Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

xét công nhận sáng kiến “một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.78 KB, 23 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- tự do- hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - Hội đồng xét duyệt TĐKT Phòng GDĐT Hưng Hà
- Hội đồng xét duyệt TĐKT Trường Mầm non Phạm Kính Ân
Tôi ghi tên dưới đây:
Họ và tên: Đỗ Thu Hà
Ngày tháng năm sinh: 16/8/1981
Tỷ lệ % đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức tốt
các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa
học tại trường mầm non”
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 9 năm 2017
Mô tả bản chất của sáng kiến
* Tình trạng giải pháp đã biết:
Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực
hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “khám phá
khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt
động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi dưỡng tình
yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thức khoa học mà trẻ
thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ
giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư
duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa học.
*Mục đích của giải pháp:
1


Giúp trẻ khám phá khoa học thông qua các trò chơi thực nghiệm. Trẻ
được và khám phá bằng các giác quan.


Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo
hơn trong việc khám phá.
Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ
thích. Thích chơi theo nhóm 5 – 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ.
Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo
nhiều cách khác nhau.
Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm.
Thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các
chi tiết tưởng tượng vào các sự sự việc.
* Nội dung giải pháp
Đáp ứng yêu cầu xã hội việc đổi mới hình thức phương pháp dạy học
hiện nay là cấp thiết trong đó “học bằng chơi- chơi mà học” là hoạt động chủ
đạo. Việc đưa chương trình giáo dục Mầm Non mới hiện nay đang thực hiện
đại trà là điều kiện tạo nhiều thuận lợi cho giáo viên linh hoạt trong việc lựa
chọn nội dung dạy học nhằm tích cực hóa đưa trẻ, đòi hỏi sự tích cực nâng
cao kiến thức ở giáo viên.
Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc
có thực để giải thích các khái niệm đó. Chính vì vậy, được trực tiếp thí
nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ.
Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện:
1. Khảo sát khả năng khám phá khoa học của trẻ
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá
khoa học theo chủ đề.
3. Xây dựng môi trường lớp học gây hứng thú cho trẻ tham gia thực hiện
4. Sưu tầm, sáng tạo cho trẻ thực nghiệm và tổ chức có hiệu quả.
2


5. Phối kết hợp với phụ huynh để cùng giúp các con thực hành thí nghiệm
khám phá khoa học đạt kết quả cao.

*Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Giáo viên phụ trách phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm bắt
chương trình giáo dục mầm non mới, nhiệt tình và sáng tạo .
Các trò chơi cần được nghiên cứu trước để dễ thực hiện, việc chuẩn bị
dụng cụ đơn giản, ít tốn kém, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ.
Các trò chơi thực nghiệm cần có tính gợi mở, hấp dẫn, phự hợp với lứa
tuổi để kích thích được sự tìm tòi khám phá của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ, các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích - tổng hợp, óc phán đoán và
khả năng suy luận của trẻ cũng được phát triển
*Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý của tác giả
Phát huy sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng
xung quanh.
Hình thành cho trẻ một số kỹ năng, thao tác thử nghiệm khám phá
khoa học.
Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm
tìm ra một kết quả chính xác.
Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa
học mà trẻ còn được khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua
các môn học khác.
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực đúng sự
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Hưng Nhân, ngày 25 tháng 03 năm 2018
Người nộp đơn

3


Đỗ Thu Hà


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm
giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường mầm non ”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lĩnh vực phát triển Nhận thức
3. Tác giả:
Họ và tên: Đỗ Thu Hà

Giới tính: Nữ

Ngày/tháng/năm sinh: 16/08/1981
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Mầm non Phạm Kính Ân
Điện thoại: 01645745084 . Email:
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến : 100%
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến
4


Tên đơn vị: Trường Mầm non Phạm Kính Ân
Địa chỉ: Thị trấn Hưng Nhân, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
5. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9 năm 2017

II. BÁO CÁO MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm
giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường mầm non”
2.Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức
3. Mô tả bản chất của sáng kiến
3.1. Tình trạng và các giải pháp đã biết

Nhắc đến “Trẻ mầm non khám phá khoa học”chắc hẳn mọi người thấy
rất ngạc nhiên và tự hỏi trẻ mầm non chứ có phải học sinh cấp II, III đâu mà
khám phá khoa học. Vì trong chúng ta luôn sẵn một ý nghĩ rằng khoa học là
cái luôn cần đến nhiều tri thức và phải luôn sang tạo ra những hoạt động, trũ
chơi cho trẻ khám phá. Thế nhưng, nếu suy nghĩ theo hướng khoa học thì
khám phá khoa học là tìm hiểu những kinh nghiệm trong cuộc sống hàng
ngày dành cho trẻ mầm non.. Và thí nghiệm khoa học dành cho trẻ em không
phải là kiến thức khoa học mà qua đó trẻ học cách tìm hiểu về khoa học, biết
suy đoán, phân tích và nêu kết quả theo suy nghĩ thì chúng ta sẽ nhận thấy
khoa học không phải là cái gì đó quá khó và xa vời với trẻ.

