Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TIỂU LUẬN SHTT QUYỀN TÁC GIẢ FTU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ


TIỂU LUẬN MÔN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
QUYỀN TÁC GIẢ

Lớp tín chỉ:

TMA408.1

Giảng viên hướng dẫn:

Th.S Lữ Thị Thu Trang

Hà Nội, tháng 1 năm 2018


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1.
1.1.

TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ.........................................................2
Khái quát chung về quyền tác giả.............................................................2

1.1.1.

Khái niệm...........................................................................................2

1.1.2.



Lịch sử ra đời quyền tác giả...............................................................2

1.1.3.

Đặc điểm của quyền tác giả................................................................3

1.2.

Đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả...............................................4

1.3.

Các quyền theo quyền tác giả...................................................................6

1.3.1.

Quyền nhân thân................................................................................6

1.3.2.

Quyền tài sản......................................................................................7

1.4.

Hành vi xâm phạm....................................................................................9

1.5.

Ngoại lệ...................................................................................................11


1.6.

Thời gian bảo hộ.....................................................................................11

2.
2.1.

CASE STUDY..............................................................................................13
Chứng minh ma quỷ là có thật................................................................13

2.1.1.

Tóm tắt sự việc.................................................................................13

2.1.2.

Đối tượng.........................................................................................13

2.1.3.

Hành vi tranh chấp...........................................................................16

2.1.4.

Kết luận............................................................................................17

2.2.

Cầm nhầm ảnh trong cuốn sách Chim Việt Nam....................................18


2.2.1.

Tóm tắt sự việc.................................................................................18

2.2.2.

Đối tượng.........................................................................................18

2.2.3.

Hành vi tranh chấp...........................................................................20

2.2.4.

Kết luận............................................................................................21

KẾT LUẬN............................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................23
Phụ lục 1: Twitter của James Wan về “The Demonologist”...............................24
Phụ lục 2: Hình ảnh minh họa trong cuốn sách “Chim Việt Nam”...................25


LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung quyền tác giả và quyền liên quan nói
riêng đã và đang trở thành những điều kiện bắt buộc trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Càng ở những quốc gia phát triển, vấn đề bản quyền càng được coi trọng như động
lực phát triển kinh tế tri thức ở mỗi quốc gia.
Ngài Kamil Idris (Nguyên Tổng giám đốc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
từng nói: “Sở hữu trí tuệ - một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo nên sự

thịnh vượng” . Trên thực tế, chúng ta không được quên rằng quyền tác giả cũng gắn
liền với văn hóa. Tất cả các nước đang phát triển có các cộng đồng nghệ thuật rất
mạnh. Không có ai trên trái đất này không sáng tạo, và tất nhiên nếu không có bảo
hộ quyền tác giả, cộng đồng nghệ thuật sẽ bị gian lận và bị ngăn cản không kiếm
được tiền từ những cố gắng của họ. Ngày nay, các tác phẩm văn học và nghệ thuật
đã trở thành một khái niệm rất rộng, tất nhiên bao gồm cả phần về văn hóa, cộng
đồng nghệ thuật, cũng như ngành công nghiệp công nghệ thông tin, và đặc biệt
thêm cả ngành công nghiệp về chương trình máy tính.
Nhận thức được vai trò của quyền tác giả và tầm quan trọng của việc bảo hộ
quyền tác giả, chúng em đã thực hiện nghiên cứu về quyền tác giả. Bài tiểu luận
gồm 2 phần: Tổng quan chung về quyền tác giả và các trường hợp về quyền tác giả
đã xét xử trong thực tiễn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn Th.S Lữ Thị Thu Trang đã hướng dẫn
chúng em hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên, do sự hạn chế về hiểu biết cũng
như thời gian nên trong quá trình tìm hiểu chúng em khó tránh khỏi những thiếu sót.
Chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý từ cô để bài tiểu luận
được hoàn thiện hơn.

1


1. TỔNG QUAN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ
1.1.

Khái quát chung về quyền tác giả

1.1.1. Khái niệm
Quyền tác giả là phạm vi những quyền mà pháp luật thừa nhận và bảo hộ với
tác giả có tác phẩm. Về quyền tác giả, điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ quy định quyền
tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm. Căn cứ vào

những quy định của pháp luật về quyền tác giả thì quyền tác giả được hiểu theo hai
phương diện:
Thứ nhất, về phương diện khách quan: Quyền tác giả là tổng hợp các quy
phạm pháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, của
chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thể trong việc sáng tạo
và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Quy định tự thực hiện và
bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm.
Thứ hai, về phương diện khách quan: Quyền tác giả là quyền dân sự cụ thể
(quyền tài sản và quyền nhân thân) của chủ thể với tư cách là tác giả hoặc chủ sở
hữu quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học và
quyền khởi kiện hay không khởi kiện khi quyền của mình bị xâm phạm.
1.1.2. Lịch sử ra đời quyền tác giả
Cho đến tận thế kỷ 18, lần đầu tiên xuất hiện những lý thuyết về các quyền
sở hữu trí tuệ, nhưng các quy định còn khá thô sơ, chưa có các quy định về đăng ký
sở hữu trí tuệ như thế nào? Trong một bộ luật của nước Anh năm 1710, lần đầu
tiên một độc quyền sao chép của tác giả được công nhận. Tác giả sau đó có quyền
nhượng lại cho nhà xuất bản. Tác phẩm được ghi vào trong danh mục của hiệp hội
các nhà xuất bản và phải có thêm ghi chú Copyright để được bảo vệ. Phương pháp
này được đưa vào ứng dụng tại Mỹ vào năm 1719. Tại Pháp sở hữu văn học nghệ
thuật được đưa ra trong hai bộ luật vào năm 1791 và 1793. Vào năm 1837 Hội đồng
liên ban của liên minh Đức quyết định thời hạn bảo vệ tác phẩm kể từ khi ra đời là
10 năm, thời hạn này được kéo dài thành 30 năm sau khi tác giả qua đời vào năm
1845.


