,000 người, dân số sống tại
nông thông đạt 1,345,800 người. Dân số nam đạt 894,200 người, trong khi đó nữ đạt 877,600
người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12.9 ‰.
Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009,
toàn tỉnh Đắk Lắk có 47 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Trong đó dân tộc kinh
chiếm đông nhất với 1,161,533 người, thứ hai là Người Ê Đê có 298,534 người, thứ ba là
Người Nùng có 71,461 người, thứ tư là Người Tày có 51,285 người. Cùng các dân tộc ít
người khác như M'nông có 40,344 người, Người Mông có 22,760 người, Người Thái có
17,135 người, Người Mường có 15,510 người.
II.2. Tiềm năng phát triển tỉnh Đắk Lắk
II.2.1. Giao thông vận tải
Đắk Lắk nằm ở vị trí trung tâm của vùng Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum,
Lâm Đồng và Đăk Nông). Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai qua quốc lộ 14 sẽ đến trung tâm kinh
tế Đà Nẵng và khu công nghiệp Dung Quất, khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam, Quảng
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

6


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
Ngãi). Phía Đông giáp tỉnh Khánh Hoà qua quốc lộ 26, đây là trung tâm du lịch lớn của cả
nước, đồng thời có cảng biển giao thương hàng hoá với nước ngoài. Phía Nam là các tỉnh
Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh qua quốc lộ 14. Đây là
trung tâm kinh tế trọng điểm của phía Nam. Phía Tây là vương quốc Campuchia thông qua
cửa khẩu kinh tế Đăk Ruê.
Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung sẽ hình thành mạch giao thông rất thuận
lợi để phát triển thương mại - dịch vụ. Cùng với việc Chính phủ đầu tư tuyến đường Hồ Chí

Minh, hàng loạt các công trình đầu tư nhằm khai thác lợi thế của tuyến giao thông này. Điển
hình là việc đầu tư xây dựng cửa khẩu quốc tế Bờ Y (Kon Tum) và các trục giao thông sẽ
hình thành nhánh của con đường xuyên Á bắt đầu từ Côn Minh (Trung Quốc) - Myanmar Lào - Thái Lan qua cửa khẩu Bờ Y tạo mối quan hệ thương mại quốc tế giữa các tỉnh Đông
Bắc Thái Lan, Nam Lào với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.
Đây cũng là điều kiện khá lý tưởng để thu hút khách du lịch các nước theo tuyến đường bộ
này vào Tây Nguyên - Đắk Lắk cũng như khuyến khích du khách Đắk Lắk đi du lịch nước
ngoài.
Đường giao thông nội tỉnh được đầu tư mở mới và nâng cấp thuận lợi có thể thông
thương đến biên giới Campuchia.
Với một vị trí thuận lợi như vậy, Đắk Lắk sẽ là trung tâm giao lưu hàng hoá giữa các
vùng và tạo điều kiện cho phát triển du lịch, dịch vụ trong những năm tới đây.
Đường bộ toàn tỉnh hiện có 397.5km đường quốc lộ, trong đó:
- Quốc lộ 14: 126 km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông
- Quốc lộ 26: 119 km, từ ranh giới tỉnh Khánh Hòa đến TP Buôn Ma Thuột
- Quốc lộ 27: 84 km, từ TP Buôn Ma Thuột đến ranh giới tỉnh Lâm Đồng
- Quốc lộ 14C: 68.5km, từ ranh giới tỉnh Gia Lai đến ranh giới tỉnh Đăk Nông.
Đường hàng không: Hàng ngày có các chuyến bay từ Buôn Ma Thuột đi Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và ngược lại bằng máy bay cỡ trung A320.
Cụm cảng Hàng không Buôn Ma Thuột đang tiếp tục được đầu tư xây dựng hệ thống
sân bãi và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng nhu cầu giao thông trong tương lai.
Xe buýt: Hiện nay, đã có tuyến xe buýt đến tất cả các điểm thuộc thành phố Buôn Ma
Thuột và từ thành phố Buôn Ma Thuột đi đến trung tâm hầu hết các huyện trong tỉnhgóp
phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu đi lại và hạn chế tai nạn giao thông.
 Quy hoạch đến năm 2020:
Giao thông đường bộ: Từ nay đến năm 2020, tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp
các công trình giao thông đường bộ hiện có, hoàn chỉnh mạng lưới, xây dựng mới một số
công trình có yêu cầu cấp thiết, đảm bảo mật độ mạng lưới đường trên 0.6 km/km2. Phấn đấu
đến năm 2020 nhựa hóa hoặc bê tông hóa toàn bộ tuyến tỉnh lộ, huyện lộ, đường đô thị; 50%
số km đường xã được cứng hóa.
Đến năm 2020, quy hoạch mạng lưới giao thông đường bộ tỉnh Đắk Lắk được dự

kiến:
- Nâng cấp 4 tuyến quốc lộ, các tuyến tỉnh lộ hiện có
- Qui hoạch thêm tuyến quốc lộ mới (Đắk Lắk - Phú Yên), đường Trường Sơn Đông và
nâng cấp từ các tuyến huyện lộ lên tỉnh lộ.
- Cải tạo nâng cấp hệ thống huyện lộ, đường đô thị, đường xã, hệ thống đường thôn,
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

