Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện tân uyên, tỉnh lai châu (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.39 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN DUY HẢI

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU TRUNG
TÂM HÀNH CHÍNH CHÍNH TRỊ THỊ TRẤN HUYỆN LỴ
HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN DUY HẢI
KHÓA: 2016-2018

QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO QUY HOẠCH KHU TRUNG
TÂM HÀNH CHÍNH CHÍNH TRỊ THỊ TRẤN HUYỆN LỴ
HUYỆN TÂN UYÊN, TỈNH LAI CHÂU
Chuyên ngành: Quản lý đơ thị và cơng trình
Mã số: 60.58.01.06



LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ VÀ CƠNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN TỐ LĂNG

Hà Nội - 2018


Lời cảm ơn
Trong suốt quá trình học tập chương trình Thạc sỹ, chun ngành Quản
lý đơ thị và cơng trình, khóa học 2016 - 2018 tại trường Đại học Kiến trúc Hà
Nội. Học viên đã được các thầy cô giáo truyền đạt cho những kiến thức và
phương pháp nghiên cứu khoa học vô cùng quý báu. Đây là nền tảng kiến
thức giúp học viên tự tin, vững vàng hơn trong trong công việc. Thể hiện sự
biết ơn chân thành và sâu sắc, học viên xin gửi lời cảm ơn:
Thầy giáo GS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng, người thầy trực tiếp hướng
dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Quý thầy cô Khoa Sau đại học, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và
các bạn lớp CH2016QL4 đã nhiệt tình giúp đỡ học viên trong suốt thời gian
tham gia khóa học.
Quý anh chị, ban lãnh đạo: UBND huyện Tân Uyên, Phòng Kinh tế và
Hạ tầng, Ban Quản lý dự án Xây dựng cơ bản và Hỗ trợ bồi thường Di dân
Tái định, UBND thị trấn; Thư viện Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã cung
cấp, tạo điều kiện cho Tôi trong công tác điều tra, khảo sát, thu tập tài liệu để
thực hiện luận văn này.
Tuy đã có nhiều sự cố gắng, nhưng do điều kiện về thời gian cũng như
kiến thức của bản thân cịn nhiều hạn chế, luận văn khơng tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến quý báu từ Hội đồng khoa
học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!
Lai Châu, ngày 25 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Hải


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan, Luận văn thạc sỹ là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập của tơi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là
trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã
được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Nguyễn Duy Hải


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, biểu
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài …………………………………………………………...1
* Mục đích nghiên cứu …………………………………………………….....3
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ………………………………………….3
* Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………...3
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ………………………………...3

* Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong luận văn ……………….……..4
* Cấu trúc luận văn …………………………………………………….…...6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XÂY DỰNG
THEO QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CHÍNH TRỊ
THỊ TRẤN HUYỆN LỴ HUYỆN TÂN UYÊN ………………………..….7
1.1. Khái quát về thị trấn Tân Uyên ........................................................7
1.2. Vị trí địa lý khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ
huyện Tân Uyên ........................................................................................9
1.3. Thực trạng về xây dựng theo quy hoạch khu trung tâm hành
chính huyện ............................................................................................ 13
1.3.1 Về thực trạng sử dụng đất …………………………………………13
1.3.2 Về cơ sở hạ tầng xã hội ……………………………………………13
1.3.3. Về hạ tầng kỹ thuật và môi trường ………………………………..15
1.3.4. Đánh giá tổng hợp thực trạng ……………………………………..18


1.4. Thực trạng công tác quản lý xây dựng khu trung tâm hành chính
huyện ........................................................................................................21
1.4.1. Thực trạng về quản lý ……………………………………………..21
1.4.2. Bộ máy quản lý …………………………………………………...22
1.4.3. Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý xây dựng khu
trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên…...….27
1.5. Những vấn đề cần nghiên cứu .........................................................29
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO
QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CHÍNH TRỊ THỊ
TRẤN HUYỆN LỴ HUYỆN TÂN UYÊN ……………………………31
2.1. Cơ sở thuyết trong công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch ...31
2.2. Cơ sở Pháp lý ………………………………………………………33
2.2.1. Các văn bản quy phạm pháp luật …………………………………33

