Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ẢNH HƯỞNG ÁNH SÁNG VÀ CHẤT NỀN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA 5 LOÀI CÂYTHỦY SINH VÀ ỨNG DỤNG CHÚNG TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
]^

TRẦN THỊ CHÂU LONG

ẢNH HƯỞNG ÁNH SÁNG VÀ CHẤT NỀN ĐẾN SỰ
SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA 5 LOÀI
CÂYTHỦY SINH VÀ ỨNG DỤNG CHÚNG
TRONG THIẾT KẾ CẢNH QUAN

Ngành: Cảnh Quan & Kỹ Thuật Hoa Viên

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn : KS. VÕ VĂN ĐÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009

i


MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINNING
NONG LAM UNIVERSITY – HO CHI MINH CITY
]^

TRAN THI CHAU LONG

AFFECTING TO 5 SPECIES’GROWTH OF AQUATIC
PLANT BY THE LIGHT AND SUBSTRATE; APPLYING


THEM IN AQUARIUM DESIGN
Department of Landscaping and Environmental Horticulture

GRADUATION THESIS

Advisor :
VO VAN DONG, Engineer

Ho Chi Minh City
July/2009

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi xin gởi lời cảm ơn!
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Quý thầy cô bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên đã truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu suốt thời gian học tập tại trường.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến Kỹ sư Võ Văn Đông đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi làm luận văn.
Cảm ơn tập thể lớp DH05CH đã kề vai sát cánh cùng tôi trong bốn năm
học.
Thủ Đức ngày 01-06-2009
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Châu Long

iii



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “ Ảnh hưởng ánh sáng và chất nền đến sự sinh trưởng, phát
triển của 5 loài cây thủy sinh và ứng dụng nó trong thiết kế cảnh quan” được tiến
hành tại vườn ươm Bộ môn Cảnh Quan và Kỹ Thuật Hoa Viên, Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, thời gian từ 03/2009 – 07/2009.
Nội dung nghiên cứu 1 và 2 được bố trí thí nghiệm theo kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên với hai nhân tố, 3 lần lặp lại.
Nội dung 3 là 2 mẫu thiết kế bể thủy sinh mang phong cách Hà Lan.
Kết quả thu được:
Nội dung 1: trong 3 loại chất nền: sỏi trứng – cát + phân trùn + phân DBO, sỏi
trứng – nham thạch + phân trùn + DBO, sỏi trứng – sỏi trứng + phân trùn + phân
DBO thì chất nền sỏi trứng – cát + phân trùn + phân DBO cho kết quả cao hơn các
chất nền còn lại, cả về số lá cây và chiều cao cây.
Nội dung 2: trong 3 nghiệm thức về ánh sáng: 30 watt, 20 watt, 10 watt thì
nghiệm thức 10 watt cho kết quả cao hơn các nghiệm thức còn lại cả về số lá và
chiều cao cây.
Nội dung 3: Đề xuất ra hai mẫu bể thủy sinh mang phong cách Hà Lan với 5
loài cây: hồng hồ điệp (Rotala macarandra), thủy cúc (Hygrophila difformis ), cỏ
trân châu cuba (Hemianthus callitrichoides “Cuba" ), trân châu lá tròn
(Micranthemum umbrosum ), vảy ốc xanh (Rotala rotundfolia “Green”) nhằm góp
phần phong phú trong thú chơi bể thủy sinh.

iv


SUMMARY
The reseach: “affecting to 5 species’growth of aquatic plant by the light and
substrate; applying them in aquarium design” was performed at Nong Lam
university from March 2009 to Junly 2009.
In contents 1 and 2, the factors were put in the experiment: Completely

Randomized Design with two factor, three repeat.
In content 3 was 2 form designing aquarium of HaLan styles.
Results:
Content 1: three substrate: wordly-wise – sand + compost + DBO fertilizer,
wordly-wise – rock + compost + DBO fertilizer, wordly-wise – wordly-wise +
compost + DBO fertilizer; inside the substrate that had higher result than others,
was wordly-wise – sand + compost + DBO fertilizer
Content 2: three variable about the light: 24 watt, 16 watt, 8 watt; inside
variable had higher result than others, was 10 watt.
Content3: surveying HaLan styles in designing aquarium with 5 species of
aquatic plant: Rotala macarandra, Hygrophila difformis,

Micranthemum

umbrosum, Rotala rotundfolia “Green”, Hemianthus callitrichoides “Cuba"

v


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa

i

Cảm tạ

ii

Tóm tắt


iii

Mục lục

iv

Danh sách các chữ viết tắt

v

Danh sách các hình

vi

Danh sách các bảng

vii

1. PHẦN MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Yêu cầu

2


1.3. Giới hạn đề tài

2

1.4. Sự cần thiết của đề tài

2

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1. Khái niệm cây thủy sinh

4

2.2. Môi trường sống của cây thủy sinh

4

2.2.1. Ánh sáng

4

2.2.2. Chất nền

6

2.2.3. C02


8

2.2.4. Chất dinh dưỡng

9

2.2.5. Tảo, rêu

11

2.3. Đặc điểm sinh học của các cây thủy sinh trong thí nghiệm

12

2.3.1. Hồng hồ điệp

12

2.3.2. Thủy cúc

12

2.3.3. Vảy ốc xanh

13

2.3.4. Trân châu cuba

13


2.3.5. Trân châu lá tròn

15

2.4. Thiết kế hồ thủy sinh

15

vi


2.5. Tình hình nghiên cứu cây thủy sinh hiện nay

18

2.5.1. Trong nước

18

2.5.2. Ngoài nước

19

3. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

20

3.1. Mục tiêu


20

3.2. Nội dung

20

3.3. Thời gian và vật liệu nghiên cứu

21

3.3.1. Thời gian và địa điểm

21

3.3.2. Vật liệu

21

3.3.3. Phương pháp nghiên cứu

24

3.3.4. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

25

3.3.5. Xử lý số liệu

26


4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1. Ảnh hưởng của chất nền đến 4 loài cây thủy sinh

