Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Quan hệ quốc tế phong trào công nhân nga và cách mạng tháng mười năm 1917

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.58 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử thế giới các phong trào chính trị xã hội quốc tế có vai
trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc chúng ta cần làm là tìm hiểu và
hiểu biết về lịch sử của các phong trào này. Không đơn giản chỉ là thuộc
lòng các sự kiện đã diễn ra, điều quan trọng là trong khi tìm hiểu ta cần
phải đánh giá đúng ý nghĩa và giá trị của các sự kiện đó.
Hiểu được cội nguồn lịch sử, tự cung cấp cho bản thân những kiến
thức cơ bản về hệ thống của những phong trào chính xã hội quốc tế là điều
cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Trong hệ thống các phong trào chính xã
hội quốc tế thì có một số phong trào chính trị xã hội quan trọng hiện nay
như Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Phong trào không liên kết,
Phong trào đấu tranh chống mặt trái của toàn cầu hóa, Trào lưu cánh tả ơ
Mỹ- Latinh, Trào lưu xã hội dân chủ. Đây là những phong trào chính trị đã
làm thay đổi nhiều thế hệ con người sau này.
Thuộc hệ thống của các phong trào chính trị xã hội quốc tế Phong
trào cộng sản và công nhân là một trong những phong trào có nhiều mốc
lịch sử với những diễn biến khác nhau. Một trong những sự kiện lịch sử
trọng đại của các phong trào chính trị xã hội quốc tế là Phong trào công
nhân Nga và Cách mạng Tháng Mười năm 1917.
Việc tìm hiểu đề tài Phong trào công nhân Nga và Cách mạng Tháng
Mười năm 1917 cũng là để góp phần bổ sung kiến thức, nâng cao hiểu biết
của bản thân về lịch sử đấu tranh anh dũng của con người Nga. Biết được
về lịch sử Phong trào công nhân Nga và Cách Mạng tháng Mười năm 1917
cũng là để biết được cha ông ta đã vận dụng những cái hay gì của phong
trào áp dụng vào công cuộc đấu tranh giải phóng đất nước Việt Nam ta.
1


2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục đích: Việc học tập, nghiên cứ lịch sử phong trào cộng sản, công


nhân quốc tế là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng. Điều đó góp phần
hoàn chỉnh và nâng cao nhận thức lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin đó là
tinh hoa, trí tuệ của nhân loại kết hợp với phong trào công nhân và cộng
sản quốc tế. Những nội dung cơ bản của phong trào cộng sản và công nhân
quốc tế có ý nghĩa trực tiếp nâng cao lập trường, quan điểm giai cấp, nhiệt
tình cách mạng đối với người nghiên cứu. Là một phần của phong trào
công nhân và cộng sản quốc tế Phong trào công nhân Nga và Cách mạng
Tháng Mười năm 1917 đã đóng góp ý nghĩa lịch sử rất to lớn đối với thế
giới. Nghiên cứu phong trào cộng sản và công nhân quốc tế còn để giúp ta
có cơ sơ để hiểu đúng đắn lịch sử Đảng ta và đường lối chính sách của
Đảng, đặc biệt là đường lối đối ngoại. Phong trào công nhân Nga và Cách
mạng Tháng Mười năm 1917 đã có những ảnh hương sâu sắc và tích cực
tới cách mạng nước ta, chính vì vậy mục đích của việc tìm hiểu về phong
trào này cũng là để tìm hiểu về đường lối của lãnh đạo đất nước ta trong
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Nhiệm vụ: Tìm hiểu về Phong trào công nhân Nga và Cách mạng
Tháng Mười năm 1917. Tìm kiếm thông tin về nguyên nhân, diễn biến, kết
quả cũng như là sự ra đời, sự phát triển hay cách tổ chức, phương thức hoạt
động của phong trào. Sau đó nhận định về những khó khăn, thách thức mỗi
liên hệ với Việt Nam. Ngoài ra cần phải đánh giá đúng về giá trị lịch sử
cũng như ý nghĩa to lớn và tác động mạnh mẽ của phong trào này. Thu thập
thông tin trên sách, giáo trình, tập bài giảng hay trên mạng từ đó tổng hợp
một cách ngắn gọn, đầy đủ không quá dài dòng để đưa đến người đọc
những cái nhìn đúng đắn và tổng quan nhất về Phong trào công nhân Nga
và Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Phân chia theo chương, theo mục ro
2


ràng, và đi đến đánh giá chung, cuối cùng là đưa thêm mục tài liệu tham
khảo cho người đọc có thể tìm hiểu thêm.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tiều luận tìm hiểu nghiên cứu về ý nghĩa lịch
sử to lớn của Phong trào công nhân Nga và Cách mạng Tháng Mười năm
1917 có ảnh hương, tác động như thế nào đến thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng. Trước khi đi đến việc tìm hiểu ý nghĩa xuyên thời đại của
phong trào này cần nêu khái quát về nguyên nhân, diễn biến và kết quả của
các phong trào.
Phạm vi nghiên cứu: Phong trào chính trị xã hội trên thế giới là một
lĩnh vực lớn, tổng hợp các phong trào trên thế giới nói chung chính vì vậy
phạm vi nghiên cứu của tiểu luận tập trung và Phong trào cộng sản công
nhân quốc tế. Phạm vi nghiên cứu chính thức là một trong những phong
trào đại diện tiêu biểu cho Phong tròa cộng sản quốc tế là Phong trào công
nhân Nga và Cách mạng Tháng Mười năm 1917.

