Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

PHÁT HIỆN CÁC CHỦNG VI KHUẨN KỴ KHÍ NHIỄM TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN GAN, THẬN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHẤT CHIẾT XUẤT TỪ THẢO DƯỢC LÊN CÁC CHỦNG PHÂN LẬP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 44 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT HIỆN CÁC CHỦNG VI KHUẨN KỴ KHÍ NHIỄM TRÊN
CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG
TRÊN GAN, THẬN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHẤT CHIẾT
XUẤT TỪ THẢO DƯỢC LÊN CÁC CHỦNG PHÂN LẬP

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN HOÀNG ANH TUẤN

Niên khoá

: 2005 – 2009

Tháng 8/2009


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHÁT HIỆN CÁC CHỦNG VI KHUẨN KỴ KHÍ NHIỄM TRÊN CÁ
TRA (Pangasianodon hypophthalmus) BỊ BỆNH ĐỐM TRẮNG TRÊN
GAN, THẬN VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC CHẤT CHIẾT XUẤT TỪ
THẢO DƯỢC LÊN CÁC CHỦNG PHÂN LẬP

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. LÝ THỊ THANH LOAN

NGUYỄN HOÀNG ANH TUẤN

Tháng 8/2009


Lời cảm ơn
Con xin biết ơn cha mẹ đã nuôi nấng, dạy dỗ, động viên và tạo mọi điều kiện trong
suốt thời gian học tập.
Tôi xin cảm ơn Khoa Công Nghệ Sinh học trường Đại học Nông lâm Thành phố
Hồ Chí Minh đã cho phép tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Lý Thị Thanh Loan đã nhiệt tình
hướng dẫn và truyền đạt kiến thức trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các anh chị ở Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo Môi trường
và Phòng ngừa dịch bệnh Thủy sản khu vực Nam Bộ đã giúp đỡ trong thời gian thực tập.

Sinh viên thực hiện


Nguyễn Hoàng Anh Tuấn

iii


TÓM TẮT
Bệnh đốm trắng trên gan, thận ở cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) gây thiệt
hại nặng cho nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh diễn ra vào mùa mưa
và lan nhanh khắp quần thể. Tử vong nằm trong phạm vi từ 20 - 80% nếu không được
chữa trị. Tác nhân gây bệnh vẫn còn chưa được khẳng định. Người dân thường điều trị
bằng nhiều loại kháng sinh khác nhau. Việc sử dụng không đúng liều lượng và tiến trình
điều trị đã dẫn đến tạo các chủng đề kháng với kháng sinh, gây khó khăn trong việc điều
trị và hạn chế tác hại của bệnh. Trước tình hình đó, đề tài này được thực hiện nhằm xác
định vi khuẩn gây bệnh và thử nghiệm các chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ thảo mộc để
thay thế kháng sinh.
Sử dụng phương pháp nuôi cấy phân lập, định danh cùng với phương pháp nhuộm
trên mô để xác định các chủng vi khuẩn hiện diện. Sử dụng phương pháp kháng sinh đồ
để thử nghiệm hiệu quả của các chất kháng khuẩn lên các chủng vi khuẩn đã xác định ở
các nồng độ khác nhau.
Kết quả phát hiện được vi khuẩn kỵ khí, hình que, gram dương. Định danh bằng bộ
kit API 20 A xác định là Clostridium septicum và Clostidium beijerinckii. Kết quả thử
nghiệm hiệu quả các chất kháng khuẩn cho thấy tất cả các hợp chất thảo dược (DHC, P,
BK, Tỏi) đều tạo vòng vô khuẩn với các chủng vi khuẩn thử nghiệm. Vòng vô khuẩn sau
24 giờ nhỏ hơn vòng vô khuẩn sau 12 giờ. Nồng độ tối ưu thử nghiệm kháng khuẩn trên
đĩa giấy kháng sinh là 8,0 mg/5µl

iv


SUMMARY

White spot disease on liver, kidney of Tra catfish (Pangasianodon hypophthalmus)
caused heavy damage to aquaculture in Cuu Long Delta. This disease occured in the rainy
season and spread rapidly throughout the population. Mortality ranged from 20 – 80% if
these did not respond to treatment. The causative agent is still unidentified. Farmer often
treats with different antibiotics. The invalid usage of antibiotic could create many of
bacteria which resist to antibiotic, causing difficult to treat and to limit the damage of
disease. Therefore, this study was carried out to identify the causative bacteria and exam
antibacterial substances from herb to replace the antibiotic.
Using culture, isolation with staning on tissue methods to identify the bacterial
strains exist. Using antibiogram method to exam the affect of antibacterial substances on
indentified bacterial strains at different concentrations.
The result, detected anaerobic bacteria, rod shape, gram positive. Identify with API
20 A defined Clostridium septicum and Clostidium beijerinckii. The examination of
antibacterial substances showed all of subtances from herb (DHC, BK, P, Toi) have
bacterial inhibition rings to the testing bacteria. The bacterial inhibition ring after 24 hour
is smaller than after 12 hour. The optimal concentration of antibacterial examination is
8,0 mg/5µl.

v


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn.................................................................................................................... iii
Tóm tắt...........................................................................................................................iv
Summary.........................................................................................................................v
Mục lục ..........................................................................................................................vi
Danh sách các bảng .................................................................................................... viii
Danh sách các hình ........................................................................................................ix
Chương 1 MỞ ĐẦU......................................................................................................1