5


Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà còn được thực
hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó hoạt động “khám phá
khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Hoạt
động này nhằm thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá sẽ nuôi dưỡng tình
yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là những kiến thúc khoa học mà trẻ
thu lượm được. Đồng thời thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ
giúp cho trẻ dần hình thành và phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư
duy, phân tích, tổng hợp, khái quát và những đam mê được tìm hiểu khoa
học.
Để làm được như vậy thì các trò chơi thực nghiệm là không thể thiếu để
trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một cách rất sáng tạo bằng tính
tò mò bẩm sinh vốn luôn xuất hiện không ngừng trong cuộc sống hàng ngày,
nhận ra những quy luật trong quá trình sinh hoạt của con người. Việc vừa
mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một cách tự nhiên, vừa chuẩn
bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một mục tiêu lớn trong
ngành giáo dục khoa học mầm non. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ

hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải
quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Tuy nhiên ở các trường mầm non hiện nay, việc tổ chức các hoạt động
thử nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học còn rất hạn chế. Một mặt do quá trình
thực hiện các thí nghiệm khám phá khoa học rất phức tạp mất nhiều thời gian,
bên cạnh đó việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các trò chơi thực nghiệm
đơn giản và gần gũi với trẻ chưa phong phú
*Thuận lợi:
Về cơ sở vật chất nhà trường khang trang, đẹp đẽ, đầy đủ điều kiện để
tổ chức hoạt động khám phá khoa học.
Bản thân tôi là giáo viên dạy giỏi cấp huyện trong nhiều năm và có tâm
huyết với nghề, ham học hỏi, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy
để tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động.
6


Ban giám hiệu và tổ chuyên môn nhà trường luôn tạo điều kiện cho
giáo viên về mọi mặt và xây dựng mối quan hệ đoàn kết, thân ái trong tập thể
giáo viên, nhân viên và đặc biệt là sự quan tâm thường xuyên tới cô và trẻ.
Trẻ ở cùng độ tuổi, thông minh, nhanh nhẹn, có nề nếp.
Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ lớp nguyên vật liệu theo thông báo của
giáo viên.
* Khó khăn:
Phương pháp mà giáo viên sử dụng để tổ chức cho trẻ khám phá khoa
học chủ yếu là các phương pháp trực quan và dùng lời nên việc truyền thụ
những kiến thức khoa học trừu tượng cho trẻ gặp nhiều khó khăn.
Tài liệu, sách báo về các thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ còn
hạn chế.
Số trẻ nam đông hơn số trẻ nữ nên rất hiếu động trong các giờ hoạt
động.

Trẻ mẫu giáo dễ tiếp thu nhưng thường dễ quên những kiến thức vừa
học.
Từ những lý do trên, tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu và lựa
chọn đề tài:“Một số biện pháp tổ chức tốt các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ
4 – 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại trường mầm non”.
3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
*Mục đích của giải pháp
Giúp trẻ khám phá khoa học thông qua các trò chơi thực nghiệm. Trẻ
được và khám phá bằng các giác quan.
Bắt đầu hiểu thí nghiệm là gì và trở nên có chủ định cũng như sáng tạo
hơn trong việc khám phá.
Thường dành nhiều thời gian và chú ý hơn vào các hoạt động mà trẻ
thích. Thích chơi theo nhóm 5 – 6 trẻ và thích trao đổi trong nhóm nhỏ
7


Có thể làm một số thí nghiệm do cô hướng dẫn và có thể giải thích theo
nhiều cách khác nhau
Bắt đầu đưa ra những dự đoán dựa trên những gì trẻ được trải nghiệm.
Thích nghĩ ra các lời giải thích về những gì quan sát được, thường thêm các
chi tiết tưởng tượng vào các sự sự việc
*Nội dung của giải pháp
Có thể nắm bắt các khái niệm trừu tượng nhưng trẻ vẫn cần các sự việc
có thực để giải thích các khái niệm đó.
Trẻ bắt đầu suy nghĩ lập kế hoạch cho một hoạt động, chẳng hạn như
nghĩ về việc gieo hạt trước khi trẻ thực hiện hành động thực tế. Chính vì vậy,
được trực tiếp thí nghiệm với các vật mà mình đang học quả là một điều thích
thú đối với trẻ.
Từ đó tôi đã tiến hành một số biện pháp như sau :
1. Khảo sát khả năng khám phá khoa học của trẻ

