SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
"Một số biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi ở góc phân vai cho trẻ 5-6 tuổi
trường Mầm non Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang"
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường
mầm non, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng
dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm
giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ.
Mỗi lứa tuổi đều có 1 hoặc 2 hoạt động mà lứa tuổi ấy giành nhiều thời gian
nhất, đồng thời hoạt động đấy hình thành lên một cái mới trong cấu trúc nhân cách
thì hoạt động đấy là hoạt động chủ đạo. Với lứa tuổi trẻ mẫu giáo đã có nhiều hoạt
động xuất hiện như: Vui chơi, học tập, lao động... nhưng trọng tâm vẫn là hoạt
động vui chơi và chủ đạo là trò chơi đóng vai theo chủ đề. Thông qua trò chơi này
các mối quan hệ xã hội được bộc lộ ra rõ rệt, trong khi chơi các mối quan hệ xã hội
được trẻ mô phỏng lại từ đó các quá trình tâm lí của trẻ cũng được hình thành như:
Ghi nhớ có chủ định, các loại tư duy (trực quan hành động, trực quan hình tượng)
phát triển. Trong quá trình chơi đứa trẻ có thể thay thế vật này thành vật khác Ví
dụ: thay chiếc khăn mặt quận lại thành búp bê, thay khối gỗ hình chữ nhật thành
chiếc điện thoại ..., Ví dụ khi chơi trò chơi gia đình (mẹ con): trẻ đóng vai người
mẹ có trách nhiệm nấu ăn, tắm rửa cho con ăn, mặc quần áo cho con đưa con đi
học, người mẹ nhắc con biết sắp xếp đồ dùng trong nhà gọn gàng ngăn nắp, khi đi
biết xin phép, khi về biết chào mọi người...thông qua đó trẻ được hình thành các kĩ
năng sử dụng thành thạo đồ dùng, thói quen, hình thành tính thẩm mĩ cao, trong
khi chơi trẻ phải diễn đạt nguyện vọng ý thích của mình trong vai chơi từ đó mà
quá trình tư duy, tưởng tưởng và ngôn ngữ của trẻ phát triển rất mạnh.
Trong quá trình tham gia vào trò chơi trẻ thực hiện theo một quy tắc nhất
định của trò chơi VD: Người bán hàng thì phải niềm nở nhẹ nhàng với khách,
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
1
khách đến mua hàng thì phải xếp hàng theo thứ tự người đến trước đến sau...., từ
đó trẻ đã tự hình thành được tính kỉ luật rất cao và các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng
sống được hình thành. Có thể khảng định trò chơi đóng vai theo chủ đề có ý nghĩa
vô cùng quan trọng với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, tổ chức trò
chơi phân vai theo chủ đề chính là tổ chức cuộc sống cho trẻ, trẻ được phát triển về
tình cảm, nhận thức, trí tuệ, hành vi văn minh... hay nói một cách ngắn gọn, trò
chơi phân vai theo chủ đề chính là phương tiện để trẻ học làm người.
Trong thực tế hiện nay tại các trường mầm non đã duy trì tốt hoạt động vui
chơi theo 5 góc cho trẻ xong chất lượng của góc chơi phân vai theo chủ đề thì còn
mang tính hình thức, gò bó. Trẻ chơi còn thụ động, việc nhập vai chơi của trẻ thiếu
tự nhiên, chưa sáng tạo, đồ dùng đồ chơi ít có sự thay đổi. Giáo viên tổ chức hoạt
động góc còn hay ngại, phương pháp còn cứng nhắc thiếu sáng tạo trong việc
khuyến khích gợi ý để trẻ biết nhập vai chơi và liên kết các góc chơi với nhau. Về
chế độ của giáo viên đã có nhiều cải thiện đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được
kịp với giá cả thị trường vì vậy mà đa số giáo viên còn phải tranh thủ thời gian
tham gia sản xuất nông nghiệp để có thêm thu nhập dẫn đến thời gian giành cho
việc sưu tầm và làm đồ dùng sáng tạo để bổ sung cho trẻ chơi ở các góc chơi còn
hạn chế.
Từ những lí do trên mà tôi đã quyết định lựa chon đề tài nghiên cứu “Một số
biện pháp tổ chức hoạt động vui chơi ở góc phân vai cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu các biện pháp tổ chức hoạt động góc phân vai cho trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi ở trường mầm non, nhằm giúp trẻ hứng thú tích cực hoạt động góc qua đó
trẻ phát triển một cách toàn diện góp phần nâng cao chất lượng việc tổ chức hoạt
động góc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để hoàn thành bài tập này tôi đề ra 3 nhiệm vụ cơ bản:
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
2
Xây dựng cơ sở lý luận của việc tổ chức hoạt động phân vai cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non.
Điều tra thực trạng của việc tổ chức hoạt động phân vai cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi ở trường mầm non Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang.
Đề xuất một số biện pháp tổ chức cho trẻ hoạt động góc nhằm góp phần
nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động góc phân vai cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở
trường Mầm non Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang
4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp tổ chức hoạt động góc
cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi A3 ở trường Mầm non Tân Mỹ, thành phố Bắc Giang.
Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5
tuổi ở trường mầm non .
5. Phương pháp nghiên cứu.
Để nghiên cứu bài tập này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: thông qua đọc các tài liệu sách
báo, tạp chí có liên quan đến tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi.
Phương pháp phân loại, hệ thống hoá lý thuyết: để làm rõ cơ sở của vấn đề
nghiên cứu.
Nhóm phương pháp thực tiễn.
Phương pháp quan sát sư phạm:
Quan sát trẻ: Thông qua hành động, lời nói, nét mặt cở chỉ, biểu hiện xúc cảm,
tình cảm… của trẻ trong và sau khi chơi.
Quan sát giáo viên: Dự giờ và quan sát cách tổ chức hoạt động góc cho trẻ.
Phương pháp đàm thoại: đàm thoại trực tiếp với trẻ.
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
3
Phương pháp điều tra viết: lấy ý kiến của giáo viên.