1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................1
1.2.Yêu cầu của đề tài.....................................................................................................2
1.3.Nội dung thực hiện ...................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................3
2.1. Giới thiệu về cá tra Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878 ......................3
2.1.1. Phân bố .................................................................................................................3
2.1.2. Hình thái, sinh lý ..................................................................................................3
2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của cá tra .......................................3
2.2. Bệnh vi khuẩn trên cá da trơn..................................................................................4
2.2.1. Nhiễm trùng máu đường ruột trên cá da trơn .......................................................4
2.2.2. Bệnh Columnaris ..................................................................................................7
2.2.3. Nhiễm khuẩn Aeromonas .....................................................................................9
2.3. Các bệnh vi khuẩn trên cá Tra ở Việt Nam ...........................................................12
2.3.1. Bệnh trắng mang trắng gan.................................................................................12
2.3.2. Bệnh xuất huyết..................................................................................................13
2.3.3. Bệnh đốm đỏ.......................................................................................................13
2.3.4. Bệnh gan thận mủ (bệnh đốm trắng trên gan thận) ............................................13
2.4. Giới thiệu một số thảo dược ..................................................................................14
2.4.1. Cây Tỏi (Allium sativum L. họ Alliaceae) ............................................................14
2.4.2. Cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L. họ Phyllanthaceae). .....................14
vi


2.4.3. Cây Ổi (Psidium guiava L. họ Myrtaceae)..................................................................15
2.4.4. Cây Bồ Kết (Gleditsia L. họ Fabaceae)....................................................................15
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................16
3.1.Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..........................................................................16
3.2. Vật liệu ..................................................................................................................16
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................16
3.3.1. Mô bệnh học .......................................................................................................16

3.3.1.1. Dụng cụ và hoá chất cho phương pháp mô học ..............................................16
3.3.1.2. Cách tiến hành .................................................................................................17
3.3.2. Nhuộm mẫu theo phương pháp Gram ................................................................18
3.3.3. Phân lập và định danh vi khuẩn..........................................................................19
3.3.3.1. Dụng cụ và hóa chất cho nuôi cấy phân lập ....................................................19
3.3.3.2. Phân lập vi khuẩn kỵ khí .................................................................................19
3.3.4. Thử nghiệm kháng sinh đồ và chất chiết xuất từ thảo dược...............................20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................21
4.1. Kết quả...................................................................................................................21
4.1.1. Mẫu cá ................................................................................................................21
4.1.2. Kết quả nhuộm gram trên mô.............................................................................21
4.1.3. Các kết quả phân lập và định danh vi khuẩn nhiễm trên cá Tra ........................22
4.1.4. Kết quả thử nghiệm hiệu quả kháng khuẩn các hợp chất từ thảo dược .............25
4.1.4.1. Kết quả của hợp chất có nguồn gốc từ cây chó đẻ răng cưa ...........................25
4.1.4.2. Kết quả của hợp chất có nguồn gốc từ cây bồ kết...........................................27
4.1.4.3. Kết quả của hợp chất có nguồn gốc từ cây ổi..................................................27
4.1.4.4. Kết quả của hợp chất Tỏi.................................................................................27
4.2. Thảo luận ...............................................................................................................31
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................34
5.1. Kết luận..................................................................................................................34
5.2. Đề nghị ..................................................................................................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................35
vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1 Số mẫu cá thu được ở 3 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long......................16
Bảng 3.2 Độ đục chuẩn theo phương pháp Mac Farland.............................................20
Bảng 4.1 Các đặc điểm phân biệt của các loài Clostridium từ cá Tra bệnh ................23

Bảng 4.2 Kết quả định danh chủng vi khuẩn 1 từ cá bệnh ..........................................24
Bảng 4.3 Kết quả định danh chủng vi khuẩn 2 từ cá bệnh ..........................................24

viii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Các vết đốm đỏ và trắng trên da của cá nhiễm ESC.......................................6
Hình 2.2 Các đốm xuất huyết gây ra bởi ESC trên mặt bụng của cá nheo....................6
Hình 2.3 Thương tổn đỏ và trắng trên lỗ sọ ở cá nheo có dấu hiệu nhiễm ESC ...........6
Hình 2.4 Lồi mắt ở cá nheo nhiễm ESC ........................................................................6
Hình 2.5 Các “đường vằn” trắng trên gan của cá nheo nhiễm ESC ..............................7
Hình 2.6 Vi khuẩn Columnaris màu vàng nhiễm trên mang của cá nheo .....................9
Hình 2.7 Thương tổn “đồi yên ngựa” màu trắng ...........................................................9
Hình 2.8 Vây đuôi và vây hậu môn bị ăn mòn bởi vi khuẩn Aeromonas sobria ........11
Hình 2.9 Vết loét không sâu gây bởi vi khuẩn Aeromonas sobria..............................11
Hình 2.10 Xuất huyết ở cuống đuôi trên cá nhiễm Aeromonas hydrophila ................11
Hình 4.1 Cá tra bị đốm trắng trên gan, thận ................................................................21
Hình 4.2 Tì tạng và thận cá tra bị đốm trắng ...............................................................21
Hình 4.3 Tế bào vi khuẩn gram dương hiện diện trên tế bào hồng cầu cá tra.............22
Hình 4.4 Tế bào vi khuẩn hình que, gram dương hiện diện ở mô liên kết ..................22
Hình 4.5 Kết quả định danh vi khuẩn kỵ khí với bộ kit API 20 A ..............................22
Hình 4.6 Vi khuẩn Clostridium beijerinckii ................................................................25
Hình 4.7 Vi khuẩn Clostridium septicum ....................................................................25
Hình 4.8 Kết quả của chủng Clostridium septicum đối với hợp chất DHC ................26
Hình 4.9 Kết quả của chủng Clostridium beijerinckii đối với hợp chất DHC ............26
Hình 4.10 Kết quả của chủng Clostridium septicum đối với hợp chất BK .................28
Hình 4.11 Kết quả của chủng Clostridium beijerinckii đối với hợp chất BK .............28
Hình 4.12 Kết quả của chủng Clostridium septicum đối với hợp chất P.....................29