7


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
buôn và các đường chuyên dùng nông, lâm nghiệp.
- Tạo thành mạng lưới giao thông tương đối hoàn chỉnh nối với mạng lưới đường quốc
gia và nối với các tuyến đường trong Tam giác phát triển 3 nước Việt Nam - Lào Cămpuchia.
Qui hoạch giao thông tỉnh:
- Quy hoạch, xây dựng điểm dừng, điểm nghỉ tại đèo Hà Lan - Krông Buk trên tuyến
đường Hồ Chí Minh.
- Dự kiến quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột có 3 bến xe
khách, 1 bến xe buýt ở trung tâm thành phố, hình thành mạng lưới các điểm đỗ xe buýt nội
thị và đến các điểm ven đô, các huyện lân cận, 3 bãi đỗ xe tải các bãi đỗ xe con, xe du lịch ở
những nơi tham quan, du lịch, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, chợ. Tại ở mỗi thị
xã, mỗi huyện có từ 1- 2 bến xe khách.
- Xây dựng một trung tâm sát hạch lái xe của tỉnh và mạng lưới Trung tâm đăng kiểm
xe cơ giới tại thành phố Buôn Ma Thuột và khu vực các huyện Ea Kar và Krông Buk.
- Giao thông hàng không: Cảng hàng không Buôn Ma Thuột hiện tại là cấp 4E cho
loại máy bay A 321 lên xuống, trong khi đó công suất nhà ga gần 300,000 hành khách/năm.
Đến năm 2020 là 800,000 và 3,000 tấn hàng hóa/năm.
Giao thông đường sắt: Qui hoạch tuyến đường sắt Tuy Hòa - Buôn Ma Thuột có tổng
chiều dài 160 km, trong đó đoạn nằm trên địa phận tỉnh Đắk Lắk dài khoảng 85 km; tổng số

ga trên toàn tuyến là 8 ga, trong đó trên địa phận Đắk Lắk có 5 ga.
II.2.2. Bưu chính viễn thông
Toàn bộ hệ thống viễn thông đã được số hóa, nhiều thiết bị hiện đại đã được đưa vào
sử dụng. Hệ thống điện thoại cố định đến trung tâm tất cả các xã trong tỉnh, tỷ lệ điện thoại
cố định đạt 5.2 máy/100 dân.
Hiện tại tất cả các huyện trong tỉnh đã có sóng di động, với các nhà cung cấp dịch vụ:
Mobifone, Vinaphone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom, HT Mobile.
Dịch vụ internet ADSL hiện tại đã có ở hầu hết tất cả các huyện trong tỉnh, với 2 nhà
cung cấp dịch vụ VDC và Viettel.
II.2.3. Cấp thoát nước
Có hệ thống xử lý và cấp nước tập trung, đủ cho sinh hoạt của người dân tại thành
phố Buôn Ma Thuột và các thị trấn Buôn Hồ (huyện Krông Buk), Buôn Trấp (huyện Krông
Ana), Quảng Phú (huyện Cư M’gar)... Ngoài ra còn có các hệ thống cấp nước khác phục vụ
cho các khu, cụm công nghiệp.
II.2.4. Điện lực
Mạng lưới điện: Điện của tỉnh Đắk Lắk đảm bảo đầy đủ cho nhu cầu sinh hoạt và sản
xuất. Hiện nay, toàn bộ các xã đã có điện lưới với tỷ lệ số hộ được sử dụng điện lưới lên tới
84%.
Hệ thống thủy điện: Đắk Lắk là tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển thủy điện. Trên địa
bàn của tỉnh có các đầm hồ lớn như hồ Lắk (huyện Lắk), sông Sêrêpôk có trữ lượng thủy
điện khoảng 2,636 triệu KW. Hiện tại có 23 công trình thuỷ điện nhỏ đã được đầu tư xây
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

8


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
dựng với tổng công suất lắp máy 14,280KW đang hoạt động. Các công trình thủy điện lớn là
Buôn Kuốp 280 MW và Buôn Tua Srah 86 MW đã được khởi công xây dựng, công trình

