Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo thực tập tại đài phát thanh truyền hình hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.01 KB, 27 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu về cuộc s ống
của con người ngày càng tăng cao. Giờ đây, bên cạnh nhu cầu v ề vật cất thì
nhu cầu về tinh thần cũng chiếm phần quan trọng không kém. Với nh ịp
sống phát triển như hiện nay, thử tưởng tượng nếu một ngày bạn không
cập nhật tin tức bạn sẽ trở thành người “lạc hậu”, “ng ười mù tin”. Thế
nhưng cuộc sống tất bật không cho phép người ta mỗi bu ổi sáng l ật t ừng
trang của một vài tờ báo hay ngồi hàng giờ tr ước tivi đ ể cập nh ật tin t ức.
Để có được những tin tức mới, nhanh nhất mà không ph ải tốn nhiều th ời
gian, người ta luôn tìm cho mình những nguồn tin thích h ợp nh ất. Và sau
những giờ lao động mệt mỏi, người ta tìm đến những hình th ức gi ải trí
khác nhau, trong đó phát thanh là sự lựa chọn của đông đ ảo công chúng
bởi tính tiện lợi của nó.
Là sinh viên năm 4 tôi được giới thiệu về thực tập tại Đài Phát
thanh - truyền hình Hải Phòng Đây vừa là cơ hội để tôi có thể áp dụng
những kiến thức mà thầy cô giảng dạy trong trường vào thực tế vừa là c ơ
hội để bản thân có những trải nghiệm mới, làm giàu cho hành trang tri
thức của mình. Nhưng đây cũng là một thách thức rất lớn, đòi hỏi bản thân
tôi cần phải cố gắng nhiều hơn để có thể hoàn thành thật tốt kì th ực t ập
này.
“ Hiệu quả công việc quyết định sự thành công của m ỗi con ng ười”
điều đó là tất yếu, và hơn bao giờ hết tôi luôn muốn hoàn thành th ật t ốt
những công việc của mình. Để làm được điều đó, đòi hỏi bản thân tôi ph ải
luôn luôn cố gắng phấn đấu, tiếp thu, học hỏi rất nhiều từ nh ững th ế hệ
đi trước

1


Tuy nhiên do thời gian có hạn và tầm hiểu biết của bản thân còn


hạn chế nên bản báo cáo thực tập của tôi không tránh được nh ững thiếu
xót, rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bản báo cáo đ ược hoàn
thiện và đầy đủ hơn.

NỘI DUNG
I.

Tổng quan về đài Phát thanh – truyền hình Hải

Phòng.
1.

Lịch sử phát triển của Đài Phát thanh – truyền hình

Hải Phòng.
Có trụ sở tại số 2, Đường Nguyễn Bình, Quận Lê Chân, TP Hải
Phòng, Đài Phát thanh – truyền hình Hải Phòng thật dễ nhận ra v ới
tháp truyền hình cao nổi bật so với các khu v ực xung quanh. B ước
vào trong cơ quan, tôi cảm nhận ngay được không khí làm vi ệc th ật
sự hết mình, sôi nổi của các phòng ban, các phóng viên, kĩ thu ật viên
của Đài.Ban giám đốc của Đài luôn đi sát sao trong hoạt đ ộng của
từng phòng, kịp thời góp ý đến từng vấn đề nh ỏ nh ất nh ư cách l ấy
tư liệu, triển khai đề tài…sự nhiệt huyết ấy như một nguồn động
lực mạnh mẽ thuc đẩy các hoạt động của toàn bộ phóng viên, biên
tập và kỹ thuật viên trong Đài. Các chương trình c ủa Đài ngày càng
đa dạng, đáp ứng thị hiếu của mọi lứa tuổi, th ực hiện ch ức năng
thông tin và tuyên truyền các hoạt động của thành phố.
Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng là cơ quan báo chí trực
thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng. Tên viết tắt c ủa đài
là THP.

Đài Phát thanh – truyền hình Hải Phòng được hành lập ngày
1/9/1956, với tên gọi Đài Truyền thanh Hải Phòng. Năm 1978 đ ược
đổi tên thành Đài Phát thanh Hải Phòng. Năm 1984 phát ch ương

2


trình truyền hình màu đầu tiên trên kênh 10 VHF. Năm 1985, đổi tên
thành Đài Phát thanh - Truyền hình Hải Phòng.
Hiện nay, Đài Phát thanh – truyền hình Hải Phòng có h ơn 200
cán bộ, nhân viên, phóng viên, biên tập và kĩ thuật viên đ ảm nh ận
việc phát sóng chương trình phát thanh địa ph ương 6 gi ờ/ ngày và
chuyển tiếp đài tiếng nói Việt Nam 11 giờ/ ngày trên sóng FM tần số
93,7MHz với công suất 10KW. Tháp anten sóng của Đài có đ ộ cao
120m, bán kính phủ sóng 50km, phủ sóng toàn bộ thành phố Hải
Phòng và một số vùng lân cận của tỉnh Quảng Ninh, Thái BÌnh, H ải
Dương, Bắc Giang. Số lượng người nghe các chương trình phát thanh
của Đài ngày càng tăng cao.
Đài Phát thanh – truyền hình Hải Phòng luôn th ực hiện mục
tiêu: Tăng thời lượng phát sóng, nâng cao các chương trình phát
thanh – truyền hình, tăng tính sinh động, hấp dẫn, thu hút ng ười
nghe phát thanh, người xem truyền hình. Đồng th ời không ng ừng
nâng cao trình độ nghiệp vụ của phóng viên, biên tập viên, phát
thanh viên và kĩ thuật viên, từng bước hiện đại hóa các trang thiết bị
kĩ thuật để sản xuất các chuương trình đạt ch ất lượng. Đài Phát
thanh – truyền hình Hải Phòng thường xuyên tổ ch ức sản xu ất các
chương trình phát thanh, truyền hình tr ực tiếp các sự kiện th ời s ự
chính trị, các chương trình giao thông…Tuy còn gặp nhiều khó khăn,
thách thức song Đài Phát thanh – truyền hình H ải Phòng luôn nh ận
được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố cũng như sự ủng hộ nhiệt

tình của đông đảo các tầng lớp nhân dân. Đài Phát thanh – truy ền
hình Hải Phòng đã, đang và sẽ luôn là người bạn thân thiết, “món ăn
tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người dân H ải
Phòng.
Chương trình phát thanh,truyền hình Hải Phòng đ ược phát
trên