Để giúp cho việc xây dựng các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám
phá khoa học hiệu quả, thực sự có chất lượng, đáp ứng được tình hình thực tế
của lớp, phù hợp với khả năng của học sinh lớp mình thì đây là việc làm vô
cùng quan trọng. Việc đánh giá chính xác thực trạng sự phát triển của trẻ về
nhận thức sẽ giúp giáo viên hiểu rõ hơn về kiến thức, kỹ năng , thái độ của
học sinh lớp mình về hoạt động khám phá khoa học. Rồi từ đó cô giáo sẽ biên
soạn, hệ thống hóa và sáng tạo các trò chơi thử nghiệm để tổ chức khám phá
khoa học cho trẻ phù hợp, các cô không cần quá coi trọng kiến thức thu được
mà cần chú ý tới cảm nhận của trẻ tới cách khám phá như thế nào?.
Bắt đầu từ tháng 9, tôi đã lên kế hoạch khảo sát trẻ (Qua việc theo dõi các
hoạt động trong ngày của trẻ, cùng với việc tổ chức cho trẻ tham gia một số
hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học để đánh giá trẻ ) bao gồm các tiêu
chí: Khả năng quan sát, khả năng so sánh, khả năng phân loại, khả năng giao
tiếp, thao tác thực nghiệm, khả năng phán đoán, khả năng suy luận.
8


2. Xây dựng kế hoạch thực hiện các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ
khám phá khoa học theo chủ đề.
Trong nhiều năm công tác giảng dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tôi luôn
tìm tòi các tài liệu về khám phá khoa học để tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ
những nội dung khám phá khoa học của mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Nhằm giúp
trẻ mẫu giáo yêu thích và khám phá khoa học một cách hiệu quả nhất. Để làm
được như vậy tôi cần phải xác định chính xác hơn mục đích, yêu cầu, cách
thực hiện từng nội dung khám phá khoa học từ đó, tôi sưu tầm, biên soạn và
sáng tạo các trò chơi thực nghiệm thiết thực nhất, hiệu quả nhất đối với trẻ.
Các trò chơi thực nghiệm mà cô xây dựng, biên soạn cần cung cấp cho trẻ
những kiến thức khoa học đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức
của trẻ, đồng thời nó cũng kích thích tính ham hiểu biết và tìm tòi của trẻ. Từ
sự hứng thú của trẻ, kết hợp với các hiện tượng xảy ra trong các trò chơi thử

nghiệm, trẻ cảm nhận về vẻ đẹp về thế giới xung quanh. Từ đó, trẻ nảy sinh
tình yêu thiên nhiên, có hành động tốt để bảo vệ vật nuôi, cây trồng.
Để phát triển niềm đam mê khoa học của trẻ, tôi nên khuyến khích các
trẻ quan sát các sự vật( hiện tượng) ở xung quanh, hay để trẻ tự đặt câu hỏi và
gợi mở giúp trẻ tìm tòi những câu trả lời.
Dựa vào đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi và kết
quả khảo sát đầu đầu năm. Tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu về khám
phá khoa học của nhà xuất bản giáo dục và nhà xuất bản Hà Nội bao gồm:
+ Trẻ mầm non khám phá khoa học ( Viện nghiên cứu sư phạm – TS Hồ Lam
Hồng )
+ Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ mầm non ( Trần Thị Ngọc Trâm
– Nguyễn Thị Nga.
Qua quá trình nghiên cứu tài liệu, tôi đã có thể nắm được chính xác, đầy
đủ các nội dung, yêu cầu, cách tiến hành các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 –
5 tuổi khám phá khoa học. Và tôi đó thực hiện theo bảng kế hoạch xây dựng
các trò chơi thực nghiệm theo chủ đề như sau:
9


Stt
1

Chủ đề
Bản thân
( 3 thử nghiệm)

Nội dung thực hiện

Các trò chơi thử nghiệm


- Khám phá về một

- Sờ ,ngửi ,nếm và đoán tên

số giác quan của cơ

đồ vật

thể con người.

- Truyền tin
- Bé khám phá bản thân

2

Gia đình

- Tổ chức hoạt động

- Cái nào nóng hơn

( 4 thử nghiệm)

khám phá về đồ vật,

- Vật chìm – vật nổi

chất liệu.

- Cái nào nặng hơn

- Tại sao các đồ vật lại nóng
lên

3.

Nghề nghiệp

- Khám phá về

- Hỗn hợp cát, vôi, xi măng

(3 thử nghiệm)

nguyên vật liệu các

- Đất như thế nào

nghề

4

Động vật

Tổ chức khám phá

- Sự chuyển động của cá

( 3 thử nghiệm)

khoa học về động


- bài hát các con vật

vật, về sự chuyển
động
5

- Dấu chân con vật cưng

Thực vật

- Khám phá khoa

Hoa nở như thế nào?