Ngày 20 tháng 2 năm 1987, Hãng bảo hộ Quyền tác giả Việt Nam, tiền thân
của Cục Bản quyền tác giả được thành lập. Trong bối cảnh đất nước bước vào thực
hiện công cuộc đổi mới, những người chuẩn bị và đưa ra quyết định thành lập Hãng
bảo hộ Quyền tác giả đã thấy được vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong công cuộc
xây dựng và phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam. Đó là lựa chọn đúng

đắn để hướng tới văn minh nhân loại. Sự ra đời của Cục Bản quyền tác giả gắn liền
với chính sách phát triển sở hữu trí tuệ Việt Nam, vì vậy những thành tựu của sự
nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà
nước trong 30 năm qua có sự đồng hành của cơ quan quản lý là Cục Bản quyền tác
giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1.1.3. Đặc điểm của quyền tác giả
Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, được bảo hộ
không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật.
Đối tượng của quyền tác giả là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Tác
phẩm là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất
định. Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi cá
nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật đều
có quyền tác giả đối với tác phẩm. Pháp luật về quyền tác giả không bảo hộ hình
thức thể hiện dưới dạng nào đó mà không phản ánh hay không chứa đựng nội dung
nhất định. Tác phẩm phải do tác giả trực tiếp thực hiện lao động trí tuệ của mình
mà không phải sao chép từ tác phẩm của người khác.
Thứ hai, Quyền tác giả thiên về việc bảo hộ hình thức thể hiện tác phẩm.
Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được
tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tác
phẩm.
Thứ ba, Hình thức xác lập quyền theo cơ chế bảo hộ tự động.
Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả,
không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Nhưng đối với quyền sở hữu công
nghiệp, được xác lập dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thông qua việc xét và cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu các đối tượng đó.


Thứ tư, Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối .
Đối với tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì
cá nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nếu việc sử dụng đó

không nhằm mục đích kinh doanh, ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình
thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác
giả và chủ sở hữu quyền tác giả.
1.2.

Đối tượng được bảo hộ theo quyền tác giả
Giống như tất cả các lĩnh vực khác của quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đề

cập tới việc bảo hộ các sản phẩm của trí tuệ của con người. Phạm vi quyền tác giả là
bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Các tác phẩm này bao gồm tác phẩm
văn học, âm nhạc, các tác phẩm mỹ thuật như hội họa, điêu khắc, các tác phẩm dựa
trên công nghệ như chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu điện tử.
Quyền tác giả bảo hộ các tác phẩm, đó là sự thể hiện ý tưởng chứ không phải
nội dung ý tưởng đó. Vì vậy, nếu bạn tưởng tượng ra một cốt truyện, thì bản thân
cốt truyện đó sẽ không được bảo hộ. Ví dụ, cốt truyện của một câu chuyện kể về
một đôi nam nữ yêu nhau bất chấp sự khác nhau về thân thế và địa vị xã hội sẽ
không được bảo hộ. Các nhà văn khác nhau có thể xây dựng các câu chuyện khác
nhau dựa trên cùng một cốt truyện. Nhưng một khi bạn thể hiện cốt truyện đó trong
một bản tóm tắt hoặc trong một truyện ngắn hoặc một vở kịch thì sự thể hiện cốt
truyện đó sẽ được bảo hộ. Như vậy, vở kịch Romeo và Juliet của Shakespeare chẳng
hạn sẽ được coi là một cách thể hiện mang tính sáng tạo cốt truyện đó. Tuy nhiên,
các nhà văn khác cũng có thể xây dựng những câu chuyện mới dựa trên cốt truyện
tương tự.
Điều 2 của Công ước Berne (1886) - công ước về bảo hộ tác phẩm văn học
và nghệ thuật quy định như sau:
Thuật ngữ "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật” bao gồm tất cả các sản
phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kể được thể hiện theo
phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, cuốn sách nhỏ, và các bài
viết khác; các bài giảng, bài diễn văn, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các
tác phẩm kịch hoặc nhạc kịch, các tác phẩm múa ba-lê hoặc kịch câm; các bản nhạc