27

4.1.1. Ảnh hưởng của chất nền đến số lá của 4 cây thủy sinh

27

4.1.2. Ảnh hưởng của chất nền đến chiều cao của 4 cây thủy sinh

28

4.1.3. Tốc độ phát triển của 4 cây thủy sinh qua các nghiệm thức…

30

4.1.4. Sự phát triển của các cây thủy sinh bởi chất nền

31

4.2 Ảnh hưởng của ánh sáng đến 4 loài cây thủy sinh

36

4.2.1 Ảnh hưởng của ánh sáng đến số lá của 4 cây thủy sinh


36

4.2.2 Ảnh hưởng của ánh sáng đến chiều cao của 4 cây thủy sinh

37

4.2.3 Tốc độ phát triển của 4 cây thủy sinh qua các nghiệm thức…

39

4.2.4 Sự phát triển của các cây thủy sinh bởi ánh sáng

40

4.3 Mẫu thiết kế ứng dụng

44

4.3.1. Mẫu bể thứ 1

44

4.3.2. Mẫu bể thứ 2

45

5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

47


5.1 Kết luận

47

vii


5.2 Đề nghị

48

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1 Khả năng cung cấp ánh sáng của bóng đèn phù hợp với từng

5

kích thước bể
Bảng 4.1 Ảnh hưởng của chất nền đến số lá của 4 cây thủy sinh (số lá)

27

Bảng 4.2 Ảnh hưởng của chất nền đến chiều cao của 4 cây thủy sinh (cm)


28

Bảng 4.3 Tốc độ phát triển về số lá của 4 cây thủy sinh (số lá)

30

Bảng 4.4 Tốc độ phát triển về chiều cao của 4 cây thủy sinh (cm)

35

Bảng 4.5 Ảnh hưởng của ánh sáng đến số lá của 4 loài cây thủy sinh (số lá)

36

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của ánh sáng đến chiều cao của 4 loài cây thủy sinh (cm) 37
Bảng 4.7 Tốc độ phát triển về số lá (số lá)

39

Bảng 4.8 Tốc độ phát triển về chiều cao (cm)

44

Biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của chất nền đến sự phàt triển của Vảy Ốc Xanh

31

Biểu đồ 4.2 Ảnh hưởng của chất nền đến sự phàt triển của thủy cúc

32


Biểu đồ 4.3 Ảnh hưởng của chất nền đến sự phàt triển của hồng hồ điệp

33

Biểu đồ 4.4 Ảnh hưởng của chất nền đến sự phàt triển của trân châu cuba

34

Biểu đồ 4.5 Ánh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển số lá của cây

40

trân châu cuba
Biểu đồ 4.6 Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển số lá của cây

41

hồng hồ diệp
Biểu đồ 4.7 Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển số lá của cây

42

vảy ốc xanh
Biểu đồ 4.8 Ảnh hưởng của ánh sáng đến sự phát triển số lá của cây
trân châu lá tròn

ix

43



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Nhóm cát nền

6

Hình 2.2 Rotala macarandra

11

Hình 2.3 Hygrophila difformis

12

Hình 2.4 Rotala rotundfolia “Green”

12

Hình 2.5 Hemianthus callitrichoides

13

Hình 2.6 Micranthemumumbrosum

14

Hình 3.1 Bể thủy tinh và bể xốp


21

Hình 3.2 Phân DBO

22

Hình 3.3 Đèn Jebo

23

Hình 4.1 Mặt bằng bể 1

45

Hình 4.2 Mặt đứng bể 1

45

Hình 4.3 Mặt bằng bể 2

46

Hình 4.4 Mặt đứng bể 2

47

x


Chương 1

PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Sự ô nhiễm của môi trường gây hại trực tiếp đến đời sống con người, phải hít
ngửi khói bụi từ các khu công nghiệp, các phương tiện giao thông sử dụng, thêm
vào đó công việc vất vả, căng thẳng sẽ làm cho con người mệt mỏi, khó chịu. Vì thế
khi về nhà cần được một không gian, không khí dễ chịu là một nhu cầu thoã đáng.
Hiện nay một thú giải trí khá hay đang được nhiều người quan tâm và yêu thích đó
là trồng và chăm sóc bể thuỷ sinh. Một bể thuỷ sinh sẽ mang lại nhiều sự thích thú
và giúp giải streess một cách hiệu quả, nó sẽ như một điều kỳ diệu cảm thấy vui khi
về nhà. Vì vậy để có được cây thủy sinh sống tốt, môi trường trong bể là điều kiện
cần thiết phải quan tâm, cây thủy sinh cũng giống như con người, được sống trong
môi trường lý tưởng cây sẽ ít bệnh và phát triển xanh tươi.
Bể cá thuỷ sinh mang lại một ảnh hưởng thị giác và cảm giác tâm lý rất đặt
biệt vì nó như một khu rừng thu nhỏ, một đại dương mini sống động. Chiếm ít diện
tích nên nó rất thuận tiện, dễ dàng giúp không gian trở nên đẹp hơn. Khéo kết hợp
các yếu tố trong bể sẽ tạo được một bức tranh phong cảnh ba chiều tuyệt đẹp, để
thoã mãn các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác và thoã mãn tình yêu thiên
nhiên. Nếu xét về phương diện phong thuỷ thì bể thuỷ sinh có đủ năm ngủ hành
kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ với: bể thuỷ sinh là hành kim, cây thuỷ sinh là hành mộc,
nước là hành thuỷ, ánh sáng là hành hoả và chất nền là hành thổ. Như vậy ngôi nhà
đã đẹp thêm nhờ bức tranh phong cảnh ba chiều, hơn nữa còn giúp giải tỏa được
nhiều sự mệt nhọc, mà còn có ý nghĩa về phương diện khoa học tâm linh trong cuộc
sống.

