Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thiết kề đề kiểm tra theo hướng phát triển năng lực.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.91 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Phần nội dung chính
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................
PHẦN II. NỘI DUNG…………………………………………...................
I. Tóm tắt cơ sở lý luận về đánh giá theo định hướng phát triển năng lực

ở người học…………………………………………………………….
1. Một số khái niệm cơ bản……………………………………………
2. Mục đích hay triết lí của kiểm tra đánh giá trong giáo dục………..
3. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học trên lớp học……
4. Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá……………………………….
5. Yêu cầu và nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học…………………
6. Năng lực và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực………..
7. Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình……………………………
8. Phương pháp và kĩ thuật đánh giá học sinh tiểu học………………
II. Phương pháp và kĩ thuật thiết kế môn đề kiểm tra môn Tiếng Việt……
III. Thiết kế đề kiểm tra theo định hướng nội dung và theo định hướng
phát triển năng lực…………………………………………………….
1. Mục đích của thiết kế đề kiểm tra theo định hướng nội dung………..
2. Mục đích của thiết kế đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng
lực…………………………………………………………………….
3. Thiết kế đề kiểm tra theo định hướng nội dung và định hướng phát

Trang
2
3
3
3
4
4
5


5
5
6
6
7
7
7
8
8
16
17

triển năng lực…………………………………………………………
KẾT LUẬN SƯ PHẠM…………………………………………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiệm vụ dạy học môn Tiếng Việt ở nhà trường tiểu học không chỉ nhằm khơi dậy
cho học sinh lòng tự hào về tiếng mẹ đẻ, tinh thần yêu quê hương đất nước, ý thức trách
nhiệm đối với Tổ quốc mà còn góp phần phát triển năng lực toàn diện, giúp các em độc
1


lập suy nghĩ, sáng tạo, từng bước hình thành nhân cách con người, xứng đáng là chủ
nhân tương lai của đất nước.
Để thực hiện nhiệm vụ dạy học đó, kiểm tra, đánh giá là khâu cuối nhưng lại có ý
nghĩa quan trọng góp phần điều chỉnh những yếu tố khác của quá trình dạy học theo mục
tiêu và nhiệm vụ môn học đã xác định. Kiểm tra, đánh giá có ý nghĩa đối với giáo viên
giúp họ đánh giá đúng năng lực của bản thân, điều chỉnh lại nội dung, phương pháp dạy
học. Kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học không chỉ đơn thuần là

kiểm tra, đánh giá về việc hiểu, nắm chắc các kiến thức tiếng Việt. Vấn đề đặt ra là phải có
những biện pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá như thế nào để có thể đo lường được việc
hiểu và tiếp nhận tri thức của học sinh một cách khoa học nhất và còn phải đồng thời đánh
giá được những năng lực, kĩ năng đọc hiểu văn bản, sử dụng từ ngữ, sử dụng câu; kĩ năng
tạo lập và sử dụng từ ngữ, câu, văn bản trong quá trình học tập, giao tiếp cũng như khơi
gợi, huy động được sự tự đánh giá và khả năng biết phát huy các kết quả đánh giá và tự
đánh giá đó để phát triển khả năng ngôn ngữ - năng lực tiếng Việt nói chung của các em
một cách hiệu quả.
Để kiểm tra đánh giá đạt hiệu quả theo hướng phát triển năng lực của học sinh thì
khâu thiết kế đề kiểm tra rất quan trọng. Việc thiết kế đề kiểm tra như thế nào để học sinh
có thể phát huy được năng lực một cách hiệu quả nhất thì sau đây tôi xin trình bày chủ đề
“Thiết kế đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực môn Tiếng Việt”.

PHẦN II. NỘI DUNG
I. Tóm tắt cơ sở lý luận về đánh giá theo định hướng phát triển năng lực ở tiểu học.
Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng của quá trình dạy học và có vai trò
hết sức quan trọng, bởi nó phản ánh kết quả dạy học của giáo viên, học sinh và phương
pháp dạy học tích cực. Đây là hai hoạt động có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đổi mới kiểm
2


tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là một trong những khâu then chốt của quá
trình đổi mới giáo dục. Nó tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp
phần nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục. Đây được coi là chiến
lược đổi mới căn bản toàn diện hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay của Bộ Giáo dục
và Đào tạo.
1. Một số khái niệm cơ bản:
1.1.
Đo lường:
Đo lường trong khoa học tâm lí – giáo dục là sử dụng những thủ pháp kĩ thuật như

