Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thiết kế nhà máy nuôi trùn quế từ mạt cưa để sản xuất phân trùn quế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 43 trang )

Đồ án Công Nghệ 2
MỤC LỤC

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang I


Đồ án Công Nghệ 2
DANH MỤC HÌNH VẼ

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang II


Đồ án Công Nghệ 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang III


Đồ án Công Nghệ 2
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, nhờ có khoa học kỹ thuật phát
triển mà nền Nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều ti ến bộ v ượt bậc, từ vi ệc “con
trâu đi trước cái cày đi sau” hay người nông dân ph ải “bán m ặt cho đ ất bán l ưng
cho trời” nhưng hiệu quả sản phẩm có chất lượng không cao, năng suất th ấp,
khó đáp ứng được nhu cầu trong nước chứ chưa nghĩ đến vi ệc xuất kh ẩu nh ằm


phát triển kinh tế xã hội.
Là một nước có nền văn minh lúa nước từ lâu đời, kinh nghiệm của cha
ông ta để lại rất nhiều, nhưng khi khoa học kỹ thuật phát triển, nền Nông nghiệp Việt
Nam đã bước sang trang mới. Các kỹ thuật trồng trọt đã có những thay đổi, từ đó cũng
kéo theo nhiều hệ lụy, người ta đã quá lạm dụng đến trở thành thói quen vào các loại
phân hóa học tổng hợp, thuốc trừ sâu không những khiến cho cây trồng khó hấp thu,
độc hại cho tiêu dùng mà còn làm cho nguồn đất bị “bội thực”, “ngộ độc”, nguồn vi
sinh vật bị tác động mạnh từ đó làm mất cân bằng nội môi, khó phân hủy,…cuối cùng
dẫn đến đất bị mất khả năng canh tác, thoái hóa.
Hiện nay minh chứng cho điều này đó chính là lượng mạt cưa thải ra sau trồng
nấm bào ngư rất lớn gây ô nhiễm môi trường vì vậy để đáp ứng được yêu cầu này,
một phương pháp đơn giản nhưng đầy hiệu quả hiện nay đó là tận d ụng vi ệc
nuôi trùn quế để xử lý bã mạt cưa đó.
Trùn quế hay còn gọi là giun quế là một loại giun s ống trong đất. Trùn qu ế
mang lại rất nhiều lợi ích cho các ngành chăn nuôi như làm th ức ăn cho tôm, cá,
các loại gia cầm,… với hàm lượng protein cao cũng như rất nhiều lợi khuẩn giúp tăng
đề
kháng vật nuôi. Trong trồng trọt nhằm tăng hiệu quả đất canh tác bằng cách sử dụng
phân trùn quế là chủ yếu, đây là loại phân rất tốt được trùn phân hủy các mùn bã hữu
cơ, lại chứa nhiều lợi khuẩn từ đó có thể dùng làm phân bón cho cây trồng, cải tạo
những vùng đất “chết” sau khi sử dụng một lượng phân bón hóa học quá lớn.
Với những ưu điểm của trùn quế và phân trùn quế, một quy mô công nghiệp
nuôi trùn quế lấy phân là rất cần thiết. Hiện nay công nghệ đó được gọi chung là
Vermicomposting, công nghệ này ưu việt hơn việc ủ phân truyền thống vì các mùn bã
chất hữu cơ được đi qua trùn, tạo ra các sản phẩm hữu hiệu, thân thiện với môi trường,
giúp cải tạo đất nhờ những thành phần dinh dưỡng và đặc thù có ích của mình, và hơn
SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 4



Đồ án Công Nghệ 2
hết đây là phương pháp đơn giản mà bất kỳ người nông dân nào cũng có thể áp dụng
vào trang trại, cơ sở sản xuất của mình nhằm chung tay góp ph ần nâng cao ch ất
lượng sản phẩm Nông Nghiệp nước nhà.
Từ những lập luận trên em xin chọn đề tài :“Thiết kế nhà máy nuôi trùn
quế từ mạt cưa thải sau trồng nấm bào ngư để sản xu ất phân trùn qu ế v ới s ản
lượng 30 tấn/ngày”.

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 5


Đồ án Công Nghệ 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về Trùn quế:
1.1.1. Trùn quế:
1.1.1.1. Giới thiệu:
Trùn quế hay còn gọi là giun quế (tên gọi trên thế gi ới là Malaysian blue
hay Indian blue, blue worm), tên khoa học Perionyx excavatus, chi Perionyx, họ
Megascolecidae, ngành ruột khoang.
Trùn quế sống trong tầng đất mặt (độ sâu từ mặt đất xuống khoảng 1020 cm), vùng khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt, nhi ệt độ t ốt nhất cho s ự phát
triển là từ 27-300C, khoảng nhiệt có thể chịu đựng là từ 7-33 0C, độ ẩm vừa phải
khoảng 50-70%. Vì vậy mà chúng phổ biến ở các nước như Malaysia, Ấn Độ,
Australia, và nhiều nước nhiệt đới (hay cận nhiệt) khác.[5]
Thân trùn quế có màu tím sẫm, hai đầu hơi nhọn, phần đầu có màu tím
sẫm còn phần sau có màu đỏ đậm hay màu nâu, có kích th ước kho ảng t ừ 08cm15cm, đường kính cơ thể nhỏ hơn các loại giun đất (có màu nâu s ẫm) mà ta
thường thấy.[9]


Hình 1.1: Trùn quế. [12]

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 6


Đồ án Công Nghệ 2

Hình 1.2: Phần đầu của trùn quế. [12]
Trùn quế được du nhập vào nước ta từ những năm 2000 và nhanh chóng
được áp dụng cho các quy mô nuôi công nghiệp vừa và nhỏ.
1.1.1.2. Cấu tạo cơ thể:

Hình 1.3: Cấu tạo bên trong trùn quế. [12]
Cấu tạo bên trong trùn quế là một khoang ruột dài cả cơ th ể bắt đầu từ
miệng đến hậu môn. Phần đầu có cuống họng để thực hiện chức năng nu ốt
(cùng với miệng) và diều để dự trữ thức ăn.
Phần ruột được cấu tạo như trên hình, khoang ruột như một rãnh g ấp l ại,
cấu tạo này giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng được tăng cường nhờ lực ép của
thành ruột tiếp xúc với thức ăn được tăng lên.
Bên trong ruột trùn quế có nhiều loại vi sinh vật như vi khu ẩn thu ộc các
chi Bacillus, Staphylococcus, Enterococci, Micrococcus, Enterobacter và các loại
SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 7


Đồ án Công Nghệ 2
nấm men.[9]

1.1.1.3. Đặc tính sinh học, sinh lý, sự sinh sản và phát tri ển c ủa Trùn qu ế:
a. Đặc tính sinh học:
Trùn quế có kích thước tương đối nhỏ, độ dài vào khoảng 08 –15 cm, thân
hơi dẹt, bề ngang của con trưởng thành có thể đạt 0,1 – 0,2 cm, có màu t ừ đ ỏ
đến màu mận chín (tùy theo tuổi), màu nhạt dần về phía bụng, hai đầu h ơi
nhọn. Cơ thể trùn có hình thon dài nối với nhau bởi nhi ều đốt, trên m ỗi đ ốt có
một vành tơ. Khi di chuyển, các đốt co duỗi kết hợp các lông tơ phía bên d ưới các
đốt bám vào cơ chất đẩy cơ thể di chuy ển một cách dễ dàng. Trùn qu ế hô h ấp
qua da, chúng có khả năng hấp thu Oxy và
thải CO2 trong môi trường nước, điều này giúp cho chúng có khả năng sống trong
nước nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng. Hệ thống bài ti ết bao g ồm m ột
cặp thận ở mỗi đốt. các cơ quan này bảo đảm cho việc bài ti ết các ch ất th ải
chứa đạm dưới dạng Amoniac và Ure. Trùn quế nuốt thức ăn bằng môi ở l ỗ
miệng, lượng thức ăn mỗi ngày được nhiều nhà khoa học ghi nhận là tương
đương với trọng lượng cơ thể của nó. Sau khi qua hệ thống tiêu hóa với nhiều vi
sinh vật cộng sinh, chúng thải phân (Vermicas) ra ngoài r ất giàu dinh d ưỡng (h ệ
số chuyển hóa ở đây vào khoảng 0.7)[1], những vi sinh vật cộng sinh có ích trong
hệ thống tiêu hóa này theo phân ra khỏi cơ thể trùn nh ưng v ẫn còn ho ạt đ ộng ở
“màng dinh dưỡng” trong một thời gian dài. Đây là một trong những nguyên nhân
làm cho phân trùn có hàm lượng dinh dưỡng cao và có hi ệu qu ả c ải t ạo đ ất t ốt
hơn dạng phân hữu cơ phân hủy bình thường trong tự nhiên.[9],[2]
b. Đặc tính sinh lý:
Trùn quế rất nhạy cảm, chúng phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và
biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhi ệt độ thích h ợp nhất v ới
Trùn quế nằm trong khoảng từ 20 – 300C, ở nhiệt độ khoảng 27-300C và độ ẩm
thích hợp, chúng sinh trưởng và sinh sản rất nhanh. Ở nhiệt đ ộ quá th ấp, chúng
sẽ ngừng hoạt động và có thể chết, hoặc khi nhiệt độ của luống nuôi lên quá cao
cũng bỏ đi hoặc chết. Chúng có thể chết khi đi ều ki ện khô và nhi ều ánh sáng
nhưng chúng lại có thể tồn tại trong môi trường nước có thổi Oxy. Trùn qu ế rất


SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 8


Đồ án Công Nghệ 2
thích sống trong môi trường ẩm ướt và có độ pH ổn định. Qua các thí nghi ệm
thực hiện, chúng thích hợp nhất vào khoảng 7.0 – 7.5, nh ưng chúng có kh ả năng
chịu đựng được phổ pH khá rộng từ 4 – 9, nếu pH quá thấp, chúng sẽ b ỏ đi. Trùn
quế thích nghi với phổ thức ăn khá rộng, chúng ăn bất kỳ chất th ải h ữu c ơ nào
có thể phân hủy trong tự nhiên (rác đang phân hủy, phân gia súc, gia c ầm…). Tuy
nhiên, những thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ h ấp d ẫn chúng h ơn, giúp
cho chúng sinh trưởng và sinh sản tốt hơn. Trong tự nhiên, Trùn qu ế thích s ống
nơi ẩm thấp, gần cống rãnh, hoặc nơi có nhiều chất hữu cơ dễ phân h ủy và th ối
rữa như trong các đống phân động vật, các đống rác hoại mục. Chúng r ất ít hi ện
diện trên các đồng ruộng canh tác dù nơi đây có nhi ều ch ất th ải h ữu c ơ, có lẽ vì
tỷ lệ Cacbon/Nito của những chất thải này thường cao, không hấp dẫn và không
đảm bảo điều kiện ẩm độ thường xuyên.[1],[9]
c. Sự sinh sản và phát triển:
Trùn quế sinh sản rất nhanh trong một diện tích hẹp với đi ều ki ện khí
hậu nhiệt đới tương đối ổn định và có độ ẩm cao như điều ki ện của khu vực
phía Nam. Theo nhiều tài liệu, từ một cặp ban đầu trong đi ều ki ện s ống thích
hợp có thể tạo ra từ 1.000 –1.500 cá thể trong một năm, tuy nhiên theo kinh
nghiệm của nhiều bà con thì 1-2 m2 nuôi trùn quế có thể nhân hai lần sau hai
tháng nuôi, tức là sinh khối có thể tăng lên hai lần [10].
Trùn quế là sinh vật lưỡng tính, chúng có đai và các l ỗ sinh d ục n ằm ở phía
đầu của cơ thể, có thể giao phối chéo với nhau đ ể hình thành kén ở m ỗi con, kén
được hình thành ở đai sinh dục, trong mỗi kén mang từ 1 – 20 trứng, kén Trùn di
chuyển dần về phía đầu và hơi ra đất. Kén áo hình dạng thon dài, hai đẩu túm
nhọn lại gần giống như hạt bông cỏ, ban đầu có màu trắng đục, sau chuy ển sanh