1


Hiện nay việc chơi bể kiểng thủy sinh đang là một thú vui chơi tao nhã và sôi
động, thế nên chăm sóc và trồng các cây thủy sinh là việc mà người chơi rất quan
tâm. Vì vậy đề tài: “ Ảnh hưởng ánh sáng và chất nền đến sự sinh trưởng, phát

triển của 5 loài cây thủy sinh và ứng dụng chúng trong thiết kế cảnh quan ”
được thực hiện với sự hướng dẫn của Kỹ Sư Võ Văn Đông.
1.2 Yêu cầu
Quan sát theo dõi sự phát triển của các giống cây thủy sinh sử dụng trong 2
nội dung thí nghiệm, về ảnh hưởng của ánh sáng và chất nền đến sự sinh trưởng các
cây thủy sinh.
So sánh được sự khác nhau của các nghiệm thức trong thí nghiệm
Trên cơ sở đó thiết kế được hai bể thủy sinh theo phong cách Hà Lan
1.3 Giới hạn đề tài
Do mục đích của thí nghiệm nên đề tài chỉ tập trung được 5 giống cây : hồng
hồ điệp (Rotala macarandra), thủy cúc (Hygrophila difformis), cỏ trân châu cuba
(Hemianthus callitrichoides “Cuba"), trân châu lá tròn (Micranthemum umbrosum),
vảy ốc xanh (Rotala rotundfolia “Green”); một loại bóng đèn: ánh sáng mặt trời; ba
loại chất nền: sỏi trứng – cát + phân trùn + phân DBO, sỏi trứng – nham thạch +
phân trùn + DBO, sỏi trứng – sỏi trứng + phân trùn + phân DBO.
Địa điểm thực hiện đề tài: tại vườn ươm Bộ Môn Cảnh Quan Hoa Viên
trường Đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Thời gian thực hiện đề tài: 5 tháng (từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2009)
1.4 Sự cần thiết của đề tài
Giúp người chơi thủy sinh có thêm sự phong phú về chất nền và cường độ
ánh sáng sử dụng
Góp phần vào công tác nghiên cứu sâu hơn về điều kiện sinh trưởng, phát
triển, nuôi trồng, chăm sóc cây thủy sinh…
Góp một phần trong công tác thiết kế một hồ thuỷ sinh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Khái niệm cây thủy sinh
Hiện tại, khi đề cập đến cây thủy sinh người ta nghĩ ngay đến những cây
sống trong nước nhưng trên thực tế cây thủy sinh là loại cây có thể sống được cả
môi trường cạn lẫn môi trường nước. Mỗi môi trường có đặc điểm hình thái khác
nhau, môi trường cạn lá dày và tròn hơn, môi trường nước lá mỏng và dài hơn
2.2 Môi trường sống của cây thủy sinh
2.2.1 Ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của cây thủy sinh. Vì tất
cả các lọai thực vật đều cần ánh sáng cho quá trình quang hợp, cung cấp cho quá
trình hô hấp.
Quá trình quang hợp, động lực phát triển của thực vật: đóng vai trò quan
trọng nhất cho sự sống của cây thủy sinh mà động vật không có được, được gọi là
quá trình quang hợp ánh sáng. Trong quá trình này, thực vật tổng hợp CO2 và nước
dưới hỗ trợ của ánh sáng thành đường, carbonhydrat, những chất chính cho sự phát
triển của cây và những sản phẩm thừa, dưỡng khí cho cá.
Hiện nay không chỉ riêng diệp lục tố đóng vai trò duy nhất trong quá trình
tổng hợp ánh sáng, mà còn rất nhiều sắc tố phức tạp khác, tùy theo từng loại cây
cùng tham gia. Hệ thống sắc tố phức tạp này được thực vật hoàn thiện trong lịch sử
tiến hóa của trái đất để phù hợp với ánh sáng tự nhiên, còn được gọi là ánh sáng mặt
trời.

3


Đời sống cây trồng đã và đang diễn ra dưới ánh sáng mặt trời hàng tỷ năm,
tuy nhiên ánh sáng tự nhiên thật khó mà điều khiển cường độ mạnh yếu: ngày này
sang ngày khác, thời gian trong ngày…và không thể quản lý lượng ánh sáng trong
bể chứa, thêm vào đó là sự phát triển không mong muốn của tảo trong điều kiện ánh
sáng quá nhiều. Vì thế thật cần thiết để sử dụng ánh sáng nhân tạo cho bể thuỷ sinh,
và thật may mắn là trong nhiều năm qua đã có nhiều nghiên cứu cho ra nhiều loại

