Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

THIẾT KẾ QUÁN CAFÉ SÂN VƯỜN PHONG LAN TRÊN ĐƯỜNG LÊ VĂN KHƯƠNG - CẦU DỪA 1 - QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN THÁI CHÂU

THIẾT KẾ QUÁN CAFÉ SÂN VƯỜN
PHONG LAN TRÊN ĐƯỜNG
LÊ VĂN KHƯƠNG - CẦU DỪA 1 - QUẬN 12
TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: CẢNH QUAN & KỸ THUẬT HOA VIÊN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

NGUYỄN THÁI CHÂU

THIẾT KẾ QUÁN CAFÉ SÂN VƯỜN
PHONG LAN TRÊN ĐƯỜNG
LÊ VĂN KHƯƠNG - CẦU DỪA 1 - QUẬN 12
TP. HỒ CHÍ MINH
Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: Ks. NGUYỄN VĂN LONG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY - HO CHI MINH CITY
*************
NGUYEN THAI CHAU

DESIGNING PHONG LAN’S GARDEN COFFEE SHOP IN
LE VAN KHUONG STREET - CAU DUA 1 WARD – DIST 12
HO CHI MINH CITY

Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATED THESIS

Adviser: NGUYEN VAN LONG

Ho Chi Minh City
February-2009


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này,
tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của các thầy cô trong bộ môn Cảnh
quan và Kỹ thuật hoa viên, quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm - Thành
phố Hồ Chí Minh.
Đặc biệt đối với thầy Nguyễn Văn Long, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và
biết ơn sâu sắc đến thầy - người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất
nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
và tất cả các thầy cô đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tại trường.
Cảm ơn những người bạn thân thiết, tập thể lớp DH05CH đã chia sẻ
những khó khăn vui buồn trong suốt 4 năm học, đã giúp tôi rất nhiều trong
quá trình thực hiện bài tốt nghiệp.
Xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận
văn này. Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn
sát cánh, chia sẻ, cổ vũ và giúp đỡ để tôi có được như ngày hôm nay.
Dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện bài tốt nghiệp nhưng chắc chắn
không tránh những sai sót, vì vậy rất mong được sự thông cảm, chia sẻ và
đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè để bài luận văn được hoàn thiện
tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2009
Sinh Viên thực hiện:
Nguyễn Thái Châu.


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “THIẾT KẾ QUÁN CAFÉ SÂN VƯỜN PHONG LAN TRÊN
ĐƯỜNG LÊ VĂN KHƯƠNG - CẦU DỪA 1 - QUẬN 12 TP. HỒ CHÍ MINH”
được tiến hành tại thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ 10/02/2009 đến
15/07/2009.
Kết quả thu được:
- Thiết lập cảnh quan sân vườn trong quán café.
- Hệ thống các bảng vẽ: phối cảnh tổng thể quán café; các bảng vẽ kĩ thuật về địa
hình, cây xanh, cấp thoát nước, hệ thống chiếu sáng, các bảng vẽ tiểu cảnh.
- Danh mục cây trồng phù hợp với công trình.


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

SUMMARY
The thesis “DESIGNING PHONG LAN’S GARDEN COFFEE SHOP IN LE
VAN KHUONG STREET - CAU DUA 1 WARD – DIST 12 HO CHI MINH
CITY” was carried out at Ho Chi Minh City from February 10 2009 to July 15 2009.
Result:
-

To establish coffee shopgarden lanscapes.

-

Network of drawings: Overall perspective drawing, Terrain technique

drawings, Plant, Network illuminate drawings, Network exits and drinking water

supply, Network distributed generation.
-

Lists of plant were used in the Drawings.


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

MỤC LỤC
TRANG
Lời Cảm Ơn ...............................................................................................................i
Tóm tắt đề tài. ...........................................................................................................ii
Summary..................................................................................................................iii
Mục lục. .................................................................................................................viii
Danh sách các hình ..................................................................................................ix
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ. ....................................................................................... 1
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN....................................................................................... 3
2.1. Phong cách vườn Châu Á....................................................................................... 3
2.1.1. Giới thiệu.............................................................................................................. 3
2.1.2. Thuyết âm dương trong kiến trúc Á Đông........................................................... 3
2.1.2.1. Cơ bản thuyết âm dương và đặc điểm kiến trúc và sân vườn Á Đông ............. 4
a. Âm dương đối kháng................................................................................................. 4
b. Âm Dương Tương Giao ............................................................................................ 7
c. Âm dương tiêu trưởng ................................................................................................ 9
2.2. Phong cách vườn Nhật .......................................................................................... 11
2.2.1. Giới thiệu............................................................................................................ 11
2.2.2. Chất liệu sử dụng trong vườn khô Nhật Bản ..................................................... 12
2.2.2.1. Đá trong trang trí vườn Nhật........................................................................... 12

2.2.2.2. Sỏi- Đá granit nhuyễn ..................................................................................... 15
2.2.2.3. Cây .................................................................................................................. 16
2.3. Phong cách vườn Việt Nam .................................................................................. 17
2.3.1. Giới thiệu............................................................................................................ 17