2.2.2. Các văn bản pháp lý của tỉnh Lai Châu ….………………………..37
2.2.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan ……………………………38
2.2.4. Định hướng về quy hoạch xây dựng khu trung tâm hành chính
chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên …………………………...39
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý xây dựng theo quy
hoạch khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện
Tân Uyên ..................................................................................................47
2.3.1. Điều kiện tự nhiên ………………………………………………47
2.3.2. Kinh tế, xã hội …………………………………………………..48
2.3.3. Khoa học cơng nghệ ………………………………………………52
2.3.4. Chính sách pháp luật ……………………………………………...54
2.4. Kinh nghiệm về quản lý xây dựng theo quy hoạch ……………...55
2.4.1. Kinh nghiệm trong nước ………………………………………….55
2.4.2. Kinh nghiệm quốc tế ……………………………………………...62


CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN XÂY DỰNG THEO
QUY HOẠCH KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH CHÍNH TRỊ THỊ
TRẤN HUYỆN LỴ HUYỆN TÂN UYÊN …………………………....67
3.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý xây dựng theo quy hoạch khu trung
tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên ……….67
3.1.1. Quan điểm ………………………………………………………...67
3.1.2. Mục tiêu …………………………………………………………..68
3.2. Các nguyên tắc quản lý xây dựng theo quy hoạch khu trung tâm
hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên …………….69
3.3. Đề xuất giải pháp quản lý xây dựng theo quy hoạch khu trung
tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên ……….70
3.3.1. Giải pháp về cơ sở pháp lý và cơ chế chính sách …………………70
3.3.2. Giải pháp về thực hiện quy hoạch…………………………………74
3.3.3. Giải pháp về tổ chức bộ máy quản lý ..............................................80

3.3.4. Giải pháp tăng cường vai trò và sự tham gia của cộng đồng, dân
cư………………………………………………........................................84
3.3.5. Giải pháp về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ..............................86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ …………………………………………88
1. Kết luận ……..…………...…………………………………………...88
2. Kiến nghị …….……………………………………………………….89
2.1. Công tác chỉ đạo.………………………………………………….....89
2.2. Công tác tuyên truyền giáo dục .………………………………...…..90
2.3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đô thị .……...…………..90
2.4. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư ….....…………..90


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Nguyễn Thế Bá (2004), Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, Nhà
xuất bản Xây dựng.
2. Lê Trọng Bình (2014), Quản lý quy hoạch- kiến trúc và xây dựng đô
thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
3. Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2005), Quản lý đất đai và bất động
sản đô thị, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Châu (2010), Quản lý đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng.
5. Chính phủ (2010), Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010, quy
định về quản lý không gian xây dựng ngầm đơ thị.
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010, quy
định về quản lý không gian kiến trúc cảnh quan đơ thị.
7. Chính phủ (2010), Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010, về
lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đơ thị.
8. Chính phủ (2013), Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013, về
quản lý đầu tư phát triển đơ thị.
9. Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, quy

định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
10. Chính phủ (2015), Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015,
quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.
11. Chính phủ (2017), Nghị định số 139/2017/NĐ-CP ngày 27/11/2017,
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; khai
thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh
doanh vật liệu xây dựng; quản lý cơng trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất
động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở.
12. Đỗ Hậu (2008), Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của


cộng đồng, NXB Xây dựng.
13.

Nguyễn

Việt

Hùng

(

-

15/11/2015), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng và phát
triển bền vững thị trấn Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh).
14. Nguyễn Việt Hùng (2015), Quản lý xây dựng theo quy hoạch thị trấn
Hương Khê, Hà Tĩnh hướng tới phát triển bền vững, Luận văn thạc sỹ quản lý
đơ thị và cơng trình, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội.
15. Tạ Thị Thu Hương ( - 09/10/2012),