ánh sáng cho bể thuỷ sinh sử dụng, nó điều khiển cẩn thận về chất lượng, cường độ
và đặc tính của nguồn sáng. Điều đó có thể đạt được để bảo đảm sự phát triển cây
thuỷ sinh trong bể khi dùng hoàn toàn nguồn ánh sáng nhân tạo (Barry James, 1986)
Trên cơ sở này, ánh sáng cho bể thủy sinh phải được tạo ra gần với ánh sáng
tự nhiên đến mức có thể để giúp cho thủy thực vật đạt được mức độ tăng trưởng cao
nhất. Chỉ khi cây phát triển mạnh, các thủy sinh, vi sinh vật mới nhận được đủ
lượng dưỡng khí cần thiết cho sự sống, chuyển hóa nitrat, phosphat, tạo nơi ẩn nấp
nghỉ ngơi cho cá, giảm thiểu bệnh tật, những điều mà một bể thủy sinh khỏe mạnh
không thể thiếu.
Mọi loài cây đều cần ánh sáng, nhưng không chỉ đơn giản đặt hồ thủy sinh
ngay cạnh cửa sổ là giải quyết được vấn đề. Ánh sáng quá mức là nguyên nhân chủ
yếu của việc bùng nổ rêu hại trong hồ thủy sinh. Cách tốt nhất để kiểm soát chiếu
sáng trong hồ thủy sinh là cách ly hoàn toàn với ánh sáng tự nhiên và chỉ sử dụng
ánh sáng nhân tạo thay thế. Có một thực tế là ánh sáng mặt trời mang lại sức khỏe
và vẻ đẹp cho cá. Cây thủy sinh được trồng trong nhà thường đẹp hơn rất nhiều so
với cây trồng ngoài trời. Có rất nhiều lựa chọn cho việc chiếu sáng, đèn thủy ngân,
đèn halogen, và đèn huỳnh quang. Đèn huỳnh quang được đánh giá thực tế và kinh
tế nhất.
Công suất của đèn tùy thuộc vào lượng CO2 có trong môi trường nước. Nếu
ánh sáng nhiều mà cây không nhận đủ lượng CO2 cần thiết thì cây có thề bị ảnh
hưởng. Ngược lại nếu tăng lượng CO2 mà không cung cấp đủ ánh sáng, cây sẽ
không quang hợp tốt, lượng CO2 ở mức cao có thể ảnh hưởng đến cá và tép.

4


Sự cân bằng giữa ánh sáng và CO2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm nhiệt
độ môi trường nước và loại cây. Cây có thể chia làm hai loại chính: loại cần nhiều
ánh sáng và loại cần ít ánh sáng.Những loại như dương xỉ và anubias được xem là
loại dễ trồng vì là loại cây ưa bóng râm, loại này cũng dễ thích nghi với điều kiện

ánh sáng nhiều. Loại cây trong phong cách Hà Lan, lá kim và có màu đỏ được cho
là khó trồng đẹp vì cần nhiều ánh sáng và CO2, đây là loại cây khó thích nghi hơn
cây ưa bóng râm.
Bảng 2.1 Khả năng cung cấp ánh sáng của bóng để phù hợp với từng kích thước bể
Kích thước bể (cm)
Dài x sâu x rộng
60 x 38 x 30
70 x 35 x 35
75 x 38 x 30
90 x 38 x 30
70 x 35 x 45
120 x 38 x 30
100 x 40 x 40
100 x 40 x 50
130 x 45 x 45
130 x 45 x 55
160 x 50 x 50
160 x 50 x 60

Thể tích
(lít)
71
85
88
106
110
142
160
200
263

321
400
480

Số lượng đèn
(bóng)
3 x 15 watt
2 x 20 watt
3 x 20 watt
2 x 25 watt
3 x 20 watt
2 x 40 watt
2 x 30 watt
3 x 30 watt
2 x 40 watt
3 x 40 watt
2 x 65 watt
2 x 65 watt

Chiều dài bóng
(cm)
45
60
60
75
60
107
90
90
120

120
150
150

(nguồn: Barry James, 1986)

5


2.2.2 Chất nền
Chất nền là môi trường giúp cho cây đứng vững, là sự lựa chọn cần thiết cho
sự sống của cây, không chỉ duy trì sự sống cho cây cung cấp chất dinh dưỡng và
giúp cây về mặt cơ học, mà còn có nhiệm vụ là trang trí giúp cây trong bể sống
động, đẹp hơn (Barry James, 1986).

Hình 2.1 Nhóm cát nền
(nguồn: thread.phd?t=856)
Có một phạm vi rất rộng lớn các loại chất liệu và phương pháp đã được sử
dụng cho các lớp chất nền của bể thuỷ sinh. Quá trình hình thành và sự tác động qua
lại lẫn nhau xảy ra bên trong lớp chất nền là rất phức tạp.
Lớp chất nền phục vụ cho hai mục đích trong một bể thuỷ sinh:
Nó cung cấp một môi trường phù hợp để giữ cho rễ cây mọc tốt và cung cấp
chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển.
Người ta có thể trồng cây trên những lớp chất nền hoàn toàn trơ như sỏi trơn.
Tuy nhiên, thông thường ta hay áp dụng giải pháp về chất dinh dưỡng mà ở đó một
số hoặc phần lớn các chất dinh dưỡng nhận được từ trong lớp chất nền, việc này có
một số lợi ích, nhiều chất dinh dưỡng được rễ cây ưu tiên hấp thụ. Điều này có
nghĩa rằng cây có thể mọc nhanh hơn khi các chất dinh dưỡng được cung cấp ở
trong lớp chất nền.
Chúng ta có thể chủ động điều tiết được những chất dinh dưỡng nào hoà tan

trong nước bể thuỷ sinh để hạn chế sự phát triển của rêu, tảo, ta có thể chủ động
dùng nồng độ cao hơn của một số chất dinh dưỡng trong một số loại nhất định các