xanh nhạt rồi vàng nhạt. Mỗi kén có thể nở từ 2 – 10 con. Khi m ới n ở, con nh ỏ
như đầu kim có màu trắng, dài khoảng 2 – 3mm, sau 5 – 7 ngày c ơ th ể chúng sẽ
chuyển dần sang màu đỏ và bắt đầu xuất hiện một vằn đỏ thẫm trên lưng.
Khoảng từ 15 –30 ngày sau, chúng trưởng thành và bắt đầu xuất hi ện đai sinh
dục (theo Arellano, 1997); từ lúc này chúng bắt đầu có khả năng b ắt c ặp và sinh
sản. Con trưởng thành khỏe mạnh có màu mận chín và có s ắc ánh kim trên c ơ

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 9


Đồ án Công Nghệ 2
thể.[9]

Hình 1.4: Trùn quế đang giao phối [5]

Hình 1.5: Kén Trùn quế [5]
1.1.2. Lợi ích của Trùn quế:
1.1.2.1. Trùn quế:
Trùn quế rất có ích trong chăn nuôi gia súc, gia cầm vì th ức ăn c ủa trùn
quế là các mùn bã hữu cơ (đặc biệt là phân bò, lợn,…và các loại thức ăn b ỏ đi).
SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 10


Đồ án Công Nghệ 2
Thành phần của trùn quế: Nước chiếm khoảng 80 – 85%, chất khô
khoảng 15 – 20%.

STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ %

1

Protein

68-70

2

Lipid

7-8

3

Chất đường

12-14

4

Tro

11-12


Bảng 1.1: Thành phần trong hàm lượng chất khô trùn qu ế [9]
Do có hàm lượng Protein cao , chứa nhiều lợi khuẩn nên trùn quế được
xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các lo ại gia súc, gia c ầm, th ủy h ải
sản…giúp cho chúng khỏe mạnh, năng suất nuôi tr ồng cao. Ngoài ra, Trùn quế
còn được sử dụng trong y học, công nghệ chế biến thức ăn gia súc, và thậm chí là
thức ăn cho người, làm mỹ phẩm.
1.1.2.2. Phân trùn quế:
Trùn quế rất hiệu quả trong việc phân giải các chất h ữu cơ đ ể tạo ra
phân bón
mà ở đây chủ yếu là phân trùn.
Phân trùn chứa một lượng vi sinh vật có lợi như: các vi khu ẩn c ố đ ịnh
đạm (Azotobacter, Rhizobium), vi khuẩn phân giải lân, kali, cellulose…vì thế mà
khi bón vào đất sẽ giúp cải tạo đất tốt hơn, cây dễ hấp thu dinh d ưỡng, tăng s ức
đề kháng của rễ với một số bệnh từ đất. [9],[11]
Ngoài ra phân trùn có chứa rất nhiều nguyên tố khoáng như: Phospho,
Nito, Kali, Canxi, Magie, ngoài ra còn có các kim loại n ặng nh ư: đ ồng, kẽm, s ắt,
mangan,…
Phân trùn quế có khả năng giúp cây có thể hấp thu ngay, không nh ư các
loại phân hữu cơ khác phải đợi thời gian phân hủy trong đất. Có kh ả năng c ố
định các kim loại năng trong rác thải hữu cơ. Humid acid và Indol acetic acid
trong phân trùn quế giúp kích thích sự hấp thụ dinh dưỡng của cây tr ồng làm
cho cây trồng tăng sinh tốt. Phân trùn quế có pH trung tính vì th ế nó giúp cây
phát triển trong đất có nồng độ pH quá cao hoặc quá thấp. [9]
Trong các viên phân trùn quế có một lớp màng thủy phân mỏng, lớp màng
SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 11


Đồ án Công Nghệ 2

này dạng hơi nhớt có tác dụng tốt cho cây tr ồng như tăng khả năng gi ữ dinh
dưỡng để phân giải dần và kết hợp với các hạt keo đất sẽ làm tăng kh ả năng gi ữ
ẩm cho đất. Phân trùn quế tơi xốp giúp hòa trộn dễ dàng với đất và giúp cho cây
trồng dễ sinh tồn.[5]
Vì những lý do trên mà phân trùn quế rất tốt trong việc cải tạo đất và điều
hòa dinh dưỡng cho đất, sử dụng để bón lót cho cây cũng như được nâng cấp đ ể
làm phân bón lá hảo hạng, góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi.
Phân trùn quế còn có thể được dùng để tạo ra dịch trùn (hay còn g ọi là
“trà trùn”) sử dụng trong chăn nuôi tôm, giúp tôm hấp thu dinh dưỡng tốt, tăng
đề kháng.
Dưới đây là Phiếu kết quả thử nghiệm để ta có thể thấy được hàm lượng
các chất trong phân Trùn quế. Số liệu được thực hiện bởi Trung Tâm Kỹ Thu ật
Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng 3 với mẫu kiểm định là Phân Trùn Quế Thô
được cung cấp bởi Công Ty Trùn Quế An Phú.