“Vai trò của cộng đồng trong phát triển đô thị”.
16. Đặng Thị Mai Hương (2014-2016), Quản lý xây dựng theo quy
hoạch Khu đô công viên Yên Sở - Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản lý đô thị
và Cơng trình, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
17. Nguyễn Tố Lăng (2016) Quản lý đô thị ở các nước đang phát triển,
Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
18. Phạm Trọng Mạnh (2005), Quản lý đô thị, NXB Xây dựng.
19. Lê Thị Thúy Ngân (2014-2016), Quản lý xây dựng theo Quy hoạch
xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội, Luận văn Thạc sỹ Quản lý đơ thị
và Cơng trình, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
20. Quốc hội (2009), Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày
17/06/2009.
21. Quốc hội (2013), Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013.
22. Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014.
23. Quốc hội (2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13, ngày 19/6/2015.
24. Hà Mạnh Tuấn (2014-2016), Quản lý xây dựng theo quy hoạch thị
trấn Quảng Hà, huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn Thạc sỹ Quản
lý đô thị và Công trình, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.


25. Vũ Tuấn (http://www. baosonla.org.vn - 26/4/2017), “Mộc Châu
tăng cường quản lý quy hoạch đô thị”.
26. Ủy ban nhân dân (2008), Quyết định số 1890/QĐ-UBND ngày
09/12/208, về việc thành lập Ban Quản lý dự án xây dựng cơ bản và Hỗ trợ
bồi thường di dân tái định cư huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
27. Ủy ban nhân dân (2010), Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày
02/02/2010, về phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính,
chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên.
28. Ủy ban nhân dân (2017), Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND, ngày

18/02/2017, ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Tân Uyên.
29. Ủy ban nhân dân (2017), Quyết định số 26/2017/QĐ-UBND, ngày
09/8/2017, quy định quản lý quy hoạch xây dựng và kiến trúc cơng trình trên
địa bàn tỉnh Lai Châu.
30. Việt Dương ( - 25/10/2015) “Hàn Quốc
quản lý và phát triển đô thị ra sao?”.
31. Vũ Thị Vinh (http://www. xaydung.gov.vn - 21/5/2008) “Kinh
nghiệm của Trung Quốc về Quản lý đơ thị có sự tham gia của cộng đồng”.
32. Website
Trang web: www. baoxaydung.com.vn
Trang web: www. laichau.gov.vn
Trang web: www. moc.gov.vn
Trang web: www.quyhoach.vn
Trang web: www. vi.wikipedia.org
Trang web: www. Tapchikientruc.com.vn
Trang web: www. sotnmt.laichau.gov.vn
Trang web: www. soxaydung.laichau.gov.vn


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

QLDA

Quản lý dự án

XDCB


Xây dựng cơ bản

NSNN

Ngân sách nhà nước

THCS

Trung học cơ sở

KT-XH

Kinh tế - xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

HĐND

Hội đồng nhân dân

CĐT

Chủ đầu tư

XD

Xây dựng


TC-KH

Tài chính - Kế hoạch

DA

Dự án

GPMB

Giải phóng mặt bằng

CLCT

Chất lượng cơng trình

BVMT

Bảo vệ mơi trường

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

TN&MT

Tài nguyên và môi trường



DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ
Số hiệu

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Vị trí địa lý thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên

7

Hình 1.2

Ảnh thị trấn Tân Uyên

8

hình

Hình 1.3
Hình 1.4
Hình 1.5

Hình 1.6

Hình 1.7

Hình 1.8


Hình 1.9

Hình 2.1

Ảnh Huyện ủy; HĐND-UBND; Trung tâm hội
nghị văn hóa
Ảnh trung tâm hồ công viên
Ảnh Trường mầm non số 1 thị trấn; Trường phổ
thơng dân tộc nội trú huyện
Vị trí các khu chức năng khu trung tâm hành
chính huyện
Ảnh đường giao thơng một số vị trí khu chức năng
chưa được đầu tư xây dựng
Ảnh một số tuyến đường giao thông trong khu
trung tâm hành chính huyện
Ảnh vi phạm hành lang một số tuyến đường giao
thông trong khu trung tâm hành chính huyện
Bản đồ quy hoạch khu trung tâm hành chính
huyện