3


NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA
VÀ CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NĂM 1917
1. Phong trào công nhân trong thời kỳ cách mạng Nga 1905 – 1907
Cách mạng Nga (1905) là cuộc cách mạng dân chủ đầu tiên
trong lịch sử Nga, diễn ra từ 1905 đến 1907. Cuộc Cách mạng nhằm
mục đích đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế Sa hoàng, thành lập
nước Cộng hoà Dân chủ, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân
cày, ngày làm việc 8 giờ, thực hiện các quyền tự do dân chủ,… Cách
mạng (1905) được xem là cuộc tổng diễn tập tạo đã cho thắng lợi của
cuộc Cách mạng Nga (1917).
Ở các nước Tây Âu, những cuộc cách mạng tư sản bùng nổ,
cuộc cách mạng công nghiệp phát triển lớn mạnh. Những sự kiện này đã

ảnh hương đến đế quốc Nga: triều đình Nga thực hiện một số cải cách quan
trọng, chế độ nông nô bị bãi bỏ, công cuộc công nghiệp hóa được thực
hiện, hiến pháp được cải cách. Mặc dù vậy, những cải cách này không đánh
sập được chế độ phong kiến: bước sang đầu thế kỷ XX, nước Nga vẫn còn
là một nước quân chủ chuyên chế do Sa hoàng Nikolai II đứng đầu, có nền
chính trị và kinh tế lạc hậu. Thế nhưng, Nga vẫn bước vào giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa. Vì vậy, Nga bấy giờ là một đế quốc quân phiệt, có những
bản sắc riêng. Điều này đã khiến cho mâu thuẫn trơ nên thật phức tạp và
gay gắt tại Nga.
Chính vào đầu thế kỷ XX, nước Nga chứa nhiều mâu thuẫn giai cấp
và mâu thuẫn dân tộc: mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản,
mâu thuẫn giữa địa chủ, quý tộc và tư sản với nông dân, mâu thuẫn giữa tư
sản với phong kiến. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không gay gắt: vì giai cấp tư
4


sản Nga không có thế mạnh, để chống lại phong trào công nhân họ thường
tìm cách hòa giải với triều đình Sa hoàng.
Chủ nghĩa tư bản ơ Nga đã phát triển sang chủ nghĩa đế quốc, nhưng
so với chủ nhĩa tư bản các nước khác thì lực lượng còn yếu đuối. Giai cấp
công nhân Nga đã trương thành, song chưa được thử thách và rèn luyện đầy
đủ. Mâu thuẫn tập trung ơ nước Nga, trung tâm của phong trào cách mạng
chuyển sang nước Nga.
Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được thiết lập vào thán 7 –
1903, thông qua cương lĩnh, Đảng này khẳng định nhiệm vụ chủ yếu
là làm cách mạng xã hội chủ nghĩa, đánh đổ chính quyền của bọn tư bản,
thành lập chuyên chính vô sản. Nhiệm vụ trước mắt là đánh đổ chế độ Sa
hoàng, thành lập nước cộng hoà, thi hành những cải cách dân chủ, giải
quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
Năm 1904, Sa hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật

Bản. Với thất bại của Nga trong chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905), tình
hình Nga trơ nên khủng hoảng nghiêm trọng. Ở khắp nơi, người ta thực
hiện những phong trào phản chiến. Tại thủ đô Sankt - Peterburg, Moskva
và nhiều tỉnh, thành phố khác, nhiều cuộc biểu tình thị uy diễn ra, dưới sự
lãnh đạo của Đảng Công nhân Xã hội Dân chủ Nga.Những sự kiện này đã
châm ngòi lửa cho cuộc cách mạng năm 1905.
Khơi đầu Cách mạng 1905 là sự kiện công nhân bị tàn sát dã man
vào ngày 9 – 1 – 1905, ngay tại thủ đô Sankt-Peterburg. Trong ngày này có
30.000 công nhân tiến đến Cung điện Mùa Đông. Đoàn biểu tình không
mang vũ khí, cầm cờ xí, tượng thánh, hình ảnh hoàng đế, để đệ trình một
đơn thỉ nguyện cải cách chính trị và xã hội lên Nikolai II. Thế nhưng,
hoàng đế Nikolai II hạ lệnh cho bắn vào quần chúng. Hậu quả là hơn 1.000
người thiệt mạng và 5.000 người bị thương. Sự kiện này được gọi là vụ
5


