Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Tăng cường năng lực trong đấu thầu xây lắp của Tổng công ty Lắp Máy Việt Nam – LILAMA”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.22 KB, 75 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
1
2
3
4
5

Tên bảng
Tập hợp các quy định quốc tế về đấu thầu
Danh sách công văn, nghị định…điều chỉnh đấu thầu
Mức tiết kiệm theo hình thức lựa chọn nhà thầu
Các chỉ tiêu đạt được trong năm 2008
Một số chỉ tiêu phán ánh kết quả kinh doanh của LILAMA

Trang
12
22
24
36
37

6
7
8

trong những năm gần đây.
Một số dự án mà LILAMA đã và sẽ thực hiện
Tổng hợp kết quả đấu thầu xây lắp của LILAMA


Tổng hợp kết quả cung cấp thiết bị cho các gói thầu của

38
45
46

9
10
11
12
13
14
15

LILAMA
Một số công trình do LILAMA lắp đặt và cung cấp thiết bị.
Tình hình tài chính của LILAMA trong những năm gần đây
Tên và địa chỉ ngân hàng hợp tác với LILAMA
Bảng tổng hợp số lượng và chất lượng CB CNV
Các khoá học LILAMA đã đào tạo trong những năm qua
Danh mục trang thiết bị thi công của LILAMA
Giá trị sản xuất kinh doanh của LILAMA đến 2010

47
48
49
50
51
53
61


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
STT
Tên sơ đồ
1
Trình tự tổ chức đấu thấu của ADB
2
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu
3
Sơ đồ tổ chức bộ máy của LILAMA

SV: Hoàng Thị Ái

Trang
16
21
31

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 11/01/2007 Việt Nam đã chính
thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại tế giới WTO đã mở
ra cho các doanh nghiệp muôn vàn những cơ hội kinh doanh, tuy nhiên các
doanh nghiệp cũng sẽ gặp phải muôn vàn những khó khăn và thách thức:
cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, nóng bỏng và quyết liệt hơn.
Việt Nam - một nước đang phát triển nên nhu cầu đầu tư xây dựng rất

lớn bao gồm đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện lực, xây dựng
công nghiệp, dân dụng…với tổng mức vốn đầu tư hàng năm cho lĩnh vực này
chiếm tỷ lệ khá cao trong GDP. Bên cạnh đó, sự tăng lên của đầu tư nước
ngoài (bằng nguồn vốn của WB và ADB…) đã tạo ra nhiều cơ hội cạnh tranh
hơn cho các doanh nghiệp xây dựng. Để thực hiện các dự án có vốn đầu tư
của nhà nước một cách hiệu quả cần phải tạo ra một môi trường cạnh tranh tốt
cho các doanh nghiệp xây dựng. Trên thực tế, đấu thầu là hình thức cạnh tranh
tạo ra môi trường tốt nhất cho các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay hoạt động đấu thầu chỉ mới xuất hiện vào những
năm gần đây và trở nên phổ biến trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế xã hội,
đặc biệt trong ngành xây dựng. Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
xây dựng đã trở nên ngày càng gay gắt thông qua hình thức đấu thầu. Đấu
thầu xây lắp (Đấu thầu xây lắp được quy định trong luật đấu thầu năm 2003
và Nghị định 111/2006/NĐ-CP,hiện nay đã được sửa đổi và bổ sung bằng
Nghị định 58/2008/NĐ-CP), là hình tổ chức kinh doanh có hiệu qủa nhất đối
với cả chủ đầu tư cũng như đối với các doanh nghiệp tham gia đấu thầu và
qua đó đấu thầu xây lắp nói riêng và đấu thầu nói chung đã mang lại lợi ích
lớn lao cho xã hội.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam,
cùng với việc tham khảo tài liệu cũng như tình hình thực tế, em thấy hoạt
SV: Hoàng Thị Ái

1

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

động đấu thầu xây lắp là một nội dung vô cùng quan trọng trong hoạt động

đấu thầu của công ty, năng lực nhà thầu cũng là yếu tố quyết định rất lớn đến
sự thành công trong đấu thầu, vì vậy em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài “
Tăng cường năng lực trong đấu thầu xây lắp của Tổng công ty Lắp Máy
Việt Nam – LILAMA”.
Mục đích nghiên cứu của đề tài giúp chúng ta hiểu thêm những quy
định về đấu thầu xây lắp, thực trạng đấu thầu xây lắp của Việt Nam nói
chung, của Tổng công ty Lắp máy Việt Nam nói riêng, tìm hiểu những hạn
chế còn tồn tại trong công tác đấu thầu xây lắp qua đó chỉ ra được những
biện pháp để tăng năng lực trong đấu thầu xây lắp của Tổng công ty Lắp
máy Việt Nam.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do còn hạn chế về mặt
nhận thức cũng như thời gian và thông tin nên đề tài của em không thể tránh
khỏi những thiếu sót vì vậy em rất mong nhận được sự sửa chữa, đóng góp
của thầy cô giáo để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn GS.TS
Hoàng Đức Thân cùng các cán bộ công nhân viên của Tổng công ty lắp máy
Việt Nam – LILAMA đã giúp đỡ em rất nhiệt tình để em có thể hoàn thành tốt
chuyên đề thực tập này.

SV: Hoàng Thị Ái

2

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC ĐẤU THẦU XÂY LẮP

CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẤU THẦU XÂY LẮP.
1.1.1. Khái niệm và các hình thức đấu thầu xây lắp.
1.1.1.1. Khái niệm.
Trong nền kinh tế hàng hoá, hầu như không tồn tại sự độc quyền cung
cấp cho bất kỳ một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó (trừ một số loại hàng
hoá đặc biệt dùng cho các dịch vụ công, chẳng hạn như phòng thủ đất nước).
Có nhiều nhà sản xuất, nhà cung cấp cho cùng một loại hàng hoá dịch vụ.
Trong cơ chế kinh tế thị trường người tiêu dùng luôn luôn mong muốn có
được hàng hoá, dịch vụ có chất lượng tốt nhất với chi phí mà theo họ là thấp
nhất. Vì vậy mỗi khi có nhu cầu mua sắm hàng hoá hay dịch vụ nào đó họ
thường tổ chức các cuộc đấu thầu để các nhà thầu (bao gồm các nhà cung cấp
hàng hoá và dịch vụ) cạnh tranh nhau về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng và
giá cả. Trong các cuộc đấu như vậy, nhà thầu nào đưa ra được mẫu hàng hoá
và dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người mua và với chi phí nhỏ nhất sẽ
được người mua chấp nhận trao hợp đồng. Vậy đấu thầu là gì?
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đấu thầu:
Theo khoản 2, Điều 4, Chương I của Luật đấu thầu thì “Đấu thầu là quá
trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện
gói thầu của các dự án trên cơ sở đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, minh
bạch và hiệu quả kinh tế.
Theo giáo trình Kinh tế đầu tư thì “Đấu thầu là một cách thức thực hiện
hoạt động mua bán (hàng hoá, công trình, dịch vụ…) mà trong đó người mua
và người bán phải tuân thủ theo các quy định do người tổ chức quản lý nguồn
SV: Hoàng Thị Ái