10
10
11

12

15

17


27

39

Thị trấn Nơng trường Mộc Châu được quy hoạch
Hình 2.2

đồng bộ, đáp ứng các điều kiện về đô thị và dịch

57

vụ du lịch
Hình 2.3

Vị trí thị trấn Hương Khê, Hà Tĩnh

59

Hình 3.1

Các hoạt động kinh tế tại Tân Uyên

73


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu
hình
Bảng 1.1


Tên bảng, biểu
Bảng danh mục các cơng trình xây dựng thuộc khu
trung tâm hành chính huyện

Trang

13

Bảng 2.1

Bảng tổng hợp chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

40

Bảng 2.2

Bảng chỉ tiêu sử dụng đất cây xanh

41

Bảng 2.3

Bảng chỉ tiêu sử dụng đất ở

42

Bảng 2.4

Bảng chỉ tiêu sử dụng đất cơng trình cơ quan, cơng

cộng

43


1

MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài:
Huyện Tân Uyên được thành lập theo Nghị định số 04/NĐ-CP
của Chính phủ ngày 30/10/2008 trên cơ sở điều chỉnh 90.326,75 ha
diện tích tự nhiên và 42.221 người của huyện Than Uyên (bao gồm tồn bộ
diện tích tự nhiên và người của các xã: Mường Khoa, Phúc Khoa, Nậm Sỏ,
Nậm Cần, Thân Thuộc, Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta, Tà Mít và thị trấn
Tân Uyên).
Thị trấn Tân Uyên cách thành phố Lai Châu khoảng 60km về phía Đơng
Nam, có vị trí thuận lợi, liên hệ giữa các vùng trong tỉnh với các tỉnh Lào Cai,
Yên Bái qua các trục đường QL32, QL4D và QL279. Tân Uyên được tỉnh Lai
Châu quy hoạch và xác định là “đô thị văn minh, hiện đại, thể hiện bản sắc
của dân tộc Tây Bắc và phù hợp với đặc thù riêng, có hệ thống chính trị
vững mạnh, có nền cơng nghiệp, dịch vụ và du lịch phát triển, có môi trường
xanh sạch đẹp” - với thế mạnh về nông lâm nghiệp, là vùng kinh tế
có nhiều tiềm năng của huyện.
Do là huyện mới thành lập, trung tâm kinh tế, chính trị của huyện
đặt tại thị trấn Tân Uyên, trước đây là thị trấn Nơng Trường có cơ sở
hạ tầng và các trung tâm hành chính, chính trị, giáo dục, thương mại …
còn rất thấp kém hoặc hầu như chưa có. Ngày 02/02/2010 Chủ tịch UBND
tỉnh Lai Châu Phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm hành chính
chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên tại Quyết định số
188/QĐ-UBND, mục tiêu quy hoạch là cụ thể hóa quy hoạch phát triển

kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020. Tính chất là đơ thị loại V,
có chức năng tổng hợp bao gồm: Khu vực xây dựng các khu dân cư cũ,
mới, công sở và các cơng trình cơng cộng thiết yếu và là trung tâm đầu não
của huyện; tập trung các cơng trình thương mại, dịch vụ cấp Huyện. Cụ thể