thảm sát "Ngày chủ nhật đẫm máu" đã khiến nhân dân thủ đô SanktPeterburg căm phẫn.
Sau đó, nhiều cuộc biểu tình, bãi công và binh biến của công dân và
cả nông dân diễn ra. Những cuộc bãi công, biểu tình nói trên mang tính
chính trị không nhỏ, dẫn đền việc công nhân Moskva và nhiều thành phố
khác khơi nghĩa vũ trang vào tháng 12 – 1905, đây là sự kiện đỉnh điểm của
Cách mạng Nga (1905). Triều đình Sa hoàng đã cho quân đàn áp trong
biển máu. Cùng năm đó, vào tháng 6 các thủy thủ tàu Pô – tem – kim nổi
dậy. Cuộc nổi dậy này được xem là cuộc đấu tranh đầu tiên của quân đội và
hải quân. Đến tháng 11 – 1905, tại Sevastopol, một cuộc nổi dậy lớn thủy
thủ và binh sĩ bùng nổ. Phong trào này này do Xô-viết với đại biểu là công
nhân, thuỷ thủ và binh lính lãnh đạo. Cách mạng thoái trào ngày năm 1907
và cuối cùng đã kết thúc vào ngày 19 – 12 – 1907.
2. Phong trào công nhân trong thời kỳ cách mạng Nga 2/1917
Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản diễn ra

vào tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga cũ). Cuộc cáng mạng tháng 2 năm 1917
được gọi là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới. Tại sao nó lại được gọi như
vậy? Vì đây là cách mạng tư sản, cuộc cách mạng này đã lật đổ chế
độ quân

chủ

chuyên

chế của Sa

hoàng Nikolai

II và vương

triều

Romanov trị vì hơn 300 năm ơ nước Nga. Và nó thực hiện những cải cách
dân chủ, nhưng nó mang những nét khác biệt với các cuộc cách mạng tư
sản trước đó.
Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản chứ không phải giai cấp tư
sản.Động lực chính của cách mạng là công nhân và nông dân.Chính quyền
thành lập sau cách mạng không phải là nền chuyên chính của của giai cấp
tư sản ,mà là nền chuyên chính của 2 giai cấp cách mạng,công nhân và

6


nông dân.Hướng phát triển của cách mạng là tiến lên chủ nghĩa xã hội chứ
không chỉ dừng lại ơ chủ nghĩa tư bản.

Sau cách mạng, nước Nga rơi vào tình trạng hai chính quyền song
song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và chính quyền của
các Xô viết đại biểu công nhân.
Đồng thời sau khi cách mạng dân chủ tư sản 1905-1907 thất bại,
nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Sa
hoàng Nikolai II. Ngày 1 – 8 – 1914 , Nga tuyên chiến với Đức, chính thức
tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất với hi vọng có thêm thị
trường và thuộc địa sau chiến tranh. Tuy nhiên quân đội Nga liên tiếp bại
trận trên chiến trường do trình độ tổ chức kém và lạc hậu khiến nhân dân
Nga ngày càng bất mãn, làn sóng phản đối chiến tranh lan rộng do Sa
hoàng đã tốn rất nhiều sức người, sức của cho cuộc chiến.
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 – 1918 đã để lại hậu quả nặng
nề cho nhân dân thế giới, đặc biệt là đối với giai cấp công nhân và nông
dân Nga. Kinh tế Nga ngày càng suy sụp, nạn đói xảy ra khắp nơi, đời sống
nhân dân vô cùng khó khăn. Triều đình Sa hoàng tỏ ra bất lực, không thể
cai trị được như trước nữa. Điều này báo hiệu một cuộc cách mạng đang
đến gần.
Đảng Bolshevik do Lenin lãnh đạo nhân thời cơ đó đã tổ chức những
cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh và bãi công tập thể. Ngày 9 – 1 – 1917
ơ Petrograd đã xảy ra một cuộc biểu tình lớn chống chiến tranh. Cuộc biểu
tình lan rộng sang Mạc Tư Khoa, Bakuvà nhiều thành phố khác.
Phong trào cách mạng sôi nổi nhất là ơ thành phố Petrograd.
Ngày 18 tháng 2 30.000 công nhân đình công và ngày này trơ thành ngày
mơ đầu cho Cách mạng tháng Hai. Ngày 23 – 2 nhân Ngày Quốc tế Phụ
nữ, 90.000 nữ công nhân của 50 xí nghiệp ơ Petrograd tham gia biểu tình
7


chống chiến tranh. Cuộc bãi công nhanh chóng chuyển sang tổng bãi
công chính trị. Ngày 24 – 2 bãi công lan rộng khắp thành phố, lôi cuốn 20