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

2.3.2. Vườn Việt Nam thời Phong Kiến....................................................................... 18
2.3.2.1. Vườn thượng uyển .......................................................................................... 18
2.3.2.2. Vườn tính ngưỡng ........................................................................................... 18
2.3.2.3. Vườn nhà ở dân gian ....................................................................................... 18
2.3.2. Vườn nhà ở Việt Nam thời Pháp thuộc.............................................................. 18
2.3.3. Vườn Việt Nam từ 1954 đến nay ....................................................................... 19
2.4. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan và môi trường ................................ 19
2.4.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................................. 19
2.4.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 19
2.4.1.2. Khí hậu. ........................................................................................................... 21
CHƯƠNG III: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU........................................................................................................... 23
3.1. Mục tiêu................................................................................................................. 23
3.2. Nội dung................................................................................................................ 23
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 23
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN. ........................................................ 25
4.1. Mục đích thiết kế................................................................................................... 25
4.2. Phân tích hiện trạng............................................................................................... 25
4.3. Thuyết minh thiết kế ............................................................................................. 25
4.3.1. Cổng ra vào ........................................................................................................ 28

4.3.2. Khu vườn khô..................................................................................................... 31
4.3.3. Khu uống café trong nhà .................................................................................... 33
4.3.4. Khu nhà chuông ................................................................................................. 33
4.3.5. Khu phục vụ ....................................................................................................... 33
4.4. Lập dự toán trang trí mảng xanh công trình cho quán café sân vườn
Phong Lan trên đường Lê Văn Khương – Cầu Dừa 1 – Quận 12
TP. Hồ Chí Minh.......................................................................................................... 37
4.4.1. Hạng mục cây xanh ............................................................................................ 37
CHUƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................ 39


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

5.1. Kết luận............................................................................................................................39

5.2. Tồn tại và kiến nghị.............................................................................................. 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 40
Phụ lục 1...................................................................................................................... 41
Hình ảnh các loài cây sử dụng trong thiết kế.
Phụ lục 2...................................................................................................................... .47
Hình ảnh các vật liệu sử dụng trong thiết kế.
Phụ lục 3 ...................................................................................................................... 48
Hồ sơ các bản vẽ kỹ thuật, bản vẽ thiết kế khuôn viên quán café.


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Năm hình dạng đá căn bản ............................................................................ 13
Hình 2.2 Một số cách kết hợp đá căn bản ................................................................... 13
Hình 2.3 Bố trí đá trong sân vườn Nhật...................................................................... 14
Hình 2.4 Một số mẫu hoa văn được tạo ra từ sỏi nhuyễn hay cát sử dụng trong
thiết kế vườn khô Nhật Bản. ....................................................................................... 15
Hình 2.5 Trang trí sỏi trong tiểu cảnh và nền ở vườn Nhật. ....................................... 16
Hình 2.6: Hình ảnh dương xỉ, tre rất phổ biến trong vườn Nhật................................. 16
Hình 2.7 Một bàn cờ từ rêu và những phiến đá ở vườn phía Bắc của đền Tofukuj,
Kyoto ............................................................................................................................ 17
Hình 2.8 Trang trí rêu phong kết hợp giữa cây cỏ tượng đá và rêu phong. ................ 17
Hình 2.9: Bản đồ vị trí Quận 12. .................................................................................. 19
Hình 4.1: Phối cảnh tổng thể khu đất thiết kế. ............................................................. 26
Hình 4.2: Phối cảnh thác nước chính. .......................................................................... 27
Hình 4.3:Phối cảnh thác nước phụ. .............................................................................. 28
Hình 4.4: Một số loại sỏi bày bán trên thị trường. ....................................................... 29
Hình 4.5: Phối cảnh góc hồ. ......................................................................................... 30
Hình 4.6: Phối cảnh hồ nước bên trong. ...................................................................... 30
Hình 4.7:Phối cảnh rốn hồ của hồ nước bên trong....................................................... 31
Hình 4.8: Phối cảnh vườn khô...................................................................................... 32
Hình 4.9: Phối cảnh một không gian cà phê trong nhà. ............................................... 34
Hình 4.10: Phối cảnh góc nhà vệ sinh.......................................................................... 34


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính Quận 12..........................................................20
Bảng 2.2: Một số yếu tố khí hậu của Quận 12. ...................................................21
Bảng 4.1: Danh mục các loài cây trồng sử dụng trong thiết kế. .........................35
Bảng 4.2: Dự toán hạng mục cây xanh của quán cà phê sân vườn. ....................37


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Xây dựng một quán café có sức thu hút cả về phong cách thiết kế và chất
lượng phục vụ luôn là mục tiêu hàng đầu của nhà thiết kế và chủ đầu tư. Cái khó ở
đây là để áp dụng một phong cách nào đó vào một vị trí và không gian mà đạt được
hiệu quả cả về thẩm mỹ, công năng và bền vững thì đó là cả một vấn đề lớn cần có
sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Vấn đề thẩm mỹ tức là quán phải đẹp, có sức ấn tượng,
muốn đạt được điều này cách bố trí và sắp đặt phải hết sức tinh vi, có sự thống nhất
cao về ngôn ngữ thiết kế. Vấn đề công năng bao gồm sự tiện nghi của quán, tức các
không gian tĩnh động được bố trí linh hoạt và phù hợp nhằm đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của khách hàng. Vấn đề bền vững tức là đảm bảo chất lượng công trình, sử
dụng cây xanh và vật liệu hài hoà với môi trường thiên nhiên. Để giải quyết vấn đề
này người ta đã xây dựng lên nhiều mô hình mang đậm phong cách gần gũi thiên
nhiên như vườn Trung Quốc, vườn Nhật rất phù hợp với phong thái và điều kiện
cảnh quan của người Việt Nam và kết quả đạt được là rất tốt.
Theo xu hướng đó, nhiều quán café với không gian yên tĩnh, gần gũi thiên
nhiên với các đặc trưng vườn Nhật được xây dựng ngày càng nhiều, tuy nhiên phần
lớn không gian cảnh quan của những quán café này được xây dựng mới chỉ dừng lại
ở mức gần gũi thiên nhiên nên chưa tạo được một ấn tượng đặc biệt về phong cách

