Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần May Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.84 KB, 71 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tăng trưởng và phát triển nền kinh tế nước ta theo định
hướng XHCN thì nhu cầu mọi mặt của người tiêu dùng cũng không ngừng
tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó thì các doanh nghiệp phải mở rộng sản xuất
với những sản phẩm đạt chất lượng và được thị trường chấp nhận. Trước sự
đổi mới của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải hoạt động cạnh
tranh gay gắt và một yêu cầu đặt ra cho sự tồn tại của các doanh nghiệp là
phải bù bắp những chi phí bỏ ra và đạt đựơc lợi nhuận. Do đó các doanh
nghiệp không ngừng phấn đấu tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì nguyên vật liệu là một
yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Giá trị nguyên vật liệu
thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh và giá thành sản
phẩm. Do đó để tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả vốn thì trước hết
phải quản lý và tổ chức hạch toán nguyên vật liệu một cách chặt chẽ hợp lý từ
giai đoạn cung ứng, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu.
Nhận thức được ý nghĩa của nguyên vật liệu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh cũng như vai trò quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu
nói riêng và toàn bộ công tác kế toán nói chung. Vì vậy, trong thời gian thực
tập tại Công ty Cổ phần May Thăng Long em đã chọn đề tài “Hoàn thiện kế
toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần May Thăng Long” làm chuyên
đề thực tập tốt nghiệp của mình. Chuyên đề gồm 3 chương :
Chương I : Đặc điểm và tổ chức quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ
phần May Thăng Long

1

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC



Chuyên đề tốt nghiệp

Chương II : Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần
May Thăng Long.
Chương III: Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần
May Thăng Long.
Do thời gian thực tập không nhiều và nhìn nhận vấn đề trong thực tế
còn nhiều hạn chế nên bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất
mong sự đóng góp nhiệt tình của công ty và thầy cô để bài viết của em được
hoàn thiện hơn.
Qua đây, em cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô
giáo Đặng Thị Loan và sự giúp đỡ của cán bộ Phòng Kế toán - Tài chính
Công ty Cổ phần May Thăng Long đã giúp em rất nhiều để hoàn thành bài
Chuyên đề này.
Sinh viên thực tập

Hồ Phương Nam

2

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT
LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần May Thăng Long
1.1.1 Đặc điểm Nguyên vật liệu
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty là Công ty chuyên

sản xuất đồ may mặc sẵn phục vụ trong và ngoài nước, chủng loại sản phẩm
rất phong phú và đa dạng, nhiều mẫu mã và kích cỡ nên Công ty phải sử dụng
nhiều loại vật liệu khác nhau như các loại vải và các phụ kiện khác như các
loại chỉ, khuy, khoá, cúc, móc, băng gai, chun, mex, nhiên liệu các loại như
điện xăng dầu máy để sản xuất các loại sản phẩm có quy cách mẫu mã khác
nhau.
Hiện nay, các loại vật liệu dùng cho công nghệ may của Công ty đều có
sẵn trên thị trường, giá cả ít biến động. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi để
xí nghiệp đỡ phải dự trữ nhiều nguyên vật liệu ở trong kho.
Công ty Thăng Long có đặc điểm là tìm thị trường tiêu thụ trước
(khách hàng) rồi mới tiến hành khai thác nguyên vật liệu để tiến hành sản
xuất. Làm như thế để đảm bảo cung cấp đầy đủ vật liệu cho sản xuất, vừa
tránh tình trạng mua nhiều làm ứ đọng trong kho, gây thiệt hại đến giá trị sản
phẩm khi sản xuất ra và tránh được tình trạng thiếu vật liệu gây gián đoạn cho
quá trình sản xuất, đồng thời gây ứ đọng vốn lưu động làm cho sản xuất kinh
doanh kém hiệu quả.
Đối với vật liệu chính là vải nhiều khi là do khách hàng cung cấp hoặc
Công ty phải tự tìm mua tuỳ theo yêu cầu của đối tác đặt hàng. Việc lựa chọn
số lượng và chất lượng nguyên vật liệu được căn cứ vào định mức tiêu hao và
tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép do bộ phận kỹ thuật lập cho mỗi đơn đặt hàng.
Việc tăng năng xuất lao động nâng cao chất lượng sản phẩm cần chú trọng
đến việc cung ứng vật liệu đầu vào. Việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
3

