Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN VIRUS VIÊM GAN A TRÊN NGHÊU BẰNG KỸ THUẬT RTPCR

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN VIRUS VIÊM GAN A
TRÊN NGHÊU BẰNG KỸ THUẬT RT-PCR

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: ĐỖ NGỌC QUYÊN

Niên khóa

: 2005 – 2009

Tháng 8 năm 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP



XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÁT HIỆN VIRUS VIÊM GAN A
TRÊN NGHÊU BẰNG KỸ THUẬT RT-PCR

Hướng dẫn khoa học:

Sinh viên thực hiện:

ThS. NGUYỄN TIẾN DŨNG

ĐỖ NGỌC QUYÊN

CN. HỒ THANH BÁ

Tháng 8 năm 2009


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn
Thầy Nguyễn Tiến Dũng và thầy Hồ Thanh Bá đã tận tình hướng dẫn, tạo
điều kiện và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Các thầy cô trong và ngoài trường đã hết lòng truyền dạy cho tôi nhiều
kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian tôi theo học tại trường.
Các thầy cô, các anh chị và các bạn làm việc trong Viện nghiên cứu
Công nghệ sinh học và Môi trường đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp.
Và con xin chân thành cảm ơn ba mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng và giáo
dục con nên người.
TP Hồ Chí Minh, năm 2009.
Đỗ Ngọc Quyên


iii


TÓM TẮT
Virus viêm gan A (HAV) là một trong những nguyên nhân chính gây ra viêm
gan cấp tính ở người trên khắp thế giới và đôi khi dẫn đến sự suy thoái chức năng của
gan. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng 1,4 triệu người bị mắc virus viêm gan
A. Tại Việt Nam, khoảng 20 - 40% trường hợp viêm gan chẩn đoán trên lâm sàng là
do virus viêm gan A gây ra, và ở một số vùng, số liệu thống kê năm 2007 cho thấy có
từ 70 – 80% trẻ em bị nhiễm virus này.
HAV lây truyền sang người qua nhiều con đường, trong đó việc tiêu thụ thực
phẩm sống hoặc thực phẩm chỉ mới qua sơ chế là nguyên nhân chính dẫn đến sự
nhiễm virus viêm gan A. Tuy nhiên, HAV trong thực phẩm khó có thể phát hiện được
bằng phương pháp nuôi cấy tế bào hay phương pháp miễn dịch thông thường, vì vậy
phương pháp được lựa chọn sử dụng hiện nay là RT-PCR.
Mặc dù nước ta có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan A cao nhưng chưa có một nghiên
cứu nào để phát hiện HAV trong thực phẩm. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xây
dựng quy trình phát hiện HAV trên mẫu nhuyễn thể (Nghêu) bằng kỹ thuật RT-PCR.
Các bộ kit, các mẫu vaccine viêm gan A và RNA của virus viêm gan A được sử dụng
để xây dựng qui trình. Kết quả cho thấy quy trình xây dựng được có độ nhạy cao, có
thể phát hiện được hàm lượng RNA của HAV 0,8 pg/µl. Áp dụng quy trình trên để
phát hiện virus viêm gan A trên 20 mẫu nghêu thu tại bãi nuôi nghêu thuộc huyện Cần
Giờ, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre, kết quả cho thấy có 5 mẫu nghêu dương tính
với HAV.

iv


SUMMARY

Hepatitis A virus (HAV) is a major cause of acute hepatitis worldwide that
sometimes leads to fulminant hepatic failure. The world has about 1,4 million people
infected with hepatitis A virus in every year. In Vietnam, about 20 - 40% cases of
hepatitis diagnosed on clinical as by hepatitis A virus causes, and data collected in
some regions of Vietnam in 2007 showed an infection rate of about 70 – 80% in
children.
HAV is infects to humans through several paths, and the most common path is
raw food consumption. However, HAV in food can not be detected by the method of
raising cells or immunity, so the RT-PCR-based protocol is used.
Although it is thought that Vietnam is a high endemic region of HAV infection,
there is no study to detect HAV on food. In this study, we set up a RT-PCR-based
protocol for the detection of HAV in bivalve molluscs (meretrix spp). RNA extraction
Kits, RT-PCR kits, RNA of HAV and Vaccine samples were used to set up the PCR
protocol. Amplification reaction showed high specificity and a detection limit of 0,8
pg/µl of pure HAV RNA. Using the established protocol, we obtained five positive
signals on 20 bivalve molluscs samples collected from rearing ponds in Can Gio Ward,
Ho Chi Minh City and Ben Tre Province.

v


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn...................................................................................................................... iii
Tóm tắt............................................................................................................................ iv
Summary.......................................................................................................................... v
Mục lục ........................................................................................................................... vi
Danh sách các chữ viết tắt .............................................................................................. ix
Danh sách các bảng ......................................................................................................... x
Danh sách các hình .......................................................................................................... x

Chương 1 MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................. 1
1.2. Yêu cầu ..................................................................................................................... 2
1.3. Nội dung thực hiện ................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 3
2.1. Một số virus trong nhuyễn thễ .............................................................................. 3
2.1.1. Caliciviruses .......................................................................................................... 3
2.1.2. Astroviruses ........................................................................................................... 3
2.1.3. Rotaviruses ............................................................................................................ 5
2.1.4. Adenoviruses ......................................................................................................... 5
2.1.5. Enteroviruses ......................................................................................................... 6
2.1.6. Hepatitis A virus.................................................................................................... 7
2.2. Virus viêm gan A (Hepatitis A virus) ................................................................... 7
2.2.1. Đặc điểm sinh học ................................................................................................. 8
2.2.1.1. Cấu tạo................................................................................................................ 8
2.2.1.2. Sức đề kháng ...................................................................................................... 9
2.2.1.3. Sự nhân lên của virus ......................................................................................... 9
2.2.1.4. Miễn dịch.......................................................................................................... 10
2.2.2. Khả năng gây bệnh .............................................................................................. 10
2.2.2.1. Dịch tễ học........................................................................................................ 10
2.2.2.2. Gây bệnh cho người ......................................................................................... 13

vi


2.2.3. Các con đường lây truyền virus viêm gan A ....................................................... 15
2.2.3.1. Lây truyền từ người sang người ....................................................................... 15
2.2.3.2. Lây truyền qua thức ăn ..................................................................................... 16
2.2.3.3. Lây truyền qua nguồn nước.............................................................................. 16
2.2.3.4. Lây truyền từ các loài động vật linh trưởng ..................................................... 17