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động của trẻ.
Phương pháp điều tra: Soạn câu hỏi và giáo viên trả lời.
Phương pháp thống kê toán học: Để xử lý kết quả nghiên cứu, tăng mức độ tin
cậy cho đề tài.
Trong các phương pháp sử dụng ở trên, phương pháp quan sát sư phạm và
phương pháp đàm thoại là phương pháp chính, còn các phương pháp khác đóng vai
trò hỗ trợ.
II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận:
Đặc điểm của trò chơi phân vai theo chủ đề ở tuổi mẫu giáo nó khác với hoạt
động học tập và lao động, trò chơi phân vai là hoạt động nó không mang tính bắt
buộc, trong khi chơi trẻ không phải tạo ra sản phẩm hành động chơi không phải
tuân theo một phương thức chặt chẽ, lí do thúc đẩy trẻ tham gia vào trò chơi là sự
hấp dẫn thích thú của trò chơi.
Trong học tập và lao động kết quả mọi người đều phải quan tâm đến nhưng
khi tham gia vào trò chơi phân vai thì ngược lại ví dụ: Khi trẻ tham gia vào trò
chơi bác sĩ, không phải để tìm ra bệnh mà trẻ chỉ thích chơi vì được sử dụng những
đồ dùng của bác sĩ mà thôi.
Trò chơi phân vai theo chủ đề là trò chơi mang tính tự lập cao, trong khi chơi
trẻ phải biểu hiện ý thức làm chủ của mình vì thế phải hoạt động hết mình tích cực
chủ động, người lớn không thể áp đặt hoặc chơi hộ trẻ được mà chỉ có thể gợi ý
hướng dẫn trẻ chơi: VD trẻ chơi trò chơi nấu ăn trẻ có thể tự biết lấy dao thái rau,
băm thịt để nấu canh và khi nấu chín biết làm động tác tắt bếp đi hoặc trẻ có thể
biết thông báo với bạn chơi cùng rằng “Mẹ nấu cơn xong rồi, con về rửa tay để ăn
cơm đi”.... Trong quá trình chơi đòi hỏi trẻ phải có sự phối hợp giữa các thành viên
với nhau để thực hiện được trò chơi VD: muốn chơi làm cô giáo bắt buộc phải có
học sinh, muốn làm bác sĩ bắt buộc phải có bệnh nhân, như vậy bắt buộc trẻ phải
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
4
hợp tác với một nhóm bạn để phân vai chơi với nhau và từ đó đã hình thành ở trẻ
tinh thần hợp tác đoàn kết cùng bạn và trong mỗi trò chơi bao giờ cũng phản ánh
một mặt nào đó của xã hội người lớn xung quanh mà hoạt động ấy không mang
tính chất riêng lẻ đơn độc.
Đặc điểm tâm lí của trẻ thường rất thích được làm những công việc của người
lớn và thích bắt trước người lớn, khi chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề trẻ có cơ
hội tái tạo lại công việc làm giống như người lớn thông qua các đồ chơi như: Làm
cô cấp dưỡng, làm bác sĩ khám bệnh cho người khác, làm cô giáo dạy học sinh học
bài, làm cô thợ uốn tóc, làm cô bán hàng ....., thông qua các trò chơi này các quá
trình tâm lí của trẻ được phát triển rất mạnh, từ đó giúp trẻ được phát triển một
cách toàn diện. Do đặc điểm của trẻ mẫu giáo trẻ rất hiếu động, tò mò ham hiểu
biết, trẻ “Chơi mà học, học bằng chơi” nên hoạt động vui chơi với trẻ mẫu giáo là
hoạt động chủ đạo không thể thiếu được trong chương trình giáo dục mầm non.
Vì đặc điểm của trẻ mẫu giáo “Chơi mà học, học bằng chơi Đổi mới phương
pháp dạy học, phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm trú
trọng đến hoạt động vui chơi cho trẻ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện được các cấp chỉ đạo xuyên suốt trong năm học
Chuyên đề hàng năm do phòng GD&ĐT tổ chức đều đưa hoạt động vui chơi
vào chương trình bồi dưỡng hè cho giáo viên mầm non.
2. Thực trạng.
2.1. Những thuận lợi:
* Về phía phòng GD&ĐT:
Hàng năm phòng GD&ĐT thành phố Bắc Giang luôn quan tâm tổ chức các
lớp bồi dưỡng chuyên đề hè cho CBGV mầm non, tổ chức dạy các hoạt động mẫu
để giáo viên hệ thống lại phương pháp tổ chức các hoạt động, và học tập kinh
nghiệm nâng cao trình độ chuyên nghiệp vụ.
Hàng năm phòng GD&ĐT đã tham mưu với UBND thành phố tổ chức lễ
tuyên dương khen thưởng cho những cán bộ giáo viên và học sinh có thành tích
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
5
cao trong dạy và học, đây là hoạt động giúp cho đội ngũ CBGV, học sinh tích cực
hơn trong nhiệm vụ của mình.
* Về phía địa phương.
Trường luôn được các cấp lãnh đạo xã Tân Mỹ quan tâm đầu tư xây dựng
cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, trường đạt trường chuẩn quốc gia sau 5
năm được công nhận lại vào tháng 2/2015.
* Nhà trường:
Nhà trường luôn phối hợp với công đoàn thường xuyên làm tốt công tác bồi
dưỡng chuyên môn cho đội ngũ CBGV, phối hợp chặt chẽ với Hội cha mẹ học sinh
làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục.
Trường có chi bộ Đảng đã nhiều năm liền đạt “Chi bộ trong sạch, vững
mạnh”. Công đoàn vững mạnh xuất sắc, có 10 năm liền đạt cơ quan văn hoá cấp
huyện thành phố và 6 năm đạt cơ quan văn hoá cấp tỉnh. Hàng năm trường có
nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh và chiến sĩ thi đua
các cấp. Nhiều năm trường đạt tiên tiến, tiến tiến xuất sắc.