6


lớp chất nền và như vậy sẽ nâng cao được tốc độ phát triển của cây, không cần thiết
phải cho các chất bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên. Mặt khác, có thể sẽ cần
phải phòng xa khi sử dụng nhiều loại chất bổ sung khác nhau với mục đích làm cho
lớp chất nền màu mỡ hơn nữa. Lớp chất nền cần phải được chuẩn bị sao cho để số
lượng dư thừa các photphat, nitrat hoặc amoniac không được giải phóng vào trong
nước của bể thuỷ sinh.
Việc sử dụng số lượng dư thừa các chất hữu cơ hoặc không đúng chủng loại
có thể dẫn đến tỷ lệ cao sự phân huỷ vi khuẩn mà chúng sẽ tiêu thụ khí oxy trong
lớp chất nền và có thể làm thoát ra những loại chất có hại.
Những loại cây thuỷ sinh khác nhau thích nghi với các loại chất nền khác
nhau, những chất hữu cơ của cây trong hồ thủy sinh như lá rữa nát, than bùn, các
mẩu gỗ mục đều giải phóng ra nhiều loại a-xit humic. Một số loại chất cải thiện chất
lượng đất (soil amendments) có thể có chứa khối lượng dư thừa một số loại khoáng
chất mà có thể gây trở ngại cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây hoặc độc
hại đối với những loại động vật không xương (ốc sên) hoặc cá.
Những chất liệu có kết cấu mịn như đất sét, bùn phù sa và các chất hữu cơ
thường được dùng trong các lớp chất nền màu mỡ sẽ có khuynh hướng gây ra vẩn
đục nước khi lớp chất nền bị khuấy động lúc trồng cây vào hoặc nhổ rễ cây ra,
những loại chất liệu này có thể sẽ lắng xuống sau một khoảng thời gian, tuy nhiên
chúng cũng có thể đọng lại trên lá cây làm cho cây có hình dáng bên ngoài khó coi,
và khuyến khích sự phát triển của một số loại rêu, tảo nhất định trên bề mặt của
những lá cây đó.
2.2.3 C02
Để quang hợp, cây cần có ánh sáng, CO2 và các chất dinh dưỡng. Nếu thiếu

một trong số các yếu tố này, cây sẽ không phát triển tốt và quá trình quang hợp
cũng sẽ không tốt. Nếu không đủ ánh sáng cây sẽ không thể sử dụng được khí CO2
ở trong nước và ngược lại
Có hai dạng độ cứng KH và pH khác nhau thường hay bị nhầm lẫn. Độ cứng
của cacbonat là sự tập trung của các cacbonat (CaCO3) ở trong nước và độ cứng

7


chung nói đến các loại khoáng chất hoà tan như canxi (Ca) và magiê (Mg) ở trong
nước. Khi nói về CO2, thì KH rất quan trọng. Khí CO2 không chỉ quan trọng ở trong
bể cá vì cây cần nó để quang hợp, mà còn ảnh hưởng đến độ pH của nước. Các
cacbonat hoà tan sẽ nâng cả độ cứng KH và pH của nước lên, và khí CO2 sẽ làm
giảm độ pH đi bằng việc sản sinh ra axit cacbonic.
Cây nói chung cần ít nhất 5mg CO2/lít nước để quang hợp, phần lớn các cây
thủy sinh được trồng cho bể cá cần một mức độ không đáng kể nước axit, điều này
cũng sẽ giúp cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng và giúp giữ lại các chất dinh dưỡng
như sắt đang có sẵn.
Mọi người đều biết thực vật có lá màu xanh cần CO2. Không có CO2 cây sẽ
không thể tổng hợp được chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống. Thực vật có thể
nhận được CO2 từ không khí và trong nước. CO2 trong nước là sản phẩm chính quá
trình vi sinh phân hủy chất hữu cơ, trong hồ thủy sinh lượng CO2 do cá sản sinh ra
được cây sử dụng tức thì. Điều này là nguyên nhân làm cho độ pH cao. Cung cấp đủ
CO2 cho hệ sinh thái trong hồ thủy sinh là nhiệm vụ cơ bản của người chơi thủy
sinh, thử thách chính là cân bằng được nhu cầu của cây và cá.
Ngày nay có rất nhiều dụng cụ để cung cấp CO2 cho hồ thủy sinh. Nếu hồ
thủy sinh lớn, một thiết bị kiểm soát CO2 điện tử là cần thiết nhằm tránh cho hồ
thủy sinh thiếu hụt CO2 thường xuyên. Hồ thủy sinh nhỏ thì đơn giản hơn, nếu cây
không phát triển thì cây thiếu CO2 hoặc ánh sáng.
Cách đơn giản để biết cây có quang hợp hay không đó là quan sát cây

khoảng 2 giờ sau khi ngắt nguồn CO2. Những bọt khí nhỏ trên lá chứng tỏ là cây
đang quang hợp, ngược lại cần cung cấp thêm CO2 cho cây trước tiên. Sau đó mới
nghĩ đến việc khắc phục thiếu sót ở lọc hoặc đèn.
Lượng CO2 trong nước có thể đo được thông qua độ pH của môi trường
nước. Nếu độ pH dưới mức trung tính là 7.0, lượng CO2 đang thừa, môi trường
nước mang tính acid. Nếu độ pH tăng cao trên 7.0, lượng CO2 đang thiếu, môi
trường nước đang thiếu. Mối quan hệ trên chỉ mang tính chuẩn đoán nhanh tiện lợi.

8


Tìm hiểu lượng CO2 cần thiết cho cây mất rất nhiều thời gian, so sánh độ Ph
vào lúc sáng sớm và buổi tối. Độ pH sẽ thấp nhất vào buổi sáng (trước khi mở đèn)
trong suốt một đêm cá hô hấp và sản sinh ra CO2, và độ pH sẽ cao nhất vào buổi tối
(trước khi tắt đèn) do cây sử dụng CO2 để quang hợp và sản sinh ra O2. Sự chênh
lệch của hai giá trị càng lớn thì mức tiêu thụ CO2 càng nhiều và cây càng khỏe.
Ban ngày, nếu như độ pH không giảm dù có thêm vào CO2 đó là do cây liên tục
quang hợp. Độ pH lý tưởng cho hồ thủy sinh là 6.8 tuy nhiên nếu pH trong khoảng
7.5 ban ngày thì thường cũng không ảnh hưởng gì.
2.2.4 Chất dinh dưỡng
Cây thủy sinh cũng như các loài cây trên cạn cũng cần cung cấp chất dinh
dưỡng, ánh sáng phù hợp cho từng loại cây, CO2 dùng để quang hợp…Vì môi
trường sống của cây thủy sinh trồng trong hồ và cây trên cạn khác biệt nhau. Việc
cung cấp hay bổ sung dinh dưỡng hết sức cần thiết nhưng cũng có đôi điều phải cân
nhắc.
Tỷ lệ từng loại chất dinh dưỡng cho cây thủy sinh phải được cân bằng, để
không xảy ra tình trạng thừa hoặc thiếu chất, mặc khác tình trạng dinh dưỡng mất
cân bằng sẽ dẫn đến bể sẽ bị rêu, chất dinh dưỡng lúc này sẽ có tác dụng ngược trở
thành chất độc hại vì tạo điều kiện cho rêu, tảo phát triển và gây ngộ độc cho cá
trong bể, cho cây thủy sinh, ngăn cản cây hấp thụ các chất dinh dưỡng khác…

