Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Quản lý nhà nước về môi trường thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.36 KB, 15 trang )

PHẦN A: MỞ ĐẦU
Môi trường thế giới đang bị huỷ hoại nghiêm trọng. Sự tăng trưởng
của dân số cùng với những nhu cầu ngày càng cao của con người trong cuộc
sống do những tiến bộ khoa học và công nghệ đã gây nên sức ép trực tiếp
đến tài nguyên thiên nhiên, nhu cầu việc làm sinh sống … Hầu như mọi
chủng lọai tromg quá khứ, từng sống tên trái đất, hiện nay đều đã tuyệt
chủng, biến mất một cách “tự nhiên” vì những lý do này hay khác. có khả
năng nhất là chúng không thể đối phó thành công với những thay đổi vô sinh
hay sinh học xảy đến trong môi trường của chúng (ví dụ sự thay đổi tự nhiên
và sự xuất hiện dữ dội của thú ăn thịt, cạnh tranh hay bệnh tật). Hay cũng có
thể những sự tuyệt chủng xảy ra đồng thời, vì những sự kiện hàng loạt gây ra
bởi những xáo trộn về thiên tai không đoán trước được . Hiện nay trên trái
đất có khoảng 30 – 40 triệu loài thực vật và động vật, song mới chỉ kiểm kê
được 1,7 triệu loài. Tỷ lệ diệt vong gây ra do con người lớn gấp 1.000 lần so
với tỷ lệ diệt vong tự nhiên, con người đã làm tuyệt chủng khoảng 120 loài
có vú, 187 loài chim, 13 loài bò sát, 8 loài lưỡng cư và khoảng 30 ngàn loài
cá. Những môi trường có số loài phong phú nhất thường được quan tâm khai
thác nhiều nhất mà thường là môi trường đời sống hoang dại bị phá huỷ
nhiều nhất như rừng nhiệt đới, những bãi ám tiêu san hô và những nơi bằng
phẳng cách độ sâu khoảng 0 - 2000m trong biển.
Những nguyên nhân chủ yếu: Khai thác rừng quá mức: việc khai thác
gỗ quá mức gây ra sự mất tán che cho đất, hệ thống rễ cây bị mất gây ra sự
sói mòn đất và ức chế hoạt động của vi sinh vật làm tăng độ phì của đất …
Bên cạnh đó, sự đốt rừng bừa bãi và nạn cháy rừng đã gây hạn hán, thiên tai,
để lại thiệt hại to lớn cho hệ sinh thái và nền kinh tế. Đồng thời, sự phá hủy


hệ sinh thái rừng làm biến đổi nơi sinh sống của các giống loài. Do cạnh
tranh với con người và bệnh tật: một vài trường hợp tuyệt chủng nhân tạo
bao gồm những loài bị quấy rối và con người nhận thấy chúng là những kẻ
cạnh tranh với mình để sử dụng một nguồn tài nguyên thông thường nào đó


hay do các dịch bệnh truyền nhiễm.
Mặt khác, hậu quả của chiến tranh trên thế giới cũng như ở Việt Nam
đã sử dụng những loại vũ khí, phương tiện hiện đại đã gây nhiễm môi trường
nghiêm trọng, nhiều loài sinh vật bị huỷ diệt và tồn đọng lại trong tự nhiện
qua nhiều thế hệ. Tóm lại sự sống trên trái đất này tồn tại phụ thuộc vào mối
quan hệ chặt chẽ giữa các loài sinh vật với nhau, cứ một loài trên trái đất này
mất đi phải chăng là sự sống trên Trái Đất đã bước thêm một bước tới sự diệt
vong.
Trước thực trạng trên, nhằm tìm hiểu rõ hơn về ô nhiễm môi trường
và sự quản lý của nhà nước về môi trường, em xin chọn vấn đề: “Quản lý
nhà nước về môi trường- thực trạng và giải pháp” làm đề tài tiểu luận cho
học phần: Quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực trọng yếu
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
Ô nhiễm môi trường tại Việt Nam: Đang ở mức trầm trọng
Hà Nội và TPHCM nằm trong danh sách 6 TP ô nhiễm không khí
nghiêm trọng nhất thế giới. Với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm đạt
trên 8%, VN đang đối mặt với một hiểm hoạ ô nhiễm ngày càng trầm
trọng. Do tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá nhanh chóng, ô nhiễm
môi trường tại HN và TPHCM đã trở thành một vấn đề trọng điểm của
quốc gia. Các chuyên gia cho biết, nếu tính đến cả các tổn thất môi
trường thì tốc độ tăng GDP thực tế của VN sẽ chỉ là 3-4%.