STT

Chỉ tiêu

Tỷ lệ % (m/m)

1

Độ ẩm

59,7

2

Acid Humic


4,1

3

P2O5

0,55

4

Sắt

1,1

5

Magiê

0,22

6

Canxi

0,6

7

Mangan


0,052

8

Kẽm

0,02

9

Đồng

32 mg/kg

Bảng 1.2: Thành phần dinh dưỡng trong phân Trùn qu ế [5]

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 12


Đồ án Công Nghệ 2

Bảng

STT

Chỉ tiêu


Kết quả (CFU/g)

1

Salmonella / 25g

Dương tính

2

E.Coli

9,3 x 102

3

Coliform

2,5 x 103

4

Tổng số vi sinh vật cố định đạm

6,4 x 106

5

Tổng số vi sinh vật phân giải lân


6,0 x 106

6

Tổng số vi sinh vật phân giải cellulose

5,8 x 106

1.3: Chỉ

tiêu vi sinh vật trong phân Trùn quế [5]
1.2. Tình hình nuôi trùn quế trong và ngoài nước:
1.2.1. Tại Việt Nam:
Từ những ưu điểm của trùn quế, những năm gần đây việc nuôi trùn qu ế
bắt đầu nở rộ và được nhiều người đón nhận, ngày càng xuất hi ện nhi ều h ơn
các mô hình nuôi trùn tại TP HCM và các tỉnh lân c ận (Đ ồng Nai, Bình D ương,…).
Nhiều lớp tư vấn, chuyển giao kỹ thuật nuôi trùn đã được tổ ch ức tại Trung tâm
tư vấn chuyển giao khoa học kỹ thuật , Công ty trang trại TPHCM, Công ty TNHH
tư vấn đầu tư ANFA đã đầu tư một số chương trình hợp tác liên hoàn với nông
dân và nhà đầu tư nuôi trùn quế như: chương trình “Tư vấn toàn di ện dự án,
cung cấp giống, chuyển giao công nghệ nuôi, mua lại sản phẩm” , chương trình
liên doanh sản xuất phân trùn quế và sấy khô trùn quế.
Theo tính toán của công ty, để nuôi 300 kg trùn quế giống (C ông ty ANFA
hỗ trợ ưu đãi 100.000 đồng/ kg) nông hộ cần có diện tích đất tối thiểu 200 m2
làm chuồng trại, 01 nhân công, huy động được ổn định m ỗi tháng t ối thi ểu 4 m3
phân tươi (heo,
bò…). Sau 06 tháng nuôi nhân giống trùn quế ta sẽ đạt cơ số chuẩn và bắt đầu
cho khai thác định kỳ hàng tháng, mỗi lần khai thác được t ối thi ểu 200 kg trùn
quế thương phẩm và 1 tấn phân trùn tinh.[3]
Trong những năm qua phong trào mua đất làm kinh tế trang trại n ở r ộ.

Tuy nhiên, thực tế đa số trang trại tại Việt Nam là những mô hình có quy mô phù
hợp nhưng chưa được quy hoạch và tổ chức tập trung, hiệu quả khai thác tài
nguyên chưa cao, chưa xây dựng phương án phòng vệ rủi ro, và đặc biệt là mô

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 13


Đồ án Công Nghệ 2
hình trang trại được tổ chức chưa mang tính hệ th ống và tính định h ướng cao…
Ngoài ra, một số nhà đầu tư đang có đất, vốn, các nguồn lực khác và r ất quy ết
tâm đầu tư làm kinh tế trang trại nhưng chưa bi ết bắt đầu từ đâu, tổ ch ức ra
sao, làm theo hướng nào…[3]
Nắm bắt tình hình đó, Công ty ANFA đã đầu tư nghiên cứu và tri ển khai
thành công nhiều mô hình làm kinh tế trang trại sinh thái tiên ti ến, mang l ại
nhiều giá trị thiết thực cho nông hộ và nhà đầu tư. Trang tr ại sinh thái đ ược quy
hoạch, vận hành cơ bản trên nền hữu cơ sạch, từ đó sản xuất ra sản ph ẩm s ạch
với năng suất và chất lượng bền vững. Công nghệ quy hoạch và quản lý trang
trại sinh thái đặc thù của Công ty ANFA sẽ giúp nhà đầu tư đầu tư hiệu quả, có
tính định hướng và tính chiến lược cao. Về cơ bản, thiết kế của mô hình trang
trại sinh thái là sự kết hợp hài hòa, bổ sung trực ti ếp cho nhau giữa vật nuôi, cây
trồng, giữa yếu tố ngắn ngày và dài ngày, tạo ra một quần thể sinh thái sống
động về cảnh quan, khai thác và tái tạo tài nguyên tri ệt đ ể, liên tục… Ông Thái
cho rằng đây là mô hình kinh tế nông nghiệp sinh lời bền vững và mang tính bảo
hộ rất cao. Trong mô hình này, trùn quế đóng vai trò h ết s ức quan tr ọng, là m ắt
xích nối kết và hỗ trợ các thành phần vật nuôi, cây tr ồng giúp tăng chất lượng
sản phẩm, xử lý môi trường triệt để, tạo ra những giá trị gia tăng đáng k ể cho
mô hình.[3]
Thức ăn cung cấp cho trùn quế rất đa dạng, từ các loại th ức ăn th ải nh ư

rau củ quả đến các loại phân gia súc gia cầm, đặc bi ệt là phân bò tuy nhiên v ới
đặc tính sinh sản và sinh trưởng nhanh của trùn thì rất khó trong vi ệc cung c ấp
thức ăn liên tục. Tại các vùng có nhiều trại tr ồng nấm, lượng bã th ải mùn c ưa
tồn đọng và khó tái sử dụng, vì vậy đây cũng là một thành phần r ất hữu hi ệu
trong việc ủ phân bón làm thức ăn cho trùn để ti ết ki ệm lượng phân tươi, ti ết
kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn đảm bảo năng suất cao.
1.2.2. Trên thế giới:
Ở Mỹ, Nhật Bản, Đức, Thụy Sĩ,… đã áp dụng vi ệc nuôi trùn ở quy mô công
nghiệp từ lâu (khoảng từ 1-2 tấn trùn) với các mục đích chính là xử lý rác th ải
sau sản xuất, ví dụ như ngành công nghiệp sản xuất giấy hay xử lý bả th ải trong