( 8 thử nghiệm)

học về thực vật.

- Chọn lá
- Mầm và rễ
- Cây cần gì để lớn lên và
phát triển.
- Vui cùng trái cây
- Hoa đổi màu
- Quan sát chồi non
- Sờ, Ngửi đoán tên
10



6

Giao thông
( 1 thử nghiệm)

Cho trẻ khám phá

Đồ chơi chìm và nổi ( thả

về nguyên lý chìm

thuyền.)

nổi, nguyên lý

- Xe chạy nhanh chậm

chuyển động
7

Nước và

Khám phá khoa học

Sủi bóng nước như thế nào?

mùa hè

về nước và một số


- Hút và bắn nước

( 10 thử nghiệm)

hiện tượng thiên
nhiên, không khí,
ánh sáng

- Thổi không khí vào nước
- Nước dâng lên như thế
nào?
- Làm thế nào có thể đi dưới
trời nắng
- Gió có từ đâu
- Những đồ vật bay và
không bay
- Những chiếc chong chóng
- Ánh sáng đi như thế nào
- Các đám mây

Việc nắm bắt được nội dung, yêu cầu, cách tiến hành trò chơi thực
nghiệm sẽ giúp tôi biên soạn và sáng tạo thêm các trò chơi thử nghiệm khám
phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp tôi phù hợp với nội dung giáo dục,
linh hoạt trong việc lồng ghép vào trong chủ đề tương ứng giúp trẻ đạt được
yêu cầu của quá trình học bộ môn khoa học
3. Xây dựng môi trường lớp học gây hứng thú cho trẻ tham gia
thực hiện
Môi trường lớp học đẹp và sáng tạo sẽ giúp trẻ chơi, trẻ hoạt động tốt
hơn. Bởi môi trường hoạt động vừa để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giao tiếp,
11



nhận thức, nhu cầu hoạt động cùng nhau của trẻ, vừa tạo cơ hội cho trẻ được
chơi và hoạt động theo sở thích tích cực, độc lập, sáng tạo vận dụng những kỹ
năng đó học vào các hoạt động khác, các tình huống trong quá trình hoạt
động. Việc xây dựng môi trường học và vui chơi cho trẻ sẽ là phương tiện, là
điều kiện giúp trẻ hình thành các kỹ năng quan sát, phân tích, và những đam
mê tìm hiểu khám phá. Chính vì vậy, khi vào đầu năm học mới tôi đó rất chú
ý đến việc xây dựng môi trường lớp học, đặc biệt là góc khám phá “Bé với
thiên nhiên” nhằm giúp trẻ khơi dậy tính tò mò, óc sáng tạo, những hiểu biết
về các sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục trẻ thái độ ứng xử đúng đắn
với thiên nhiên, với xã hội.
Đối với góc chơi “Bé với thiên nhiên”, tôi thiết kế những hình ảnh có
màu sắc bắt mắt, nội dung sáng tạo, phù hợp, chứa đựng những nội dung học
tập, giúp trẻ hoạt động khám phá một cách tích cực và hiệu quả.
Góc chơi có rất nhiều hình ảnh kích thích tính tư duy tìm hiểu khám phá
cho trẻ như quá trình về sự phát triển của cây giúp trẻ hình thành những hiểu
biết về sự sinh trưởng và phát triển của cây xanh. Bảng pha màu giúp trẻ hiểu
biết về cách pha trộn màu sắc từ hai màu hay ba màu có thể tạo ra màu mà trẻ
yêu thích. Hay những hình ảnh mang tính chất giáo dục giúp trẻ có những thái
độ đúng đắn với thiên nhiên và sự vật xung quanh. Để phát triển toàn diện
nhận thức cho trẻ thông qua góc chơi thì ngoài những hình ảnh mang tính lý
thuyết, giáo viên cần cho trẻ được thực hành để trẻ được trải nghiệm và giải
quyết tình huống một cách sáng tạo. Trong những giờ hoạt động góc tôi
thường xuyên chuẩn bị chu đáo các đồ dùng để trẻ được chơi và tham gia hoạt
động thực tế nhằm đem lại niềm vui cho trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, óc sáng
tạo và quan tâm hơn đến khoa học một cách tự nhiên
Trò chơi : Trẻ chơi pha màu nước - Trẻ phối màu trên giấy
Môi trường lớp học được xây dựng sáng tạo và hấp dẫn trẻ tích cực
tham gia vào các hoạt đọng khám phá, qua đó vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới

xung quanh, phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Trẻ lớp tôi luôn tò mò, tự đặt
12