Sêrêpôk III 220 MW và Sêrêpôk IV 70 MW đang chuẩn bị khởi công.
II.2.5. Hệ thống thủy lợi
Đến nay trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có khoảng 600 công trình thủy lợi các loại, trong
đó có khoảng 441 hồ chứa, còn lại là các đập dâng và một số trạm bơm lưới. Tổng dung tích
trữ nước từ các công trình thủy lợi khoảng gần 421 triệu m3 (chưa kể hồ Easúp).
II.2.6. Tài nguyên phong phú
a) Tài nguyên đất:
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk , đó là tài
nguyên đất. Toàn tỉnh có diện tích tự nhiên là 13,085 km2, trong đó chủ yếu là nhóm đất
xám, đất đỏ bazan và một số nhóm khác như: đất phù sa, đất gley, đất đen.
Các đất hình thành từ đá bazan có độ phì khá cao (pH/H2O từ trung tính đến chua,
đạm và lân tổng số khá). Sự đồng nhất cao giữa độ phì nhiêu tự nhiên và độ phì nhiêu thực tế
của các nhóm đất và loại đất, được phân bố trên cao nguyên Buôn Ma Thuột trải dài khoảng
90 km theo hướng Đông Bắc - Tây Nam và rộng khoảng 70 km. Phía Bắc cao nguyên này
(Ea H’Leo) cao gần 800 m, phía nam cao 400 m, càng về phía tây chỉ còn 300 m, bề mặt cao
nguyên rất bằng phẳng chỉ còn điểm một vài đồi núi.
- Nhóm đất phù sa (Fuvisols):
Được hình thành và phân bố tập trung ven các sông suối trong tỉnh. Tính chất của loại
đất này phụ thuộc vào sản phẩm phong hoá của mẫu chất..
- Nhóm đất Gley (Gleysols):
Phân bố tập trung ở các khu vực thấp trũng thuộc các huyện Lăk, Krông Ana và
Krông Bông.
- Nhóm đất xám (Acrisols):
Là nhóm lớn nhất trong số các nhóm đất có mặt tại Đắk Lắk , phân bố ở hầu hết các
huyện.
- Nhóm đất đỏ (Ferrasol, trong đó chủ yếu là đất đỏ bazan).
Là nhóm đất chiếm diện tích lớn thứ hai (sau đất xám) chiếm tới 55.6% diện tích đất
đỏ bazan toàn Tây Nguyên. Đất đỏ bazan còn có tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục độ xốp
bình quân 62 - 65%, khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao... rất thích hợp với các
loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn

quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát
triển nông nghiệp của tỉnh Đắk Lắk.
b) Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt
Với những đặc điểm về khí hậu-thủy văn và với 3 hệ thống sông ngòi phân bố tương
đối đều trên lãnh thổ (hệ thống sông Srepok; hệ thống sông Ba, hệ thống sông Đồng Nai)
cùng với hàng trăm hồ chứa và 833 con suối có độ dài trên 10 km, đã tạo cho ĐắkLắk một
mạng lưới sông hồ khá dày đặc. Vì vậy, nhiều vùng trong tỉnh có khả năng khai thác nguồn
nước mặt thuận lợi để phục vụ sản xuất và đời sống, nhất là các địa bàn phân bố dọc theo hai
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

9


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
bên sông Krông Ana thuộc các huyện: Krông Ana, Krông Pắc, Lăk và Krông Knô....
- Nguồn nước ngầm:
Tập trung chủ yếu trong các thành tạo BaZan & Trầm tích Neogen đệ tứ, tồn tại chủ
yếu dưới 2 dạng: Nước lỗ hổng và nước khe nứt. Tổng trữ lượng ước tính:
Chất lượng nước thuộc loại nước siêu nhạt, độ khoáng hoá M= 0.1 – 0.5, pH = 7-9. Loại
hình hoá học thường là Bicacbonat Clorua - Magie, Can xi hay Natri.
c) Tài nguyên rừng:
Sau khi chia tách tỉnh, diện tích đất có rừng của ĐắkLắk là 608,886.2 ha, trong đó
rừng tự nhiên là 594,488.9 ha, rừng trồng là 14,397.3 ha. Độ che phủ rừng đạt 46.62% (số
liệu tính đến ngày 01/01/2004). Rừng ĐắkLắk được phân bố đều khắp ở các huyện trong
tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp Campuchia. Rừng ĐắkLắk phong phú và
đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng: cây gỗ, các tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc
sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi,
nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Do đó rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói

mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Rừng ĐắkLắk có nhiều loại động vật quý
hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yôk Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư
Yangsin... có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi
trong sách đỏ thế giới. Rừng và đất lâm nghiệp có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển
KT-XH của tỉnh.
d) Tài nguyên khoáng sản:
ĐắkLắk không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà còn rất
phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng
sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm. Như Sét cao lanh (ở M’DRăk, Buôn Ma
Thuột - trên 60 triệu tấn), sét gạch ngói (Krông Ana, M’DRăk, Buôn Ma Thuột - trên 50
triệu tấn), vàng (Ea Kar), chì (Ea H’Leo), phốt pho (Buôn Đôn), Than Bùn (Cư M’Gar), đá
quý (Opan, Jectit), đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng... phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
II.3. Các cơ chế chính sách có liên quan đến mô hình Nông Lâm kết hợp
II.3.1. Các văn bản liên quan đất đai về nông lâm nghiệp
Luật Đất đai (2003), Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004), Luật Bảo vệ và Môi
trường (2005) là 3 văn bản luật cao nhất liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp và lâm
nghiệp nói chung và sản xuất nông lâm kết hợp nói riêng.
II.3.2. Chính sách về hỗ trợ nông lâm kết hợp
+ Chính sách về đất đai
- Nghị định 163/1999/NĐ-CP, ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao đất, cho thuê
đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích
lâm nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC, ngày 6/6/2000 về hướng dẫn việc
giao đất, cho thuê đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.
- Nghị định số 01-CP ngày 4/1/1995 của Chính phủ về giao khoán đất sử dụng vào
mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn trồng thủy sản trong các doanh nghiệp
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

10



DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
nhà nước.
- Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên,
cũng có những quy định khuyến khích làm nông lâm kết hợp. Ví dụ: được tận dụng tối đa
20% diện tích đất chưa có rừng được giao để sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp (Điều 30)
- Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về Mục tiêu,
nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Trong quyết định
này, hàng loạt các chính sách được đề ra, nhờ đó đã có tác động thúc đẩy sản xuất nông lâm
kết hợp. Ví dụ như: chính sách về đất đai, chính sách về đầu tư và tín dụng, chính sách
hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm, chính sách thuế, chính sách về khoa học và công nghệ.
- Thông tư liên tịch số 28/1999/TTg-LT, ngày 3/2/1999 của Bộ NN-PTNT, Bộ KHĐT
và Bộ Tài chính về hướng dẫn việc thực hiện Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 của
Thủ tướng Chính phủ.
+ Chính sách về khoa học công nghệ
Chính sách về khoa học công nghệ trong nông lâm kết hợp, tại Điều 9 của Quyết định
661/QĐ-TTg đã nêu rõ: Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường,
tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu tuyển chọn, lai tạo, nhập nội các giống cây rừng có khả
năng thích nghi tốt, đạt hiệu quả cao và kỹ thuật trồng rừng thâm canh, các biện pháp bảo vệ
và phòng chống cháy rừng ...để phổ biến nhanh ra diện rộng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành quy trình, quy phạm hướng dẫn
kỹ thuật trong đó đề cập đến các biện pháp kỹ thuật áp dụng hệ thống nông lâm kết hợp
trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng.
Viện khoa học Lâm nghiệp đã có nhiều nghiên cứu và rất thành công trong việc xây
dựng các mô hình nông lâm kết hợp trong các vùng sinh thái trên phạm vi cả nước. Những
kết quả nghiên cứu khoa học cùng với các mô hình này đã giúp cho nông dân áp dụng trên
diện tích đất được giao của các hộ và các trang trại đem lại hiệu quả sử dụng đất cao cả về
kinh tế và môi trường sinh thái.

+ Chính sách về khuyến nông lâm đối với nông lâm kết hợp
Chính sách về khuyến lâm để hỗ trợ phát triển nông lâm kết hợp của Chính phủ được
phản ánh trong:
- Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 về quy định công tác khuyến nông. Theo đó ngày
2/8/1993 đã ban hành Thông tư liên bộ số 01/LBTT về hướng dẫn thi hành Nghị định số
13/CP. Sau khi có nghị định 13/CP, công tác khuyến nông lâm ở Việt Nam đã có những
bước phát triển rất nhanh chóng.
- Hệ thống tổ chức khuyến nông lâm đã được thiết lập từ trung ương đến địa phương.
Ngoài các hoạt động khuyến nông của Chính phủ, nhiều tổ chức quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ trong và ngoài nước đã thực hiện nhiều chương trình khuyến nông khuyến lâm
trên phạm vi cả nước.
II.4. Giải pháp để phát triển nông lâm kết hợp ở Tây Nguyên
Mặc dù Chính phủ đã ban hành những chính sách nhằm phát triển nông lâm kết hợp
nhưng với đồng bào Tây Nguyên, những chính sách này chưa thực sự đi vào cuộc sống bởi
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

11


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
nơi đây rất khó khăn, giao thông chưa thuận lợi, khí hậu khó lường, dân trí thấp, địa hình
canh tác phức tạp...do đó cần phải có những cơ chế chính sách, giải pháp kỹ thuật mang tính
đặc thù của Tây Nguyên như:
- Phải có chính sách quy hoạch tổng thể vùng sản xuất NLKH, thế mạnh của vùng cây
dài ngày như Cà phê, tiêu, chè, cao su.... cây ngắn ngày như Đậu, bắp, lạc...áp dụng cơ giới
hóa các biện pháp tạo nhiều sản phẩm hướng đến thị trường trong và ngoài nước.
- Phải có chính sách phân bổ dân cư, kiểm soát dân di cư tự do để điều tiết diện tích
canh tác cho phù hợp, tạo điều kiện cho người dân có công ăn việc làm , sản xuất đảm bảo
lương thực.