Hình 4.13 Kết quả của chủng Clostridium beijerinckii đối với hợp chất P.................29
Hình 4.14 Kết quả của chủng Clostridium septicum đối với hợp chất Tỏi .................30
Hình 4.15 Kết quả của chủng Clostridium beijerinckii đối với hợp chất Tỏi .............30
ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus) được nuôi trồng phổ biến ở miền Nam
Việt Nam, thuộc bộ cá da trơn. Cá Tra là một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu
quan trọng ở Việt Nam. Trong những năm gần đây, nghề nuôi cá tra ở đồng bằng sông
Cửu Long gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng do dịch bệnh gây ra. Trong đó có bệnh đốm
trắng trên gan, thận thường gọi là bệnh gan thận mủ. Bệnh này được ghi nhận xuất hiện
đầu tiên vào cuối năm 1998 (Ferguson và ctv, 2001). Khi cá nhiễm bệnh, trên gan, thận và
tỳ tạng xuất hiện nhiều đốm trắng đường kính 1 - 3 mm bên trong chứa dịch màu trắng.
Bệnh thường diễn ra vào mùa mưa và lan nhanh khắp quần thể. Tử vong nằm trong phạm
vi từ 20 - 80% nếu không được chữa trị.
Đã có một số công trình nghiên cứu về tác nhân gây bệnh đốm trắng trên gan, thận
ở cá Tra. Tuy nhiên, kết quả của các nghiên cứu này chưa có sự thống nhất. Năm 2001,
Ferguson và ctv báo cáo là do Bacillus sp.. Sau đó vào năm 2002, tác nhân được xác định
là do Edwardsiella ictaluri (Crumlish và ctv, 2002). Vào năm 2003, Trần Thị Minh Tâm
và ctv (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II) cho rằng tác nhân gây bệnh là 2 loài vi
khuẩn Hafnia alvei và Pleisiomonas shigelloides. Như vậy, tác nhân thật sự của bệnh đốm
trắng trên gan, thận ở cá Tra vẫn còn chưa được khẳng định. Hiện nay, các đợt bùng phát
bệnh thì không đặc trưng và thường kết hợp với các dấu hiệu lâm sàng khác nhau. Người
dân vẫn tự ý điều trị bằng các loại thuốc chứa kháng sinh. Việc sử dụng không đúng liều
lượng và tiến trình điều trị đã dẫn đến tạo các chủng đề kháng với kháng sinh, gây khó
khăn trong việc điều trị và hạn chế tác hại của bệnh. Trước tình hình đó, được sự cho
phép, chúng tôi thực hiện đề tài “Phát hiện các chủng vi khuẩn kỵ khí nhiễm trên cá Tra

(Pangasianodon hypophthalmus) bị bệnh đốm trắng trên gan thận và hiệu quả của các
chất chiết xuất từ thảo dược lên các chủng phân lập”

1


1.2. Yêu cầu của đề tài
Phát hiện các chủng vi khuẩn nhiễm trên cá Tra (Pangasianodon hypophthalmus)
bị bệnh đốm trắng trên gan, thận và hiệu quả của các chất kháng khuẩn lên các chủng này.
1.3. Nội dung thực hiện
Phân lập và định danh các chủng vi khuẩn kỵ khí trên gan, thận của cá Tra bị bệnh
đốm trắng thu được từ các đợt bùng phát bệnh ở các tỉnh An Giang và Cần Thơ và Đồng
Tháp.
Thử nghiệm hiệu quả của các chất kháng sinh và chất chiết xuất từ thảo dược lên các
chủng vi khuẩn đã được xác định.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cá tra Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878
2.1.1. Phân bố
Cá tra phân bố ở lưu vực sông Mêkông, có mặt ở cả 4 nước Lào, Việt Nam,
Campuchia và Thái Lan. Ở nước ta những năm trước đây khi chưa có cá sinh sản nhân
tạo, cá bột và cá tra giống được vớt trên sông Tiền và sông Hậu. Cá trưởng thành chỉ thấy
trong ao nuôi, rất ít gặp trong tự nhiên địa phận Việt Nam do cá có tập tính di cư ngược
sông Mêkông để sinh sống và tìm nơi sinh sản tự nhiên. Cá ngược dòng từ tháng 10 đến
tháng 5 và di cư về hạ lưu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm.
2.1.2. Hình thái, sinh lý

Cá tra có đầu rộng dẹp bằng, mõm ngắn, miệng cận dưới, rộng ngang không co duỗi
được. Có 2 đôi râu, râu mép kéo dài chưa đạt đến gốc vi ngực.
Thân thon dài, phần sâu dẹp. Đường bên hoàn toàn và phân nhánh bắt đầu từ mép trên
của lỗ mang đến gốc vi đuôi. Mặt sau của gai vi lưng, vi ngực có răng cưa hướng xuống
gốc vi. Vi bụng kéo dài chưa chạm đến gốc vi hậu môn.
Cá tra sống chủ yếu trong nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ
muối 7-100/00), có thể chịu đựng được nước phèn với pH > 5, dễ chết ở nhiệt độ thấp dưới
150C, nhưng chịu nóng tới 390C. Cá có cơ quan hô hấp phụ và còn có thể hô hấp bằng
bóng khí và da nên chịu đựng được môi trường nước thiếu oxy hòa tan.
2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng, sinh trưởng, sinh sản của cá tra
Cá tra khi hết noãn hoàng thì thích ăn mồi tươi sống, vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau
ngay trong bể ấp và chúng vẫn tiếp tục ăn lẫn nhau nếu cá ương không được cho ăn đầy
đủ, thậm chí cá vớt trên sông vẫn thấy chúng ăn nhau trong đáy vớt cá bột. Trong quá
trình nuôi ương thành cá giống trong ao, chúng ăn các loại phù du động vật có kích thước
vừa cỡ miệng của chúng và các thức ăn nhân tạo. Khi cá lớn thể hiện tính ăn rộng, ăn đáy