vạn công nhân tham gia.
Ngày 25 – 2, đảng Bolshevik quyết định chuyển sang tổng bãi công
chính trị toàn thành phố và các cuộc xung đột giữa những người biểu tình
và cảnh sát đã diễn ra. Ngày 26 – 2, theo lời kêu gọi của đảng Bolshevik,
công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khơi nghĩa vũ trang bằng
cách tước vũ khí của cảnh sát. Công nhân còn kêu gọi binh lính đứng về
cách mạng lật đổ Nga hoàng. Đến buổi chiều, nhiều nơi quân đội đã đứng
về phía nhân dân, nổ súng bắn vào cảnh sát.
Ngày 27 – 2 cuộc khơi nghĩa lan ra khắp thành phố. Triều đình Nga
hoàng phải huy động 60.000 binh lính từ mặt trận trơ về đàn áp phong trào
tuy nhiên binh lính được nhân dân vận động đã bắn vào cảnh sát, bắt các bộ
trương và tướng của Sa hoàng. Sa hoàng Nikolai II thoái vị và đế quốc
Nga cáo chung (1917)
3. Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là một sự kiện lịch sử đánh
dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô viết. Cách mạng Tháng Mười nổ ra vào
ngày 24 tháng 10 năm 1917, do Lenin và Ðảng Bolshevik lãnh đạo.
Sau Cách mạng Tháng Hai, nước Nga xuất hiện tình trạng 2 chính
quyền song song tồn tại: chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và xô
viết đại biểu công nhân và binh lính. Sau khi nắm được chính quyền, chính
phủ lâm thời đã không giải quyết những vấn đề đã hứa trước đó như vấn đề
ruộng đất của nông dân, việc làm cho công nhân, tình trạng thiếu lương
thực và nhất là quyết theo đuổi chiến tranh đế quốc đến cùng.
Trong hoàn cảnh đó, ngày 3 – 4 – 1917 Lenin từ Thụy Sĩ trơ về nhà
ga Phần Lan đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của nhân dân Petrograd.
8


Ngày 4 – 4 – 1917, Lenin đọc một bài phát biểu quan trọng có nhan đề
"Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay". Bản

báo cáo này đã đi vào lịch sử với tên gọi "Luận cương Tháng Tư" chỉ ra
con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Lenin chỉ ro rằng cần chấm dứt tình trạng 2 chính quyền song song
tồn tại bằng cách chuyển giao chính quyền về tay các xô viết. Về phương
pháp đấu tranh, Lenin viết: "Vũ khí ơ trong tay nhân dân, không có sự
cưỡng bức nào từ bên ngoài đối với nhân dân, đó là thực chất của sự vật.
Điều đó cho phép và bảo đảm sự phát triển và hòa bình của cách mạng”.
Tuy nhiên, Lenin cũng chỉ ro phải sẵn sàng chuyển sang khơi nghĩa vũ
trang một khi hoàn cảnh thay đổi.
Để bày tỏ sự ủng hộ đảng Bolshevik, ngày Quốc tế Lao động ngày
18 – 4 – 1917(1 – 5), công nhân Nga biểu tình đòi hoà bình, dân chủ. Trong
khi đó bộ trương ngoại giao của Chính phủ lâm thời gửi công hàm cho các
nước phe Hiệp ước cam kết theo đuổi chiến tranh đến cùng gây sự phẫn nộ
trong dân chúng. Dưới sự lãnh đạo của đảng Bolshevick, ngày 20,21 – 4,
hàng chục vạn người dân Nga xuống đường biểu tình hòa bình, giơ cao
khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay Xô Viết", "Hòa bình, ruộng đất, bánh
mỳ". Những cuộc biểu tình này làm cho chính phủ tư sản lâm thời khủng
hoảng. Ngày 2 – 5 (15 – 5) trước áp lực của quần chúng, bộ trương ngoại
giao và bộ trương chiến tranh phải từ chức. Ngày 5 – 5, Chính phủ lâm thời
tiến hành cải tổ và thành lập chính phủ liên hiệp tăng thêm số ghế cho các
đảng thỏa thiệp.
Ngày 18 – 6 (1 tháng 7), đảng Menshevik và xã hội cách mạng đã
âm mưu tổ chức một cuộc biểu tình quân chúng để biểu dương lực lượng
nhưng đảng Bolshevik đã tham gia cuộc biểu tình này và biến nó thành
cuộc biểu tình ủng hộ đường lối đảng Bolshevick với các khẩu hiệu: "Đả
đảo chiến tranh", "Tất cả chính quyền về tay các xô viết". Ngoài mặt trận,
9