- Phải có chính sách khuyến khích trồng rừng, bởi Tây Nguyên hiện nay rất nhiều đất
trống đồi trọc, tạo ra môi trường tốt giữ nước chống xói mòn, hạn hán ở vùng đồng bằng.
- Cải thiện giống cây trồng, vật nuôi để tăng năng suất sản phẩm đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
- Tây Nguyên đất đai rộng, phù hợp với nhiều loại cây như cà phê, tiêu, chè, đậu, bắp,
lạc, keo, thông, cây họ dầu, cao su....rất thích hợp cho sự phát triển trang trại như trồng rừng
ở trên, dưới nuôi bò, trâu, dê, nai....cần phải có chủ trương định hướng cụ thể.
- Phải có những tổ chức đứng ra nắm bắt, điều tiết thị trường nông sản, bảo vệ quyền
lợi của người dân khi có tranh chấp xảy ra.
- Để nông lâm kết hợp phát triển cũng cần phải có những định hướng phù hợp, nhiều
nơi chuyển đổi đất rừng sang trồng cây khác như cao su, cà phê...do đó phá vỡ môi trường
sinh thái, ảnh hưởng đến cơ cấu cây trồng, ảnh hưởng sản phẩm của mô hình nông lâm kết
hợp.
- Đối với Tây Nguyên, mỗi tỉnh lại có những tiềm năng về đất đai, khí hậu, trình độ
canh tác với từng loại cây khác nhau; ví như Đắk Lắk đất đỏ bazan rất nhiều, phù hợp với
nhiều loại cây, ở Kon Tum diện tích ít mà chủ yếu là đất pha cát hoặc sét, Lâm Đồng đất
feralit nhiều,....do đó cần phải có những cơ chế chính sách, kỹ thuật cụ thể cho từng tỉnh mới
đem lại hiệu quả kinh tế cao.
II.5. Thị trường nông lâm sản
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những bước tăng trưởng đáng kể về nông
lâm sản trên khía cạnh sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm và
thủy sản năm 2012 ước đạt khoảng 27.5 tỷ USD tăng 9.7%, trong đó, nông sản ước đạt 15.65
tỷ USD, tương đương năm 2011 (một số mặt hàng có số lượng và kim ngạch xuất khẩu cao
như gạo đạt 3.7 tỷ USD, với khoảng 8 triệu tấn; cà phê đạt 3.74 tỷ USD, với 1.76 triệu tấn;
hạt tiêu đạt 0.802 tỷ USD, với 118 nghìn tấn; điều đạt 1.48 tỷ USD, với 223 nghìn tấn); thủy
sản đạt 6.15 tỷ USD, tăng 0.7% so với năm 2011; lâm sản 4.68 tỷ USD, tăng 18.5% so với
năm 2011; các mặt hàng khác ước đạt 1 tỷ USD, bằng cùng kỳ năm 2011.
Hiện nay, nền nông lâm nghiệp của ta đã có bước tăng trưởng, song sản phẩm hàng
hoá chất lượng cao chưa nhiều, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, giá trị thấp. Tính
cạnh tranh sản phẩm của ta trong khu vực và trên thị trường thế giới còn yếu, thị trường

nông lâm sản tổ chức chưa chặt chẽ, tính ổn định không cao. Thêm vào đó, cơ sở thương mại
phục vụ tiêu thụ còn hạn chế, các hệ thống kênh thị trường hoạt động chưa thông suốt, hiệu
quả thương mại chưa được cao cũng như sự mất cân đối trong phân phối hiệu quả, lợi nhuận
giữa các bên tham gia thị trường trong từng loại nông lâm sản, và từng thị trường khu vực.
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

12


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
Tóm lại, tình hình thị trường nông lâm sản hiện nay còn bấp bênh và không ổn định.
II.6. Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế, kỹ thuật cũng như các cơ chế
chính sách của Chính Phủ nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng trong lĩnh vực nông lâm
nghiệp, Công ty Cổ phần Bảo Ngọc chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án Trồng cây
nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc tại Xã Ea Bung, Huyện Ea Súp, Tỉnh Đắk Lắk,
một nơi hội tủ đầy đủ các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội để phát triển nông lâm
nghiệp một cách bền vững, lâu dài đồng thời đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng và hướng đến
thị trường xuất khẩu;
Với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong tỉnh và khu
vực ưa chuộng, với niềm tự hào sẽ góp phần tăng giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, tăng
thu nhập và nâng cao đời sống của nhân dân đồng thời tạo việc làm cho lao động tại địa
phương, chúng tôi tin rằng dự án Trồng cây nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc tại
Xã Ea Bung, Huyện Ea Súp, Tỉnh Đắk Lắk là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

13



DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ DỰ ÁN
III.1. Vị trí địa lý
Dự án “Trồng cây nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc” được xây dựng tại:
tiểu khu 235, 237 xã Ea Bung, huyện Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk.