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

đòi hỏi phải đúng tiến độ, chủng loại, đúng khối lượng và chất lượng đảm bảo

cho sản phẩm đầu ra tới tay người tiêu dùng vẫn còn nguyên giá trị như thiết
kế.
Do đặc thù của nguyên vật liệu dễ bị ẩm mốc, ố, bục mủn nên đòi hỏi
Công ty phải có kho hàng đủ tiêu chuẩn quy định để việc bảo quản vật tư
đúng yêu cầu kỹ thuật để không gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản
phẩm.
1.1.2 Phân loại Nguyên vật liệu
NVL được sử dụng trong Công ty bao gồm rất nhiều thứ, nhiều loại khác
nhau về tính năng, công dụng, về phẩm cấp chất lượng, về chất liệu và kích
thước. Bên cạnh đó, khối lượng NVL rất lớn và thường xuyên biến động. Do
đó, để quản lý và hạch toán được NVL cần phải tiến hành phân loại theo tiêu
thức nhất định. Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau, có rất nhiều cách để phân
loại NVL. Nhưng để phù hợp với đặc điểm của Công ty và để việc quản lý
NVL được dễ dàng và hiệu quả, NVL ở Công ty cổ phần may Thăng Long
được phân loại căn cứ vào công dụng kinh tế của chúng trong quá trình sản
xuất như sau:
- Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành cơ
bản nên thực thể sản phẩm như: các loại vải ngoài vải bò, vải kaki, vải phản
quang, vải tráng nhựa...;vải lót; bông...
- Vật liệu phụ: trong quá trình sản xuất có tác dụng hoàn thiện hoặc làm
tăng chất lượng sản phẩm như: các loại cúc, khoá, nhãn mác, đệm vai...
- Nhiên liệu: được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản
xuất kinh doanh như điện để thắp sáng, để là...; dầu mỡ máy khâu...

4

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp


- Phụ tùng thay thế: bao gồm các chi tiết phục vụ cho việc thay thế, sửa
chữa các loại máy may, máy cắt...: kim khâu, bàn đạp, dây curoa, dao cắt, các
vật liệu khác.
- Bao bì: là loại vật liệu dùng để đóng gói, làm đẹp và bảo quản thành
phẩm: bìa cứng, túi nilon...
- Hoá chất: là các vật liệu phục vụ ở các phân xưởng tẩy mài, phân
xưởng nhuộm: nước Javen, thuốc tẩy, thuốc nhuộm...
- Phế liệu thu hồi: vải thừa, vải vụn, bông vụn...
1.1.3 Đánh giá Nguyên vật liệu
Đánh giá NVL là việc sử dụng thước đo tiền tệ biểu hiện giá trị của
NVL theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực, thống
nhất.
Giá vốn thực tế của vật liệu nhâp kho
* Đối với vật liệu gia công nhập kho.
Đối với vật liệu gia công, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng mà
không đánh giá về mặt giá trị. Tuy nhiên, đối với những chi phí vận chuyển,
bốc dỡ vật liệu từ nơi giao nhận về Công ty theo từng đơn đặt hàng được tính
là giá thực tế của vật liệu gia công nhập kho. Khoản chi phí thực tế này được
phân bổ cho khối lượng vật liệu xuất dùng để làm căn cứ xác định giá gia
công sản phẩm.
VD: Theo hợp đồng gia công số 397/LSG/2010 được ký kết giữa Công
ty và hãng ASIAPARK. Ngày 04/9, Công ty nhận tại cảng Hải Phòng 36.095
m vải các loại và một phụ liệu kèm theo. Chi phí vận chuyển từ cảng về kho
Nguyên liệu của Công ty là: 4.062.000 (VND). Khoản chi phí vận chuyển cho
số hàng trên được theo dõi trên sổ chi tiết riêng. SCT này sử dụng để theo dõi
5

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC



Chuyên đề tốt nghiệp

chi phí vận chuyển, bốc dỡ thuê ngoài của các loại NVL. Số chi phí vận
chuyển sẽ được phân bổ cho số vật liệu chính xuất dùng để xác định đơn giá
gia công.
* Đối với vật liệu mua ngoài nhập kho.
Vật liệu của Công ty được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau: mua từ
các Công ty may trong nước, nhập khẩu từ nước ngoài... nên giá mua và chi
phí mua là khác nhau. Để xác định giá trị thực tế của bộ phận vật tư mua
ngoài này, Công ty sử dụng giá thực tế để hạch toán. Có thể xảy ra các trường
hợp sau:
Trường hợp 1: Vật liệu mua ngoài do bên bán vận chuyển thì giá vốn
thực tế vật liệu nhập kho là giá mua ghi trên GTGT (có bao gồm chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, thuế Nhập khẩu nếu có nhưng không bao gồm thuế GTGT).
NVL mua ngoài của Công ty may Thăng Long bao gồm NVL mua trong
nước và NVL nhập khẩu (trực tiếp hoặc thông qua các đơn vị uỷ thác), do đó:
Giá thực tế
NVL nhập kho

=

Giá
mua

+

Chi phí
thu mua


+

Thuế nhập
khẩu (nếu có)

Khoản

- giảm trừ

Trong đó:
Giá mua là giá không có thuế GTGT do Công ty tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ.
Chi phí thu mua: chi phí vận chuyển, bốc dỡ…
Thuế nhập khẩu: trong trường hợp Công ty nhập khẩu NVL từ nước
ngoài.
Khoản giảm trừ: giảm giá, chiết khấu thanh toán được hưởng.