3

Lớp: QTKD Thương mại 47C



Chuyên đề tốt nghiệp

vốn sử dụng cho hoạt động mua bán này đề ra, Đấu thầu là bắt buộc với các
hoạt động mua sắm sử dụng vốn do nhà nước quản lý.
Tóm lại Đấu thầu là phạm trù kinh tế tồn tại trong nền kinh tế thị
trường. Trong đó, người mua đóng vai trò tổ chức để các nhà thầu (những
người bán) cạnh tranh nhau . Mục tiêu của người mua là có được hàng hoá,
dịch vụ thoả mãn yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng với chi phí thấp
nhất. Mục tiêu của nhà thầu là dành được quyền cung cấp hàng hoá hoặc dịch
vụ đó với giá cả đủ bù đắp các chi phí đầu vào đồng thời đảm bảo mức lợi
nhuận tối đa.
Đấu thầu xây lắp là hình thức đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu đáp
ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện những gói thầu thuộc dự án
bao gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các
công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn. Đấu thầu xây lắp được
tiến hành ở giai đoạn thực hiện dự án.
Công tác đấu thầu xây lắp mang lại những kết quả to lớn đứng trên mọi
giác độ của nền kinh tế:
Về phía nhà nước:
Đấu thầu xây lắp giúp nâng cao trình độ của các cán bộ, ngành, các địa
phương, nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, thông qua đấu thầu xây lắp
nhiều công trình đạt chất lượng cao, thông qua đấu thầu đã tiết kiệm cho ngân
sách nhà nước.
Về phía chủ đầu tư (bên mời thầu - người mua).
Tiếp cận được với các nhà cung cấp mới, tiềm năng. Bằng việc tổ chức
cuộc thi cho nhiều nhà thầu tham gia thì bên mời thầu có cơ hội phát hiện ra
những nhà cung cấp mới trên thị trường.
Phát hiện ra những sản phẩm thay thế . Những nhà thầu tham gia đấu
thầu có thể đưa ra những sản phẩm khác nhau song vẫn cùng mục đích sử

dụng. Như vậy, bên mời thầu sẽ biết đến những sản phẩm này và có quyết
định phù hợp cho sự mua sắm của mình.
SV: Hoàng Thị Ái

4

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

Lựa chọn được giá mua hợp lý nhất. Các nhà thầu khi tham gia đấu thầu
đều mong muốn trúng thầu, vì vậy họ cạnh tranh với nhau cả vể chất lượng và
giá cả. Chính sự cạnh tranh này đã tạo cơ hội cho bên mời thầu lựa chọn được
những sản phẩm hợp lý nhất xét từ góc độ mối quan hệ giá cả/chất lượng.
Qua đấu thầu xây lắp chủ đầu tư chọn được nhà thầu đấp ứng được yêu
cầu cơ bản của chủ đầu tư.Chống được hiện tượng độc quyền của nhà thầu,
nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao vai trò của chủ đầu tư với nhà thầu.Trách
nhiệm và nghĩa vụ của chủ đầu tư được nhà nước ủy quyền đối với việc thực
hiện dự án được xác định rõ ràng.
Về phía nhà thầu - người bán.
Thứ nhất, giúp nhà thầu tiếp cận khách hàng mới: Với việc tham gia
đấu thầu thì nhà thầu có cơ hội gặp gỡ với khách hàng mới để tìm hiểu các
nhu cầu mua sắm, đây là yếu tố quan trọng trong hoạt động nghiên cứu thị
trường của nhà thầu.
Thứ hai, giúp nhà thầu tiếp cận các đối thủ cạnh tranh: Một cuộc đấu thầu
có thể có rất nhiều nhà thầu tham gia và bên cạnh đó, những điều kiện dự thầu của
các nhà thầu này lại được thông báo công khai. Như vậy, đấu thầu đã tạo cơ hội để
các nhà thầu có gặp gỡ nhau, tìm hiểu về những lợi thế cũng như những hạn chế
của các đối thủ cạnh tranh để hoàn thiện mình và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

Thứ ba, giúp nhà thầu tiếp cận với những quy định về đấu thầu của các
cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức quản lý vốn khác. Đấu thầu là hoạt
động mua bán theo những qui định mang tính pháp luật, vì vậy khi tham gia
đấu thầu, các nhà thầu phải tìm hiểu và nắm vững những qui định này.
Thứ tư, giúp nhà thầu hoàn thiện sản phẩm: Đứng trước yêu cầu mua
sắm của bên mời thầu, nhà thầu sẽ xác định được sản phẩm của mình có đáp
ứng được hay không. Qua những lần không trúng thầu, nhà thầu sẽ tìm được
ra nguyên nhân thất bại để từ đó hoàn thiện sản phẩm từ các góc độ khác nhau
như chất lượng, giá cả, dịch vụ…
SV: Hoàng Thị Ái