Việc hấp thụ và nhu cầu về chất dinh dưỡng: cây thủy sinh sống trong môi
trường nước có đặc đặc tính riêng không giống như cây trên cạn, cây thủy sinh có
thân cây mềm hơn cây trên cạn và nước sẽ giúp cho cây dựng thẳng, lá cây thủy
sinh cũng mềm hơn để giúp hấp thu dinh dưỡng tan trong nước được dễ dàng (một
số chất dinh dưỡng, cây thủy sinh có thể hấp thu qua lá được và một số thì không
thể). Vì lý do này mỗi lọai cây đều có nhu cầu về dinh dưỡng khác nhau.
Phân bón hay chất dinh dưỡng dạng chất lỏng, viên (cục) có thành phần bao
gồm cả chất hữu cơ và vô cơ. Những yếu tố đó có thể dẫn đến tình trạng phản ứng
hóa học hoặc không tương hợp nhau của dinh dưỡng. Tình trạng này có thể xảy ra
trước hay sau khi ta bổ sung dinh dưỡng cho cây, như vậy cây sẽ không hấp thu

9


được dinh dưỡng. Một số chất dinh dưỡng cho dù có tính ổn định nhưng rêu tảo lại
có khả năng hấp thụ tốt hơn cây thủy sinh như vậy rêu sẽ phát triển rất nhanh trong
hồ. Có thể nói một cách khác là tính ổn định và tương hợp nhau của chất dinh
dưỡng rất quan trọng.
Phân nước dùng cho cây thủy sinh không nên chứa thành phần của nitrate và
phosphate. Cây thủy sinh sẽ nhận được 2 thành phần này hầu như gần đủ thậm chí
còn dư từ thức ăn của cá. Nếu Nitrate và Phosphate có nhiều hơn nhu cầu của cây
thủy sinh sẽ dẫn đến tình trạng rêu hại phát triển mạnh và ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng của nước trong hồ. Vì vậy số lượng cá nuôi trong hồ, số lần cho cá
ăn/lần/ngày và liều lượng thức ăn rất quan trọng không nên cho cá ăn nhiều.
Liều lượng, cách sử dụng, bổ sung dinh dưỡng: có thể tăng hay giảm thùy
theo số lượnghay chủng loại cây trong hồ. Nên theo dõi hoặc để ý khi sử dụng cho
thích hợp, nếu lá non của cây có màu sắc đẹp có thể đoán được là dinh dưỡng hơi
nhiều hay là lá non có màu lợt thì ít dinh dưỡng, thậm chí có thể quan sát cây có thở
hay không (sẽ có bọt khí đọng dưới lá), thở ít hay nhiều (yếu tố về ánh sáng và CO2
phải thích hợp và cân bằng).

2.2.5 Tảo, rêu
Sự bùng phát rêu tảo hại là kết quả của tình trạng dư thừa nitrate, phosphate
and ammonium trong môi trường nước.
Sự mất cân bằng giữa các yếu tố ánh sáng, CO2, nguyên tố đa lượng, vi
lượng sẽ dẫn đến sự phát triển rêu tảo hại. Khi cây thủy sinh được cung cấp đầy đủ
và cân bằng các yếu tố kể trên, chúng sẽ hấp thu dinh dưỡng có trong môi trường
nước nhanh hơn rêu tảo hại. Không lạ gì về khả năng khống chế rêu tảo tuyệt vời
của các loài cây thân đốt (cắt cắm) mọc nhanh nhờ khả năng hấp thu dinh dưỡng
nhanh và mạnh của chúng. Nhưng khi một trong các yếu tố, nguyên tố kể trên bị
thiếu hụt thì sự chuyển hóa, trao đổi chất của cây thủy sinh sẽ giảm và chúng sẽ chết
dần. Dĩ nhiên cây thủy sinh sẽ cho thấy những dấu hiệu suy dưỡng của chúng như
vàng lá, rỗ lá, v.v... Nếu không kịp thời bổ sung các yếu tố cần thiết này thì dù có
trồng thêm cây thân đốt mọc nhanh để không chế rêu hại thì cũng chưa đủ. Chỉ có

10


cây thủy sinh khỏe mạnh, đầy đủ dinh dưỡng mới khiến cho hệ sinh thái cân bằng.
Rêu tảo hại là thực vật bậc thấp, thường chỉ hấp thu nguồn dinh dưỡng thừa của cây
thủy sinh bậc cao, nhưng khi hệ sinh thái mất cân bằng do các nguyên nhân kể trên,
chúng sẽ tranh thủ nguồn dinh dưỡng và nhanh chóng phát triển. Vì vậy việc ta cần
làm là đảm bảo cho cây thủy sinh của ta được cung cấp đủ ánh sáng, CO2, các
nguyên tố đa lượng, vi lượng. Liều lượng phân bón, dinh dưỡng sẽ tùy theo chất
lượng, cường độ của hệ thống chiếu sáng mà tăng hay giảm.
2.3 Đặc điểm sinh học của các cây thủy sinh trong thí nghiệm
2.3.1 Hồng hồ điệp
Tên la tinh: Rotala macarandra
Nguồn gốc: ở Ấn Độ
Đặc điểm sinh thái sinh lý: cây đa
niên, thân thảo, cao 25 – 55 cm, rộng 2 –

