Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO MẢNG XANH KHU RẠNG ĐÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.77 MB, 46 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************

MAI THỊ KIM YẾN

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO MẢNG XANH
KHU RẠNG ĐÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGHÀNH CẢNH QUAN & KĨ THUẬT HOA VIÊN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

MAI THỊ KIM YẾN

ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO MẢNG XANH KHU
RẠNG ĐÔNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


GVHD: CAO THỊ NGỌC CUƠNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009
i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
***************

MAI THI KIM YEN

SUGESSTING THE FORMED PLAN FOR GREENSPACE
CAMPUS, NONG LAM UNIVERSITY

Department of landscaping and environmental horticulture

GRADUATION THESIS

Advisor: CAO THI NGOC CUONG

Ho Chi Minh City
July/2009
ii


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ và những người
thân trong gia đình đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành được luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh và tất cả các thầy cô nhất là thầy cô trong bộ môn Cảnh Quan và
Kĩ Thật Hoa Viên và các thầy cô khác đã truyền đạt kiến thức và chỉ bảo tôi rất tận
tình trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình nghiên cứu luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn cô Cao Thị Ngọc Cương- người đã hướng dẫn,
nhắc nhỡ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những người bạn của tôi cũng
như tập thể lớp Cảnh Quan và Kĩ Thuật Hoa Viên khóa K31 đã gắn bó và giúp đỡ
tôi trong suốt quãng thời sinh viên.

Sinh viên
Mai Thi Kim Yến

iii


TÓM TẮT
Đề tài “ Đề xuất phương án cải tạo mảng xanh khu Rạng Đông trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh” đã được tiến hành tại khu Rạng
Đông thuộc trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh thời gian
từ tháng 02/ 2009 đến tháng 07/ 2009.
Kết quả thu được:
o Khảo sát đánh giá đặc điểm hiện trạng mảng xanh khu Rạng Đông
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
o Đề xuất các giải pháp, nguyên tắc thiết kế và phương án cải tạo hợp lí
cho các bồn hoa và mảng xanh khu Rạng Đông Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
o Xây dựng mặt bằng tổng thể, mặt đứng, mặt cắt, các tiểu cảnh của khu
Rạng Đông.


iv


SUMMARY
The thesis ”Sugessting the reformed plan for greenspace of Rang
Dong campus, Nong Lam university” has been carried out from
2/2009 to 7/2009.
The results as belows:
o Surveying, assessing the characteristics of current greenspace
of Rang Dong campus.
o Proposing some measures, principles for designing and
reforming properly parterres and greenspace of Rang Dong
campus.
o Designing the tables of platform, transect and perspective of
greenspace Rang Dong campus.

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt


iii

Summary

iv

Mục lục

v

Danh sách các hình

vi

Danh sách các bảng

vii

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

2.TỔNG QUAN

3

2.1Giới thiệu khu Rạng Đông thuộc trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh


3

2.2 Điều kiện tự nhiên

6

2.3. Một số mô hình thiết kế khuôn viên trường học ở Việt Nam và nước ngoài 8
3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1 Mục tiêu

