Tải bản đầy đủ (.doc) (112 trang)

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.48 KB, 112 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________

NGÔ VĂN TUYỀN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
TẠI ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN LƯƠNG TÀI,
TỈNH BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI - 2015


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
__________________

***

__________________

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC
NHẰM ĐÁP ỨNG NHU CẦU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
TẠI ĐỊA BÀN XÃ QUẢNG PHÚ, HUYỆN LƯƠNG TÀI,
TỈNH BẮC NINH

Tên sinh viên

: NGÔ VĂN TUYỀN

Chuyên ngành

: Kinh tế

Lớp

: K57 – KTC

Niên khóa

: 2012- 2106

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. TRẦN ĐÌNH THAO

HÀ NỘI - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của
tôi: Các số liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được sử dụng ở bất kỳ luận văn nào, luận án nào.

Tôi xin cam đoan các thông tin trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn
gốc và trích dẫn đầy đủ.
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2015
Sinh viên

Ngô Văn Tuyền

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân,
tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá
nhân trong và ngoài trường Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, vì thế:
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo trong
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam, những người đã hết lòng giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS.
Trần Đình Thao, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng
dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể ban lãnh đạo xã Quảng
Phú, cùng Ban Lao động thương binh và xã hội xã Quảng Phú đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2015
Sinh viên


Ngô Văn Tuyền

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trước sức ép về dân số, lao động và việc làm. Đảng và Nhà nước ta có
chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu lao động, coi đây là chiến lược quan trọng để
phát triển kinh tế đất nước. Từ khi mở cửa hội nhập, xuất khẩu lao động thu
hút một lực lượng lớn lao động ở nông thôn đi làm việc ở nước ngoài. Xuất
khẩu lao động góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống và kinh tế
người dân nông thôn, đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia. Chính vì vậy,
chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu lao động tại địa bàn xã Quảng Phú, huyện Lương Tài,
tỉnh Bắc Ninh”. Bắc Ninh là một trong những tỉnh có hoạt động xuất khẩu lao
động sôi nổi, bởi cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với “Con trâu, mái
nước, sân đình”, gắn với nền nông nghiệp truyền thống, cuộc sống của người
dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. Xã Quảng Phú là một địa điểm thích
hợp để tiến hành nghiên cứu. Trong vòng 3 năm trở lại đây, 2012 – 2014 toàn
xã có tới 631 lao động tham gia xuất khẩu lao động, làm việc tại nước ngoài,
với các thị trường truyền thống như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,
Malayxia… Hoạt động này đã có tác động rất lớn đến đời sống của người dân
trên địa bàn xã. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu thực trạng xuất
khẩu lao động (về quy mô, chất lượng lao động, tác động của xuất khẩu lao
động…) trên địa bàn xã Quảng Phú nhằm hiểu rõ và đánh giá chung được tình
hình, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục các tồn tại trong việc
XKLĐ, nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu, từ đó nhằm nâng cao hiệu
quả XKLĐ.
Để thực hiện nghiên cứu chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích so
sánh, thực hiện phân tổ thống kê khi nghiên cứu mối liên hệ và ảnh hưởng lẫn

nhau giữa các hiện tượng. Xác định chỉ tiêu phân tích, sử dụng phương pháp
phân tích để phát triển vấn đề nghiên cứu của đề tài là chất lượng nguồn nhân

iii


lực đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Đây là nhân tố chính làm ảnh hưởng đến hiệu
quả trong xuất khẩu lao động.
Hoạt động xuất khẩu lao động được coi là thế mạnh trong phát triển
kinh tế xã Quảng Phú. Chính vì vậy xã đã có nhiều chủ trương chính sách đẩy
mạnh XKLĐ như: Nâng cao công tác quản lý, tư vấn XKLĐ; có chính sách
hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài, định hướng nghề nghiệp; cải
cách thủ tục cho vay vốn tại ngân hàng… Với những chính sách hỗ trợ kịp
thời trong 3 năm trở lại đây hoạt động XKLĐ trên địa bàn xã đã được rất
nhiều các thành tựu, số lượng lao động đi xuất khẩu hàng năm tăng khá
nhanh. Từ năm 2012 – 2014 số lượng lao động đi xuất khẩu đã đạt 631 người,
góp phần giảm gánh nặng trong việc giải quyết việc làm cho xã hội cũng như
là góp phần xây dựng kinh tế gia đình của người LĐ nói riêng và phát triển
kinh tế xã nói chung.
Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu lao động đã mang lại rất nhiều những
tác động tích cực cho người LĐ như tăng thu nhập, cải thiện đời sống, tác động
tới việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp. Thực tế cho thấy, sự chuyển đổi nghề
nghiệp sau khi đi xuất khẩu lao động là tương đối nhanh. Lao động trong sản
xuất nông nghiệp từ 51,53% giảm xuống còn 39,18%. Lao động phi nông nghiệp
từ 22,69% tăng lên 28,65%. Lực lượng lao động tại địa phương đã chuyển dần
từ lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ khá rõ nét…
Ngoài những tác động tích cực thì xuất khẩu lao động cũng kéo theo rất nhiều
những hệ lụy như: sự mai một các nghề tiểu thủ công nghiệp, chênh lệch giới
tính; sự phân hóa giàu nghèo ở khu vực nông thôn làm ảnh hưởng tới mối quan
hệ hàng xóm láng giềng; tình trạng gia tăng các tệ nạn xã hội….