2.3. Các phương pháp phát hiện virus viêm gan A .................................................. 17
2.3.1. Phương pháp miễn dịch học ................................................................................ 17
2.3.1.1. Phương pháp miễn dịch liên kết enzyme (ELISA) .......................................... 17
2.3.1.2. Phương pháp miễn dịch phóng xạ (RIA).......................................................... 18
2.3.2. Phương pháp khuếch đại gen............................................................................... 19
2.3.2.1. RT-PCR ............................................................................................................ 20
2.3.2.2. Nested RT-PCR ................................................................................................ 20
2.3.2.3. Hemi-nested RT-PCR....................................................................................... 21
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 22
3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện: ......................................................................... 22
3.1.1. Địa điểm .............................................................................................................. 22
3.1.2. Thời gian.............................................................................................................. 22
3.2. Vật liệu nghiên cứu............................................................................................... 22
3.2.1. Trang thiết bị và dụng cụ..................................................................................... 22
3.2.2. Các loại hoá chất - vật liệu .................................................................................. 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 24
3.3.1. Phương pháp xử lí mẫu nghêu............................................................................. 24
3.3.2. Phương pháp tách chiết RNA virus..................................................................... 24
3.3.2.1. Tách chiết RNA virus với bộ kit của Bioneer .................................................. 24
3.3.2.2. Tách chiết RNA virus với bộ kit của QIAGEN ............................................... 25
3.3.3. Thực hiện phản ứng hnRT-PCR.......................................................................... 26
3.3.3.1. Thực hiện phản ứng hnRT-PCR với bộ kit của Bioneer .................................. 27
3.3.3.2. Thực hiện phản ứng hnRT-PCR với bộ kit của Invitrogen .............................. 27
3.3.4. Điện di sản phẩm hnRT-PCR .............................................................................. 28
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................... 29
4.1. Xây dựng quy trình với bộ kit của Bioneer ............................................................ 29
4.2. Xây dựng quy trình với bộ kit của QIAGEN và Invitrogen................................... 32
vii



4.2.1. Phát hiện virus viêm gan A trong mẫu vaccine và mẫu RNA virus.................... 33
4.2.2. Thử nghiệm độ nhạy của qui trình với mẫu RNA virus...................................... 34
4.2.3. Phát hiện virus viêm gan A trên các mẫu nghêu bổ sung RNA virus ................. 34
4.2.4. Áp dụng qui trình để phát hiện HAV trên các mẫu nghêu lấy từ thực tế............ 35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 37
5.1. Kết luận................................................................................................................... 37
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 37
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 38

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
bp

: base pairs

cDNA

: Complementary deoxyribonucleic acid

DEPC-DW

: Diethylpyrocarbonate – distil water

DNase

: Deoxyribonuclease

EDTA


: Ethylene diamine Tetra-acetic acid

ELISA

: Enzyme-linked Immunosorbent Assay

EU

: European Union

HACCP

: Hazard Analysis and Critical Control Points
(Phân tích các mối nguy và xác định các điểm kiểm soát tới hạn)

HAV

: Hepatitis A virus

HBV

: Hepatitis B virus

HCV

: Hepatitis C virus

HDV


: Hepatitis D virus

HEV

: Hepatitis E virus

HGV

: Hepatitis G virus

NLV

: Norwalk-like viruses

PBS

: Phosphate-buffered saline

PCR

: Polymerase Chain Reaction

PEG

: Polyethylene glycol

RIA

: Radio Immuno Assay


RNA

: Ribonucleic acid

RNase

: Ribonuclease

RT-PCR

: Reverse transcription - Polymerase chain reaction

TAE

: Tris - Acetate - EDTA

TBE

: Tris - Borate - EDTA

VASEP

: Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers
(Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam)

WTO

: World Trade Organization

ix



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thống kê tương đối số ca nhiễm HAV tại các khu vực trên thế giới............ 12
Bảng 3.1 Trình tự các primer được sử dụng ................................................................. 26
Bảng 3.2 Hàm lượng các thành phần phản ứng ............................................................ 27

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1 Các bước tiến hành kỹ thuật ELISA ............................................................. 18
Sơ đồ 4.1 Qui trình phát hiện HAV trên nghêu ............................................................ 36
Hình 2.1 Astroviruses ..................................................................................................... 4
Hình 2.2 Cấu trúc hạt rotaviruses................................................................................... 5
Hình 2.3 Adenovirus ....................................................................................................... 6
Hình 2.4 Virus viêm gan A (Hepatitis A virus) .............................................................. 7
Hình 2.5 Cấu tạo bộ gene virus viêm gan A................................................................... 9
Hình 2.6 Mức độ nhiễm HAV tại các khu vực trên thế giới ........................................ 12
Hình 2.7 Các giai đoạn nhiễm bệnh viêm gan A.......................................................... 13
Hình 2.8 Các bước tiến hành kỹ thuật RIA .................................................................. 19
Hình 2.9 Sơ đồ phản ứng PCR...................................................................................... 19
Hình 4.1 Kết quả điện di sản phẩm PCR mẫu vaccine Havax ..................................... 30
Hình 4.2 Kết quả điện di sản phẩm PCR mẫu vaccine Havax và đối chứng âm.......... 31
Hình 4.3 Kết quả điện di sản phẩm PCR mẫu vaccine và RNA virus.......................... 33
Hình 4.4 Kết quả điện di sản phẩm PCR mẫu RNA virus ở các độ pha loãng ............ 34
Hình 4.5 Kết quả điện di sản phẩm PCR mẫu nghêu thử nghiệm ................................ 35
Hình 4.6 Kết quả điện di sản phẩm PCR mẫu nghêu thực nghiệm .............................. 36