cuộc tấn công của quân Nga theo lệnh của chính phủ lâm thời vào liên

quân Đức, Áo-Hung thất bại nặng nề với 60.000 binh lính Nga bị bắt và
giết. Tin thất bại gây sự căm phẫn và bất bình rất lớn trong nhân dân Nga.
Ngày 3 – 7, hơn 500.000 nhân dân Petrograd xuống đường biểu tình
đòi chuyển giao chính quyền về tay xô viết nhưng Chính phủ lâm thời đã từ
chối và ra lệnh cho binh lính bắn vào đoàn biểu tình. Sau đó, Chính phủ
lâm thời tiến hành đàn áp và bắt các đảng viên Bolshevik. Các nhà in phá
hủy và báo bị cấm xuất bản. Chính phủ ra lệnh truy nã Lenin để đưa ra tòa,
các đơn vị cách mạng bị tước khí giới hoặc bị đẩy ra mặt trận. Từ đó, trong
tháng 7, tình trạng hai chính quyền song song tồn tại kết thúc với thắng lợi
thuộc về giai cấp tư sản.
Trước tình hình đó, từ ngày 26 tháng 7 đến 3 tháng 8, đảng
Bolshevik đã họp đại hội VI để đánh giá tình hình và vạch ra sách lược đấu
tranh. Đại hội chỉ ro phải chuẩn bị chuyển sang khơi nghĩa vũ trang để
giành chính quyền đồng thời chủ trương tạm thời rút bỏ khẩu hiệu "Tất cả
chính quyền về tay xô viết", Lenin rút về hoạt động bí mật. Về phái chính
phủ lâm thời, chính phủ liên hiệp đưa Alexander Kerensky, lãnh tụ đảng
Menshevik lên làm thủ tướng mặt khác âm mưu thiết lập chế độ độc tài
quân sự bằng cách đưa Kornilov Affair, một viên tướng cũ của chế độ Nga
hoàng, làm bạo loạn giành lấy chính quyền.
Ngày 25 tháng 8, Kornilov tuyên bố thiết quân luật ơ Petrograd, giải
tán chính phủ Kerensky và lập chính phủ do mình cầm đầu. Trong hoàn
cảnh đó, Lenin phát động quần chúng đánh tan cuộc nổi loạn đồng thời
vạch mặt chính phủ Kerensky do đó sau khi cuộc nổi loạn bị dặp tắt, uy tín
của đảng Bolshevik tiếp tục dâng cao. Ngày 31 tháng 8, xô viết Petrograd
và sau đó ngày 5 tháng 9, xô viết Moskva đã thông qua các nghị quyết của
đảng Bolshevik và chuẩn bị khơi nghĩa vũ trang giành lại chính quyền.
10


Sang tháng 10, làn sóng cách mạng lan tràn khắp nước Nga. Ngày 7 10, Lenin từ Phần Lan trơ về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc hành động.

Ngày 10 tháng 10, ban chấp hành trung ương họp quyết định khơi nghĩa vũ
trang. Tại hội nghị này ban chấp hành trung ương đã bầu ra bộ chính trị do
Lenin đứng đầu để lãnh đạo cuộc tạo phản. Lenin đã quyết định tạo phản
sớm 1 ngày tức là ngày 24 – 10 làm cho đối thủ bất ngờ.
Chiều 24 tháng 10, cuộc khơi nghĩa bắt đầu. Theo kế hoạch, các đơn
vị cận vệ đỏ tập trung lực lượng đánh chiếm các khu vực đầu mối, trụ sơ
các bộ, tổng đài điện thoại, nhà ga, các cầu bắc qua sông Neva. Ngay trong
đêm 24 tháng 10, quân khơi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Petrograd, bao
vây Cung điện Mùa Đông mà hầu như không tổn thất. Kế hoạch tấn công
Cung điện Mùa Đông được ấn định vào rạng sáng ngày 25 – 10.
6 giờ chiều, đảng Bolshevik gửi tối hậu thư cho Bộ tham mưu quân
sự Petrograd buộc đầu hàng nếu không sẽ cho chiến hạm Rạng Đông tấn
công. Một tối hậu thư khác được gửi đến cho Chính phủ lâm thời buộc phải
dọn sạch chướng ngại vật và đầu hàng vô điều kiện. Theo điều kiện đã quy
định, sau 20 phút không nhận được câu trả lời sẽ cho chiến hạm Rạng Đông
tấn công. 9 giờ 45 phút, chiến hạm Rạng Đông nổ loạt súng lệnh báo hiệu
tấn công. Hàng người bảo vệ cung điện rối loạn và lợi dụng điều đó, thủy
thủ, chiến sĩ Cận vệ đỏ và binh sĩ cách mạng tràn vào cung điện. Cuộc
chiến diễn ra tới 2 giờ 45 phút sáng thì kết thúc. Toàn bộ chính phủ tư sản
lâm thời bị bắt (trừ Kerensky).
Ngay trong đêm 7 – 11 – 1917 (25 – 10 theo lịch Nga), Đại hội Xô
Viết toàn Nga lần thứ hai tuyên bố khai mạc tại điện Smoniyl và tuyên bố
thành lập chính quyền Xô Viết do Lenin đứng đầu. Đối với các dân tộc,
chính phủ Xô Viết công bố bản Tuyên ngôn về quyền các dân tộc ơ Nga
khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc và cho phép các dân tộc có
quyền tự quyết như công nhận nền độc lập của Ba Lan, Phần Lan. Các cơ
11


quan trung ương và Xô Viết các địa phương được thành lập. Tháng 12 –

1917, Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao được thành lập nhằm xây dựng
nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngày 3 – 3 – 1918 nước Nga Xô Viết kí Hòa
ước Brest-Litovsk với các nước phe Liên minh Trung tâm chính thức rút
khỏi Chiến tranh thế giới thứ nhất.