Hình: Vị trí đầu tư dự án
Ea Súp là một huyện của tỉnh Đắk Lắk cách thành phố Buôn Ma Thuột 85 km theo
đường tỉnh lộ 1 đi về phía Tây Bắc. Huyện thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh, dân cư thưa
thớt, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Ở Ea Súp rừng nối tiếp rừng và là huyện còn nhiều rừng nhất ở Đắk Lắk. Với độ cao
trung bình thấp nhất tỉnh và địa hình là một bình nguyên tương đối bằng phẳng, có thể trồng
các loại cây nông nghiệp, công nghiệp dài ngày và chăn nuôi bò dưới tán rừng.
III.2. Địa hình
Khu vực đầu tư dự án thuộc địa hình bán bình nguyên Ea Súp. Là vùng đất rộng lớn
nằm ở phía Tây tỉnh, tiếp giáp với các cao nguyên. Bề mặt ở đây bị bóc mòn, có địa hình khá
bằng phẳng, đồi lượn sóng nhẹ, độ cao trung bình 180m, cao dần từ Tây Bắc về phía Đông
Nam, có một vài dãy núi nhô lên như Yok Đôn, Chư M’Lanh... Phần lớn đất đai của bán
bình nguyên Ea Sup là đất xám, tầng mỏng và đặc trưng thực vật là rừng khộp rụng lá vào
mùa khô.
III.3. Khí hậu
Huyện Ea Súp nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao đều và nóng.
- Nhiệt độ trung bình năm 25oC
- Nhiệt độ trung bình cao nhất 34oC
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất 19oC
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh


14


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
- Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm : 24-28oC
Lượng mưa trung bình 1,400-1,500mm.
Khí hậu thời tiết mang đặc tính chung của khí hậu Tây Nguyên, được chia làm 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến
tháng 3 hàng năm.
III.4. Thổ nhưỡng
Đất đai của huyện chủ yếu được hình thành trên đá phiến sét, đá cát kết và đá Granít.
Thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ đến trung bình, độ phì thấp, thường bị chặt cứng khi khô
hạn và ngập úng khi ngập nước.
III.5. Thủy văn
Nguồn nước mặt trên địa bàn được cung cấp bởi các sông suối, hồ đập. Hệ thống sông
suối trên địa bàn mật độ thưa và hầu hết có lưu lượng khá cao vào mùa mưa, cạn kiệt vào
mùa khô.
Đánh giá thuận lợi và những khó khăn:
- Thuận lợi: Đất đai trong vùng khi có đủ nước tưới hàm lượng mùn và các chất hữu
cơ tăng rõ rệt, năng suất cây trồng đặc biệt là cây lúa nước tăng nhanh. Tiềm năng đất sản
xuất nông nghiệp rất lớn, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích cây lương thực, cây công
nghiệp và phát triển đàn gia súc.
- Khó khăn: Hầu hết là đất pha cát, tỷ lệ sét cao, hàm lượng chất hữu cơ thấp. Hàng
năm thường bị ngập úng, lũ lụt vào mùa mưa, mùa khô gió thổi mạnh, nhiệt độ cao, lượng
bốc hơi lớn, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
III.6. Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất đầu tư dự án có diện tích 5,366,800 m2 (536.68 ha) nằ m trên 2 tiể u
khu 235, 237 thuộ c xã Ea Bung, huyệ n Ea Sup, tỉ nh Đắ k Lắ k. Trong đ ó tính
đ ế n nă m 2013 đ ã có 60 ha keo lai 2 năm tuổi và 60 ha 1 nă m tuổ i, còn lạ i là đ ấ t

rừ ng là đất rừng sản xuất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng kết hợp
chăn nuôi gia súc.
III.7. Dân cư – lao động
Đến cuối năm 2010 toàn huyện có 64,430 người trong đó có khoảng 37,430 lao động.
Lực lượng lao động của huyện hầu hết chưa qua đào tạo, đặc biệt là số lao động là người dân
tộc thiểu số, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật thấp, khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế.
Những yếu tố đó đã ảnh hưởng lớn đến năng suất chất lượng và hiệu quả lao động đặc biệt
đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của huyện.
III.8. Hiện trạng kinh tế - xã hội
Giá trị tổng sản phẩm đạt 511 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế đạt 16.8%, thu nhập bình
quân đầu người đạt 5.7 triệu đồng. Bình quân lương thực đầu người đạt 1355 kg/người/năm.
Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn là 276 tỷ đồng. Các hoạt động văn hóa – xã hội, giáo
dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân, văn nghệ, thể dục thể thao, giải quyết việc làm và thực
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