x



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường Việt Nam ngày càng
hội nhập với thị trường thế giới, đó là cơ hội nhưng cũng là thách thức lớn với những
nhà kinh doanh Việt Nam. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(VASEP), sản phẩm thuỷ sản đông lạnh Việt Nam đã được xuất khẩu sang Nhật Bản,
Nga, Ðức, Tây Ban Nha, Mỹ, Italia và các nước EU. Sản phẩm thực phẩm nói chung
và thuỷ sản nói riêng khi nhập khẩu vào các thị trường này luôn đòi hỏi phải đảm bảo
nhiều tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Các yếu tố gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm là các loại hoá chất, kim loại
nặng, các virus và vi sinh vật gây bệnh (Pierson và Corlett, 1992). Việc phát hiện và
hạn chế các yếu tố này là điều kiện quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm thuỷ
sản, không những đáp ứng cho thị trường trong nước mà còn mở rộng xuất khẩu ra các
thị trường lớn, khắt khe nhưng đầy tiềm năng.
Trong các chủng loài thuỷ sản hiện nay thì nhuyễn thể hai mảnh vỏ là loài có
nguy cơ nhiễm các yếu tố gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung và virus nói
riêng là khá cao, vì đây là loại động vật ăn đáy và ăn lọc, trong khi đáy bãi nuôi luôn là
nơi tích tụ phần lớn các yếu tố có hại trong môi trường. Theo những số liệu đã được
nghiên cứu thống kê ở Italia, khoảng 50 – 60% số ca nhiễm virus viêm gan A là do
việc ăn các loài nhuyễn thể còn sống hay mới chỉ qua sơ chế một phần (Macaluso và
ctv, 2006). Theo tiêu chuẩn quốc tế HACCP về an toàn thực phẩm, virus viêm gan A
được xếp vào nhóm vi sinh vật gây mối nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe con
người, do đó việc quản lý ngăn ngừa sự lây nhiễm HAV qua thức ăn là cần thiết.
Việt Nam được cho là một trong những nước có tỉ lệ nhiễm HAV cao trên thế
giới, tuy nhiên vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào về hệ gen của HAV được
thực hiện. Đến năm 2008, tại Học viện Quốc gia về bệnh truyền nhiễm Nhật Bản, các
bác sĩ thuộc bệnh viện Nhi đồng 1, TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu về các phương
pháp phát hiện HAV trên mẫu huyết thanh của các trẻ em Việt Nam nghi nhiễm. Các

phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp ELISA phát hiện

1


anti-HAV là IgM và IgG, phương pháp PCR nhân bản đoạn trình tự đặc trưng của
HAV, và phương pháp giải trình tự gen (Phuc Le Hoang và ctv, 2008). Trong những
năm gần đây, tại một số nước như Canada, Brazil, Thái Lan, Italia đã có những công trình
nghiên cứu phát hiện HAV trên các đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ bằng phương pháp
khuếch đại gen như RT-PCR, Nested RT-PCR, hemi-nested RT-PCR (hn RT-PCR) và
multiplex RT-PCR và đã đạt được những thành công nhất định.
Việc xây dựng được quy trình phát hiện HAV trong nghêu nói riêng và nhuyễn
thể nói chung sẽ giúp quản lí tốt chất lượng nước khu vực nuôi trồng cũng như chất
lượng sản phẩm nhuyễn thể trong nước, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu ra các nước
khác trên thế giới.
1.2. Yêu cầu
Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, yêu cầu phải xây dựng được qui trình phát
hiện virus viêm gan A trên nghêu bằng kĩ thuật hemi-nested RT-PCR (hnRT-PCR).
1.3. Nội dung thực hiện
- Xây dựng và tối ưu hóa quy trình phát hiện virus viêm gan A bằng kĩ thuật
hnRT-PCR.
- Thử nghiệm quy trình trên 20 mẫu nghêu được lấy tại các bãi nuôi nghêu
thuộc tỉnh Bến Tre và huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Một số virus trong nhuyễn thễ

2.1.1. Caliciviruses
Caliciviruses thuộc nhóm virus đường ruột, mang vật chất di truyền là RNA
mạch thẳng không phân đoạn, cấu trúc hình thái dạng cầu, kích thước nhỏ, đường kính
khoảng 30 – 35 nm. Caliciviruses được chia thành hai nhóm là Norwalk-like viruses
(NLV) và Sapporo-like viruses. Hepatitis E virus đã từng được xếp vào nhóm
Caliviruses nhưng gần đây đã được xếp vào một nhóm khác (Lees, 2000).
Caliviruses không thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm bằng các kĩ thuật nuôi
cấy virus thông thường. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho quá trình nghiên cứu virus
này cho đến khi các kĩ thuật sinh học phân tử được ứng dụng. Hiện nay, NLV, Sapporo
virus và hepatitis E virus đã được dòng hóa và giải trình tự thành công (Lees, 2000).
Sapporo-like viruses có nhiều khác biệt về mặt di truyền so với NLV. Những
nghiên cứu về huyết thanh học cho thấy loại virus này phân bố rộng khắp thế giới với
một tỷ lệ nhiễm cao ở người lớn. Sapporo-like viruses là một trong những nguyên
nhân gây dịch tiêu chảy, chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi, có thể xảy ra ở
những lứa tuổi lớn hơn. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh Sapporo-like viruses lây
nhiễm sang người từ các loại hải sản (Lees, 2000).
NLV bao gồm nhiều chủng khác nhau, chia thành genogroup I bao gồm những
chủng Norwalk virus nguyên thủy, và genogroup II bao gồm chủng Snow Mountain và
những chủng còn lại. Trong những năm gần đây, chủng NLV genogroup II trở nên phổ
biến hơn. NLV được xem là nguyên nhân chủ yếu gây nên những trận dịch bệnh về
đường ruột xảy ra trong gia đình và trong cộng đồng. NLV gây bệnh ở cả trẻ em và
người lớn. Các triệu chứng bệnh thường gặp là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, sốt, và đau
bụng kéo dài 1 đến 4 ngày và sẽ bình phục hoàn toàn mà không để lại bất kì biến
chứng nào (Lees, 2000).
2.1.2. Astroviruses
Astroviruses thuộc họ Astroviridae, chứa RNA dạng mạch đơn, dương, kích
thước nhỏ, đường kính khoảng 28 nm (Lees, 2000; Trần Văn Hưng, 2005).

