Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Quan điểm của mác lênin tư tưởng của lênin về đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong đảng và các thế lực thù địch với đảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.42 KB, 22 trang )

MỞ ĐẦU
VI.Lênin là một trong những học trò xuất sắc kế tục sự nghiệp của Mác, là
người đầu tiên biến chủ nghĩa xã hội từ lý luận thành hiện thực. Trên cơ sở trung
thành với chủ nghĩa Mác và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh của nước Nga thời kỳ
đầu thế kỷ XX, V.I.Lênin tiếp tục làm sâu rộng hơn nền tảng lý luận, làm cho lý
luận của Mác về giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng nhân dân lao động, giải
phóng xã hội trở thành hiện thực cuộc sống.
Là lãnh tụ của giai cấp công nhân quốc tế, V.I.Lênin đã không ngừng đấu
tranh bảo vệ và phát triển những nguyên lý của chủ nghĩa Mác, Người chỉ rõ: đối
với chủ nghĩa Mác, nghĩa vụ thiêng liêng của những người mác xít là phải bảo vệ lý
luận đó, chống lại những mưu toan định xuyên tạc và hạ thấp lý luận đó. Do vậy,
ngay từ những năm đầu giữ vai trò lãnh tụ của giai cấp công nhân quốc tế cũng như
công nhân Nga, V.I.Lênin đã đấu tranh quyết liệt chống chủ nghĩa dân túy, phái
mác xít hợp pháp và chủ nghĩa cơ hội, xét lại đủ mọi màu sắc ở Nga và quốc tế
thông qua một số tác phẩm tiêu biểu của ông viết thời kỳ trước cách mạng tháng
Mười Nga.
V.I.Lênin viết: “Giai cấp công nhân không thể làm tròn vai trò cách mạng
toàn thế giới của mình nếu không tiến hành một cuộc đấu tranh quyết liệt chống
thái độ phản bội, thái độ bạc nhược, thái độ bợ đỡ đối với chủ nghĩa cơ hội”.
V.I.Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích Nga đã đấu tranh gay gắt với chủ nghĩa cơ hội
quốc tế cả về tư tưởng và tổ chức. Người đã vạch rõ nguồn gốc của chủ nghĩa cơ
hội chính là tầng lớp công nhân “có đặc quyền” bị tư sản hóa, được hưởng những
mẫu nhỏ trong lợi nhuận của bọn tư bản, dẫn đến xa rời những tình cảm cách mạng
của quần chúng lao động đang bị phá sản và nghèo khổ. Chủ nghĩa cơ hội là sự liên
minh giữa một bộ phận công nhân với giai cấp tư sản, là người bạn đồng hành của
giai cấp tư sản để chống lại giai cấp vô sản.
1


Thực tế, chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh tiêu biểu là Becnơstainơ (E.
Bernstein) và Kauxky (K. Kautsky), và tồn tại trong các đảng công nhân thời kì


Quốc tế II cho đến tận ngày nay. Chủ nghĩa cơ hội tả khuynh là sự pha trộn giữa
cực đoan và phiêu lưu, giáo điều, manh động, chủ quan, sùng bái bạo lực, không
đếm xỉa tới tình thế khách quan. Chủ nghĩa cơ hội "hữu" hay "tả" khuynh đều đẩy
phong trào công nhân đi đến thất bại. Như vậy, trong cuộc đấu tranh chống chủ
nghĩa cơ hội các loại (tả, hữu khuynh, cải lương, xét lại...) đã diễn ra từ khi xuất
hiện phong trào cộng sản quốc tế đến nay. Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, bảo
vệ sự trong sáng của chủ nghĩa xã hội khoa học là quy luật vận động, phát triển
của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và các Đảng cộng sản trên thế giới.
Qua các tác phẩm Lênin viết, em xin trình bày: “Tư tưởng của Lênin về
đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong đảng và các thế lực thù địch với đảng”
làm đề tài tiểu luận ch học phần Quan điểm của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lê Nin,
Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.

2


NỘI DUNG
Chương 1. Quan niệm của Lênin về chủ nghĩa cơ hội và bản chất của
chủ nghĩa cơ hội
1.1. Quan niệm của Lênin về chủ nghĩa cơ hội
V.I.Lênin chỉ ra đặc điểm của chủ nghĩa cơ hội trong mọi lĩnh vực là: “ nó
mang tính chất không rõ ràng, lờ mờ và không thể nào hiểu nổi được. Do bản chất
của mình, phái cơ hội chủ nghĩa bao giờ cũng tránh đặt vấn đề một cách rõ ràng và
dứt khoát; bao giờ nó cũng tìm con đường trung dung, nó quanh co uốn khúc như
con rắn nước giữa hai quan điểm đối chọi nhau, nó tìm cách “thỏa thuận” với cả
quan điểm này lẫn quan điểm kia, vì nó quy những sự bất đồng ý kiến của mình lại
thành những điều sửa đổi nhỏ nhặt, những sự hoài nghi, những nguyện vọng thành
tâm và vô hạiv.v. và v.v. " 1. Những kẻ cơ hội chính trị không có quan điểm chính trị
rõ ràng, luôn ngả nghiêng, dao động, không kiên định nguyên tắc cơ bản trong
đường lối của Đảng. Khi cách mạng thuận lợi thì tỏ ra “cấp tiến”, khi cách mạng

gặp khó khăn thì thoái lui, thỏa hiệp. Những người này thường che giấu bộ mặt
thật, vừa tỏ ra ủng hộ đường lối của Đảng, bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa với
danh nghĩa đổi mới tư duy để bổ sung, cụ thể hóa đường lối của Đảng, thêm “chi
tiết” này, “khía cạnh” kia mà thực chất là sửa lại đường lối của Đảng. Họ sẵn sàng
quỳ gối, uốn lưỡi cho vừa lòng và hợp với quan điểm của cấp trên và quần chúng,
hòng tăng phiếu ủng hộ trong các dịp bầu cử. Cơ hội chính trị gắn chặt với chủ
nghĩa cá nhân, cơ hội về đạo đức, lối sống.
Lênin đã nêu ra rằng: "chủ nghĩa cơ hội là sự hy sinh lợi ích căn bản của quần
chúng cho lợi ích tạm thời của một số hết sức ít công nhân, nói cách khác tức là sự liên
minh giữa một bộ phận công nhân với giai cấp tư sản để chống lại quần chúng vô sản"2
1
2

V.I.Lênin: Toàn tập, Tập 8, 1979, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr.476-477
V.I.Lênin(1980), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 307-308