hệ

thống

truyền

hình
3

cáp

VTVCab,

HTVC,

SCTV,


HanoiCab,...Truyền hình Kỹ thuật số VTC, AVG, K+, RTB...VIPTV,
MyTV, Next TV,... và được giới thiệu lịch phát sóng trên các báo H ải
Phòng, An ninh Hải Phòng, Tạp chí truyền hình VTV, Thanh niên,
Tuổi trẻ, Quảng Ninh, Hà Nội cuối tuần và Truy ền hình Việt Nam.
Trải qua gần 55 năm hình thành và phát triển, Đài Phát thanh –

truyền hình Hải Phòng đã có nhiều đóng góp đáng k ể vào s ự nghi ệp xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc, hoàn thành suất sắc nhiệm vụ chính trị mà Đảng
và Nhà nước giao phó.
Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới với biết bao khó khăn, thách
thức, ban lãnh đạo cùng với công nhân viên trong Đài tiếp tục phát huy vai
trò truyền thống để xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên m ặt trân
văn hóa, tư tưởng của Đảng và Nhà Nước.
Với những thành tích đã đạt được Đài Phát thanh – truy ền hình H ải
Phòng rất vinh dự được Nhà nước trao tặng huân ch ương h ạng Ba và
nhiều huân, huy chương khác.
2.

Cơ cấu tổ chức đài Phát thanh – truyền hình Hải

Phòng.
2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự.

4


Sơ đồ cơ cấu nhân sự Đài Phát thanh – truyền hình Hải Phòng
2.2. Nhiệm vụ của các phòng ban.
Ban lãnh đạo gồm Giám đốc, phó giám đốc điều hành
mọi công việc của Đài.
Phòng hành chính tổng hợp: Phòng này có ch ức năng và
nhiệm vụ như một khối hậu cần tham mưu cho ban lãnh đạo, xây
dựng, kiện toàn bộ máy tổ chức công tác cán bộ, công nhân viên,
phân công tiền lương và việc làm, tổng hợp báo cáo vấn đề của Đài.
Khối biên tập gồm 2 Ban là: Ban biên tập chương trình
phát thanh và Ban biên tập chương trình truyền hình. Đây là kh ối

quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ biên soạn các tin, bài, các
sự kiện, vấn đề diễn ra trong và ngoài nước để cung c ấp thông tin
một cách chính xác và nhanh nhất đến công chúng tiếp nhận.
Khối kỹ thuật: Trong quá tình xây dựng và phát triển của
Đài Phát thanh truyền hình Hải Phòng, công tác kĩ thuật luôn gi ữ vai
trò then chốt, luôn đi đầu trong việc tiếp thu kỹ thuật tiên ti ến, đ ổi
mới quy trình công nghệ sản xuất tin, bài. Khối kỹ thuật chia thành
2 khối là:
5


+, Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình: có nhiệm
vụ thực hiện là thu âm thanh, quay hình ảnh theo kịch bản của
phóng viên, biên tập viên sau đó dựng thành m ột ch ương trình
hoàn thiện.
+, Kỹ thuật truyền dẫn và phát sóng: đây là kh ối tiếp nh ận
băng của Đài Tiếng nói Việt Nam rồi phát sóng.
3.
Khái quát Ban chuyên đề “ Văn hóa – xã hội” c ủa Đài
Phát thanh – truyền hình Hải Phòng.
Ban chuyên đề "Văn hoá - xã hội" của đài Phát thanh – Truyền
hình Hải Phòng là một trong những phòng ban đóng vai trò đ ặc bi ệt
quan trọng trong việc sản xuất các chương trình phát thanh, truy ền
hình của đài Phát thanh – Truyền hình Hải Phòng. Ban gồm có 13
người.Trưởng Ban là cô Nguyễn Kim Phương.
Nội dung chủ yếu mà các chương trình trong Ban chuyên đ ề "Văn
hoá - xã hội" hướng đến gồm:
-

Văn hoá ( Lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực...).

An ninh - Quốc phòng ( Vấn đề chủ quyền biển đảo, các

hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân...).
Giáo dục và đào tạo ( Chính sách mới của Đảng và Nhà
nước về giáo dục, hoạt động sôi nổi của các trường học trên địa bàn
thành phố...).
Thanh niên ( Tin tức về các hoạt động của các cơ sở
Đoàn, các chương trình tình nguyện của sinh viên trên địa bàn thành
phố...).
-

Thể thao ( Các giải thi đấu trong thành phố, tin tức thể

thao nổi bật trong thành phố, trong nước và quốc tế...).
Đó chính là nhiệm vụ hay nói cách khác là n ội dung mà các
chương trình trong Ban chuyên đề hướng đến. Do không có phóng viên
phát thanh riêng nên ở Đài Phát thanh – Truyền hình H ải Phòng, các
6


chương trình phát thanh được sản xuất theo cách: một phóng viên vi ết
kịch bản truyền hình, đi quay hình ảnh, phỏng vấn, thu th ập và tìm
kiếm thông tin…sau đó, sử dụng chính những chất liệu để làm tác
phẩm truyền hình đó, biên tập viên biên tập các tác ph ẩm đó theo
phong cách của phát thanh. Đây là cách làm viêc th ường th ấy ở các đài
Phát thanh – truyền hình ở địa phương nói chung do đặc đi ểm về nhân
lực còn hạn chế. Bên cạnh đó thì sản xuất ch ương trình theo h ướng này
cũng có những lợi thế nhất định.
II.


Thuận lợi, khó khăn và những bài học kinh nghiệm

rút ra trong quá trình thực tập tại đài Phát thanh – truy ền hình
Hải Phòng.
Trong thời gian thực tập tại Đài Phát thanh truy ền hình H ải
Phòng ( 11/1/2016 - 15/4/2016) bản thân tôi nhận th ấy có
những thuận lợi, khó khăn nhất định và qua đó tôi đã rút ra đ ược
những bài học kinh nghiệm cho bản thân mình.
1. Thuận lợi.
Do quá trình liên hệ đã được nhà trường tổ chức, sắp xếp
cho sinh viên liện hệ với cơ quan thực tập nên đến thời gian th ực
tập sinh viên chỉ cần lấy giấy giới thiệu đã được sự đ ồng ý c ủa
nhà trường cũng như nơi thực tập để bắt đầu thực hiện đợt thực
tập của mình.Với bản thân tôi, sau khi nhận được thông báo của
nhà trường, nhóm chúng tôi (gồm 5 thành viên) đã đến liên h ệ t ại
Đài phát thanh - truyền hình Hải Phòng và cũng khá may m ắn khi
chúng tôi nhận được sự đồng ý của giám đốc Đài. Chính vì v ậy ,
khi bắt đầu thời gian thực tập, chúng tôi đã đến đúng th ời gian
và bắt đầu kì thực tập của mình.