3



Hình 2.1 Astroviruses (serotec.
com/antibodies/_-796.html).

Astroviruses khó nuôi cấy trên tế bào nhưng một số chủng có thể nuôi cấy được
bằng phương pháp nuôi cấy tế bào liên tục, và gần đây một số dòng tế bào đặc biệt đã
được sử dụng để nuôi cấy astroviruses từ mẫu phân. Một số phòng thí nghiệm sử dụng
phương pháp miễn dịch học và sinh học phân tử để chẩn đoán astroviruses (Lees, 2000).
Có 7 serotypes astroviruses gây bệnh cho người. Dịch bệnh do astrovirus xảy
ra trên khắp thế giới, chủ yếu tại những vùng có khí hậu ôn hòa trong suốt mùa đông.
Các triệu chứng nhiễm bệnh tương tự khi nhiễm NLV, như buồn nôn, nôn, sốt và đau
bụng. Thời gian bệnh có thể kéo dài hơn khi nhiễm bệnh do NLV khoảng 2 đến 4
ngày, với những triệu chứng tiêu biểu kéo dài 2 đến 3 ngày, và đôi khi kéo dài từ 10
đến 14 ngày. Người bệnh sau khi bình phục thường không để lại biến chứng. Sự miễn
nhiễm có thể được hình thành sau khi nhiễm astrovirus, tuy nhiên nó có thể suy giảm
theo thời gian và những người lớn tuổi có nguy cơ tái nhiễm cao (Lees, 2000).
Việc sử dụng kính hiển vi điện tử trong việc chẩn đoán astrovirus có thể gây hạn
chế trong việc nhận định quy mô nhiễm astrovirus trong các trận dịch bệnh vì đặc điểm
hình thái học của astroviruses khó có thể nhận thấy được trong mẫu phân. Nguyên nhân
dẫn đến những trận dịch bệnh do astroviruses thường là từ nguồn thức ăn và nước uống
không đảm bảo vệ sinh. Việc ứng dụng thành công các kĩ thuật phân tử phát hiện
astrovirus trong điều tra dịch tễ và kiểm nghiệm thực phẩm cho phép khẳng định hải sản
là một trong những nguyên nhân chính lây truyền astroviruses (Lees, 2000).

4


2.1.3. Rotaviruses
Rotavirus thuộc giống Reovirus, họ Reoviridae, gây nhiễm trùng đường hô hấp
và đường tiêu hóa. Rotavirus gây tiêu chảy nặng và đe dọa tính mạng trẻ em dưới 2

tuổi trên toàn thế giới (Lees, 2000).
Rotavirus có dạng hình cầu, kích thước hạt virus khoảng 65 – 72 nm. Acid
nucleic là RNA sợi kép, phân thành 11 đoạn nằm ở trung tâm của hạt virus, đường
kính 38 nm được bao bọc bởi hai lớp capsid gồm capsid trong và capsid ngoài có cấu
trúc đối xứng hình khối. Các capsome của lớp trong xếp theo hình nan hoa và kéo nối
các capsome của lớp ngoài tạo nên hình vòng (Lees, 2000).

Hình 2.2 Cấu trúc hạt rotaviruses ( />Đa số rotavirus gây bệnh cho người thuộc type A với 7 serotype gây bệnh khác
nhau. Ngoài ra còn có các rotavirus type B, C, ..., G, nhưng chỉ có rotavirus type A, B
và C gây bệnh cho người. Rotavirus vào cơ thể người và nhân lên chủ yếu ở niêm mạc
tá tràng. Rotavirus có thể nuôi trên tế bào ruột bào thai người, thận bào thai lợn. Sự
nhân lên của virus có thể phát hiện bằng miễn dịch huỳnh quang và miễn dịch hiển vi
điện tử (Lees, 2000).
2.1.4. Adenoviruses
Adenovirus thuộc họ Adenoviridae. Hiện nay có hai giống adenovirus được
công nhận là Aviadenovirus (gây bệnh cho chim) và Mastadenovirus (gây bệnh cho
người và động vật có vú) (Lees, 2000).
Adenovirus chứa DNA mạch kép có trọng lượng phân tử từ 20x106 đến 25x106
Dalton, đường kính hạt virus từ 70 – 80 nm, không có vỏ bọc, capsid có đối xứng hình
khối và virus có hình đa giác đều tạo nên bởi 252 capsome. Có hai loại capsome chính:

5


240 capsome hexon nằm trên 20 mặt hình đa giác đều và 12 capsome penton nằm ở 12
đỉnh của hình đa giác đều. Mỗi penton mang một sợi nhô ra bên ngoài và tận cùng
bởi một khối hình cầu nhỏ (Lees, 2000).

Hình 2.3 Adenovirus ( />medicine/laureates/1993/illpres/genes-in-pieces.html).