phiếu quan sát, phiếu phỏng vấn, phiếu trưng cầu, phiếu điều tra, bảng điểm/liệt kê và
trắc nghiêm,… nhằm lượng hóa sự vật, hiện tượng, phục vụ cho các mục tiêu đánh giá
giáo dục.
Đo lường là quá trình xác định số lượng hoặc gán một con số cho việc thể hiện kĩ
năng. Ví dụ ở trong lớp học khi giáo viên chấm điểm (qua vấn đáp hoặc qua bài kiểm
tra).
Đo lường dựa trên thang đo nhất định. Có bốn loại thang đo: định danh, định
hạng, định khoảng, định tỉ lệ.
1.2.
Kiểm tra:
Trong giáo dục, kiểm tra thường gắn với việc tìm hiểu làm rõ thực trạng. Nội
dung kiểm tra không chỉ giới hạn ở kiến thức hay các phẩm chất trí tuệ của người học
mà còn có thể là thái độ, ý thức, xúc cảm, tình cảm,… Việc kiểm tra luôn luôn có mục
đích kép: mục đích đối với thầy và mục đích đối với trò, giúp thầy và trò điều chỉnh hoạt
động dạy và học
Kiểm tra là quá trình tìm hiểu, xem xét, thu thập thông tin và gắn với hoạt động đo
lường để đưa ra các kết quả, so sánh đối chiếu với yêu câu, mục tiêu hay chuẩn,… với
mục đích xác định xem cái gì đã đạt được, cái gì chưa đạt được, những nguyên nhân, các
yếu tố ảnh hưởng/chi phối,…
1.3.
Đánh giá:
Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin về
đối tượng cần đánh giá (hiểu biết hay năng lực của học sinh, chương trình, nhà trường,
…) một cách có hệ thống nhằm mục đích hiểu biết sau và sử dụng các thông tin này để
ra quyết định về học sinh, về chương trình, về nhà trường hay đưa ra các chính sách giáo
dục.
Đánh giá trong lớp học là một thuật ngữ chung, đó là một quá trình thu thập thông
tin, tổng hợp, diễn giải thông tin hay dữ liệu liên quan đến việc học tập và trải nghiệm
của học sinh nhằm mục đích phát triển một sự hiểu biết sâu về điều gì học sinh biết, học


3


sinh hiểu và học sinh có thể làm được, như là kết quả của sự trải nghiệm giáo dục của
chính các em, để đưa ra quyết định giáo dục liên quan đến học sinh.
2. Mục đích hay triết lí của kiểm tra đánh giá trong giáo dục:
- Đánh giá để phát triển học tập hay đánh giá vì sự tiến bộ của người học
(assessment for learning): sự đánh giá diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh
so sánh phát hiện mình thay đổi thế nào trên con đường đạt mục tiêu học tập của các
nhân đá đặt ra.
- Đánh giá như một phương pháp học tập/đánh giá là hoạt động học tập
(assessment as learning): giúp các em hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn
nhau,… để phát triển năng lực tự học của từng học sinh, đây cũng là mục tiêu giáo dục.
- Đánh giá về kết quả học tập (assessment of learning): hỗ trợ giáo viên cách sử
dụng chứng cứ để xác nhận kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu và chuẩn sau khi
học sinh kết thúc một giai đoạn học tập.
3. Mục tiêu của kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học trên lớp học:
3.1.
Lên kế hoạch và điều chỉnh hoạt động giảng dạy:
Các quyết định lên kế hoạch giảng dạy, điều chỉnh tiến trình giảng dạy trong một
lớp học thường phải dựa trên các kết quả kiểm tra đánh giá thường xuyên (đánh giá quá
trình). Các quan sát trên lớp học cho thấy rất nhiều đánh giá của giáo viên nhằm mục
tiêu lên kế hoạch và kiểm soát, điều chỉnh hoạt động giảng dạy mà không nhằm phân
loại, xếp hạng học sinh.
3.2.
Phản hồi và khích lệ:
Đánh giá quá trình nhằm phản hồi, điều chỉnh, khích lệ học sinh là một yêu cầu,
nhiệm vụ chính rất quan trọng của giáo viên đứng lớp. Người giáo viên phải thường
xuyên kiểm tra đánh giá việc học tập và hành vi ứng xử của học sinh.
3.3.

Chẩn đoán các vấn đề của học sinh:
Các nghiên cứu về đánh giá trên lớp học đã chỉ ra rằng phần lớn các kiểm tra đánh
giá của giáo viên được dùng để xác định và điều chỉnh vấn đề của học sinh. Giáo viên
phải kiểm tra đánh giá phát hiện sớm các khó khăn trong học tập của học sinh và luôn
giám sát những học sinh có vấn đề về học tập hoặt vấn đề về hành vi trong lớp mình.
3.4.
Phán đoán giá trị, xếp loại học tập và phân định mức độ tiến bộ:
Một số quyết định của giáo viên liên quan đến việc phán đoán giá trị, xếp loại học
tập và xác định mức độ tiến bộ của học sinh.
4. Xu hướng đổi mới kiểm tra đánh giá:
Chuyển từ chủ yếu sử dụng đánh giá kết quả học tập cuối môn học, khóa học sang
đánh giá thường xuyên, định kì (đánh giá cả quá trình).