Hạn chế lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu lao động của xã Quảng
Phú đó chính là LĐXK của xã có trình độ học vấn, tay nghề thấp, chủ yếu là
lao động phổ thông, hơn nữa khi tham gia lao động tại các nước sở tại ý thức
của lao động nhìn chung là kém, thiếu kỉ cương, một phần là do lao động

iv


quen nếp sống tự do khi ở nhà. Bộ phận lao động này đã làm giảm sút đi uy
tín của lao động xuất khẩu Việt Nam nói chung và lao động xuất khẩu xã
Quảng Phú nói riêng. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy về yếu tố thể lực thì lao
động của xã đa phần mới chỉ đạt yêu cầu so với nhu cầu của thị trường tiếp
nhận, số lượng LĐ có đánh giá là vượt yêu cầu không cao. Trình độ ngoại ngữ
của lao động là rất kém với 33 người không đạt yêu cầu về trình độ ngoại
ngữ, chỉ có 16/50 người đạt yêu cầu. Không chỉ có trình độ ngoại ngữ kém mà
kỹ năng nghề một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
người lao động và mức tiền lương mà họ nhận được khi đi làm việc ở nước
ngoài cũng rất thấp, khoảng 50% số LĐ được khảo sát là không đạt yêu cầu
về kỹ năng nghề. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của LĐ cũng là một yếu tố rất
đáng quan tâm và cần được cải thiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy: có tới
54% lao động chưa được đào về chuyên môn kỹ thuật, 18% lao động tốt
nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, 18% lao động tốt nghiệp cao đẳng, Đại học,
8% lao động là lao động sơ cấp/có chứng chỉ/ công nhân kỹ thuật không bằng,
2% LĐ là công nhân kỹ thuật có bằng…
Rõ ràng, XKLĐ đã mang lại nguồn thu nhập không nhỏ, điều kiện quan
trọng để cải thiện cuộc sống, cho bản thân người lao động và hộ gia đình, góp
phần thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao chất
lượng lao động đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, qua đó góp phần nâng cao được
hiệu quả xuất khẩu lao động thì lại là thách thức không nhỏ. Để XKLĐ thực
sự là thế mạnh của xã, là chiến lược mang lại hiệu quả cao, đề tài đã đưa ra

những định hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng lao động nhằm cải
thiện, nâng cao chất lượng lao động từ đó dần đáp ứng nhu cầu của các thị
trường tiếp nhận lao động xuất khẩu.

v


MỤC LỤC
HÀ NỘI - 2015..........................................................................................................................................i
HÀ NỘI - 2015..........................................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN............................................................................................................................iii
MỤC LỤC................................................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................................................................................x
PHẦN I: MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu chung.....................................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể................................................................................................3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................................4
1.4. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................................................4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN......................................................................................5
2.1. Cơ sở lý luận................................................................................................................................5
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu lao động.........................................................................................5
2.1.2 Khái niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực xuất khẩu..................................................7

2.1.3 Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu...........................................................9
2.1.4. Thị trường lao động...........................................................................................................10
2.1.5 Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động.........................................................................16
2.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu..................................18
2.2 Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................................19
2.2.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới...........................................................................19
PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................37
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................................................37
3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình............................................................................................................38
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội......................................................................................................39
3.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu........................................................................................43
3.2.1 Chọn điểm nghiên cứu.......................................................................................................43
3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin......................................................................................43
3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin.........................................................................45
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu dùng để nghiên cứu đề tài..............................................................45
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................................................47
4.1 Tình hình chung về xuất khẩu lao động tại xã Quảng Phú.......................................................47
4.1.1 Tình hình về số lượng lao động đi xuất khẩu của xã Quảng Phú......................................47
4.1.2 Tình hình thu nhập của lao xuất khẩu trên địa bàn xã Quảng Phú...................................51
4.2 Khái quát về tình hình xuất khẩu lao động ở các hộ điều tra...................................................52
4.2.1 Thực trạng về tuổi và giới tính...........................................................................................52
4.2.2 Con đường tham gia xuất khẩu lao động và chi phí xuất khẩu lao động..........................53
4.3 Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực nguồn nhân lực xã Quảng Phú đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu lao động...................................................................................................................................58
4.3.1 Nhu cầu lao động của một số thị trường chủ yếu.............................................................58