10% trường hợp viêm dạ dày ruột ở trẻ sơ sinh là do adenoviruses gây ra.
Adenoviruses là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em, xếp hàng thứ 2 chỉ sau rotavirus.
Triệu chứng bệnh ở trẻ em là buồn nôn, nôn và sốt. Mặc dù adenoviruses được tìm thấy
trong nước thải bị ô nhiễm, nước biển và hải sản, nhưng hải sản không phải là nguyên
nhân gây ra các trận dịch bệnh. Điều này có thể được giải thích là do adenoviruses chủ
yếu gây bệnh trên trẻ em, nhưng trẻ em thường được cho ăn các loại hải sản đã nấu chín,
khi đó adenoviruses hầu như đã được bất hoạt hoàn toàn (Lees, 2000).
2.1.5. Enteroviruses
Enterovirus thuộc họ Picornaviridae, gồm 2 giống: Enterovirus và Rhinovirus.
Đặc điểm chung của enterovirus là kích thước nhỏ, đường kính khoảng 27 nm, chứa
RNA dạng sợi đơn, capsid đối xứng hình khối, không có vỏ bọc (Lees, 2000).
Giống Enterovirus gồm 4 loài:
+ Poliovirus: gồm có 3 type, gây bệnh bại liệt, viêm màng não.
+ Coxsackievirus: gồm có 29 type, gây viêm màng não vô khuẩn, viêm cơ tim,
viêm họng áp tơ, phát ban ngoài da...
6


+ Echovirus: gồm có 32 type, gây viêm màng não vô khuẩn, viêm đường hô hấp,
viêm não, viêm ruột, viêm cơ tim,...
+ Enterovirus type 68 - 71 gây viêm kết mạc chảy máu, viêm tiểu phế quản; type
72 của Enterovirus gây viêm gan cấp tính (Hepatitis A virus).
Giống Rhinovirus: gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Mặt dù enteroviruses nhân lên trong đường ruột và lây truyền qua phân, chúng
lại không gây ra các triệu chứng tiêu biểu cho bệnh đường ruột như buồn nôn và nôn.
Nhiều nhà khoa học đã phân lập được enteroviruses từ nước cống thải, các nguồn
nước bị ô nhiễm và từ nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Tuy nhiên, nhuyễn thể hai mảnh vỏ
được xem như không liên quan đến việc lây truyền enterovirus (Lees, 2000).
2.1.6. Hepatitis A virus
Hepatitis A virus thuộc chi Hepatovirus, họ Picornaviridae, và là type 72 của

Enterovirus, sẽ được đề cập chi tiết hơn ở phần 2.2.
2.2. Virus viêm gan A (Hepatitis A virus)
Bệnh viêm gan đã được đề cập đến trong y văn cổ Trung Quốc và Hy Lạp cổ,
nhưng đến những năm 60 của thế kỷ 20, các virus gây viêm gan mới dần được phát
hiện và nghiên cứu sâu hơn trong suốt 4 thập kỷ qua. Hiện nay các virus viêm gan
được biết gồm: Virus viêm gan A (HAV), virus viêm gan B (HBV), virus viêm gan C
(HCV), virus viêm gan D (HDV), virus viêm gan E (HEV) và virus viêm gan G (HGV).

Virus viêm gan A thuộc chi Hepatovirus, một thành viên của họ Picornaviridae, và
thuộc type 72 của Enterovirus (Phạm Văn Ty, 2005).

Hình 2.4 Virus viêm gan A (Hepatitis A virus).
Đến nay chỉ mới xác định được một serotype của HAV. Tuy nhiên, sự không
đồng nhất về di truyền giữa các thể phân lập khác nhau của HAV từ các vùng khác nhau
trên thế giới đã cho phép phân loại HAV vào bảy genotypes khác nhau, được đặt tên từ I
7


đến VII. Bốn genotype trong số này đã được xác định là có khả năng gây bệnh cho con
người, đó là genotype I, II, III, và VII. Phần lớn HAV gây bệnh cho người thuộc
genotype I và III, trong đó 80% là do genotype I. Genotypes I và III tiếp tục được chia
thành subtype A và B. Genotype II và VII cũng được tìm thấy ở con người, còn
genotype IV, V, VI được phân lập từ các loài động vật linh trưởng (Ruiz và ctv, 2001).
Genotype IA là nguyên nhân của phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh viêm gan A
và đã được phát hiện ở tất cả các vùng trên thế giới. Genotype IB thường xuất hiện ở khu
vực Địa Trung Hải và các vùng lân cận, trong khi virus thuộc genotype III được phân lập
từ các bệnh nhân tại Ấn Độ và Nepal. Đại diện duy nhất của genotype II và VII đã được
phân lập từ các bệnh nhân từ Sierra Leone và Pháp, trong khi đó một số nghiên cứu đã cho
thấy rằng chủng HAV ở Bắc Mỹ chủ yếu thuộc subtype IA (Ruiz và ctv, 2001).
2.2.1. Đặc điểm sinh học

2.2.1.1. Cấu tạo
Virus viêm gan A (HAV) trưởng thành có kích thước 27 – 32 nm, hạt virus
không có vỏ ngoài, vỏ capside được cấu tạo gồm 4 loại polypeptid có khối lượng phân
tử khác nhau, ký hiệu: VP1, VP2, VP3, VP4. Capside của virus có đối xứng hình khối
gồm 32 capsome (Phạm Văn Ty, 2005).
Vật chất di truyền của HAV là phân tử RNA sợi đơn, mạch dương, thẳng, kích
thước 7,5 kb (phần ORF có kích thước 6,7 kb), trọng lượng phân tử 2,25x106 dalton.
Bộ gen HAV có chứa một đoạn không mã hóa có kích thước 735 – 740 nucleotides ở
đầu 5’ (5’ NTR), là nơi ribosome bám vào; một vùng mã hóa có kích thước 2225 2227 nucleotides bao gồm vùng mã hóa protein cấu trúc (P1) và vùng mã hóa protein
phi cấu trúc (P2 và P3); và một vùng không mã hóa ở đầu 3’ (3’ NTR) có kích thước
40 - 80 nucleotides với một trình tự poly (A) (Formadi, 2005).
Vùng P1 mã hóa ba loại protein chính của vỏ capsid virus là VP1, VP2 và VP3.
Một loại protein vỏ capside khác là VP4 cần thiết cho việc hình thành virion nhưng
không được phát hiện trong virus trưởng thành. Mỗi protein capsid được cắt từ chuỗi
polyprotein ban đầu nhờ enzyme protease virus 3C mã hóa ở vùng P3. Protein phi cấu
trúc mã hóa trong vùng P2 và P3 được cho là có vai trò trong việc tổng hợp RNA và
hình thành virion. VPg (virion protein, genome liên kết), cũng được mã hóa trong
vùng P3, liên kết đồng hóa trị với vùng khởi đầu ở đầu 5’ và bắt đầu tham gia vào việc
tổng hợp của RNA (Formadi, 2005).
8