4


Chuyển dần từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá năng lực của
người học.
Chuyển từ đánh giá một chiều (giáo viên đánh giá), sang đánh giá đa chiều (không
chỉ giáo viên đánh giá mà học sinh cùng đánh giá – tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau).
Chuyển đánh giá từ một hoạt động độc lập với quá trình dạy học sang hoạt động
đánh giá được tích hợp vào quá trình dạy học, xem đánh giá là một phương pháp dạy
học.
Sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá.
5. Yêu cầu và nguyên tắc đánh giá học sinh tiểu học:
5.1.
Đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng tiếp cận năng
lực:
5.2.
Đảm bảo tính khách quan:

Nguyên tắc khách quan được thực hiện trong khi kiểm tra và đánh giá nhằm đảm
bảo sao cho kết quả thu thập được ít chịu ảnh hưởng từ những yếu tố chủ quan khác.
5.3.
Đảm bảo tính toàn diện:
Đảm bảo tính toàn diện cần được thực hiện trong quá trình đánh giá kết quả học
tập của học sinh. Để đảm bảo tính toàn diện trong đánh giá kết quả học sinh thì phải thực
hiện đầy đủ các yêu cầu trong đánh giá.
6. Năng lực và đánh giá theo định hướng phát triển năng lực:
6.1.
Khái niệm năng lực:
Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính
tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,… để thực hiện thành công một loại
công việc trong một bối cảnh nhất định.
6.2.
Năng lực của học sinh:
Năng lực của học sinh là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kĩ năng,
thái độ,… phù hợp với lứa tuổi và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực
hiện thành công nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu, mục tiêu giáo dục của cấp
học và giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính các em trong cuộc sống.
6.3.
Đánh giá năng lực của học sinh:
Đánh giá năng lực không phải là đánh giá từng đơn vị kiến thức, kĩ năng riêng rẽ
xem học sinh có biết/nhớ hay hiểu, biết làm, mà quan trọng là đánh giá kiến thức, kĩ
năng và thái độ của người học trong một bối cảnh có ý nghĩa, tức là vận dụng kiến thức,
kĩ năng đã học vào giải quyết thành công các nhiệm vụ học tập hoặc các tình huống thực
tiễn mà các em trải nghiệm, gặp phải trong cuộc sống.
Mặt khác, đánh giá năng lực không hoàn toàn phải dựa vào chương trình giáo dục
môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi năng lực là sự tổng hòa, kiết tinh kiến
5



thức, kĩ năng, thái độ, tỉnh cảm, giá trị, chuẩn mực đạo đức,… được hình thành từ nhiều
lĩnh vực học tập cũng như sự phát triển tự nhiên về mặt xã hội của một con người.
7. Đánh giá tổng kết và đánh giá quá trình:
7.1.
Đánh giá tổng kết (summative assessment):
Đánh giá tổng kết hay còn gọi là đánh giá kết quả nhằm cung cấp thông tin về sự
tinh thông/thành thạo của học sinh ở các mặt nội dung kiên thức, kĩ năng và thái độ sau
khi kết thúc một giai đoạn học tập của môn học/học phần/khóa học. Nó được thực hiện
vào cuối khóa học hoặc cuối kì. Mục tiêu là xác định mức độ đạt thành tích của học sinh,
mà không quan tâm đến việc thành tích đó đã đạt được ra sao và kết quả đánh giá này
được sử dụng để công nhận người học đã oàn thành hoặc chưa hoàn thành khóa học/lớp
học. Đánh giá tổng kết đổi hỏi công cụ (bài thi, kiểm tra cuối kì,…).
Đánh giá định kì mang bản chất của đánh giá tổng kết.
7.2.
Đánh giá quá trình (formative assessment):
Đánh giá quá trình là hoạt động đánh giá diễn ra thường xuyên trong tiến trình
thực hiện hoạt động giảng dạy môn học, cung cấp thông tin phản hổi cho giáo viên nhằm
mục tiêu cải thiện hoạt động giảng dạy và học tập, nâng cao chất lượng dạy và học.
Đánh giá quá trình có thể do giáo viên hoặc đồng nghiệp hay do người học cùng thực
hiện, cung cấp thông tin phản hồi về hoạt động học tập của người học và không nhất
thiết được sử dụng cho mục đích xếp hạng, phân loại.
8. Phương pháp và kĩ thuật đánh giá học sinh tiểu học:
8.1.
Phương pháp quan sát:
Quan sát là nhóm phương pháp chủ yếu giáo viên thường sử dụng để thu thập dữ
liệu trong đánh giá thường xuyên. Quan sát đề cập đến việc theo dõi hoặc lắng nghe học
sinh thực hiện các hoạt động (quan sát quá trình) hoặc nhận xét một sản phẩm do học
sinh làm ra (quan sát sản phẩm). Các quan sát chính thức và không chính thức của giáo
viên đều là những kĩ thuật thu thập thông tin quan trọng trong lớp học.