có lời hoặc không lời; các tác phẩm điện ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một
kỹ thuật tương tự với điện ảnh, tác phẩm đồ hoạ, hội họa, kiến trúc, điêu khắc, chạm
trổ và in thạch bản; tác phẩm nhiếp ảnh và các tác phẩm được diễn tả bằng một kỹ
thuật tương tự như nhiếp ảnh; các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng, minh họa, bản đồ,
đồ án, bản phác hoạ và các tác phẩm ba chiều về địa lý, địa hình, kiến trúc hay khoa
học.... Các tác phẩm dịch, mô phỏng, soạn nhạc hoặc các hình thức chuyển thể khác
từ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được bảo hộ như các tác phẩm gốc miễn là
không gây phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc. Tuyển tập các tác phẩm
văn học và nghệ thuật như các bộ bách khoa toàn thư và các bộ hợp tuyển mà do
việc chọn lọc hay sắp xếp nội dung tạo nên sự sáng tạo mang tính trí tuệ cũng được
bảo hộ như tác phẩm gốc miễn là không gây phương hại đến quyền tác giả của mỗi
tác phẩm tạo nên tác phẩm hợp tuyển hoặc bách khoa toàn thư này.”
Các tác phẩm văn học, nghệ thuật không bắt buộc phải là các tác phẩm hay
hoặc có tính nghệ thuật. Tuy nhiên, các tác phẩm phải có tính nguyên gốc. Mỗi
nước có quy định khác nhau về nội dung của yêu cầu này và thường được xác định
theo luật án lệ. Có thể nói một cách khái quát rằng những nước theo truyền thống
luật án lệ có yêu cầu rất đơn giản về vấn đề này, chỉ cần tác phẩm đó không phải là
bản sao từ một tác phẩm khác và chứng tỏ là tác giả đã đầu tư một số kỹ năng, công
sức và nhận xét, đánh giá tối thiểu để tạo ra tác phẩm đó. Đối với những nước theo
truyền thống luật dân sự thì yêu cầu này thường khắt khe hơn, ví dụ yêu cầu một tác
phẩm phải có dấu ấn cá nhân của tác giả. Sự nỗ lực mang tính sáng tạo của tác giả
cũng cần phải có và nỗ lực đó có thể không phải là kỹ năng, lao động hay sự nhận
xét, đánh giá đơn thuần. Các tác phẩm có khả năng được bảo hộ theo Công ước
Berne không bị giới hạn trong những ví dụ nêu trên. Đây không phải là một danh
mục đầy đủ. Công ước Berne đã nêu rõ rằng thuật ngữ “các tác phẩm văn học và
nghệ thuật” bao gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ
thuật, bất kể được biểu hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn
như...”. Cụm từ “chẳng hạn như” đã để ngỏ cho các sáng tạo ngoài những đối tượng

được nêu trong danh mục này. Ví dụ, ở nhiều nước, tòa án đã ra phán quyết rằng
những đối tượng sau đây cũng được bảo hộ:




Thư riêng;



Tờ hướng dẫn ly hôn;



Kiểu cắt tóc;



Cách trang trí hoa cho một cây cầu;



Cuộc trình diễn bằng ánh sáng và âm thanh;



Đề thi.

1.3.


Các quyền theo quyền tác giả
Quyền tác giả bao hàm hai loại quyền: quyền nhân thân, cho phép tác giả

có những động thái nhất định để bảo vệ mối liên hệ cá nhân giữa tác giả và tác
phẩm đó; quyền tài sản, cho phép chủ sở hữu được hưởng lợi ích vật chất từ việc
cho người khác sử dụng tác phẩm của mình
1.3.1. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân đối với tác phẩm là các quyền mang yếu tố tinh thần của
chủ thể đối với tác phẩm. Về bản chất, quyền nhân thân là các quyền luôn gắn liền
với chủ thể nhất định mà không thể chuyển dịch được. Trong một số trường hợp, có
những quyền tuy được xác định là quyền nhân thân nhưng nó vốn dĩ là cơ sở để chủ
thể có các quyền đó thực hiện các quyền khác về tài sản. Vì thế, muốn thực hiện
quyền về tài sản, người có quyền nhân thân này phải chuyển giao quyền đó cho chủ
thể khác. Từ đó, quyền nhân thân đối với tác phẩm được chia thành 2 loại: quyền
nhân thân không thể chuyển dịch và quyền nhân thân có thể chuyển dịch.
Theo Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009,
quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:


Đặt tên cho tác phẩm. Việc đặt tên cho tác phẩm không những nhằm cá biệt
hoá tác phẩm mà còn thể hiện dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo của tác giả.
Tên tác phẩm là cơ sở để người đón nhận tác phẩm có thể hình dung sơ bộ
nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Chính vì vậy, quyền đặt tên cho tác phẩm là
quyền luôn gắn liền với tác giả và không thể chuyển dịch sang cho người
khác được.




Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút

danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng. Theo nguyên tắc này, tác giả
được tùy ý lựa chọn đứng tên như thế nào với tác phẩm, tác giả có thể đứng
tên thật của mình với đầy đủ học hàm học vị, chức vụ, cũng có thể chỉ đứng
tên. Trong trường hợp vì một lý do nào đó tác giả không muốn đứng tên thật
của mình tên tác phẩm thì có quyền chỉ để bút danh, bí danh hoặc không
đứng tên trên tác phẩm. Dù không nêu tên mình hoặc chỉ đứng bút danh, bí
danh trong tác phẩm thì quyền lợi của tác giả vẫn được bảo vệ miễn là sau
khi tác phẩm công bố, phổ biến, sử dụng, tác giả có thể chứng minh đó là tác
phẩm do mình sáng tạo ra. Quyền đứng tên đối với tác phẩm là quyền nhân
thân luôn gắn liền với tác giả và không thể chuyển dịch.



Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. Công bố
tác phẩm là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ
để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy thuộc vào bản chất của tác phẩm.
Pháp luật nước ta xác định quyền công bố và cho người khác công bố tác
phẩm là quyền lợi tinh thần và mọi hành vi công bố tác phẩm đều không
được làm ảnh hưởng đến danh dự, tiếng tăm của tác giả. Quyền này là cơ sở
pháp lý để tác giả bảo vệ danh dự khi người khác xâm hại do công bố tác
phẩm của mình.



Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt
xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại
đến danh dự và uy tín của tác giả. Tác phẩm là kết quả lao động, sáng tạo
của tác giả và luôn là một chỉnh thể thể hiện chủ đề tư tưởng sáng tạo của tác
giả. Chỉ có tác giả mới có quyền cho phép người khác sửa đổi, bổ sung nội
dung của tác phẩm. Bất cứ người nào sửa đổi tác phẩm mà không có sự đồng

ý của tác giả làm cho chủ đề, tư tưởng, giá trị nghệ thuật, văn hóa, khoa học
của tác phẩm thay đổi so với ý đồ của tác giả đều bị coi là có hành vi xâm
phạm quyền tác giả.

1.3.2. Quyền tài sản
Nếu quyền nhân thân đam đến cho tác giả các lợi ích tinh thần thì quyền tài
sản đem đến cho tác giả các lợi ích về vật chất. Các quyền tài sản đối với tác phẩm


là các lợi ích vật chất có được từ tác phẩm mà tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có
quyền được thụ hưởng bao gồm: hưởng nhuận bút, thù lao khi sản phẩm được sử
dụng, hưởng lợi ích vật chất từ việc cho người khác sử dụng tác phẩm, nhận giải
tưởng khi tác phẩm trúng giải.
Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định
về quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:


Làm tác phẩm phái sinh. Quyền này được hiểu là tác giả, chủ sở hữu tác
phẩm dược phép từ tác phẩm của mình tạo ra tác phẩm phái sinh khác hoặc
có quyền cho hay không cho phép người khác sử dụng tác phẩm của mình để
tạo ra tác phẩm phái sinh như dịch thuật, cải biên, chuyển thể.



Biểu diễn tác phẩm trước công chúng. Đây là việc trình bày tác phẩm theo
hình thức, phương tiện nhất định để chuyển tác phẩm cho công chúng có thể
tiếp cận được, thường được xác định với tác phẩm mang tính nghệ thuật như
một vở diễn, bài hát, bài thơ,… Việc biểu diễn tác phẩm có thể thực hiện trực
tiếp (thông qua các vở diễn, giọng hát của ca sĩ,… trước công chúng) hoặc
gián tiếp thông qua việc ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật

nào mà qua đó công chúng có thể tiếp cận được tác phẩm. Quyền biểu diễn
tác phẩm trước công chúng là độc quyền thuộc chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy
nhiên, người khác có quyền biểu diễn tác phẩm mà không cần sự đồng ý của
chủ sở hữu quyền tác giả nếu tác phẩm đã được công bố nhưng phải nêu tên
tác giản và phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm nếu việc
biểu diễn mang mục đích thương mại.



Sao chép tác phẩm. Sao chép là việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ
phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc
tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử. Nếu tác phẩm chưa công bố thì sao
chép tác phẩm là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền tác giả. Nếu tác
phẩm đã được công bố thì người khác có quyền sao phép mà không phải xin
phép, trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả
trong hai trường hợp: tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, giảng


dạy không nhằm mục đích thương mại; sao chép một bản tác phẩm để lưu trữ
thu viện với mục đích nghiên cứu.


Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm. Quyền phân phối
bản gốc hoặc bản sao tác phẩm luôn là độc quyền thuộc về chủ sở hữu quyền
tác giả trong suốt thời gian tác phẩm được bảo hộ mà không phân biệt tác
phẩm đã được công bố hay chưa. Quyền nhập khẩu bản sao tác phẩm là một
trong các quyền tài sản nhưng cũng là quyền chung của mọi chủ thể mà
không phải quyền riêng của tác giả hay của riêng chủ sở hữu quyền tác giả
đối với tác phẩm của họ. Vì vậy, mọi cá nhân đều có quyền nhập khẩu bản
sao tác phẩm đểu sử dụng riêng theo nhu cầu của mình, tuy nhiên chỉ áp

dụng cho trường hợp nhập khẩu không quá một bản.



Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô
tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào
khác. Quyền này là độc quyền của chủ sở hữu quyền tác giả vì vậy việc thực
hiện quyền này có thể do chính họ hoặc cho phép người khác thực hiện để
đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến với công chúng thông qua một
phương tiện kỹ thuật nhất định.



Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy
tính. Quyền cho người khác thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm là độc
quyền thuộc về chủ sở hữu quyển tác giả. Tuy nhiên, nếu tác phẩm là chương
trình máy tính độc lập, nghĩa là chương trình máy tính đó là đối tượng chủ
yếu cho thuê thì chủ sở hữu quyền tác giả mới có quyền cho thuê bản gốc
hoặc bản sao tác phẩm. Ngược lại, nếu chương trình máy tính gắn với việc
vận hành bình thường của các phương tiện giao thông cũng như của các máy
móc, thiết bị kỹ thuật khác thì chủ sở hữu quyền tác giả sẽ không có quyền
cho thuê nói trên.

1.4.

Hành vi xâm phạm



Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.




Mạo danh tác giả.



Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.




Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng
tác giả đó.



Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây
phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.



Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác
giả.



Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.




Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không
trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp
luật.



Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất
khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.



Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm
đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà
không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.



Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.



Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền
tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.



Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong
tác phẩm.




Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho
thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện
pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả
đối với tác phẩm của mình.



Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.



Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của
chủ sở hữu quyền tác giả.


1.5.