3


Trong phong trào cộng sản có hai khuynh hướng cơ hội "hữu khuynh" và "tả
khuynh". Khuynh hướng cơ hội "hữu khuynh" là sùng bái phong trào tự phát, từ bỏ
cách mạng xã hội chủ nghĩa, phủ nhận giai cấp công nhân giành chính quyền.
Trong khi đó khuynh hướng "tả khuynh" lại là sự kết hợp hỗn tạp những phương
châm cách mạng cực đoan và phiêu lưu, dựa trên cơ sở những quan niệm duy ý chí
về sức mạnh tuyệt đối của bạo lực cách mạng. Xét cho cùng thì cả hai khuynh
hướng “hữu khuynh” và “tả khuynh” bề ngoài có vẽ đối lập nhau, song chúng đều
giống nhau ở thái độ thù địch chủ nghĩa Mác-Lênin, với phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế.
1.2. Bản chất của chủ nghĩa cơ hội
Có thể nói chủ nghĩa cơ hội ở mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau đều có các hình

thức biểu hiện của chủ nghĩa cơ hội khác nhau. Song về bản chất thì chỉ là một vì
chúng đều là sự phản bội chủ nghĩa Mác - Lênin và lợi ích của giai cấp công nhân,
đầu hàng trước hệ tư tưởng tư sản. Lênin đã chỉ rõ bản chất của chủ nghĩa cơ hội,
chủ nghĩa xét lại đó là: Chủ nghĩa cơ hội là sự hy sinh lợi ích căn bản của quần
chúng cho lợi ích tạm thời của một số người hết sức ít ỏi, nói cách khác là sự liên
minh giữa một bộ phận công nhân với giai cấp tư sản. Chủ nghĩa cơ hội là những
kẻ thù tư tưởng và những trào lưu phản lại của chủ nghĩa Mác - Lênin, là sự tồn tại
những tàn dư của hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản, của chủ nghĩa tự do tư sản trong
phong trào cộng sản.
Trào lưu tư tưởng phản lại của chủ nghĩa Mác - Lênin là một lực lượng chính
trị, nó tồn tại trong phong trào công nhân và trong các Đảng Dân chủ - xã hội.
Lênin đã cho thấy bọn chủ nghĩa cơ hội đã sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi nhằm đạt
mục đích của mình, cụ thể là: Chúng luôn xuyên tạc chủ nghĩa Mác, tầm thường
hoá và làm cùn khía cạnh sắc bén cách mạng của chủ nghĩa Mác. Nói về thủ đoạn
này, Lênin viết: “Sự phát triển của khoa học đã cung cấp ngày càng nhiều tài liệu
4


chứng minh rằng Mác đúng. Bởi vậy, phải chống lại Mác một cách giả nhân, giả
nghĩa, không công khai phản đối những cơ sở của chủ nghĩa Mác, là phải làm ra vẻ
thừa nhận nó, đồng thời dùng thuật nguỵ biện để tước bỏ nội dung của nó, làm cho
nó trở thành một thứ tượng thánh không có hại gì cho giai cấp tư sản cả” 3.
Chủ nghĩa cơ hội luôn hô hào cách tân chủ nghĩa Mác, vận dụng chủ nghĩa
Mác một cách có thiện ý mà bác bỏ những thành quả mà chủ nghĩa Mác đã đem lại.
Như chúng ta đã biết một nguyên tắc bất luận đó là: “Chúng ta không hề coi lý luận
của Mác như là một cái gì đã xong xuôi và bất khả xâm phạm; trái lại chúng ta tin
rằng lý luận đó chỉ đặt nền móng cho môn khoa học mà những người xã hội chủ
nghĩa cần phải phát triển hơn nữa về mọi mặt, nếu họ không muốn trở thành lạc hậu
đối với cuộc sống”4, như Lênin đã khẳng định. Ngoài ra, trước thắng lợi của chủ
nghĩa Mác về mặt lý luận, bọn chủ nghĩa cơ hội lại thường dùng thủ đoạn khoác áo

mácxít bọc đường chủ nghĩa cơ hội của mình bằng những câu chữ mácxít. Về vấn
đề này, Lênin viết: “Chủ nghĩa cơ hội có thể biểu thị bằng thuật ngữ của bất kỳ học
thuyết nào, kể cả chủ nghĩa Mác” và Người khẳng định: “Tất cả tính độc đáo của
vận mệnh của Mác ở Nga là ở chỗ không những chủ nghĩa cơ hội của Đảng công
nhân, mà chủ nghĩa cơ hội của Đảng tự do... cũng thích khoác lên mình những
thuật ngữ của chủ nghĩa Mác” 5.
Các thủ đoạn của chủ nghĩa cơ hội được biểu hiện trên nhiều chiều, nhiều
cách thức khác nhau song theo Lênin thì chủ nghĩa cơ hội có hai loại đó là chủ
nghĩa cơ hội công khai và chủ nghĩa cơ hội dấu mặt. Chủ nghĩa cơ hội công khai
(bọn Bécxtanh và bè lũ) - một thứ chủ nghĩa cơ hội mà quần chúng công nhân thấy
ghê tởm ngay khi không đáng sợ và ít tai hại; trong khi đó chủ nghĩa cơ hội dấu
mặt (Cauxky và bè lũ) “Cái thứ lý luận trung dung, không chỉ lý luận dùng những
câu kệ mácxít để biện hộ cho thực tiễn chủ nghĩa cơ hội, dùng một loại những lời
3

V.I.Lênin(1980), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 281.
V.I.Lênin(1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 232.
5
V.I.Lênin(1980), Toàn tập, tập 22, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 158.
4

5


nguỵ biện để chứng minh rằng hoạt động cách mạng là không hợp thời...” 6, thì
nguy hiểm hơn cho phong trào công nhân. Lênin đã chỉ ra trong những thời kỳ cách
mạng “ thì các nhà lãnh đạo của đảng cáh mạng cần phải biết đề ra các nhiệm vụ
của mình một cách rộng lớn hơn và mạnh bạo hơn; cần phải làm sao cho những
khẩu hiệu của họ luôn luôn đi trước được tính chủ động cách mạng của quần
chúng, dùng làm ngọn đèn pha soi sáng đường đi cho quần chúng..." 7 thì những kẻ