câu hởi về những sự vật, hiện tượng xung quanh với bạn, cô và người lớn.
Các cháu còn biết tự tìm hiểu những điều trẻ chưa biết.
4. Sưu tầm, sáng tạo cho trẻ thực nghiệm và tổ chức có hiệu quả.
Thiên nhiên bao la rộng lớn là một hành tinh đầy ắp những bí mật khơi
dậy trí tưởng tượng của trẻ thơ, chính vì vậy để khơi dậy cho trẻ niềm đam mê
khám phá khoa học giáo viên cần chú ý tới cảm nhận của trẻ và cách trẻ khám
phá thế nào để nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là
những kiến thức trẻ thu lượm được. Bản thân tôi là người yêu thích bộ môn
khám phá nên tôi và đồng nghiệp sưu tầm, sáng tạo trò chơi thực nghiệm, đặc
biệt là các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ phát triển lành mạnh hơn cả về thể
chất và tình yêu, sự hiểu biết về sự vật hiện tượng, lòng nhân ái và khả năng
tìm hiểu môi trường xung quanh. Khi sáng tạo các trò chơi thực nghiệm giúp
trẻ khám phá khoa học, tôi luôn lưu ý đến các yêu cầu đối với các trò chơi thử
nghiệm như: những thử nghiệm tiến hành phải có sự thay đổi rõ ràng để giúp
trẻ dễ nhận biết. Thử nghiệm không đòi hỏi điều kiện đặc biệt, dễ thực hiện, là
những hiện tượng diễn ra trong cuộc sống. Những thử nghiệm không được
gây thiệt hại cho vật làm thử nghiệm ( Ví dụ : Làm chết cây, chết con vật).
Không chọn thử nghiệm có thời gian quá lâu vì trẻ dễ quên mất những gì xảy
ra ban đầu. Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình thử nghiệm (an toàn
về dụng cụ, vật liệu.
Tôi cùng đồng nghiệp, tổ chuyên môn khối 4-5 tuổi đã họp bàn và tổ
chức một số trò chơi thực nghiệm dựa theo bảng xây dựng kế hoạch các chủ
đề từ đầu năm học, giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn đề tài, chuẩn bị đồ dùng
và tổ chức hoạt động có hiệu quả. Cụ thể tôi đã sáng tạo và tổ chức một số trò
chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo chủ đề như sau:
4.1.Chủ đề : Bản thân

VD : Trò chơi thử nghiệm : Truyền tin
* Mục đích:
13


- Trẻ biết được tác dụng của các giác quan thông qua trò chơi
- Trẻ biết phối hợp ăn ý với bạn trong nhóm
* Chuẩn bị:
- 2 quả bóng bay
- Một số tranh về các giác quan
* Cách tiến hành:
Cho trẻ đầu hàng lên nhìn bức tranh về các giác quan và về hàng truyền
tin bằng cách áp sát quả bóng bay vào tai bạn đứng thứ hai và cứ như vậy cho
tới trẻ cuối cùng. Trẻ cuối cùng sẽ đoán tên giác quan trong bức tranh mà cô
yêu cầu.
* Giải thích và kết luận:
Quả bóng bay khi thổi to lên sẽ có khí ở bên trong. Vì vậy khi áp tai
vào quả bóng bay sẽ nghe được tiếng vang của người nói ở bên vọng sang.
4.2 Chủ đề : Gia đình
VD: Trò chơi thử nghiệm : Vật chìm – vật nổi
* Mục đích:
Trau dồi óc quan sát, khả nang dự đoán và phân loại, giúp trẻ nhận biết
những chất liệu nổi- chìm trong nước.
* Chuẩn bị:
- 2 thùng đựng đầy nước
- 2 cái thìa inox ( sắt, nhôm ), 2 cái đĩa bằng sứ, 2 cái đĩa bằng inox
- 2 cỏi thìa bằng nhựa, 2 đĩa bằng nhựa
* Cách tiến hành:
Cho trẻ phỏng đoán đồ dùng chìm nổi và gắn kết quả vào bảng dự dự
đoán kết quả.