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 14


Đồ án Công Nghệ 2
chăn nuôi, đồng thời tạo ra một lượng phân bón đáng k ể đ ể gia tăng ngu ồn dinh
dưỡng đất. Phần lớn sinh khối trùn được sử dụng để tạo ra nhi ều s ản phẩm
phục vụ cho nuôi trồng thủy hải sản.[9]
Ở Indonesia, Malaysia và một số nước Đông Nam Á cũng nuôi trùn qu ế v ới
quy mô lớn và sử dụng đa dạng nguồn thức ăn, thậm chí là các loại rau c ủ qu ả
chưa thối rữa, còn sử dụng được.[9]
Ở Áo có một hệ thống nuôi trùn hiện đại có tên là Vermic 3.2, là m ột h ệ
thống các module làm việc liên tục, từ việc cho ăn đến thu hoạch, t ất c ả đ ều
hoạt động đều được thực hiện bởi các công cụ thông minh. [8]

Hình 1.6: Mô hình Vermic 3.2 [8]
Với đặc tính dễ nuôi, sinh sản nhanh và chứa nhiều loại enzyme như
amylase, lipase, cellulase,…cùng các loại acid amin thi ết y ếu cung c ấp cho đ ầu

vào nên công nghiệp y dược và thực phẩm trở nên đa dạng hơn, hiệu quả kinh tế
cao hơn.[9]
Ở Italia giun được dùng chế biến patê, ở Nhật Bản bột giun được dưa vào
bánh bích quy, ở Úc người ta ăn giun với món ốp lết, ở Hàn Quốc lại phổ biến
món cháo giun đất... Gần đây trên truyền hình Việt Nam người ta có gi ới thi ệu
các món ăn từ sâu bọ ở Thái Lan, Đức và một số nước khác. Có lẽ đã đến lúc ta sẽ
“quen” hơn với các thông tin như thế này.[9]
1.3. Mô hình nuôi trùn quế:
1.3.1. Nuôi trùn trong nhà:
Đối tượng: áp dụng cho các hộ gia đình không có nhiều diện tích sân vườn.
Dụng cụ: các vật dụng đơn giản như thùng nhựa, thùng gỗ, khay nhựa,…Có
SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 15


Đồ án Công Nghệ 2
thể đặt lên thành tầng để tiết kiệm không gian.
Yêu cầu khi nuôi: Cần hiểu rõ về đặc tính của con trùn đ ể có các ph ương
pháp nuôi hữu hiệu nhất như hạn chế nơi quá ẩm ướt (nên có l ỗ thoát nước ở
các khay, thùng), chịu ảnh hưởng mưa gió, hạn chế ánh sáng, có bọc ph ủ xung
quanh (không được kín), phòng tránh thiên địch…
Thức ăn: đồ ăn thừa được ủ với men vi sinh hoặc với phân trùn tạo thành
mùn rồi cho trùn ăn, phân bò, heo ủ với các chất nền. [1]
1.3.2. Nuôi trùn ngoài sân vườn quy mô vừa:
Đối tượng: áp dụng cho các hộ gia đình có sân vườn, tốt hơn nếu có chăn
nuôi gia súc gia cầm.
Dụng cụ: xẻng, cuốc, vá nhựa,…
Yêu cầu khi nuôi: nên đặt các vị trí nuôi dưới bóng râm, có rào ch ắn xung
quanh để tránh thiên địch, độ ẩm cần được giám sát kỹ lưỡng và có mái che, đảm

bảo khả năng thoát nước cho luống nuôi. Chất nền và thức ăn nên đ ược bổ sung
thường xuyên hàng tuần.[1]
1.3.3. Nuôi trùn quy mô công nghiệp:
Được áp dụng cho những mục đích với quy mô lớn như công nghệ
Vermicomposting, giúp ủ phân nhanh chóng cung cấp được lượng l ớn phân bón
cải tạo đất và xử lý rác thải hữu cơ, hay tạo ra “trà trùn” s ử d ụng trong nuôi
trồng thủy hải sản và làm tháp rau. Ngoài ra còn cung c ấp 1 l ượng sinh kh ối l ớn
trùn quế làm tăng sự đa dạng và nguồn dinh dưỡng trong ngành công nghi ệp
thực phẩm, dược phẩm.
Việc nuôi trùn ở quy mô công nghiệp đòi hỏi có sự đầu tư trên nhi ều
phương diện: diện tích nuôi, nhà nuôi được xây dựng có mái che thoáng mát, các
bồn nuôi được bố trí xây dựng hợp lý, các máy móc như sàng rung, l ồng quay, xe
cung cấp thức ăn,…
Hiện nay ở các nước phát triển người ta trồng trùn theo luống dài đặt cách
mặt đất từ 50-100cm, phần lớn các nơi áp dụng việc chăm sóc bằng tay truy ền
thống(quy mô vừa và nhỏ), một số ít áp dụng hệ thống tự động tuy nhiên rất tốn
kém, nhất là chi phí cho điện và khấu hao thi ết bị khá l ớn vì v ậy đây th ường là

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 16


Đồ án Công Nghệ 2
các trại nuôi trùn quy
mô vài hecta.
Ở Mỹ những khu trại nuôi lớn còn sử dụng lồng quay để tách trùn ra kh ỏi
phân trùn và đất nhờ vào đặc tính của trùn nhẹ và dài còn hạt phân là d ạng viên
tròn xốp dễ vỡ, lồng quay có phần lưới ở giữa để khi phân trùn b ị tác đ ộng quay
làm mịn ra, rồi rơi qua lỗ lưới, bên dưới lưới sẽ có thùng h ứng phân trùn. Trùn sẽ

trượt theo chiều dốc rơi xuống miệng dưới của lồng quay.