* Đặc điểm của lớp:
Lớp có 2 giáo viên trên lớp.
Năm học 2015 -2016 tôi được phân công chủ nhiệm nhóm lớp 5-6 tuổi tại
khu trung tâm của trường: 100% trẻ ngoan ngoãn, mạnh dạn, hồn nhiên, số trẻ có
chiều cao cân nặng bình thường là 91,2 %, số trẻ suy dinh dưỡng và thấp cói độ 1
là 8,8%. Đó là một thuận lợi lớn để tôi tổ chức các hoạt động và rèn luyện kỹ năng
đóng vai theo chủ đề cho trẻ trong góc phân vai.
* Đối với bản thân.
Bản thân tôi luôn khắc phục mọi khó khăn để học tập và rèn luyện nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ là tổ trưởng chuyên môn nhiều năm với trình độ
chuyên môn là đại học sư phạm mầm non, bản thân đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp
tỉnh, thành phố liên tục
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
6
Là một giáo viên có tinh thần trách nhiệm và đầy lòng nhiệt tình, yêu nghề
mến trẻ bản thân đã nắm chắc được mục tiêu, nhiệm vụ của chươg trình GDMN,
đặc biệt là ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động vui chơi nói chung,
trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo nói riêng.
* Đối phụ huynh:
Hội PHHS luôn quan tâm phối hợp với nhà trường và giáo viên mua sắm đồ
dùng đồ chơi cho trẻ, sưu tầm nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi cùng giáo viên,
giúp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của lớp.
2.2 Khó khăn.
Đời sống kinh tế của một số phụ huynh còn khó khăn nên việc ủng hộ kinh
phí mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ còn hạn chế.
Trong lớp vẫn còn một số trẻ kỹ năng đóng vai còn kém.
Đa số phụ huynh đều đều chú trọng làm kinh tế đi xuất khẩu lao động, để
con cho ông bà trông nom, ông bà đều có tuổi nên việc phối hợp dạy cho trẻ ở nhà
còn hạn chế chủ yếu là cô giáo dạy ở học ở lớp.
Kỹ năng chơi đóng vai của trẻ chưa được tự nhiên, vẫn còn thụ động khi chơi.
3. Những biện pháp đã thực hiện.
3.1 Biện pháp khảo sát học sinh đầu năm.
Tổng
Nội dung khảo sát đánh giá trẻ
Kết quả
Tổng số
39
cháu
Tỷ lệ
(%)
Trẻ nhận vai chơi và thể hiện vai chơi
18
46%
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
17
43%
Trẻ hứng thú trong trò chơi đóng vai theo chủ đề
15
38%
Trẻ không hứng thú tham gia trò chơi đóng vai
16
41%
theo chủ đề
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
7
Với tầm quan trọng của trò chơi đóng vai theo chủ đề và thực trạng của
trường chúng tôi nói chung và lớp tôi phụ trách nói riêng. để gây hứng thú cùng
với việc nâng cao hiệu quả trong trò chơi đóng vai theo chủ đề.
3.2. Biện pháp xác định biện pháp, mục đích, yêu cầu của trò chơi:
Việc xác định rõ, đúng mục đích yêu cầu của trò chơi rất cần thiết trong khi
tổ chức hoạt động vui chơi, đặc biệt là đóng vai theo chủ đề. Bởi khi xác định rõ và
đúng mục đích, yêu cầu của trò chơi giúp trẻ nhập đúng vai chơi và thể hiện đúng
hành động chơi của mình.
Với giáo viên cần xác định khi đưa ra mục đích, yêu cầu cần đạt của trẻ khi
chơi trò chơi.
Với trẻ tôi đã sử dụng biện pháp này vào bước thoả thuận giúp trẻ thể hiện
đúng vai chơi của mình.
3.3. Biện pháp phối hợp cùng với phụ huynh:
Công tác phối hợp với các bậc cha mẹ có ý nghĩa quan trọng và là nhiệm vụ
thiết thực của trường mầm non nói chung và lớp của tôi phụ trách nói riêng, góp
phần thực hiện tốt việc tổ chức các hoạt động cho trẻ, trong đó có hoạt động góc
mà cụ thể ở đây là “trò chơi đóng vai theo chủ đề”. Để tạo được sự thống nhất với
các bậc phụ huynh, tôi tổ chức hợp lớp riêng để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn
nhau trong quá trình tổ chức cho trẻ “đóng vai theo chủ đề”, nói về tầm quan trọng
của trò chơi đó là : thông qua trò chơi phát triển ở trẻ về các mặt thể chất, tinh
thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mỹ, giao tiếp, ứng xử … trẻ học cách làm người.
Tôi đã lên kế hoạch và đề xuất với nhà trường vào ngày thứ 6 tuần 4 tháng 9 tôi tổ
chức một giờ hoạt động góc, mời toàn bộ giáo viên trong trường cùng toàn thể các
bậc phụ huynh của lớp đến dự (trong giờ hoạt động góc tôi chú trọng nhất là trò
chơi đóng vai theo chủ đề) cụ thể là trò chơi gia đình. Sau giờ hoạt động xong. Với
sự góp ý của Hội đồng và chuyên môn nhà trường của toàn bộ giáo viên trong
trường về các mặt làm được và những mặt chưa làm được :
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
8
Ưu điểm : trẻ đã tham gia vào các vai chơi thành thạo, có sự liên kết giữa
các thành viên với nhau trong nhóm chơi, biết phản ánh một số công việc hàng
ngày của người lớn (nấu ăn, bế em, bán hàng …).
Nhược điểm : trẻ chơi còn nhút nhát, chưa hứng thú chơi, đồ chơi còn nghèo
nàn, làm giàu vốn sống cho trẻ còn quá hạn chế … cho nên chưa phát huy được
tính tích cực và óc sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ. Với những ý kiến bổ sung
thiết thực đó phụ huynh đã nhận thấy được bản chất của trò chơi và tầm quan trọng
đến với sự phát triển của trẻ qua trò chơi. Phụ huynh đã nhận thấy được việc tổ
chức tốt những trò chơi đóng vai theo chủ đề không phải là việc đơn giản nó đòi
hỏi không những một sự quan tâm thích đáng đối với nhu cầu vui chơi của trẻ mà
sự tìm hiểu sâu sắc mang tính khoa học về sự phát triển của trẻ trong khi tham gia
trò chơi này và quan trọng hơn nữa là cần có đầu óc đổi mới sáng tạo.