15

3.2 Nội dung

15

3.3 Phương pháp nghiên cứu

15

3.4 ngoại nghiệp

15

3.5 Nội nghiệp

16


4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

17

4.1 Ý tưởng, qui tắc thiết kế

17

4.2 Thuyết minh thiết kế

18

4.2.1 Khu vực đài phun nước trung tâm phía trước khu Rạng Đông

18

4.2.2 Khu vực bồn hoa phụ

22

4.3 Khu vực công viên phía sau khu Rạng Đông

25

4.4 Khu vực bên cạnh thư viện

28

vi



4.5 Khu vực thư viện

29

4.6 Khu vực trong khuôn viên trường học

30

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

34

5.1 Kết luận

34

5.2 Kiến nghị

34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

35

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH

TRANG
Hình 2.1: Khu vực bên cạnh thư viện

3

Hình 2.2: Phía sau khu giảng đường

3

Hình 2.3: Trục giao thong chính

4

Hình 2.4: Khu vực phía trước thư viện

4

Hình 2.5: Khu vực phía sau

4

Hình 2.6: Khu vực phía trước

4

Hình 2.7: Bản qui hoạch tổng thể trường Đại Học Nông Lâm

5

Hình 2.8: Hình phối cảnh tổng thể khu Rạng Đông


6

Hình 2.9: Dự án trường Đại Học Quốc Tế AIC – Bắc Ninh

9

Hình 2.10: Trường Đại Học Quốc tế TPHCM

9

Hình 2.11: Một góc phối cảnh trường nghệ thuật vòm xanh Singapore

10

Hình 2.12: Trường nghệ thuật vòm xanh ở Singapore

10

Hình 2.13: Mặt bằng trường Toyohashi University Of Technology Campus

11

Hình 2.14: Hoa anh đào trồng dọc đường đi

11

Hình 2.15: Một góc sân trường

11


Hình 2.16: Mặt bằng tổng thể trường Đại Học Campus

12

Hình 2.17: Một góc phối cảnh trường ĐH Campus

12

Hình 2.18: Một góc sân trường ĐH Campus

12

HÌnh 2.19: Trường Cao đẳng Công nghệ Eltham Hill

13

HÌnh 2.20: Mặt bằng tổng thể trường Amuri Area

14

Hình 4.1: Phối cảnh tổng thể khu Rạng Đông

19

Hình 4.2: Bồn nước trung tâm

22

Hình 4.3: Nhịp điệu hang tùng bách tán


25

Hình 4.4: Khu vực bồn hoa trung tâm

28

Hình 4.5: Mặt đứng mặt tường trồng dây leo

29

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
TRANG
Bảng 2.1: Bảng khảo sát hiện trạng cây xanh khu vức Rạng Đông

7

Bảng 2.2: Bảng thống kê cây xanh trong thiết kế

29-32

ix


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh có bề dày lịch sử phát triển, trải

qua nhiều năm tháng với những tên gọi khác nhau, hiện nay đã thống nhất với tên
trường là Nông Lâm. Trường được nhiều người biết tới vì ngoài uy tín giảng dạy trong
trường còn có một diện tích mảng xanh khá lớn, mang đậm nét tự nhiên hoang sơ với
bầu không khí trong lành mà không phải bất kỳ Trường Đại học nào cũng có được.
Năm 1955, trường được khởi công xây dựng trên khu đất rộng 118 ha, một diện
tích đất khá rộng lớn được phân chia và xây dựng thành nhiều khu với những chức
năng khác nhau nhằm phục vụ cho công tác giáo dục, nghiên cứu.... Hiện nay trường
tọa lạc tại khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Hơn 70% diện tích đất của trường được sử dụng để trồng cây xanh, nhưng hầu hết đều
phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và học tập nên phần diện tích mảng xanh
dành cho các khuôn viên là rất thấp. Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đang
có một đội ngũ đông đảo giảng viên, sinh viên làm việc, nghiên cứu và học tập. Tuy
nhiên, phần diện tích khuôn viên mảng xanh phục vụ cho sinh hoạt và thư giãn còn ít.
Vì vậy, trường đang có dự án cải tạo và tăng thêm diện tích mảng xanh trong khuôn
viên trường, song song với việc xây dựng thêm cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng
môi trường giảng dạy. Nhưng qua thời gian, cảnh quan đã xuống cấp nên không còn đủ
đáp ứng được nhu cầu học tập và nghỉ ngơi cho sinh viên và mọi người. Khu Rạng
Đông thuộc trường Đại Học Nông Lâm nằm gần khu giảng đường trung tâm của
trường nên kiến trúc và cảnh quan của khu vực Rạng Đông là bộ mặt chính của trường.