6

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

Ví dụ:
Ngày 31/10/2010 Công ty mua 1.654m vải 8166 kẻ sọc, đơn giá 14.545
đ/m, chi phí vận chuyển số hàng này về kho công ty là 750.000 đ đã trả bằng
tiền mặt.
Như vậy:
Giá thực tế của vải 8166 kẻ sọc là:

1.654 x 14.545 + 750.000 = 24.057.430 + 750.000 = 24.807.430 (đ)
Trong trường hợp hoá đơn bán hàng của nhà cung cấp không tách riêng
phần thuế GTGT thì giá mua là tổng số thanh toán.
Trường hợp 2: Đối với nguyên vật liệu do khách hàng mang đến
Đây là những NVL mà khách hàng đặt gia công chuyển giao cho nên
Công ty chỉ theo dõi về số lượng theo từng đơn hàng mà không tính giá.
Nếu khách hàng vận chuyển NVL đến tận kho Công ty thì khi nhập kho
cũng như khi xuất kho, thủ kho và kế toán chỉ phản ánh về mặt lượng.
Nếu Công ty nhận gia công và vận chuyển NVL hộ khách hàng về kho
công ty thì bên cạnh việc phản ánh số lượng NVL nhập kho, kế toán phải hạch
toán chi phí vận chuyển, chi phí này là giá ghi trên hóa đơn vận chuyển toàn
bộ số NVL đó, nếu như Công ty trả hộ chi phí vận chuyển cho khách hàng
(theo thoả thuận giữa hai bên) và được hạch toán là “ giá trị vật liệu nhận gia
công”.
Khoản chi này sẽ được người đặt gia công thanh toán cùng với tiền thuê
gia công khi giao trả sản phẩm.
Ở Công ty may Thăng Long, khi định mức NVL mà Công ty giao (là
định mức mà công ty và khách hàng đã thỏa thuận) lớn hơn định mức NVL
mà xí nghiệp thực hiện, thì khoản chênh lệch đó được gọi là NVL tiết kiệm
được. Theo quy định, xí nghiệp được hưởng 50% giá trị NVL tiết kiệm được
đó, phần còn lại được nhập kho Công ty theo 80% giá thị trường. Chính điều
này đã khuyến khích các xí nghiệp luôn cố gắng nâng cao năng suất lao động,
7

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

hạ thấp định mức sản xuất… nhằm đem lại lợi ích cho xí nghiệp và cả Công

ty.
Giá thực tế vật
liệu tiết kiệm
=
nhập kho

Số lượng vật
liệu nhập

X

50%

X

80% đơn giá
thực tế trên
thị trường

VD: Khách hàng IXRAEL đặt công ty gia công áo sơmi và đã chuyển
cho công ty 24.540 m vải dệt kim các màu (MR 17760). Định mức thỏa thuận
giữa khách hàng và công ty là 3m/ áo nhưng XN1 sau quá trình sản xuất đã
tiết kiệm được trung bình 0,06m/ áo. Giá thị trường của loại vải này là
35.700đ/m
Do đó, số lượng vải mà Công ty tiết kiệm được là:
24.540 : 3 x 0,06 = 8.180 x 0,06 = 490,8 (m).
Giá thị trường của loại vải này là: 35.700 đ/m.
Như vậy, trị giá NVL tiết kiệm được nhập kho Công ty là:
490,8 x 35.700 x 80% x 50% = 9.812.073,6 (đ).
* Đối với phế liệu thu hồi: Giá vốn được xác định trên cơ sở giá bán

được chấp nhận trên thị trường. Phế liệu được tập hợp tại kho chờ thanh lý và
giá thu được khi bán phế liệu được xác định theo biên bản thanh lý.
Giá vốn thực tế vật liệu xuất kho
* Đối với vật liệu gia công xuất kho: khi xuất kho vật liệu gia công, kế
toán chỉ theo dõi về mặt số lượng. Đến khi hoàn thành sản phẩm gia công, kế
toán kết chuyển chi phí vận chuyển vào chi phí gia công mà không phân bổ
chi phí vận chuyển ngay sau mỗi lần xuất.
* Đối với vật liệu mua ngoài xuất kho: Giá vốn vật liệu xuất kho được
tính theo phương pháp bình quân cả kỳ. Hàng ngày, khi xuất kho vật liệu, kế
toán chỉ theo chỉ tiêu số lượng, không xác định trị giá vật liệu xuất kho. Cuối
8

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

tháng, tổng hợp trị giá thực tế vật liệu nhập kho trong tháng và căn cứ vào số
vật liệu tồn kho đầu tháng để tính đơn giá vật liệu xuất kho. Căn cứ vào đơn
giá vật liệu và số lượng vật liệu xuất kho để tính ra trị giá vật liệu xuất kho.
Công thức tính giá vốn thực tế vật liệu xuất kho như sau:

Đơn giá vật
liệu xuất
kho

Trị giá vật liệu
tồn kho đầu kỳ

+


Trị giá vật liệu
nhập kho trong
kỳ

+

Số lượng vật
liệu nhập kho
trong kỳ

=
Số lượng vật
liệu tồn kho đầu
kỳ

Trị giá thực tế
vật liệu xuất
kho

=

Số lượng vật
liệu xuất kho

X

Đơn giá vật
liệu xuất kho


VD: Đối với vải lót:
01/2/2010: Số lượng vải tồn : 2502 m.
Trị giá của số vải trên: 18.867.133 đ
Trong tháng 2/2010: Tổng số vải lót nhập kho: 7251,1 m
Tổng giá trị thực tế của số vải này là: 54.753.058,61 đ
Trong tháng 2/2010 xuất kho 4823 m vải. Tính trị giá thực tế của
số vải xuất kho:
Đơn giá của
vải xuất kho