cơ hội lại chủ trương "cuộc đấu tranh đáng mong muốn là đấu tranh có thể thực
hiện được, còn cuộc đấu tranh có thể thực hiện được là cuộc đấu tranh đang được
tiến hành vào lúc này", Lênin đã gọi những quan điểm như vậy là chủ nghĩa theo
đuôi, là lê chân một cách bất lực sau sự biến. Những kẻ cơ hội còn có tính không
cương quyết, tính vô nguyên tắc, theo Lênin là do họ có sự do dự thiếu kiên định,
dao động và lừng chừng về chính trị. Vì vậy, đối với người cơ hội chủ nghĩa, họ "dễ
dàng thừa nhận mọi công thức và rời bỏ mọi công thức cũng dễ dàng như thế, vì
chủ nghĩa cơ hội chính là ở chỗ không có các nguyên tắc nhất định và vững chắc
nào" 8.
3. Tư tưởng của Lênin về chủ nghĩa cơ hội và đấu tranh chống chủ nghĩa
cơ hội các loại trong Đảng của giai cấp công nhân
Qua các tác phẩm của Lênin ta thấy rõ tư tưởng của Người về chủ nghĩa cơ
hội và tinh thần đấu tranh của Người đối với chủ nghĩa cơ hội các loại trong Đảng
của giai cấp công nhân trong thời gian này.
Trong tác phẩm: Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản
Lênin đã chỉ ra rất nhiều vấn đề, Người đã vạch trần bản chất của bọn cơ hội
trong thực tế đó, “tấm gương Nga chỉ ra cho tất cả các nước thấy một cái gì hồn tồn
căn bản về tương lai tất yếu và gần đây của họ”. Nhưng thường thường do bản năng
6

V.I.Lênin(1980), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 327.
V.I.Lênin: Toàn tập, tập 11, 1979, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 131.
8
V.I.Lênin: Toàn tập, tập 6, 1975, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr. 239.
7

6


giai cấp cách mạng của họ mà họ cảm thấy điều đó hơn là hiểu ra điều đó. Lênin

xác định: “Đó là điều mà các lãnh tụ “cách mạng” của quốc tế II, như Cau-xky ở
Đức, Ốt tô Bau-ơ và Phri-đrich Át lơ ở Áo, đã không hiểu nổi và vì thế mà đã lộ
mặt là những tên phản động, những kẻ bên vực cho chủ nghĩa cơ hội xấu xa nhất và
cho chủ nghĩa xã hội - phản bội”9. Lênin chỉ cho chúng ta thấy bộ mặt thật của bọn
phản động, đó là những con người luôn luôn đi trên một trình và ẩn chứa những nội
dung trong việc làm với một thi độ “hồ đồ”, “thông thái rởm”, “hèn nhát”, và phản
bội đến cực điểm của họ đối với lợi ích của giai cấp công nhân và hơn nữa là được
che đậy dưới chiêu bài là “bảo vệ” tư tưởng “cách mạng thế giới”. Chính vì thế,
nếu chúng ta không sớm nhận diện của chúng thì rất dễ bị lầm lẫn: Đây là những
người luôn “che chở cho giai cấp vô sản”. Nếu nhận diện được đối tượng rồi thì
chúng ta sẽ thấy rằng: “Đây là một trong những điều kiện căn bản đã làm cho
những người Bônsêvích thành công”. Trong đó: Lênin chỉ ra rằng Đảng Bônsêvích
Nga sở dĩ trở thành một Đảng chiến đấu cách mạng là bởi trong quá trình phát triển
của nó, nó phải thường xuyên đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội “hữu khuynh”;
Chống chủ nghĩa cơ hội “tả khuynh” và chủ nghĩa ba phải trong phong trào cộng
sản.
Lênin chỉ ra trong suốt toàn bộ lịch sử của mình, Đảng Bônsêvích đã tiến
hành một cuộc đấu tranh triệt để, Người cho rằng Đảng Bônsêvích được tôi luyện,
trưởng thành trước hết và chủ yếu trong cộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu
khuynh: “Bọn này dĩ nhiên là kẻ thù chính của chủ nghĩa Bônsêvích trong nội bộ
phong trào công nhân. Nó lại còn là kẻ thù chính trên phạm vi quốc tế nữa” 10. Kinh
nghiệm của Đảng Bônsêvích dạy rằng không tiến hành môt cuộc đấu tranh triệt để,
không đập tan về phương diện tư tưởng và khắc phục các trào lưu cơ hội chủ nghĩa
thì Đảng Cộng sản không thể duy trì sự thống nhất có tính chiến đấu của mình và
9

V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 4.
V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 17.

10


7


không trở thành lực lượng lãnh đạo của giai cấp công nhân.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh và chủ nghĩa giáo điều
“tả khuynh” chẳng những là hiện tượng riêng của Nga mà đây là quy luật phát triển
của mỗi một Đảng Cộng sản. Lênin chỉ ra rằng ở tất cả các nước những người cộng
sản sẽ phải trải qua một cuộc đấu tranh “trước hết và chủ yếu là chống lại “chủ
nghĩa Mensêvích” của nước mình (đối với mỗi nước) nghĩa là chủ nghĩa cơ hội và
chủ nghĩa xã hội - Sôvanh; rồi sau đó là đấu tranh bổ sung - chống chủ nghĩa cộng
sản “tả khuynh”11.
Những người theo chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh không thừa nhận chuyên
chính vô sản, không thừa nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, xem nhẹ
vai trò lãnh đạo của Đảng trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Họ đề cao vai
trò đấu tranh nghị trường và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trên con
đường đi tới chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh chủ nghĩa cơ hội “hữu khuynh” là chủ nghĩa cơ hội “tả khuynh”.
Nó có đặc điểm là nó dấu bản chất cơ hội chủ nghĩa của mình dưới cái vỏ những
câu “cách mạng cực đoan” nhưng sáo rỗng, dễ lợi dụng tình cảm cách mạng của
quần chúng, nên đấu tranh vạch trần chủ nghĩa cơ hội “tả khuynh” khó khăn hơn
vạch trần chủ nghĩa cơ hội cải lương và chủ nghĩa xét lại. Đối với vấn đề này,
Lênin đã có công lao to lớn đối với phong trào công nhân quốc tế là phát hiện ra
chủ nghĩa cơ hội “tả khuynh” ngay ở trong các Đảng Cộng sản non trẻ, khi nó mới
manh nha, đồng thời vạch ra tác hại và tính chất nguy hiểm của nó. Lênin cũng chỉ
ra rằng chủ nghĩa cơ hội “tả khuynh” là sự xa rời lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa
Mác. Nó xích lại với chủ nghĩa công đoàn - vô chính phủ, đẩy Đảng đến sự cách ly
với quần chúng lao động. Thường họ xa rời thực tiễn, thuần túy sách vở, luôn muốn
áp dụng những lý luận một cách cứng nhắc với thực tiễn, trở thành “chủ nghĩa giáo
11


V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 94.