15


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
hiện các chính sách xã hội đạt kết quả tốt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định,
quốc phòng được giữ vững.
III.9. Hiện trạng cơ sở hạ tầng
III.9.1. Giao thông
Bằng nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của Tỉnh, kết hợp nguồn vốn ngân sách
huyện và huy động đóng góp của các doanh nghiệp, của nhân dân, đến nay nhiều tuyến
đường giao thông trong huyện đảm bảo lưu thông 2 mùa, một số tuyến được nâng cấp đáp
ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Toàn huyện có khoảng 500 km đường các loại. Do nguồn
vốn hạn hẹp hệ thống giao thông không được duy tu bảo dưỡng thường xuyên, hầu hết cầu
cống trên địa bàn mới được xây dựng tạm, về mùa mưa tuyến đi các xã vùng sâu vùng xa bị

lầy lội nhiều đoạn bị ngập, đi lại khó khăn, khu vực ven sông suối ngập sâu không đi được.
III.9.2. Thủy lợi
Trên địa bàn huyện đã hoàn thành xây dựng 4 hồ chứa, trong đó có 2 công trình quy
mô lớn là hồ Ea Súp Thượng và hồ Ea Súp Hạ tổng dung tích các hồ chứa trên 150 triệu m3
nước. Diện tích tưới thiết kế 9,455 ha, trong đó hệ thống kênh Đông tưới 2,748ha đã cơ bản
hoàn thành và đưa vào sử dụng tưới cho trên 3,000ha cây lúa và các cây trồng khác. Hệ
thống kênh Tây tưới 6,507ha, ngoài ra đập YaChLơi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tưới
cho 200ha lúa nước và cây trồng các loại.
III.10. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất đầu tư dự án rất thuận lợi
để tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng là những yếu tố làm nên sự
thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng, trồng cây công nông nghiệp và
chăn nuôi bò dưới tán rừng.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

16


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
IV.1. Quy mô đầu tư dự án
Dự án “Trồng cây nông lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc” được đầu tư trên tổng
diện tích 5,366,800 m2. Trong đó bao gồm:
Đất trồng keo lai
1,200,000
m2
Đất trồng cao su

3,000,000
m2
Đất phục vụ cho nông nghiệp
1,164,800
m2
+ Trồng cây nông nghiệp
959,800
m2
- Trồng tiêu
400,000
m2
- Trồng bắp
150,000
m2
- Trồng đậu phộng
150,000
m2
- Trồng bí ngô
50,000
m2
- Trồng rau
207,800
m2
- Hồ chứa nước
2,000
m2
+ Chăn nuôi bò thịt
205,000
m2
- Diện tích chuồng trại nuôi bò giống

1,800
m2
- Diện tích chuồng trại nuôi bò thịt
1,200
m2
- Diện tích hố phân
1,000
m2
- Diện tích trồng cỏ chăn nuôi bò
100,000
m2
- Sân phơi
1,000
m2
- Diện tích chăn thả bò
100,000
m2
Đất phục vụ cho sinh hoạt và điều hành
2,000
m2
+ Nhà điều hành
100
m2
+ Nhà ở công nhân
150
m2
+ Nhà kho
1000
m2
+ Nhà bếp

100
m2
+ Nhà hội trường
200
m2
+ Hồ chứa nước
10
m2
+ Sân bóng chuyền
100
m2
+ Giao thông nội bộ trong khu sinh hoạt
340
m2
IV.2. Hạng mục công trình
Hạng mục đầu tư
- Hạng mục xây dựng phục vụ trồng rừng
+ Đường băng cản lửa
+ Trạm bảo vệ rừng
- Hạng mục xây dựng phục vụ chăn nuôi
+ Xây dựng chuồng trại
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

Số lượng

Đơn vị

1
2


đường
trạm

3000

m2
17


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
+ Đào và xây hố phân
+ Hồ chứa nước
+ Sân phơi
- Xây dựng khu phục vụ cho sinh hoạt và điều hành
+ Nhà điều hành
+ Nhà ở công nhân
+ Nhà kho
+ Nhà bếp
+ Nhà hội trường
+ Hồ chứa nước
+ Sân bóng chuyền
+ Giao thông nội bộ trong khu sinh hoạt
IV.3. Máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị phòng chống cháy rừng
+ Máy bơm
+ Máy thổi gió (blosch GBL 800E, xuất xứ Malaysia)
+ Máy cắt thực bì
+ Máy cắt cành cao (HUSQVARNA 327P5X, công suất 0.9 KW)
+ Máy cưa động cơ xăng (HITACHI CS33EB)

+ Máy định vị GPS
+ Bình phun nước chữa cháy và hóa chất đeo vai
Dụng cụ PCCC rừng
+ Bồn nước di động
+ Vòi chữa cháy
+ Bình chữa cháy đeo vai
+ Bàn dập lửa PCCCR
+ Kẻng, chuông báo động
+ Dao phát rừng
+ Bảng tuyên truyền nội quy cấm lửa
+ Địa bàn cầm tay
+ Xe máy QLBVR
Trang bị PCCC rừng
+ Trang phục PCCCR
+ Ống nhòm chuyên dụng
+ Nhà bạt di động 2m x 2m
+ Đèn pin chuyên dụng
+ Xẻng gấp
+ Loa chỉ huy
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

