Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

sáng kiến kinh nghiệm vấn đề giáo dục kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.41 KB, 16 trang )

A. PHẦN CHUNG.
1. Lý do chọn đề tài .
Người thầy, người cô nào cũng phải làm công tác chủ nhiệm lớp,
chỉ đạo toàn bộ mọi học sinh lớp mình, chỉ đạo toàn bộ mọi học sinh
lớp mình. Dưới chủ trương cua nhà trường phổ thông, trong quá trình
dạy học cũng như làm công tác chủ nhiệm, tôi đã học hỏi được một số
kinh nghiệm sau:
Để làm tốt công tác chủ nhiệm góp phần nâng cao sự nghiệp giáo
dục nước nhà, trước hết người giáo dục chủ nhiệm phải nhiệt tình với
công việc, luôn quan tâm tới từng học sinh mà mình quản lý.
Di chúc của Bác Hồ vĩ đại đã viết.
“Non song Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không! Dân tộc Việt
Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là
nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Từ đó nhiệm vụ, chức năng của người giáo viên chủ nhiệm có một
vị trí rất quan trọng, là nền móng đưa các em vào “lâu đài” văn háo.
Người giáo viên chủ nhiệm là người lãnh đạo, điều khiển lớp mình
chủ nhiệm; là nhân vật trung tâm để hình thành nhân cách cho học
sinh và là chiếc cầu nối liền giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Nhiệm vụ chính của người giáo viên là giáo dục, truyền thụ kiến
thức cho học sinh thong qua các bài học trên lớp. Giáo dục là điều
kiện không thể thiếu được để duy trì và phát triển trí tuệ con người
phù hợp với mục tiêu của từng giai đoạn lịch sử.

Trang 5


Giáo dục trẻ em bằng tấm lòng “yêu nghề mến trẻ”. Đó chính là lí
do tôi chọn đề tài này.
1.1. Cơ sở pháp chế.
- Căn cứ vào chương IV – Mục 1 của luật giáo dục: Nhiệm vụ và


quyền hạn của nhà giáo.
- Căn cứ vào chương V. Nhiệm vụ và quyền lợi của người học.
- Căn cứ vào chương VI: Nhà trường , gia đình và xã hội.
Ngoài ra còn căn cứ vào kế hoạch, chỉ tiêu của trường, kế hoạch
chủ nhiệm của lớp hàng tháng, hàng tuần.
1.2. Cơ sở lý luận.
Như chúng ta đã biết trong nghề học nhất là làm công tác chủ
nhiệm lớp là người trực tiếp giảng dạy, tổ chức hoạt động cho học sinh
trong một thời gian ngắn là khó khăn bước đầu của người giáo viên.
Do vậy người giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm gần gũi với học
sinh, nhiệt tình trong công tác mới, hoàn thành công việc của mình.
“ Dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý” (Phạm
Văn Đồng).
Câu nói của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đúng trong mọi thời
đại.
Do vậy tôi đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm ngay từ bước đầu
tiếp xúc với thực tế ở trường phổ thong. Trước hết, người giáo viên
chủ nhiệm phải nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của các em bắt đầu
thay đổi do đó nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm phải làm chiếc cầu
Trang 6


nối cho các em có phương pháp học tập đúng đắn. Cần có nhiệm vụ về
sư phạm thể hiện ở cách ứng xử đúng mực, tôn trọng phẩm chất, nhân
cách của các em. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên phải có trình độ, tư
tưởng, đạo đức, văn hóa cao, có tình thương và sự quan tâm đến học
sinh.
Ngoài ra cần đánh giá một cách khách quan những ưu điểm, nhược
điểm của học sinh, khuyến khích học sinh phát triển những ưu điểm
của mình.