8


đều”, luôn luôn áp dụng những gì mà các cụ nói ra - là không thay đổi, là chân lý.
Trong khi lịch sử mỗi lúc lại diễn ra trong điều kiện khác.
Ngoài ra, trong nội bộ Đảng Cộng sản cũng xuất hiện chủ nghĩa ba phải. Đây
là bọn có hệ tư tưởng và hoạt động có tính chất biệt lập, chia rẽ của một nhóm
người trong nội bộ một chính đảng. Trong chính đảng công nhân, chủ nghĩa ba phải
thường biểu hiện ở những người kém tính đảng, kém ý thức tổ chức, những kẻ cơ
hội và cá nhân chủ nghĩa. Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những điều
kiện chủ yếu để ngăn ngừa sự xuất hiện chủ nghĩa ba phải và tác hại của nó.
Chủ nghĩa bè phái là rất nguy hiểm, nó vốn tồn tại trong một một tổ chức,
một phong trào nhằm thực hiện mưu đồ riêng mà họ theo đuổi. Chủ nghĩa bè phái
bắt đầu xuất phát từ những người không cùng quan điểm để đi đến chia thành các
nhóm riêng tạo thành bè phái dẫn đến sự phá hoại tính thống nhất và sức mạnh của
chính đảng hay tổ chức, dần dần phát triển thành chủ nghĩa. Vì bất cứ lúc nào cũng
có sự ba phải trong khi Đảng cách mạng của giai cấp công nhân thì rất cần sự đoàn
kết, không chấp nhận sự chia bè, kéo cách. Những người này kém tính đảng, kém ý
thức tổ chức, những kẻ cơ hội và cá nhân chủ nghĩa, bất chấp nguyên tắc, bất chấp
phải trái, rất nguy hiểm.
Để đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội “hữu khuynh”, chủ nghĩa cơ hội “tả
khuynh” và chủ nghĩa ba phải trong phong trào cộng sản không phải là việc làm
riêng của nước Nga mà Lênin đặt vấn đề đây là nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản
khác. Tất cả các Đảng Cộng sản muốn phát triển thì phải đấu tranh chống bè lũ cơ
hội. Lênin đã đi thẳng vào vấn đề là: “chống chủ nghĩa cơ hội”, bởi vì chủ nghĩa cơ
hội ở Nga đã được phát triển thành một hệ thống chủ nghĩa và chịu ảnh hưởng sâu
sắc của chủ nghĩa cơ hội từ nữa đầu thế kỷ XIX, lan rộng khắc Châu Âu và đến

nước Nga.
Để chống lại chủ nghĩa cơ hội đòi hỏi phải xác định đối tượng. Lênin đã chỉ
9


ra: Chủ nghĩa Bônsêvích phải tiến hành đấu tranh chống lại nhóm người khi có 3
điểm cơ bản sau: Một là, nó phủ nhận chủ nghĩa Mác, phủ nhận lực lượng các giai
cấp và mối quan hệ giữa các lực lượng ấy; Hai là, nó thừa nhận khủng bố cá nhân,
Lênin cho rằng nó biểu hiện “tinh thần tả” của nó; Ba là, “Tả” của nó là nhạo báng
lỗi lầm cơ hội chủ nghĩa tương đối nhẹ của Đảng dân chủ – xã hội Đức, nhưng
đồng thời bắt chước bọn cơ hội chủ nghĩa cực đoan của chính ngay đảng ấy, Lênin
đã vạch trần cái “tả” của nó thực chất là hữu, “tả” chẳng qua chỉ là bề ngồi.
Từ năm 1917 – 1920, sau khi Đảng Cộng sản Nga mới giành thắng lợi, vẫn
còn non trẻ, trong những điều kiện khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc”. Vậy mà chủ
nghĩa Bônsêvích đã thể xây dựng và thực hiện thành công một chế độ tập trung hết
sức chặt chẽ và một kỹ luật sắt, bởi vì chủ nghĩa Bônsêvích lúc bấy giời đã có cơ sở
lý luận vững chắc, lý luận Mácxít đúng đắn và kinh nghiệm thực tiễn của 15 năm
(1903-1917). Lênin đã nói rằng: “Chắc chắn ngày nay, hầu hềt mọi người điều thấy
rằng những người Bônsêvích sẽ không giữ được chính quyền, tôi không nói được
tới hai năm rưỡi, mà ngay cả đến hai tháng rưỡi cũng không được nữa, nếu Đảng ta
không có kỷ luật hết sức nghiêm minh, kỷ luật sắt thật sự, không được sự ủng hộ
đầy đủ nhất và hết lòng của quảng đại quần chúng giai cấp công nhân, tức là của tất
cả những người nào trong giai cấp ấy biết suy nghĩ trung thực, có lòng hy sinh quên
mình, có uy tín, có khả năng dẫn dắt theo mình hoặc lôi cuốn được những tầng lớp
chậm tiến”12. Những người Bônsêvích Nga thực sự là những con người tiên phong,
đi đầu trong đấu tranh quyết giành lại quyền tự do, quyền sống cho giai cấp mình,
nên họ đã ủng hộ tổ chức, thực hiện mục tiêu lý tưởng cao cả. Vì họ nghĩ rằng họ
“không thể không chiến thắng được giai cấp tư sản nếu không có một cuộc đấu
tranh lâu dài, kiên trì, quyết liệt, nếu không có một cuộc đấu tranh sống mái đòi hỏi
phải có tính kiên định, kỷ luật, quyết tâm, một ý chí thống nhất và không gì lay


12

V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 6.

10


chuyển nổi”13. Lênin đã dạy cho chúng ta biết thực hiện theo một chế độ tập trung
một cách tuyệt đối và một kỷ luật hết sức nghiêm minh của giai cấp vô sản. Đó là
một trong những điều kiện căn bản để chiến thắng giai cấp tư sản”14.
Lênin đã chỉ ra rằng để cho kỷ luật của Đảng cách mạng của giai cấp vô sản
được vững chắc thì phải: “Thứ nhất, đó là sự giác ngộ của đội tiên phong của giai
cấp vô sản và lòng trung thành của nó đối với cách mạng, tính kiên cường, tinh
thần hy sinh và chí khí anh dũng của nó đối với cách mạng. Thứ hai, là khả năng
của nó biết liên hệ gần gũi và có thể nói là hồ mình với một mức độ nào đó với
quần chúng lao động rộng rãi nhất…Thứ ba, là sự lãnh đạo chính trị đúng đắn mà
đội tiên phong ấy đã thực hiện, chiến lược và sách lược đúng đắn của nó, nhưng
điều cần thiết là quãng đại quần chúng, do kinh nghiệm bản thân, tin tưởng vững
chắc vào sự đúng đắn ấy”15. Thiếu một trong ba điều kiện ấy thì không thể thực
hiện được kỷ luật trong một Đảng cách mạng thực sự, Đảng không phải là Đảng
của giai cấp tiên phong, giai cấp có sứ mệnh xóa bỏ chủ nghĩa tư bản và cải tạo
toàn thể xã hội.
Như vậy, đòi hỏi người chiến sỹ cách mạng phải kiên trì, phải quyết liệt
cho cuộc chiến đấu lâu dài, gian khổ chống lại bọn chủ nghĩa cơ hội. Vì chúng
không có một lý luận cách mạng đúng đắn, chỉ hình thành trên ý kiến cá nhân,
không có sự liên hệ chặt chẽ với nhân dân giai cấp công nhân. Từ đó, Lênin chỉ ra
rằng: “Sau khi nhận ra bộ mặt phản động của “Nghị viện” Nga và sự nhạo bán của
báo chí phản động lúc bấy giờ”. Vì phong trào xã hội chủ nghĩa Nga chia ra làm
nhiều “phe phi” và đấu tranh với nhau quyết liệt để giành quyền lãnh đạo hợp