5

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

Thứ năm, đấu thầu đảm bảo tính công bằng đối với mọi thành phần
kinh tế. Do cạnh tranh mỗi nhà thầu phải cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, áp dụng
những tiến bộ kĩ thuật, công nghệ, biện pháp tổ chức sản xuất, kinh doanh tốt
nhất để thắng thầu góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng
và ngành xây dựng nói chung. Nhà thầu có trách nhiệm cao đối với công việc
thắng thầu nhằm giữ uy tín và tự quảng cáo sản phẩm cho mình đã và đang
thực hiện.
1.1.1.2 Các hình thức đấu thầu xây lắp.
Một là, đấu thầu rộng rãi:
Đấu thầu rộng rãi là hình thức lựa chọn nhà thầu phổ biến được áp
dụng cho mọi lĩnh vực (lựa chọn đối tác, mua sắm hàng hóa, chon nhà thầu
xây lắp, chọn nhà tư vấn và tư vấn các dịch vụ khác). Đây là hình thức tận

dụng triệt để học thuyết Bàn tay vô hình của Adam Smith trong cơ chế kinh tế
thị trường. Để cuộc cạnh tranh giữa các nhà thầu được bình đẳng, công khai,
minh bạch, bên mời thầu phải thông báo công khai trên các phương tiện thông
tin đại chúng về các điều kiện, thời gian tổ chức đấu thầu và tham dự thầu.
Tùy theo tính chất và quy mô của gói thầu, việc thông báo phải được thực
hiện trước khi tổ chức đấu thầu một thời gian thích hợp đủ để các nhà thầu
tiếp nhận đủ thông tin và kịp xử lý các thông tin cần thiết cho việc quyết định
tham gia dự thầu.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu.
Hình thức đấu thầu này có ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu
cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu, kích thích các nhà thầu phải thường
xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh, mang lại hiệu quả cao cho dự án.
Hai là, đấu thầu hạn chế:
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ cho phép
một số lượng nhất định các nhà thầu tham gia dự thầu. Đây là hình thức được
SV: Hoàng Thị Ái

6

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

sử dụng khi cần tranh thủ thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, bởi vì người ta đã
biết chắc chắn rằng chỉ có số nhà thầu cụ thể có khả năng thực hiện gói thầu.
Vì vậy bên mời thầu chỉ mời các nhà thầu được coi là có đủ năng lực tham gia
dự thầu. Tuy nhiên, cần cân nhắc kỹ các trường hợp phải áp dụng hình thức
này, vì rằng càng hạn chế số lượng nhà thầu tham gia, tính cạnh tranh càng

giảm, làm cho tính hiệu quả của công tác đấu thầu sẽ giảm theo.
Đấu thầu hạn chế là hình thức lựa chọn nhà thầu thông qua sự cạnh
tranh của một số nhà thầu nhất định được bên mời thầu cho phép tham dự thầu.
Theo điều khoản 1, điều 19, chương I của Luật Đấu thầu. Đấu thầu hạn
chế Được áp dụng trong trường hợp sau đây.
Theo yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài đối với nguồn vốn sử dụng cho
gói thầu.
Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù, gói
thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm mà chỉ có một số nhà thầu có khả
năng đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Đối với đấu thầu hạn chế khi thực hiện đấu thầu hạn chế, phải mời tối
thiểu 05 nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia
đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn 5 nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người
có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn
chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.
Ba là,chỉ định nhà thầu.
Theo điều 20 của chương II, luật đấu thầu, chỉ định thầu được áp dụng
trong các trường hợp sau đây:
Sự cố bất khả kháng do thiên tai, địch hoạ, sự cố cần khắc phục ngay
thì chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó
được chỉ định ngay nhà thầu để thực hiện; trong trường hợp này chủ đầu tư
hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó phải cùng với
SV: Hoàng Thị Ái

7

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp


nhà thầu được chỉ định tiến hành thủ tục chỉ định thầu theo quy định trong
thời hạn không quá mười năm ngày kể từ ngày chỉ định thầu.
Gói thầu do yêu cầu của nhà tài trợ nước ngoài.
Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc
gia, an ninh an toàn năng lượng do thủ tướng chính phủ quyết định khi thấy
cần thiết.
Gói thầu mua sắm các loại vật tư, thiết bị để phục hồi, duy tu, mở rộng
công suất của thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất mà trước đó đã được
mua từ nhà thầu cung cấp và không thể mua từ các nhà thầu cung cấp khác do
phải đảm bảo tính tương thích của thiết bị, công nghệ.
Gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 500triệu đồng, gói thầu
mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá gói thầu dưới 1tỷ đồng thuộc dự án đầu tư
phát triển; gói thầu mua sắm hàng hoá có giá gói thầu dưới 100triệu đồng
thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên; trường hợp thấy cần thiết
thì tổ chức đấu thầu.
Khi thực hiện chỉ định thầu, phải lựa chọn một nhà thầu được xác định
là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải
tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do chính phủ quy định.
Bốn là, mua sắm trực tiếp:
Mua sắm trực tiếp được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu của nội
dung tương tự được ký trước đó không quá 6 tháng.
Khi thực hiện mua sắm trực tiếp, nhà thầu trước đó đã được lựa chọn
thông qua đấu thầu để thực hiện gói thầu có nội dung tương tự.
Đơn giá đối với nội dung thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp
không được vượt quá đơn giá của các nộị dung tương ứng thuộc gói thầu
tương tự đã ký hợp đồng trước đó.
Được áp dụng mua sắm trực tiếp để thực hiện gói thầu tương tự thuộc
cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.
SV: Hoàng Thị Ái


8

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

Năm là, chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa:
Chào hàng cạnh tranh được áp dung trong trường hợp có đủ điều kiện
sau đây:
Gói thầu có giá gói thầu dưới hai tỷ đồng, nội dung mua sắm là hàng
hoá thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn
hoá và tương đương nhau về chất lượng.
Khi thực hiện chào hàng cạnh tranh, phải gửi yêu cầu chào hàng cho
các nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng
fax hoặc qua đường bưu điện. Đối với gói thầu phải có tối thiểu 3 báo giá từ 3
nhà thầu khác nhau.
Sáu là, tự thực hiện:
Hình thức tự thực hiện áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu
có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình
quản lý và sử dụng.
Khi áp dụng hình thức tự thực hiện, dự toán cho gói thầu phải được phê
duyệt theo quy định. Đơn vị giám sát việc thực hiện gói thầu phải độc lập với
chủ đầu tư về tổ chức và tài chính.
Bẩy là, lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các
hình thức như đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu…thì chủ đầu
tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu đảm bảo mục tiêu cạnh tranh và hiệu
qủa kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