=

18.867.133 +
54.753.058,61
2.502 + 7.251,1
9

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC

= 7.548,39 (đ)


Chuyên đề tốt nghiệp

Trị gia thực tế của số
vải xuất kho

=

7.548,39 x 4.823 =

36.405.884,97 (đ)

Theo phương pháp này, hàng ngày khi NVL được xuất kho kế toán chỉ
phản ánh về mặt số lượng, đến cuối kỳ khi tính ra đơn giá bình quân thì mới
tính ra giá trị NVL xuất dùng.
1.2. Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần May
Thăng Long
a. Thủ tục nhập kho nguyên vật liệu:
* Nhập vật liệu gia công.
Sau khi hợp đồng gia công được ký kết giữa Công ty cổ phần may
Thăng Long và các hãng nước ngoài, toàn bộ vật liệu được bên nước ngoài
chuyển sang cho Công ty. Các nhân viên phòng chuẩn bị sản xuất (phòng
CBSX) có trách nhiệm hoàn tất thủ tục giao nhận và tổ chức vận chuyển vật
liệu về kho của Công ty. Tại đây, căn cứ vào Packing List (bảng thể hiện mã
hàng, loại vải) để kiểm tra vật liệu. Nếu số lượng và loại vải thực tế vận
chuyển về kho có gì sai lệch với bảng mã hàng, nhân viên phòng CBSX phải
lập biên bản và gửi giấy mời phía Công ty nước ngoài đã ký hợp đồng sang
giải quyết. Nếu vật liệu thực tế nhập về phù hợp với bảng mã hàng thì nhân
viên phòng CBSX lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên:
Một liên phòng CBSX giữ.
Một liên thủ kho giữ.
Một liên phòng kế toán giữ làm căn cứ ghi sổ.

10

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp


Trên phiếu nhập kho chỉ ghi số lượng thực nhập và yêu cầu thủ kho ký
vào. Phiếu nhập kho là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, trên thẻ kho chỉ ghi
chỉ tiêu số lượng.
* Nhập nguyên vật liệu mua ngoài.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao NVL do phòng kế
hoạch đưa ra, phòng thiết kế và phát triển tính toán ra nhu cầu về NVL để
phòng thị trường tìm ra phương án giá và đề nghị tổng giám đốc duyệt thông
qua.
Sau khi được thông qua, bộ phận chuẩn bị sản xuất tiến hành việc mua
NVL, NVL sau khi được tiếp nhận về Công ty (có hóa đơn GTGT) được đưa
về bộ phận KCS để kiểm tra chất lượng và lập biên bản kiểm nhận.
Khi vật liệu về đến kho, nhân viên phòng KCS sẽ xem xét, kiểm tra hoá
đơn, chứng từ về tính hợp lý, hợp pháp. Nếu nội dung ghi trong hoá đơn mà
phù hợp với chủng loại, đơn giá, chất lượng và hình thức thanh toán với hợp
đồng đã ký kết thì phòng KCS lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập
thành 3 liên:
Một liên phòng CBSX giữ.
Một liên phòng kế toán giữ kèm theo hoá đơn bán hàng.
Một liên thủ kho giữ.
Và đề nghị thủ kho cho nhập số vật liệu đó. Trước khi nhập, thủ kho kiểm
tra về chủng loại, số lượng, chất lượng của loại vật tư đó. Nếu thấy đúng với
phiếu nhập kho thì tiến hành cho nhập số vật liệu trên. Trên phiếu nhập kho ghi
cả chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu giá trị. Căn cứ vào phiếu nhập kho để thủ kho ghi
vào thẻ kho và trên thẻ kho, thủ kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng.
Hóa đơn bán hàng: xem biểu 01
Phiếu nhập kho: xem biểu 02
11

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC



Chuyên đề tốt nghiệp

* Nhập vật liệu do tiết kiệm được.
Sau khi tiếp nhận vật tư tiết kiệm được từ các phân xưởng, nhân viên
phòng CBSX cùng thủ kho lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập
thành 2 liên:
Một liên thủ kho giữ.
Một liên phòng CBSX giữ.
Trên phiếu nhập kho ghi cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Chỉ tiêu giá trị
được tính bằng 50% của 80% giá vật liệu thực tế trên thị trường. Phiếu nhập
kho là căn cứ để thủ kho ghi vào thể kho. Ở các xí nghiệp, các nhân viên hạch
toán theo dõi số lượng các loại vật liệu đó, cuối tháng lập báo cáo gửi lên
phòng kế toán để kế toán vật liệu theo dõi.
* Nhập kho phế liệu thu hồi.
Phế liệu thu hồi được tiến hành nhập kho giống như đối với vật liệu
mua ngoài. Sau khi nhập phế liệu từ các xí nghiệp chuyển đến, nhân viên
phòng CBSX lập phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành 3 liên:
Một liên thủ kho giữ.
Một liên phòng kế toán giữ.
Một liên phòng CBSX giữ.
b. Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu:
* Xuất kho vật liệu gia công.
Căn cứ vào Hợp đồng và định mức vật tư sản xuất hàng gia công đã
được ký kết, phòng KHXNK lập ra kế hoạch sản xuất cho từng xí nghiệp
trong tháng. Căn cứ vào bảng kế hoạch đó, phòng CBSX lập phiếu xuất kho
và xuất vật tư cho các xí nghiệp. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên:
12