3


và ăn tạp thiêng về động vật nhưng dễ chuyển đổi loại thức ăn. Trong ao nuôi cá tra có
khả năng thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau như: cám, rau và động vật đáy.
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, khi còn nhỏ cá tăng nhanh về chiều dài.
Từ khoảng 2,5 kg trở lên, mức độ tăng trọng lượng nhanh hơn so với tăng chiều dài cơ
thể. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20 năm. Đã gặp cỡ cá trong tự nhiên nặng 18
kg hoặc có mẫu cá dài 1,8m. Trong ao nuôi vỗ, cá bố mẹ cho đẻ tăng trọng chậm trong
năm đầu tiên còn những năm về sau cá tăng trọng nhanh hơn . Sự tăng trọng của cá tùy
thuộc môi trường sống và sự cung cấp thức ăn cũng như loại thức ăn có hàm lượng đạm
nhiều hay ít.
Tuổi thành thục của cá đực là 2 tuổi và cá cái 3 tuổi, trọng lượng cá thành thục lần đầu
từ 2,5-3 kg. Trong tự nhiên chỉ gặp cá thành thục trên sông ở địa phận của Campuchia và

Thái Lan.
Cá tra không có cơ quan sinh dục phụ, nên nếu chỉ nhìn hình dáng bên ngoài thì khó
phân biệt được cá đực, cái. Ở thời kì thành thục, tuyến sinh dục của cá đực phát triển lớn
gọi là buồng tinh hay tinh sào, ở cá cái gọi là buồng trứng hay noãn sào.
Mùa vụ thành thục của cá trong tự nhiên bắt đầu từ tháng 5-6 dương lịch, cá có tập
tính di cư đẻ tự nhiên trên những khúc sông có điều kiện phù hợp thuộc địa phận
Campuchia và Thái Lan, không đẻ tự nhiên ở phần sông của Việt Nam. Cá đẻ trứng dính
vào giá thể thường là rễ của loài cây sống ven sông Gimenila asiatica, sau 24h thì trứng
nở thành cá bột và trôi về hạ nguồn.
Trong sinh sản nhân tạo ta có thể nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn trong tự
nhiên (từ tháng 3 dương lịch hàng năm) cá tra có thể tái phát dục 1-3 lần trong 1 năm.
Số lượng trứng đếm được trong buồng trứng của cá gọi là sức sinh sản tuyệt đối. Sức
sinh sản tuyệt đối của cá tra từ 200 ngàn đến vài triệu trứng. Sức sinh sản tương đối có thể
tới 135 ngàn trứng/kg cá cái. Kích thước của trứng cá tra tương đối nhỏ và có tính dính.
2.2.Các bệnh vi khuẩn trên cá da trơn
2.2.1. Nhiễm trùng máu đường ruột trên cá da trơn
Nhiễm trùng máu đường ruột trên cá da trơn (Enteric Septicemia of Catfish - ESC),
gây ra bởi vi khuẩn gram âm Edwardsiella ictaluri, là một trong những bệnh quan trọng ở
4


cá nheo (Ictalurus punctatus). ESC chiếm 30% trong số các trường hợp bệnh đưa lên các
phòng thí nghiệm chuẩn đoán cá ở Đông Nam Mỹ. ESC làm mất thu nhập cho ngành
công nghiệp cá da trơn hàng triệu USD hằng năm và tiếp tục tăng nhanh.
ECS được ghi nhận lần đầu tiên như một bệnh nhiễm khuẩn ở cá nheo vào năm
1976 qua khảo sát các mẫu bệnh từ Alabama và Georgia đưa đến SELFDL (Southeastern
Cooperative Fish Disease Laboratory) tại Đại học Auburn. Bệnh này giống với bệnh gây
ra bởi vi khuẩn gram âm Edwardsiella tarda, nhưng có một vài đặc điểm khác. ESC được
mô tả trong một báo cáo công bố vào năm 1979 và vi khuẩn gây bệnh được mô tả như
một loài mới vào năm 1981.

Chỉ 26 trường hợp được ghi nhận bởi SECFDL vào giữa tháng 1 năm 1976 và
tháng 10 năm 1979, và ECS chỉ chiếm 8% trong tổng số các trường hợp được báo cáo bởi
Mississippi Cooperative Extention Service vào năm 1980 và 1981. Giữa năm 1982 và
1986, tỷ lệ mắc bệnh ESC tăng nhanh và ảnh hưởng đáng kể đến nghành công nghiệp cá
da trơn.
Cá da trơn nhiễm ESC thường bơi theo các vòng khép kín, rượt theo đuôi. Các
hành vi này là do sự hiện diện của Edwardsiella ictaluri trong não. Cá nheo đôi khi bơi lờ
đờ với đầu nổi lên mặt nước. Cá ăn ít sau khi nhiễm ESC.
Cá nhiễm ESC thường có những vết loét đỏ và trắng trên da, các điểm chấm đỏ
(hay còn gọi là các đốm xuất huyết) ở bên dưới đầu, mặt bụng hay vùng bụng và một vết
loét hở, nhô lên, nằm dọc theo đầu ở giữa mắt có thể hình thành “lỗ thủng trong đầu”
(hole-in-the-head). Sự tích tụ dịch bên trong có thể làm bụng phình ra và lồi mắt.
Khoang cơ thể cá thường xuất hiện dịch trong, vàng nhạt hay dịch máu. Gan có
những vùng nhạt đặc trưng của sự tiêu huỷ mô (hoại tử) và thường xuất hiện các đốm đỏ
và trắng. Các đốm xuất huyết có thể tìm thấy trong cơ, ruột và mỡ của cá. Ruột thường
chứa đầy dịch máu.
ESC được chẩn đoán bằng nuôi cấy và phân lập vi khuẩn gây bệnh từ các cơ quan
bên trong hay mô não trên tryptic soy agar (TSA) với 5% máu cừu hay brain heart
infusion (BHI) agar. Việc phân lập mất khoảng 2 ngày ở 25 - 30oC cho đến khi thấy rõ
khuẩn lạc. Sự phát triển của Edwardsiella ictaluri thường không thể phát hiện trong 24
5