1.1.2. Các phương thức đấu thầu xây lắp.
Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của dự án đầu tư và của gói thầu, bên mời
thầu tiến hành lựa chọn nhà thầu theo những cách thức khác nhau và tương
ứng với mỗi cách thức này là việc quy định cách thức nộp hồ sơ dự thầu cho
các nhà thầu. Mỗi cách thức đánh giá hồ sơ dự thầu và cách thức nộp hồ sơ dự
thầu tạo thành một phương thức đấu thầu. Đối với đấu thầu nói chung có 3
SV: Hoàng Thị Ái

9

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

phương thức đấu thầu: đấu thầu một túi hồ sơ, đấu thầu hai túi hồ sơ và đấu
thầu hai giai đoạn. Đối với đấu thầu xây lắp có hai phương thức là phương
thức đấu thầu một túi hồ sơ và phương thức đấu thầu hai giai đoạn.
1.1.2.1. Đấu thầu 1 túi hồ sơ.
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng đối với hình thức
đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hoá, xây
lắp, gói thầu EPC. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất kỹ thuật và đề
xuất tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành
một lần.
1.1.2.2. Đấu thầu hai giai đoạn.
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, phương thức này áp dụng cho những trường
hợp sau: Các gói thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có giá từ 500 tỷ đồng trở
lên; các gói thầu mua sắm hàng hóa có tính chất lựa chọn công nghệ thiết bị
toàn bộ, phức tạp về công nghệ và kỹ thuật hoặc gói thầu xây lắp đặc biệt

phức tạp; dự án thực hiện theo Hợp đồng chìa khóa trao tay ( EPC).
Cụ thể hai giai đoạn đó như sau:
Giai đoạn sơ tuyển lựa chọn nhà thầu: Tùy theo quy mô, tính chất gói
thầu, chủ đầu tư thông báo mời thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng
hoặc gửi thư mời thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho các nhà thầu
tham dự hồ sơ mời dự thầu bao gồm các thông tin sơ bộ về gói thầu và các nội
dung chính của hồ sơ mời dự thầu. Nhà thầu tham dự sơ tuyển phải nộp hồ sơ
dự thầu kèm theo bảo lãnh dự thầu nhằm bảo đảm nhà thầu đã qua giai đoạn
sơ tuyển phải tham dự đấu thầu. Mức bảo lãnh dự thầu do chủ đầu tư quyết
định nhưng không vượt quá 1% giá gói thầu.
Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng sơ tuyển bao gồm: Năng lực kỹ thuật, năng
lực tài chính, và kinh nghiệm của nhà thầu.
SV: Hoàng Thị Ái

10

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

Giai đoạn đấu thầu: Chủ đầu tư cung cấp hồ sơ mời đấu thầu cho các
nhà thầu được lựa chọn vào giai đoạn đấu thầu. Nhà thầu tham dự đấu thầu
phải nộp hồ sơ đấu thầu kèm theo bảo lãnh đấu thầu nhằm đảm bảo nhà thầu
đàm phán ký kết hợp đồng sau khi được tuyên bố trúng thầu. Mức bảo lãnh
dự thầu do chủ đầu tư quyết định nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu.
Tiêu chuẩn đánh giá ở vòng đấu thầu bao gồm: Khả năng cung cấp sản phẩm,
dịch vụ, tiến độ thực hiện, giá dự thầu, các điều kiện khác của nhà thầu đề
xuất nhằm đạt mục tiêu đầu tư và hiệu quả cho dự án.
Nhà thầu được lựa chọn là nhà thầu có giá dự thầu hợp lý và mang lại

hiệu quả cao nhất cho dự án.
1.1.3. Tiêu thức đánh giá năng lực đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp.
Những tiêu thức đánh giá năng lực đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp được
quy định tại điều 26 của Nghị Định 58/2008/NĐ-CP bao gồm:
1.1.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm của nhà thầu:
Kinh nghiệm thực hiện các gói thầu tương tự ở Việt Nam, ở vùng địa lý
và hiện trường tương tự.
Năng lực kỹ thuật: số lượng, trình độ cán bộ, công nhân kỹ thuật trực
tiếp thực hiện gói thầu và số lượng thiết bị thi công sẵn có, khả năng huy động
thiết bị thi công để thực hiện gói thầu;
Năng lực tài chính: tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh
thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác.
1.1.3.2. Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật:
Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công
phù hợp với đề xuất về tiến độ thi công; bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường
và các điều kiện khác như phòng cháy, chữa cháy, an toàn lao động; mức độ
đáp ứng các yêu cầu về bảo hành; các biện pháp bảo đảm chất lượng; tiến độ
thi công.
SV: Hoàng Thị Ái

11

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

1.2. NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐẤU THẦU XÂY LẮP.
Đấu thầu xây lắp là một nội dung quan trọng của Luật Đấu Thầu, đấu
thầu xây lắp chịu sự điều chỉnh của luật đấu thầu nói chung và những quy

định của đấu thầu xây lắp nói riêng.
1.1.1. Những quy định của đấu thầu quốc tế.
Quy định về đấu thầu ở mỗi nước, mỗi tổ chức quốc tế là khá đa
dạng, có những nội dung được đề cập tới song quy định chi tiết lại rất khác
nhau. Đồng thời lại có những nội dung quy định riêng theo đặc thù của
phạm vi áp dụng.
Bảng 1. Tập hợp các quy định quốc tế về Đấu thầu
♦Hướng dẫn của WB.
Số/Ký hiệu

Ngày ban hành. Trích yếu nội dung.
01/05/2004
Hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và
01/05/2004

tín dụng IDA
Hướng dẫn tuyển chọn và sử dụng tư vấn
của Bên vay

♦Hướng dẫn của JBIC:
Số/Ký hiệu

Ngày ban hành.Trích yếu nội dung.
01/01/1999
Hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay ODA của
01/01/1999

JBIC
Hướng dẫn tuyển chọn và sử dụng tư vấn


01/01/2005

của các dự án vay ODA của JBIC
Sổ tay hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay
ODA của JBIC

♦Hướng dẫn của ADB:
Số/Ký hiệu

Ngày ban hành. Trích yếu nội dung.
01/04/2006
Hướng dẫn Mua sắm
01/04/2006
Hướng dẫn sử dụng tư vấn của ADB và Bên
vay