Ngoại lệ
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không

phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:


Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá
nhân;




Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc
minh họa trong tác phẩm của mình;



Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn
phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;



Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác
giả, không nhằm mục đích thương mại;



Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;



Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các
buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình
thức nào;



Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng
dạy;




Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng
dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác
phẩm đó;



Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;



Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng

1.6.

Thời gian bảo hộ
Thời hạn bản hộ quyền tác giả là khoảng thời gian do pháp luật quy định,

trong đó các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, người thừa kế quyền tác
giả được Nhà nước bảo hộ.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định tại điều 27 của Luật sở hữu trí
tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Theo quy định của điều luật trên, có thể
xác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả như sau:




Bảo hộ vô thời hạn: đối với các nhân thân gắn liền với tác giả không thể
chuyển dịch




Bảo hộ có thời hạn: đối với quyền nhân thân quy định về công bố tác phẩm
hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản có thời gian
bảo hộ như sau:
i. Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh
có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố
lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa
được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được
định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được
định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất
hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại mục (ii).
ii. Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại mục (i) có thời hạn bảo hộ là
suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường
hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ
năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

iii. Thời hạn bảo hộ quy định mục (i) và (ii) chấm dứt vào thời điểm 24 giờ
ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.


2. CASE STUDY
2.1.

Chứng minh ma quỷ là có thật

2.1.1. Tóm tắt sự việc
Tháng 3/2017, nhà văn Gerald Brittle tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng
Demonologist gửi đơn kiện hãng phim Warner Bros lên tòa án bàng Virginia về việc
vi phạm bản quyền đối với cuốn sách của mình khi tự ý sử dụng nội dung cuốn sách

vào bộ phim khi chưa có sự xin phép của tác giả. Ông đòi khoản tiền trị giá 900
triệu dollar bao gồm tiền phân phối lợi nhuận của những bộ phim có liên quan đến
câu chuyện nhà Warren, lệnh dừng phát hành các bộ phim có liên quan cho đến khi
đạt được thỏa thuận cùng với các khoản tiền có liên quan khác. Tiểu thuyết “The
Demonologist” ra mắt vào năm 1980 với nội dung kể về hai nhà điều tra các hiện
tượng siêu nhiên Ed và Lorraine Warren - cũng là cặp vợ chồng trong hai bộ phim
The Conjuring của Warner Bros trước đây. Vụ kiện sẽ được đưa ra xét xử vào ngày
16/4/2018 tại tòa án bang Virginia, Hoa Kỳ.
2.1.2. Đối tượng
Năm 1978, nhà văn Gerald Brittle đã kí hợp đồng với vợ chồng Warren độc
quyền câu chuyện của gia đình này và trong hợp đồng có nêu rõ điều khoản rằng
mọi tác phẩm chuyển thể từ câu chuyện của hai nhà siêu linh phải được sự cho phép
của Gerald Brittle. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu đối với quyền tác giả của câu
chuyện nhà Warren được quy định trong Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa
Kỳ.
“Điều 201.
(d). Chuyển nhượng sở hữu:
(1). Chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm có thể chuyển nhượng toàn bộ hoặc một
phần quyền tác giả thông qua bất kỳ một phương thức chuyển nhượng nào hoặc
thông qua pháp luật hiện hành và có thể được di chúc lại theo ý chí hoặc được để
lại như tài sản cá nhân theo luật áp dụng đối với việc hưởng di sản thừa kế không
theo di chúc.


(2). Bất kỳ quyền độc quyền nào thuộc quyền tác giả tác phẩm, bao hàm bất kỳ
phần chia nhỏ nào thuộc bất kỳ quyền nào quy định tại Điều 106, có thể được
chuyển nhượng như theo quy định tại Điểm (1) và sở hữu chúng một cách độc lập.
Chủ sở hữu bất kỳ quyền riêng biệt cụ thể nào được hưởng trong phạm vi quyền đó
tất cả sự bảo hộ và các biện pháp thi hành dành cho chủ sở hữu quyền tác giả theo
Điều này.”

Nhà văn đã kiện hãng sản xuất phim vì tự ý sử dụng câu chuyện mà mình đã
độc quyền, làm phim dựa trên cuốn tiểu thuyết “The Demonologist” mà không có
sự cho phép của ông. Căn cứ theo luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, đối
tượng của quyền tác giả ở đây là tác phẩm phái sinh cụ thể là tác phẩm được chuyển
thể từ câu chuyện thành tác phẩm văn học.
Điều 101, Luật quyền tác giả Hợp chúng quốc Hoa Kỳ định nghĩa tác phẩm
phái sinh:
“Tác phẩm phái sinh” là tác phẩm được hình thành trên cơ sở một hoặc
nhiều tác phẩm đã có như là các tác phẩm dịch, các tác phẩm được phổ nhạc, được
chuyển thể thành kịch, được tiểu thuyết hóa, được điện ảnh hoá, âm nhạc hoá, mỹ
nghệ hoá, tóm tắt, tóm lược, hoặc bất kỳ hình thức nào khác mà trong đó tác phẩm
có thể được cải biên, chuyển thể hoặc bổ sung. Một tác phẩm bao hàm các bản
thảo đã được biên tập lại, các lời bình chú, phân tích hoặc các sửa chữa khác một
về tổng thể là một tác phẩm nguyên thuỷ độc đáo hoàn chỉnh của tác giả là “tác
phẩm phái sinh”.
Đối tượng điều chỉnh của tác phẩm phái sinh cũng được quy định rõ:
“Điều 103: Đối tượng điều chỉnh của Luật quyền tác giả: tác phẩm biên
soạn và tác phẩm phái sinh
(a). Đối tượng bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 102 bao gồm cả các tác
phẩm biên soạn và tác phẩm phái sinh, nhưng việc bảo hộ đối với một tác phẩm
dựa trên sự khai thác các tư liệu đã có mà đối với chúng quyền tác giả đang tồn tại
sẽ không được mở rộng đến bất kỳ phần nào của tác phẩm đó nếu trong tác phẩm
này các tư liệu đã được sử dụng bất hợp pháp.
(b). Quyền tác giả đối với các tác phẩm biên soạn hoặc tác phẩm phái sinh chỉ mở
rộng đến các phần đóng góp của tác giả của tác phẩm đó như là một phần độc lập