pháp. Lúc này, “bọn xã hội đế quốc công khai và bọn “Cauxky” ở tất cả các nước
điều tỏ ra là những kẻ phản bội bỉ ổi nhất đối với giai ấp vô sản. Nếu cách mạng
Bônsêvích đã có thể giành được thắng lợi năm 1917 đến 1920 thì một trong
13

V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 7.
V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 7.
15
V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 8.
14

11


những nguyên nhân thắng lợi chính đó là ngay từ cuối năm 1914 chủ nghĩa
Bônsêvích đã cương quyết vạch ra tính chất đê tiện, hèn hạ và khiếp nhược của
chủ nghĩa xã hội Sôvanh và “chủ nghĩa Cauxky”. Như vậy trải qua quá trình đấu
tranh của quần chúng nhân dân thì quần chúng đã có được một kinh nghiệm cho
bản thân mình và “ngày càng tin chắc rằng những quan điểm Bônsêvich là
đúng”16.
Cuộc đấu tranh chống bọn cơ hội đã được Lênin xác định: “Trước hết và chủ
yếu là trong khi đấu tranh chống bọn cơ hội chủ nghĩa là bọn, năm 1914, đã hồn tồn
đổi lốt thành bọn xã hội Sô vanh, đã chạy hẳn sang phía giai cấp tư sản, chống lại
giai cấp vô sản. Bọn này đã nhin là kẻ thù chính của chủ nghĩa Bônsêvích trong nội
bộ phong trào công nhân. Nó lại còn là kẻ thù chính trên phạm vi quốc tế nữa. Nó
là kẻ thù mà chủ nghĩa Bônsêvính đã và đang hết sức chú ý đến. Ngày nay, mặt
hoạt động này của những người Bônsêvính đã được khá nhiều người biết đến, ngay
cả ở nước ngoài nữa”17. Chúng ta thấy Lênin đã xác định đúng kẻ thù, tập trung lực
lượng tấn công vào những đối tượng chính là bọn Mensêvích và bọn xã hội chủ
nghĩa Cauxky, của Nghị viện Nga. Những kẻ đã từng có cả những thủ đoạn và

mánh khóe, những lý lẽ và lối ngụy biện của những nhân vật trong quốc tế II ở
Châu Âu, của bọn theo chủ nghĩa nội các và của bọn cơ hội chủ nghĩa khác. Với
những nội dung “lặp lại nhạt nhẽo, mà Người gọi là “sự tái diễn một điệu hát cũ
rích ai cũng biết từ lâu rồi”. Có nhận định được như thế thì cuộc đấu tranh mới sớm
đi đến hồi kết thúc thắng lợi, vì mục tiêu cao cả của chủ nghĩa vơ sản là tiêu diệt
chủ nghĩa tư sản, thiết lập chủ nghĩa xã hội, và điều đó chỉ có nước Nga – một nước
còn rất lạc hậu so với Tây Âu về mọi phương diện, nhưng nhờ có quyết tâm mà họ
đã đạt được thắng lợi. Cho nên Lênin đã nói: “Không một nước nào khác, trong
một thời gian ngắn ngủi như thế, mà lại tập trung đựơc nhiều hình thức, màu sắc,
16
17

V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 14.
V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 17.

12


phương pháp phong phú như vậy trong tình trạng lạc hậu của nước Nga và của ách
thống trị nặng nề của chế độ Nga hoàng, đã chín muồi đặc biệt nhanh chóng và tiếp
thu một cách khao khát và có hiệu quả những “thành tựu mới nhất”, phối hợp với
nó, về kinh nghiệm chính trị của Châu Mỹ và Châu Âu”18.
Thắng lợi của cuộc đấu tranh chống nền cộng hịa đại nghị và chống bọn
Mensêvích thật ra là đã đuợc những người Bônsêvích chuẩn bị một cách hết sức là
cẩn trọng, chu đáo. Vì: “Không chuẩn bị thận trọng, tỉ mỉ, chu đáo và lâu dài như
thế thì có lẻ chúng ta đã không thể thu được thắng lợi hồi tháng Mười năm 1917,
cũng không thể giữ vững được thắng lợi đó” 19. Cuộc đấu tranh đó đã được chuẩn bị
từ hình thức đến phương pháp đấu tranh. Nhất là việc xác định đúng kẻ thù, hiểu ra
âm mưu thủ đoạn của chúng từ đó tiến hành đánh tan những dư luận xấu về Đảng
Bônsêvích bằng hành động thực tiễn của mình.

Thắng lợi đó đã giải quyết được mối quan hệ giữa Đảng, lãnh tụ, giai cấp và
quần chúng. Lênin phản đối việc tách rời lãnh tụ với Đảng, Đảng với giai cấp. Theo
Người nếu các đối tượng này mà đố kỵ nhau thì cách mạng không thể thành công.
Bởi vì, khi quần chúng phân chia thành giai cấp thì giai cấp đó nhất thiết phải có
chính đảng lãnh đạo và đứng đấu chính đảng là những người có kinh nghiệm (gọi là
lãnh tụ) đó là một điều tất yếu. Nên lãnh tụ Đảng với giai cấp phải thống nhất với
nhau, phải có mối quan hệ với nhau một cách chặt chẽ và không thể tách rời nhau
hoặc đối lặp nhau. Nếu trong cùng một nước có hai đảng đối lập nhau: một bên là
Đảng của các lãnh tụ, là Đảng muốn tổ chức cuộc đấu tranh cách mạng và lãnh đạo
cuộc đấu tranh ấy từ trên xuống, thừa nhận thoả hiệp và chế độ đại nghị, để tạo
hoàn cảnh cho những lãnh tụ đó tham gia một chính phủ liên hiệp nắm quyền
chuyên chính. Thực tế, mặc dù biết rằng: Hiệp ước Brét là hiệp ước có hại cho
Đảng của giai cấp vô sản cách mạng. Nhưng “quả thật đó là một thỏa hiệp với bọn
18
19

V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 10.
V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 16.