giờ. Nuôi cấy 48 giờ cho ra số lượng lớn các khuẩn lạc cực nhỏ màu trắng, lấm tấm. Là vi
khuẩn gram âm, di động yếu, hình que (0.75 x 1.25µm), oxidase âm tính, lên men trong
O/F glucose hay glucose motilily deeps (GMD), phản ứng K/A trên bề mặt triple sugar
iron (TSI) không tạo H2S, và sinh indol âm tính trong tryptone broth.
Có thể khẳng định bằng các thử nghiệm huyết thanh học bao gồm thử nghiệm
ngưng kết, thử nghiệm kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFAT), phản ứng miễn dịch
enzyme (EIA) hay phản ứng hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Edwardsiella

ictaluri còn được định danh bằng các bộ thử nghiệm sinh hóa như Minitek (BBL
Microbiology System) và API 20E (bioMérieux Vitek, Inc).

Hình 2.1 Các vết đốm đỏ và trắng trên da
của cá nhiễm ESC (Photo courtesy of Joe
Newton, 1998)

Hình 2.2 Các đốm xuất huyết gây ra bởi ESC
trên mặt bụng của cá nheo (Photo by John
Hawke, 1998)

Hình 2.3 Thương tổn đỏ và trắng trên lỗ sọ
ở cá nheo có dấu hiệu nhiễm ESC (Photo
courtesy of Al Camus, 1998)

Hình 2.4 Lồi mắt ở cá nheo nhiễm ESC (Photo
by Bob Durborow, 1998)

6


Hình 2.5 Các “đường vằn” trắng (mũi tên) trên gan của
cá nheo nhiễm ESC (Photo courtesy of Joe Newton, 1998)

2.2.2. Bệnh Columnaris
Columnaris, được mô tả lần đầu tiên bởi Herbert Spencer Davis vào năm 1922, là
một trong những bệnh lâu đời nhất ở cá. Các nghiên cứu về bệnh vẫn còn mơ hồ. Vi
khuẩn gây ra bệnh được nói đến bằng nhiều tên khác nhau gồm Bacillus columnaris,
Cytophaga columnaris và gần đây nhất là Flavobacterium columnare.
Bệnh Columnaris gây tỷ lệ chết đứng hàng thứ hai cho cá da trơn ở Đông nam Mỹ.

Nó chỉ đứng sau nhiễm trùng máu đường ruột trên cá da trơn (ESC) gây ra bởi vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri. Bệnh thường diễn ra ở cá nheo khi nhiệt độ nước nằm trong phạm
vi từ 25 - 32oC vào mùa xuân, hè và thu.
Cá nhiễm Columnaris thường có các thương tổn màu nâu đến nâu hơi vàng trên
mang, da hay vây. Vi khuẩn tấn công vào bề mặt mang, phát triển thành các đốm lan rộng
và che phủ từng sợi mang. Do đó làm chết tế bào. Các phần của mang bị ăn mòn bởi các
enzyme protein và enzyme thoái hoá sụn sinh ra bởi vi khuẩn. Các tổn thương da lúc đầu
tạo bởi Columnaris không sâu và giống như một vùng đã mất vẻ sáng bóng tự nhiên của
nó. Sau đó, các tổn thương nặng hơn hình tròn hay oval, màu nâu hơi vàng, với một vết
loét hở ở chính giữa. Một đặc điểm thương tổn tạo bởi Columnaris là một dải trắng nhạt
bao quanh cơ thể, hình thành “đồi yên ngựa” (saddleback). Theo sự tiến triển của bệnh,
một vết loét màu nâu hơi vàng ở giữa “cái yên”. Thường thấy các khối nhầy màu nâu hơi
vàng của vi khuẩn Columnaris trong miệng cá. Sự bắt màu nâu là do các hạt bùn và mùn
7


mắc kẹt trong chất nhầy sinh ra bởi vi khuẩn. Khi phát triển trong phòng thí nghiệm, vi
khuẩn sinh ra sắc tố màu vàng.
Columnaris có thể được phân lập từ các cơ quan bên trong của cá. Đặc điểm của sự
lây nhiễm bên trong là không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng, nhưng có sự sưng lên ở
thận sau. Trong một nghiên cứu ở Mississippi, Columnaris được phân lập từ bên trong cơ
thể cá chiếm 40% trường hợp nó được tìm thấy ở bên ngoài.
Sự hiện diện của vi khuẩn có màu nâu đến nâu hơi vàng trên miệng, mang, da, hay vây
thường cho biết lây nhiễm với Flavobacterium columnaris. Columnaris có thể được
chuẩn đoán bằng cách cạo một vùng nhiễm trên da và quan sát dưới kính hiển vi ở độ
phóng đại từ 100 - 400 lần. Vi khuẩn Columnaris khác với các vi khuẩn khác bởi hình
dạng, kích thước của chúng (que dài, mảnh, 7 - 10 mm và chiều dài hơn chiều rộng xấp xỉ
10 - 20 lần) và sự di chuyển của chúng (uốn và trượt). Chúng được nhìn thấy rõ nhất trên
mô tươi từ cá sống
Vi khuẩn Columnaris phải được phát triển trên môi trường chuyên biệt, như môi