7


Khi còn là sinh viên năm 3, bản thân tôi đã trải qua 1 kì kiến
tập kéo dài 1 tháng tại Hệ VOV4 - Hệ phát thanh dân tộc của Đài
tiếng nói Việt Nam, đó chính là bước đệm đầu tiên mà bản thân
tôi có cơ hội "lăn lộn" ngoài thực tế! Những kinh nghiệm, số
lượng tác phẩm và điểm số 9 chính là những kết quả ban đầu mà
tôi đạt được trong kì kiến tập ấy!
Nếu kì kiến tập tôi chọn kiến tập tại một đài Trung ương

thì kì thực tập này tôi lại chọn một đài địa phương! Bởi cái tôi cần
chính là sử dụng những kiến thức đã học được trên ghế nhà
trường áp dụng vào thực tế, bên cạnh đó tôi muốn tìm hiểu về
những đặc trưng riêng, quá trình tác nghiệp và phương th ức sản
xuất tin, bài của Đài trung ương và Đài địa ph ương có nh ững nét
giống và khác nhau như thế nào, từ đó tôi có thể học hỏi được
nhiều kinh nghiệm và sẽ đưa ra những định hướng nghề nghiệp
cho bản thân mình!
Những kiến thức mà thầy cô giảng dạy trong trường,
những lần đi thực tế làm bài tập và những lần thực hiện ch ương
trình Phát thanh nội bộ trong kí túc xá...chính là nh ững kiến th ức
nền tảng để bản thân tôi có thêm tự tin hoàn thành tốt kì th ực
tập này.
Bắt đầu quá trình thực tập, sau khi hoàn thành các th ủ tục
hành chính nhóm chúng tôi được phân vào th ực tập tại ban
chuyên đề "Văn hoá - xã hội" của Đài phát thanh - truy ền hình H ải
Phòng!
Sau màn chào hỏi, cô Nguyễn Kim Phương - trưởng ban
chuyên đề "Văn hoá - xã hội", các anh chị trong ban rất nhiệt tình

8


chỉ bảo bên cạnh đó còn chia sẻ cho chúng em nghe một s ố kinh
nghiệm trong quá trình tác nghiệp của các anh chị.
Bước đầu làm quen với môi trường làm việc mới còn nhiều
bỡ ngỡ nhưng chính sự tận tình của các cô chú, anh chị trong ban
là một trong những động lực để tôi cố gắng hơn trong quá trình
học


tập

của

mình.

Và công việc đầu tiên trong quá trình thực tập của tôi là đ ọc tài
liệu, đó là một số chương trình phát thanh của ban đã đ ược phát
sóng để tôi phần nào hình dung được cách viết cũng nh ư nh ững
nội dung, chủ đề mà các chương trình phát thanh của Ban đề cập
đến.
Sau khi đọc tài liệu, nhóm chúng tôi cũng có một số ý t ưởng,
đề tài cho những tác phẩm của mình. Chúng tôi đã m ạnh dạn đ ề
xuất ý tưởng đó với cô trưởng ban và được cô nh ận xét r ất tận
tình, chỉ ra những điểm nên và không nên thực hiện trong quá
trình hoàn thành tác phẩm của mình. Từ đó tôi có thể hoàn thành
tác phẩm một cách tốt nhất.
Mỗi ngày đến cơ quan tôi luôn được các anh chị giúp đ ỡ, ch ỉ
bảo từ những điều nhỏ nhất. Các anh chị rất hào h ứng, thân m ật chia
sẻ những kinh nghiệm trong nghề, cách lựa chọn đề tài, cách viết tin
bài và cả những kinh nghiệm thực tế khi đi cơ sở...c ứ thế tôi mải mi ết
lắng nghe và ghi chép lại từ những điều nhỏ nhất và mỗi ngày nh ững
bài học mà tôi học được lại nhiều thêm và hơn th ế đó là tôi c ảm th ấy
yêu nghành mà bản thân đã chọn hơn.
Tôi còn nhớ, có lần tôi may mắn được xem các anh chị th ực hiện
chương trình " Đồng hành 24 giờ" - chương trình được phát tr ực tiếp
vào lúc 6 giờ 45 phút và lúc 17 giờ 15 phút các ngày trong tu ần. Trong
9



phòng thu, các anh chị hướng dẫn tôi tỉ mỉ từ cách phát âm, cách l ấy h ơi
khi đọc và những cách thể hiện tác phẩm trên sóng! Có lẽ cũng là m ột
điều may mắn khi chúng tôi được th ực hành luôn. Và câu nói " cháu có
giọng đọc ổn đấy, cố gắng đọc chậm lại một chút là được, như vậy thính
giả nghe đài mới cảm nhận được những gì mà cháu truyền tải " của chú
Khánh - phụ trách chương trình " Đồng hành 24 gi ờ" c ủa Đài phát thanh
truyền hình Hải Phòng là câu nói mà tôi sẽ nh ớ mãi! Đó chính là đ ộng
lực

để

tôi

tiếp

tục

yêu

nghề



làm

nghề!

Đợt thực tập lần này tại Đài phát thanh truyền hình H ải Phòng, tôi có
cơ hội được đi thực tế tại cơ sở rất nhiều. Điều đặc biệt là không bắt
buộc là ngày nào tôi cũng phải lên cơ quan th ực tập, b ởi h ầu h ết th ời

gian tôi có cơ hội đi thực tế tác nghiệp cùng các anh chị phóng viên,
điều đó khiến tôi rất thích thú, bởi mỗi lần đi c ơ s ở là m ỗi l ần tôi có
thêm những bài học thực tế quý giá. Bởi bản thân tôi là m ột sinh viên
Tuyên Quang đến Hải Phòng thực tập. Mỗi lần đi th ực tế v ừa là c ơ h ội
để tôi học hỏi kinh nghiệm thực tế vừa là cơ hội để tôi tham quan H ải
phòng - thành phố hoa phượng đỏ! Qua những lần đi cơ sở, tôi đã đ ược
đặt chân đến đảo Cát Bà, huyện đảo Cát Hải,...nh ững c ảnh đ ẹp, phong
tục tập quán, lòng mến khách của người dân nơi đây có lẽ tôi sẽ không
bao giờ quên.
Nếu nói đến thuận lợi trong quá trình th ực tập lần này thì tôi
phải kể đến những nhân vật mà tôi đến, gặp gỡ và trò truy ện để
hoàn thiện tác phẩm của mình. Từ bác lái xe hãng xe Vĩnh B ảo cho
đến những bác diêm dân làm nghề muối, từ những người đã có tuổi
nghề làm phục vụ phà cho đến những em nhỏ...mỗi người đ ều cho
tôi những cảm nhận riêng về họ. Trong mắt tôi, họ thật đẹp! Nh ững
lần như vậy, khi tôi ra về đều nhận được những món quà rất thú v ị,
đó có thể là 1 quyển truyện tranh của các em nhỏ, một gói muối của
10