Đối với lứa tuổi học sinh phổ thông trong điều kiện xã hội phát
triển đa dạng phức tạp như hiện nay, việc tổ chức giáo dục phối kết
hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có ý nghĩa va tác dụng sâu
sắc. Tổ chức giáo dục chương VI “ Quan hệ giữa nhà trường và cộng
đồng”.
1.3 Cơ sở thực tiễn.
Trong thời gian dạy học tại trường trung học cơ sở Trúc Lâu, tôi
được phân công chủ nhiệm lớp

. Ngay từ buổi đầu tôi đã làm quen,

gần gũi và tiếp xúc với học sinh, tôi đã đi sâu tìm hiểu gia đình của
từng học sinh.
Địa bàn ở đây hết sức phức tạp, dân cư sống rải rác ở nhiều nơi,
100% các em là người dân tộc thiểu số. Số lượng học sinh trong lớp
đông 44 em, độ tuổi không đồng đều dẫn đến việc nhận thức của các
em chưa cao. Một số gia đình chưa quan tâm đến việc học tập của các
em, còn coi nhẹ việc đến lớp, đến trường, không thường xuyên trao
đổi với giáo viên chủ nhiệm về việc học tập của con em mình. Vì vậy,
Trang 7


người giáo viên chủ nhiệm phải lựa chọn phương pháp giảng dạy, giáo
dục phù hợp với điều kiện cụ thể; cùng phối kết hợp với giáo viên bộ
môn, cán bộ Đoàn, Đội phối hợp thống nhất biện pháp để dạy bảo các
em.
Bên cạnh đó, được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, đồng
nghiệp là cơ sở thuận lợi để tôi chọn đề tài này. Tôi sẽ nhiệt tình với
công việc của mình trong công tác chủ nhiệm cũng như việc giảng dạy
sau này để trở thành người giáo viên chủ nhiệm có năng lực.

2. Nhiệm vụ của đề tài.
Người giáo viên chủ nhiệm khi làm công tác chủ nhiệm đầu tiên
cần phải điều tra nắm chắc đối tượng từng học sinh. Phải hướng học
sinh lớp mình như một gia đình nhỏ, xây dựng tập thể vững mạnh về
mọi mặt; tổ chức các hoạt động phong trào thi đua tự giác, tích cực
với nhiều chủ đề khác nhau có ý nghĩa thiết thực.
Giáo dục những phẩm chất đạo đức của học sinh theo 5 điều Bác
Hồ dạy. Muốn vậy phải phối hợp với giáo viên bộ môn để tiếp nhận
tín hiệu trong quá trình giáo dục. Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của
học sinh là thước đo quá trình rèn luyện phấn đấu của học sinh. Vì
vậy, người giáo viên chủ nhiệm lớp cần sử dụng nhiều biện pháp chỉ
đạo việc học tập của học sinh.
3. Giới hạn của đề tài.
Đây là vấn đề được nhiều giáo viên quan tâm. Song ở đây tôi chỉ
đề cập đến vấn đề giáo dục kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã
hội.
Trang 8


Thường xuyên lắng nghe, theo dõi mọi mặt hoạt động của học sinh
để có chủ trương, biện pháp kịp thời. Sự hợp tác đồng bộ là rất cần
thiết vì nó tạo được sức mạnh tổng hợp trong quá trình giáo dục.
Thường xuyên đến thăm hỏi gia đình học sinh để nắm được những
thông tin từ gia đình từ đó có biện pháp giáo dục cụ thể.
Tôi đã vận dụng vào để làm công tác chủ nhiệm lớp 6C do tôi
đang trực tiếp điều khiển.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và nội dung của đề tài, tôi đã
chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6C mà tôi chủ nhiệm.
5. Phương pháp nghiên cứu.

- Thường xuyên đọc sách và đọc tài liệu có liên quan đến đề tài
cần nghiên cứu.
- Phương pháp dùng lời nói.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát khách quan.
Sau đó tôi xây dựng đề cương sáng kiến và đưa ra thảo luận trong
tổ chuyên môn rồi đi đến thống nhất.

6. Thời gian nghiên cứu.

Trang 9


Đầu tháng 10 tôi báo cáo với tổ chuyên môn về đề tài chọn viết và
đi vào nghiên cứu.
Giữa tháng 12/2006 tôi hoàn thành đề tài, thông qua tổ chuyên
môn và hội đồng xét duyệt.
7. Tài liệu tham khảo.
- Luật giáo dục – Nhà xuất bản chính trị quốc gia năm 1998.
- Điều lệ trường phổ thong.
- Điều 22 và 23: quyền hạn, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp
(Chương IV – Điều lệ trường phổ thông ngày 2/4/1979 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo _
- Giáo trình tâm lý học – Nhà xuất bản đại học quốc gia.
- Giáo trình giáo dục học - Nhà xuất bản đại học quốc gia.