trường Ordal, có ít chất dinh dưỡng và thạch. Columnaris có thể được phân lập từ các vị
trí bị nhiễm bên ngoài và các cơ quan bên trong của cá bằng cách sử dụng môi trường
chọn lọc như Selective Cytophaga Agar (SCA) và môi trường Hsu-Shotts (HS). Các môi
trường này tạo thận lợi cho vi khuẩn Columnaris phát triển cùng với sự hiện diện của
neomycin (5 mg/l), trong khi hầu hết các nguồn bệnh và vi khuẩn trong nước khác đều bị
ức chế.
Flavorbacterium columnaris có thể được định danh trong phòng thí nghiệm bởi 5 đặc
điểm được mô tả như sau:
-

khả năng phát triển trên môi trường chứa neomycin và polymyxin B

-

sinh các khuẩn lạc dạng rễ có sắc tố vàng

-

sinh enzyme làm thoái hoá gelatin

-

gắn thuốc nhuộm đỏ congo vào khuẩn lạc

-

sinh enzyme thoái hoá sulfate chondroitin

Flavorbacterium columnaris là vi khuẩn trượt có khuynh hướng lan rộng ngẫu nhiên
trên bề mặt của đĩa nuôi cấy theo dạng rễ, trái với hầu hết vi khuẩn khác phát triển thành

8


các khuẩn lạc tròn, nhỏ và xác định. Để khẳng định thêm, các kháng thể đặc hiệu kháng
F. columnarae có thể sử dụng cho thử nghiệm gắn kết trên slide hay phương pháp sinh
học phân tử như PCR.

Hình 2.6 Vi khuẩn Columnaris màu vàng
nhiễm trên mang của cá nheo (Photo by
Robert Durborow, 1998)

Hình 2.7 Thương tổn “đồi yên ngựa” màu
trắng gây ra bởi Flavobacterium columnare
(Photo by Robert Durborow, 1998)

2.2.3. Nhiễm khuẩn Aeromonas
Nhiễm khuẩn gây ra bởi các thành viên di động của chủng Aeromonas là trong số
những căn bệnh phổ biến và phức tạp của cá nuôi ao. Sự phân bố lan rộng của vi khuẩn
này trong nước và stress do nuôi mật độ cao làm cho cá bị nhiễm. Sự lây nhiễm
Aeromonas di động đã được nhận biết cách đây nhiều năm và được gọi bằng nhiều tên
khác nhau như nhiễm trùng máu Aeromonas di động (MAS), lây nhiễm Aeromonas di
động (MAI), nhiễm trùng máu xuất huyết, mụn đỏ và dịch bệnh đỏ (red pets). Ở đây,
chúng chỉ được gọi đơn giản là lây nhiễm Aeromonas.
Dù gây nhiễm đơn độc hay chung với các sinh vật khác, Aeromonas di động vẫn là
nguyên nhân làm mất thu nhập đáng kể hằng năm. Mọi loài cá, có vảy hay không có vảy,
đều nhạy cảm với sự lây nhiễm. Dưới điều kiện nào đó tỷ lệ chết có thể đạt 100%. Nhiễm
Aeromonas còn diễn ra ở các loài có xương sống khác, bao gồm rùa, ếch, cá sấu và đôi
khi cả con người.
Aeromonas hydrophyla, A. sobria, A. caviae và có thể các loài Aeromonas khác,
đều có thể gây bệnh cho cá. Mọi thành viên trong nhóm này là vi khuẩn nhỏ, di động,

9


gram âm, hình que và đều có chung các đặc điểm sinh hoá nào đó. Nhìn chung, các chủng
phân lập từ môi trường thì ít gây bệnh hơn các chủng phân lập từ cá bệnh. Tính đa dạng di
truyền rõ ràng giữa các chủng Aeromonas khác nhau gây khó khăn cho việc tạo ra
vaccine có hiệu quả.
Các dấu hiệu bệnh đi kèm với nhiễm Aeromonas thì không rõ ràng và có thể dễ
dàng nhầm lẫn với các bệnh khác. Sự lây nhiễm rất khác nhau ở bên ngoài và chỉ có thể
thấy được trên da, như bệnh ESC, hay như sự kết hợp Aeromonas và ESC. Dịch bệnh có
thể là mãn tính (thời gian dài) và chỉ ảnh hưởng đến số lượng nhỏ cá hay cấp tính (cường
độ cao và thời gian ngắn) gây tỷ lệ chết cao.
Ở cá không vảy (như cá da trơn), vây thường bị tưa và hoá đỏ, kèm theo những
vùng mất sắc tố có kích cỡ khác nhau, không đều có thể xuất hiện mọi nơi trên bề mặt cơ
thể, da phủ lên các vị trí này cuối cùng biến mất, để lộ cơ bên dưới. Những mụn nhọt hay
vết loét hở này vẫn còn ở phía ngoài hoặc chúng có thể lan rộng và xâm nhập sâu vào cơ,
để lộ xương nằm bên dưới. Những vết loét này thường có rìa trắng xù xì được viền quanh
bởi một vùng xuất huyết hẹp. Ở cá có vảy (như largemouth bass), các thương tổn da bắt
đầu bằng xuất huyết nhỏ trong các hốc vảy và có thể nhanh chóng lan rộng thành vùng
lớn hơn. Các vảy bị ảnh hưởng cuối cùng biến mất và hình thành loét. Nhiễm Aeromonas
có thể bao gồm bất kỳ hay tất cả các dấu hiệu lâm sàng bên ngoài như: lồi mắt, bụng sưng
to và mang nhạt. Cá có vảy thường tích tụ phù (dịch) trong hốc vảy của chúng. Tình trạng
này gọi là bệnh da tróc vảy (lepidorthosis), tạo ra một bề mặt nhám hay lởm chởm. Các
tổn thương da gây bởi Aeromonas thường có nấm hay vi khuẩn Columnaris hiện diện. Cá
nhiễm chỉ với tổn thương trên da có thể tiếp tục ăn và sống sót thêm một thời gian, mặc
dù có sự hiện diện của vết loét nặng. Tỷ lệ chết ở dạng mãn tính này của bệnh có thể thấp,
nhưng lúc nào đó có thể tăng lên mức độ cao.
Cá nhiễm thường không ăn và bơi lờ đờ gần mặt nước hay trong vùng tối của ao.
Nếu bị khuấy động, cá di chuyển xuống sâu hơn, nhưng trở lại mặt nước sau một thời
gian ngắn. Các cơ quan bên trong có thể to ra, trở nên đỏ hay tái, hay xuất hiện lốm đốm