để gây ấn tượng sâu sắc với người thưởng ngoạn.
Mặt khác, quỹ đất trống trong nội thị không nhiều, đa số các quỹ đất trong nội
thị dành cho các khu hành chính sự nghiệp, khu công nghiệp và các khu dân cư, khu
chung cư cao cấp. Nên nhu cầu để có một khu đất rộng để xây dựng quán café có
không gian yên tĩnh, mang phong cách tự nhiên để cho người dân thư giãn sau
những thời gian căn thẳng là rất khó khăn. Vì vậy, nhu cầu hướng ra các khu vực

1


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

ngoại thành tìm đến những nơi yên tĩnh, tìm đến với thiên nhiên để thư giãn là điều
thiết yếu.
Quận 12 là một quận ngoại thành có lợi thế với nhiều quỹ đất trống, điều kiện
tiểu khí hậu, thổ nhưỡng rất thích hợp cho việc phát triển mảng xanh cảnh quan
mang phong cách thiên nhiên Á Đông. Do đó có thể xây dựng các quán café sân
vườn với không gian rộng thoáng, yên tĩnh, với chất thi vị và âm hưởng của vườn
Nhật, phục vụ nhu cầu tìm về thiên nhiên ngoại thành của cư dân thành phố.
Đề tài “Thiết kế quán café sân vườn Phong Lan trên đường Lê Văn Khương,
Cầu Dừa 1- Quận 12 - Tp Hồ Chí Minh” được thực hiện với mong muốn tạo ra một
không gian đẹp, lạ, nhằm đáp ứng và nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
trong khu vực cũng như các quận nội thành và xung quanh.

2


SVTH: Nguyễn Thái Châu


GVHD: Nguyễn Văn Long

Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Phong cách vườn Châu Á
2.1.1. Giới thiệu.
Khu vườn Châu Á thường hay dùng mặt nước tĩnh với hòn non bộ, cây thế
tạo cảm giác yên bình, tĩnh lặng. Đặc trưng của kiểu vườn Châu Á mà chúng ta dễ
dàng nhận ra đó là lối kiến trúc gồm một nhà thủy tạ bên bờ nước, một nửa kiến
trúc ở trên bờ, một nửa kiến trúc lấn ra hồ nước và đứng trên các cây cột. Ngoài ra,
các lối đi thường lát gạch hay đá, những hình trang trí hay các bộ phận có kiến trúc
vuông và tròn có ý nghĩa rất sâu sắc thể hiện “trời tròn đất vuông”. Trong một
vườn, đất là vật liệu làm nền cho những chất liệu căn bản như đá, nước và cây cối.
Những chất liệu thiên nhiên này với những hình dạng khác nhau kết hợp lại làm nên
khu vườn.
Vườn Châu Á thể hiện nét đặc biệt dựa trên nền tảng của ba học thuyết Tam
tài - Âm dương - Ngũ hành, là sự kết hợp giữa thiên nhiên, triết lý, văn hoá, nghệ
thuật rất cao, rất sâu sắc thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật trong không gian ba chiều
của tự nhiên trong đó có hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non,…nhằm thể hiện sự gắn
bó của con người với thiên nhiên. Trong đó nguyên lý Âm dương là học thuyết về
bản thể của kiến trúc Á Đông, nó là nền tảng cơ bản phân biệt một “thức” Á Đông
với các phong cách khác do đó để xây dựng một công trình mang bản sắc Á Đông
thì không thể không biết về Âm dương.
2.1.2. Thuyết âm dương trong kiến trúc Á Đông.
“Nhất âm nhất dương chỉ vị đạo”- Kinh dịch.
Thuyết tam tài là một học thuyết về tổ chức trật tự vũ trụ. Nó có thể giúp ta tìm
hiểu về vị trí, mục đích của kiến trúc cũng như về một số nguyên tắc bố cục cơ bản.

3



SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

Song muốn đi sâu vào phong thái và tính cách của kiến trúc Á Đông phải dựa vào
thuyết âm dương, một số thuyết về bản thể vạn vật. Trong thiết kế kiến trúc tất cả
những gì liên quan đến cặp đối lập như trên dưới, trong ngoài, đặc rỗng, sáng tối,
đậm nhạt, nóng lạnh, nhanh chậm,… đều dựa theo nguyên lý âm dương.
Thuyết âm dương là trung tâm của dịch lý, bao gồm ba nghĩa:
1- Âm dương đối kháng: đó là lý bất dịch.
2- Âm dương tương giao: đó là lý giao dịch.
3- Âm dương tiêu trưởng: đó là lý biến dịch.
2.1.2.1. Cơ bản thuyết âm dương và đặc điểm kiến trúc và sân vườn Á
Đông
a. Âm dương đối kháng
Âm dương là hai mặt đối lập, được biểu diễn trong kinh dịch qua hai vạch cơ
và ngẫu. Dương là đàn ông, bên trên, bên ngoài, là nóng, sáng, cứng,… Âm là đàn
bà, bên dưới, bên trong; là lạnh, tối, mềm,… Đó là cái tính bất biến của vũ trụ.
Kiến trúc dương tính trong Nho giáo
Tuy biết âm dương là hai mặt không thể tách rời của một vấn đề, song lưỡng
nghi trên thực tế vẫn không được coi là bình đẳng, âm thì bỉ trọc tại hạ, dương thì
tôn thanh tại thượng. Nho giáo dạy người quân tử theo đạo chủ động hữu vi nên
cũng dạy người ta xây nhà theo dương tính. Vì nho giáo có ảnh hưởng lớn nhất đến
đời sống dân gian nên dương tính trong kiến trúc cũng là phổ biến.
Thuyết phong thuỷ gọi nhà cửa là dương trạch, đối lập với mồ mả là âm
trạch. Đối với dương trạch việc dùng nhiều dương tính như: cao, to, sáng, rộng, đỏ,
vàng,… nhìn chung được coi là tốt. Vì số lẻ là dương, chẵn là âm nên các tỷ lệ số
gian bao giờ cũng lấy lẻ. Số chín là dương trưởng chỉ dành cho vua. Tuy nhiên