2

hóa mặt bằng sử dụng đất đai, tổ chức khơng gian kiến trúc cảnh quan
các cơng trình hạ tầng kỹ thuật. Làm căn cứ quản lý đô thị, quản lý
công tác sử dụng đất, xây dựng và khai thác hạ tầng kỹ thuật.
Qua thực tế xây dựng khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn
huyện lỵ huyện Tân Uyên đã được định hướng là một đô thị hiện đại
mà vẫn giữ được bản sắc của vùng Tây Bắc. Kiến trúc và cảnh quan
được định hình và tuân thủ theo quy hoạch được phê duyệt. Đầu tư
phát triển hạ tầng kỹ thuật về cơ bản đã đáp ứng được các tiêu chí của
đồ án quy hoạch, với sự đầu tư có định hướng đảm bảo khơng phá vỡ
cảnh quan thiên nhiên hiện có khu trung tâm hành chính đã được đầu tư
hệ thống hồ điều hịa vừa điều tiết khí hậu cho khu trung tâm hành chính chính trị vừa là điểm nhấn cho một đô thị hiện đại đậm đà bản sắc dân tộc;
bên cạnh đó khu trung tâm hành chính cũng giữ được cảnh quan của một
vùng chè nổi tiếng cả nước.
Tuy nhiên căn cứ quản lý kiến trúc cảnh quan còn thiếu: Quy chế quản lý
quy hoạch kiến trúc, quy định quản lý theo đồ án quy hoạch được duyệt
chưa được ban hành nên kiến trúc nhà dân phát triển tự phát, thiếu
định hướng, thiếu đồng bộ; việc không tuân thủ các quy định trong xây dựng
khá phổ biến, bộ máy quản lý của nhà nước có phần buông lỏng, thiếu
hướng dẫn thực hiện. Trong khi thực thi dự án, việc xử lý vi phạm lại không
nghiêm minh, không kịp thời để lại bộ mặt đô thị khá lộn xộn, khơng hài hịa,
thiếu tính thống nhất trong tổng đơ thị; việc đơn giản hóa các quy trình, các
thủ tục hành chính liên quan đến cấp phép xây dựng, rút ngắn thời gian vẫn là

vấn đề bức xúc của đối tượng tham gia xây dựng
Vì vậy để Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô
thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị
văn minh và hiện đại” giai đoạn 2016 - 2020, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý


3

xây dựng theo quy hoạch khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn
huyện lỵ huyện Tân Uyên” là rất cần thiết, mang tính thực tiễn cao.
* Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất một số giải pháp “Quản lý xây dựng theo quy hoạch
khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên”
để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi của đồ án quy hoạch được duyệt.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý xây dựng trong khu vực
quy hoạch khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ
huyện Tân Uyên.
- Phạm vi nghiên cứu: Khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn
huyện lỵ huyện Tân Uyên; diện tích nghiên cứu khoảng 50 ha; dân số
khoảng 1.220 người.
- Phạm vi thời gian: Theo đồ án quy hoạch chi tiết khu trung tâm
hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên được Chủ tịch
UBND tỉnh Phê duyệt tại Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 02/02/2010.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
- Phương pháp đánh giá hiện trạng.
- Phương pháp tiếp cận hệ thống.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và đề xuất giải pháp.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu là cơ sở khoa học góp phần
hồn thiện về mặt lý luận cho các đồ án, dự án, các khu chức năng đơ thị
mới có tính chất tương đồng.


4

- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh các giải pháp “Quản lý xây dựng
theo quy hoạch khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ
huyện Tân Uyên” giúp cho chính quyền địa phương có thêm cơ sở khoa
học để quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị được hiệu quả; góp phần
xây dựng một khu đơ thị mới thân thiện, hài hịa với thiên nhiên
và mơi trường, đem lại cho cư dân đô thị cuộc sống tiện nghi và thoải mái,
tạo ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống của dân cư khu vực lân cận.
* Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong luận văn
- Đô thị: là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ
yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nơng nghiệp, là trung tâm chính
trị, hành chính, kinh tế, văn hố hoặc chun ngành, có vai trò thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa
phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị
của thị xã; thị trấn. [20]
- Khu đô thị: là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng
của đô thị, được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo
hoặc các đường chính đô thị. Khu đô thị bao gồm: các đơn vị ở; các
cơng trình dịch vụ cho bản thân khu đơ thị đó; có thể có các cơng trình
dịch vụ chung của tồn đơ thị hoặc cấp vùng. [20]
- Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan
đơ thị, hệ thống cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình hạ tầng xã hội
và nhà ở để tạo lập mơi trường sống thích hợp cho người dân sống trong

đô thị, được thể hiện thông qua đồ án Quy hoạch đô thị. [20]
- Quy hoạch chi tiết: là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất
quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lơ đất; bố trí
cơng trình hạ tầng kỹ thuật, cơng trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội
dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. [20]