12


CHƯƠNG II: Ý NGHĨA LỊCH SỬ – THỜI ĐẠI CỦA CÁCH
MẠNG THÁNG MƯỜI NĂM 1917
1. Đối với nước Nga
Trước tiên phải nói đến ý nghĩa của cuộc Cách mạng Nga năm 1905,
nó có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử. Cuộc cách mạng này được xem là
“cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất” của Cách mạng Tháng Mười năm 1917 chiến thắng của Xã hội chủ nghĩa trên toàn nước Nga. Và với thắng lợi
vinh quang của Cách mạng tháng 10, cách mạng đã mơ ra một kỉ nguyên
mới và làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu con
người ơ Nga, thay đổi vận mệnh đất nước và con người Nga.
Lần đầu tiên trong lịch sử nước Nga, giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và các dân tộc được giải phóng. Thoát khỏi mọi gông xiềng nô lệ,
đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
Cách mạng tháng Mười Nga đã đập tan bộ máy thống trị của giai
cấp bóc lột, phản cách mạng, thiết lập nền chính trị mới do nhân dân lao
động làm chủ; công khai mục tiêu cách mạng mang tính nhân văn cao cả
là xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội tự do, hạnh
phúc và công bằng cho người lao động, mơ ra trang mới trong lịch sử
các dân tộc Nga.
Lịch sử nước Nga bước sang một trang mới – một chế độ xã hội mới
được thiết lập – chế độ xã hội chủ nghĩa với mục tiêu cao cả là xóa bỏ chế
độ người bóc lột người; xây dựng một xã hội tự do, hạnh phúc, bình đẳng
và công bằng cho mọi người lao động.

Các phong trào công nhân Nga và cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga
năm 1917 đã dẫn đến những thay đổi lớn lao trên thế giới. Phong trào cách
mạng đã cổ vũ tinh thần đấu tranh cho giai cấp công nhân ơ nhiều nước
trên thế giới. Đây cũng là bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng
13


của giai cấp vô sản. Đồng thời phong trào của công nhân Nga cùng với
thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 cũng đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của nhiều phong trào trên thế giới.
2. Đối với thế giới
Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa
lịch sử trọng đại, không chỉ với nước Nga mà còn đối với cả thế giới. Cách
mạng tháng Mười là thắng lợi đầu tiên của chủ nghĩa Mác và học thuyết
Lênin ơ một đất nước rộng 1/6 diện tích thế giới. Đó là thắng lợi vĩ đại nhất
của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, do
Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Với những người Cộng sản và các phong trào Giải phóng dân tộc,
Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, do giai
cấp vô sản tiến hành, thắng lợi của cuộc cách mạng đã hình thành nhà nước
chuyên chính vô sản đầu tiên trên thế giới, đưa nước Nga đi theo con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra Cách mạng Tháng Mười Nga
còn cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân quốc tế và
ơ các nước thuộc địa, mơ ra con đường giải phóng các dân tộc bị áp bức
Cách mạng Tháng Mười Nga đã mơ ra và tạo động lực mạnh mẽ cho
phong trào giải phóng dân tộc trong thời đại mới, thời đại của chủ nghĩa đế
quốc bị tấn công và cách mạng vô sản bùng nổ. Theo con đường được ngọn
lửa Tháng Mười Nga thắp sáng, các dân tộc trên thế giới đã vùng lên giải
phóng khỏi các chế độ quân chủ, phát xít, thực dân, đế quốc; xác lập nền
cộng hòa với chủ quyền đối nội, đối ngoại không thể bác bỏ; xây dựng chế

độ xã hội mới do người lao động làm chủ. Chỉ tính từ sau chiến tranh thế
giới II, liên tiếp xuất hiện những cột mốc và làn sóng giải phóng dân tộc:
1945, 1954 và 1975 của Việt Nam, 1949 của Trung Quốc, 1959 của Cuba,
thập kỷ 60 của châu Phi, thập kỷ 70 của Mỹ La tinh, thập kỷ 80 của các
14