Hình 1.7: Lồng quay có lưới. [12]
Ở Việt Nam thì chủ yếu là đặt dưới đất. Tùy vào nguồn vốn đầu tư và quy
mô để quyết định các máy móc tự động hóa hỗ trợ tuy nhiên hiện nay ở Việt
Nam đa số là chăm sóc và thu hoạch bằng tay và ít có các thi ết b ị h ỗ tr ợ. Tùy vào
nhu cầu sử dụng mà các hộ nuôi trùn quế có cách sắp đặt cũng nh ư đ ầu t ư khác
nhau.

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 17


Đồ án Công Nghệ 2

Hình 1.8: Khu nuôi giun quế của Công ty CP phát tri ển khoa học kỹ thuật NTC .[4]

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 18


Đồ án Công Nghệ 2
CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN TRÙN QUẾ
2.1. Dây chuyền công nghệ:
DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN TRÙN QUẾ
Mạt cưa thải sau trồng
nấm bào ngư


Xử lý mạt cưa

Thức ăn phụ

Phối trộn thức ăn

Sinh khối giống Trùn quế

Bể nuôi Trùn Quế

Thu hoạch phân
(có lẫn trùn và kén)

Sàng lọc phân trùn

Sấy phân

Đóng bao

Phân thành phẩm

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 19

Trùn quế, kén trùn


Đồ án Công Nghệ 2
2.2. Thuyết minh dây chuyền công nghệ:

2.2.1. Nguồn mạt cưa:
Mạt cưa được thu mua lại tại các trại trồng nấm bào ngư với số lượng lớn. Sau
khi thu mua cần có khu để chứa và xử lý.
2.2.2. Xử lý mạt cưa thải:
Mạt cưa sau khi được thu về thì phải tiến hành xử lý để đảm bảo “sạch”. Tiến
hành xử lý mạt cưa bằng cách ngâm với nước vôi 1,5% sau đó xả sạch nước vôi để
tiêu diệt các vi sinh vật có hại.
Sau đó ủ hoại bằng cách sử dụng phân bò (đã được ủ hoại) cùng với nước bơm
đầy, có thể cung cấp thêm các loại men vi sinh, mạt cưa sau đó được chuyển hóa thành
mùn bã hữu cơ, sau khi ủ xong trộn khoảng 20 kg với các loại cám gạo, ngô, rau củ
quả để trùn quế dễ ăn và hấp thụ hơn.
2.2.3. Phối trộn và ủ thức ăn:
Thực hiện phối trộn và ủ hoại thức ăn cho trùn quế[1]:
+ Mạt cưa đã xử lý: 1000 kg
+ Phân gia súc (phân bò chiếm thành phần lớn): 100 kg
+ Các loại cám gạo, ngô, rau củ quả: 20 kg
+ Men vi sinh: 1 kg
Thức ăn sau khi ủ phải có dạng lỏng sệt, rồi mới múc vào cho giun ăn là t ốt
nhất.
2.2.4. Nuôi trùn quế:
2.2.4.1. Các yêu cầu kỹ thuật của việc nuôi trùn quế:
a. Người nuôi:
- Nắm bắt được các đặc tính sinh lý, sinh thái cơ bản của trùn qu ế đã nêu
Chương I.
- Có kiến thức tối thiểu về các loại chất th ải hữu c ơ dùng làm th ức ăn cho
trùn.
b. Vùng nuôi:
- Luống hoặc trại nuôi phải đặt nơi thoáng mát
- Không bị ngập úng và không nên bị ánh sáng chi ếu trực ti ếp: xây mái
hoặc giăng bạt, hoặc bố trí dưới các tán cây.

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 20


Đồ án Công Nghệ 2
- Có nguồn nước tưới thường xuyên, trung tính và sạch: không nhiễm các
hóa
chất độc hại.
- Cần thoát nhiệt, thoát nước tốt: lót các v ật li ệu th ấm n ước ho ặc xây m ặt
nuôi hơi nghiêng. Bảo đảm các điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm
- Có biện pháp ngăn ngừa thiên địch (kiến, cóc, nhái..).
c. Chất nền:
- Chất nền có cơ cấu xốp, kết cấu tương đối thô, có khả năng gi ữ ẩm tốt,
không gây phản ứng nhiệt, pH 5-9 là thích hợp, có th ể là môi trường s ống tạm
của trùn khi gặp điều kiện bất lợi.
- Là yếu tố quan trọng cho trùn trong thời gian đầu sinh sống, là n ơi trú ẩn
khi trùn tiếp xúc với môi trường mới và phải đạt các yếu tố sau: t ơi x ốp, s ạch,
giàu dinh dưỡng...
d. Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp nhất cho trùn phát triển là từ 21-28 0C. Vào mùa đông
nhiệt độ xuống thấp, lúc này chúng ta cần che chắn kỹ, th ắp đèn đi ện vào ban
đêm sao cho luôn giữ nhiệt độ ở mức thích hợp.
e. Độ ẩm:
- Nước là thành phần quan trọng nhất của cơ th ể trùn, chúng chi ếm
khoảng 65 - 80% trọng lượng cơ thể trùn nên chúng ta phải th ường xuyên tưới
nước cho trùn. Chú ý tưới giữ ẩm ngay từ khi mới thả gi ống, hằng ngày ki ểm tra
độ ẩm và tưới bổ sung, tốt nhất là tưới nhiều lần trong ngày nhất là khi tr ời khô
nóng, lượng nước cho mỗi lần tưới ít. Độ ẩm thích hợp nhất để nuôi trùn là 6070%.
- Nếu sử dụng chất nền có kết cấu hạt xốp và to thì độ ẩm có th ể duy trì ở

mức cao và ngược lại. Nước tưới nên có pH trung tính, không nhiễm mặn, phèn.
f. Không khí:
- Khí CO2, H2S, SO3, NH4 là kẻ thù của trùn nên ta phải chắc chắn rằng thức
ăn của trùn phải sạch và không có các thành phần hóa học gây bất lợi cho trùn.
g. Về thức ăn:

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 21


Đồ án Công Nghệ 2
- Thức ăn là chất thải hữu cơ ở dạng đang phân hủy, không nên có hàm
lượng muối và amoniac quá cao.
- Chủng loại thức ăn tương đối đa dạng nhưng thích hợp nhất là những
chất liệu có tỷ lệ Carbon : Nito vào khoảng 10:1 như phân gia súc, và các ch ất
liệu phân hủy thô
tốt hơn là các loại phân khô hoặc đã qua giai đoạn ủ.
- Khi cho ăn, có thể bố trí thức ăn thành những lu ống nh ỏ xen kẽ nhau
hoặc đổ thành từng cụm. Lượng thức ăn tùy thuộc vào số trùn hiện có, đ ể có
nguồn phân chuyển hóa tương đối hoàn toàn nên chú ý đến th ời gian b ổ sung
thức ăn.
h. Cho ăn:
- Sau khi thả giống được 2 ngày thì chúng ta nên cho trùn ăn, l ượng th ức ăn
mỗi lần khoảng 8 cm trên mặt luống, nên cho ăn từng cụm, không nên b ỏ phân
bò phủ lên toàn bộ bề mặt luống vì điều này sẽ làm cho nhi ệt đ ộ bên d ưới tăng
quá cao làm cho kén bị thối. Sau đó chúng ta sẽ ti ếp tục cho trùn ăn khi th ấy trên
bề mặt luống đã xốp và không còn thức ăn cũ.
- Không nên cho trùn ăn khi lượng thức ăn cũ còn quá nhi ều vì l ượng th ức
ăn bị tồn đọng phía dưới luống làm cho trùn chỉ lo tập trung s ống phía d ưới

luống mà không sống trên bề mặt, điều này làm cho trùn gi ảm kh ả năng sinh
sản. Thời gian mỗi lần cho ăn tuỳ thuộc vào số lượng trùn có được trong lu ống,
thường thì từ 4 đến 7 ngày.
2.2.4.2. Nuôi trùn quế:
a. Tạo chất nền:
Sử dụng mạt cưa thải băm nhuyễn, phân bò (chính), heo, gà và còn l ại là
các bã thải hữu cơ như rau, củ, quả và nhất là các cây h ọ đậu ủ vào trong m ột h ố.
Giun quế rất sợ nước tiểu gia súc, nếu phân có lẫn nước ti ểu phải phun r ửa đ ể
loại bỏ nước tiểu. Sau đó đổ xen kẽ các thứ trên với nhau đồng th ời tưới nước
ngập. Cứ 5 – 7 ngày tưới nước và đảo đống chất nền một lần để đảm b ảo ch ất
nền luôn ẩm và có đủ không khí. Sau 15 ngày ta có th ể đảo tr ộn đống ủ lên, sau 3
– 4 tuần ủ, hỗn hợp sẽ hoại mục và sử dụng được.

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 22


Đồ án Công Nghệ 2
b. Thả giống:
Tốt nhất nên thả sinh khối trùn giống và rải đều theo từng lu ống, vi ệc th ả
giống nên được thực hiện bằng tay vì nếu sử dụng máy móc sẽ gây tổn th ương
trùn. Thả giống theo thứ tự:
Giống thuần: Sau khi làm chuồng trại xong, dùng nước tưới trên bề mặt
luống mỗi ngày một lần, sau 3 ngày chúng ta có th ể tr ải m ột l ớp ch ất n ền
khoảng 08 cm và thả giống. Thông thường 1 m2 ta thả khoảng 2 – 3 kg trùn
giống, dùng tay hốt trùn giống và bỏ từng cụm vào lu ống trên b ể nuôi, sau 1 gi ờ
tự động trùn sẽ lẫn vào trong
chất nền để trốn, sau đó ta dùng nước tưới phun sương trên bề mặt luống và có
thể cho trùn ăn ngay.

Sinh khối trùn: thả khoảng 7-8 kg sinh khối trùn gi ống (đ ể đạt tiêu chí 10
kg/1m2. Khi thả sinh khối chúng ta cứ để thành cụm, không nên trải mỏng ra,
sau 2 giờ thì tưới nước.
Cách chọn giống: Chúng ta không nên chọn giống bị trộn lẫn với những
giống trùn đất khác, nếu chúng ta dùng trùn thương phẩm 100% đ ể làm gi ống
thì hoàn toàn không đúng, vì trong quá trình làm s ạch trùn chúng ta sẽ làm trùn
hoàn toàn tổn thương. Cách tốt nhất nên bắt giống khoảng 80%. Khâu b ảo qu ản
giống rất quan trọng vì thế chúng ta nên đến những trại có nhi ều năm kinh
nghiệm trong viêc bảo quản giống để có được con giống khoẻ. [9]
c. Cho ăn:
Sau khi tạo chất nền, thả giống đủ số lượng và phân bố đều theo lu ống
trên bể nuôi. Ta tiếp tục đợi khoảng 2-3 ngày thì bắt đầu cho m ột m ẻ th ức ăn
tiếp theo, chú ý là thức ăn phải hết hẳn thì m ới cho ăn ti ếp. Chu kỳ cho ăn
thường là 2 ngày.
Phân bò là thức ăn ưa thích nhất của trùn nhưng số lượng có hạn vì vậy đ ể
tiết kiệm ta thực hiện cách phối trộn, đồng thời lượng phân bò ph ối tr ộn sẽ
giảm dần đến mức nhất định theo chu kỳ nuôi để trùn quen v ới th ức ăn m ới là
mạt cưa thải

[1]

. Thức ăn được cho mỗi lần thành từng cụm đều trên các lu ống

để đảm bảo nhiệt độ bên dưới không quá cao.