không phải lúc nào cũng tích cho nhiều dương tính, mà chính là dùng âm có thể tôn
dương. Càng ít càng quý, nhỏ mà lại thành lớn, ít mà lai thành nhiều, một ngọn nến
trong bóng đêm sáng hơn một mặt trăng ban ngày, đó chính là một nguyên lý trong
kinh dịch, dạy cách lấy âm phù dương.

4


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

Kiến trúc dương tính cần sáng sủa, quang đãng thế nhưng chỗ nào đối diện
với nguồn sáng sẽ bị lu mờ, những gì ẩn trong bóng râm lại được phản quang làm
cho sáng rõ lên. Mắt người ta lại đảm nhận ánh sáng phản quang hơn ánh sáng trực
tiếp bởi vậy trong kiến trúc và đặc biệt là trong nội thất nên tránh ánh sáng trực tiếp
mà chỉ dùng phản quang.
Kiến trúc theo đạo giáo
“Tri kỳ hùng , thu kỳ thư” - Lão tử.
Đạo lý âm tính của Lão tử trái với nguyên tắc Nho giáo, đó là cả một triết lý về
hơn hẳn của âm nhu so với dương cương. Nếu coi người quân tử trong Nho giáo
như cây tùng cây bách, kiên cường bất khuất nơi đầu sóng ngọn gió thì có thể coi
người Đạo sĩ như cỏ, gió thổi cỏ rạp, gió qua cỏ đứng lên.
Liệt tử nói: “Nhân tính vốn mềm mại, chỉ thuận đạo trời mà theo. Tâm người
ta dịu dàng mà thân thể cũng nhẹ nhàng uyển chuyển”. Nguyên lý này có ứng dụng
trực tiếp trong kiến trúc và sân vườn: Đứng trước những giao động như động đất, lũ
lụt, giông bão, khủng hoảng kinh tế, thay đổi điều kiện sinh hoạt,... Người ta bao
giờ cũng có hai giải pháp: Một là làm những công trình kiến trúc kiên cố thiên niên
vạn đại, hai là làm những thứ nhỏ nhẹ, linh động có thể thích nghi bất kì lúc nào.
Tính cách của âm nhu là thụ động. Một kiến trúc và sân vườn bao giờ cũng

nhấn mạnh phần thụ động, chẳng hạn làm sao để tận dụng năng lượng mặt trời, ánh
sáng trăng sao, đèn bên ngoài, tận dụng nước mưa, gió trời,… Tính cách này gần
giống phong trào kiến trúc môi trường phương Tây (ecologycal construction).
Trong ứng dụng cụ thể bài học của Đạo đức kinh cho kiến trúc và sân vườn là
ở chỗ thiết kế những đặc điểm âm tính như: mặt nước, màu lạnh, khoảng trống
đường cong, nguyên liệu mềm,… Kiến trúc theo âm tính lấy nước làm trung tâm,
theo cách của nước mà thiết kế, dòng nước có âm, có dương; nước dương thì trong
xanh sôi sục hay phun tung toé lên. Nước âm thì lặng lẽ, sâu thẳm, đi liền với hoa
cỏ rêu phong.
Nếu kiến trúc dương tính đề cao ánh sáng thì kiến trúc âm tính là nghệ thuật
đề cao bóng tối. Để minh hoạ sự khác nhau đó, ta lấy ví dụ một nhà thờ Thiên Chúa

5


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

kiểu Bizantin và một miếu Đạo giáo. Cả hai đều khá tối và có thắp đèn nến. Thế
nhưng ngọn đèn trong nhà thờ tối là hiển linh của Chúa Kito, vì Chúa là ánh sáng
được tôn lên trong khung cảnh của nhà thờ. Trong miếu đạo giáo, thần tiên, ma quỷ
không ở ngọn đèn mà ở sau hậu điện được phủ vải kín mít. Ánh sáng của ngọn đèn
càng làm tôn thêm độ sâu thẳm u linh của khoảng tối đằng sau. Đó là dùng dương
tôn âm vậy.
Một nhà thiết kế sân vườn muốn thiết kế theo quan điểm Đạo giáo thì trong
từng chi tiết điều đầu tiên là cần phải đặt câu hỏi: có thật cần thiết hay không?
Trên thực tế lý luận vô vi chỉ mới được áp dụng chủ yếu và thành công trong quy
hoạch vườn, tạo ra phong cách vườn Trung quốc, Nhật bản khác hẳn châu Âu.
Kiến trúc cân bằng âm dương