5

- Kiến trúc đô thị: là tổ hợp các vật thể trong đơ thị, bao gồm các cơng
trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu
dáng của chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. [20]
- Không gian đô thị: là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô
thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh
quan đơ thị. [20]
- Cảnh quan đơ thị: là khơng gian cụ thể có nhiều hướng quan sát ở
trong đô thị như không gian trước tổ hợp kiến trúc, quảng trường, đường phố,
hè, đường đi bộ, công viên, thảm thực vật, vườn cây, vườn hoa, đồi, núi, gò
đất, đảo, cù lao, triền đất tự nhiên, dải đất ven bờ biển, mặt hồ, mặt sông,
kênh, rạch trong đô thị và không gian sử dụng chung thuộc đô thị. [20]
- Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị: là chỉ tiêu để quản lý phát triển
không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất
bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối
thiểu của cơng trình. [20]
- Giấy phép xây dựng: là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời cơng
trình. [22]
- Chủ đầu tư: Là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người được giao
quản lý, sử dụng vốn để thực hiện đầu tư dự án đầu tư phát triển đô thị.[8]
- Chủ đầu tư cấp 1: Là Chủ đầu tư được Nhà nước giao thực hiện dự án

đầu tư phát triển đô thị, chủ đầu tư cấp 1 có thể là:
+) Các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng;
+) Ban quản lý khu vực phát triển đô thị; các Ban quản lý đầu tư xây
dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;
+) Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã;


6

+) Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp đủ điều kiện theo quy định
của pháp luật. [8]
- Chủ đầu tư thứ cấp: Là Chủ đầu tư cấp 2 hoặc Chủ đầu tư các cấp
tiếp theo tham gia đầu tư vào dự án đầu tư phát triển đô thị thông qua việc
thuê, giao hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng thuộc
dự án đầu tư phát triển đô thị để đầu tư xây dựng công trình. [8]
* Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 03 phần: Phần Mở đầu; Phần Nội dung; Phẩn Kết luận
và kiến nghị. Trong đó phần nội dung gồm 03 chương:
- Chương 1: Thực trạng công tác “Quản lý xây dựng theo quy hoạch
khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên”.
- Chương 2: Cơ sở khoa học “Quản lý xây dựng theo quy hoạch
khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên”.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp “Quản lý xây dựng theo quy hoạch
khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên”.


THƠNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lịng liên hệ với Trung Tâm Thơng tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.

Kết luận
Khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ huyện Tân Uyên

được Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt quy hoạch chi tiết, tỷ lệ 1/500
tại Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 02/02/2010, mục tiêu quy hoạch
là cụ thể hóa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020,
Thị trấn là đơ thị loại V, có chức năng tổng hợp bao gồm: Khu vực xây dựng
các khu dân cư cũ, mới, cơng sở và các cơng trình cơng cộng thiết yếu
và là trung tâm đầu não của huyện; tập trung các cơng trình thương mại,
dịch vụ cấp Huyện. Cụ thể hóa mặt bằng sử dụng đất đai, tổ chức khơng gian
kiến trúc cảnh quan các cơng trình hạ tầng kỹ thuật. Làm căn cứ quản lý
đô thị, quản lý công tác sử dụng đất, xây dựng và khai thác hạ tầng kỹ thuật.
Khu trung tâm hành chính chính trị huyện là hạt nhân có vị trí, vai trị
quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn, của huyện,
của tỉnh.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng, quản lý xây dựng
theo quy hoạch khu trung tâm hành chính chính trị huyện cịn gặp nhiều
vấn để cần được giải quyết.

Căn cứ vào thực trạng luận văn đã nghiên cứu và đề xuất các giải pháp
và đưa ra những quan điểm và mục tiêu như sau:
- Hiện thực hoá quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật,
hạ tầng xã hội và cơng trình cơng cộng, cơng trình nhà ở,… trong khu
trung tâm hành chính chính trị huyện, đảm bảo trật tự kỷ cương, tuân thủ
quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, quy định của pháp luật về xây dựng
và có sự kết nối, chuyển tiếp hợp lý với khu dân cư cũ lân cận.
- Đảm bảo chức năng ở trong khu trung tâm hành chính chính trị
huyện với đầy đủ các điều kiện thuận lợi về dịch vụ công cộng, về


89

môi trường giao tiếp sinh hoạt cộng đồng, đầy đủ thông tin trong cuộc sống
của mọi người dân.
- Đảm bảo các hoạt động chính trị, văn hóa, kinh tế - xã hội diễn ra
một cách thuận tiện, mọi người dân đều được hưởng điều kiện sống tốt nhất
trong suốt quá trình sử dụng.
2.