1


Vì vậy, đề tài này lựa chọn khu Rạng Đông để cải tạo nhằm tạo bộ mặt mới cho
cảnh quan, tạo nhiều mảng xanh để phục vụ cho mọi người.
Thông qua đề tài” Đề xuất cải tạo mảng xanh cho khu Rạng Đông của trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh” tôi muốn góp phần vào việc cải tạo
mảng xanh của trường sao cho vừa tạo mang tính thẩm mỹ cao, vừa phát huy được lợi
ích trong học tập, vui chơi và nghỉ ngơi.


2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu khu Rạng Đông thuộc trường Đại Học Nông Lâm
2.1.1.Hiện Trạng khu Rạng Đông thuộc trường Đại Học Nông Lâm
Trường được xây dựng trên khu đất rộng 118ha, thuộc khu phố 6, phường Linh
Trung, quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh. Tuy trường được xây dựng rất lâu đời
nhưng khu Rạng Đông là một khu giảng đường mới được xây dựng. Kiến trúc công
trình của khu Rạng Đông đơn giản gồm hai khu nhà chính là khu giảng đường phục vụ
cho việc giảng dạy và khu nhà thư viện nằm gần kề nhau.
2.1.2. Vị trí và quy mô đề tài
Diện tích thiết kế khoảng 3.5ha (bao gồm cả diện tích của các công trình hiện
hữu.).
Một số hình hiện trạng:

Hình 2.1: Khu vực bên cạnh thư viện

Hình 2.2: Phí sau khu giảng đường

3


Hình 2: Trục giao thông chính

Hình 2.4: Khu vực phía trước thư viện

Hình 2.5: Khu vực phía sau


Hình 2.6: Khu vực phía trước

2.1.3. Quy hoạch tổng thể
Theo bản quy hoạch vào năm 2010, trường được quy hoạch và phân thành 27
khu bao gồm các khu dành cho học tập, thể thao, vui chơi và các hoạt động khác… như
khu Tường Vy, khu Hướng Dương, khu Phượng Vỹ, khu Rạng Đông… Trong đó khu
Rạng Đông là tòa nhà được xây dựng có 5 tầng, cảnh quan trong khuôn viên cũng đã
được xây dựng. Tên gọi Rạng Đông nhằm tượng trưng mặt trời mỗi sáng vẫn hừng lên,

4


đem lại nguồn sinh khí lớn truyền sức sống tiềm tàng cho tuổi trẻ thêm năng động và
hăng say làm việc, nghiên cứu, học tập.
Khu Rạng Đông bao gồm các khu như thư viện dành cho việc tra cứu tài liệu,
phòng tự học chung, và các phòng học tập, trung tâm ngoại ngữ.

Hình 2.7: Bản qui hoạch tổng thể của trường Đại Học Nông Lâm

5


Hình 2.8: Hình phối cảnh tổng thể khu Rạng Đông
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Địa hình
Địa hình bằng phẳng ít đồi dốc và cao độ. Có một số nơi địa hình hơi cao và
trũng do tác động của con người trong quá trình xây dựng công trình.
2.2.2. Khí hậu
Khu Rạng Đông thuộc địa giới hành chính thành phố Hồ Chí Minh nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, đặc điểm chung của khí hậu thời tiết là nhiệt độ

cao đều trong năm và có hai mùa mưa khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường
cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,8oC), tháng có nhiệt độ
trung bình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1(25,7oC). Điều kiện nhiệt độ và
ánh sáng thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng.