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC



Chuyên đề tốt nghiệp

Một liên thủ kho giữ.
Một liên xí nghiệp giữ.
Một liên phòng kế toán giữ.
Phiếu xuất kho chỉ ghi chỉ tiêu số lượng và là căn cứ để thủ kho ghi vào
thẻ kho.
* Xuất kho vật liệu mua ngoài.
Để đảm bảo đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, phòng
KHXNK căn cứ và sản lượng định mức và định mức tiêu hao vật liệu trong
sản xuất để lập kế hoạch sản xuất và ra lệnh xuất kho. Phòng CBSX căn cứ
vào lệnh xuất kho để lập phiếu xuất kho thành 3 liên. Khi lĩnh vật tư, đơn
lĩnh phải đem phiếu xuất kho này xuống kho, thủ kho ghi lại số thực xuất vào
thẻ kho. Cuối tháng, thủ kho thu lại phiếu của các đơn vị, tính ra tổng số vật
tư đã xuất rồi đối chiếu với thẻ kho và ký vào 3 liên:
Một liên phòng CBSX giữ.
Một liên xí nghiệp giữ.
Một liên phòng kế toán giữ.
Phiếu xuất kho xem biểu số 03
Riêng trường hợp xuất vật tư từ kho nguyên liệu của Công ty cho các xí
nghiệp Nam Hải hay xí nghiệp Hà Nam thì sử dụng Phiếu xuất kho kiêm vận
chuyển nội bộ. Trường hợp vật liệu sau khi thu mua không qua kho nguyên
liệu của Công ty mà được chuyển thẳng cho các xí nghiệp trên thì phòng
CBSX vẫn phải lập phiếu nhập xuất thẳng thay cho phiếu xuất kho thông
thường. Số vật liệu này vẫn được theo dõi như vật tư xuất qua kho nguyên
liệu của công ty.
* Xuất kho bán phế liệu.
13


Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

Việc bán phế liệu khi được Giám đốc quyết định và ký duyệt thì phòng
CBSX cùng thủ kho tiến hành xuất giao phế liệu cho người mua. Hoá đơn bán
hàng được lập thành 3 liên
Một liên người mua giữ.
Một liên thủ kho giữ.
Một liên phòng kế toán giữ.
1.3. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần May Thăng
Long
Công ty cổ phần may Thăng Long là Công ty có quy mô sản xuất kinh
doanh lớn với 5 xí nghiệp may và một phân xưởng sản xuất phụ trợ. Sản
phẩm chủ yếu của Công ty là sản phẩm may mặc với số lượng sản xuất hàng
năm lên đến 6-7 triệu chiếc. Sản phẩm của Công ty rất đa dạng về chủng loại,
mẫu mã và kích cỡ, điều này phụ thuộc vào từng đơn đặt hàng và từng thời
điểm sản xuất. Do đó, NVL được sử dụng vào sản xuất cũng rất phong phú
với khối lượng lớn. 80% số sản phẩm do Công ty sản xuất là hàng nhận gia
công từ các Công ty nước ngoài, số còn lại Công ty tự tìm mua NVL để sản
xuất và tiêu thụ.
Với việc may gia công, Công ty nhận NVL từ các Công ty Nước ngoài
chuyển sang theo từng hợp đồng gia công đã được ký kết. Công ty chỉ có
nhiệm vụ gia công sản phẩm và nhận tiền công gia công. Đối với NVL do bên
đặt hàng cung cấp, Công ty không theo dõi về măt gía trị, và không hạch toán
vào giá thành sản phẩm mà chỉ theo dõi về mặt số lượng phần NVL đó. Mặt
khác, trong việc gia công hàng xuất khẩu, bên phía Công ty Nước ngoài đặt
hàng gia công chỉ cho phép một tỉ lệ sai hỏng nhất định trong sản xuất. Vì