Kiến nghị
Việc thực hiện cơng tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được đề xuất

trên các nguyên tắc và quan điểm chính, căn cứ vào những yếu tố đã được
phân tích, đánh giá và tổng hợp trên thực trạng quản lý hiện tại và các văn bản
pháp lý có liên quan đến cơng tác xây dựng theo quy hoạch, đồng thời
có nghiên cứu và đúc kết kinh nghiệm quản lý của các khu vực khác ở trong
và ngồi nước. Thơng qua q trình nghiên cứu, trong khn khổ
của luận văn, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị về “Quản lý xây dựng
theo quy hoạch khu trung tâm hành chính chính trị thị trấn huyện lỵ

huyện Tân Uyên” như sau:
2.1. Công tác chỉ đạo
Tăng cường sự chỉ đạo chặt chẽ và thường xuyên của cấp ủy đảng,
chính quyền, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị và tham gia vận động của
Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và các tổ chức xã hội. Chú trọng cơng tác
vận động, tập hợp quần chúng, duy trì và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc.
Đưa các nội dung xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị vào
quy định, quy ước, hương ước và là tiêu chí bình chọn các danh hiệu gia đình,
bản, tổ dân phố, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp văn hóa
hàng năm, là một tiêu chí đánh giá, xếp loại, thi đua khen thưởng hàng năm
đối với công chức, viên chức, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp.


90

2.2. Công tác tuyên truyền, giáo dục
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng và đồng bộ
bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với thực tiễn nhằm
nâng cao nhận thức, tạo sự chuyển biến tích cực nâng cao nhận thức, ý thức
trách nhiệm của mọi người, mọi ngành, mọi cấp trong xây dựng đô thị,
đặc biệt là trong thực hiện nếp sống văn hóa - văn minh đơ thị.
Chú trọng phát huy vai trị nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức, xây dựng nhân rộng mơ hình, biểu dương, khen thưởng kịp thời
đối với các tập thể cá nhân điển hình tiêu biểu trong thực hiện xây dựng
văn minh đô thị, kịp thời phản ánh, đấu tranh phê phán những vi phạm về
trật tự đô thị, văn minh đô thị.
2.3. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đô thị
Tổ chức thực hiện tốt Quy chế quản lý đô thị, đặc biệt chú trọng quản lý
một số lĩnh vực như kiến trúc, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng đô thị; quản lý
sử dụng đất đai; quản lý hành lang giao thông, vỉa hè; thu gom, xử lý rác thải,

vệ sinh môi trường; quản lý, khai thác, sử dụng cơng trình cơng cộng;
thực hiện quy định việc cưới, việc tang, nếp sống văn minh đô thị; bảo đảm
an ninh trật tự, an tồn giao thơng; phịng, chống tệ nạn xã hội.
Chủ động, có biện pháp tích cực, hiệu quả trong việc chấn chỉnh
kỷ cương, tăng cường quản lý trật tự đô thị, trật tự an tồn xã hội và vệ sinh
mơi trường. Tăng cường kiểm tra, phát hiện, phòng ngừa và xử lý kiên quyết
đối với các hành vi vi phạm về quản lý đô thị.
2.4. Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư
Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã được bố trí theo danh mục
trung hạn nguồn vốn ngân sách huyện giai đoạn 2016-2020 và sẽ được
cân đối trong ngân sách hàng năm để tổ chức triển khai thực hiện các dự án.


91

Đồng thời huy động các nguồn vốn xã hội hóa và nguồn lực trong nhân dân
để triển khai thực hiện hiệu quả đồ án quy hoạch được phê duyệt.



×