6


2.2.3. Đa dạng sinh học
Khu vực nằm trong vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi nên đa dạng sinh học và
phong phú. Khu vực hiện có nhiều chủng loại cây có giá trị kinh tế cao (khoảng 16
chủng loại cây đang được trồng và bảo tồn.) Trong đó, một số loại cây có giá trị kinh tế
như Dầu con rái, Lim sét, Sọ khỉ, Sao đen. Một số loại cây cảnh khác đang được trồng
như Bàng đài loan, Mai chiếu Thủy, Chà là, Cau bụng, Cau sâm banh, Cau vàng,
Chuối rẽ quạt , Muồng hoàng yến, Osaka, Trang và Tùng. Đa số các cây đều có độ tuổi
trồng còn nhỏ và một số ít cây được trồng lâu năm như Dầu con rái và Nhạc ngựa.
2.2.4. Cảnh quan môi trường
Cảnh quan hiện hữu trong khu vực Rạng Đông đang chịu nhiều nắng nóng của
khí hậu. Những cảnh quan hiện có trồng thiếu cây xanh không tạo được bóng mát cho
khu vực. Số lượng cây xanh còn ít so diện tích khu vực Rạng Đông.
Diện tích mảng xanh nhỏ nên không đáp ứng được nhu cầu học tập nghỉ ngơi cho sinh
viên.
Bảng 2.1: Bảng khảo sát hiện trạng cây xanh khu vực Rạng Đông
TÊN LATINH

KÍCH THƯỚT
RTÁN HVN
(mm)
(mm)


SỐ
LƯỢNG

STT

TÊN

01

Bàng đài loan

Budica molineti

2200

4000

32

02

Bằng lăng

Lagerstroemia
speciosa

1500

2000


19

03

Mai chiếu thuỷ

Wrightia religiosa

650

500

1

04

Chà là

500

100

10

05

Cau bụng

Roystonia regia


1200

7000

7

06

Cau vàng

Chrisalidocarpus
lutescens

750

2000

4

7


07

Cau sâm banh

08

Chuối rẽ quạt


09

Dầu con rái

10

Lim sét

11

Muồng hoàng yến

12

Sọ khỉ

13

Hyophorbe
lagenicaulis
Ravennala Ma
dgascariensis
Dipterocarpus
alatus
Peltophorum
pterocarpum

1000


200

4

2000

5000

3

2600
600

20000
1500

7
95

4500

7000

1

1000

2000

10


Khasy senegalensis

3700

15000

11

Osaka

Cassia fistula L

1500

2000

1

14

Sao đen

Hopea Odorata

3000
1000

20000
2000


8
5

15

Trang đỏ

Ixora microphylla

500

300

7

16

Tùng bách tán

Araucaria
columnaris

750

200

3

Casia fistula


2.3. Một số mô hình thiết kế khuôn viên trường học ở Việt Nam và nước ngoài
2.3.1. Việt Nam
Ở Việt Nam mô hình thiết kế cảnh quan mới phát triển trong những năm gần
đây nên mô hình cảnh quan trường học còn hạn chế. Tuy vậy, đã có một số dự án thiết
kế cảnh quan trường học đã được ứng dụng vào thực tế và sẽ được mở rộng trong
tương lai. Bước đầu phát triển ở Việt Nam nên mô hình thiết kế cảnh quan có nét đặc
trưng rõ ràng như các nước phát triển khác trên thế giới. Sau đây là một số mô hình dự
án đã thiết kế và một số mô hình thiết kế cảnh quan đã được thực hiện ở các Trường
Đại học Việt Nam hiện nay.

8


2.3.1.1 Trường Đại Học Quốc Tế AIC – Bắc Ninh

Hình 2.9 : Dự án trường Đại học quốc tế AIC – Bắc Ninh
2.3.1.2 Trường Đại học quốc tế TPHCM (thuộc Đại học Quốc Gia TPHCM)
Trường Đại học Quốc Tế TPHCM là một trong những trường có cơ sở vật chất
hiện đại và cũng là một trong những trường được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất.