13


đế quốc, nhưng đó lại chính là sự thỏa hiệp cần thiết do hoàn cảnh đưa đến. Kinh
nghiệm cho thấy thà lùi một bước để chuẩn bị bước thêm nhiều bước mới quan
trọng hơn, cho nên phải chuẩn bị mọi thứ thật tỉ mỉ và một khi năm được chính
quyền, đảng đó đã triệt để phá hủy cả chế độ sở hữu của địa chủ lẫn chế độ sở hữu
tư bản chủ nghĩa. Sau khi đã công bố và hủy bỏ những hiệp ước bí mật của bọn đế
quốc chủ nghĩa, đảng đó đã đề nghị hịa bình với tất cả các dân tộc và chỉ nhượng
bộ trước bạo lực của bọn tham tàn ở Brét, sau khi bọn đế quốc Anh, Pháp đã phá
hoại hòa bình và sau khi những người Bônsêvích đã làm tất cả những gì có thể làm

được để thúc đẩy nhanh chóng cuộc cách mạng ở Đức và ở các nước khác. Một
thỏa hiệp như thế do một đảng như thế ký kết, trong một hoàn cảnh như thế thì giờ
đây mọi người càng thấy rõ ràng và hiển nhiên là hoàn toàn đúng.
Trong khi là đảng của quần chúng thì chỉ thừa nhận và áp dụng, trong cuộc
đấu tranh ấy phương pháp duy nhất dẫn tới mục đích rõ ràng; nó gạt bỏ hết những
phương pháp đấu tranh nghị viện và cơ hội để có một phương pháp duy nhất là
phương pháp kiên quyết lật đổ giai cấp tư sản, để sau đó thiết lập nền chuyên chính
giai cấp vô sản, thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa Bônsêvích chống những thiên hướng tả trong
nội bộ đảng là nhằm làm sạch nội bộ đảng. Trong khi phái tả cho rằng: “Chế độ đại
nghị đã qua thời về phương diện chính trị” … thì ai nấy điều biết rằng “phái tả” đã
sai”, như vậy, “phái tả” cần phải chứng minh rằng hiện nay, sai lầm không thể chối
cải được trước kia của họ không còn là một sai lầm nữa. Nhưng họ không đưa ra
được một chút bằng chứng nào và cũng không thể đưa ra được” 20. Rõ ràng đó
không phải là bản lĩnh của những người cộng sản chân chính cách mạng mà là phần
tử nguy hiểm, nếu chúng ta không sớm phát hiện thì chúng có thể làm phân liệt nội
bộ Đảng… mà theo Lênin đó là: “năm 1918 tình trạng không đến nỗi đi tới chổ
phân liệt. Những người cộng sản “tả khuynh” chỉ hình thành một nhóm riêng, một
20

V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 7.

14


“phe” trong nội bộ đảng ta thôi, và trong một thời cũng không lâu lắm. Cũng trong
năm 1918, những đại biểu xuất sắc nhất của “cộng sản chủ nghĩa tả khuynh” như
các đồng chí Ra-đếch và Bukharin chẳng hạn đã công khai thừa nhận sai lầm của
họ”. Không có và không thể có những người không phạm sai lầm, nhưng một khi
đã phạm sai lầm mà thì phải biết sửa chữa một cách dễ dàng và nhanh chóng. Tuy

vậy, vẫn còn một số đối tượng đã bắt đầu phản bội bằng cách trực tiếp hay gián tiếp
bênh vực khẩu hiệu “bảo vệ tổ quốc”, nghĩa là bảo vệ giai cấp tư sản mà theo Lênin
không có từ nào khác hơn dùng cho họ: đó là “bảo vệ giai cấp tư sản ăn cướp của
mình”. Thật là lố bịch khi những người tư sản chỉ biết chuyên toan tính làm thế nào
có được thật nhiều “ma” mà không cần nghĩ rằng ai là người đổ mồ hồi và có thể là
đổ cả máu và nước mắt… Những người như thế theo Lênin ở họ “có tất cả những
triệu chứng của “Bệnh ấu trỉ tả khuynh”.
Có thể nói bảo vệ tổ quốc mà tách khỏi “quần chúng”, nghĩa là tách khỏi
những tầng lớp lao động rộng rãi nhất. Để bảo vệ tổ quốc mà không đấu tranh
chống mối hại đó, không tố cáo, không vạch mặt, không dứt khoát đuổi cổ bọn cơ
hội chủ nghĩa xã hội phản bội ra khỏ tổ chức thì giai cấp vô sản cách mạng không
thể thắng lợi. Điều này đã được Quốc tế III đã thực hành đó là: Đấu tranh chống
tầng lớp chủ nghĩa quý tộc, là nhân danh quần chúng công nhân và để tranh thủ
quần chúng công nhân; chúng ta đấu tranh chống bọc thủ lĩnh cơ hội chủ nghĩa và
xã hội sơ – vanh để tranh thủ giai cấp công nhân. Vì giai cấp công nhân là giai cấp
cách mạng triệt để nhất mà Mác đã nhận định. Nghĩa là cách mạng muốn thành
công thì nhất thiết hoạt động ở bất cứ nơi nào có quần chúng, người cách mạng
phải biết tự nguyện mọi hy sinh, vượt qua những trở ngại lớn nhất, để tiến hành
một công tác tuyên truyền và cổ động có hiệu quả nhất, trên một tinh thần bền bỉ và
dẻo dai, nhẫn nại trong công việc được phân công để xây dựng phong trào luôn đi
lên.