7cm, rễ chùm. Lá đơn, mọc đối chữ thập, lá
hình trứng dài 3 - 5 cm, rộng 1 - 1,5 cm,
mép lá gợn sóng, không có cuống lá. Đầu lá
nhọn, gốc lá tù. Mặt trên và mặt dưới lá màu
cam có pha xanh. Ph: 5 – 8, độ cứng nước:
rất mềm, thời gian chiếu sáng từ: 10 12h/ngày, nhiệt độ tối thích: 25 – 280C, tốc
độ phát triển nhanh. Hồng hồ điệp là một
loài đẹp lạ thường trong bể thủy sinh. Cây

Hình 2.2 Rotala macarandra

cần ánh sáng mạnh để tạo nên mầu đỏ đẹp, CO2 bổ sung và nước mềm là hai yếu tố
quyết định cho sự phát triển của cây. Hồng hồ điệp đẹp nhất khi được trồng thành
cụm, tuy nhiên không nên để các cành quá chen nhau khiến ánh sáng không đến
được những lá phía dưới. Để đảm bảo cây lên màu tốt, nước phải được bổ sung đủ
các vi dưỡng chất. Hồng hồ điệp rất cần bổ sung CO2, chúng đòi hỏi ánh sáng
mạnh, chế độ dinh dưỡng ổn định.
Nhân giống bằng cách giâm cành

11


Vị trí phối kết: trung cảnh hoặc hậu cảnh. Nên bố trí cây theo cụm làm nổi
bật màu sắc của cây
2.3.2 Thủy cúc Hygrophila difformis
Tên la tinh: Hygrophila difformis
Nguồn gốc: Ấn Độ, Thái Lan, Mã Lai.
Đặc điểm sinh thái sinh lý: cây đa niên,
thân thảo, cao 15 - 20 cm, lá đơn, mọc đối, lá
xẻ thùy sâu. Cây có dáng đẹp nhất khi cao 4 5 đốt, hình dạng của lá phụ thuộc vào nhiệt độ

của môi trường, khi nhiệt độ thấp lá sẽ dày và
nhỏ, khi nhiệt độ tăng cao lá to hơn và xẻ
thùy, lá có thể dài tới 10 cm, rộng từ 3 - 4 cm,

Hình 2.3 Hygrophila difformis

có màu xanh lục tới xanh đậm. Ph: 5,5 – 7, nhiệt độ thích hợp: 24 - 28 0C, nhu cầu
ánh sáng mạnh, thời gian chiếu sáng 10 - 12h/ ngày.
Nhân giống bằng cách giâm cành
Vị trí phối kết: trung cảnh.
2.3.3 Vảy ốc xanh
Tên la tinh: Rotala rotundfolia “Green”
Nguồn gốc: Châu Á
Đặc điểm sinh thái sinh lý: cây đa niên,
thân thảo cao 20 - 30 cm. Lá hình elip mọc đối,
đầu lá thuôn nhọn, gốc lá có bẹ, lá dài 2 - 3 cm,
rộng 1 - 1,5 cm. Ph : 5,5 – 7,5, thời gian chiếu
sáng 10 - 12 h/ ngày, nhu cầu ánh sáng cao, cây
phát triển khá nhanh, nhiệt độ thích hợp 25 - 28
0

C.
Nhân giống bằng cách giâm cành.
Vị trí phối kết: trung cảnh.

Hình 2.4 Rotala rotundfolia “Green”

12



2.3.4 Trân châu cuba
Tên la tinh: Hemianthus callitrichoides “Cuba "
Nguồn gốc: Nam Mỹ
Đặc điểm sinh thái sinh lý:
cây thân bò, cao 3 - 6 cm, lá hình
hạt dưa dài 1,5 - 2 cm, rộng 0,5
cm. Cây mọc thành thảm rất đẹp.
Ph : 6,2 - 8, thời gian chiếu sáng
10 - 12h/ ngày. Nhiệt độ thích hợp

Hình 2.5 Hemianthus callitrichoides

18 - 28 0C, nhu cầu ánh sáng cao, tốc độ phát triển bình thường.
Cỏ Trân châu là một loài cây thủy sinh rất được ưa chuộng do nó có dáng
nhỏ bé và lá nhỏ. Một khi đã chịu được môi trường sống thì nó sẽ phát triển tạo
thành một thảm cỏ dày nhờ những chiếc lá xinh đẹp có màu xanh sáng. Cây có thể
dùng làm cây trồng ở phía trước hoặc phía sau của bể.
Phân loài Hemianthus này nhanh chóng tạo nên 1 tấm thảm dày màu xanh
sáng bò sát nền hồ. Bọt ôxy đọng trên lá, phản chiếu dưới ánh đèn tạo ra một cảnh
trí lung linh nơi tiền cảnh. Có thể được trồng thẳng xuống nền hay cột vô đá và lũa,
chúng thích hợp cho cả hồ to lẫn hồ nhỏ.
Hemianthus callitrichoides được tìm ra bởi Holger Windelov tại vùng bờ
sông không xa Las Pozas cách Havana 90 km về phía đông trong mùa khô. Chúng
bám rễ trên bãi đá sỏi, cách dòng nước sông khoảng 50cm. Thảm cây dường như
mọc xen dày nhằm chống lại dòng chảy xiết về mùa mưa, khi ấy chúng bị chìm sâu
dưới 1m nước. Hemianthus callitrichoides được tìm thấy ở Cuba, tuy nhiên người ta
cũng tìm được chúng tại khu vực Bắc Mỹ. Hemianthus callitrichoides thuộc họ
Scrophulariaceae, có liên quan tới phân nhánh Callitriche thường phân bố nhiều ở
phía Bắc. Hemianthus callitrichoides rất nhỏ (3-6 cm) vì vậy chúng rất khác với
Hemianthus micranthemoides (trân châu thường) bởi thân ngắn và lá cực nhỏ. Ra

hoa theo kiểu độc nhất vô nhị, giúp chúng dễ dàng lan nhanh. Hoa 4 cánh (các loài
khác là 5), quả chỉ có 1 khoang chính giữa chứ không phải là 2 như loài trân châu