SV: Hoàng Thị Ái

12

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

♦Luật mẫu của UNCITRAL:
Số/Ký hiệu

Ngày ban hành. Trích yếu nội dung.
01/01/1995

Luật mẫu của UNCITRAL về mua sắm hàng

hóa, xây lắp và dịch vụ
♦Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO:
Số/Ký hiệu

Ngày ban hành.
01/01/2004

Trích yếu nội dung.
Hiệp định mua sắm chính phủ của WTO

1.1.1.1. Quy định của Ngân hàng Châu Á - ADB.
Ngân hàng phát triển Châu Á có quy định mua sắm cho các khoản tiền
mà ngân hàng này tài trợ cho các nước là thành viên.
Đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp có sự thống nhất cao
giữa các phương pháp đánh giá của WB và ADB. Theo đó, sau khi xem xét
tính hợp lệ của nhà thầu thì đến bước xem xét về mặt kỹ thuật theo tiêu chí
đã được công bố trong hồ sơ mời thầu. Những hồ sơ dự thầu vượt qua bước
đánh giá về mặt kỹ thuật sẽ đươc so sánh, xếp hạng trên cơ sở giá đánh giá
thấp nhất.
Nhưng nguyên tắc chính trong quy chế đấu thầu của ADB:
Cạnh tranh:
Việc đấu thầu cạnh tranh quốc tế ICB là hình thức cơ bản nhất. Việc
thông báo phải thực hiện trên tờ “Cơ hội kinh doanh của ADB” (ADB’s
business opportunities) ngôn ngữ tiếng anh được sử dụng chủ yếu kể cả
trong quảng cáo, hồ sơ được mời thầu và các tài liệu có liên quan khác.
Trong trường hợp có nhiều ngôn ngữ được sử dụng thì bản tiếng anh có ưu thế
sử dụng. Hồ sơ mời thầu theo quy định của ADB phải tạo điều kiện để đảm
bảo sự cạnh tranh thực sự. Do vậy, hồ sơ mời thầu phải mô tả rõ ràng và chính

xác về công trình được thực hiện hoặc loại hàng hoá cần được cung cấp, cùng
với địa điểm và thời gian giao hàng hoặc lắp đặt, phải nêu đầy đủ các yêu cầu
về bảo lãnh, bảo hành, bảo trì và các yêu cầu cụ thể khác. Các mô tả chi tiết về
SV: Hoàng Thị Ái

13

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

đặc tính hoặc thông số kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu được coi là yêu cầu bắt
buộc đối với hồ sơ dự thầu nếu như muốn đánh giá là đáp ứng và ngược lại.
Các bản vẽ trong hồ sơ mời thầu phải phù hợp với thuyết minh, việc cho phép
chào phương án phụ phải được nêu trong hồ sơ mời thầu.
Mục đích của đấu thầu cạnh tranh quốc tế là nhằm tạo ra một phạm vi
rộng cho bên mua trong việc lựa chọn hồ sơ dự thầu tốt nhất có thể tạo cơ
hội đầy đủ, công bằng cũng như bình đẳng cho tất cả các nhà thầu tiềm năng
thuộc các nước là thành viên hợp lệ tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá và
xây dựng công trình sử dụng vốn vay từ ADB. Ngoài việc tuân thủ các nội
dung nêu trên, các báo cáo xét thầu và đề nghị trao hợp đồng đều phải do
ADB xem xét và phê duyệt theo đúng quy định nêu trong hướng dẫn mua
sắm của ADB.
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu:
Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của ADB là tiên tiến, phù hợp với
thông lệ đấu thầu trên thế giới tuy có một vài đặc thù riêng, cụ thể như sau:
ADB luôn coi trọng tính hợp lệ của nhà thầu (hay hồ sơ dự thầu). Chỉ
có những thành viên của ADB mới đủ tư cách là nhà thầu hợp lệ. Trong đấu
thầu hàng hoá và xây lắp thì phương pháp đánh giá dựa theo giá đánh giá là

cơ bản .Theo đó, hồ sơ dự thầu đã qua đánh giá về kỹ thuật sẽ được quy về
cùng một mặt bằng chi phí để so sánh và xếp hạng. Nhà thầu đứng vị trí thứ
nhất là nhà thầu có giá thấp nhất (Lowest evaluated price). Trong bước đánh
giá về kỹ thuật thì phương pháp sử dụng tiêu chí “Đạt”, “Không đạt” cũng
được áp dụng. Đây là một phương pháp tiên tiến loại bớt được sự tác động
của yếu tố chủ quan trong quá trình xem xét các hồ sơ dự thầu.
Quy trình thực hiện.
Bên cạnh việc ban hành hướng dẫn mua sắm với nội dung cô đọng,
chặt chẽ, ADB còn ban hành sổ tay (Hand Book) để hướng dẫn chi tiết.
Theo đó, một quy trình thực hiện chi tiết được định ra nhằm thực hiện quá
SV: Hoàng Thị Ái

14

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

trình lựa chọn nhà thầu đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả mua sắm. Có
thể tóm tắt quy trình này như sau:
Bước 1: Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ dự thầu.
Tại bước này, các hồ sơ dự thầu được tiến hành xem xét về mặt hợp lệ (tư
cách hợp lệ và hồ sơ hợp lệ), sự đầy đủ của hồ sơ dự thầu căn cứ vào biên bản
mở thầu và các nội dung trong hồ sơ dự thầu. Để tiện việc theo dõi và kiểm tra,
các công việc cụ thể được lập thành bảng với một số nội dung sau: Sự đáp ứng
về mặt kỹ thuật; sự đáp ứng về các điều kiện thương mại và các điều kiện
khác, bảng tổng hợp về sự đáp ứng của hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của hồ
sơ mời thầu.
Bứơc 2: Đánh giá về mặt thương mại và tài chính.