“Trung giả thiên hạ chi đại bản giã”
Dù nói Nho giáo trọng dương, Đạo giáo trọng âm, nhưng cả hai đều nhất trí
rằng tốt nhất vẫn là khi âm dương cân bằng. Âm dương xét về tuyệt đối luôn cân
bằng, không bao giờ có nhiều trên hơn dưới, nhiều phải hơn trái,… Tùy theo vị trí
của con người mà âm dương mới mất cân bằng về tương đối. Chẳng hạn, người
đứng dưới đất thì coi mái nhà cao tầng là dương, đứng trên nóc nhà đó thì lại coi
trời là dương, mà nhà là âm. Tương tự: sáng, tối, nhanh chậm, nóng lạnh, được quy
ra âm dương hoàn toàn phụ thuộc vào trạng thái con người.
Một môi trường kiến trúc bị coi là mất cân bằng khi từ vị trí của mình người
ta thấy toàn dấu hiệu của một nghi âm hoặc nghi dương. Đứng dưới đất mà nhìn
quanh một toà nhà cao thì thấy toàn là dương đứng trên ngọn tháp mà nhìn xuống
thì thấy đâu cũng là âm.
Đứng giữa khu nhà trọc trời mà nhìn lên thì có cảm giác nghẹt thở, đứng trên
tháp nhìn xuống thì chóng mặt. Qua những biểu hiện đó mà biết âm dương mất
thăng bằng. Trong trạng thái cân bằng người ta sẽ không phải gắng sức, bởi vậy
kiến trúc luôn cố tạo tổng thể cân bằng, có nóng, có lạnh, có cao, có thấp, có tối, có
sáng,… Người xưa xây nhà vì thế mà tránh nơi đỉnh đồi, lại tránh chỗ thung lũng,
thường thích làm nhà lưng chừng núi. Thực hay hư trong kiến trúc phải do người có

6


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

kinh nghiệm, tùy từng trường hợp mà xác định, khó nói chung chung vì triệu chứng
của dương thực và âm hư đều là dương tính.
Về mặt không gian, những nguyên tắc về tỷ lệ đối xứng trong kiến trúc là
những biện pháp cân bằng âm dương giữa trên dưới, phải trái, trong ngoài. Những

bố cục đối xứng đi qua trục thường chỉ tạo cảm giác cân bằng khi người ta đứng
nhìn từ một vị trí nào đó nên việc sử dụng perspective không thể thiếu. Chừng nào
người quan sát đứng trên đường thần đạo thì cân bằng dễ đươc thiết lập, nhưng một
khi rời khỏi đường này thì cân bằng rất dễ mất. Khi ấy biện pháp chủ yếu là thiết kế
tầm nhìn. Chẳng hạn nếu đứng giữa nhà cao mà không nhìn lên, đứng trên tháp mà
không nhìn xuống thì ít có cảm giác mất thăng bằng hơn nhiều. Bằng các dạng che
chắn, người làm kiến trúc có thể cắt ra từ một tổng thể kiến trúc mất thăng bằng ra
những tầm nhìn được cả âm lẫn dương. Le Corbusser từng nói là những nhà cao
tầng dù có đến hàng trăm mét cũng không ảnh hưởng đến cận cảnh, khi người ta
trồng nhiều cây cối để chắn tầm nhìn lên trên. Tương tự như vậy, việc nâng cao số
tầng trong khu phố cổ không làm mất cảnh quan khu này nhiều, nếu người ta giữ
được không khí xã hội và cảnh quan tầng 1 và trồng nhiều cây 2 bên đường.
Vì âm dương tuyệt đối vốn cân bằng mà chỉ chênh nhau tương đối, nên càng
mở được phạm vi mở rộng ra bao nhiêu thì càng thấy thăng bằng bấy nhiêu. Kiến
trúc phương Tây giỏi về viễn cảnh, khi nhìn từ xa, mọi dạng nhà cửa đều trở nên
cân bằng, thành phong cảnh đẹp. Diệu dụng của tất cả các nghệ thuật kiến trúc Á
Đông lại nằm ở chỗ không cần đi đâu, không cần nhìn ra xa mà vẫn hoà đồng con
người với vũ trụ để qua đó lấy cân bằng với nội tâm, để làm như vậy có 2 cách:
Cách thứ nhất là thu nhỏ một tổng thể lớn vào một không gian nhỏ như những cây
thế, non bộ, bể cá,… Cách thứ hai là tìm một nguồn khởi hứng dạng xúc tác như
một hơi gió đồng, một ánh trăng thanh, một tia nắng ấm qua cửa sổ để khiến cho
tâm hồn vượt khỏi bốn bức tường và tự tìm thấy cân bằng. Đây được coi là một thủ
pháp tuyệt vời trong vườn Nhật và cũng là lý do áp dụng trong khuôn khổ cho cuốn
luận văn này.