Khi phụ huynh đã nhận thấy được và đồng tình ủng hộ cùng phối hợp.
* Ví dụ : để thực hiện tốt chủ điểm “gia đình” nói chung, nâng cao hiệu quả
và gây hứng thú cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng. Cụ thể là
trò chơi đóng vai bố, mẹ, anh, chị, em trong gia đình đông con, ít con, trò chơi nấu
ăn, bế em, cả nhà đi du lịch … tôi đã thông qua báo cáo với cha mẹ các nội dung
để làm giàu vốn sống cho trẻ: biết được các thành viên trong gia đình, mối quan
hệ, tình cảm và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau. Tôn trọng
lễ phép với ông bà, bố mẹ, anh chị, yêu quý em bé… biết địa chỉ số điện thoại của
gia đình. Nhận biết đồ dùng trong gia đình: tên gọi công dụng, cách sử dụng, cách
sắp xếp, đồ dùng, bày soạn các món ăn… hiểu được nhu cầu của gia đình ăn ở, đi
lại, vui chơi, giải trí, tình cảm… phối hợp cùng cha mẹ hỗ trợ cho lớp học: đồ dùng
đồ chơi phong phú và đa dạng để phục vụ cho trò chơi đóng vai theo chủ đề của
chủ điểm gia đình. Thay đổi chủ điểm lại thông báo cho phụ huynh thông qua các
giờ đón trả trẻ, sổ liên lạc, trên bảng tuyên truyền của lớp.
Tôi đã xây dựng quan hệ gắn bó với phụ huynh và đã động viên khuyến
khích kịp thời tác động đến phụ huynh cùng tham gia trực tiếp và gián tiếp vào
việc tổ chức cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai theo chủ đề có hiệu quả.
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
9
Tôi tổ chức khảo sat , đánh giá trẻ ở lớp theo lịch và thông báo kết quả cho
PHHS bằng sổ liên lạc.
3.4. Biện pháp tạo môi trường cho trẻ tham gia hoạt động vào trò chơi
đóng vai theo chủ đề:
Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến
khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ. Giúp trẻ tìm tòi khám phá và phát
hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng
của mình. Môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Khi thực hiện chủ điểm “thế giới thực vật” ở góc phân vai tôi đã tạo
ranh giới giữa các hoạt động của từng trò chơi (sử dụng những tấm bìa rooki giày)
để giúp trẻ nhận dạng được phạm vi hoạt động của từng trò chơi đóng vai ở góc
phân vai. Ranh giới không che tầm nhìn của trẻ và không cản trở việc quan sát của
giáo viên. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên liệu trong từng góc được trình bày một cách
hợp lý để trẻ dễ lấy, dễ thấy, dễ lựa chọn…
Những đồ vui chơi gồm nhiều bộ phận tôi đã sắp xếp theo bộ với nhau.
Ví dụ : Chủ điểm “gia đình” ở góc phân vai có những đồ chơi “đồ dùng để
ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để sinh hoạt trong gia đình…”
Hoặc là chủ điểm “thế giới thực vật” ở góc phân vai có đồ chơi (các loại rau,
các loại quả, các loại củ…), mỗi loại để vào một ô ở giá đựng đồ chơi hoặc để vào
từng hộp, từng rổ riêng biệt và viết nhãn dán vào từng loại đồ chơi đó.
Ngoài ra trên các mảng tường trắng tôi trang trí một số tranh ảnh theo chủ điểm.
Ví dụ : Chủ điểm “thế giới động vật” làm mặt nạ về các con vật, tranh ảnh
từng nhóm động vật (con vật nuôi trong gia đình, con vật sống dưới nước, con vật
sống trong rừng…).
Tôi đã sử dụng các biểu bảng, tranh ảnh minh họa cụ thể của từng trò chơi
đóng vai cho trẻ dễ hiểu.
Ví dụ : Trò chơi nấu ăn biểu tượng là một bạn gái đang soạn thực phẩm để
nấu ăn.
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
10
3.5. Biện pháp tổ chức làm đồ dùng.
Ngành giáo dục mầm non chúng ta có một phương châm độc đáo đối với trẻ
mẫu giáo, đó là “chơi mà học, học mà chơi ’’. Như vậy đồ chơi để trẻ trãi nghiệm
rất cần trong việc tổ chức vui chơi. Với thực trạng của trường lớp như đã nói trên,
tôi luôn tìm ra đồ chơi phục vụ cho trẻ vì tôi rất hiểu tâm lý của trẻ rất nhàm chán
khi lặp đi lặp lại những đồ chơi cũ kĩ khô khan ấy. mà muốn thực hiện hoạt động
vui chơi tốt có hiệu quả thì phải có đồ chơi để trẻ tư duy, trải nghiệm, vì thế tôi bàn
bạc với hiệu trưởng nhà trường nên mua sắm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các lớp.
Mà trước đó tôi đã lên kế hoạch sẵn, kế hoạch đó đựơc dựa trên các lần đi khảo sát
các lớp. Bên cạnh việc mua sắm của nhà trường tôi động viên giáo viên tạo ra
nhiều đồ chơi hấp dẫn, đáp ứng kịp thời nhu cầu chơi của trẻ giúp trẻ học qua chơi
một cách tích cực, có hiệu quả, góp phần kích thích trẻ phát triển toàn diện.
VD : sưu tầm đế + tuốt xê xôi để làm hàng rào, cổng ngõ, nhà cửa, qua đế vỏ
chúng ta cung cấp cho trẻ kiến thức khối chữ nhật, khối trụ.