Nhiều nội dung được thực hiện ở bước này, gồm: Chuyển giá dự thầu
sang một đồng tiền, điều chỉnh giá dự thầu theo các yếu tố thương mại, điều
chỉnh giá dự thầu theo các yếu tố kỹ thuật, xác định giá đánh giá.
Bước 3: Xác định hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất để trao thầu.
Các bước tiến hành nêu trên phù hợp với thông lệ đấu thầu trên thế giới.
Tuy nhiên, việc lập bảng chi tiết ở từng bước làm cho quá trình đánh giá trở
lên rõ ràng, minh bạch, tránh bỏ sót hoặc làm theo chủ quan, đồng thời tạo ra
sự thống nhất và làm cho việc thẩm định có nhiều thuận lợi.
Có thể tóm tắt trình tự tổ chức đấu thầu của ADB như sau:
PHÂN CHIA GÓI THẦU

Sơ đố 1. Trình tự tổ chức đấu thầu của ADB.
SƠ TUYỂN (NẾU CẦN)

PHÁT HÀNH HSMT

MỞ THẦU

SV: Hoàng Thị Ái

15

Lớp: QTKD Thương mại 47C
XÉT THẦU


Chuyên đề tốt nghiệp

Ưu đãi nhà thầu trong nước.
Quy định mua sắm của ADB đề cập tới sự ưu đãi nhà thầu trong nước

theo từng trường hợp cụ thể và việc ưu đãi này được nêu rõ trong hồ sơ mời
thầu. Việc ưu đãi này là cho hàng hoá có chi phí trong nước hoặc sản xuất
trong nước và cho các công trình xây dựng do nhà thầu trong nước thực hiện.
Tính quốc tế cao.
Để đảm bảo cạnh tranh tối đa, quy định của ADB thể hiện tính quốc tế
cao. Nội dung này thể hiện như sau:
Việc thông báo mời thầu sử dụng tờ báo tiếng anh hoặc yêu cầu đăng
tải trên tờ báo có lưu lượng phát hành rộng rãi trong nước (ít nhất trên một tờ
báo tiếng anh nếu có).
Về ngôn ngữ: Do ngôn ngữ làm việc của ADB là tiếng anh (Theo hiến
chương thành lập ngân hàng) nên hồ sơ mời thầu và các tài liệu liên quan
khác, kể cả các quảng cáo phải sử dụng tiếng anh. Trong trường hợp sử dụng
nhiều ngôn ngữ, thì tiếng anh có ưu thế quyết định.
Về loại tiền: Cho phép quy định trong hồ sơ mời thầu là sử dụng một
hoặc nhiều loại tiền để bỏ thầu. Thông thường cho phép chào bằng loại tiền
của nước mình hoặc một loại tiền mua bán quốc tế quy định trong hồ sơ mời
thầu. Trường hợp nhà thầu cần ngoại tệ chứ không phải nội tệ để sản xuất ra
hàng hoá sẽ cung cấp thì trong giá dự thầu sẽ gồm một phần ngoại tệ dành
cho sự chi tiêu này.

SV: Hoàng Thị Ái

16

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

Trong quá trình đánh giá các hồ sơ dự thầu, giá dự thầu phải được

chuyển đổi ra một loại tiền quy định trong hồ sơ mời thầu.
1.1.1.2. Quy định của Ngân hàng Thế Giới – World Bank (WB).
Ngân hàng thế giới là một tổ chức tài trợ quốc tế hiện có 185 nước
thành viên trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng các khoản vay mà WB dành
cho các nước thành viên để thực hiện dự án phải tuân theo một quy định mua
sắm chung. Những đặc điểm chính trong quy định đấu thầu của WB là những
bài học tham khảo trong những việc hình thành và hoàn thiện quy đinh đấu
thầu xây lắp nói riêng và đấu thầu nói chung ở mỗi nước thành viên, đó là:
Tạo sự cạnh tranh tối đa .
Nhằm mục tiêu này, WB quy định hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc
tế (ICB) là chủ yếu nhất. Chỉ trong trường hợp có lý do chính đáng thoả mãn
các điều kiện nêu trong Hướng dẫn mua sắm của WB mới được sử dụng các
hình thức lựa chọn khác như đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh, mua
sắm trực tiếp…
Trong hình thức đấu thầu ICB mọi nhà thầu thuộc mọi nhà nước thành
viên WB đều có đủ tư cách hợp lệ để tham gia các cuộc đấu thầu sử dụng tiền
tài trợ từ WB.
Để đảm bảo cạnh tranh thực sự, trong hồ sơ mời thầu không được đưa
các yêu cầu mang tính định hướng như yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ của
hàng hoá hoặc về thương hiệu cụ thể. Hồ sơ mời thầu phải đảm bảo cho phép
và khuyến khích sự cạnh tranh quốc tế. Về nội dung phải nêu đủ chi tiết, rõ
ràng ví dụ như địa điểm xây dựng công trình, lịch thực hiện hoặc thời gian
hoàn thành các công việc, yêu cầu về tính năng kỹ thuật tối thiểu, yêu cầu bảo
hành, bảo dưỡng, yêu cầu thử nghiệm, phương pháp, tiêu chuẩn kiểm tra chất
lượng. Các bản vẽ phải đầy đủ và phù hợp với thuyết minh yêu cầu kỹ thuật.
Bên cạnh các mô tả chi tiết về kỹ thuật còn phải nói rõ yêu cầu về giá theo
SV: Hoàng Thị Ái

17


Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

những điều kiện cụ thể. Phải nói rõ cách đánh giá hồ sơ dự thầu, cho phép
chào theo phương án phụ hoặc phương án thay thế về tất cả các nội dung liên
quan như thiết kế, nguyên vật liệu, thời hạn hoàn thành, điều kiện thanh toán,
kể cả phương pháp đánh giá để xếp hạng nhà thầu.
Những quy định chi tiết này nhằm vừa tạo ra sân chơi đầy đủ cho
mọi nhà thầu và chính sự đầy đủ này tạo cơ sở cạnh tranh có thể nói là
công khai đối với các nhà thầu. Đồng thời sự đầy đủ, chi tiết trong yêu cầu
của hồ sơ mời thầu là cơ sở thuận lợi và công bằng để đánh giá, xếp hạng
các hồ sơ dự thầu.
Đảm bảo công khai.
Nhằm mục tiêu này, WB quy định việc đăng tải thông báo mời thầu đối
với các gói thầu lớn và quan trọng phải thực hiện thông qua một tờ báo của
liên hợp quốc đó là tờ Kinh Doanh phát triển (Development Business). Việc
đăng tải này là miễn phí và chỉ dùng tiếng anh. Trong thông báo mời thầu phải
nói rõ thời điểm hết hạn hồ sơ dự thầu, địa điểm nhận hồ sơ dự thầu và mở
thầu được thực hiện ngay sau khi đóng thầu (thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự
thầu). Đồng thời phải thông báo rõ các thông tin về bên vay, về số tiền và mục
đích sử dụng khoản vay, quy mô mua sắm theo thể thức IBC, tên và địa chỉ
của đơn vị mua sắm. Danh sách những nhà thầu đăng ký mua sắm phải được
lưu giữ. Hồ sơ mời sơ tuyển hoặc mời thầu không được phát hành sớm hơn 8
tuần sau ngày đăng thông báo. Để tạo điều kiện cho các nhà thầu có được
thông tin mời thầu thì việc thông báo mời thầu phải được đăng trên ít nhất
một tờ báo phát hành trên phạm vi toàn quốc của nước vay (hoặc trên công
báo), khuyến khích gửi thông báo mời thầu tới các sứ quán, đại diện thương
mại của các nước có nhà thầu. Một nguyên tắc cơ bản là phải mở thầu công