Hình 2.5 Cấu tạo bộ gene virus viêm gan A (Formadi, 2005)
Mặc dù hơn 20 năm trước đây, các nhà khoa học đã thành công trong việc đưa
HAV vào các tế bào nuôi cấy, nhưng cho đến nay thành phần các protein virus vẫn
chưa được hiểu rõ hoàn toàn (Formadi, 2005).
2.2.1.2. Sức đề kháng
So với các Enterovirus khác, HAV tương đối ổn định với nhiệt độ. Ở nhiệt độ
600C virus chỉ bị bất hoạt một phần, khi đun sôi ở nhiệt độ 850C trong vòng 1 phút, virus
sẽ bị tiêu hủy dễ dàng. Nhờ vào một lớp vỏ kiên cố, virus viêm gan A có thể sống sót

trong vòng nhiều năm ở nhiệt độ - 200C. Virus viêm gan A vẫn tồn tại trong điều kiện
pH = 1 trong 2 giờ ở nhiệt độ phòng, trong môi trường có thuốc tẩy ở 370C trong 30
phút với 1% SDS, hay khi môi trường có chứa ether, chloroform (Formadi, 2005).
HAV bị bất hoạt khi tiếp xúc với formaldehyt 8% trong 1 phút ở 250C, hay
HgCl 1 mg/l trong 30 phút, hay iodine 3 mg/l trong 5 phút, hay chlorine 2,0 – 2,5 mg/l
trong 15 phút, hoặc khi bị chiếu tia cực tím, hấp khử trùng ở 1210C trong 20 phút
(Formadi, 2005).
2.2.1.3. Sự nhân lên của virus
HAV nhân lên trong nguyên tương tế bào gan, tế bào bị xâm nhiễm giải phóng
hạt virus vào máu gây nhiễm virus máu rồi được thải qua mật vào trong phân.
HAV có thể nhân lên ở nhiều tổ chức nuôi cấy tế bào khác:
- Tổ chức nuôi cấy tế bào một lớp nguyên phát khỉ.
- Tế bào thận thai khỉ.
9


- Tế bào chuyển dạng của phôi khỉ.
Trong các tổ chức nuôi cấy tế bào, sự nhân lên của virus này không gây nên
hiệu ứng tế bào bệnh lý. Tuy nhiên sự hiện diện của HAV trong tổ chức nuôi cấy tế
bào có thể theo dõi bằng nhiều kỹ thuật khác nhau:
- Kính hiển vi điện tử.
- Miễn dịch huỳnh quang.
- Miễn dịch phóng xạ (RIA) và miễn dịch liên kết enzyme (ELISA).
2.2.1.4. Miễn dịch
Khi nhiễm virus viêm gan A cơ thể sẽ tạo ra các chất chống lại virus, gọi là
kháng thể anti-HAV, được xác định trong huyết thanh bệnh nhân trong giai đoạn bệnh
cấp tính khi hoạt tính enzyme aminotransferase (một loại enzyme do gan tiết ra khi bị
tổn thương) trong máu tăng cao và virus được thải ra trong phân (Formadi, 2005).
Có hai loại kháng thể anti-HAV: IgM và IgG.
- IgM xuất hiện từ lúc bệnh khởi phát và thường biến mất trong vòng bốn tháng,

nó biểu thị cho tình trạng đang nhiễm hoặc nhiễm gần đây virus viêm gan A.
- IgG xuất hiện sau IgM một thời gian ngắn, tồn tại kéo dài trong nhiều năm, có
tính chất bảo vệ bệnh nhân chống lại sự tái nhiễm trùng, nó cho biết quá khứ đã nhiễm
virus viêm gan A hoặc đã được chích ngừa virus này.
2.2.2. Khả năng gây bệnh
2.2.2.1. Dịch tễ học
Virus viêm gan A được tìm thấy trong mồ hôi, nước bọt, nước tiểu, nhưng
nhiều nhất vẫn là phân của người có bệnh. Vi khuẩn viêm gan A theo thức ăn, nước
uống nhiễm khuẩn xâm nhập vào cơ thể người. Một trong những phương thức lây
bệnh khá thông thường là tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nước bọt của bệnh nhân
viêm gan A trong thời kỳ ủ bệnh. HAV cũng có khả năng lây qua đường máu giữa
người với người trong giai đoạn nhiễm virus máu. Virus viêm gan A chỉ gây bệnh cho
người và các loài động vật linh trưởng, các loài sinh vật khác chỉ mang virus và không
có biểu hiện bệnh khi nhiễm HAV (Formadi, 2005; Trần Văn Hưng, 2005).
Các trận dịch bệnh viêm gan do HAV gây ra thường xảy ra ở những khu vực
đông dân, có điều kiện vệ sinh kém. Dịch bệnh xảy ra ở hầu hết các khu vực trên thế
giới, có tính chất địa phương, tản phát và có xu hướng tái phát theo chu kỳ. Các trận
dịch bệnh viêm gan A thường xảy ra vào cuối mùa thu và đầu mùa đông. Bệnh có thể
10


xảy ra ở mọi lứa tuổi, ở trẻ em bệnh thường ở trạng thái thầm lặng, không có triệu
chứng rõ rệt, nhưng người càng lớn tuổi thì biểu hiện bệnh càng nặng (Formadi, 2005).
Một nghiên cứu tiến hành ở Indonesia cho biết, có những vùng tỷ lệ nhiễm
HAV ở trẻ em dưới 4 tuổi lên đến 90 - 100% (Sincero và ctv, 2005). Tại Việt Nam,
khoảng 20 - 40% trường hợp viêm gan chẩn đoán trên lâm sàng là do virus viêm gan A
gây ra. Tại Hà Nội, theo các nghiên cứu, tỉ lệ nhiễm virus viêm gan A khoảng 28,7%
trong tổng số bệnh nhân bị viêm gan. Mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,4 triệu người
nhiễm HAV. Tuy nhiên, các chuyên gia dịch tễ khẳng định trên thực tế số người nhiễm
HAV có thể cao hơn từ 3 đến 10 lần (Thái Hà, 2006).