Hoặc vỏ, muỗng sữa chau chúng ta tận dụng làm con vịt, thiên nga, lợn
hoặc tàu hỏa …
Tích cực sưu tầm đồ dùng phế liệu trong đời sống, chúng tôi thường xuyên
tổ chức làm đồ dùng, phục vụ ở các góc ngày càng nhiều hơn. khi số lưọng đồ chơi
đã có phần khấm khá tôi tiếp tục chỉ đạo cho giáo viên làm đồ dùng đồ chơi sáng
tạo phải có hiệu quả cao: về thẫm mỹ và độ bền phục vụ tốt về kiến thức cho trẻ,
với yêu cầu trên bản thân tôi cùng giáo viên miệt mài nghiên cứu làm sao để có đồ
dùng để trẻ vừa chơi vừa học, mà điều này ở mỗi giáo viên mẫu giáo ai cũng nắm
rõ trẻ học thông qua chơi. Từ đó chúng tôi tiến hành tổ chức làm đồ dùng,đồ chơi
phục vụ cho trẻ nhằm khai thác ý tưởng của trẻ và sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ :
nói chung là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Việc trang bị đồ dùng đồ chơi ở các góc trong lớp ngày càng đẹp,gây sư hấp
dẫn đến trẻ,dẫn đến trẻ có nhiều ý tưởng mới lạ và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp
,phong phú .
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
11
Hình ảnh cô chuẩn bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
12
Để hoạt động vui chơi có hiệu quả tốt hơn tôi đã xây dựng một góc sáng tạo để cô
và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi và trưng bầy đồ dùng đồ chơi, qua góc sáng tạo ấy
giúp trẻ nêu được ý tưởng của mình. Trẻ sắp xếp bố tyris gọn gàng, ngăn nắp, đẹp
mắt, từ đó trẻ biết quí trọng sản phẩm và thận trọng giữ gìn sản sẩm đồ dùng của
lớp. Qua góc sáng tạo cô và trẻ cùng tạo sản phẩm, ví dụ
Chủ điểm "Gia đình": tôi và trẻ phối hợp dùng lọ sữa và và quả bóng bàn kết
hợp với len vụn để tạo thành búp bê. Ưu điểm của đồ dùng là tận dụng được phế
liệu để làm đồ dùng, dễ sử dụng bền đẹp, dùng cho trẻ chơi bán hàng, gia đình.
Hình ảnh - Mô hình rối
Chủ điểm" Thế giới thực vật" Tôi và trẻ cùng khâu quả bằng vải vụn và đồ
vải vào làm thành các loại quả. ưu điểm của đồ dùng này là tận dụng tái sử dụng
được phế liệu, đễ làm, bền đẹp hơn các loại quả nhựa, dễ giặt sạch. Sử dụng trong
bán hàng góc phân vai.
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
13
Chủ điểm:"thế giới động vật". Tôi và trẻ cùng làm con vật để chơi góc phân
vai với trò chơi bán hàng để liên kết góc xây dựng xây dựng trại chăn nuôi. cụ thể
làm các con vật sau:
* Làm con trâu bằng bèo tây:
Vật liệu:
+ 1 bọng béo tây to.
+ 1 bọng bèo tây nhỏ.
+ 6 tăm tre.
+ 2 khoanh sắn( hoặc khoai, su hào...).
Cách làm:
+ Bước 1: Bọng bèo to làm thân trâu, bọng bèo nhỏ làm đầu trâu. Nối đầu
với thân bằng tăm trẻ.
+ Bước 2: Uốn cong hai tăm tre mỏng, cắm vào đầu làm sừng.
+ Bước 3: Cắm 4 tăm trẻ còn lại làm chân.
+ Bước 4: Cắm cho trâu đứng trên hai khoanh sắn.
* Cách sử dụng:
+ Cho trẻ đặt trâu lên mặt bàn để bán hàng.
+ Quan sát và nêu nên những đặc điểm của con trâu vừa làm.
* Làm con nhím bằng vỏ chôm chôm:
Vật liệu:
+ 1 quả chôm chôm.
+ 1 tăm nhọn.
+ Giấy màu.
Cách làm:
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
14
+ Bước 1: Dùng dao cắt đôi vỏ chôm chôm theo chiều ngang, lấy một nửa
làm thân nhím.
+ Bước 2: Gấp đôi tờ giấy màu, cắt một vòng tròn có đường kính khoảng
0,5cm thành 2 mắt nhím.
+ Bước 3: Dùng tăm nhọn đính vòng tròn vào vỏ chôm chôm thành mắt
nhím.
Ngoài ra tôi còn dạy trẻ làm các con vật từ củ lạc như con chuột, con bướm,
con chuồn chuồn...
3.6. Biện pháp hướng dẫn trẻ đóng vai theo chủ đề:
Bước 1: Thoả thuận trước khi chơi.
Ở tuổi này cô để trẻ tự thoả thuận về chủ đề chơi, tự phân vai chơi, tự lựa chọn
nội dung chơi, hành động chơi, tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi.
Tiếp đến cô có thể thăm dò ý đồ chơi của trẻ bằng cách đưa ra các câu hỏi
cho trẻ. Cô gợi ý thiết lập mối quan hệ giữa các vai chơi ở các tập thể chơi nhỏ
phục vụ chủ đề chơi chung.
Ví dụ: Chủ đề “Ngành nghề” với trò chơi “Cửa hàng bách hoá” cô để trẻ
tự nhận vai người bán hàng, trẻ tự nhận vai người mua hàng, trẻ tự chọn nội
dung chơi sau đó cô đưa ra những câu hỏi gợi ý, thăm dò trẻ như: Khi hỏi mua
hàng con phải nói bằng giọng như thế nào? con phải có cử chỉ thái độ như thế
nào với khách hàng của mình?...Với mỗi câu hỏi cô có thể hướng dẫn trẻ trả lời
nhờ đó mà trẻ biết mình phải làm gì, có lời nói, thái độ và hành động như thế
nào cho phù hợp. Sau khi bàn bạc xong cô để trẻ về góc chơi và thực hiện nội dung chơi.