vi


4.3.2 Phân tích chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động và các

nhân tố ảnh hưởng......................................................................................................................60
4.3.3 Thực trạng về công tác đào tạo lao động trước khi xuất cảnh.........................................70
4.4 Những tác động của việc đi xuất khẩu lao động.......................................................................72
4.4.1 Tác động tới việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp.............................................................72
4.4.2 Tác động đến việc làm của lao động về nước....................................................................73
4.4.3 Tác động khác.....................................................................................................................74
4.4.4 Tác động đến kinh tế và xã hội...........................................................................................76
4.5 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu XKLĐ của xã Quảng
Phú trong thời gian tới.....................................................................................................................79
4.5.1 Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng tuyển chọn và đào tạo lao động...........................80
4.5.2 Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách của Nhà nước........................................................84
4.5.3 Nhóm giải pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về yêu cầu chất lượng kỹ năng nghề
trong hoạt động xuất khẩu lao động...........................................................................................87
4.5.4 Nhóm giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng y tế, chăm
sóc sức khỏe cộng đồng...............................................................................................................89
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................................91
5.1 KẾT LUẬN....................................................................................................................................91
5.2 KIẾN NGHỊ...................................................................................................................................93
5.2.1 Đối với chính quyền địa phương........................................................................................93
5.2.2 Đối với người lao động.......................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................................95
PHỤ LỤC................................................................................................................................................97

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình dân số và lao động xã Quảng Phú trong 3 năm 2012 – 2014................41
Bảng 4.1: Tốc độ phát triển xuất khẩu lao động ở xã Quảng Phú giai đoạn 2010 – 2014.....48
Bảng 4.2: Thống kê thu nhập của lao động ở một số nước xuất khẩu..................................51

Bảng 4.3: Cơ cấu XKLĐ theo giới tính, độ tuổi ở các hộ điều tra...........................................52
Bảng 4.4 Thống kê con đường xuất khẩu lao động thông qua phiếu điều tra......................55
Bảng 4.5 Chi phí cho lao động tham gia XKLĐ ở các hộ điều tra ĐVT: USD..........................55
Bảng 4.6: Cơ cấu XKLĐ theo giới tính, độ tuổi ở các hộ điều tra...........................................61
Bảng 4.7 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động được khảo sát...................................63
Bảng 4.8: Tự đánh giá về bản thân so với yêu cầu của thị trường ĐVT: người.....................65
Bảng 4.9: Khó khăn đối với người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài.............................66
Bảng 4.10 Sự thay đổi về lao động và việc làm của các hộ nông dân trước và sau khi có lao
động xuất khẩu........................................................................................................................72
Bảng 4.11 Thống kê tỷ lệ lao động bị phân biệt đối xử tại Hàn Quốc....................................74

viii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 4.1: Số lượng lao động XK của xã Quảng Phú phân theo thị trường trong 3
năm 2012 - 2014..............................................................................................................50
Đồ thị 4.1 Thời gian đi XKLĐ............................................................................................57
Đồ thị 4.2: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động xuất khẩu xã Quảng Phú.......62
Sơ đồ 1.1: Hệ thống quản lý lao động ở nước ngoài của Hàn Quốc..........................24

ix


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ
CC
CN
DV

ĐVT

LĐTB & XH
LĐXK
XKLĐ
NN
THCS
THPT
CNKT
UBND
DN XKLĐ
DN
NLĐ

Bình quân
Cơ cấu
Công nghiệp
Dịch vụ
Đơn vị tính
Lao động
Lao động thương binh & xã hội
Lao động xuất khẩu
Xuất khẩu lao động
Nông nghiệp
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Công nhân kỹ thuật
Ủy ban nhân dân
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Doanh nghiệp

Người lao động

x


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế có ý nghĩa chiến lược và
là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế. Xuất khẩu lao động còn góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất
nước để phục vụ công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu lao động trong
chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đại hội X của Đảng đã nhấn
mạnh “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động và tăng cường quản lý Nhà nước đối với
hoạt động này” (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – trang 244).
So với một số ngành khác, thu nhập của người lao động đi làm việc ở
nước ngoài có hiệu quả cao, vốn đầu tư ít, đem lại lợi ích nhiều mặt... Tuy
nhiên lực lượng lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động phần lớn xuất thân
từ nông dân. Họ được gọi là những lao động “3 không” : không nghề, không
ngoại ngữ, không tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động. Cho đến những
năm gần đây, dù đã có chuyển biến nhưng tỷ lệ người đi xuất khẩu lao động
có nghề vẫn rất thấp so với yêu cầu thực tế, hơn nữa tác phong công nghiệp
và kỷ luật lao động, cũng như hiểu biết về phong tục tập quán và pháp luật
của nước sở tại còn rất kém, tỷ lệ lao động vi phạm kỷ luật và phải về trước
thời hạn thường cao hơn so với các nước phái cử khác, ví dụ như sự việc hơn
200 công nhân nữ ngành may của Việt Nam đình công không đúng quy định ở
Jordan năm 2008, tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm ăn cư trú
bất hợp pháp ở một số thị trường còn tương đối cao như Đài Loan hơn 10%,