các cô chú làm muối, hay là một bông hoa nhỏ nhân ngày quốc t ế
phụ nữ của bác lái xe...những món quà ấy khiến tôi cảm th ấy ấm áp
vô cùng.
2.Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi là những khó khăn mà bản thân
tôi gặp phải trong quá trình đi lấy tin viết bài.
Khó khăn đầu tiên phải kể đến chính là việc làm quen v ới
môi trường mới, phong cách làm việc mới. Chính vì vậy mà nh ững
ngày đầu đến thực tập bản tôi cảm thấy rất tủi thân. Tuy nhiên,
nhờ sự thân thiện của các cô chú, anh chị trong ban " Văn hoá - xã

hội" nên dần dần bản thân tôi đã làm quen, hoà đồng h ơn v ới m ọi
người.
Một khó khăn nữa phải kể đến đó chính là Đài Phát thanh truyền hình Hải Phòng chủ yếu là sản xuất các chương trình
truyền hình, rất ít các phóng viên xây dựng các chương trình phát
thanh. Bởi vậy mà lúc đầu tôi rất lo sợ vì mình sẽ ph ải s ản xu ất
các chương trình truyền hình, vì thực ra hiểu biết của tôi về sản
xuất các chương trình truyền hình vẫn còn h ạn ch ế. Nh ưng sau
nhiều lần xuống phòng dựng cùng các anh ch ị phóng viên, quay
phim trong Đài, bản thân tôi đã có thêm vốn kiến th ức về s ản
xuất các chương trình truyền hình. Và nghĩ rằng đ ấy là m ột th ử
thách mà bản thân tôi đã vượt qua.
Một khó khăm nữa phải kể đến đó chính là những lần tôi đi
tác nghiệp viết bài, khi được phỏng vấn, nhiều nhân vật còn tỏ ra
e ngại, không tự tin nên phải ghi âm lại nhiều lần.

11


Đến thực tập tại một địa phương mới,do chưa nắm bắt
được tình hình phát triển cũng như về đường xá của địa ph ương
nên tôi chưa khai thác được nhiều đề tài mới.
Và còn một trở ngại đối với bản thân tôi đó là ch ưa quen
với môi trường sống cũng như đường xá ở đây nên đã có nh ững
lần bản thân tôi đã bị lạc đường và phải nhờ sự trợ giúp của
người dân xung quanh.
3. Bài học kinh nghiệm.
3.1. Bài học nhận thức về vai trò của thực tập.
Qúa trình thực tập tại Đài Phát thanh – truyền hình Hải Phòng là c ơ
là cơ hội để bản thân tôi được tiếp xúc với môi trường th ực tiễn bên ngoài.
Là khoảng thời gian tôi có thể ứng dụng những kiến th ức đã đ ược ti ếp thu

trên lớp vào công việc xây dựng và sáng tạo tác ph ẩm phát sóng trên Đài.
Từ đó, tôi có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các anh ch ị - nh ững
thế hệ đi trước. Bên cạnh đó thông qua quá trình th ực tập tại Đài Phát
thanh – truyền hình tôi còn nhận ra được nh ững thiếu xót c ủa b ản thân
để từ đó tôi có thể hoàn thiện bản thân mình h ơn.
3.2. Bài học về tính kiên trì, tinh thần cầu tiến.
Bản thân tôi học chuyên nghành phát thanh, tôi cũng đã t ừng đ ược
dẫn rất nhiều chương trình phát thanh nội bộ, rất nhiều lần tôi cũng có cơ
hội thuyết trình trên lớp nhưng điều mà tôi lo lắng và bhay gặp ph ải nh ất
đó là tôi đọc, nói quá nhanh. Nhưng cũng chính sự kiên trì luy ện t ập m ỗi
ngày mà giờ tôi đã đọc, nói chậm lại một chút. Điều đáng nói h ơn c ả là gi ờ
tôi có thể tự tin sử dụng giọng của mình để thu âm tác ph ẩm và lần l ượt
những tác phẩm ấy được phát sóng trên Đài – điều mà bấy lâu nay tôi v ẫn
từng mơ ước.
12


Trong cách thức giải quyết công việc nên có tinh thần cầu tiến. Ph ải
luôn khiêm tốn, có tinh thần học hỏi không ngừng đ ể nâng cao ki ến th ức
trong công việc và trong cuộc sống. Ba tháng xa trường, bước đầu làm
quen với môi trường sinh hoạt, làm việc mới nên bản thân tôi còn có
những bỡ ngỡ. Những tác phẩm đầu tiên tôi gửi cho cô biên tập thì h ầu
hết đều nhận được câu trả lời có nội dưng “ đề tài, ý tưởng tốt nhưng cách
triển khai cần mạch lạc hơn ”. Cứ thế, kéo dài hết tuần đầu tiên, tôi phải
sửa lại tác phẩm đó đến lần thứ ba mới được đồng ý phát sóng. Nh ưng ba
lần sửa là ba lần tôi học hỏi được rất nhiều điều từ cô biên t ập. Và h ầu
hết những bài viết sau đó tôi đều được cô đồng ý ký duy ệt đăng trên sóng.
Chính vì vậy mà, qua quá trình thực tập tại Đài Phát thanh – truy ền
hình Hải phòng tôi càng nhận thấy rõ tính kiên trì, tinh th ần c ầu ti ến là
một trong những phẩm chất mà một người làm báo cấn có. Bởi có kiên trì

ắt sẽ thành công.
3.3. Bài học về “ nhà báo đa năng”.
Đài Phát thanh – truyền hình Hải Phòng là m ột trong s ố r ất nhi ều
Đài địa phương có sự kết hợp giữa sản xuất ch ương trình phát thanh và
sản xuất chương trình truyền hình. Phóng viên và quay phim đi tác nghi ệp
tại cơ sở, lấy tư liệu để sản xuất một chương trình truy ền hình. Và cùng
một tư liệu ấy, biên tập viên sẽ biên tập theo phong cách c ủa ch ương
trình phát thanh. Thời gian đầu khi mới đến kiến tập, bản thân tôi còn b ỡ
ngỡ và lo lắng khi nghĩ rằng bản thân không th ể sản xuất một ch ương
trình truyền hình được vì bản thân học chuyên sâu về phát thanh. Nh ưng
sau nhiều lần đi tác nghiệp cùng anh chị, và quá trình tìm tòi, h ọc h ỏi c ủa
bản bản thân mà tôi đã không còn bỡ ngỡ nữa, tôi còn có th ể sử dụng cùng
một tư liệu để sản xuất chương trình phát thanh phát sóng trên Đài, còn