Bước 2: Quá trình chơi.
Trẻ ở lứa tuổi MGL khả năng tự tổ chức trò chơi và thể hiện ý đồ chơi vì
vậy khi trẻ triển khai nội dung chơi cô không nên trực tiếp tham gia vào quá
trình chơi mà chỉ ở ngoài quan sát theo dõi trẻ chơi. Khi trẻ chơi chưa đạt cô gợi
ý trẻ bằng những câu hỏi để trẻ biết sử dụng cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ ( Cử
chỉ, điệu bộ) trong quá trình giao tiếp.
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
15
Ví dụ: Khi nhập vai “người con bị đau bụng” ngoài việc nói với mẹ “Mẹ
ơi! con đau bụng” thì cần phải có cử chỉ điệu bộ gì nữa? (Nhăn mặt, lấy tay ôm
bụng và tỏ ra rất đau). Người mẹ khi thấy con đau bụng ngoài việc hỏi con đau
như thế nào thì còn phải làm gì nữa để động viên con? (Quan tâm chăm sóc, vỗ
về, nựng nịu)
Trò chơi khám bệnh
Với những chủ đề mới lạ cô nhận đóng một vai chơi để hướng dẫn trẻ
chơi, dần dần khi trẻ đã quen cô rút lui khỏi trò chơi và để trẻ tự chơi
Ví dụ: Với chủ đề mới là “ Du lịch” lúc đầu cô đóng là hướng dẫn viên du
lịch còn trẻ đóng là du khách. Cô là người giới thiệu về khu du lịch cho du khách
cô phải nói bằng giọng lưu loát, rõ ràng mạch lạc. Cô vừa nói vừa chỉ tay vào địa
điểm đang nói để trẻ biết về những địa danh này. Khi trẻ đã biết người hướng dẫn
viên du lịch phải nói gì, có những cử chỉ điệu bộ như thế nào với du khách thì
người giáo viên sẽ rút lui khỏi trò chơi để một trẻ thế vào vai chơi của mình.
Cô theo dõi quá trình chơi của trẻ, tránh việc chuyên môn hoá cao trong
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
16
việc trẻ đóng một vai nhất định. Cô giáo luôn gợi ý giúp trẻ đóng nhiều vai khác
nhau. Cần cho trẻ nhận ra rằng khi nhập các vai chơi khác nhau thì nói lời nói,
cử chỉ, điệu bộ của các vai đó cũng khác nhau. Việc đóng nhiều vai chơi khác
nhau giúp trẻ có cơ hội được giao tiếp nhờ đó mà KNGT của trẻ nhanh chóng
được hình thành và ngày càng phong phú hơn.
Trong quá trình chơi cô cần phải chú ý đến KNGT của trẻ, cô phải uốn nắn
sửa lỗi giao tiếp cho trẻ. Khi trẻ nói ngọng, nói lắp, nói sai lỗi chính tả, dùng từ
không đúng với ngữ cảnh giao tiếp cô phải nhắc nhở sửa sai cho trẻ ngay.
Bước 3: Nhận xét sau khi chơi.
Đó là nhận xét sau buổi chơi của trẻ trong thời gian ngắn ( 2 – 3 phút) cô
gợi ý để trẻ tự nhận xét dưới hình thức tập thể. Cô để trẻ tự mình nhận xét về
vai mà mình đóng, mình thực hiện như vậy đã đúng với yêu cầu khi thoả thuận
chưa. Tiếp đó cô để trẻ nhận xét về bạn chơi dựa trên mối quan hệ vai chơi của
mình với của bạn. Trẻ biết đánh giá bạn đã biết giao tiếp chưa? có cử chỉ, thái
độ như vậy đã được chưa? hành động vai đã giống thật chưa? đã tuân theo tiêu
chuẩn giao tiếp của vai chơi chưa?
Cô hướng dẫn trẻ nhận xét buổi chơi tránh tình trạng để trẻ chỉ chích lẫn
nhau, làm mất hứng chơi của trẻ. Với những trẻ chơi tốt, có KNGT tốt cô cần
khen ngợi trẻ. Những trẻ còn chưa tự tin giao tiếp thể hiện vai chơi, còn mắc nhiều
lỗi trong giao tiếp cô cần khéo léo nhắc nhở, uốn nắn để trẻ chơi tốt trong lần sau.
* Một số trò chơi tổ chức trong góc phân vai:
Trò chơi số 1: " Gia đình bé "
Chủ điểm: Gia đình
Đối tượng : mẫu giáo lớn.
Số lượng trẻ tham gia: 3 – 5 trẻ/nhóm/gia đình
1- Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức:
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
17
Trẻ xác định được chủ đề chơi, vai chơi, biết chơi theo nhóm nhỏ và thực
hiện hành động vai chơi theo hệ thống phù hợp với chủ đề vai chơi đã nhận và phù
hợp với chủ điểm: “ Gia đình”.
Trong quá trình chơi giúp trẻ củng cố và mở rộng những hiểu biết và các biểu
tượng về gia đình, hiểu được ý nghĩa quan trọng của gia đình với bản thân trẻ.
Hình ảnh- Bé chơi trò chơi gia đình
b. Kỹ năng:
Rèn nề nếp thói quen tốt trong vai chơi như: Hứng thú, tích cực, đoàn kết,
tôn trọng bạn chơi, biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ
bạn khi bạn nhờ, biết lấy và cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định.
Tập cho trẻ có kỹ năng biết đánh giá và tự điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn
của trò chơi, vai chơi.
c. Thái độ:
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
18
Giáo dục trẻ tình cảm gắn bó với gia đình: Trẻ kính trọng lễ phép, hiếu thảo với
ông bà, cha mẹ...biết yêu quí em và biết giữ gìn các đồ dùng, đồ chơi trong gia đình.