7


SVTH: Nguyễn Thái Châu


GVHD: Nguyễn Văn Long

b. Âm Dương Tương Giao
“Thiên địa chi đại đức viết sinh…thiên địa nhân huân, vạn vật hoá thuần, nam
nữ cấu tinh, vạn vật hoá sinh” - Kinh dịch.
Lấy sinh làm gốc, kiến trúc hoà đồng những mặt đối lập thành nhất thể
Theo quan niệm của Nho giáo, sinh tử không hẳn là một, tử tuy là cái tất yếu
nhưng sinh vẫn là cái đức lớn. Cây tre già chết đi để lấy chỗ cho măng non lại mọc
lên, chứ không phải mỗi cái măng mọc lên là chỉ để già đi mà chết.
Âm dương tương giao là bản chất của mọi sinh thành, mọi nguyên tắc tạo ra
nhất thể hài hoà từ những mật đối lập ban đầu. Một kiến trúc hay một sân vườn dựa
trên thuyết hiếu sinh tránh mọi biểu hiện của tan rã, chết chóc và tìm cách dung hoà
những đốí kháng, đặc biệt ở Nhật bản từ ảnh hưởng của trà đạo Sen Rikyu đã hình
thành hẳn một dòng triết học và nghệ thuật chủ trương xoá bỏ mọi sự đối kháng.
Các tông màu xám từ đậm đến nhạt là sự kết hợp trắng đen tượng trưng cho âm
dương tương giao được sử dụng rộng rãi và vô cùng biến hoá. Trong kiến trúc và
sân vườn có thể học hỏi nhiều ở những công trình này, đặc biệt cách xử lí bề mặt ở
bên trong và bên ngoài cũng như cách dùng màu sắc trang trí sao cho tự nhiên, sinh
động, nhưng phải rất để ý tránh nguy cơ sao chép bề ngoài của các sinh vật tự
nhiên.
Âm dương tương giao - Kiến trúc cảnh quan lấy cảnh giới trung chuyển
làm trọng tâm.
Khi đã cho sự hoà nhập âm dương là chỗ tuyệt diệu nhất trong quan hệ giữa
hai mặt đối lập thì những khu vực trung chuyển sẽ là quan trọng nhất trong một
tổng thể kiến trúc. Các dạng hành lang, hàng hiên, bình phong, ngưỡng cửa, những
nơi nửa sáng nửa tối, nửa đóng nửa mở, giao điểm giữa các mái; chuyển đổi giữa
cao, thấp, tròn vuông, nóng lạnh, những đình viện có mái không tường, các cổng
đứng chơ vơ, những mảng tường không vây kín,…chiếm một phần lớn trong các
thủ pháp thiết kế và một phần lớn trong diện tích công trình.
Trong kiến trúc cũng như trong âm nhạc, hội hoạ, đều có chú trọng nhiều đến

sự hài hoà (harmony). Nhưng sự hài hoà này chủ yếu ở sự cân bằng giữa các mặt

8


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

đối lập chứ ít khi đặc biệt chú ý đến sự giao hợp giữa các mặt này tại điểm trung
chuyển.
Sự hài hoà âm dương trong vật liệu xây dựng
Xét về vật liệu xây dựng, một kiểu kiến trúc theo thuyết âm dương chỉ dùng
một loại chất cảm dưới nhiều hình thức, tông độ khác nhau chứ không dùng nhiều
loại vật liệu. Đỉnh cao của nghệ thuật này phải nói là những dạng Sukiya Nhật Bản,
trong đó đặc biệt nhất là những kiến trúc Trà đạo. Những kiến trúc này chỉ dùng tre,
nứa, gỗ, lá, giấy; đều thuộc chất mộc, để thô không tô vẽ và phát triển được hết các
sắc thái từ to đến bé, trong đến đục, thô đến tinh. Điều này tạo lên một hiệu quả rất
độc đáo trong kiến trúc nhất là đối với trang trí sân vườn.
c. Âm dương tiêu trưởng
Trong ba phần của thuyết âm dương thì âm dương tiêu trưởng mới là sự khác
biệt lớn nhất của Đông và Tây . Âm trưởng dương tiêu, dương trưởng âm tiêu. Thế
nhưng âm trưởng đến mức nhất định thì từ trong âm nảy sinh dương và ngược lại,
tạo thành vòng liên miên bất duyệt không đầu không cuối. Quan điểm này khác hẳn
thuyết biện chứng ở phương Tây. Theo quy luật phủ định của phủ định trong thuyết
biện chứng thì một These bị phủ định bởi một Antithese, sau đó Antithese lại bị một
Synthese phủ định và đưa These ban đầu lên mức phát triển cao hơn.
Con đường là đích
Vì âm dương biến đổi luôn luôn không ngừng nên chẳng bao giờ có một đích
cuối cùng mà chỉ có một quá trình vô tận của sự tiêu trưởng xung quanh trạng thái

cân bằng tương đối. Bản thân đường đi chính là cái đích cho mọi hoạt động đó là
điểm chung và cốt yếu và tất cả các đạo lý Á Đông. Nho giáo nói vô vọng, Đạo giáo
nói vô vi, Phật giáo nói vô trụ cũng chính là nghĩa này. Vô vọng nghĩa là cứ theo cái
thực mà làm, có thực khắc có danh chứ đừng tính trước chuyện làm thế nào thì sẽ
thu được lợi lộc gì. Vô vi nghĩa là cứ thuận đạo mà làm, đừng tìm cách đề cao quá
mức ý đồ chủ quan của mình. Vô trụ nghĩa là đừng quá tin và bám lấy những
nguyên tắc cứng nhắc vì không có gì là tuyệt đối và bất di bất dịch.