Thông thường trong quan sát, giáo viên có thể sử dụng ba loại công cụ để thu thập
thông tin:
• Ghi chép các sự kiện thường nhật:
• Thang đo/phiếu quan sát:
• Bảng kiểm tra (bảng kiểm):
8.2.
Một số kĩ thuật đánh giá trên lớp học:
Các công cụ hay cách thức tổ chức hoạt động dạy – học để kiểm soát việc học và
đồng thời đo được mức độ đạt mục tiêu của học sinh trong các giờ học trên lớp được gọi
là “Các kĩ thuật kiểm tra đánh giá trong lớp học”.
Theo các chuyên gia về đánh giá giáo dục có thể phân chia các kĩ thuật đánh giá
trên lớp học thành ba nhóm sau:
6


- Nhóm các kĩ thuật đánh giá mức độ nhận thức.
- Nhóm các kĩ thuật đánh giá năng lực vận dụng.
- Nhóm các kĩ thuật tự đánh giá và phản hồi về quá trình dạy học.
II. Phương pháp và kĩ thuật thiết kế môn đề kiểm tra môn Tiếng Việt.
* Quy trình xây dựng đề kiểm tra môn Tiếng Việt:
- Bước 1: Xác định mục đích đánh giá.
- Bước 2: Xây dựng nội dung đánh giá, ma trận đề kiểm tra.
- Bước 3 : Biên soạn câu hỏi /bài tập theo ma trận đề kiểm tra.
- Bước 4: Biên soạn đáp án của từng câu hỏi/bài tập ở bước 3.
- Bước 5: Dự kiến điểm số cho các câu hỏi/bài tập.
- Bước 6: Thử nghiệm đề kiểm tra trên một nhóm HS có trình độ phát triển khác
nhau. Sửa câu hỏi có lỗi kĩ thuật, điều chỉnh câu hỏi đúng với mức đã xác định trong ma
trận đề kiểm tra.
Để xây dựng đề kiểm tra thì không thể thiếu ma trận đề kiểm tra (bao gồm ma trận
nội dung, ma trận câu hỏi/bài tập). Ma trận đề kiểm tra có thể coi là một kĩ thuật để xây

dựng các đề kiểm tra có tính mô hình hóa.
* Biên soạn câu hỏi, bài tập cho đề kiểm tra theo các mức độ:
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình xác định:
- Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “biết được” thì xác định ở mức 1.
- Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “hiểu được” và có yêu cầu giải thích, phần
biệt, so sánh,… thì xác định ở mức 2.
- Kiến thức nào trong chuẩn ghi là “kĩ năng” hoặc rút ra kết luận hoặc kết hợp
giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” làm thì xác định ở mức 3 (vận dụng trực tiếp).
- Những kiến thức kĩ năng kết hợp giữa phần “biết được” và phần “kĩ năng” thiết
kế, xây dựng, sáng tạo thì xác định ở mức 4 (vận dụng nâng cao).
III. Thiết kế đề kiểm tra theo định hướng nội dung và theo định hướng phát triển
năng lực.
1. Mục đích của thiết kế đề kiểm tra theo định hướng nội dung:
Chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được
quy định trong chương trình dạy học.
Mục tiêu dạy học được đưa ra một cách không chi tiết và không nhất thiết phải
quan sát, đánh giá được.
Ưu điểm của chương trình dạy học định hướng nội dung là việc truyền thụ cho
người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống.
7


Chương trình dạy học định hướng nội dung dẫn đến xu hướng việc kiểm tra đánh
giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào
khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn, hạn chế khả năng sáng tạo,
năng động.
2. Mục đích của thiết kế đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực:
Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học.
Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học,
thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận

dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực
giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Chương trình này nhấn mạnh
vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức.
Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc
kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá. Đánh giá
kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong
những tình huống ứng dụng khác nhau. Đánh giá kết quả học tập đối với các môn học và
hoạt động giáo dục là biện pháp chủ yếu.
3. Thiết kế đề kiểm tra theo định hướng nội dung và định hướng phát triển
năng lực.

Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt lớp 3 cuối học kì 2
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
Các em nhỏ và cụ già
Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một
cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.
Bỗng các em dừng lại khi thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ
thật mệ mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.
- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ? – Một em trai hỏi.
Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:
- Chắc là cụ bị ốm?
- Hay cụ đánh mất cái gì?
- Chúng mình thử hỏi xem đi!
Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:
- Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?
Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lến những tia ấm áp:
- Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.
Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:
8



ễng ang rt buụn. B lóo nh ụng nm bnh vin my thỏng nay rụi. B m nng
lm, khú m qua khi. ễng ngụi õy ch xe buýt n bnh vin. ễng cm n
lũng tt ca cỏc chỏu. Du cỏc chỏu khụng giỳp gỡ c, nhng ụng cung thy
lũng nhe hn.
ỏm tre lng i. Cỏc em nhỡn c gi y thng cm.
Mt lỏt sau, xe buýt n. Giỳp ụng c lờn xe rụi, cỏc em cũn ng nhỡn theo mói mi
ra v.
Theo Xu-Khụm-Lin-Xki
Tr li cõu hi sau:
kim tra theo nh hng
kim tra theo nh hng
ni dung
phỏt trin nng lc
c 3 im tr li cõu hi 1 im
bi Cõu hi: Khi gp c gi trờn ng Cõu hi: Nu mt ngy khi ang
cỏc bn nh quan tõm n ụng c trờn ng i v cựng cỏc bn. Em
nh th no? (1 im)
trụng thy mt c gi ang ngi v
c ven ng. Trụng c tht mt
mi, cp mt l rừ v u su. Khi li
gn ch c em s quan tõm n ụng
c nh th no? (Mc 2 1 im)
ỏp ỏn Cỏc bn nh l phộp hi:
Em s l phộp hi:
- Tha c, chỳng chỏu cú th giỳp gỡ - Tha c, chỳng chỏu cú th giỳp gỡ
c khụng ?
c khụng ?
Sau ú em lng nghe c trũ chuyn,

an i c.
So
Hc sinh ch cn tỏi hin ni dung ó Hc sinh thụng qua cõu chuyn vn
sỏnh
xut hin trong bi hc
dng vo thc t khi mỡnh gp hon
cnh nh th thỡ mỡnh s lm nh th
no? Nh vy õy hc sinh ó vn
dng c cõu chuyn ny vo tớnh
hung tng t.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm):
c bi sau v thc hin cỏc yờu cu nờu di:
Nhớm con kt bn
Trong mt khu rng n cú mt chỳ Nhớm ch sng mt mỡnh, rt nhỳt nhỏt nờn
chỳ khụng quen bit bt kỡ mt con vt no khỏc sng trong rng.
Vo mt bui sỏng ep tri, Nhớm con i kim qu n. Bng mt chỳ Súc nhy
ti v núi:
- Cho bn! Tụi rt vui sng c gp bn.
-

9


Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn
người lại mà vẫn run vì sợ.
Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống.
Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông.
Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm Nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ
mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.
Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào

bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc
nhiên.
Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi:
- Tên bạn là gì?
- Tôi là Nhím Nhí.
Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”.
Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời
bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.
Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí
chỗ ở gọn đẹp.
Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh.
(Trần Thị Ngọc Trâm)
Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:
- Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.
- Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Đề
bài

Đáp
án
So

Đề kiểm tra theo định hướng
Đề kiểm tra theo định hướng
nội dung
phát triển năng lực
Câu 1: Tính cách của Nhím con như Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen
thế nào?(0,5đ)
biết bất kì loài vật nào trong rừng?

(Mức 1-0,5 điểm)
a. Nhím con rất mạnh mẽ.
a. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi
b. Nhím con rất vui vẻ.
cùng.
c. Nhím con hòa đồng với các bạn.
b. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra
d. Nhím con rất nhút nhát, rụt rè.
ngoài bao giờ.
c. Vì Nhím sống một mình, không có ai
thân thiết.
d. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.
Chọn câu trả lời d: 0,5đ. Chọn câu trả lời Chọn câu trả lời d: 0,5đ. Chọn câu trả lời
khác d: 0đ
khác d: 0đ
Học sinh chỉ cần đọc và tái hiện nội Học sinh cần đọc hiểu, suy luận để phân
10


sánh

dung đã xuất hiện trong bài học

Đề
bài

Câu 2: Khi được Sóc chào Nhím con
đã làm gì? (0,5 điểm)
a. Khi được Sóc chào, Nhím con chạy
vào bụi cây không thèm quan tâm tới

Sóc.
b. Khi được Sóc chào, Nhím con chạy
trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.
c. Khi được Sóc chào, Nhím con vui vẻ
chào lại.
d. Khi được Sóc chào, Nhím con vênh
váo bỏ đi.