2- Chuẩn bị:
Sắp xếp lại đồ chơi đã có trong lớp vào các góc cho phù hợp. Các đồ dùng
gia đình như: Xoong nồi, bát đĩa, thìa, ca cốc, giường chiếu, búp bê...tranh ảnh, mô
hình về gia đình
3- Tiến hành:
Cô đến từng nhóm chơi quan sát trẻ chơi và gợi hỏi trẻ.
Ví dụ cô đến từng nhóm gợi hỏi:
Các bác đang chơi trò chơi gì vậy?
Bác ơi! Bác hãy nói lại cho đủ câu hơn nào.
Thế hôm nay ở gia đình bác ai đóng vai làm bố? ai đóng vai làm mẹ? ....
Gia đình nhà bác có mấy người con? Và thuộc loại qui mô gia đình gì nào?
Thế bố hôm nay sẽ định đi làm những công việc gì? Và bà mẹ sẽ làm gì?...
Cô hỏi bạn đóng vai mẹ: Bác đang làm gì đấy? Thế bác ở nhà chăm sóc con thì bác
sẽ làm những công việc gì vậy? ...
Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý quan sát giúp đỡ, động viện và sửa sai cho
trẻ,chú ý hướng dẫn gợi ý trẻ ở các góc khác liên kết với góc phân vai
Trò chơi 2: “ Cô giáo”
Chủ điểm: Trường mầm non
Đối tượng : mẫu giáo lớn
Số lượng trẻ tham gia: 10 – 12 trẻ/nhóm
1- Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức:
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
19
Trẻ biết chơi theo nhóm nhỏ, biết phối hợp các thành viên trong nhóm, biết
cùng nhau bàn bạc về chủ đề chơi, nội dung chơi và thực hiện hành động vai chơi
theo hệ thống phù hợp với chủ đề chơi.
Bước đầu trẻ biết thể hiện một số tiêu chuẩn đạo đức của vai chơi cô giáo và
học sinh. Trẻ biết sử dụng hệ thống ngôn ngữ hợp lý để giao tiếp khi thức hiện
hành động vai chơi.
b. Kỹ năng:
Rèn nề nếp thói quen tốt trong khi chơi như: Hứng thú, tích cực, đoàn kết,
tôn trọng bạn chơi, biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ
bạn khi bạn nhờ, biết lấy và cất đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định.
Rèn cho trẻ kỹ năng biết đánh giá và tự điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn
mực của trò chơi, vai chơi.
c. Thái độ:
Giáo dục trẻ tình cảm kính trọng cô giáo, yêu quí bạn bè và biết giữ gìn, bảo
vệ các đồ dùng, đồ chơi của lớp, của trường.
2- Chuẩn bị:
Sắp xếp lại bàn ghế, đồ chơi đã có trong lớp vào các góc cho phù hợp. Các
đồ chơi ngoài trời và một số đồ dùng của cô giáo, học sinh như: Cặp sách, bút,
thước kẻ,vở, bảng con, phấn...tranh ảnh, mô hình về lớp học, trường MN.
3. Tiến hành:
Cô đến từng nhóm chơi hỏi trẻ, giúp đỡ trẻ chơi và gợi hỏi trẻ.
Ví dụ:
Nhóm mình hôm nay bạn nào làm cô giáo vậy?
Cô giáo ơi! Cô đang làm gì vậy?
Thế các bạn học sinh đang tô cái gì đấy?
Các con ơi các con hãy nói lại cho đủ câu nào.
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
20
Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý quan sát giúp đỡ, động viên và sửa sai cho
trẻ (nếu có).Lồng giáo dục phù hợp với tình huống và chủ đề chơi, liên kết giữa
các nhóm chơi.
Trò chơi số 3: “Bác sĩ ”
Chủ điểm: Ngành nghề
Đối tượng: mẫu giáo lớn
Số lượng trẻ tham gia: 5-7 trẻ/nhóm
1- Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức:
Giúp trẻ xác định được chủ đề chơi, vai chơi và thực hiện hành động vai
chơi theo hệ thống phù hợp với chủ đề vai chơi đã nhận và phù hợp với chủ điểm:
“Ngành nghề ”
Trong quá trình chơi giúp trẻ củng cố và mở rộng các biểu tượng về công
việc làm của các bác sĩ và các cô ytá, hiểu được giá trị của các công việc đó với
cuộc sống con người.
Trẻ có thể nói cách khám bệnh và cách giao tiếp giữa bệnh nhân với người
khám bệnh bằng các câu nói đơn giản giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
b. Kỹ năng:
Rèn nề nếp thói quen tốt trong vai chơi như: Hứng thú, tích cực, đoàn kết,
tôn trọng bạn chơi, biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi với các bạn, trẻ biết lấy và cất
đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định.
Tập cho trẻ có kỹ năng biết đánh giá và tự điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn
của trò chơi, vai chơi.
c. Thái độ:
Giáo dục trẻ có ý thức thái độ tốt với mọi người xung quanh và biết quan
tâm chăm sóc tới mọi người.
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
21
2- Chuẩn bị:
Sắp xếp lại đồ chơi đã có trong lớp vào các góc cho phù hợp: Các đồ dùng
trang phục của nghề bác sĩ như: Quần áo, túi, mũ bác sĩ...; các dụng cụ như: ống
nghe, xa lanh tiêm, tủ thuốc...
3. Tiến hành:
Cô quan sát trẻ chơi, giúp đỡ trẻ chơi và gợi hỏi, động viên trẻ.
Ví dụ cô gợi hỏi:
Tôi chào các bác! Các bác ơi các bác đang chơi trò chơi gì vậy?
Hôm nay ai làm Bác sĩ vậy?
Bác sĩ ơi tôi đang bị đau bụng quá bác sĩ khám cho tôi với.( Nếu trẻ chưa biết
giao tiếp đúng mực hoặc chưa biết khám bệnh cho bệnh nhân thì cô giúp đỡ trẻ)
Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý quan sát giúp đỡ, động viên và sửa sai cho
trẻ, liên kết với các nhóm chơi khác giúp trẻ thể hiện tốt hành động chơi của
mình.lồng giáo dục.