thuộc địa cuối cùng được giải phóng. Dưới sức công phá của dòng thác
cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới do Cách mạng Tháng
Mười Nga mơ ra, hệ thống thuộc địa do chủ nghĩa thực dân đế quốc thiết
lập trong suốt 5 thế kỷ (từ 1492) đã hoàn toàn sụp đổ trong vòng chưa đầy
5 thập kỷ. Lịch sử thế giới hiện đại không thể không khắc ghi công lao và ý
nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga.
Động lực và cảm hứng từ Cách mạng Tháng Mười Nga tiếp tục tạo
nên xu hướng phê phán, phủ định và thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một
chế độ xã hội tiến bộ hơn trong bối cảnh thế giới hiện nay. Ngay cả trong
điều kiện chủ nghĩa xã hội bị khủng hoảng, xu hướng chống chủ nghĩa tư
bản cũng không suy giảm. Sự hằn học, chống phá quyết liệt hiện nay của
các thế lực thù địch đối với Cách mạng tháng Mười và chủ nghĩa xã hội
chính là vì cuộc cách mạng vĩ đại ấy tiếp tục tác động mạnh mẽ đến triển
vọng của lịch sử loài người trong thế kỷ XXI, thế kỷ của đấu tranh chống
chủ nghĩa tư bản ơ tầm cao mới.
Thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã có ảnh hương mạnh mẽ
đến tiến trình lịch sử và cục diện thế giới. Sự thành công của cách mạng
tháng Mười đã khai sinh ra chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) đầu tiên trong
lịch sử, chấm dứt thời kỳ làm mưa làm gió của chủ nghĩa tư bản trên thế
giới; đồng thời mơ ra giai đoạn hình thành và phát triển của chủ nghĩa xã
hội như một chủ thể hùng mạnh, một xu thế tất yếu của lịch sử, đe doạ sự
tồn vong của chủ nghĩa tư bản. Sự hình thành và phát triển lớn mạnh của
nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và sau đó là hệ thống các nước

XHCN đã buộc chủ nghĩa tư bản phải thực hiện hàng loạt những điều chỉnh
về kinh tế – xã hội, đáp ứng ngày càng nhiều hơn những yêu cầu của người
lao động về việc làm, tiền công, giáo dục, y tế, an sinh xã hội...Con đường
cách mạng tháng Mười đã đưa nhân loại sang một thời đại mới, thời đại

15


hiện thực hoá ước mơ khát vọng về một cuộc sống không còn áp bức, bóc
lột, bất công.
Khát vọng giải phóng và phát triển của nhân dân lao động đã đem lại
thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Mười, tạo động lực để chính quyền
Xôviết non trẻ vượt qua sự chống phá của các thế lực đế quốc tàn bạo, trơ
thành một cường quốc xã hội chủ nghĩa, đi đầu trong cuộc đấu tranh vì hoà
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Cách mạng Tháng Mười
đã thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân
dân các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, dẫn dắt các dân tộc năm châu hình
thành dòng thác cách mạng, đánh đổ hệ thống thuộc địa, chấm dứt chế độ
thực dân, đưa các quốc gia đi vào quỹ đạo mới, trong đó nhiều nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công, đánh đổ chế độ
quân chủ chuyên chế, đập tan mọi phương án chính trị tiêu cực của các lực
lượng tư sản, khai sinh ra chế độ xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử
loài người. Giương cao lá cờ búa liềm thắm hồng sắc màu cách mạng, giai
cấp công nhân và nhân dân lao động toàn Nga thực sự nắm quyền làm chủ,
xây dựng chính quyền Xô viết, biến chủ nghĩa xã hội từ mơ ước và lý luận
thành hiện thực sinh động ơ Nga và sau đó trên toàn Liên bang chiếm 1/6
diện tích địa cầu.
95 năm đã trôi qua, thế giới có biết bao đổi thay, đảo lộn; đã xuất
hiện rất nhiều sự đánh giá khác nhau về sự nghiệp của những người cộng

sản. Tuy nhiên, chính thực tiễn lịch sử thế giới trong gần một thế kỷ qua,
với những sự thật không thể thêm bớt, đã khẳng định vai trò và ý nghĩa hết
sức to lớn của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga: Là cột mốc mơ đầu thời
đại ngày nay.

16


3. Đối với Việt Nam
Ở Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga có ý nghĩa đặc biệt, ảnh
hương to lớn đối với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và sự phát triển
của Việt Nam. Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười, Đảng ta do
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, ngay từ khi ra đời đã giương
cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH, lãnh đạo nhân dân làm cuộc Cách
mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng
chiến đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mỹ, đưa cả nước đi lên CNXH,
bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia và làm tròn nghĩa vụ quốc
tế cao cả; tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đạt được những thành tựu
to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đây cũng chính là nền tảng của mối quan hệ
hữu nghị truyền thống quý báu giữa hai dân tộc Việt – Nga
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách
mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng
triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa
từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”. Cách
mạng tháng Mười đã đáp ứng những đòi hỏi cấp bách trong cuộc đấu tranh
giải phóng của các giai cấp bị áp bức, bóc lột và các dân tộc bị áp bức trên
toàn thế giới.
Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi mơ ra con đường giải phóng
dân tộc cho giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Đó là con
dường Cách mạng vô sản. Điều này có thể thấy rất ro khi mà Nguyễn Tất