14


Cô cho trẻ thả từng đồ dùng vào nước. Trẻ nêu nhận xét và giải thích lí
do tại sao đồ dùng làm bằng chất liệu inox,sắt, nhôm, bằng sứ lại chìm xuống
dưới nước, còn đồ dùng làm bằng nhựa thì nổi trên mặt nước. Sau đó cho trẻ
gắn kết quả vào bảng
* Giải thích và kết luận:
Từ thí nghiệm trên cho thấy các vật làm bằng chất liệu như sắt, inox,
nhôm, sứ có trọng lượng nặng nên chìm xuống dưới nước, còn các đồ vật làm
bằng chất liệu nhựa có trọng lượng nhẹ nên nổi trên mặt nước.
4.3.Chủ đề : Nghề nghiệp
VD: Trò chơi thử nghiệm : Hỗn hợp cát, vôi, xi măng
* Mục đích
Trẻ nhận biết được sự khác nhau của các nguyên vật liệu và sự thay đổi
khi trộn các nguyên vật liệu đó lại với nhau.
Nhận ra sự thay đổi khi đổ nước vào trộn thành một hỗn hợp chất nhão
Biết được các nguyên vật liệu dùng để xây nhà
* Chuẩn bị
Một ít cát, vôi, xi măng đựng trong hộp
Xô đựng nước sạch, cốc múc nước
Khay đựng, bay nhỏ, xẻng nhỏ
Giấy nilông để các nguyên vật liệu
* Cách tiến hành:
Giáo viên cho trẻ quan sát các loại nguyên vật liệu, sờ và nêu nhận xét.
Sau đó cho trẻ trộn nguyên liệu và nêu nhận xét sự khác biệt sau khi trộn
Trẻ sờ và nêu cảm nhận về các nguyên vật liệu.
Trẻ trộn các nguyên vật liệu và nêu nhận xét.

15



Cho nước vào và dùng bay trộn đều đến khi nhuyễn các hỗn hợp tạo thành
hợp chất nhão.
Trẻ cho nước vào trôn nguyên vật liệu và nêu sự khác biệt
Trẻ quan sát và giải thích
* Giải thích và kết luận:
Các nguyên liệu cát, vôi, xi măng khi trộn vào nước sẽ kết dính lại với
nhau để tạo thành hợp chất nhão, có tác dụng kết nối các viên gạch lại với
nhau để tạo thành đồ vật theo ý muốn, có thể trang trí thành 1 bức tranh.
4.4. Chủ đề: động vật
VD: Trò chơi thử nghiệm : Bóng hình các con vật
* Mục đích :
Trẻ nhận biết ánh sáng và bóng tối, các hình được tạo ra bởi ánh sáng
và bóng tối cùng kết hợp với các hoạt động từ ngón tay
Rèn luyện sự khéo léo và các cơ nhỏ của các ngón tay
* Chuẩn bị:
Khoảng trống và không gian trên tường
Bóng đèn chiếu ánh sáng lên tường
* Cách tiến hành :
Cô chiếu ánh sáng lên tường và dùng các ngón tay tạo thành bóng hình
các con vật. Cô giáo động đậy các ngón tay để cho hình các con vật thêm sinh
động
Cho trẻ tạo thành hình bóng các con vật và thi xem bạn nào tạo thành
nhiều hình các con vật nhất.
* Giải thích và kết luận
Ánh sáng khi vào trong bóng tối nếu chiếu lên tường ở một khoảng
không gian sẽ tạo ra bóng hình của vật được ánh sáng chiếu lên. Kích thước
16



vật sẽ được phóng to hơn nếu đưa sát vào bóng đèn, và nhỏ hơn nếu đưa gần
bức tường và xa bóng đèn
4.5. Chủ đề : Thực vật
VD: Trò chơi thực nghiệm : Hoa nở như thế nào?
* Mục đích:
Trẻ sử dụng sự khéo léo của đôi bàn tay để gấp hoa giấy thành nụ hoa
Trẻ biết quá trình hoa nở: Từ nụ thành hoa.
* Chuẩn bị:
Chậu đựng nước.
Hoa giấy các kiểu, các màu.
* Cách tiến hành
Trẻ tạo nhóm lấy hoa giấy ra gấp, xếp thành nụ hoa và thả vào chậu
nước xem có hiện tượng gì xảy ra.
Trẻ thả nụ hoa gấp và quan sát hoa nở như thế nào?
*Giải thích và kết luận:
Nụ hoa làm bằng giấy khi thả xuống nước, đợi một thời gian ngắn
nước sẽ ngấm vào trong làm các cánh hoa bung ra giống như nụ hoa đang nở
thành bông hoa
4.6. Chủ đề: Phương tiện giao thông
VD: Trò chơi thử nghiệm : Đồ chơi chìm và nổi
* Mục đích:
Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những đồ chơi chìm và nổi trên
mặt nước
Nhận biết có những đồ chơi chìm – nổi trên mặt nước là tùy thuộc vào
chất liệu khác nhau
17


* Chuẩn bị:

Chậu đựng nước sạch
Thuyền gấp bằng giấy, ô tô ( xe máy, xe đạp, xích lô…) làm bằng sắt
* Cách tiến hành:
Cho trẻ ngồi thành nhóm thả đồ chơi xuống chậu nước và xem có điều gì xảy
ra khi đồ chơi gặp nước
Cho trẻ nêu ý kiến về hiện tượng trẻ vừa quan sát
* Giải thích và kết luận:
Những đồ chơi làm bằng sắt có trọng lượng nặng nên khi thả vào nước
sẽ bị chìm xuống. Cũng những đồ chơi làm bằng chất liệu là giấy có trọng
lượng rất nhẹ nên khi thả vào nước sẽ nổi trên mặt nước một thời gian.
4.7. Chủ đề “Nước và mùa hè ” ( Các hiện tượng thiên nhiên, không
khí, ánh sáng…)
VD: Trò chơi thử nghiệm : Những đồ vật bay và không bay
* Mục đích:
Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những thứ gió thổi bay và có
những thứ gió thổi không bay
Nhận biết có những đồ vật bay được và không bay được tùy thuộc vào
chất liệu khác nhau
*Chuẩn bị:
Quạt trần, quạt nan, quạt mo, quạt giấy
Các đồ dùng khác nhau: Giấy màu, vải mỏng, kẹp ghim, kéo, xắc xô...
*Cách tiến hành:
Đặt các đồ vật trên bàn, cho trẻ quan sát phỏng đoán “ Vật nào bay và
không bay khi mở quạt hoặc thổi ”
Trẻ nêu ý kiến cá nhân và giải thích lý do tại sao?
18


Cô mở quạt và quan sát xem vật nào bay và không bay
Trẻ lí giải hiện tượng

* Giải thích và kết luận:
Những vật thường bay khi gặp gió là những vật nhẹ như giấy, vải. Cũng
như những vật như kẹp ghim, kéo… được làm từ sắt nặng nên khi gặp gió thì
không bay được
5. Phối kết hợp với phụ huynh để cùng giúp các con thực hành thí
nghiệm khám phá khoa học đạt kết quả cao.
Để giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc phối kết hợp giữa nhà trường
và gia đình là việc quan trọng. Chính vì vậy giáo viên cần phải trao đổi
thường xuyên việc học tập và vui chơi của trẻ tới các bậc phụ huynh, để việc
học của trẻ được tốt nhất khi đến trường cũng như khi về nhà.
Ngay từ đầu năm học tôi đó xây dựng nội dung tuyên truyền tới các bậc
phụ huynh giúp các con thực hành thí nghiệm khám phá đạt kết quả cao và
nội dung được thể hiện như sau:
* Nội dung:
Thông báo từng chủ đề các con đang học để các bậc phụ huynh nắm
được
Lên kế hoạch trước về nội dung khám phá trong chủ đề
Vận động phụ huynh đóng góp các nguyên liệu: vỏ hộp, chai lọ, xi
măng, cát…để các thí nghiệm của trẻ được phong phú.
Phụ huynh cần quan tâm, giải thích và cùng làm tại nhà với trẻ khi trẻ
có yêu cầu với những thí nghiệm khó.
* Hình thức:
Thông báo qua góc tuyên truyền của lớp.
Gửi những nội dung về kế hoạch khám phá khoa học qua tin nhắn tới
các phụ huynh để các bậc phụ huynh nắm bắt
19


Trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ để
phụ huynh hiểu được các nội dung và yêu cầu thực hiện trong chủ đề

Sau khi thực hiện biện pháp giữa nhà trường với phụ huynh đó đạt
được kết quả như sau:
100% phụ huynh quan tâm và ủng hộ các kế hoạch của giáo viên lớp
Rất nhiều phụ huynh phấn khởi khi thấy trẻ được tham gia thử nghiệm
khám phá khoa học
Nhiều phụ huynh đã cùng trẻ thực hiện được các thí nghiệm tại nhà:
truyền tin, hoa nở như thế nào, khám phá vật chìm, nổi...
Phụ huynh đã ủng hộ nhiệt tình các nguyên vật liệu để phục vụ cho các
giờ hoạt động khám phá khoa học của trẻ trên lớp.
Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh mà những giờ
hoạt động khám phá của trẻ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, từ đó mà tiết
học của trẻ đạt được kết quả cao trẻ rất hứng thú và sôi nổi trong giờ học.
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp
Sau nhiều lần thử nghiệm các giải pháp mới vào lớp 4-5 tuổi lớp tôi dạy
tôi thấy kết quả đạt được như mong muốn. Tôi đã mạnh dạn đưa những giải
pháp mới này vào áp dụng giảng dạy của lớp 4 -5 tuổi ở trường mầm non
Phạm Kính Ân - đơn vị nơi tôi công tác. Sau một thời gian áp dụng tôi thấy
kết quả thể hiện trên trẻ tăng lên rõ rệt, trẻ lớp tôi rất hứng thú và hăng say
học tập.
Đây là kết quả cho tôi thêm tự tin là phương pháp của mình đi đúng
hướng. Vì vậy tôi tôi trao đổi các biện pháp với chị em đồng nghiệp trong
khối cũng như các khối khác có thể áp dụng được những giải pháp mới này
giúp cho chuyên môn của tập thể giáo viên trường tôi đã vững nay còn vững
hơn về các phương pháp mới, tạo cơ hội cho các con học sinh phát triển toàn
diện hợn, giúp cho các chị em đồng nghiệp thực hiện các giải pháp mới này
đã đạt kết quả rất tốt. Trường tôi coi đây là một chuyên đề giảng dạy được
20