13


chương trình truyền hình thì tôi gửi cho các anh chị xem và góp ý đ ể b ản
thân có thể tiến bộ hơn.
Trong nghề báo, cũng như trong nghề y, bác sĩ đa khoa gi ỏi là ng ười
xử lý vấn đề nhỏ cũng cẩn thận như xử lý vấn đề lớn. Và qua quá trình
thực tập ở Đài bản thân tôi đã có những định hướng xây d ựng hình ảnh
về một “ nhà báo đa năng” cho riêng mình.
Mỗi chuyến đi trong quá trình thực tập tại Đài Phát thanh – truy ền
hình Hải Phòng là mỗi lần trải nghiệm, là mỗi bài học quý giá mà bản thân
em nhận được. Mặc dù trên con đường sự nghiệp làm nghề còn rất nhiều
những khó khăn, chông gai phía tr ước nh ưng bản thân em sẽ c ố g ắng h ết
mình để được sống cùng với nghề.
3. Bài học về tính chủ động và tinh thần trách nhiệm.
Bài học thứ ba tôi rút ra cho mình là: khi tìm được đề tài hãy bắt tay

ngay vào viết mà không được chần chừ. Bởi vì ngay lúc đó, ngọn l ửa say mê
vẫn đang sục sôi, những câu viết ra là những câu gan ruột nhất. Khi đã
theo đuổi một đề tài hãy kiên trì theo đuổi nó t ới cùng. Khi đã theo ngh ề
báo, phải gạt bỏ tính nhút nhát cố hữu của bản thân. Đi viết bài, ch ỉ vì ng ại
ngùng mà năm lần bảy lượt tôi đến rồi lại về, không dám tiếp xúc v ới
nhân vật. Cuối cùng, tôi lấy hết can đảm trò chuyện v ới h ọ, sau đó tôi thu
thập thông tin dễ dàng hơn. Thì ra, mọi chuyện cũng không quá khó khăn
như tôi tưởng. Tôi chủ động tìm đề tài, thực hiện đề tài, chủ động h ỏi ý
kiến và xin giúp đỡ nếu gặp khó khăn khi thực hiện đề tài. Tôi muốn theo
chân anh chị phóng viên nào đó để quan sát học h ỏi kinh nghi ệm, nên tôi
đã mạnh dạn đề nghị để được giúp đỡ. Thời gian th ực tập chính là đi ều
kiện để tôi hoàn thiện kỹ năng làm việc.

14


Phải có trách nhiệm với bài viết của mình: Phải có trách nhiệm ngay
khi thu thập thông tin cho bài viết, trách nhiệm trong việc chăm chút t ừng
câu chữ. Đôi khi chỉ vì không thật tận tâm đầu tư cho bài viết c ủa mình mà
khi bài được đăng lên, tôi không dám nghe lại bài viết c ủa mình.
4. Bài học về cơ hội được trải nghiệm và khẳng định bản thân
mình.
Tôi nghĩ tôi đã có một kỳ thực tập tương đối thành công. Đ ầu tiên,
bắt đầu kì thực tập tôi nghĩ tới điểm số. Không ai có th ể phủ nh ận chúng
ta ganh đua bằng điểm số, chúng ta được đánh giá thông qua đi ểm s ố. B ởi
vậy, điểm phẩy cao là mong muốn của tất cả mọi người. Tôi cũng v ậy.
Nhưng xét cho cùng, nó mới chỉ là một trong rất nhiều c ơ sở đ ể đánh giá
về về quá trình thực tập. Chính từ suy nghĩ ban đầu đó, tôi đã c ố gắng r ất
nhiều, tôi cố gắng cùng các anh chị phóng viên xuống cơ s ở tác nghiệp, c ố
gắng viết bài gửi cho các anh chị sửa, cố gắng tạo mối quan h ệ khi đi tác

nghiệp, cố gắng hoàn thành thật tốt quá trình thực tập của mình. Sự c ố
gắng đó mà tôi nhận lại được là những lần trải nghiệm th ực tế và có lẽ là
tôi sẽ mãi không bao giờ quên. Đối với tôi, điểm số được đo bằng s ự cố
gắng của bản thân mình.
Bản thân tôi trước khi đi thực tập cũng lo chỉ tiêu tin bài, m ặc dù tôi
biết cái quan trọng vẫn là những bài học, những kinh nghiệm mình có
được. Nhưng nếu làm việc nghiêm túc thì chỉ tiêu tin bài là yêu c ầu bình
thường. Điều đó đòi hỏi mình phải cố gắng, nỗ lực và đó cũng là thành qu ả
lao động của mình, chứng tỏ mình làm được.
Ba tháng thực tập cho tôi cơ hội được ngồi tòa soạn (hoặc ngồi nhà
và làm việc qua mạng), được đi họp báo, được chạy toát m ồ hôi trong
những sự kiện để chụp ảnh, phỏng vấn…Và có th ể, là vui m ừng nh ận
những đồng nhuận bút đầu tiên. Nó mang đến cho tôi nhi ều ni ềm vui và
15


có lẽ cũng không ít băn khoăn. Tôi có h ợp v ới nghề này không ? Tôi có th ể
thành công hay không ? …là những câu hỏi luôn đ ặt ra v ới tôi, thách th ức
khả năng và lòng đam mê của chính bản thân tôi. Quá trình th ực t ập đã cho
tôi một cơ hội để khẳng định bản thân mình.
4.

Bài học về kinh nghiệm làm nghề.