15


Trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội thành công thì phải có
phương pháp đấu tranh phù hợp, đúng mức. Phải đi sâu nghiên cứu thực tiễn, hiểu
rõ sự tình dân chúng, để từ đó đưa ra một phương pháp đấu tranh phù hợp đạt mục
tiêu nhiệm vụ đã đề ra: “Vì tất cả nhiệm vụ của người cộng sản là phải biết thuyết
phục những phần tử lạc hậu, biết công tác trong những người lạc hậu đó; chứ không

phải xa lánh họ với những khẩu hiệu “tả” bày đặt ra một cách ngờ nghệch” 21. Trong
thực tế cho ta thấy bọn cơ hội chủ nghĩa đã và sẽ dùng đến các mánh khóe của lối
ngoại giai tư sản, với sự giúp sức của chính phủ tư sản… để bằng mọi cách gạt họ
ra khỏi các công đoàn bằng mọi cách, chúng phá hoại bằng cách “làm cho họ
(những người cộng sản) hết sức khó chịu trong công tác của họ trong các công
đoàn, để lăng nhục họ, để xua đuổi họ và bức hại họ… Lênin căn dặn là “phải hết
sức chú ý đến những đều đó, phải nguyện chịu mọi sự hy sinh, thậm chí nếu cần là
phải dùng đến tất cả mọi mưu trước, mọi trá thuật, dùng tới những phương pháp
hoạt động bí mật, im hơi lặng tiếng, che dấu ý nghĩ của mình, nhằm mục đích duy
nhất là loạt được vào các công đoàn, nằm trong đó và tiến hành cho kỳ được hoạt
động cộng sản ở trong đó”22.
Ý chí của những người cộng sản này là thà hy sinh đời mình mà giúp cho đời
sau thoát khỏi cảnh bần cùng, vươn lên làm chủ. Lênin đã nói: Có lý lẽ của những
người “tả khuynh Hà Lan” đã dùng để bào chữa cho chủ trương không tham gia
nghị viện, rằng: “Khi chế độ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bị đập tan và khi xã hội
đang ở trong tình trạng cách mạng thì hoạt động nghị trường mất dần giá trị của nó,
nếu chúng ta đem nó so sánh với hành động của chính bản thân quần chúng. Khi
trong những điều kiện đó, nghị viện trở thành trung tâm và cơ quan của thế lực
phản cách mạng và mặt khác, khi giai cấp công nhân xây dựng những công cụ của
chính quyền của mình dưới hình thức các Xô-Viết thì việc cự tuyệt mọi sự tham
21
22

V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 47.
V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 47.

16


gia, bất cứ bằng cách nào, vào hoạt động nghị trường, thậm chí lại có thể là cần

thiết nữa. Người đã xác định: Câu đầu rõ ràng là không đúng, vì hành động của
quần chúng – như một cuộc bãi công lớn chẳng hạn – thì bao giờ cũng quan trọng
hơn hoạt động nghị trường, chứ không phải chỉ riêng trong cách mạng hay trong
hoàn cảnh cách mạng, lý lẽ đó rõ ràng là không vững và sai lầm về mặt lịch sử và
về chính trị; lý lẻ đó chỉ nói lên một cách đặc biệt rõ ràng những tác giả của đề
cương (“của những người Hà Lan”) đề cương ấy tuyệt đối không đếm xỉa đến cả
kinh nghiệm của Châu Âu nói chung …; Câu thứ hai thì trước hết là sai về phương
diện lịch sử. Chúng ta, những người Bônsêvích, chúng ta đã tham gia những nghị
viện phản cách mạng nhất, và kinh nghiệm đã chứng tỏ rằng, chính ngay sau cuộc
cách mạng tư sản lần thứ nhất ở Nga (1905), sự tham gia ấy không những có lợi mà
còn cần thiết cho Đảng của giai cấp vô sản cách mạng, để chuẩn bị cho cuộc cách
mạng vô sản thứ hai (II/1917), rồi đến cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (X/1917).
Thứ hai đó trái với lôgíc một các lạ lùng. Do chỗ nghị viện trở thành cơ quan và
“trung tâm” (Lênin nhấn mạnh một lần nữa là: Thật ra nó chưa bao giờ và cũng
không bao giờ có thể trở thành “trung tâm”) của thế lực phản cách mạng, còn công
nhân thì đang sáng tạo ra những công cụ chính quyền của mình dưới hình thức các
Xô Viết chống lại nghị viện. Nhưng quyết không thể do đó mà kết luận rằng việc
giải tán ấy bị trở ngại hay sẽ không được dễ dàng, do sự có mặt của phá đối lập xô
viết ở trong lòng một nghị viện phản cách mạng”23.
Có thể nói áp dụng cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội ở mõi nước cần
phải áp dụng sao cho phù hợp vào điều kiện, hoàn cảnh của nước mình. Theo
Lênin: “Toàn bộ vấn đề hiện nay là những người cộng sản mỗi nước, một mặt,
phải nhận thức thật rõ những nhiệm vụ cơ bản, có tính chất nguyên tắc, của cuộc
đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội và chủ nghĩa giáo điều “tả khuynh”, và mặt
khác phải nhận ra những đặc điểm cụ thể đã có và tất nhiên phải có của cuộc đấu
23

V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 55.

17



tranh ấy, theo đúng đặc trưng của mỗi nước về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa,
thành phần dân tộc, thuộc địa và giáo phái” 24.
Trong tác phẩm: Sáng kiến vĩ đại
Tác phẩm Sáng kiến vĩ đại được Lênin viết vào tháng 6 năm 1919 và được in
thành sách vào tháng 7 năm 1919. Chỉ có 84 tiếng, nhưng đó là một tác phẩm có
giá trị rất lớn vì nó được viết sau hai năm khi nhà nước Xô viết non trẻ đầu tiên
trên thế giới được thành lập; khi mà nhà nước Xô viết đang phải tìm mọi cách để
vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể nào khắc phục nổi: kinh tế của
đất nước sa sút nghiêm trọng, nạn đói, rét diễn ra khắp mọi nơi, giai cấp tiểu tư
sản chiếm số đông, vì thế tính tự phát lên chủ nghĩa tư bản đang hình thành. Phần
lớn đội ngũ trí thức ngả theo giai cấp tư sản. Do đó, giai cấp tư sản và địa chủ
trong nước câu kết với nhau, được sự hỗ trợ của bọn đế quốc bên ngoài tìm mọi
cách để tiêu diệt cái mầm mống của chủ nghĩa xã hội lúc đó.
Tháng 1 năm 1919, bọn Cônstắc và Đênikin vạch ra kế hoạch hòng bóp chết
nước Nga trẻ tuổi. Chúng chiếm được Pêtécbua, bao vây Mátxcơva. Trước tình
hình nguy cấp đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Bônsêvích Nga đã đề ra
cương lĩnh bảo vệ mặt trận phía đông. Phải dốc toàn lực đánh bại bọn phản động.
Khẩu hiệu “Tất cả cho mặt trận, tất cả để chiến thắng!” đã trở thành cuộc vận
động chính trị quan trọng, khơi dậy lòng yêu nước của quảng đại quần chúng.
Hàng loạt đảng viên cộng sản và trung kiên đã được đưa ra mặt trận đối mặt với
quân thù, có rất nhiều tấm gương anh hùng của các chiến sĩ hồng quân quyết tâm
bảo vệ những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được đưa ra mặt trận.
Lênin trực tiếp bắt tay vào chuẩn bị cho chiến dịch. Người đã đi vào công
nhân, tuyên truyền trong giai cấp công nhân. Vì thế, mặc dù đói và rét vẫn dấy lên
được phong trào cách mạng mới trong giai cấp công nhân mà đỉnh cao của phong
trào đó là ngày thứ bảy cộng sản. Việc tổ chức ngày thứ bảy cộng sản do sáng kiến
24


V.I.Lênin, toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 55.