1000
2000
1000

m2
m2
m2

100

150
1000
100
200
10
100
340

m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2
m2

8
10
8
8
8
5
8

cái
cái
cái
cái
cái

cái
bộ

15
200
30
30
15
50
30
15
12

bình
cuộn
bình
cái
cái
cái
bảng
cái
cái

30
15
6
14
30
10


bộ
cái
nhà
cái
cái
cái
18


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC
Thiết bị vật tư nông nghiệp
+ Máy cày Kubuta 4000
+ Máy cày Iseky 9510
+ Xe ủi D6 hiệu International
+ Xe cuốc bánh xích 0,5 Kobeko
+ Xe tải 1 tấn (HYUNDAI PORTER)
+ Máy đo độ ẩm (TigerDirect HMMC7806)
+ Hệ thống che mát cho cây hoa màu
+ Hệ thống tưới tiêu cho hoa màu
+ Máy bơm nước
Thiết bị dùng trong chăn nuôi bò thịt
+ Máy kéo
+ Máy phát điện
+ Trạm biến thế
+ Máy cắt cỏ (HC35, công suất 1KW, động cơ 4 thì, lưỡi cắt 2T, NSX:
Hon da)
+ Máy băm cỏ
+ Máy cày John Deer 6000
+ Máy trộn rãi thức ăn TMR

+ Máy bơm
+ Hệ thống PCCC
+ Giếng khoan
+ Máy liên hiệp trồng cỏ Amiad
+ Thiết bị lọc nước cho bò tự động Amiad
- Thiết bị dùng trong văn phòng
- Thiết bị dùng trong nhà bếp

8
8
5
5
5
5
1
1
8

cái
cái
cái
cái
cái
cái
hệ thống
hệ thống
cái

4
2

1

cái
cái
cái

10
8
4
4
8
1
5
5
3
1
1

cái
cái
cái
cái
cái
hệ thống
cái
cái
bộ
bộ
bộ


IV.5. Thời gian thực hiện dự án
Dự án được thực hiện trong vòng 25 năm và dự tính năm 2014 dự án sẽ hoạt động;

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

19


DỰ ÁN TRỒNG CÂY NÔNG LÂM NGHIỆP KẾT HỢP
CHĂN NUÔI GIA SÚC

CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
V.1. Trồng trọt cây nông lâm nghiệp
V.1.1. Cao su
 Giống cao su
Dự án sử dụng giống PB 260 để trồng cao su. Đây là dòng vô tính được tạo tuyển ở
Malaysia từ tổ hợp lai PB 5/51 x PB 49, kháng gió khá tại Malaysia nhưng kém ở Côte
D''''Ivoire, được khuyến cáo trồng diện rộng trên nhiều nước. PB 260 được nhập vào Việt
Nam năm 1978, được khuyến cáo trồng quy mô vừa từ 1994 và được sản xuất rộng từ 1997.
PB 260 sinh trưởng trung bình ở Đông Nam Bộ chỉ tương đuơng với GT1, nhưng năng suất
cao hơn, trung bình 5 năm đạt 1.1 – 1.7 tấn/ha/năm. Ở Tây Nguyên cao 600 - 700 m, PB 260
sinh trưởng khá và sản lượng vượt hơn GT1, PB 235. Giống này tăng trưởng khi cạo trung
bình, nhiễm nhẹ bệnh nấm hồng, rụng lá mùa mưa, nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh phấn
trắng và loét sọc mặt cạo, dễ khô mủ, phản ứng mạnh khi cạo phạm xuất hiện các bướu trên
vỏ tái sinh. PB 260 được khuyến cáo các qui mô lớn ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, qui
mô vừa ở miền Trung, nên tránh vùng có gió mạnh.

Hình: Giống cao su PB 260
 Quy trình kỹ thuật trồng cao su
Rừng khộp có đặc điểm là tầng đất mặt mỏng. Thực bì bao gồm cây rụng lá xen lẫn

cây thường xanh ở mức độ khác nhau, trong đó cây chỉ thị là những loài thuộc họ Dầu như:
dầu đọt tím, dầu bao, dầu rái, kiền kiền, sao, vên vên, sến.…Rừng khộp phân bố trên nhiều
địa hình khác nhau, trên vùng đất bằng phẳng úng nước trong mùa mưa và khô hạn trong
mùa khô thường xuất hiện rừng khộp nghèo. Quy trình khai hoang, thiết kế lô và xây dựng
vườn cây này chỉ áp dụng trên đất rừng khộp nghèo ngập úng.
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

20


×