với các tư liệu đã được khai thác trong tác phẩm đó, và không ảnh hưởng tới bất kỳ
một quyền độc quyền nào đối với các tư liệu đã có. Quyền tác giả đối với các tác
phẩm này là độc lập, không bị ảnh hưởng hoặc chi phối về phạm vi, thời hạn bảo

hộ, chủ sở hữu, hoặc sự tồn tại của nó với bất kỳ sự bảo hộ quyền tác giả nào đối
với các tư liệu đã có.”
Theo đó, tác giả Brittle có các quyền quy định tại Luật Quyền tác giả Hợp
chúng quốc Hoa Kỳ bao gồm quyền đối với tác phẩm phái sinh và quyền sở hữu câu
chuyện của nhà Warren theo bản hợp đồng đã kí kết giữa hai bên:
“Điều 106: Các quyền độc quyền đối với các tác phẩm được bảo hộ
Tuỳ thuộc vào quy định tại các Điều từ 107 đến 120, chủ sở hữu quyền tác giả theo
quy định của Điều luật này có các quyền độc quyền được thực hiện và cho phép
thực hiện các quyền sau:
(1). Tái bản tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả dưới dạng bản sao hoặc bản ghi;
(2). Sáng tạo các tác phẩm phái sinh trên cơ sở các tác phẩm được bảo hộ quyền
tác giả;
(3). Phân phối các bản sao và bản ghi của tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả tới
công chúng thông qua việc bán hoặc các hình thức chuyển nhượng quyền sở hữu
khác, hoặc thông qua việc cho thuê, cho mượn, cho mướn.
(4). Đối với các tác phẩm văn học, âm nhạc, sân khấu và các tác phẩm địa chí, kịch
câm, tác phẩm điện ảnh hoặc các tác phẩm nghe nhìn khác, trình diễn công khai
tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; và
(5). Đối với các tác phẩm văn học, âm nhạc, sân khấu, và các tác phẩm địa chí,
kịch câm, và các tác phẩm về nghệ thuật, mỹ thuật, điêu khắc bao hàm cả những
hình ảnh đơn chiếc của các tác phẩm điện ảnh hoặc các tác phẩm nghe nhìn, trình
bày công khai tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
(6). Đối với bản ghi âm trình diễn công cộng tác phẩm được bảo hộ thông qua
phương tiện truyền âm kỹ thuật số.”
“Điều 106A: Các quyền của tác giả đối với việc nêu nguồn gốc tác phẩm,
tác giả và bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm


(a). Các quyền nêu nguồn gốc tác phẩm và tác giả: tuỳ thuộc vào quy định tại Điều
107 và độc lập với các quyền độc quyền quy định tại Điều 106, tác giả của tác

phẩm nghệ thuật tạo hình
(1). Có quyền:
(A). Nêu tên tác giả của tác phẩm; và
(B). Ngăn cản việc sử dụng tên của mình như là tác giả của bất kỳ một tác phẩm
nghệ thuật tạo hình nào mà thực sự không sáng tạo ra;
(2). Có quyền ngăn cản việc sử dụng tên của mình như là tác giả của tác phẩm
nghệ thuật tạo hình trong trường hợp xuyên tạc, bóp méo hoặc cắt xén khác đối với
tác phẩm mà có thể xâm hại đến danh dự uy tín của mình; và
(3). Tuỳ thuộc vào hạn chế quy định tại Điều 113(d), có quyền:
(A). Ngăn cản bất kỳ một ý định xuyên tạc, bóp méo hoặc cắt xén nào khác đối với
tác phẩm mà có thể xâm hại đến danh dự, uy tín của mình và bất kỳ một ý định
xuyên tạc, bóp méo hoặc cắt xén nào khác đối với tác phẩm là vi phạm quyền này;

(B). Ngăn cản bất kỳ một sự phá huỷ một tác phẩm đã được thừa nhận và bất kỳ
một ý định hoặc lỗi vô ý do cẩu thả nào trong việc phá huỷ tác phẩm là vi phạm
quyền này.
(b). Phạm vi và việc thực thi quyền: chỉ tác giả của tác phẩm nghệ thuật tạo hình có
các quyền được nêu tại Khoản (a) đối với tác phẩm đó không phụ thuộc vào việc
tác giả có đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả hay không. Các tác giả của tác
phẩm nghệ thuật tạo hình đồng tác giả cùng có chung các quyền nêu tại Khoản (a)
đối với tác phẩm đó.”
2.1.3. Hành vi tranh chấp
Phía nhà văn Brittle cho rằng, hãng phim Warner Bros đã sử dụng trái phép
quyển sách “The Demonologist” để chuyển thể thành phim. Hành vi này đã vi phạm
vào điều khoản đã được kí kết giữa nhà văn Brittle với vợ chồng nhà Warren là
không được phép sử dụng hay kí kết hợp đồng sử dụng đề tài như của “The
Demonologist” đặc biệt là cuộc sống và trải nghiệm của hai nhà điều tra siêu linh”.