Một số trận dịch bệnh HAV được phát hiện trên thế giới (Formadi, 2005):
- Từ 2 thập kỷ trước, dịch bệnh có tỷ lệ ngày càng tăng trong nhóm người sử
dụng ma túy tại Úc, Châu Âu, và Bắc Mỹ. Ở Hoa Kỳ, dịch bệnh có liên quan đến
nhóm người sử dụng thường xuyên methamphetamine đã chiếm đến 48% các trường
hợp được báo cáo.
- Năm 1988 ở Thượng Hải, Trung Quốc đã xảy ra một trận dịch bệnh có liên
quan đến việc ăn sống các loại hải sản bị nhiễm HAV, và đã có hơn 300000 người
nhiễm bệnh. Trong cùng năm này, một trận dịch HAV trên quy mô lớn đã xảy ra tại
Hồng Kông với ít nhất 17 nhóm người riêng biệt bị nhiễm HAV sau khi ăn hải sản.
- Trong những năm 1995 - 1997 đã xảy ra những trận đại dịch ở miền Trung Á
với tỷ lệ lúc cao nhất là 1000 trường hợp trong mỗi 100000 dân. Tại Tashkent,
Uzbekistan, hơn 7000 trường hợp đã được báo cáo, dẫn đến tình trạng các bệnh viện
quá tải và phải đóng cửa các trường học. Bệnh viêm gan do HAV chiếm tỷ lệ 50 - 60%
trường hợp viêm gan cấp tính do virus ở trẻ em Pakistan.
- Tại Mỹ, trong tháng 10/2003, trận dịch bệnh viêm gan A ở Georgia và
Tennessee có liên quan đến hệ thống nhà hàng O'Charley, và trong tháng 11/2003, dịch
bệnh viêm gan A ở Tây Pennsylvania có liên quan đến hệ thống nhà hàng Chi-Chi.
Nguyên nhân được xác định có thể là do hành lá được sử dụng trong các món ăn của nhà
hàng đã bị nhiễm HAV.
- Một trận dịch bệnh do HAV từ nguồn nước đã xảy ra ở phía nam Sumatra,
Indonesia từ tháng 05 - 08/ 2000 và có bốn trên mười khu làng đã bị ảnh hưởng. Người
ta cho rằng những người nhiễm bệnh đã sử dụng nước từ các giếng công cộng.

11


- Tại Philippin, vào tháng 09/2000, người ta đã báo cáo khả năng bùng phát
dịch bệnh viêm gan A trong một trường tư thục lớn. Tại đây có 11 trong số 3994 học
viên đang bị nhiễm bệnh và nguồn nước giếng được sử dụng trong canteen cũng đã bị
nhiễm HAV.

- Nhiều trường hợp nhiễm bệnh viêm gan A được phát hiện ở những người có
quan hệ tình dục đồng tính nam tại Vancouver, Canada, từ năm 1997 đến năm 1998.
Bảng 2.1 Thống kê tương đối số ca nhiễm HAV tại các khu vực trên thế giới
(Formadi, 2005)
Khu vực

Dân số

Tỷ lệ nhiễm bệnh

(triệu người) (trên 100000 người/năm)

Tổng số ca
nhiễm/năm

Bắc Mỹ

275

10

28000

Trung và Nam Mỹ

453

20 - 40

162000


Châu Âu

791

5 - 60

278000

827

20 - 60

251000

Châu Á

2893

10 - 30

676000

Châu Đại Dương

28

15 - 30

5000


Châu Phi và
Trung Đông

1400000

Tổng

Hình 2.6 Mức độ nhiễm HAV tại các khu vực trên thế giới (Formadi, 2005).
12


2.2.2.2. Gây bệnh cho người
Sau khi xâm nhiễm vào cơ thể người, HAV đến định vị ở gan, gây nhiễm virus
máu và khởi phát sự nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh khoảng 14 - 50 ngày. Các triệu
chứng chán ăn mệt mỏi, sốt, nhức đầu, vàng da xuất hiện 1 - 2 tuần sau khi bị nhiễm
bệnh, nước tiểu đậm màu, gan to đau, enzyme aminotransferase (một loại enzyme do
gan tiết ra khi gan bị tổn thương) tăng cao trong máu (Trần Văn Hưng, 2005)).
Virus viêm gan A chỉ gây viêm gan cấp tính (acute inflammation), không tạo
nên những biến chứng lâu dài như sơ gan (fibrosis), chai gan (cirrhosis), hoặc ung thư
gan (cancer), như virus viêm gan B, C, và D. Bệnh thuyên giảm vào tuần thứ 4 hoặc
thứ 5 sau khi nhiễm bệnh, các triệu chứng biến mất, thời kỳ hồi phục cần 1 - 2 tháng
sau. Khoảng 15% bệnh nhân bị tái phát sau 6 - 9 tháng (Trần Văn Hưng, 2005). Hiện
nay, trên thế giới vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với HAV. Do đó việc sử dụng
vaccine để phòng bệnh là biện pháp cần thiết.
Triệu chứng của bệnh viêm gan A có thể thay đổi tùy theo tuổi của bệnh nhân.
Hơn 80% trẻ em dưới 2 tuổi khi bị lây thường không biểu hiện triệu chứng. Ngược lại
hơn 80% bệnh nhân lớn hơn 6 tuổi khi nhiễm bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng tiêu
biểu từ rất nhẹ đến rất nặng (Trần Văn Hưng, 2005).