Nhật Bản có lúc lên đến hơn 50%, Hàn Quốc có thời điểm hơn 30%.
Trong những năm tới, nền kinh tế thế giới phục hồi sau khủng hoảng,
xu hướng nhập khẩu lao động của các nước trên thế giới vẫn rất cao, đặc biệt
là những khu vực Trung Đông, các nước khu vực châu Âu, Nhật Bản, Hàn

1


Quốc... các thị trường đề có nhu cầu về lao động có tay nghề, ngay cả những
nước nhận nhiều lao động như Malaysia, Đài Loan, Trung Đông... Nhất là,
những thị trường có thu nhập cao và nhiều tiềm năng (Nhật Bản, Hàn Quốc,
Mỹ, Australia, Đông Âu) thì ngoài có tay nghề người lao động còn phải có
một trình độ ngoại ngữ nhất định.
Nhu cầu tuyển dụng lao động Việt Nam tại thị trường nước ngoài cũng
đang có chiều hướng tăng, nhất là lao động chất lượng cao. Chất lượng nguồn
nhân lực là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh trên thị trường lao động
quốc tế, mở rộng thị phần và tăng thu nhập cho người lao động. Trong khi đó
chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp – Đó là thách thức lớn nhất
đối vơi công tác xuất khẩu lao động trong thời gian tới.
Xã Quảng Phú là một trong số các địa phương đi đầu trong cả nước về
thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh
xuất khẩu lao động. Tuy nhiên hiện nay, việc đẩy mạnh xuất khẩu lao động
trên địa bàn xã mới chỉ chú trọng nâng cao về số lượng chưa chú ý đến việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho xuất khẩu. Nguồn nhân lực
xuất khẩu của xã chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, tay nghề
thấp, phục vụ các thị trường truyền thống như: Đài Loan, Malaysia... Chất
lượng nguồn nhân lực xuất khẩu của xã chưa đáp ứng được yêu cầu của các
thị trường lao động quốc tế có tiềm năng lớn và thu nhập cao như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Anh, Mỹ, Canada, các nước Trung Âu và Tây Âu...
Xuất phát từ thực tiễn đó, cần đánh giá một cách khách quan thực trạng

hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa bàn xã Quảng Phú, tìm
ra những vấn đề còn tồn tại để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực xuất khẩu, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đảng
và Nhà nước, tăng cường sức cạnh tranh, hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao
động của xã và giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động. Vì
vậy việc nghiên cứu đề tài: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động tại địa bàn xã Quảng Phú, huyện

2


Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh” vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài
cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu xuất khẩu của xã Quảng Phú trong thời gian vừa qua để đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu trên địa xã
Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa và góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận chung về chất
lượng nguồn nhân lực xuất khẩu.
- Làm rõ các nội dung về chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu
cầu xuất khẩu lao động, cung – cầu của thị trường lao động nói chung và xuất
khẩu lao động nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và hoạt
động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn xã Quảng Phú, huyện
Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
trên địa bàn xã Quảng Phú đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính là chất lượng nguồn nhân lực và các hoạt
động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Tác động của hoạt động xuất khẩu lao động đến đời sống của người dân.

3


1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi về nội dung: đề tài nghiên cứu quy mô, thực trạng và chất
lượng nguồn nhân lực xuất khẩu trên địa bàn xã Quảng Phú, huyện Lương
Tài, tỉnh Bắc Ninh.
- Phạm vi về không gian: Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm trong
phạm vi của xã Quảng Phú, huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Trong xã lại tập
trung tại 3 thôn Tuyên Bá, Quảng Nạp, Lĩnh Mai.
- Phạm vi về thời gian:
+ Nguồn số liệu thứ cấp nghiên cứu về chất lượng lao động và tình hình
xuất khẩu lao động của xã Quảng Phú trong 3 năm 2012 – 2014.
+ Nguồn số liệu sơ cấp thu thập thông qua phiếu điều tra trực tiếp
người lao động xuất khẩu đã trở về nước và gia đình người lao động đang làm
việc ở nước ngoài trong thời gian thực tập từ tháng 6/2015 – 12/2015.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình hình xuất khẩu lao động trên địa bàn xã Quảng Phú trong những
năm qua như thế nào?
- Chất lượng nguồn nhân lực có những ảnh hưởng gì đến hoạt động
xuất khẩu lao động?
- Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn xã như thế nào?
Có đáp ứng được nhu cầu thị trường hay không?
- Các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn xã?

- Giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ đó góp phần
nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn xã Quảng Phú?

4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về xuất khẩu lao động
Có nhiều cách diễn đạt khác nhau về xuất khẩu lao động:
Hợp tác quốc tế về lao động là thuật ngữ được sử dụng trong một số
nước XHCN trước đây, được hiểu là sự trao đổi lao động giữa các quốc gia
thông qua các hiệp định đã được thỏa thuận.
Đưa người lao động và các chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước
ngoài là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản pháp luật Việt Nam từ
năm 1991. Đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là một
hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu
ngoại tệ cho đất nước; góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa,
khoa học, kỹ thuật giữa Việt Nam với những nước sử dụng lao động theo
nguyên tắc bình đẳng, hai bên cùng có lợi, tôn trọng pháp luật và truyền thống
dân tộc của nhau. (Điều 1, Nghị định số 370/HĐBT ngày 9/11/1991).
Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là thuật ngữ
được sử dụng trong các văn bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam từ năm
2006 đến nay theo Luật người Việt Nam đi làm việc ở nươc ngoài theo hợp
đồng được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10, khóa XI (tháng 11/2006).
Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là công dân Việt
Nam cư trú tại Việt Nam, có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật Việt
Nam và pháp luật nước ngoài tiếp nhận người lao động đi làm việc ở nước
ngoài theo quy định của Luật này ( Điều 3, Luật người Việt Nam đi làm việc

ở nước ngoài theo hợp đồng).
Tuy nhiên xuất khẩu lao động vẫn là một thuật ngữ được sử dụng phổ
biến và có tính chất thông dụng nhất. Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế
của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác
trên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính pháp lý quy được thống
nhất giữa các quốc gia đưa và nhận lao động.
5


Xét trên khía cạnh dân số: xuất khẩu lao động là quá trình di cư quốc
tế. Tuy nhiên đây chỉ là sự di cư tạm thời vì người lao động đi làm việc ở
nước ngoài có thời hạn nhất định.
Xét theo khía cạnh kinh tế: Xuất khẩu lao động là một hình thức của
hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần tăng nguồn thu cho đất nước.
Xét về phạm vi xuất khẩu lao động:
- Xuất khẩu lao động có sự chuyển dịch qua biên giới là hoạt động
lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác. Tham gia vào quá trình
này gồm: Bên nhập khẩu lao động, bên xuất khẩu lao động và người lao động
có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.
- Xuất khẩu lao động tại chỗ là hình thức lao động của một nước làm
việc cho các doanh nghiệp nước ngoài đặt tại nước đó hoặc lao động làm việc
trong các doanh nghiệp của nước sở tại có chức năng làm hàng gia công cho
nước ngoài.
Xét về đối tượng xuất khẩu lao động:
- Xuất khẩu lao động phổ thông: là xuất khẩu lao động đã tốt nghiệp
THCS hoặc THPT, chưa được đào tạo nghề.
- Xuất khẩu lao động kỹ thuật là xuất khẩu những lao động đã được đào
tạo ở các trường trung học chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật... Họ là những
lao động có tay nghề, có trình độ chuyên môn nhất định, có thể làm việc tại
các doanh nghiệp có trang thiết bị máy móc hiện đại. Thu nhập của lao động

kỹ thuật thường cao hơn lao động phổ thông.
- Xuất khẩu lao động chuyên gia là xuất khẩu những lao động có trình
độ cao đẳng, đại học và trên đại học như: kỹ sư, bác sỹ, chuyên gia về một
lĩnh vực nào đó. Họ được đưa sang nước ngoài làm việc để làm chuyên gia tư
vấn, điều hành, quản lý... Lao động chuyên gia thường có mức thu nhập cao.
- Tu nghiệp sinh đi làm việc ở nước ngoài là những người lao động
đang làm việc tại một doanh nghiệp và được doanh nghiệp đó cử đi đào tạo,
nâng cao tay nghề ở nước ngoài. Hình thức này thường được áp dụng ở các
công ty liên doanh hoặc công ty 100% vốn nước ngoài.
Xét về chủ thể cung cấp lao động xuất khẩu:
- Doanh nghiệp hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động cung ứng nguồn
nhân lực đi làm việc ở nước ngoài theo yêu cầu của doanh nghiệp nhập khẩu
6


lao động. Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải được Nhà nước cấp giấy
phép xuất khẩu lao động. Hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp
này bao gồm những khâu chủ yếu sau: tìm kiếm thị trường; thẩm định và ký
kết hợp đồng; tuyển chọn lao động; đào tạo và giáo dục định hướng cho người
lao động; quản lý lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; thanh lý
hợp đồng.
- Doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài
đưa người lao động sang nước ngoài làm việc là hình thức người lao động
thuộc quyền quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam được đưa sang làm việc
tại các công trình do các tổ chức doanh nghiệp nước ngoài giao thầu khoán,
chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng.
- Tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài và đưa người lao động sang
nước ngoài để thực hiện dự án đó.
- Doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình
thức thực tập nâng cao tay nghề.