Trò chơi số 4: “Bán hàng”
Chủ điểm: Trường mầm non
Đối tượng: mẫu giáo lớn
Số lượng trẻ tham gia: 2-4 trẻ/ nhóm.
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức:
Trẻ biết xác định được chủ đề chơi, vai chơi và thực hiện hành động vai
chơi theo hệ thống phù hợp với vai chơi và chủ điểm: “ Trường mầm non ”
Trong quá trình chơi giúp trẻ củng cố và mở rộng các biểu tượng về công
việc làm của các cô bán hàng, của các khách hàng đi mua hàng, hiểu được giá trị
của các công việc đó với cuộc sống con người.
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
22
Hình ảnh Quầy bán hàng của trẻ
b. Kỹ năng:
Rèn nề nếp thói quen tốt trong khi chơi như: Hứng thú, tích cực, đoàn kết,
tôn trọng bạn chơi, biết nhường nhịn, chia sẻ đồ chơi với các bạn, trẻ biết lấy và cất
đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp, đúng nơi quy định.
Tập cho trẻ có kỹ năng biết đánh giá và tự điều chỉnh cho phù hợp với
chuẩn mực của trò chơi, vai chơi.
c. Thái độ:
Giáo dục trẻ có ý thức thái độ tốt với mọi người xung quanh và biết bảo vệ,
giữ gìn các đồ dùng, đồ chơi của lớp, của trường
2. Chuẩn bị:
Sắp xếp nhiều đồ chơi vào các giá góc cho phong phú về chủng loại, về thẩm
mỹ; Các đồ dùng như: Quần áo, túi, mũ, sách vở, giầy dép, bánh kẹo... đủ để cho
trẻ hoạt động; mô hình về siêu thị đồ chơi
3. Tiến hành:
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
23
Trẻ chơi cô đến nhóm chơi quan sát, giúp đỡ trẻ chơi và gợi hỏi, động viên trẻ.
Ví dụ cô đến nhóm chơi gợi hỏi:
Tôi chào Cô! Cửa hàng của các cô bán những đồ chơi gì vậy?
Cô ơi! Tôi muốn mua 01 cái đồ chơi.
Cô ơi muốn có đông khách hàng đến mua hàng để bán được nhiều hàng thì
cô phải nói như thế nào nhỉ?( Nếu trẻ chưa biết giao tiếp đúng mực hoặc chưa biết
chưa biết cách bán hàng... thì cô giúp đỡ trẻ)
Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý quan sát để giúp đỡ, động viên và sửa sai
cho trẻ (nếu có), liên kết các nhóm chơi trong lớp để trẻ thực hiện được tốt vai
chơi của mình.
Trò chơi số 5: “cửa hàng ăn uống”
Chủ điểm: Ngành nghề
- Đối tượng: Mẫu giáo lớn.
Số lượng trẻ tham gia: 10 – 15 trẻ/nhóm
1. Mục tiêu cần đạt:
a. Kiến thức:
Trẻ biết chơi theo nhóm nhỏ, biết phối hợp các hành động chơi giữa người
bán hàng và người khách hàng, biêt xác định được chủ đề chơi, vai chơi và thực
hiện hành động vai chơi theo hệ thống phù hợp với vai chơi và chủ điểm.
Trong quá trình chơi trẻ được củng cố và mở rộng các biểu tượng về công
việc làm, thái độ giao tiếp chủ cửa hàng, nhân viên phục vụ và khách hàng.
b. Kỹ năng:
Rèn trẻ nề nếp thói quen tốt trong khi chơi như: Đoàn kết, tôn trọng bạn
chơi, biết chia sẻ, nhường nhịn với các bạn, trẻ biết lấy và cất đồ chơi gọn gàng,
ngăn nắp, đúng nơi quy định.
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
24
Tập cho trẻ có kỹ năng biết đánh giá và tự điều chỉnh cho phù hợp với
chuẩn mực đạo đức của trò chơi, vai chơi.
c. Thái độ:
Giáo dục trẻ có ý thức thái độ tốt với mọi người xung quanh và biết bảo vệ,
giữ gìn các đồ dùng, đồ chơi của lớp.
2. Chuẩn bị:
Bộ đồ chơi nấu ăn, đồ dùng phục vụ cho ăn, uống. Sắp xếp nhiều đồ chơi
vào các giá góc cho phong phú về chủng loại, về thẩm mỹ; Các đồ dùng như:
xoong nôì, bát đũa, tích chén, ca cốc... đủ để cho trẻ hoạt động.
3. Tiến hành:
Trẻ chơi cô đến góc chơi quan sát, giúp đỡ trẻ chơi và gợi hỏi, động viên trẻ.
Ví dụ cô đến góc chơi gợi hỏi:
Tôi chào bác chủ nhà hàng! Nhà hàng ăn uống các bác hôm nay có những
món ăn gì vậy?
Bác ơi! Tôi muốn ăn một bát phở bò.
Bác ơi phở nhà bác hôm nay hơi mặn một chút, muốn để phở được ngon
hơn thì phải làm thế nào bác nhỉ?( Nếu trẻ chưa biết giao tiếp đúng mực hoặc chưa
biết chưa biết cách bán hàng... thì cô giúp đỡ trẻ)
Trong quá trình trẻ chơi cô chú ý quan sát để giúp đỡ, động viên và sửa sai
cho trẻ (nếu có) để trẻ thực hiện được tốt vai chơi của mình.
III. KẾT QUẢ VÀ ỨNG DỤNG
1. Kết quả
Tôi đã áp dụng SKKN "Một số biện pháp tổ chưc hoạt động vui chơi ở góc
phân vai cho trẻ 5 tuổi" cho trẻ 5-6 tuổi của lớp tôi tại khu trường chính. Sau khi
áp dụng những phương pháp và cách tổ chức trên tôi đã thu được một số kết quả rõ
rệt cụ thể như sau:
Mai Thị Thúy - Trường mầm non Tân Mỹ
25