Trong quá trình đi khai thác thông tin và viết bài thì bản thân tôi đã tự rút
ra cho mình một số bài học kinh nghiệm quý báu như:
Trước khi đi đến cơ sở để khai thác thông tin thì bản thân cần phải có
những chuẩn bị nhất định như:
Nội dung của phỏng vấn, những câu hỏi dự định sẽ hỏi đối tượng khi
phỏng vấn để có thể khai thác được thông tin tối đa. Sẽ không mất nhiều thời

gian khi phỏng vấn. Những hiểu biết về đối tượng phỏng vấn vì như vậy đối
tượng phỏng vấn sẽ dễ dàng chia sẻ hơn vì có thể họ có suy nghĩ rằng ít nhất
phóng viên đã dành thời gian để tìm hiểu về họ. Liên hệ với đối tượng phỏng
vấn để sắp xếp thời gian, cần thiết nếu học yêu cầu có thể gửi mail những ý
tưởng cũng như chủ đề phỏng vấn để chất lượng cuộc phỏng vấn được tốt nhất.
Lựa chọn nơi phỏng vấn sao cho chất lượng âm thanh thu được tốt nhất, xác
thực nhất.
Trang phục: tùy vào từng đối tượng phỏng vấn mà cần lựa chọn trang
phục từ quần áo đến đầu tóc sao cho phù hợp để không gây phản cảm cho đối
tượng phỏng vấn.
Phương tiện kĩ thuật và những kĩ năng sử dụng để đạt hiệu quả tối đa: để
có chất lượng âm thanh được tốt cũng như khai thác được tối đa thông tin thì
người phóng viên cần phải chuẩn bị những phương tiện cần thiết như máy ghi
âm, micro..và trước khi phỏng vấn cần đảm bảo những thiết bị đó hoạt động tốt
và cần có pin dự phòng khi hết pin. Và một trong những kĩ năng em nhớ nhất
16


khi được thầy cô giảng dạy trong trường hướng dẫn về kĩ năng phỏng vấn là có
thể xin phép đối tượng phỏng vấn cho mình thử chất lượng của các thiết bị để
tránh tình trạng phải thu lại khi chất lượng âm thanh chưa đủ yêu cầu.
Bản thân cần phải có những hiểu biết nhất định về đối tượng mình cần
phỏng vấn để có thể khai thác thông tin một cách tối đa và sử dụng kĩ năng
phỏng vấn “ biết để hỏi” là một trong những cách thức cần phải có khi đi khai
thác thông tin. Ở đây có nghĩa là mình cần phải có những hiểu biết về đối tượng
phỏng vấn thì từ đó mới có thể đưa ra được những câu hỏi tốt được.
Trong quá trình phỏng vấn cần biết vận dụng kĩ năng phỏng vấn đã được
học trong nhà trường như: luôn biết lắng nghe khi đối tượng phỏng vấn đang trả
lời vì có thể từ đó có những câu hỏi thú vị hơn, cách sử dụng máy ghi âm, micro
..để có chất lượng âm thanh tốt nhất…

III. Khảo sát một chương trình phát thanh của đài Phát thanh –
truyền hình Hải Phòng.
1.

Khái quát các chương trình phát thanh của Đài Phát

thanh – truyền hình Hải Phòng.
Các chương trình phát thanh của Đài Phát thanh – truyền hình
Hải Phòng được phát sóng hàng ngày trên tần số 93,7MHz.
Tổng thời lượng phát sóng trung bình là 20 giờ/ ngày. Trong
đó, có 4 chương trình tiếp sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam: Th ời s ự
sáng, thời sự trưa, thời sự chiều và chương trình Đọc chuyện đêm
khuya.
2.

Lý do chọn chương trình Thời sự buổi tối của đài

Phát thanh – truyền hình để khảo sát.
Hàng ngày, Đài Phát thanh – truyền hình H ải Phòng phát sóng
rất nhiều chương trình khác nhau. Khối lượng thông tin kh ổng
lồ này được chuyển đến hàng triệu thính giả nghe Đài.

17


Chương trình Thời sự buổi tối của Đài Phát thanh – truy ền
hình Hải Phòng là chương trình Thời sự phát sóng hàng ngày
vào lúc 19 giờ - 19 giờ 15 phút trên tần số 93,7MHz. Đây là
chương trình tổng hợp tin tức trên các lĩnh vực: chính trị, văn
hóa, xã hội, kinh tế, thể thao ….trên địa bàn thành phố.

Với tổng thời gian phát sóng mỗi chương trình là 15 phút,
nhưng chương trình Thời sự buổi tối từ lâu đã trở thành “ món
ăn tinh thần” không thể thiếu trong cuộc sống của con ng ười
Hải phòng. Bởi đây có thể nói là “ gi ờ vàng” khi ch ương trình
được phát sóng.
Để có những hiểu biết rõ nét hơn, tôi đã chọn chương trình
Thời sự buổi tối của Đài Phát thanh – truy ền hình H ải Phòng
để khảo sát, đánh giá, qua đó để thấy được thành công và
những đóng góp to lớn của chương trình trong th ời đ ại bùng
nổ công nghệ thông tin như hiện nay.
3.
Khảo sát chương trình của Đài Phát thanh – truy ền
hình Hải Phòng ( Chương trình Thời sự).
Trong 3 tháng thực tập tại Đài Phát thanh – truyền hình Hải
Phòng, bản thân tôi thường dành phần lớn th ời gian nghe ch ương
trình Thời sự của Đài. Chương trình Thời sự của Đài Phát thanh –
truyền hình Hải Phòng được phát sóng hàng ngày trên tần số
93,7MHz. Hàng ngày, có 6 chương trình thời sự được phát sóng.
Khung giờ
5giờ 30 phút – 5 giờ 45
phút

Nội dung
Thời sự Hải Phòng buổi
sáng

6 giờ 30 phút – 6 giờ 45
phút

Thời sự Hải Phòng buổi

sáng
Thời sự Hải Phòng buổi

11 giờ – 11 giờ 30 phút

trưa

13 giờ – 13 giờ 30 phút

Thời sự Hải Phòng buổi
18


chiều
Thời sự Hải Phòng buổi

17 giờ – 17 giờ 45 phút

chiều

19 giờ – 19 giờ 15 phút
19 giờ 15 phút – 19 giờ 25
phút

Thời sự Hải Phòng buổi tối
Thời sự Quốc tế

Bảng khung giờ phát sóng chương trình Thời sự của Đài
Phát thanh – truyền hình Hải Phòng.
3.1. Khảo sát chương trình Thời sự buổi tối (19 giờ - 19

giờ 15 phút).
Chương trình gồm 2 phần chính: Phần th ứ nh ất là bản
tin 5 phút bao gồm các tin tức th ời sự, diễn ra trên địa bàn
thành phố Hải Phòng. Phần thứ hai (10 phút) gồm các bài bình
luận về những sự kiện nổi bật, bài phóng sự, bài phản ánh về
các lễ hội, những tấm gương điển hình …trên địa bàn thành
phố.
3.1.1. Ưu điểm.