2.1.2 Khái niệm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực xuất khẩu
Nguồn nhân lực theo nghĩa rộng được hiểu là nguồn lực con người của
một quốc gia có thể huy động để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước.
Nguồn nhân lực xuất khẩu của quốc gia là những người trong độ tuổi
lao động, có khả năng lao động, đã có việc làm hoặc chưa có việc làm, có nhu
cầu và đủ điều kiện tham gia vào thị trường lao động quốc tế.
Nguồn nhân lực xuất khẩu của doanh nghiệp là những lao động mà
doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển chọn được, đang trong quá trình đào tạo, nâng cao
trình độ, tay nghề, giáo dục, và hoàn chỉnh thủ tục để đi làm việc ở nước ngoài.
Nguồn nhân lực xuất khẩu mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở
Việt Nam có thể khai thác gồm:
- Nguồn nhân lực đang tham gia vào hoạt động kinh tế: Đây là những
người đã có việc làm, tuy nhiên họ vẫn có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp,
thay đổi môi trường làm việc, tìm kiếm việc làm mới... để tăng thu nhập.

7


- Những người có khả năng lao động nhưng vì các lý do khác nhau
chưa có việc làm, gồm:
+ Học sinh, sinh viên đã tốt nghiệp các trường trung học phổ thông,
trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học... Đây là nguồn lao động có chất
lượng mà các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần tìm kiếm, khai thác.
+ Những người nội trợ trong gia đình: Thường là những người phụ nữ ở
các vùng nông thôn, công việc chủ yếu của họ là làm nội trợ, chăm sóc con cái,
nhưng do cuộc sống khó khăn, họ có nhu cầu được lao động, làm việc để kiếm
sống. Tuy nhiên đa số lao động này chưa biết nghề, trình độ văn hóa thấp, thiếu
kiến thức xã hội. Họ thường đăng ký đi giúp việc gia đình ở nước ngoài.
+ Những người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự: Những người lao động

nảy thường có tác phong kỷ luật cao, sức khỏe tốt. Tuy nhiên cũng cần được
đào tạo ngoại ngữ và tay nghề để có thể tham gia vào thị trường lao động
quốc tế.
+ Người làm nông nghiệp theo mùa vụ và những người có việc làm
không ổn định. Những người này đa số xuất phát từ những vùng nông thôn,
trình độ văn hóa thấp, ít có điều kiện tiếp xúc, giao lưu với “xã hội bên
ngoài”, ít khi đi khỏi nơi cư trú (làng, xã), vì vậy kiến thức xã hội bị hạn chế.
+ Lao động nông nghiệp bị mất đất do quá trình đô thị hóa, công
nghiệp hóa. Nhiều khu công nghiệp và đô thị mới được xây dựng , đi liền với
đó là tình trạng mất việc làm của lao động nông thôn gia tăng. Ước tính mỗi
hộ bị thu hồi đất có 1,5 lao động rơi vào tình trạng mất việc làm và mỗi hecta
đất nông nghiệp bị thu hồi có toiwss 13 lao động bị thất nghiệp. Bên cạnh đó
giá cả tăng lên liên tục, thu nhập của hộ nông dân thấp, không đủ để trang trải
cuộc sống hàng ngày. Vì vậy họ có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm
việc làm mới hoặc đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên đây cũng là lực lượng lao
động có trình độ thấp nên việc đào tạo, đặc biệt là đào tạo ngoại ngữ cho số
đối tượng này rất khó khăn.
+ Lao động dôi dư trong quá trình cải cách, cổ phần hóa các doanh

8


nghiệp Nhà nước: Số lao động này thường có độ tuổi tương đối cao (54% trên
45 tuổi), trình độ rất khác nhau (40% không có bằng cấp, 4,5% có trình độ đại
học, 33,25% là công nhân kỹ thuật). Vì vậy việc chuyển đổi nghề nghiệp hay
đào tạo họ rất khó khăn.
Người đi xuất khẩu lao động theo quy định tại Điều 3 Luật người lao
động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng “là công dân Việt
Nam, cư trú tại Việt Nam, có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Việt
Nam và pháp luật nước tiếp nhận người lao động, đi làm việc ở nước ngoài

theo quy định của Luật này”. Người lao động muốn tham gia hoạt động xuất
khẩu lao động phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện
hành, cụ thể:
- Có năng lực hành vi dân sự;
- Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài;
- Có ý thức chấp hành pháp luật, tư cách đạo đức tốt;
- Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của
nước tiếp nhận lao động;
- Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, kỹ thuật, tay
nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
- Không thuộc trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của Luật Việt Nam.
Việt Nam là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, nhưng giá nhân công
rẻ, thiếu lao động đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Để có thể
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước, chúng ta bắt buộc phải tăng cường đầu tư, đào tạo, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực để cung cấp cho thị trường lao động trong nước và
quốc tế.
2.1.3 Khái niệm về chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu
Có nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm:
- Theo hướng phục vụ khách hàng, chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa
mãn nhu cầu hay sự phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng.
9