Hình 2.7 Các giai đoạn nhiễm bệnh viêm gan A (Formadi, 2005).
13


Tùy theo sức khỏe của mỗi cá nhân, bệnh có thể phát triển thành một trong 5
trường hợp sau đây:
1) Viêm gan thầm lặng (asymptomatic)
2) Viêm gan tiêu biểu (classical hepatitis)
3) Viêm gan với vàng da kinh niên (cholestatic)
4) Viêm gan tái phát nhiều lần (relapsing)
5) Viêm gan ác tính (fulminant hepatitis)
- Viêm gan thầm lặng: gặp ở hầu hết trẻ em. Khi bị nhiễm HAV, bệnh nhân
không biểu hiện các triệu chứng bệnh lý tiêu biểu như sốt, buồn nôn, vàng da, ….
Virus tăng sinh nhanh chóng trong cơ thể bệnh nhân và có thể dễ dàng lây truyền bệnh
cho những người xung quanh qua những sinh hoạt thường ngày. Ðây là lý do một số
người đã bị nhiễm bệnh từ lâu nhưng không biết, chỉ khi tiến hành các xét nghiệm máu
mới biết cơ thể đã có kháng thể chống lại HAV.
- Viêm gan tiêu biểu: xảy ra thường xuyên nhất. Thường từ 15 đến 50 ngày
(trung bình khoảng 28 ngày) sau khi nhiễm HAV, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu,
nóng sốt đột ngột. Bệnh phát triển nhanh trong vòng 24 giờ kèm theo những triệu
chứng như buồn nôn, đau bụng, biếng ăn, tiêu chảy, đau nhức khớp xương, giảm cân.
Một số bệnh nhân da và mắt trở nên vàng, nước tiểu trở nên đậm màu.
Hơn 90% trường hợp bệnh sẽ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, và các triệu
chứng sẽ giảm dần trong vài tuần kế tiếp. Triệu chứng đôi khi rất nhẹ và mơ hồ nên có
thể bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường. Bệnh thường không gây trở ngại
đáng kể đến công việc hàng ngày của người bệnh. Sau khoảng 8 tuần lễ, hoạt động của
gan trở lại hoàn toàn bình thường.
- Viêm gan với vàng da kinh niên: bệnh nhân cũng bắt đầu với những triệu
chứng tiêu biểu như trên, nhưng da và mắt của họ vẫn tiếp tục bị vàng dù hoạt động
của gan đã dần trở lại bình thường. Tình trạng vàng da này có thể kéo dài từ một đến

ba tháng. Bệnh nhân tuy vẫn bị vàng da và mắt nhưng cơ thể đã trở về tình trạng khỏe
mạnh. Trong giai đoạn này virus viêm gan A đã ngừng tăng trưởng trong cơ thể nên
không còn khả năng truyền bệnh cho người khác.
- Viêm gan tái phát nhiều lần: khoảng 10% bệnh nhân viêm gan A sẽ bị tái phát
nhiều lần (relapsing hepatitis). Sau khi bệnh đã lành một thời gian, bệnh nhân bị bệnh
trở lại kèm theo những triệu chứng tiêu biểu như trên, kéo dài vài tuần lễ. Trong một
14


số trường hợp bệnh nhân chỉ cảm thấy mệt mỏi, dễ kiệt sức, kém ăn, giảm cân. Khi thử
máu, enzyme aminotransferase tăng lên rồi bình thường trở lại theo chu kỳ.
- Viêm gan ác tính: khoảng 0,3% bệnh nhân sẽ rơi vào trường hợp này. Mặc dù
xác suất xảy ra không cao nhưng khi xảy ra, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.
Trường hợp này thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, có sẵn nhiều bệnh khác và sức đề
kháng kém.
2.2.3. Các con đường lây truyền virus viêm gan A
Tỉ lệ các nguyên nhân lây nhiễm HAV cho người đã được thống kê bởi Centers
for Disease Control vào năm 2005 (Franciscus, 2008):
- Chưa xác định rõ nguyên nhân lây nhiễm (59,7%)
- Người hay đi du lịch qua nhiều nước (15,1%)
- Có người nhà nhiễm bệnh (11,9%)
- Nhiễm từ thức ăn hay nguồn nước (10,9%)
- Có tiếp xúc với các bệnh nhân bị nhiễm HAV (10,7%)
- Có tiếp xúc với các trẻ em hay người làm trong trung tâm giữ trẻ (6,5%)
- Có tiếp xúc với các trung tâm giữ trẻ (5,5%)
- Tiêm chích ma túy (4,8%)
- Người nam có quan hệ tình dục đồng tính qua đường hậu môn (3%)
2.2.3.1. Lây truyền từ người sang người
Sự lây truyền HAV từ người sang người xảy ra chủ yếu giữa những thành viên
trong gia đình, tỉ lệ này chiếm khoảng 20 – 50% trường hợp xảy ra. Khoảng 40% số

trường hợp bệnh còn lại chưa được xác định rõ nguyên nhân, và phần lớn những trường
hợp này xảy ra ở các khu vực có nền kinh tế xã hội kém phát triển. Việc nhiều người
sống chung trong một không gian nhỏ hẹp, ý thức vệ sinh kém, hệ thống xử lý chất thải
con người chưa phát triển đầy đủ và sự thiếu quản lý trong các trung tâm giữ trẻ là những
nguyên nhân của sự bùng nổ dịch bệnh HAV trong cộng đồng (Formadi, 2005).
Trong những trận dịch bệnh HAV trong cộng đồng, trẻ em từ 3 – 5 tuổi được xem
như nhân tố lan truyền mầm bệnh chính. Bởi vì đa số trẻ em bị nhiễm HAV không có biểu
hiện bệnh hoặc có những biểu hiện không đặc trưng, nhưng chúng vẫn có khả năng lây
truyền bệnh cho những người xung quanh. Trong một nghiên cứu trên những người
trưởng thành bị nhiễm HAV do những nguyên nhân chưa được xác định cho thấy 52%
trong số đó sống trong gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi. Một vài nghiên cứu khác về
15


×