vậy, với khối lượng NVL nhận về, Công ty phải tổ chức quản lý chặt chẽ và tổ
14

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

chức sản xuất tốt để đảm bảo sản xuất đủ số lượng và đảm bảo chất lượng của
sản phẩm giao cho khách hàng.
Bên cạnh việc sản xuất hàng gia công xuất khẩu, Công ty cũng chủ
động tìm kiếm và khai thác thị trường hàng may mặc trong nước và nước
ngoài. Công ty đã tự tổ chức thu mua NVL để sản xuất và tiêu thụ nội địa.
Tuy số lượng sản phẩm tiêu thụ trong nước chiếm tỉ trọng không lớn (khoảng
20%) nhưng Công ty vẫn tiến hành sản xuất để tập trung nguồn năng lực sản
xuất sẵn có, tạo việc làm và tăng thu nhập cho công nhân của Công ty. Trong
quá trình sản xuất, Công ty luôn khuyến khích việc sáng tạo trong lao động để
tiết kiệm NVL, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động. Với số NVL này, kế
toán phải theo dõi và hạch toán về cả mặt giá trị và số lượng của từng loại vật
tư theo từng nguồn nhập.
Vật liệu của Công ty được nhập theo các nguồn sau:
- Vật liệu do bên thuê gia công chuyển sang
- Vật liệu tự mua ngoài
- Vật liệu nhập kho do tiết kiệm trong sản xuất
- Phế liệu thu hồi
Từ những đặc điểm trên đã đặt ra nhiệm vụ năng nề cho việc tổ chức kế
toán NVL tại Công ty: phải quản lý và hạch toán NVL một cách chặt chẽ, có
hiệu quả theo từng loại từ khâu thu mua, giao nhận, vận chuyển đến khâu bảo
quản, dự trữ và sử dụng, phải theo dõi thường xuyên và đảm bảo đủ vật tư
phục vụ cho việc sản xuất. Vì vậy, khối lượng công việc của kế toán NVL là

rất nhiều và có ảnh hưởng lớn tới công tác sản xuất, góp phần quan trọng đối
với cố gắng hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả
sản xuất.

15

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

Ở Công ty hiện đang thực hiện gia công cho các hãng như: WANSHIN,
WILLBE, DK HONGKONG...NVL được bên nhận gia công chuyển toàn bộ
sang cho Công ty từ vải chính, vải phụ cho đến chỉ may, cúc, mác.... Ngoài ra,
Công ty cũng đang thực hiện sản xuất các đơn đặt hàng của các Công ty trong
và ngoài nước như: OTTO, ASIAPARK, HANOXIMEX...Với các đơn đặt
hàng này, Công ty chủ động tìm và mua NVL theo yêu cầu của các Công ty
đặt hàng theo hợp đồng đã ký.
1.4 Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại Công ty
Trước đây công ty là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công
ty Dệt may Việt Nam. Vì vậy, chế độ kế toán được áp dụng tại Công ty là chế
độ kế toán ban hành theo quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3
năm 2006 của Bộ Tài chính. Sau khi thực hiện cổ phần hoá Công ty vẫn áp
dụng chế độ kế toán này.
Hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong
hạch toán hàng tồn kho. Nhờ đó, kế toán theo dõi phản ánh một cách thường
xuyên liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho trên các sổ sách kế
toán. Phương pháp tính giá hàng xuất kho là phương pháp bình quân cả kỳ dự
trữ. Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Còn khấu hao tài
sản cố định được thực hiện theo phương pháp tuyến tính. Kế toán chi tiết nguyên

vật liệu được hạch toán theo phương pháp thẻ song song.
Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty: Hiện nay, Công ty đang áp dụng
hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Công ty sử dụng hầu hết các NKCT chỉ
có NKCT số 3 và NKCT số 6 không sử dụng do Công ty không sử dụng TK
113 và TK 151. Công ty cũng không sử dụng Bảng kê số 3 và Bảng kê số 9 do
phương pháp tính giá hàng xuất kho Công ty áp dụng phương pháp giá bình
quân cả kỳ dự trữ. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng các phân bổ như: Bảng
16

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ, Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
Trình tự ghi sổ như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã
được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng
kê, sổ chi tiết có liên quan.
Công ty tổ chức hệ thống sổ sách theo nguyên tắc tập hợp và hệ thống
hoá các nghiệp vụ phát sinh theo một vế của tài khoản, kết hợp với việc phân
tích các nghiệp vụ kinh tế theo các tài khoản đối ứng.
Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra,
đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng
tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng
từ ghi trực tiếp vào Sổ Cái.
Niên độ kế toán: Công ty áp dụng theo năm, năm kế toán trùng với năm
dương lịch ( từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 ).
Tổ chức lập báo cáo tài chính: Công ty lập báo cáo tài chính vào cuối
mỗi quý kể từ ngày bắt đầu niên độ kế toán và gửi báo cáo lên Tổng Công ty

dệt may Việt Nam theo mẫu biểu quy định của Nhà nước. Báo cáo tài chính
bao gồm:
Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01 - DN)
Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu B02 - DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03 - DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 - DN)

17

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG
2.1. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần May Thăng
Long
2.1.1 Tổ chức chứng từ và hạch toán ban đầu
Trong thực tế chứng từ sử dụng trong Công ty là:
Phiếu nhập kho vật tư (MS 01 - VT).
Phiếu xuất kho vật tư (MS 02 - VT).
Việc nhập nguyên vật liệu ở công ty Thăng Long (THALOGO) chủ
yếu được thực hiện trực tiếp bởi phòng kế hoạch vật tư thông qua việc ký kết
hợp đồng hoặc mua bán trực tiếp. Khối lượng, chất lượng và chủng loại vật tư
mua về phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức tiêu hao vật
liệu và giá cả thị trường.
2.1.1.1 Thủ tục chứng từ phản ánh nghiệp vụ nhập nguyên vật liệu:
Căn cứ vào hoá đơn hoặc giấy báo nhận hàng, thủ tục nhập và ký thành
ba liên phiếu nhập kho vật tư. Một liên do thủ kho giữ, một liên do phòng kế