- Xuất phát từ tính cạnh tranh thì chất lượng cung cấp những thuộc tính
mang lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với những sản phẩm cùng loại trên
thị trường.
Chất lượng nguồn nhân lực là khả năng làm việc có hiệu quả của
người lao động và chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố như: giáo dục,
đào tạo, tập quán, truyền thống văn hóa, chất lượng cuộc sống, điều kiện làm

việc, các chính sách của Nhà nước...
Chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu là những đặc tính thỏa mãn nhu
cầu và mục đích sử dụng của nhà nhập khẩu lao động trong giới hạn chi phí
nhất định.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, cạnh tranh đang
trở thành một yếu tố mang tính quốc tế, đóng vai trò quyết định đến sự phát
triển của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung trong hoạt động xuất
khẩu lao động. Do đó chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến
lược quan trọng làm tăng năng lực cạnh tranh của xã Quảng Phú với các địa
phương khác, đồng thời góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam
trên thị trường lao động quốc tế. Chất lượng tạo nên đặc tính và sự khác biệt
của sản phẩm, mặt khác yêu cầu về chất lượng của thị trường nước ngoài rất
khắt khe. Vì vậy nguồn nhân lực ổn định đáp ứng được yêu cầu của người sử
dụng sẽ tạo ấn tượng tốt, tạo niềm tin và có tác động lớn đến quyết định lựa
chọn nguồn cung cấp nhân lực của phía đối tác nhập khẩu lao động. Cũng nhờ
đó mà uy tín và vị thế của địa phương (xã Quảng Phú) nói riêng và của Việt
Nam nói chung tăng lên, là cơ sở cho khả năng duy trì và mở rộng thị trường,
tạo sự phát triển lâu dài. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xuất khẩu là giải
pháp chính để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, nâng cao thu nhập, giải quyết việc
làm cho người dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2.1.4. Thị trường lao động
2.1.4.1. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu lao động
Theo Adam Smith, thì “Thị trường lao động là không gian trao đổi

10


dịch vụ lao động giữa một bên là người mua dịch vụ lao động (người chủ sử
dụng lao động) và một bên là người bán dịch vụ lao động”. Định nghĩa này
cho rằng đối tượng trao đổi trên thị trường lao động là dịch vụ lao động. ILO

cũng có cùng quan điểm này, nghĩa là cho rằng thị trường lao động là thị
trường trong đó có các dịch vụ lao động được mua, bán thông qua quá trình
xác định mức độ việc làm và tiền công của lao động. Cũng theo quan điểm
này, nhưng nhấn mạnh đến thể chế thị trường, tiến sỹ Neva Goodwin và
PGS.TS Phạm Vũ Luận đồng tác giả cuốn “Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế
chuyển đổi” đưa ra khái niệm “thị trường lao động là một tập hợp những thể
chế, qua đó người lao động có thế bán dịch vụ lao động của mình”. Thể chế
thị trường lao động được hiểu là các hoạt động được luật pháp hóa nhằm điều
tiết thị trường lao động theo mục đích đặt ra. Nó bao gồm đường lỗi, chiến
lược, chính sách, hành lang pháp lý, cán bộ, bộ máy, phương tiện và cách thức
quản lý nhằm cho thị trường lao động phát triển. Các nhà kinh tế nêu trên
cũng đồng tình với quan điểm của C.Mác, nhưng cho rằng, sự phát triển của
kinh tế thị trường đã có những biến đổi quan hệ hai bên giữa người sử dụng
lao động và người làm thuê. Họ không còn đứng riêng rẽ giữa 2 thái cực, mà
họ vừa là người làm thuê, vừa là người chủ sở hữu, vừa làm thuê, vừa là
người đại diện cho chủ sở hữu.
Thị trường lao động được cấu thành bởi các yếu tố cung lao động cầu
lao động, giá cả sức lao động, cân bằng và cạnh tranh trên thị trường lao
động. Trong đó, giá cả sức lao động là biểu hiện bằng tiền (tiền công, tiền
lương, phúc lợi...) của giá trị sức lao động. Nó liên quan chặt chẽ và có ảnh
hưởng chủ yếu đến cung cầu lao động, nó được xác định không chỉ bởi giá trị
sức lao động mà còn phụ thuộc bởi trạng thái cân bằng cung cầu lao động trên
thị trường.
Như vậy, mặc dù có những điểm khác nhau, nhưng có thể tóm lược
định nghĩa về thị trường lao động như sau:
Thị trường lao động là tập hợp các hoạt động nhằm trao đổi, mua bán
11