Nội dung:
Các số phát sóng chương trình Thời sự buổi tối của Đài
Phát thanh – truyền hình Hải Phòng phản ánh khách quan,
chân thực những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng
và Nhà nước, của lãnh đạo Thành phố đến người dân. Đặc
biệt nội dung phần bản tin 5 phút ( khoảng 6 – 7 tin) c ủa
chương trình chủ yêu nhấn mạnh vào những sự kiện tiêu biểu
diễn ra trên địa bàn thành phố và có ảnh h ưởng sâu s ắc đến
nhân dân trong thành phố. Chính vì vậy, người dân có th ể d ễ
dàng nắm bắt được thông tin một cách dễ dàng, tiện lợi mà
không mất nhiều thời gian.

19


Trong chương trình Thời sự buổi tối của Đài Phát thanh
– truyền hình Hải Phòng còn có các bài bình luận về nh ững sự
kiện nổi bật diễn ra trên địa bàn Thành phố , các bài phản ánh,
bài phóng sự về nét đẹp vùng đất và con người H ải Phòng. S ự
kết hợp hài hòa nhiều thể loại báo chí như vậy giúp cho
chương trình Thời sự bớt khô khan và ngày càng trở nên sinh

động, hấp dẫn và thu hút người nghe chương trình.
Ví dụ1: Trong chương trình Thời sự phát ngày
8/4/2016, sau bản tin 5 phút như thường ngày thì có bài
phóng sự “Người phục vụ thầm lặng nơi bến phà Đình Vũ ”.
Đây là một bài viết mang ý nghiã nhân văn, viết về một con
người và công việc hàng ngày của họ - 1 công việc th ầm lặng
nhưng ý nghĩa lớn lao biết bao. Thông qua bài viết thính gi ả
nghe Đài có thể hiểu hơn về những khó khăn, vất vả của nghề
phục vụ Phà này.
“ Dẫn: Công việc của những người phục vụ Phà không h ề đ ơn gi ản
một chút nào bởi hằng ngày có biết bao chuyến Phà lớn nhỏ qua lại, r ồi
nhiều hôm thời tiết không được thuận lợi nhưng bằng sự tâm huyết với
nghề thì họ vẫn lặng lẽ thực hiện công việc quen thuộc của mình. Đ ể hi ểu
rõ hơn về sự gian nan và vất vả đó mời quý thính giả lăng nghe bài vi ết
“Người phục vụ thầm lặng nơi bến phà Đình Vũ” của cộng tác viên Thanh
hằng.
Trải qua 50 năm tuổi đời nhưng cũng đã ngót nghét 15 năm ông g ắn
bó với bến phà Đình Vũ. Trong kí ức về cuộc hành trình gian lao th ầm l ặng
với cái nghề “một nắng hai sương”, ông có nhiều cung bậc, nỗi ni ềm v ề c ơ
duyên gắn bó với nghề phục vụ bến Phà.

20


Nơi bến Phà Đình Vũ, ông Phạm Văn Long với vai trò là m ột ng ười
quản lí nhưng với sự tâm huyết và yêu nghề thì hằng ngày ông v ẫn hang
say làm việc như bao người phục vụ Phà khác…..”.
Ví dụ 2: Trong chương trình Thời sự phát ngày 28/3/2016, sau bản
tin 5 phút như thường lệ thì có bài phản ánh “ Lễ hội làng cá Cát Bà”. Đây
là bài viết có nội dung chủ yếu đề cập đến Lễ h ội Làng Cá ở Cát Bà – m ột

lễ hội lớn, diễn ra vào tháng tư hàng năm. Thông qua bài viết, thính gi ả
nghe đài có thể hình dung được không khí chuẩn b ị cho l ễ h ội cũng nh ư
hiểu hơn những ý nghĩa nhân văn của lễ hội này.
“ Dẫn: Đảo Ngọc Cát Bà những ngày cuối tháng ba đang t ưng b ừng
các hoạt động kỉ niệm 57 năm ngày Bác Hồ về thăm làng cá Cát
Hải( 31/3/1959- 31/3/2016), ngày truyền thống ngành thủy sản Vi ệt Nam
( 1/4/1959-1/4/2016) và khai trương du lịch Cát bà 2016. M ời quý thính gi ả
cùng đến với bài phản ảnh “ Lễ hội làng cá Cát Bà”.
Đã thành thông lệ, mỗi dịp mùng 1 tháng 4 về, cả hòn đảo ngập tràn
không khí lễ hội mà người dân nơi đây thường gọi với cái tên “ hội làng cá”.
Khắp các con đường, ngõ nhỏ ở đảo đều treo cờ tổ quốc, những băng rôn
mừng sự kiện được coi là quan trọng và lớn nhất của huyện Cát Hải h ằng
năm.
Năm nay một loạt các hoạt động được diễn ra bắt đầu từ ngày
25/3/2016. Trong chuỗi các sự kiện đó, ngoài hoạt động h ội tr ợ, giao h ữu
bóng chuyền, triển lãm, các hoạt động văn hóa thì điểm nhấn chính là đêm
nhạc “ Cát Bà Xanh” sẽ diễn ra vào tối ngày 31/3 tại C ảng cá Cát Bà. T ất c ả
các hoạt động đó đều góp phần làm cho lễ hội năm nay thêm sôi động, thu
hút sự quan tâm chú ý của mọi người….”.


Hình thức:
21


Chương trình Thời sự buổi tối của đài Phát thanh truyền hình Hải Phòng có tổng thời lượng là 15 phút, đ ược
chia làm 2 phần rõ rệt: phần bản tin 5 phút và phần các bài
viết về mảnh đất và con người Hải Phòng.
Bản tin và các bài viết tương đối ngắn gọn, xúc tích,
rõ ràng, mạch lạc giúp cho người nghe chương trình dễ

tiếp nhận nội dung đề cập đến trong chương trình.
3.1.2. Hạn chế.
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trên thì chương
trình Thời sự buổi tối của đài Phát thanh - truy ền hình H ải
Phòng cũng có một số những hạn chế nhất định như:
Hầu hết các tin phát trong phần Bản tin 5 phút là các
tin chay, không sử dụng nhiều tiếng động và phỏng vấn.
Chính vì vậy mà không tạo được tính sinh động, h ấp d ẫn,
thính giả nghe đài sẽ cảm thấy nhàm chán.
Có một số chương trình chỉ có một phát thanh viên
dẫn xuyên suốt từ đầu đến cuối chương trình. Chính vì vậy
mà dễ gây nhàm chán, hơn nữa là thính giả sẽ khó phân biệt
được những nội dung trong các tin đề cập đến.
Do phần bản tin là phát thanh viên dẫn tr ực tiếp nên
không tránh khỏi những sai sót như: phát âm sai, nh ững
tiếng tạp âm không mong muốn….
3.1.3. Đề xuất giải pháp khắc phục.
Để khắc phục những hạn chế này, những người th ực
hiện chương trình cần có sự đổi mới về nội dung cũng có
sự đổi mới về phương thức sản xuất từ truyền thống sang
hiện đại.
Giữa các tin nên có lời dẫn chuyển tiếp, hoặc sử
dụng nhạc cắt các tin, tạo sự nghỉ ngơi tích cực cho thính
giả. Bởi chương trình Phát thanh dành cho người nghe ch ứ
không phải dành cho người đọc. Nên có sự đan xen giữa lời
22


nói của phát thanh viên để đỡ gây nhàm chán cho thính giả
nghe Đài.