toán lưu, và một liên giao lại cho khách hàng. Trong trường hợp kiểm nhận,
nếu phát hiện vật tư thừa thiếu, mất phẩm chất, không đúng quy cách đã ghi
trên chứng từ thì thủ kho phải báo ngay cho phòng kinh doanh biết cùng với
bộ phận kế toán vật tư, lập biên bản xử lý (có xác nhận của người mua hàng).
Thông thường người bán giao hàng tại kho, thì chỉ kho vật tư, hàng hoá đủ
phẩm chất, chủng loại, số còn lại trả cho người bán.
Như vậy thủ tục nhập kho nguyên vật liệu gồm có các chứng từ sau:
-Hoá đơn. (Xem Biểu 1)
-Biên bản kiểm nhận vật liệu. (Xem Biểu 2)
-Phiếu nhập kho. (Xem Biểu 3)
18

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

-Thẻ kho. (Xem Biểu 4)
Nhập
NVL

Biên bản
kiểm nhận
vật tư

Phiếu
nhập kho

Thẻ kho


Sơ đồ 1: Thủ tục nhập kho Tại Công ty Cổ phần May thăng long
Đối với vật tư nhập lại kho từ phân xưởng sản xuất do cần đổi chủng
loại vật tư hoặc do khi xuất thừa, thủ kho cũng viết phiếu nhập kho thành 3
liên như trường hợp trên.
Đối với phế liệu thu hồi: Công ty không làm thủ tục nhập kho phế liệu
mà sau mỗi chu kỳ sản xuất, phế liệu được lấy ra từ phân xưởng sản xuất
nhập thẳng vào kho mà không cần qua một hình thức cân, đo, đong, đếm nào.
Nghĩa là không phản ánh tình hình nhập kho phế liệu thu hồi của Công ty trên
sổ sách.
Để hiểu rõ hơn về thủ tục nhập kho vật liệu tại Công ty ta có thể xem
các chứng từ thủ tục nhập kho vật liệu vải bò mua ngày 14/10/2010 tại Công
ty theo ví dụ sau: Công ty mua 7.704 m vải bò với đơn giá 25.500đ/m của
Công ty Dệt May Hà Nội như sau:

19

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

Biểu 1

HÓA ĐƠN (GTGT)

Mẫu số: 01GTKT – 3LL

Liên 2 ( Giao khách hàng)

CV/ 01 – B


Ngày 14 tháng 10 năm 2010

EC 079633

Đơn vị bán hàng: Công ty dệt may Hà Nội.
Địa chỉ: Số 1 – Mai Động – Hà Nội.

Tài khoản: .............................

Điện thoại:..............................

MST: 0 1 0 0 1 0 0 8 2 6

Họ tên người mua hàng:

Anh Thân – Xe 29M- 0843 + 29N- 4524

Đơn vị:

Công ty Cổ phần may Thăng Long.

Địa chỉ: 250 – Minh Khai.

Số tài khoản:

Hình thức thanh toán: HĐ

MS:


01 00101107

1

STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đvt Số lượng Đơn giá Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1*2
1.
Vải bò Hanosimex (63 cuộn M
7.704
25.500
196.452.000
L1)
Cộng tiền hàng
196.452.000 đ
Thuế suất GTGT : 10%
Tiền thuế GTGT
19.645.200 đ
Tổng cộng tiền thanh toán
216.097.200 đ
Số tiền bằng chữ: Hai trăm mười sáu triệu không trăm chín mươi bẩy nghìn hai
trăm đồng chẵn.
Người mua hàng


Kế toán trưởng

Thủ trưởng đơn vị

( Ký, họ tên)

( Ký, họ tên)

( Ký, họ tên)

Biểu 2
Công ty Cổ phần May Thăng Long
250 Minh Khai, Hà Nội.
20

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM VẬT LIỆU
Căn cứ vào hoá đơn mua ngày 14/10/2010
Ban kiểm nghiệm vật liệu bao gồm
01.Đ/c Phan Chi Mai - Phòng KHXNK
02.Đ/c Ngô Thị Thanh Loan - Phòng Tài vụ
03.Đ/c Vũ Huy Bình - Thủ kho
Đã kiểm nghiệm số vật tư nhập kho dưới đây:
Tên nhãn
hiệu, quy
cách vật tư


ST
T

Vải
1

Mã số

ĐV
tính

Số
lượng

Kết quả kiểm nghiệm
Số lượng SL sai
đúng quy
quy
SL
cách
cách
thực tế

7.704

7.704


M


Hanosimex

7.704

0

(63 cuộn L1)
Kết luận: Có đảm bảo yêu cầu chất lượng.
Đề nghị công ty cho phép nhập kho.
Phòng KHXNK
( Ký, họ tên )

Phòng Kế toán tài vụ
( ký, họ tên )

Thủ kho
( Ký, họ tên )