Ngoài ra, luật sư Henry của nhà văn Brittle đưa ra cáo buộc rằng hãng phim Warner

Bros đã cố tình lờ đi bản hợp đồng của Brittle và tự ý sử dụng nội dung cuốn sách.
Ông còn đưa ra bằng chứng rằng đạo diễn của bộ phim, James Wan, đã viết lên
Twitter khen cuốn tiểu thuyết kinh dị này (Xem thêm phụ lục 1). Hành vi vi phạm
này đã được nêu rõ trong khoản (b) Điều 501, Luật Quyền tác giả Hợp chúng quốc
Hoa Kỳ:
“(b).Chủ sở hữu hợp pháp hoặc thụ hưởng quyền độc quyền theo quyền tác giả
tác phẩm được hưởng quyền, tuỳ thuộc vào các yêu cầu của Điều 411, có quyền tiến
hành khiếu kiện đối với bất kỳ sự vi phạm quyền cụ thể đó bị phát hiện trong khi
người này sở hữu quyền đó. Toà án có thể yêu cầu người này gửi thông báo bằng
văn bản về khiếu kiện đó với bản sao đơn kiện cho bất kỳ người nào, thông qua hồ
sơ của Cục Bản quyền tác giả hoặc các tài liệu khác, chứng minh là có hoặc được
quyền đòi lợi ích từ quyền tác giả đó, và sẽ yêu cầu là thông báo này được gửi tới
bất kỳ người nào mà lợi ích của họ có khả năng bị ảnh hưởng bởi phán quyết trong
vụ việc đó. Toà án có thể yêu cầu bị đơn liên quan, và cho phép can thiệp, của bất
kỳ người nào có hoặc được quyền đòi lợi ích từ quyền tác giả đó.”
Phía hãng phim Warner Bros, đã lên tiếng phủ nhận việc tự ý sử dụng quyển
sách của nhà văn Brittle. Họ cho rằng câu chuyện được sử dụng trong phim là một
sự thật lịch sử và họ có quyền sử dụng sự thật ấy vì không ai có quyền bảo hộ cho
một sự thật lịch sử cả. Điều này cũng đã một cách gián tiếp đẩy hãng phim này phải
làm một điều không tưởng đó là chứng minh những hiện tượng siêu nhiên như phù
thủy hay ma là có thật. Căn cứ pháp lý để Warner Bros đưa ra luận điểm này là
những sự thật (mere facts) không được coi là đối tượng điều chỉnh của luật Quyền
bản quyền và họ có quyền khai thác chúng cũng như việc Brittle đã làm.
2.1.4. Kết luận
Vụ kiện còn chưa mang ra xét xử, mọi lý lẽ mà các bên đưa ra đều có sức
thuyết phục ở mức nào đó. Tuy nhiên, nếu Warner Bros vẫn cứ tiếp tục theo đuổi
luận điểm rằng câu chuyện trong phim thực chất là một sự thật lịch sử thì việc
chứng minh điều đó là điều khó khăn. Mặt khác, cũng như nhiều vụ kiện khác của
Warner Bros, liệu hãng phim này có thể giải quyết mọi chuyện trong êm thấm mà



không phải đưa các bên ra tòa như vụ việc với tác giả Tokien của tiểu thuyết
Hobbit?
Với quan điểm cá nhân, từ những lập luận và lý lẽ của hai bên, tương lai nhà
văn Brittle sẽ giảnh ưu thế trong vụ kiện là rất lớn tuy nhiên mức độ bồi thường có
thể không lên tới 900 triệu Dollar như nhà văn này yêu cầu. Bởi lẽ số tiền này, bằng
chính doanh thu phòng vé của Warner Bros cho cả 3 loạt phim The Conjuring, The
Conjuring 2 và Annabelle.
2.2.

Cầm nhầm ảnh trong cuốn sách Chim Việt Nam

2.2.1. Tóm tắt sự việc
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội vừa ra quyết định số 293 về việc thu hồi
và tiêu huỷ sách “Chim Việt Nam” của tác giả Võ Quý - Nguyễn Lân Hùng Sơn sau
đơn tố cáo việc vi phạm bản quyền một số hình ảnh trong cuốn sách "Chim Việt
Nam" của ông Lê Mạnh Hùng, Bùi Đức Tiến, Đặng Ngọc Sâm Thương.
2.2.2. Đối tượng


Xác định chủ đề: Quyền tác giả
Cuốn sách "Chim Việt Nam" đã sử dụng trái phép hình ảnh minh họa mà
không có sự đồng ý, cho phép của tác giả.



Đối tượng bảo hộ:
Tác phẩm nhiếp ảnh: những bức ảnh chụp chim của các nhiếp ảnh gia sử
dụng trong cuốn sách “chim Việt Nam”




Theo điều 3, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 Đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: “Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học”. Theo đó các quyền của nhà văn được
quy định trong luật pháp:
Quyền nhân thân bao gồm:
+
+
+
+

Quyền đặt tên tác phẩm.
Quyền đứng tên tác giả trên bản gốc và bản sao tác phẩm.
Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm.