xuất huyết đỏ sẫm nằm xen lẫn với những vùng nhạt do tiêu huỷ mô hay hoại tử. Các cơ
quan với hoại tử mô nặng trở nên yếu và dễ tổn thương khi cầm nắm. Đường ruột không
10


chứa thức ăn, trở nên đỏ và đầy dịch máu hay dịch vàng đục và dịch nhầy. Bụng chứa đầy
dịch trong hay đục hay dịch máu. Túi mật chứa lượng lớn mật xanh. Các chủng gây độc
cao có thể gây ra đột tử với một vài dấu hiệu bên trong hay bên ngoài của bệnh. Chết do
nhiễm Aeromonas hiếm khi vượt quá 50%. Tuy nhiên, tỷ lệ chết bị ảnh hưởng mạnh bởi
tình trạng sức khoẻ chung của đàn cá, mức độ stress và độc lực của chủng vi khuẩn cụ thể
lây nhiễm cho cá. Tỷ lệ chết thường đạt 100% vào mùa khô trên cá nhỏ.

Hình 2.8 Vây đuôi và vây hậu môn bị ăn
mòn bởi vi khuẩn Aeromonas sobria (Photo
by Al Camus, 1998)

Hình 2.9 Vết loét không sâu gây bởi vi
khuẩn Aeromonas sobria. Rìa vết loét màu
trắng và lởm chởm. Có thể thấy mô cơ dưới
da bị loét (Photo by John Hawke, 1998)

Hình 2.10 Xuất huyết ở cuống đuôi trên cá nhiễm Aeromonas hydrophila.
Gan màu trắng nhạt nằm phía trước khoang cơ thể và thận bị lốm đốm
là dấu hiệu nhiễm Aeromonas bên trong (Photo by Bob Durborow, 1998)
11


2.3. Các bệnh vi khuẩn trên cá Tra ở Việt Nam
2.3.1. Bệnh trắng mang trắng gan
Bệnh trắng gan, trắng mang trên cá tra, basa ngày càng xuất hiện phổ biến và là

nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ hao hụt cá cao, có thể gây chết đến 70 - 80% quần thể trong ao
ương cá tra giống, bệnh cũng xuất hiện trong các ao cá tra nuôi thương phẩm dưới ba
tháng tuổi, bệnh thường xuất hiện nhiều vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa và trong mùa
mưa (tháng 7 - 8 hàng năm) (Lý T.T. Loan và ctv., 2007).
Theo kết quả khảo sát, chúng tôi ghi nhận đầu tiên bệnh trắng mang, trắng gan xuất
hiện vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa năm 2006 tại Vĩnh Long, Đồng Tháp, Thốt Nốt
(Cần Thơ), An Giang trên một số ao cá tra giống và ao cá tra nuôi thịt, kích cỡ cá giống
và cá nuôi 2 - 3 tháng tuổi bị bệnh.
Cá bị bệnh trắng mang, trắng gan có biểu hiện bệnh tích được chúng tôi phân thành
3 dạng
+ Dạng 1: Cá bệnh có biểu hiện bên ngoài bình thường, không xuất huyết trên thân và
các gốc vây, không chướng bụng, kiểm tra mang cá đã chuyển sang trắng hồng thật nhạt,
vòng theo cung mang có viền lấm tấm màu xám nhạt đến xám sậm trên các sợi tơ mang.
Đặc biệt mang cá không tiết nhớt trắng đục, mặc dù mang cá mất sắc tố nhưng tơ mang
vẫn sạch, mượt, khi cá bệnh nặng (đã bỏ ăn) máu cá cũng trở nên hồng nhạt, gan không
còn sắc tố chuyển sang màu vàng đất. Người nuôi dùng Iodine xử lý môi trường ao nuôi
và cho cá dùng Nystatine thì tỷ lệ cá bệnh giảm dần.
+ Dạng 2: Cá bệnh có biểu hiện xuất hiện xuất huyết nhẹ các gốc vây, không xuất huyết
dạng đốm, không chướng bụng, mang cá cũng mất sắc tố, chuyển sang hồng nhạt nhưng
màu hồng không tươi sáng như dạng 1 và mang cũng không tiết nhiều nhớt, trên các tơ
mang có lẫn những tia máu thật mảnh như sợi chỉ, máu cá cũng mất sắc tố nhưng nhạt
màu không như dạng 1 và có màu hồng tối. Người nuôi xử lý môi trường với thuốc tím
(KMnO4) + muối, cho cá bệnh dùng Metronidazol, cá giảm bệnh và hết chết.
+ Dạng 3: Cá bệnh có biểu hiện xuất huyết lấm tấm ở mặt bụng, gốc vây cũng xuất huyết
lấm tấm dạng điểm, mang cá không còn đỏ tươi đã chuyển sang hồng nhạt, trên mang
xuất huyết lấm tấm dạng điểm, mang cá rất sạch, không tiết nhớt. Gan, thận không biến
12