đưa ra tổ chuyên môn và hội đồng chuyên môn nhà trường tham gia góp ý để

hoàn thiện hơn trong công tác giảng dạy.
3.4 Hiệu quả lợi ích thu được của giải pháp
Bản thân tôi thiết nghĩ mỗi đơn vị trường học có thể thưc hiện sáng
kiến này để nâng cao chất lượng hoạt động khám pha khoa học
Phát huy sự hứng thú, tò mò, thích khám phá các sự vật hiện tượng
xung quanh.
Hình thành cho trẻ một số kỹ năng, thao tác thử nghiệm khám phá
khoa học.
Trẻ ngày càng có kỹ năng quan sát tốt, biết suy đoán, phán đoán nhằm
tìm ra một kết quả chính xác.
Không chỉ khám phá trong góc khoa học hoặc trong các hoạt động khoa
học mà trẻ còn được khám phá, áp dụng và phát hiện được rất nhiều điều qua
các môn học khác.
Sau thời gian tiến hành tổ chức các trò chơi thực nghiệm khám phá
khoa học cho trẻ MGN 4-5 tại lớp B1 - Trường mầm non Phạm Kính Ân kết
quả đạt được như sau:
Tôi đã cho trẻ thực hiện được 40 trò chơi thử nghiệm trong đó:
Số lượng trò chơi thử
Số lượng trò chơi thửnghiệm đạt kết quả
Chủ đề

nghiệm đã thực hiện

cao

Bản thân

4

4


Gia đình

6

6

Thế giới thực vật

9

8

Thế giới động vật

4

4

Nghề nghiệp

3

3

2

2

Phương

thông

tiện

giao

21


Nước và mùa hè

12

10

3.5 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Khi tiến hành tổ chức trò chơi thực nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi khám phá
khoa học cần phải đáp ứng được những yếu tố sau:
Giáo viên phụ trách phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nắm bắt
chương trình giáo dục mầm non mới, nhiệt tình và sáng tạo .
Các trò chơi cần được nghiên cứu trước để dễ thực hiện, việc chuẩn bị
dụng cụ đơn giản, ít tốn kém, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho trẻ.
Các trò chơi thực nghiệm cần có tính gợi mở, hấp dẫn, phự hợp với lứa
tuổi để kích thích được sự tìm tòi khám phá của trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn
ngữ, các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích - tổng hợp, óc phán đoán và
khả năng suy luận của trẻ cũng được phát triển. Qua các hoạt động này trẻ
được trải nghiệm và tự phát hiện ra các đặc điểm, mối quan hệ giữa các sự vật
hiện tượng xung quanh, tiếp thu các kiến thức khoa học dễ dàng hơn.
Thường xuyên sưu tầm, sáng tạo những trò chơi thực nghiệm khám phá
khoa học mới phù hợp với chủ đề học của trẻ.

Khi tổ chức các trò chơi thực nghiệm khám phá khoa học trẻ phải được
chơi 1- 2 lần trong 1 chủ đề, tránh sự trùng lặp nhiều gây nhàm chán đối với
trẻ. Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi thực nghiệm khám phá khoa học cho
trẻ ở trong tiết học và ngoài tiết học.
Phối kết hợp, trao đổi tình hình học tập của trẻ thường xuyên với các
bậc phụ huynh để trẻ được phát triển một cách tốt nhất khi ở lớp cũng như ở
nhà.
4. Cam kết không sao chép hoặc không vi phạm bản quyền
Tôi xin cam đoan sáng kiến "Một số biện pháp tổ chức tốt các trò
chơi thực nghiệm giúp trẻ 4 – 5 tuổi học tốt môn khám phá khoa học tại
trường mầm non" là do tôi nghiên cứu qua thực tế giảng dạy, qua tài liệu và
22


học hỏi chị em đồng nghiệp. Nếu xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu đối với
nội dung của sáng kiến tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước lãnh đạo đơn vị,
lãnh đạo sở GD&ĐT Thái Bình.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi, tôi rất mong được tổ chuyên
môn, các cấp lãnh đạo đóng góp thêm nhiều ý kiến, ý tưởng để bản sáng kiến
kinh nghiệm này đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Cơ quan, đơn vị áp dụng sáng kiến

Hưng Nhân, ngày 25 tháng 3 năm 2018
Tác giả sáng kiến

Đỗ Thu Hà

23




×