18


của chính những người công nhân đường sắt Mátxcơva - Kadan vì ở đây tình hình
sản xuất đang tiến hành chậm chạp do thiếu nhân công và do lao động kém khẩn
trương nên có nhiều việc cần phải làm gấp rút mà vẫn không thực hiện được.
Ngày 7 tháng 5 năm 1919, Hội nghị toàn thể đảng viên và những người cảm tình
Đảng đã học và quyết định biến lời nói thành việc làm lấy sáu giờ ngày thứ bảy
hàng tuần để sản xuất ra một giá trị thực tế, một thành quả cách mạng cho đến khi
nào chiến thắng hoàn toàn bọn Cônstắc và Đênikin mới thôi. Từ sáng kiến của anh
chị em đường sắt Mátxcơva - Kadan đã được công nhân toàn quốc áp dụng. Sau
đó là nông dân, họ tham gia làm ruộng giúp những gia đình hồng quân.
Lênin nhìn thấy rõ giá trị to lớn của ngày thứ bảy cộng sản, thành quả lao
động nâng cao hơn nhiều so với những ngày làm việc bình thường đồng thời, thấy
rõ được kỷ luật lao động, khắc phục lối làm ăn trì trệ từ trước đến nay. Ngày thứ
bảy cộng sản đã lôi kéo được công nhân nông dân tạo ra khối liên minh công nông tự giác, tự nguyện; lôi kéo được cả những người ngoài Đảng tham gia phong
trào cách mạng.
Đây là tác phẩm thể hiện một số nội dung trong bước đầu xây dựng và phát
triển chủ nghĩa xã hội ở Nga như: Nói rõ vai trò của quần chúng và sự lãnh đạo của
Đảng, rèn luyện kỹ luật tự giác cao nhằm bảo đảm cho chủ nghĩa xã hội thắng lợi.
Đề ra ngày thứ bảy cộng sản với mục đích là muốn tăng năng suất lao động để giải
quyết nạn đói và tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hóa phục vụ nội chiến; tăng cường
khối đoàn kết liên minh … Cũng từ ngày thứ bảy này, Đảng Cộng sảng Nga đã phát
hiện ra những kẻ cơ hội chui vào chính quyền, nên Lênin chỉ đạo: “Cần tiếp tục
thanh đảng bằng cách sử dụng sáng kiến về những “ngày thứ bảy cộng sản”; chỉ kết
nạp và đảng, chẳng hạn sau sáu tháng “thử thách” hay “tập sự” làm “công tác với
tinh thần cách mạng”. Cũng phải có biện pháp kiểm tra như thế đối với tất cả các
đảng viên đã vào đảng sau ngày 25 tháng Mười 1917 và chưa cố gắng hay chưa có

những thành tích đặc biệt để tỏ ra tuyệt đối đáng tin cậy, tuyệt đối trung thành và có
19


thể là đảng viên cộng sản”25. Đây là một bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu, là
đảng Công phải làm cách mạng và làm một cách thường xuyên, nhằm sớm phát
hiện ra bọn cơ hội, phá hoại đảng để từ đó loại bỏ chúng ra khỏi hàng ngũ của
Đảng, làm trong sạch Đảng.
“Ngày thứ bảy cộng sản” góp phần củng cố lòng tin của nông dân đối với
nhà nước vô sản. Công tác đó đã làm cho nông dân tin vào Đảng và đường lối
lãnh đạo của Đảng; nó làm cho nông dân trở thành bạn đồng minh của chúng ta;
khắc phục được những khó khăn về lương thực, như vậy chủ nghĩa cộng sản
nhất định sẽ được củng cố.
“ngày thứ bảy cộng sản” là tác phẩm nhằm thử thách lòng trung thành của
đảng viên đối với Đảng: Bằng những hoạt động thiết thực hy sinh vì sự nghiệp
chung. Qua đó củng cố được khối liên minh công nông, củng cố được lòng tin của
người dân đối với đảng và nhà nước.

KẾT LUẬN
Những tác phẩm của Lênin viết trước Cách mạng tháng Mười 1917 có giá trị
lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn, từng vấn đề một có sức sống lâu bền theo thời
gian. Tất cả những vấn đề mà người đưa ra có tính quy luật chẳng những đối với
nước Nga xô viết mà còn đối với tất cả các nước đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội
25

V.I.Lênin, toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, tr 32.

20



trong thời kỳ quá độ. Trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa cơ hội, những tư tưởng chủ nghĩa cơ hội chưa bao giờ
ngừng. Đặc biệt, khi một số nước chủ nghĩa xã hội còn lại trên thế giới, trong đó có
Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới, trong khi thành trì chủ nghĩa xã hội trước đây
đó là Liên Xô và Đông Âu đã bị sụp đổ, chúng ta càng nên phải hết sức cảnh giác
với nguy cơ của chủ nghĩa cơ hội lấn ác ngay trong các Đảng cộng sản ở các nước
xã hội chủ nghĩa.
Ở nước ta trong thời đại ngày nay, mặc dù công cuộc đổi mới đất nước do
Đảng ta lãnh đạo đã thu được những thành tựu hết sức lớn lao, làm cả thế giới phải
kinh ngạc. Nhưng chúng ta phải nghiêm túc nhìn nhận rằng trong xã hội ta, đặc biệt
là ngay trong Đảng ta cũng đã và đang xuất hiện không ít những hiện tượng cơ hội,
tư tưởng cơ hội chủ nghĩa dưới nhiều hình thức, màu sắc, có thể chúng ta sẽ không
lường hết được. Nghiên cứu quan điểm, tư tưởng của Lênin về đấu tranh chống chủ
nghĩa cơ hội trong Đảng và các thế lực thù địch với Đảng sẽ cung cấp cho chúng ta
những cơ sở phương pháp luận khoa học, để đấu tranh chống những hiện tượng, tư
tưởng cơ hội chủ nghĩa một cách có hiệu quả ngay trong xã hội và trong Đảng cộng
sản Việt Nam.
Trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên chúng ta trong giai đoạn hiện nay là
phải góp phần vào cuộc đấu tranh chung đó, từ chính từng bản thân mỗi con người,
đồng chí của mình, bè bạn mình, tổ chức mình, thúc đẩy cuộc đấu tranh chung đó
đi đến thắng lợi hoàn toàn, xây dựng và bảo vệ thành công Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.

21


22




×