9


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

Trong kiến trúc cổ Trung Quốc và Nhật Bản, những con đường được thiết kế
hết sức cầu kì, các viên đá được sắp xếp đầy chủ ý, không chỉ làm sao cho đẹp mắt
mà còn làm cho người ta ý thức được từng bước đi. Qua việc nhấn mạnh đường đi
và nhấn mạnh ý thức sự đi, ý thức thời gían trong công trình được tôn lên. Bản thân
công trình kiến trúc cũng được coi như một chuỗi sự kiện trên một trục đường đi,
chứ không phải là một thể cố định. Nguyên tắc phối cảnh rất được chú trọng những
thay đổi cơ bản về ấn tượng dọc đường đi, ứng với câu Kinh dịch: “Cực tắc biến,
biến tắc thông”. Những biến đổi này đều được bố trí theo quy tắc khởi-thànhchuyển-hợp như một bài thơ Đường, dù là đối với một thành phố, một làng, một
công viên, cung điện hay một khuôn viên nhà ở. Khởi là điểm mở đầu chẳng hạn
như cổng làng, cổng nhà, cốt sao cho sang trọng, độc đáo gây tập trung. Thành là
quá trình dẫn dắt chủ đề, mỗi bước lại thấy rõ ràng sáng tạo hơn. Đến chuyển thì đột
nhiên biến sang chủ đề khác, người xem như bước vào một thế giới mới, cuối cùng
hợp lại một chỗ như một kết luận. Nhưng bao giờ sau điểm hợp cũng tỏ ý là con
đường còn đi tiếp nữa và đoạn vừa rồi chỉ như một ví dụ thôi, nguyên tắc này tạo ra
một phong cách bố trí rất linh hoạt, thiên biến vạn hoá, đặc biệt nổi tiếng trong các

vườn cảnh Trung Quốc, Nhật Bản, nhưng cũng rất quan trọng trong việc quy hoạch
đô thị và các công trình lớn.
Không hoàn thành
“Đường thẳng lớn như cong. Hình vuông lớn không có góc. Bức tranh lớn
không có hình thù. Tác phẩm lớn không hoàn thành” - Lão Tử
Âm dương tiêu trưởng liên miên không lúc nào ngưng, bởi vậy mọi sự không
thể hoàn thành. Trong Kinh dịch các quẻ liên tiếp nhau đến quẻ 63 là Ký tế nghĩa là
trước sự hoàn thành, thế mà sang đến quẻ thứ 64 đã là Vị tế nghĩa là sau sự hoàn
thành. Sự bất hoàn thành trong kiến trúc có thể hiểu theo nghĩa thời gian và nghĩa
không gian. Về thời gian, Dịch viết: “dinh bất khả cửu” có ý răn là sự hoàn hảo đầy
đủ chẳng thể giữ lâu, sau đỉnh cao tất đến lúc xuống dốc. Quan trọng trong kiến trúc
và sân vườn không phải là tạo nên một trạng thái hoàn thiện để rồi tồi dần đi, mà là
tính khả năng có thể phát triển tiếp. Điều này cần phải chú trọng nhiều ở sân vườn

10


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

bởi một công trình sân vườn luôn biến đổi trước và sau khi hoàn thành. Khi làm một
công trình, bao giờ cũng phải tính sau một thời gian sẽ lão hoá thế nào, thay đổi
công năng ra sao, chỗ còn trống thì có thể làm đầy, chỗ chưa dùng sau này có thể
dùng, cái gì còn thấp thì nâng lên cao, nhỏ thì có thể mở mang. Những thứ quá
bóng, quá nhẵn, quá trắng,… thường thì có thể xấu đi theo thời gian, trong khi đó
những bề mặt thô mộc thường càng ngày đẹp lên.
Ba nghĩa của thuyết Âm dương có vai trò quan trọng trong thiết kế cảnh quan
mang đậm phong cách Á Đông, vườn Nhật càng không thể tách rời bởi nó được
phát huy lên mức tinh hoa nhất. Trong một nghĩa nào đó Việt Nam nằm trong khu

vực Á Đông do đó có cùng một nền tảng văn hoá và bệ đỡ chung. Tuy nhiên chúng
ta có những nét riêng đủ giúp chúng ta xây dựng một phong cách và hướng đi riêng
trong thiết kế sân vườn Việt Nam. Bài luận văn đưa ra mô hình thiết kế dựa trên
những nguyên lý trong tạo dựng cảnh quan mang phong cách vườn Nhật, tuy nhiên
vẫn có sự gắn kết tương xứng với sân vườn và kiến trúc Việt Nam để tạo lên một
mô hình mang âm hưởng Á Đông phù hợp với hoàn cảnh tại Việt Nam.
2.2. Phong cách vườn Nhật
2.2.1. Giới thiệu
Vườn Nhật Bản xuất phát từ những kiến thức mà người Nhật học được từ
Trung Quốc trong thời kỳ Asuka cùng với thế giới quan Phật giáo. Về cơ bản
nguyên tắc bố cục của vườn Nhật tuân thủ chặt chẽ theo Âm dương – Tam tài –
Ngũ hành. Trong thời kì Edo, hoàng gia, các quý tộc, shogun, daimyo, các chùa
chiền và đền thờ của đạo Shinto đều chơi vườn cảnh.
Phong cách của vườn Nhật được giới thiệu một cách chính thức ra thế giới là
từ cuối thế kỷ 19 với tác phẩm Landscape Gardening in Japan của Josiah Conder
năm 1893. Ngày nay, không chỉ ở Nhật mà ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng có
vườn Nhật.
Tại sao vườn Nhật lại được ưa chuộng ở nhiều nơi như vậy? Bởi lẽ, những
khu vườn kiểu Tây phương, với những đường nét kỷ hà, rực rỡ, chỉ phù hợp với
những công viên rộng lớn, những cảnh quan tân kỳ, những khối bêtông đồ sộ. Đó là