Sắp xếp các tin trong bản tin cần rõ ràng hơn, có th ể
theo thứ tự tầm quan trọng hoặc sắp xếp nhóm tin phản
ánh theo chủ đề, vùng địa lý, đảm bảo yêu cầu “ Bám sát
nhiệm vụ chính trị của Đài, đáp ứng nhu cầu thông tin c ủa
công chúng trong hoàn cảnh cụ thể”. Tránh tình trạng nhảy
cóc từ chủ đề này sang chủ đề khác làm cho thính giả khó
theo dõi dòng tin tức.
Nên sử dụng âm nhạc và tiếng động vào xây dựng tin
bài và các các tác phẩm phát thanh để, chú ý các đoạn nh ạc
cắt, nhạc xen trong tin và nhạc nền trong các tác phẩm
phóng sự, phản ánh...nhằm tăng tính sinh động, hấp d ẫn
cho chương trình.
IV.Các tác phẩm được phát sóng trên Đài Phát thanh – truy ền
hình Hải Phòng.

1. Tác Phẩm :

“Xuân về trên đảo”

Thể loại: Phóng sự.
Thời gian phát sóng: Chương trình “ Đồng hành 24 giờ”, vào lúc 6 giờ 45
phút, trên tần số 93,7MHz, ngày 5/2/2016.
2. Tác phẩm : “Người phục vụ thầm lặng nơi bến phà Đình

Vũ”
Thể loại: Phóng sự.
Thời gian phát sóng: Chương trình Thời sự, 11 giờ 30 phút,
ngày 8/4/2016.

3. Tác phẩm: “Độc đáo lễ rước lợn ông Bồ tại Hải Phòng”.

23


Thể loại: Phóng sự.
Thời gian phát sóng: Chương trình “Cộng đồng và phát triển”, phát sóng
ngày 23/1/2016, trên tần số 93,7MHz.
4. Tác phẩm:
Thể loại:

“ Lễ hội làng cá Cát Bà”.

Bài phản ánh.

Thời gian phát sóng: Chương trình “ Thời sự”, vào lúc 11 giờ 30 phút,
trên tần số 93,7MHz, ngày 28/3/2016.
5. Thể loại: Tin (5 tin).
Thời gian phát sóng: Chương trình” Thời sự”, phát sóng lúc 11 giờ các ngày
trong tuần, trên tần số 93,7MHz.

K ẾT LU ẬN
Quá trình thực tập tại Đài Phát thanh – truyền hình H ải Phòng
( 11/1/2016 -15/4/2016) không phải là th ời gian quá dài nh ưng đó l ại là
quãng thời gian mà bản thân tôi có cơ hội đ ược học h ỏi và đ ược tr ải
nghiệm. Đây là cơ hội mà tôi có thể thể áp dụng những kiến thức mà th ầy
cô giảng dạy trên lớp áp dụng vào thực tế, bởi bản thân tôi không chỉ
được dừng lại ở việc lên ý tưởng, lựa chọn chủ đề mà còn đ ược bắt tay
vào thực hiện từng khâu để hoàn thành tác phẩm để phát sóng trên Đài.
Bên cạnh đó, bản thân tôi cũng hiểu hơn về quy mô tổ ch ức cũng nh ư
nhiệm vụ của các phòng, ban. Và hơn thế nữa là trong kì th ực tập l ần này,
tôi có may mắn được đi cơ sở cùng khá nhiều anh chị phóng viên – đi ều mà

bấy lâu nay tôi vẫn từng ao ước. Mỗi lần đi xuống c ơ s ở là m ỗi l ần tôi có
thêm những trải nghiệm mới, những niềm vui mới và đặc biệt qua nh ững
24


lần đi thực tế, tôi càng thấm thía câu nói “ học đi đôi v ới hành” c ủa các
thầy cô khi còn đi học trên giảng đường.
Thông qua việc khảo sát chương trình Thời sự buổi tối c ủa Đài cho
thấy không chỉ chương trình Thời sự mà một số chương trình khác của
Đài Phát thanh - truyền hình Hải Phòng đã từng bước thu hút đ ược s ự
quan tâm của thính giả, có những bước phát triển nhất đ ịnh đ ể đáp ứng
nhu cầu của thính giả cũng như thực hiện theo đúng m ục đích cũng nh ư
tinh chất của Đài đó là phản ánh toàn diện vấn đề chính trị, đời sống, kinh
tế, văn hóa - xã hội trên địa bàn thành phố. Đài Phát thanh – truy ền hình
Hải Phòng - Muôn mặt đời sống của nhân dân thành ph ố “ hoa ph ượng đ ỏ”.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì Đài Phát thanh –
truyền hình Hải Phòng vẫn còn những hạn chế nh ất định. Song hi ện nay
Ban lãnh đạo của Đài cũng đã có những kế hoạch cụ th ể đ ể góp ph ần đ ưa
Đài Phát thanh – truyền hình Hải Phòng ngày càng tr ở nên g ần gũi v ới
thính giả hơn.
Quá trình thực tập tại Đài Phát thanh – truyền hình Hải Phòng
không chỉ giúp tôi có cơ hội được học hỏi mà qua đây tôi còn có s ự nhìn
nhận toàn diện hơn về lĩnh vực báo chí truyền thông mà đặc biết là báo
phát thanh. Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chú,các bác,các anh, chị cán
bộ kĩ thuật của tại Đài và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô Nguyễn
Kim Phương – trưởng ban “ văn hóa – xã hội “ Đài Phát thanh – truyền hình
Hải Phòng tôi đã học hỏi và tiếp thu được rất nhiều. Ngoài những kiến
thức đã được học và nghiên cứu tại trường tôi còn tiếp thu và học hỏi
được rất nhiều những kinh nghiệm hay, mới mẻ mà trước đó tôi chưa có
cơ hội được biết đến.

Là một sinh viên năm 4 đang theo học chuyên nghành phát thanh t ại
Học viện báo chí và tuyên truyền, bản thân tôi nhận th ấy r ằng mình c ần
25


×