hàng hóa sức lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động; qua

đó, giá cả, điều kiện và các quan hệ hợp đồng lao động được xác định.
Qua phân tích khái niệm thị trường lao động nói chung, chúng ta có
thể khái quát về thị trường xuất khẩu lao động như sau:
Thị trường xuất khẩu lao động đối với một quốc gia là một nước
(vùng lãnh thổ) hoặc nhiều nước khác mà nước đó có thể đưa lao động của
mình sang làm việc một cách hợp pháp.
Như vậy, ngoài những đặc tính chung của thị trường lao động thì thị
trường xuất khẩu lao động có những đặc tính riêng, gồm:
- Hàng hóa đem xuất khẩu “bán” là sức lao động sống của con người,
còn khách “mua” là chủ sử dụng lao động nước ngoài.
- Xuất khẩu lao động là một hoạt động tất yếu khách quan của quá
trình chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế giữa các nước trong sản xuất, nhằm
bổ sung nhân lực giữa các quốc gia, khắc phục các mặt khó khăn và phát huy
sức mạnh của mỗi quốc gia.
- Người đi xuất khẩu lao động luôn kỳ vọng tìm được một công việc,
thu nhập tốt hơn hoặc là một cơ hội học tập ở nước họ đến làm việc.
Để phân tích rõ hơn, chúng ta có thể tiếp cận một số tính chất cơ bản
của di dân. Người ta (Lee, 1966) đã khái quát hai tính chất cơ bản của di dân
như sau:
Một là, di dân mang tính chất chọn lọc (không phải mọi người đều di
cư mà chỉ một bộ phận “chọn lọc” trong dân số di cư mà thôi);
Hai là, mỗi thời kỳ của chu kỳ cuộc sống con người có các thiên
hướng di dân khác nhau, chẳng hạn thanh niên khi trưởng thành có nhu cầu,
mong muốn cơ hội học hành cao, có việc làm tốt hơn, thăng tiến trong sự
nghiệp và xây dựng gia đình.
“Di cư lao động quốc tế trở thành một hiện tượng phổ biến, diễn ra ở
nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới. Điều hành, quản lý có hiệu quả di cư

12



lao động có tổ chức sẽ đem lại lợi ích cho cả quốc gia nhận và quốc gia gửi
lao động; cho cả chủ sử dụng lao động và các tổ chức kinh tế hoạt động dịch
vụ trong lĩnh vực này”.
2.1.4.2. Cung - cầu lao động xuất khẩu
Cung về lao động xuất khẩu là khả năng nước đó có thể đáp ứng được
một số lượng lao động thỏa mãn yêu cầu thị trường xuất khẩu lao động trong
một khoảng thời gian nhất định.
Còn cầu về lao động xuất khẩu là khả năng tiếp nhận của một nước
(vùng lãnh thổ) hoặc một số nước khác đối với lao động của nước đó.
Quan hệ cung – cầu về lao động xuất khẩu còn có những nhân tố tác
động mang tính đặc thù như sau:
- Cung - cầu của thị trường lao động quốc tế
Đối với lĩnh vực xuất khẩu lao động đó là thị trường lao động quốc tế.
Cung cầu của thị trường lao động quốc tế là nhân tố quan trọng quyết định giá
cả, số lượng cũng như cách thức cung ứng hoặc tuyển dụng lao động của các
doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Cung cầu của thị trường lao động thế giới
có tác động tới các hoạt động xuất khẩu lao động như sau:
Thứ nhất là, khi có sự khan hiếm lao động ở một lĩnh vực hay một
quốc gia nào đó, ngay lập tức giá cả (tiền lương) được trả cao hơn để thu hút
lao động vào làm việc. Đồng thời khi đó không chỉ tiền lương của người lao
động mà cả lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng tăng lên nên
thu hút nhiều doanh nghiệp hơn quan tâm tới việc cung ứng lao động vào khu
vực này.
Thứ hai là, cung cầu trên thị trường lao động quốc tế sàng lọc những
lao động không đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Những lao
động có chất lượng kém sẽ không được lựa chọn vào “nguồn dự trữ” của các
doanh nghiệp. Điều này thúc đẩy người lao động tự giác rèn luyện, đào tạo
tay nghề để tự nâng cao “chất lượng sức lao động” của mình, tạo cơ hội cho
mình trong quá trình tuyển chọn các doanh nghiệp.

13


×