11


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

nơi để rong chơi chứ không như vườn Nhật là một nơi vắng lặng để tìm về với riêng
mình, để tìm một ít phút giây thanh thản, một chút mộng mơ, một chút nghị lực,

một niềm tin vào cuộc sống và thậm chí đó cũng là nơi mà ta có thể tìm về để tìm
thấy chân lý cuộc sống.
Vườn Nhật cũng mô phỏng thiên nhiên theo phong cách các kiểu vườn Trung
Hoa nhưng phát triển, hoàn chỉnh thêm lên và đồng thời mang những nét đặc thù
mới. Chúng ta vẫn có thể có một khu “vườn Nhật” tuyệt vời với những cây mai,
đào, lựu, bằng lăng, bông súng, đá Non Nước, thạch nhũ,…thay thế cho những cây
anh đào, trường khế đặc trưng của Nhật. Cái cốt lõi vẫn là sự sáng tạo với tất cả
cảm hứng, sự đam mê,…
2.2.2. Chất liệu sử dụng trong vườn Nhật Bản
2.2.2.1. Đá trong trang trí vườn Nhật
Đá có ý nghĩa quan trọng trong vườn Nhật, nó như là bộ khung, là xương
sống, là nền tảng của khu vườn. Nhiều chất liệu sử dụng trong vườn được thực hiện
từ đá như đá giậm bước, móng cầu, tường, thạch đăng lung, thuỷ bồn. Đá được bố
trí nằm riêng lẻ hay thành nhóm kết hợp với cây cỏ làm thành phông nền cho khu
vườn.
Cũng giống như hàng rào, đá có chức năng phân chia những khu vực trong
vườn thành những không gian thân mật, riêng tư. Tuy vậy, cần phải cẩn thận khi lựa
chọn mỗi viên đá cho khu vườn của mình. Giá trị nhất là những tảng đá có hình
dạng thanh nhã, màu sắc, kết cấu hấp dẫn, gân đẹp, có vẻ sần sùi già nua và hoàn
toàn tự nhiên, nếu có bám rêu và địa y thì càng thêm giá trị.
Không chỉ để lát, đá còn làm đẹp các tiểu cảnh, làm đẹp cho sân vườn. Những
viên đá tưởng như vô tri đang được thổi vào đó những luồng sinh khí mới.
a) Phân loại đá: Người Nhật phân đá theo năm hình dạng đá căn bản
Đá cao: Có chiều cao cao hơn bề rộng là viên đá chủ yếu trong một nhóm đá.
Đá thấp: Có chiều cao bằng hoặc kém hơn chiều rộng.

12


SVTH: Nguyễn Thái Châu


GVHD: Nguyễn Văn Long

Đá hình cung: Còn có tên là đá lưỡi dao, có thể thấp hơn đá thấp. Đỉnh lệch
hẳn về một bên, đường dốc hình cung này tạo cho hình dáng của đá một nét rất
mạnh mẽ góp phần tạo thêm nét sinh động cho nhóm đá.
Đá dẹt: Có đỉnh bằng phẳng, thường không cao hơn 30 cm.
Đá ỷ dốc: Nhất thiết nằm ngang, có hình thon dài, cao hẳn về một phía.

Đá cao

Đá thấp

Đá hình cung

Đá ỷ dốc

Đá dẹt

Hình 2.1 Năm hình dạng đá căn bản.

b) Bố trí đá
Theo nguyên tắc Tam tài số đá sử dụng là số lẻ, ba tảng đá chủ đạo đầu tiên
tạo thành một tam giác lệch.

Đá cao, hình cung

Đá cao, thấp, ỷ dốc

Sử dụng cả năm dạng đá


Đá thấp, dẹt

Đá cao, dẹt, ỷ dốc (phổ biến nhất)

Hình 2.2 Một số cách kết hợp đá căn bản.

13


SVTH: Nguyễn Thái Châu

GVHD: Nguyễn Văn Long

Đá thường được đặt thành nhóm chứ ít khi nằm riêng lẻ. Một nhóm đá cũng
thường ít khi đứng một mình trong khu vườn. Đá thường được kết hợp với cây cỏ.
Trên thực tế, đôi khi cây cối góp phần định dạng hay tăng thêm hình dáng của
những tảng đá kế cận.
Với những nhóm đá đặc biệt được bố trí một nơi đặc biệt trong khu vườn thì
cần phải dùng thuần một loại đá để tạo cảm giác đó là những tảng đá có sẵn từ
trước. Nếu có nhiều tảng chồng lên nhau thì phải bố trí sao trông chúng có vẻ ăn
khớp tự nhiên cho dù chúng tỏa ra nhiều hướng đi chăng nữa. Đá dùng để làm lòng
suối khô có thể trông khác nhau một cách hợp lý và phải hòa hợp với khu vườn.
Không bao giờ để đá lộ hẳn trên mặt đất, phải chôn chúng sâu ở mức độ cần thiết để
chúng có thể thể hiện được vẻ vững chãi. Việc dùng những tảng đá nhỏ và cây trồng
chung quanh chân đá sẽ càng làm tăng thêm vẻ chắc chắn.
Một hay hai tảng đá khá lớn trong sân vườn sẽ tạo ấn tượng khu vườn lớn hơn
thực tế. Tầm vóc của đá cũng quyết định kích cỡ của những chất liệu kề cận chúng.
Muốn kiến tạo phong cảnh thành một cảnh quan đặc trưng phải dùng đá thích hợp.
Với một núi đá hoặc việc thể hiện một ý tưởng vườn đá bên đồi, hãy thử áp

dụng ý tưởng tạo một số khối đá với phong cách giống nhau lặp lại ở một số vị trí.
Quan trọng nhất vẫn là việc bố trí đá theo bố cục cân bằng bất đối xứng vốn rất đặc
trưng của bất kỳ kiểu vườn Nhật nào.

Hình 2.3 Bố trí đá trong sân vườn Nhật.

14


×