Bản tổng kết môi trường toàn cầu do Chương trình Môi trường
Liên Hợp Quốc (UNEP) mới công bố cho thấy VN có hai TP nằm trong
danh sách 6 TP bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhất trên thế giới.
Theo tiến sĩ Hoàng Dương Tùng - Giám đốc Trung tâm Quan trắc và
thông tin môi trường thuộc Cục Bảo vệ môi trường (Bộ Tài nguyên và

Môi trường), VN đối mặt với tất cả các vấn đề được nêu trong báo cáo.
Về nồng độ bụi, hai TP lớn nhất VN chỉ đứng sau Bắc Kinh, Thượng
Hải, New Delhi và Dhaka. Mối đe doạ tiềm tàng này chắc chắn sẽ cản
trở quá trình phát triển hơn nữa của các TP này.
Theo một nghiên cứu về các chỉ số môi trường ổn định do Trường Đại
học Yale (Mỹ) thực hiện trong năm 2006, VN đứng thứ hạng thấp nhất
trong số 8 nước Đông Nam AÁ. Báo cáo về thay đổi khí hậu của Ngân
hàng Thế giới trong năm 2007 cũng cho thấy VN là một trong hai quốc
gia sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng băng tan. Nếu nhiệt độ
tiếp tục tăng, VN sẽ mất 17% sản lượng nông nghiệp. Các chuyên gia dự
báo Khu kinh tế Dung Quất tại VN có thể thấp hơn mực nước biển.
Các chuyên gia môi trường đã nhấn mạnh rằng sự sống và đời
sống của con người sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến đổi môi
trường toàn cầu. Trong thế kỷ tới, 1,8 tỉ người sẽ phải sống trong các
khu vực khan hiếm nước và 2/3 trong số họ sẽ thiếu nước sạch. Khoảng
16.000 loài sẽ có nguy cơ tuyệt chủng.
Quá trình phát triển nhanh chóng đã làm tăng các hoạt động xây
dựng và đô thị hoá trên diện rộng, đặc biệt ở các khu đô thị. Các công
trình xây dựng và nâng cấp nhà cửa, cầu đường đang diễn ra khắp mọi
nơi, làm cho tình trạng bụi bặm càng trở nên trầm trọng. Theo các
chuyên gia môi trường, nồng độ bụi tại các TP đô thị ngày càng tăng và


vượt quá ngưỡng cho phép từ 2 đến 3 lần.
Cục Bảo vệ môi trường VN cho hay, tại các khu đô thị, 70-90%
nguồn ô nhiễm là do khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông.
Các phương tiện này phát thải ra môi trường một lượng lớn carbon
dioxide và các chất độc hại khác. Trước năm 1980, hơn 80-90% số dân
thành thị sử dụng xe đạp. Hiện nay, hơn 80% số người dân sử dụng xe
gắn máy. Năm 2007, Hà Nội có hơn 1,7 triệu xe máy và TPHCM có

khoảng 3,8 triệu. Những con số này gia tăng đáng kể với tốc độ tăng
trung bình 10-15%/năm.
Ngoài khí thải từ các phương tiện giao thông và khói từ các khu
công nghiệp, chất thải và nước thải cũng là những nhân tố chính gây lên
tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng. Nhiều khu công nghiệp và
khu dân cư không có hệ thống nghiền và xử lý chất thải ở mức chuẩn tối
thiểu. Các chất thải không được qua xử lý bị xả ra sông, hồ xung quanh
các thành phố. Các con sông như Tô Lịch, Kim Ngưu và sông Sài Gòn
bị ô nhiễm nghiêm trọng
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm
thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các
quần xã sống trong đất.
Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật
cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn
hóa của con người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng
tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung
cấp lương thực thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số
và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì
diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất ngày càng bị suy


thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế
suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý –
hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa
dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì
ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.

Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực
nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng
và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật
trong nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong
nước giảm đột ngột, các khí CO2, CH4, H2S tăng lên, tăng độ đục của nước,
gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương thì nguyên nhân chính gây ô nhiễm
đó là các sự cố tràn dầu.
Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công
nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các
loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước
ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông.ô nhiễm
không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong
thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhin xa do bui.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý –
hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm
cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa
dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì
ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.


Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước
ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và
hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong
nước không thể đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước
giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái
thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố
tràn dầu Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải
công nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức;
các loại phân bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và

nước ao hồ; nước thải sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây
ô nhiễm trầm trọng,ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trong khu vực.
Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự
biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không
sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều
biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng
năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt.
Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác
nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho
hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù",
gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt
các khu rừng và các cánh đồng.
Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí
độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan


trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng
nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là
3%...
Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà
kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m
(Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa
đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra
nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C
(G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.
Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt

độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần
đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050
nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không
có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng
ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của
khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi
thủng.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cá thế
giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang
có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật.
Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí
đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải
khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Hàng năm có:
* 20 tỉ tấn cácbon điôxít
* 1,53 triệu tấn SiO2


* Hơn 1 triệu tấn niken
* 700 triệu tấn bụi
* 1,5 triệu tấn asen
* 900 tấn coban
* 600.000 tấn kẽm (Zn), hơi thuỷ ngân (Hg), hơi chì (Pb) và các chất độc hại
khác.
Sự hoạt động của các ngọn núi lửa và các loài vi khuẩn sống trong
không khí cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Theo ước tính thì
lượng CO2 do núi lửa hoạt động phun ra cao gấp 40.000 lần so với lượng
CO2 hiện có trong khí quyển.
Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù",

gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa acid làm huỷ diệt
các khu rừng và các cánh đồng.
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
2.1. Quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường:
Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết
là của cán bộ lãnh đạo các cấp về bảo vệ môi trường.
Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường; xây
dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý nghiêm các hành vi gây ô nhiễm
môi trường. Ngăn chặn cí hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng và tình trạng
khai thác tài nguyên bừa bãi; xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm, khắc
phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án đầu tư. Các dự
án, công trình đầu tư xây dựng mới bắt buộc phải thực hiện nghiêm các quy
định bảo vệ môi trường.;


Quản lý, khai thác có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, đảm
bảo cân bằng sinh thái. Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi
trường; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch.
Chủ động nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu
đối với nước ta; thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về
ứng phó với biến đổi khí hậu; tích cực tham gia, phối hợp cùng cộng đồng
quốc tế hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí
hậu trái đất. Tăng cường đầu tư, nâng cao chất lượng hệ thống dự báo, cảnh
báo thiên tai. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức phòng, chống
thiên tai trong mỗi người dân, nhất là nhân dân vùng thường xảy ra thiên tai.
Nhà nước tăng đầu tư, đồng thời có các cơ chế, chính sách ưu đãi để
đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực phòng, chống thiên tai, bảo vệ

môi trường.
2.2. Nôi dung bảo vệ môi trường:
Nội dung công tác quản lý nhà nước về môi trường của Việt Nam được thể
hiện trong Điều 37, Luật Bảo vệ Môi trường, gồm các điểm:
+ Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi
trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường.
+ Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế
hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường,
sự cố môi trường.
+ Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có
liên quan đến bảo vệ môi trường.
+ Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện
trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
+ Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các
cơ sở sản xuất kinh doanh.


+ Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
+ Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử
lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
+ Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường.
+ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường.
+ Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
2.3. Một số giải pháp trong quản lý bảo vệ môi trường.
a. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường sinh thái
Quan điểm phát triển bền vững đã được Đảng và Nhà nước ta xác
định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Với quan điểm đó,
chúng ta đã đặt yếu tố môi trường sinh thái lên vị trí ngang bằng với sự phát

triển kinh tế - xã hội. Điều này đòi hỏi cần xây dựng những quy định pháp lý
bảo đảm trách nhiệm lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường sinh thái
trong quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch,
đến các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của đất nước cũng
như của các địa phương.
Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường sinh thái cần thiết lập được
hành lang pháp lý để đáp ứng được các yêu cầu: hỗ trợ doanh nghiệp Việt
Nam đáp ứng các yêu cầu về môi trường của thị trường quốc tế đối với hàng
hoá và dịch vụ xuất khẩu của nước ta; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái
nước ta và bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với thông lệ quốc tế.
Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường sinh thái nước ta cũng cần
được xây dựng và ban hành trên quan điểm, cách tiếp cận tổng hợp trong hệ
thống tổng thể không phải theo từng phần riêng biệt nhằm tạo điều kiện


thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Mặt khác, cần tăng
cường áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường sinh thái. Việc
sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường sinh thái thể hiện ở
việc xây dựng các quy định phạt về kinh tế đối với các đối tượng gây tổn hại
đến môi trường sinh thái và đem lợi ích về kinh tế cho các đối tượng thực
hiện các hoạt động có lợi cho môi trường sinh thái Hệ thống pháp luật về
bảo vệ môi trường sinh thái cần tạo ra các cơ chế phối hợp nhằm quản lý
một cách tổng hợp và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các hệ
sinh thái.
Để tăng cường năng lực về thể chế để đảm bảo pháp luật về bảo vệ
môi trường sinh thái được thực thi trong thực tế, cần phải tập trung vào
những nội dung sau:
- Xây dựng đồng bộ, rõ ràng hệ thống các tiêu chuẩn môi trường, các yêu
cầu về thủ tục để người dân dễ dàng thực hiện và các cơ quan quản lý cũng
dễ dàng đánh giá.

- Xây dựng đồng bộ và khả thi các quy định về trách nhiệm pháp lý (hành
chính, dân sự, hình sự).
- Quy định rõ trách nhiệm của các đối tượng có liên quan trong việc bảo vệ
môi trường sinh thái
- Tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho sự tham gia của cộng đồng vào công
tác bảo vệ môi trường sinh thái.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật
về bảo vệ môi trường sinh thái
b. Xây dựng quy hoạch phát triển gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái
Việc quy hoạch phát triển cần phải dựa trên nguyên tắc đạt hiệu quả
cao và bền vững trên cả phương diện kinh tế - xã hội, tự nhiên và môi
trường. Phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái trong chiến lược,


quy hoạch, kế hoạch, các chương trình dự án của các ngành, các địa phương
và vùng lãnh thổ. Cần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo về việc lồng
ghép vấn đề môi trường sinh thái vào quá trình lập quy hoạch phát triển
thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về phát triển bền vững, về mối quan
hệ giữa môi trường và phát triển, thực trạng môi trường,… cho các nhà lãnh
đạo các cấp, các ngành.
Tiến hành nghiên cứu và ban hành cơ chế nhằm giải quyết những mâu thuẫn
về lợi ích giữa các ngành với nhau và giữa ngành với địa phương để đảm
bảo sự kết hợp hài hoà giữa 3 yếu tố chính, đó là: sự điều chỉnh của Nhà
nước bằng công cụ pháp luật, sự điều chỉnh của nền kinh tế thị trường bằng
các quy luật của thị trường và sự điều chỉnh của cộng đồng thông qua giám
sát các hoạt động của cơ quan nhà nước. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, xây
dựng, ban hành các cơ chế chính sách nhằm huy động tối đa các nguồn vốn
hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế vào các dự án quy hoạch phát triển.
Cần có quy định chỉ phê duyệt và cấp phép đầu tư đối với các quy
hoạch phát triển và các dự án đã có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá

tác động môi trường.
c. Nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh
thái cho dân cư.
Để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
sinh thái cho dân cư, cần tập trung vào một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu kĩ các đối tượng giáo dục (trình độ, nghề nghiệp, môi trường
sống...) để lựa chọn phương pháp tuyên truyền, giáo dục cho phù hợp.
- Lập kế hoạch giáo dục thống nhất từ cấp trên xuống cấp dưới để phối hợp
nhịp nhàng, hiệu quả.
- Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, giáo dục để tạo ra sự linh hoạt về
không gian và thời gian tiến hành công tác giáo dục.


- Phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong tuyên truyền
những kiến thức về môi trường sinh thái
- Trong công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sinh thái cho dân cư, cần
đặc biệt chú trọng tới đối tượng học sinh, sinh viên. Cụ thể, trong nhà trường
nên lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường sinh thái vào các giờ học một số
môn khoa học tự nhiên và cả một số môn khoa học xã hội, đồng thời chuẩn
bị các tranh, ảnh áp phích, tờ rơi,… có nội dung về môi trường để giờ học
thêm sinh động. Ngoài ra có thể tổ chức các cuộc thi vẽ, thơ, nhạc, ca dao về
nội dung bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh truyền đạt lý thuyết cần tổ
chức cho học sinh tham quan những mô hình khai thác, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên không hợp lý, không bền vững cũng như các mô hình thân thiện
với môi trường có tác dụng tích cực đến quá trình phát triển bền vững. Tạo
điều kiện cho các em tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường như trồng,
chăm sóc, bảo vệ vườn cây trong trường, ngoài đường phố, trong công
viên... Đây là những việc làm giúp các em tiếp cận thực tiễn, gợi ra các hành
vi tốt, xây dựng đạo lý, ý thức trách nhiệm với môi trường tự nhiên, đồng
thời giúp chúng biết phân tích, xử lý thông tin, vận dụng tri thức vào các

hành động thân thiện với môi trường ở ngay tại nơi mình sống.
d. Phát triển mạnh công tác xã hội hoá bảo vệ môi trường sinh thái
- Xác định rõ và cụ thể hoá trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái của các
tổ chức, đoàn thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức, đoàn thể đó
và xác định được cơ chế phối kết hợp trong công tác xã hội hoá, nhất là với
các tổ chức, đoàn thể ở cấp cơ sở.
- Với vai trò trung tâm trong các tổ chức, đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc cần
đẩy mạnh hơn nữa việc thống nhất hành động giữa các tổ chức thành viên,
động viên các tổ chức thành viên tích cực tham gia công tác bảo vệ môi
trường sinh thái và thu hút đông đảo mọi tổ chức, lực lượng, thành phần xã


hội, các tầng lớp nhân dân để tạo ra một phong trào bảo vệ môi trường sinh
thái rộng lớn trên toàn quốc.
- Các tổ chức, đoàn thể cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền để tổ
chức cho cộng đồng thảo luận về những vấn đề có liên quan đến bảo vệ môi
trường sinh thái đưa vào các quy ước, hương ước của khu dân cư để tạo ra
sự cam kết tự nguyện của người dân trong công tác bảo vệ môi trường sinh
thái ở địa phương.
- Trên cơ sở luật pháp và thống nhất nguyên tắc chung, thực hiện xã hội hoá,
đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương thức hoạt động của các tổ chức,
đoàn thể nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo ở mỗi cộng đồng dân cư.
- Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến để
tạo ra một phong trào thi đua bảo vệ môi trường sinh thái sôi nổi trên phạm
vi cả nước.

PHẦN C: KẾT LUẬN
Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên và môi trường là
việc quản lý và sử dụng sinh quyển của con người, sao cho các thế hệ hiện
tại vừa có thể sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên để phát triển xã hội, vừa

bảo đảm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai
sau. Sự bảo tồn những những loài cây cỏ và muôn thú hoang dại được hầu
hết xã hội loài người cho là một mục đích quan trọng và đáng khen ngợi. Kết
quả là có: nhiều hoạt động của chính phủ, nhiều sự nghiên cứu và đào tạo
của những nhà sinh thái và những nhà khoa học khác tại các trường đai học,
các viện giáo dục khác đồng thời có nhiều tổ chức chính phủ hoạt động có
hiệu quả ở những cấp độ địa phương, vùng quốc gia và vùng quốc tế. Tất cả


để đóng góp cho họat động bảo vệ môi trường tự nhiên quan trọng. Những
mục đích rộng lớn của chương trình này là để: duy trì tiến trình sinh thái
thiết yếu và hệ thống cung cấp sự sống trên trái đất; giữ gìn đa dạng sinh học
và bảo đảm sự phát triển bền vững của nguồn tài nguyên tự nhiên của trái
đất, đây là mục tiêu chung nhưng quan trọng, một phần vì hệ thống liên hợp
trực tiếp của sự bảo tồn sinh học và sự phát triển lâu dài của nguồn tài
nguyên toàn cầu và xã hội loài người.
Để góp phần bảo vệ môi trường, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp
luật, tạo sự đồng bộ trong quản lý môi trường, nâng cao vai trò quản lý của
nhà nước trong các lĩnh vực, đặc biệt là môi trường, nhằm mục tiêu phát
triển bền vững các mặt của đời sống xã hội.



×