Hình 2.10: Trường Đại học quốc tế TPHCM

9


2.3.2 Thế giới
2.3.2.1 Trường nghệ thuật vòm xanh ở Singapore
Đến với trưòng nghệ thuật vòm xanh ở singapore chúng ta sẽ có cơ hội mở rộng
tầm mắt về nghệ thuật thiết kế mảng xanh độc đáo ở đây. Singapore là một trong

những nước có diện tích nhỏ nhất thế giới nhưng mảng xanh luôn được ưu tiên phát
triển trong các công trình kiến trúc.

Hình2.11: Một góc phối cảnh trường nghệ thuật vòm xanh Singapore
Để góp phần tạo nên diện tích xanh cho thành phố Singapore đã ứng dụng mô
hình thiết kế mảng xanh trên mái vòm. Đây là một trong những kiểu thiêt kế vườn treo
độc đáo.

Hình 2.12: Trường nghệ thuật vòm xanh ở Singapore

10


Trường nghệ thuật vòm xanh ở Singapore là một trong những khu mái vòm
xanh thú vị nhất thế giới tại khuôn viên trường đại học công nghệ thông tin Nanyang,
Singapore. Trường có lối kiển trúc hiện đại, hoà hợp với môi trường chung quanh.
Những bức tường thủy tinh bắt mắt cho phép lượng lớn ánh sáng tự nhiên rọi vào bên
trong nhưng bên cạnh đó môi trường trở nên nóng do lượng ánh sáng thu vào. Với
những chiếc mái hiên đầy cỏ được dùng như vừa có tác dụng làm mát ngôi trường vừa
là địa điểm họp mặt lí tưởng của sinh viên sau giờ học tập.
2.3.2.2 Trường Toyohashi University Of Technology Campus (ở Nhật)

Hình 2.13: Mặt bằng tổng thể Trường Toyohashi University Of Technology Campus
(ở Nhật)

Hình 2.14: Những cây hoa Anh Đào

Hình 2.15: Một góc sân trường

11



2.3.2.3 Trường ĐH Campus của California-Berkeley (ở Mĩ)

Hình 2.8: Mặt bằng tổng thể trường ĐH Campus

Hình 2.10: Một góc phối cảnh ĐH Campus

Hình 2.11: Một góc sân trường ĐH
Campus

12


2.3.2.4 Trường Cao đẳng Công nghệ Eltham Hill ở anh, nằm phía đông - nam
London
– Người thiết kế: Hawkins Brown.

Hình 2.12 Trường Cao đẳng Công nghệ Eltham Hill
Với thiết kế này, kiến trúc sư Hawkins đã được giải thưởng BREAAM 2008 với
việc sử dụng một không gian xanh rất khoáng đạt.

13


2.3.2.5 Trường Amuri Area
Những thiết kế với sự kết hợp mới giữa những con đưòng mòn, sân trong,
những đưòng xe lên xuống với những cấu trúc có sắc thái thay đổi khác nhau.

Hình 2.13 Mặt bằng tổng thể trường Amuri Area


14


Chương 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Mục tiêu
Việc cải tạo và thiết kế mảng xanh khu rạng đông của trường đại học nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh góp phần cải tạo mảng, tăng tính mĩ quan cho khuôn viên trường và
tăng thêm diện tích mây xanh phục vụ cho các hoạt động học tập vui chơi, giải trí.
3.2 Nội dung
- Khảo sát hiện trạng
- Đo vẽ hiện trạng
- Điều tra về các loài thực vật đang được trồng trên diện tích đất đó
- Bản vẽ mặt bằng khu đất
- Bản vẽ thiết kế
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Ngoại nghiệp
- Dùng bản vẽ có sẵn của trường khảo sát với diện tích hiện trạng mảng xanh của
khu vực đó.
-

Dùng các công cụ máy đo đạc để xác định diện tích hoặc dùng các công cụ khác
như thướt dây.

- Xác định số lượng, định danh, định vị loài cây xanh hiện đang được trồng trên
diện tích khu vực. Và xác định những cây được giữ lại và những cây sẽ thay thế.
- Phân tích số liệu bằng tính toán.


15


×