Biểu 3.
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

Công ty Cổ phần May Thăng Long

ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chớnh

250 Minh Khai, Hà Nội.
21

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC



Chuyên đề tốt nghiệp

PHIẾU NHẬP KHO

Số : 4/3

Ngày 14 tháng 10 năm 2010

Nợ:……………

Họ tên người giao hàng: Công ty dệt may Hà Nội

Theo Hợp đồng số 321/ TL- DMHN/ 2010 ngày 12 tháng Có:……………
10 năm 2010 của Công ty mua NVL
Nhập tại kho : Nguyên liệu
Số TT

Tên, nhãn hiệu,

Mã số

Đvt

qui cách vật tư
1

Vải bò 8 oz K403


…..

xanh
…….
Cộng

m

Số lượng
Theo

Thực

chứng từ

nhập

7.704

7.704

7.704

7.704

Đơn giá

25.500

Thành tiền


196.452.000

196.452.000

Nhập, ngày 14 tháng 10 năm 2010.
Phụ trách cung tiêu

Người giao hàng

Thủ kho

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

Trên cơ sở hóa đơn bán hàng lập phiếu nhập kho, phiếu này phải phản ánh cả số
lượng và giá trị NVL nhập kho.

2.1.1.2. Chứng từ phản ánh nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu của công ty được xuất dùng cho sản xuất quần áo là
chủ yếu, nhưng cũng có một số ít được xuất dùng cho chi phí quản lý doanh
nghiệp, chi phí sản xuất chung.
22

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC



Chuyên đề tốt nghiệp

Khi các phân xưởng sản xuất có nhu cầu sử dụng vật tư, tại các phân
xưởng lập phiếu báo lĩnh vật tư với phòng cung ứng vật tư, sau khi đã được
duyệt phòng vật tư lập phiếu xuất kho ( Biểu 4) thành 3 liên:
-Liên: Lưu tại phòng vật tư.
-Liên 2: Thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho kế toán
để kế toán ghi vào sổ kế toán
-Liên 3: Giao cho phân xưởng sử dụng vật tư để ghi sổ kế toán bộ phận
sử dụng.
Nếu là xuất bán phải lập hoá đơn GTGT do Bộ tài chính phát hành,
phân xưởng lĩnh vật tư mang hóa đơn đến các bộ phận liên quan (Giám đốc,
Kế toán trưởng) ký nhận, sau đó đưa xuống kho để kiểm nhận vật tư.
Tại kho: thủ kho kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý của các chứng từ xuất vật
tư. Căn cứ vào phiếu xuất kho thủ kho ghi số thực xuất của vật tư vào thẻ kho.
Ví dụ: Ngày 21/10/2010 xuất 1.350 m vải bò cho Nguyễn Việt Tiến- ở
phân xưởng cắt để phục vụ sản xuất, phòng vật tư lập phiếu xuất kho như sau:

Biểu 4
Mẫu số 02 – VT

Công ty Cổ phần May Thăng Long

Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

250 Minh Khai, Hà Nội.

ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính
23


Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

PHIẾU XUẤT KHO

Số 3/10/10

Ngày 21 tháng 10 năm 2010

Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Việt Tiến

Nợ:………………..

Địa chỉ : Phân xưởng cắt

Có:………………..

Lý do xuất kho: Sản xuất
Xuất tại kho : nguyên liệu
S

Tên, nhãn hiệu



T

quy cách vật tư


số

Đ.v tính

T
A
B
C
1 Vải bò 8 oz xanh K403
Conga

D
m

Số lượng
Yêu cầu

Thực

1
1.350

xuất
2
1.350

Đơn

Thành


giá

tiền

3

4=3x2

Xuất, ngày 21 tháng 10 năm 2010
Phụ trách bộ phận

Phụ trách cung tiêu

Người nhận

Thủ kho

sử dụng

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

2.1.2. Tổ chức kế toán chi tiết nguyên vật liệu
Việc hạch toán chi tiết vật liệu tại công ty được tiến hành đồng thời tại

bộ phận kế toán và bộ phận kho nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình N
– X – T kho của từng loại vật liệu. Phương pháp hạch toán chi tiết được sử
dụng là phương pháp ghi thẻ song song. Tức là ở kho chỉ theo dõi về mặt số
lượng còn ở bộ phận kế toán theo dõi cả về số lượng và cả về mặt giá trị của
vật tư.
24

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC


Chuyên đề tốt nghiệp

Nhiệm vụ cụ thể của thủ kho và kế toán vật tư như sau:
- Tại kho: Thủ kho và các nhân viên phục vụ trong kho phải bảo quản
toàn vẹn số lượng, chất lượng vật tư, nắm vững ở bất kỳ thời điểm nào trong
kho về số lượng, chất lượng, chủng loại, của từng thứ, từng loại vật liệu để
sẵn sàng cấp phát kịp thời cho phân xưởng.
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất, phát sinh, thủ kho tiến
hành phân loại, sắp xếp từng thứ, loại vật liệu để ghi vào thẻ kho theo chi tiết
số lượng.Vào cuối ngày thủ kho tính số tồn kho của từng vật liệu để ghi vào
thẻ kho.

Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu
ThÎ kho

Chøng tõ
nhËp

Chøng tõ
xuÊt

25

Hồ Phương Nam_Kế toán K40TC
B¶ng tæng hîp
NhËp - XuÊt - Tån


×