Đáp
án
So
sánh

Chọn câu trả lời b: 0,5đ. Chọn câu trả lời
khác b: 0đ
Học sinh chỉ cần đọc và tái hiện nội
dung đã xuất hiện trong bài học

Đề
bài

Câu 3: Khi thấy Nhím con, Nhím Nhí
đã nói gì để Nhím con sống cùng với
mình qua mùa đông? (0,5 điểm)

Đáp
án

Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn
đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời

bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở
đây một mình buồn lắm.
Học sinh chỉ cần đọc và tái hiện nội Học sinh cần đọc, hiểu phân biệt giữa
dung đã xuất hiện trong bài học
các phương án để chọn phương án
đúng.
Câu 4: Hai bạn Nhím cảm thấy như Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào

So
sánh
Đề

11

biệt giữa các phương án để chọn phương
án đúng.
Ở đây ngoài trả lời câu hỏi tìm hiểu bài,
học sinh còn nhớ lại bộ phận câu trả lời
cho câu hỏi “Vì sao”.
Câu 2: Ba chi tiết nào dưới đây cho
thấy Nhím con rất nhút nhát?
(Mức 1-0,5 điểm)
a. Khi được Sóc chào, Nhím con chạy
trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo
sợ.
b. Mùa đông đến, Nhím con mau chóng
tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú
rét.
c. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím con sợ
hãi cắm đầu chạy.

d. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng
với Nhím Nhí.
Chọn câu trả lời a, b, c: 0,5đ. Chọn câu
trả lời khác: 0đ
Ở câu hỏi này học sinh phải đọc toàn bài,
hiểu nội dung bài. Và phải phân tích từng
đoạn để tìm ra những chi tiết trong các
đoạn chỉ sự nhút nhát của Nhím con.
Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím
con ở lại với mình qua mùa Đông?
(0,5 điểm)
a. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.
b. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có
nhà trú đông.
c. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.
d. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một
mình rất buồn.
Chọn câu trả lời a: 0,5đ. Chọn câu trả
lời khác a: 0đ


bài

Đáp
án
So
sánh
Đề
bài


Đáp
án

So
sánh

Đề
bài

thế nào khi không phải sống một mình khi ở cùng Nhím Nhí? (Mức 2-0,5điểm)
trong mùa đông giá lạnh? (0,5 điểm)
a. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.
b. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được
bảo vệ.
c. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.
d. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.
Hai bạn Nhím rất vui vì không phải sống Chọn câu trả lời a: 0,5đ. Chọn câu trả lời
một mình trong mùa đông gió lạnh.
khác a: 0đ
Học sinh chỉ cần đọc và tái hiện nội Học sinh phải đọc, hiểu, suy luận từ câu
dung đã xuất hiện trong bài học
“Chúng rất vui vì không phải sống một
mình trong mùa đông gió lạnh.” để tìm ra
câu trả lời.
Câu 5: Câu chuyện “Nhím con kết Câu 5: Qua câu chuyện “Nhím con kết
bạn” cho em bài học gì? (1 điểm)
bạn” em thấy cuộc sống của chúng ta
…………………………....................
cần phải như thế nào để chúng ta có thể
…………………………....................

tự tin khi gặp người khác? (Mức 3-1
điểm)
…………………………....................
…………………………....................
Gợi ý: Cuộc sống cần phải có bạn bè để Gợi ý: Cuộc sống cần phải có bạn bè để
quan tâm, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
quan tâm, giúp đỡ nhau lúc khó khăn.
Nếu chỉ sống một mình, xa rời đồng loại Để tự tin hơn khi gặp người khác chúng
thì lúc nào cũng cảm thấy lo lắng, sợ hãi. ta phải chăm ngoan, học giỏi, tham gia
nhiệt tình vào các hoạt động tập thể.
Ở đây từ câu chuyện học sinh sẽ rút ra
Ở đây từ câu chuyện cộng với sự gợi mở
được bài học xung quanh câu chuyện đó của giáo viên học sinh rút ra được bài học
là cần phải có bạn bè, không xa rời đồng cho bản thân là cần phải có bạn bè, không
loại.
xa rời đồng loại. Học sinh xác định được
những việc làm để giúp học sinh có sự tự
tin hơn khi gặp người khác.
Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới
từ trường khác chuyển đến. Để giúp từ trường khác chuyển đến. Để giúp
bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em
sẽ làm gì? (M4-1,0 điểm)
sẽ làm những việc gì dưới đây? (M4-1,0
điểm)
a. Nói chuyện với bạn để bạn cởi mở hơn.
b. Rủ bạn tham gia các hoạt động của
trường, lớp, các hoạt động ngoại khóa.
c. Không nói chuyện với bạn
d. Không giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó
khăn.