Quyền tài sản bao gồm:
+
+
+
+
+

Quyền làm tác phẩm phái sinh
Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng
Quyền sao chép tác phẩm
Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc bản sao tác phẩm
Quyền truyền đạt tác phẩm


Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả - Luật Sở hữu trí tuệ
1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả,
trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả
tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.
11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

 Luật xuất bản số 19/2012/QH13, ngày 20 tháng 11 năm 2012.
Điều 19. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
1. Tiêu chuẩn của biên tập viên:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị,
đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên
tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
2. Biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Thực hiện biên tập bản thảo;
b) Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu
hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này và phải báo cáo
với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;
c) Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;
d) Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp
vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;



e) Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi
phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả;
f)

Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về
phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.

 Nghị định số 195/2013 NĐ-CP, ngày 21 tháng 11 năm 2013.
(Trích dẫn nguồn tài liệu)

 Điều 11, mục 3 Luật xuất bản về việc xử lý vi phạm trong hoạt động xuất bản.”
2.2.3. Hành vi tranh chấp
Nhiếp ảnh gia Đặng Ngọc Sâm Thương, người được mời đến buổi ra mắt
sách ngày 15-5 tại Hà Nội để nói về chuyện chụp ảnh chim.
“Khi cầm quyển sách về tôi mới biết có đến 109 bức ảnh chim của tôi bị sử
dụng trong sách. Đã hơn một tháng trôi qua nhưng tôi vẫn chưa nhận được sự liên
hệ nào để giải quyết vụ việc từ phía ông Nguyễn Lân Hùng Sơn!”. Sâm Thương cho
hay sắp tới anh sẽ làm sáng tỏ vụ này. (Xem thêm Phụ lục 2).
Sau đó, tác giả Nguyễn Lân Hùng Sơn lên tiếng thừa nhận việc sử dụng các
ảnh trên internet không có nguồn gốc rõ ràng, không liên hệ được với tác giả để xin
phép và không chú dẫn nguồn ảnh cụ thể là sai sót mà ông phải rút kinh nghiệm.
Ông Sơn gửi lời xin lỗi các tác giả vì đã sử dụng ảnh mà không ghi cụ thể đầy đủ
trích dẫn. Vì sách mới chỉ giới thiệu chứ chưa chính thức phát hành nên thời điểm
đó, ông Sơn đề xuất xin phép NXB dừng phát hành để chỉnh sửa, bổ sung, hoàn
thiện.
Quyết định do giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà
Nội Phạm Thị Trâm kí ngày 25-8 có nêu rõ những căn cứ pháp lý để thu hồi cuốn
sách dựa trên Luật xuất bản, Nghị định 195/2013.
Một trong những căn cứ quan trọng khác là đơn tố cáo việc vi phạm bản

quyền một số hình ảnh trong cuốn sách Chim Việt Nam của ông Lê Mạnh Hùng,
Bùi Đức Tiến, Đặng Ngọc Sâm Thương và biên bản làm việc giữa tác giả sách
Chim Việt Nam với Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội ngày 25-8.


Vì vậy, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội quyết định thu hồi và tiêu huỷ
toàn bộ cuốn sách Chim Việt Nam (tác giả GS Võ Quý - PGS. TS Nguyễn Lân
Hùng Sơn). PGS. TS Nguyễn Lân Hùng Sơn chịu trách nhiệm thu hồi, bàn giao
sách cho Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
Hành vi xâm phạm:



Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả
Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác



giả
Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không
trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở



hữu quyền tác giả
Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả

2.2.4. Kết luận
Ngoài việc các cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền
Sở hữu trí tuệ thì một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này còn là do lỗi

của chính các tác giả - những người sáng tạo mà chưa thực sự quan tâm đúng mức
tới việc bảo hộ tác phẩm của mình. Các nhiếp ảnh gia cũng bỏ qua việc đăng ký bản
quyền cho các tác phẩm của mình nghĩa là họ cũng đang từ chối cơ hội được pháp
luật bảo vệ.


KẾT LUẬN
Để điều hòa được tất cả những khía cạnh của yếu cầu phát triển xã hội nói
chung, đòi hỏi phải có một sự nỗ lực tương đối lớn của tất cả các cơ quan hữu quan
và từng công dân trong xã hội. Trong tổng thể đó, vai trò của các quy định pháp luật
về bảo hộ quyền tác giả là khung pháp lí quan trọng để thực thi quyền tác giả, đồng
thời là cơ sở pháp lí để công chúng được tiếp cận các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, thỏa
mãn nhu cầu tinh thần của mình, đưa các sáng tạo trí tuệ tới công chúng, đảm bảo
quyền được tự do sáng tạo và các quyền con người về mặt vật chất và tinh thần.
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ, nhất là trong kỉ nguyên
kĩ thuật số, việc bảo vệ quyền tác giả càng phải đối diện với nhiều khó khăm, thách
thức nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều cơ hội. Việc Việt Nam gia nhập “Công ước
Berne về bảo vệ quyền tác giả của tác phẩm văn học nghệ thuật” và sự kiện “Việt
Nam gia nhập WTO” lại càng khiến cho thách thức trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết.
Để thích nghi tốt với bối cảnh hội nhập, Việt Nam cần tăng cường sự chặt chẽ trong
luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ (năm 2009)
3. Lê Nết, 2006, Quyền Sở hữu trí tuệ
4. Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội.
TIẾNG ANH

1. Copyright Law of the United States
WEBSITE
1. Website của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam: />2. Website của Cục bản quyền: />3. />4. />

×