khai, các nhà thầu tham gia đấu thầu phải được mời tới dự lễ mở thầu. Những
nội dung cơ bản đối với từng hồ sơ dự thầu phải được đọc rõ, được ghi vào
SV: Hoàng Thị Ái

18

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

biên bản mở thầu.
Trong một số trường hợp, nếu cần kéo dài thời gian có hiệu lực của hồ
sơ dự thầu thì đơn vị mua sắm phải có văn bản đề nghị và gửi đến tất cả các
nhà thầu tham dự trước ngày hết hiệu lực.
Sự chi tiết, đầy đủ của hồ sơ mời thầu bao gồm cả tiêu chuẩn đánh giá
đã thể hiện tính công khai trong quy định của WB.
♦ Ưu đãi nhà thầu trong nước.
Với mục tiêu tạo ra sự công bằng trong đấu thầu giữa các nhà thầu các
nước thành viên, WB đã quy định chế độ ưu tiên trong xét thầu đối với các
nhà thầu đủ điều kiện ưu đãi của nước vay.
Theo quy định này của WB việc ưu đãi nhà thầu trong nước là khác
nhau giữa lĩnh vực mua sắm hàng hoá và xây lắp. Trong đấu thầu cung cấp
hàng hoá, nhà thầu trong nước chỉ được ưu đãi khi trong giá xuất xưởng có ít
nhất 30% thuộc chi phí trong nước. Trong đấu thầu xây lắp, để được ưu đãi,
nhà thầu trong nước phải có tối thiểu 50% sở hữu là thuộc nước chủ nhà. Mức
ưu đãi tối đa trong cung cấp hàng hoá là 15%, còn trong xây lắp là 7.5%.
♦ Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu
Các quy định về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu của WB vừa đảm
bảo sự chặt chẽ, tiên tiến nhưng lại linh hoạt.

Đối với mua sắm hàng hoá và xây lắp, WB quy định phương pháp đánh
giá như sau:
Đánh giá về kỹ thuật: Sau khi kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ
dự thầu thì việc đánh giá về kỹ thuật được thực hiện đầu tiên. Phương tiện
đánh giá sự đáp ứng về kỹ thuật là tiêu chí “Đạt”, “Không đạt” và nó được
công khai trong hồ sơ mời thầu. Nhờ sử dụng tiêu chí này, nên cách đánh giá
hồ sơ dự thầu đã giảm bớt sự chủ quan của chuyên gia đánh giá. Tuy nhiên,
lại đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo của đơn vị mua sắm trong việc xây dựng hồ
SV: Hoàng Thị Ái

19

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

sơ mời thầu sao cho đầy đủ và chi tiết, qua đó nhà thầu cũng dễ dàng xác định
chi phí.
Bước đánh giá về tài chính, thương mại để xếp hạng nhà thầu: Những
hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá về mặt kỹ thuật mới được xem xét trong
bước này. Chỉ tiêu cơ bản - sản phẩm cuối cùng của bước đánh giá này là giá
đánh giá. Vì vậy, thực chất của bước này là xác định được giá đánh giá của
các hồ sơ dự thầu đã vượt qua được bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Nhằm
mục đích này, đầu tiên phải tiến hành sửa các lỗi trong các hồ sơ dự thầu (bao
gồm cả lỗi số học), sau đó là tiến hành sửa các sai lệch so với yêu cầu của hồ
sơ mời thầu, đưa về cùng một đồng tiền và cuối cùng đưa tất cả các sự sai
khác của hồ sơ dự thầu về mặt kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố
khác về cùng một mặt bằng tức là xác định giá đánh giá. Sự sai khác giữa các
hồ sơ dự thầu là điều thường

ra, việcCHÍNH
đánh giáPHỦ
không phải chỉ dừng lại ở
THỦxảy
TƯỚNG
sự so sánh sự khác biệt về mặt kỹ thuật (chất lượng, hiệu suất, công suất, tiêu
hao năng lượng, chi phí phụ tùng, chi phí vận hành, bảo dưỡng...) mà còn phải
BỘthương
KẾ HOẠCH
ĐẦU

tĩnh tới sự sai khác về
mại, tài VÀ
chính
(điều
kiện thanh toán, hình thức
(VỤ QUẢN LỸ ĐẤU THẦU)
thanh toán...) và trong những trường hợp đặc biệt phải tính tới các điều kiện
khác nếu có. Hồ sơ dự thầu có giá đánh giá thấp nhất sẽ được mời vào thương
thảo hợp đồng. Việc đánh giá chi phí thấp nhất thực sự xem xét không chỉ giá
CÁC BỘ,
CƠ QUAN
BỘ, đến
CƠ các yếu tốUBND
TỈNH,
TRỰC
dự thầu
ban đầu,NGANG
mà còn tính
liên quan

trựcTHÀNH
tiếp hay PHỐ
gián tiếp
QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ (CƠ
THUỘC TRUNG ƯƠNG (SỞ KẾ
trong
suốt
thời
gian
sử
dụng
công
trình.
QUAN GIÚP VIỆC ĐẤU THẦU)
HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ)
1.2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam.
Sơ đồ 2. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu
CÁC
BAN
QUẢN
LÝ DỰ
ÁN

CÁC
CHỦ
ĐẦU
TƯ LÀ
DNNN

SV: Hoàng Thị Ái


UBND QUẬN,
HUYỆN, THỊ
XÃ (CÁC
PHONG QUẢN
LÝ ĐẤU
THẦU)

20

CHỦ
ĐẦU TƯ

DNNN

CÁC
BAN
QUẢN
LÝ DỰ
ÁN

Lớp: QTKD Thương mại 47C

UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN (BỘ
PHẬN QUẢN LÝ ĐẤU THẦU)


Chuyên đề tốt nghiệp

Ở Việt Nam, hoạt động đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói

riêng chịu sự điều chỉnh của Luật đấu thầu, các Thông tư, Nghị Định và Công
văn có liên quan.