Trang 10


B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.

1.Nội dung thực hiện .
- Dựa vào kết quả khảo sát chất lượng đầu năm để biết được tình
hình học tập và đạo đức của các em lớp 6C.
Tổng số học sinh : 28 em.
+ Về học lực:
Giỏi: 0
Khá: 5 em.
TB: 23 em
Yếu: 0 em.
+ Về hạnh kiểm:
Tốt: 26 em
Khá: 2 em
TB: 0
Yếu: 0
- Sau khi được phân công chủ nhiệm lớp 6C, ngay từ buổi đầu, tôi
đã làm quen, gần gũi, tiếp xúc với từng học sinh. Sau đó tôi đi sâu đi

Trang 11


sát tìm hiểu gia đình các em. Phân loại từng học sinh, khuyến khích
những học sinh học lực khá, giỏi, hạnh kiểm khá, tốt không ngừng
phát triển. Đặc biệt chú ý đến học sinh yếu, kém, học sinh cá biệt giúp
đỡ, uốn nắn các em hạn chế những khuyết điểm phấn đấu trở thành
con ngoan, trò giỏi.
Đề ra và bám sát các kế hoạch của nhà trường theo những chủ đề
lớn đặc biệt là phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Hoa điểm 10”,
“ Giờ học tốt, ngày học tốt, tuần học tốt”; phong trào “ Đôi bạn cùng
tiến”.
Những học sinh khá giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém. Khuyến khích

năng khiếu của các em trong các phong trào văn nghệ, thể dục thể
thao. Chú trọng xây dựng tập thể vững mạnh. Tăng cường giáo dục ý
thức tự giác học tập, tính tự quản đến từng học sinh.
Bám sát vào kế hoạch chủ nhiệm đã lập theo tuần, tháng. Hàng
tuần, tháng sơ kết lớp và có hình thức khen thưởng kịp thời để động
viên khích lệ tinh thần học tập, phấn đấu của học sinh.
- Phối kết hợp cùng với các giáo viên khác và cán bộ Đoàn, Đội
thống nhất biện pháp và kế hoạch giảng dạy và giáo dục của lớp.
Cùng với các giáo viên khác và cán bộ Đoàn, Đội xây dựng lớp
thành một tập thể vững mạnh; giúp đỡ và tạo điều kiện cho Đội thiếu
niên tiền phong Hồ Chí Minh của lớp hoạt động và phát huy ý thức
làm chủ, tính tự giác và chủ động của học sinh trong các hoạt động.

Trang 12


- Kết hợp với hội phụ huynh học sinh; thường xuyên trao đổi với
gia đình học sinh để có biện pháp giáo dục kịp thời đặc biệt là những
em chậm phát triển, ý thức tổ chức chưa cao.
- Kết hợp với các giáo viên bộ môn, tổ chức Đoàn, Đội tổ chức
nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh vào cuối kỳ, cuối năm, có hình
thức khen thưởng, xử lý uốn nắn những học sinh sai phạm.
- Kết hợp với ban giám hiệu, thường xuyên báo cáo tình hình mọi
mặt của lớp với ban giám hiệu để cùng giáo dục học sinh.
- Hướng các em vào những hoạt động, phong trào bổ ích của xã
hội. Kết hợp với Đoàn thanh niên xã, ban văn hóa xã hội của xã để
hướng các em vào các hoạt động bổ ích.
- Thường xuyên bám sát kế hoạch của nhà trường sau đó lên kế
hoạch chi tiết, báo cáo kết quả thực hiện ban giám hiệu để giáo dục
học sinh.

- Thông báo với hội phụ huynh, cha mẹ học sinh theo định kỳ về
hai mặt đạo đức, học lực.

2. Kết quả.
Sau một thời gian làm công tác chủ nhiệm, tôi thấy về đạo đức
các em rất ngoan, tôn trọng thầy cô giáo, kính già yêu trẻ, đoàn kết,
hòa nhã với bạn bè. Về học tập còn một số em dân tộc Dao học còn
Trang 13


yếu, chưa chú ý đến việc học tập, một số em có sự chuyển biến rõ rệt
theo hướng tích cực. Đặc biệt không còn học sinh cá biệt, các em này
đã vươn lên thành học sinh trung bình, trung bình khá, ý thức tổ chức
tốt, ngoan, lễ phép.
Đối với một số em dân tộc Dao chưa có sự chuyển biến, tôi sẽ kết
hợp với giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn, Đội, ban giám hiệu, hội phụ
huynh để giúp đỡ các em tiến bộ.

3. Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện.
Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm tôi thấy:
- Giáo viên chủ nhiệm trước hết phải là người mẫu mực về mọi
mặt, là tấm gương sang để các em noi theo.
- Thường xuyên trao đổi với giáo viên bộ môn, cán bộ đội thiếu
niên tiền phong HCM về tình hình học tập và đạo đức của các em để
có biện pháp giúp đỡ các em kịp thời.
- Là chiếc cầu nối giưa gia đình, nhà trường, xã hội.
- Phải thường xuyên quan tâm giúp đỡ những em học còn yếu, ý
thức tổ chức kỷ luật chưa cao, những em có hoàn cảnh khó khăn.
- Có hình thức khen, chê kịp thời, khách quan đối với học sinh
nhằm hạn chế những mặt khuyết điểm, khích lệ, khuyến khích những

mặt tốt của các em.

Trang 14


4. Kết luận.
Trong quá trình thực hiện tôi thấy công tác chủ nhiệm không phải
là đơn giản mà phải kết hợp với nhà trường, giáo viên bộ môn, cán bộ
Đoàn, Đội để rút ra những kinh nghiệm của bản than. Tham khảo kinh
nghiệm của bạn bè đồng nghiệp, hội phụ huynh, chính quyền địa
phương giúp đỡ mình hoàn thành nhiệm vụ.
Giáo viên chủ nhiệm phải phối kết hợp chặt chẽ giữa 3 mặt: gia
đình, nhà trường và xã hội.
Công tác chủ nhiệm lớp phải có kế hoạch rõ rang, có phương pháp
giáo dục về các mặt: trí dục, đức dục, mĩ dục ngoài ta còn giáo dục
long yêu lao động đối với học sinh.
Trong quá trình dạy học, tôi đã tự đúc rút cho bản than một số kinh
nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp.
Tôi luôn phấn đấu để học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp đi
trước để vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện thực tế lớp mình
chủ nhiệm đạt kết quả cao.

5. Kiến nghị, đề xuất.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, phòng giáo dục cần quan tâm hơn nữa
với tất cả các giáo viên.
- Cần cung cấp đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học.

Trang 15



- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề tạo điều kiện chi tiết dạy
tốt hơn.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ, trao đổi về kinh nghiệm,
phương pháp chủ nhiệm để không ngừng nâng cao chất lượng giáo
dục.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng của công
tác chủ nhiệm. Trong quá trình dạy học tôi đã đúc rút kinh nghiệm cho
bản thân về công tác chủ nhiệm lớp. Tuy nhiên là một giáo viên trẻ
mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy, giáo dục học sinh còn hạn chế.
Tuy vậy, tôi luôn phấn đấu quyết tâm học hỏi kinh nghiệm của
đồng nghiệp đi trước để vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện
thực tế lớp mình chủ nhiệm đạt kết quả cao và trở thành người giáo
viên chủ nhiệm có năng lực.

Trúc Lâu, tháng 12 năm 2006
Người viết

Nguyễn Hồng Phú

Trang 16


PHỤ LỤC

STT

NỘI DUNG

A


PHẦN CHUNG

1

Lý do chọn đề tài

1.1

Cơ sở pháp chế

1.2

Cơ sở lý luận

1.3

Cơ sở thực tiễn

2

Nhiệm vụ của đề tài

3

Giới hạn của đề tài

4

Đối tượng nghiên cứu


Trang 17


5

Phương pháp nghiên cứu

6

Thời gian nghiên cứu

7

Tài liệu tham khảo

B

NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1

Nội dung thực hiện

2

Kết quả

3

Bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện


4

Kết luận

5

Kiến nghị, đề xuất

XÉT DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………….
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
…………………………………………………………
Trang 18


………….
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
…………………………………………………………
XÉT DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

………………………………………………….
………………………………………………………………………
…………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………….
………………………………………………………………………
…………………………………………………………
………….
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
…………………………………………………………

Trang 19


Trang 20



×