13


khác. Hơn nữa lá của chúng cũng sẫm hơn lá trân châu thường một chút. Các trại
rong thường ươm cạn Hemianthus callitrichoides, cấy chúng lên các giá thể sợi len
hay sơ dừa. Nên trồng Hemianthus callitrichoides thành thảm dày làm tiền cảnh
trong hồ thủy sinh. Một giá thể có thể được tách thành 7-8 cụm, trồng cách nhau vài
cm. Chỉ sau 3-4 tuần chúng đã tạo nên 1 tấm thảm xanh rì tuyệt vời. Khi bọt oxy
đọng trên lá sẽ tạo ra hiệu ứng rất lung linh cho hồ.
Hemianthus callitrichoides không đòi hỏi về ánh sáng, nhưng càng cung cấp
nhiều, chúng càng nhanh phát triển 1 cách khỏe mạnh. Trong môi trường yếu sáng,
chúng mọc dài ra tới 20cm. Hemianthus callitrichoides là loài phát triển nhanh nên
đòi hỏi bổ sung dinh dưỡng trong vòng 3-4 tuần, nếu trong hồ có nhiều cá thì lâu
hơn. Khi thiếu sắt chúng có biểu hiện vàng lá non. Khi chúng mọc quá dày, ta cần
tỉa bớt theo kiểu xén cỏ. Cũng giống các loài cây khác, chúng phát triển mạnh khi
có C02 nhưng đôi khi không cần CO2 chúng vẫn tạo ra bọt khí trên lá.
Hemianthus callitrichoides có thể là loài cây tiền cảnh dể chịu và đẹp nhất
với thảm xanh sát nền, dễ dàng tạo ấn tượng với những bong bóng nhỏ li ti trên lá.
Tuy nhiên cũng cần để ý tỉa bớt các loài cây khác mọc trùm lên Hemianthus
callitrichoides.
2.3.5 Trân châu lá tròn
Tên la tinh: Micranthemum
umbrosum
Nguồn gốc: Mỹ
Đặc điểm sinh thái sinh lý: cây đa
niên, thân thảo, cao 10 - 15 cm. Lá đơn mọc
đối chữ thập, lá hình tim tròn dài 0,5 cm,

rộng 0,3 - 0,5 cm, đầu lá tròn, gốc lá tù
không có cuống lá, mặt trên và mặt dưới lá
có màu xanh lục. pH: 5,5 – 7,5, thời gian
chiếu sáng 10 - 12h/ ngày, cần cường độ ánh

Hình 2.6 Micranthemumumbrosum

sáng mạnh, CO2 cần thiết để lá có màu sắc đẹp, nhiệt độ thích hợp: 22 - 24 0C. Ưu

14


điểm: dễ trồng, dễ chăm sóc, phát triển nhanh, không đòi hỏi dinh dưỡng cao.
Nhược điểm: Cây nhỏ nên cần trồng nhiều mới đẹp.
Nhân giống bằng cách giâm cành.
Cách bố trí: Làm tiền cảnh hoặc buộc vào lũa.
2.4 Thiết kế hồ thủy sinh
Ở thập kỷ 60, ảnh hưởng trường phái bắt đầu vượt khỏi biên giới Hà Lan,
đến với đỉnh vinh quang thế giới. Cho đến điểm thời gian này, quan tâm chính của
bể thuỷ sinh mới chỉ ở mức dưỡng các loại cá cảnh; dẫn đến bể nếu có cây trồng
vẫn thường nhàm chán đơn điệu. Ảnh chụp bể Hà Lan rực rỡ đã làm khơi dậy sự
ngạc nhiên, hâm mộ về bố cục, cây trồng phong phú của những khu thượng uyển
dưới nước, và người ta cũng dần dần nhận ra vai trò sinh thái quan trọng của cây
trong nghệ thuật thuỷ sinh. Đến nay, những bể Hà Lan lung linh hiện diện ở mọi
ngõ ngách trên thế giới.
Người Hà lan nổi tiếng trồng hoa, và không những vậy, phong cách trang trí
vườn hoa của họ cũng nổi tiếng thế giới. Bước vào vườn bể thủy sinh, họ cũng
mang phong cách ấy theo mình: lúc nào cũng nhiều cây, thậm chí ở nhiều bể rất rậm
rạp, nhiều màu sắc, nhiều mảng khối lẫn vào nhau, giấu vào nhau mà cũng tôn vinh
nhau, một không gian chung tự do, nhẹ nhàng, thanh thản. Để trồng được như vậy

không dễ. Trong tự nhiên rất khó gặp những vùng sông nước mà nhiều chủng loại
cây cùng tụ họp sống chung đông vui khỏe mạnh như thế. Thậm chí không ít loại
cây ngoài tự nhiên không thể sống được với nhau, mà dưới bàn tay chăm sóc của
con người, lại có thể trở nên hòa hợp trong cùng một bể. Cũng là cắt xén, cũng là
hãm, là thúc bón..., cũng có những nguyên tắc trồng cây, phân bố mảng, xây dựng
khối... nhất định, nhưng tinh thần sống của bể không trói buộc, bộc lộ ngay ra ngoài
một cách tự nhiên, thoải mái. Phong thái ung dung, nhẹ nhàng phơi phới, đường nét
uyển chuyển mềm mại, tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc, dễ yêu, dễ thích ...
Phong cách Hà Lan: xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 20 tại Hà Lan.
Lối chơi này chú trọng đến sắp xếp các loại cây thủy sinh theo luống, theo cụm,
triển khai theo một trình tự sắp xếp với các loại cây thấp ở phía trườc, các lọai cây

15


×