SV: Hoàng Thị Ái

21

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

Bảng 2: Danh sách những Công văn, Luật, Thông tư, Nghị Định… điều chỉnh
đấu thầu nói chung và đấu thầu xây lắp nói riêng.
 Công văn:

Số văn bản
2820/BKHQLĐT
4073/BKHQLĐT
1235/BKH-

Ngày ban hành
Tên văn bản
21/04/2006 Công văn về thực hiện Luật Đấu thầu
05/06/2008

Công văn số 4073 hướng dẫn cung cấp thông tin cho

27/02/2009


Báo Đấu thầu
Văn bản Số 1235/BKH-QLĐT Hướng dẫn lập danh

QLĐT

mục dự án cần chỉ định thầu theo văn bản số
229/TTg-KTN ngày 16/02/2009

 Luật:

Số văn bản
61/2005/QH11

Ngày ban hành
29/11/2005
Luật Đấu thầu

Tên văn bản

 Mẫu phiếu xác thực thông tin đăng ký thành viên:

Số văn bản

Ngày ban hành
Tên văn bản
05/01/2008
Mẫu xác thực thành viên chủ đầu tư
05/01/2008
Mẫu xác thực thành viên nhà thầu


SV: Hoàng Thị Ái

22

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp
 Nghị định:

Số văn bản
58/2008/NĐ-CP

Ngày ban
hành
05/05/2008

Tên văn bản
Nghị định 58/CP

 Quyết định:

Số văn bản
678/2008/QĐ-BKH
731/2008/QĐ-BKH
419/2008/QĐ-BKH
49/2007/QĐ-TTg
1048/2008/QĐ-

Ngày ban


Tên văn bản

hành
02/06/2008

Quyết định ban hành Quy định về chứng chỉ tham gia

10/06/2008
07/04/2008

khoá học về đấu thầu
Quyết định Ban hành Mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp
Quyết định 419/2008/QĐ-BKH Ban hành Mẫu báo

11/04/2008

cáo thẩm định Kết quả đấu thầu
Quyết định 49/2007/QĐ-TTg Quy định các trường

11/08/2008

hợp đặc biệt được chỉ định thầu
Quyết định Số 1048/2008/QĐ-BKH Ban hành Mẫu hồ

BKH

sơ mời thầu dịch vụ tư vấn

 Thông tư:


Số văn bản
Ngày ban hành
Tên văn bản
13/2006/TT-BTM
29/11/2006 Thông tư số 13/2006/TT-BTM hướng dẫn về xuất
63/2007/TT-BTC

15/06/2007

nhập khẩu hàng hoá đối với nhà thầu trúng thầu
Thông tư số 63/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện
đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động
thường xuyên của cơ quan nhà nước bằng vốn nhà

10/2007/TTLT-

10/08/2007

BYT-BTC

nước
Thông tư số 10/2007/TTLT-BYT-BTC liên bộ Y tế và
Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ
sở y tế công lập

1.3. ĐẤU THẦU XÂY LẮP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
1.3.1. Về phía cơ quản quản lý nhà nước về đấu thầu.
Thực tế công tác đấu thầu trong những năm qua cho thấy, mặc dù các


SV: Hoàng Thị Ái

23

Lớp: QTKD Thương mại 47C


Chuyên đề tốt nghiệp

quy định về đấu thầu và đầu tư chưa mang tính luật hoá cao, song cũng đã có
tác dụng thúc đẩy quá trình, làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế thông qua
công tác đấu thầu. Tuy nhiên, việc thực hiện ở các cấp nhìn chung đều manng
nặng tính hình thức, hiện tượng vi phạm các quy định còn nhiều, gây thất
thoát lớn về vật chất của nhà nước.
Tuy nhiên, một trong những có thể hạn chế mức thất thoát cho nhà
nước thông qua việc áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác nhau.
Bảng 3: Mức tiết kiệm theo hình thức lựa chọn nhà thầu (thống kê năm
1999 của Bộ Kế Hoạch & Đầu Tư).
Hình thức lựa
chọn nhà thầu

Nhóm A
Nhóm B
Nhóm C
A+B+C
Tuyệt Tương Tuyệt Tương Tuyệt Tương Tuyệt Tương
đối

Đối


đối

Đối

Rộng rãi

(Tr.$)
43,34

(%)
13,2

(Tr.$)
13,92

Hạn chế, chào

12,39

5,52

hàng cạnh tranh
Chỉ định thầu,

0,48
0,23

đối

Đối


đối

Đối

(%) (Tr.$)
17,39 9,71

(%)
7,06

(Tr.$)
66,97

(%)
12,6

20,43

10,94

30,54

11,45

63,36

9,34

7,72


0,4

1,25

1,58

0,94

2,46

1,19

7,37

16,65

27,48

15,46

15,31

32,34

19,65

tự thực hiện
Mua sắm trực
tiếp, mua sắm

đặc biệt
Bảng trên cho ta thấy tỉ lệ tiết kiệm đối với các gói thầu được áp dụng
hính thức đấu thầu rộng rãi là cao nhất (chiếm 12,6%), tiếp theo là đấu thầu
hạn chế và chào hàng cạnh tranh (9,34%), còn chỉ định thầu chỉ 1,19%. Như
vậy phương thức đấu thầu rộng rãi là phương thức mang lại hiệu quả kinh tế
sao nhất, bởi vì theo phương thức này thì mọi nhà thầu đếu có thể tham gia
đấu thầu từ đó sẽ nâng cao được sức cạnh tranh giữa các nhà thầu và bên mời
thầu sẽ chọn được nhà thầu có giá hợp lý nhất, từ đó tiết kiệm được ngân
SV: Hoàng Thị Ái

24

Lớp: QTKD Thương mại 47C


×