12


Đáp
án

So
sánh
Đề
bài

Đáp
án

Gợi ý: Để giúp bạn không bỡ ngỡ, rụt rè
trước các bạn mới, em sẽ nói chuyện với
bạn để bạn cởi mở hơn, rủ bạn tham gia
các hoạt động của trường, lớp, các hoạt
động ngoại khoá,…
Học sinh sẽ kể ra những việc mà học
sinh nghĩ là nên làm để giúp bạn mới
đến.
Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn
sau dùng để làm gì? (0,5 điểm)
Nhím con bẽn lẽn hỏi:
- Tên bạn là gì?
- Tôi là Nhím Nhí.
a. Báo hiệu lời giải thích cho một sự
việc.
b. Báo hiệu lời nói của nhân vật.

c. Báo hiệu phần chú thích.
d. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa
đặc biệt.
Chọn câu trả lời b: 0,5đ. Chọn câu trả lời
khác b: 0đ

Chọn câu trả lời a, b: 1đ. Chọn câu trả lời
khác: 0đ

Học sinh sẽ phân tích các phương án trả
lời. Học sinh sẽ biết được những việc gì
nên làm và những việc gì không nên làm
để giúp đỡ bạn mới đến.
Câu 7: Hãy tìm những câu có sử dụng
dấu hai chấm. Và cho biết ở câu đó dấu
hai chấm dùng để làm gì?(Mức 2 – 0,5
điểm)
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói:
Nhím con bẽn lẽn hỏi:
Nhím con run run nói:
Nhím Nhí nói:
Dấu hai chấm dùng cho 4 câu trên để báo
hiệu lời nói của nhân vật.

Ở câu hỏi này học sinh nhớ lại dấu hiệu
nhận biết dấu hai chấm, nhớ lại được kiến
thức về dấu hai chấm (dấu hai chấm dùng
ở đâu, khi nào?).
Câu 8: Tìm câu có bộ phận thứ hai trả
lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu
chuyện “Nhím con kết bạn”. Và gạch
chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi
“Vì sao”. (Mức 2 – 0,5 điểm)

So
sánh

Để trả lời cho câu hỏi này học sinh nhớ
lại được kiến thức về dấu hai chấm (tác
dụng của dấu hai chấm).

Đề
bài

Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho
câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây.
(0,5 điểm)
“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì
chúng không phải sống một mình suốt
mùa đông giá lạnh.”
vì chúng không phải sống một mình suốt “Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng
mùa đông giá lạnh.
không phải sống một mình suốt mùa
đông giá lạnh.”

Ở câu hỏi này học sinh xác định được bộ Ở câu hỏi này học sinh nhớ lại kiến thức
phận trả lời câu hỏi “Vì sao”.
về câu hỏi “Vì sao”, xác định được cấu

Đáp
án
So
sánh

13


trúc của câu có bộ phận trả lời câu hỏi
“Vì sao”.
Đề
Câu 9: Trong khổ thơ dưới đây, những Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp
bài
sự vật nào được nhân hóa. (1 điểm)
nhân hoá để nói về: (M3-1,0điểm)
Đồng làng vương chút heo may
a) Chiếc lá:
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim …………………………....................
Hạt mưa mải miết trốn tìm
b) Bầu trời:
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
…………………………....................
Đỗ Quang Huỳnh
Đáp Mầm cây, hạt mưa, cây đào
a) Gió thu xào xạc, từng chiếc lá rủ
án

nhau đánh võng xuống mặt đất.
b) Bầu trời đêm mặc chiếc áo sẫm đính
chi chít những ngôi sao lấp lánh.
So
Học sinh nhớ kiến thức về biện pháp Học sinh nhớ kiến thức về biện pháp
sánh nhân hóa để tìm ra được các sự vật được nhân hóa. Vận dụng kiến thức đó để đặt
nhân hóa trong bài thơ.
câu có sử dụng biện pháp nhân hóa.
B. Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả nghe – viết (4 điểm – 15 phút)
Lao xao
Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng
xóa. Hoa dẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín
ở góc vườn ông Tuyên. Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật ở
hoa. Chúng đuổi cả bướm. Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau
lặng lẽ bay đi.
(Duy Khánh)
AI. Tập làm văn (6 điểm – 35 phút)
Đề kiểm tra theo định hướng
Đề kiểm tra theo định hướng
nội dung
phát triển năng lực
Đề
Viết một đoạn văn ngắn Viết một đoạn Em mong ước sau này sẽ làm công
bài
văn ngắn (7 đến 10 câu) kể về một việc gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn
người lao động trí óc mà em quý trọng (7 đến 10 câu) kể về người làm công
nhất theo gợi ý sau:
việc mà em yêu thích.
- Người đó là ai, làm nghề gì?