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 23



Đồ án Công Nghệ 2
Chú ý những lần cho ăn sau cần phải xem thức ăn tr ước đã h ết ch ưa b ằng
cách quan sát, nếu phân trùn (thường vón thành hình tròn) khá nhi ều, ít th ấy các
bãi mùn nhầy thì ta tiếp tục cho ăn. Nếu thức ăn chưa hết mà cho quá nhiều sẽ bị
tồn đọng phía dưới luống làm cho trùn chỉ lo tập trung ăn và sống phía dưới luống mà
không sống trên bề mặt làm cho trùn giảm khả năng sinh sản.[9]
d. Giám sát điều kiện sống:
Thường xuyên đo nhiệt độ, kiểm tra độ thoáng khí, đảm bảo độ ẩm, ánh
nắng mặt trời, đề phòng thiên địch hại tác động đến trùn.
Việc giữ ẩm và kiểm soát nhiệt độ là vô cùng quan tr ọng. Ta nên đo nhi ệt
độ thường xuyên, nếu nhiệt độ trong sinh khối trùn vượt ngưỡng 27-28 0C thì ta
nên xới đất lên để thoáng khí, tiếp theo đó là tưới nước đều lên các luống nuôi.
Mùa hè 2 ngày tưới 1 lần, mùa đông tưới 3 ngày tưới một lần. Ngày khô
nóng tưới nhiều, ngày mưa rét tưới ít hoặc không cần tưới. Độ ẩm thích h ợp
luống nuôi là 60-70%. Muốn kiểm tra độ ẩm thích hợp, lấy một nắm thức ăn hay
chất nền bóp nhẹ, nếu ứa nước ở kẽ ngón tay là vừa. Nếu nước nhỏ giọt hoặc
chảy thành dòng là quá ẩm. Khi quá ẩm điều chỉnh bằng cách gi ảm l ần tưới
hoặc giảm lượng nước tưới. Nếu bóp chặt mà không có n ước là bị khô, c ần tưới
nước ngay.[10]
Nếu trời mùa đông nhiệt độ quá lạnh thì nên phủ bạt xung quanh tr ại đ ể
tránh gió lạnh, trên các bể nuôi lắp hệ thống đèn để tăng thêm nhi ệt đ ộ, đ ảm
bảo nhiệt độ không quá lạnh đối với trùn (không nên dưới 210C).
e. Che chắn và bảo vệ:
Hàng ngày theo dõi luống trùn, nếu thấy ki ến phải tiêu di ệt ngay, dùng
thuốc diệt kiến quét trên vách chuồng hoặc có thể dùng cách đơn gi ản là dùng
đuốc đốt những vệt kiến bò vào luống trùn, nhớ khi đốt đậy tấm phủ trùn lại,
hoặc cho nước ngập hố trùn và kiến nổi lên mặt nước, dùng đu ốc đ ốt ki ến trên
mặt nước, những con khác sẽ chạy hết, sau đó tháo nước ra.
Một điều cần lưu ý là các bể nuôi trùn phải được che ch ắn hoặc phủ b ạt
lên trên để tránh cóc, ếch nhái, rắn mối hoặc chuột ăn giun. Ngoài ra th ật chú ý

với các loại thuốc trừ sâu, hoá chất như xà phòng, nước tẩy rửa, mu ối ăn, ... r ất
độc hại đối với trùn, trùn sẽ lập tức chết khi tiếp xúc.
SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 24


Đồ án Công Nghệ 2
Trùn cũng có thể bò đi khỏi chuồng nuôi hoặc bị ch ết khi g ặp nh ững đi ều
kiện bất lợi của môi trường sống như: Nhiệt độ, độ ẩm, độ pH quá cao hoặc quá
thấp (do không tưới ẩm đúng kỹ thuật hoặc nước tưới không đảm bảo), ho ặc
phủ nilon quá kín, trời quá nắng, bị nước mưa tạt vào, ti ếng động xung quanh
quá lớn.
2.2.5. Thu hoạch và sàng lọc phân trùn ra khỏi trùn:
2.2.5.1. Thu hoạch bằng máy xúc mini:
Sử dụng máy xúc mini có độ rộng máng xúc nhỏ hơn độ rộng của b ể nuôi
để xúc phần sinh khối trùn ở phần trên và phân trùn ở phần dưới.

Hình 2.1: Máy xúc mini Liugong thu hoạch phân trùn.[12]
2.2.5.2. Sàng lọc phân trùn với trùn, kén:
Sàng lọc bằng lồng quay có lưới:
Kết nối một máng đặt dốc phía miệng trên của l ồng quay (l ồng quay có
lưới làm bằng sợi cước để không làm tổn thương trùn). Sử dụng xe xúc mini đ ể
vận chuyển phân trùn và sinh khối trùn đổ vào máng d ốc, khi l ồng quay thì phân
trùn sẽ vỡ mịn ra và lọt qua lưới, trùn không lọt qua lưới được sẽ r ơi d ần v ề phía
cuối lồng và rơi vào thùng hứng sẵn.

SVTH: Hoàng Bảo Lương

Trang 25



×