Thành ra đi tìm đường cứu nước, cũng như khi đi nhiều nơi trên thế giới,
làm nhiều ngành nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng thì Người
thấy rằng ơ đâu thì giai cấp công nhân và nhân dân lao động cũng bị áp bức
bóc lột. Trước đó thì ơ nước ta, cuối thế kỉ XIX, các sĩ phu Nho học có tư
tương tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Hoàng Hoa Thám đã cố
gắng tổ chức và vận động cuộc đấu tranh của dân tộc theo mục tiêu và
17


phương pháp mới. Nhưng chủ trương "cầu ngoại viện, dùng bạo lực Cách
mạng của PBC thất bại, tư tương " ỷ Pháp cầu tiến" của Phan Chu Trinh
không thành công. Con đường khơi nghĩa của Hoàng Hoa Thám còn mang
nặng "cốt cách phong kiến". Và Người nhận định: Để giành độc lập dân
tộc, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân không còn con đường nào khác
ngoài con đường Cách mạng vô sản.
Cách mạng Tháng Mười Nga trước tiên ảnh hương tới lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc, người Việt Nam yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX.
Từ đó, Người đi theo Chủ nghĩa Mác - Lê nin và tìm thấy con đường
cứu nước đúng đắn cho dân tộc ta. Việc Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con
đường cứu nước đã mơ ra thời kì chấm dứt tình trạng khủng hoảng về
đường lối cứu nước.
Cách mạng Tháng Mười Nga đã làm bùng nổ phong trào đấu tranh
của Giai cấp công nhân ơ các nước tư bản phương Tây và phong trào giải
phóng dân tộc ơ các nước thuộc địa phương Đông và có mối quan hệ mật
thiết với nhau vì cùng chống kẻ thù chung là Chủ nghĩa đế quốc. Nếu như ơ
các nước phương Tây, giải phóng là giai cấp là nhiệm vụ thiết yếu thì ơ các
nước thuộc địa phương Đông giải phóng dân tộc là nhiệm vụ cấp bách.
Như vậy, cuộc Cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân ta có mối
quan hệ mật thiết với phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp và nhân dân
các nước thuộc địa của Pháp.

Đi theo con đường của Lênin vĩ đại, nhân dân Việt Nam đã giành
được những thắng lợi to lớn, vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng
dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, tiếp tục
khẳng định và tiếp nối những giá trị nhân văn, tiến bộ của cách mạng
Tháng Mười.

18


KẾT LUẬN
Sự phát triển của thế giới trong thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI dù đầy
biến động, cũng không thể phủ nhận giá trị lịch sử và thời đại của Cách
mạng Tháng Mười. Bất chấp những thăng trầm của lịch sử, thắng lợi của
các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, sự chấm dứt chế độ thuộc địa, sự
ủng hộ của cộng đồng thế giới đối với giá trị nhân văn tiến bộ, dân chủ, tự
do, bình đẳng, sự phục hồi kỳ diệu của một số nước XHCN sau khủng
hoảng, sự lớn mạnh của trào lưu cánh tả Mỹ Latinh v.v... đã chứng tỏ vai
trò mơ đường của Cách mạng Tháng Mười hướng nhân loại tới một tương
lai tươi sáng hơn. Nó cũng chứng tỏ rằng, bất cứ một chế độ nào đi ngược
lại lợi ích chân chính của nhân dân, của dân tộc, cản trơ tiến bộ xã hội thì
tất yếu sẽ bị vượt qua, bị thay thế bơi một chế độ xã hội khác tốt đẹp hơn.
Tiếp tục cuộc đấu tranh xoá bỏ mọi sự lạc hậu, lỗi thời, áp bức bất công
cũng chính là sự tiếp tục sự nghiệp cao cả của Cách mạng Tháng Mười.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
19


Tiếng Việt
1. PGS.TS Phạm Minh Sơn (2012): Đề cương bài giảng “Các phong

trào chính trị xã hội quốc tế”, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
2. Các nhà nghiên cứu lịch sử Xô Viết (2002 – 2011): Bộ sách “Phong
trào công nhân quốc tế – Những vấn đề lịch sử và lý luận”, NXB
Chính trị Quốc gia.
3. Quang Tuấn ( 2010): “Những giá trị lịch sử và thời đại của Cách
mạng Tháng Mười Nga”, Bài đăng theo Tài liệu Cách Mạng Tháng
Mười Nga
4. Hội đồng biên soạn Đào Duy Tùng làm chủ tịch (1994): “Hồ Chí
Minh toàn tập”, NXB Chính trị Quốc Gia.
5. Côn-xtan-tin Ta-rơ-nốp-xki (2005 Ngô Ngọc Phương chép lại): Tài
liệu “Lịch sử nước Nga”.
Tiếng Anh
6. Robert G. Wesson: “Lenin's Legacy: The Story of the Cpsu”
7. Marvin Perry, Matthew Berg, James Krukones: “Sources of
European History Since 1900”.
Website
8. Nước nga trong tôi: />9. Bộ Ngoại giao Việt Nam: />10.Tiếng nói nước Nga: />11.Tài liệu: />
20



×