- Người đó hằng ngày làm những việc
gì?
- Người đó làm việc như thế nào?
Đáp - Viết thành đoạn, đủ số câu, đúng trọng - Viết thành đoạn, đủ số câu, đúng
án
tâm
trọng tâm
- Kể được người lao động trí óc mình - Câu văn diễn đạt trôi chảy, từ ngữ
kính trọng nhất theo gợi ý.
có hình ảnh, có cảm xúc, không sai
14


So
sánh

- Câu văn diễn đạt trôi chảy, từ ngữ có chính tả.
hình ảnh, không sai chính tả.
- Viết theo suy nghĩ cảm xúc bản
thân.
Kiểm tra cách viết câu, đoạn, sắp xếp ý Kiểm tra cách viết câu, đoạn, sắp xếp
văn có liên quan theo mạch gợi ý.
ý văn có liên quan theo cách viết và
suy nghĩ, cảm xúc của từng học sinh.

PHẦN III. KẾT LUẬN SƯ PHẠM
Kiểm tra đánh giá môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực phải căn cứ
vào chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Tiếng Việt, yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức,
kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận năng lực) của HS tiểu học.
Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của giáo

viên và tự đánh giá của học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình,
cộng đồng. Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận
nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này. Nó không chỉ bồi dưỡng
kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hướng thái độ cho người học mà điều quan trọng nhất là
nó góp phần hình thành, phát triển và hoàn thiện các năng lực cơ bản, cần thiết cần phải
có của một công dân toàn cầu.
Ngày nay, kiểm tra, đánh giá được coi như là một phương pháp dạy học, là một
biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên việc thiết kế đề
kiểm tra như thế nào để có thể phát triển toàn diện năng lực học sinh lại là một vấn đề
mà nhiều giáo viên đang trăn trở. Trong quá trình tìm hiểu thiết kế đề kiểm tra theo định
hướng phát triển năng lực môn Tiếng Việt tôi thấy rằng việc thiết kế đề kiểm tra theo
hình thức cũ (định hướng phát triển nội dung) phần lớn thông qua những hình thức
truyền thống với các câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc trắc nghiệm tự luận, các
phương pháp, kĩ thuật kiểm tra, đánh giá hiện đại ít được sử dụng. Vì vậy, học sinh
không thích học môn Tiếng Việt, sợ học môn Tiếng Việt là một hiện tượng khá phổ
biến.
Để việc kiểm tra, đánh giá được đúng năng lực học tập của học sinh, tôi thấy việc
thiết kế đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực với 4 mức độ (biết, hiểu, vận
dụng và sáng tạo) vô cùng hiệu quả. Việc thiết kế đề theo định hướng phát triển năng lực
phát huy tối đa năng lực của học sinh. Học sinh không chỉ tái hiện lại được kiến thức mà
còn biết vận dụng kiến thức đó vào giải quyết những vấn đề tương tự trong đời sống. Và
đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập cũng như
trong cuộc sống.
15


Để có thể thiết kế đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực bản thân người
giáo viên phải hiểu rõ thông tư 22. Người giáo viên phải nắm chắc được quy trình thiết
kế đề kiểm tra và bám sát vào 4 mức độ (biết, hiểu, vận dụng và sáng tạo). Bám sát mục
tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng từng giai đoạn của môn học, giáo viên sẽ xây dựng được

hệ thống câu hỏi, bài tập, cũng như đề kiểm tra định kì đảm bảo về cấu trúc nội dung,
hình thức và đúng các mức độ phù hợp các đối tượng học sinh của từng khối lớp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phó Đức Hòa, Đánh giá trong giáo dục tiểu học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm

Hà Nội, 2018
2. Nguyễn Công Khanh (chủ biên), Lê Phương Nga, Tài liệu tập huấn về hướng dẫn
đánh giá học sinh tiểu học môn Tiếng Việt, Nhà xuất bảm Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2016
3. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Hoàng Hòa Bình, Trần Mạnh Hưởng, Lê Thị
Tuyết Mai, Trịnh Mạnh, Tiếng Việt 3 – tập một, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
4. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Lê Ngọc Diệp, Lê Thị Tuyết Mai, Bùi Minh
Toán, Nguyễn Trí, Tiếng Việt 3 – tập 2, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam

16



×