màu, tì tạng sậm màu, máu cá không mất sắc tố. Dạng bệnh trắng mang này người nuôi

điều trị không hiệu quả.
Hiện nay, chưa có một tài liệu cụ thể nào xác định tác nhân gây bệnh trắng mang,
trắng gan và biện pháp phòng trị, người nuôi chủ yếu vẫn dùng biện pháp chữa “bao vây”
khi cá bệnh, tỷ lệ cá bệnh chết trong ao lên đến 60-70%. Do đó, để tiếp cận phương pháp
nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân và tác nhân gây bệnh này, chúng tôi giới thiệu sơ
lược một số bệnh thường gặp trên cá tra nuôi ở Việt Nam, cụ thể là ở ĐBSCL.
2.3.2. Bệnh xuất huyết
Bệnh xuất huyết trên cá tra thường do một số vi khuẩn gây ra như: Aeromonas
hydrophila, A. sobria, Pseudomonas sp, Ed. ictaluri và Streptococcus sp. (Crumlish và
ctv., 2002; Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1996). Bệnh xảy ra trên tất cả các loại cá nuôi bè ở
giai đoạn cá giống và cá thịt. Tỷ lệ chết từ 30 -70%. Trên thân cá bệnh xuất hiện những
điểm xuất huyết nhỏ li ti, bệnh nặng các gốc vây xuất huyết, bụng cá trương to chứa đầy
hơi, trong xoang bụng chứa nhiều dịch màu hồng hoặc màu vàng, thành ruột xuất huyết.
2.3.3. Bệnh đốm đỏ
Tác nhân gây bệnh đốm đỏ trên cá là do vi khuẩn Pseudomonas fluorescens, P.
anguilaseptica, P. chlororaphis (Bùi Quang Tề và ctv., 1994). Cá bệnh xuất hiện từng
đốm đỏ trên da, xung quanh miệng, nắp mang và phía mặt bụng, cá bị tuột nhớt nhưng
không xuất huyết ở gốc vây và hậu môn. Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể cá sẽ
phá hủy các mô và các chức năng trong cơ thể; khi các cơ quan bị phá hủy có thể gây chết
đến 70-80% (Từ Thanh Dung, 1994).
2.3.4. Bệnh gan thận mủ (bệnh đốm trắng trên gan thận)
Bệnh mủ trên gan thận hiện đang là một bệnh xuất hiện khá phổ biến trên cá tra nuôi
tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh xuất hiện đầu tiên trên cá tra nuôi tại Đồng bằng
sông Cửu Long vào cuối năm 1998 (Ferguson và ctv., 2001). Khi cá bệnh, tỉ lệ chết tăng
cao từ 10-90% (Từ Thanh Dung và ctv., 2003).
Tác nhân gây bệnh được biết Hafnia alvei và Plesiomonas shigelloides (T.T.Minh Tâm
và ctv, 2002), Edwardsiella ictaluri (Crumlish, 2002; Viện Nghiên cứu NTTS II, 2007chưa xuất bản). Vi khuẩn E. ictaluri phân lập từ cá tra thuộc họ Enterobacteriacea, vi
13



khuẩn gram âm (-) không di động, lên men, không ôxi hoá; cho phản ứng catalase dương
tính và âm tính trong phản ứng oxidase (Từ Thanh Dung và ctv., 2003). Ed. ictaluri được
phân lập đầu tiên trên cá nheo Mỹ vào năm 1976 (Hawke, 1979). Dấu hiệu lâm sàng của
bệnh là cá bơi lờ đờ, bỏ ăn, xuất huyết các gốc vây, đuôi và thỉnh thoảng xuất huyết cả
trên các phần khác của cơ thể. Bên trong nội tạng xuất hiện nhiều đốm trắng nhỏ, đường
kính từ 1-3mm, trên thận, lách và gan của cá (Feguson và ctv., 2001). Giai đoạn đầu,
những đốm trắng chỉ xuất hiện trên thận hoặc lách của cá. Bệnh xuất hiện quanh năm và
xảy ra trên tất cả các giai đoạn nuôi từ giai đọan cá hương đến cá thịt.
2.4. Giới thiệu một số thảo dược
2.4.1. Cây tỏi (Allium sativum L. họ Alliaceae)
Thành phần kháng khuẩn chủ yếu của tỏi là chất alicin, đây là một hợp chất sulfur
có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ diệt khuẩn mạnh với nhiều loài vi khuẩn như: thương
hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, trực khuẩn, bạch hầu, vi khuẩn gây thối rữa. Trong tỏi tươi
không có chất alicin mà chỉ có chất aliin, là một acid amin dưới tác dụng của enzym
alinin có trong củ tỏi mà tạo thành alicin. Nồng độ alicin trong dung dịch từ 1:50.000 đến
1:125.000 có khả năng ức chế nhiều vi khuẩn. Chất alicin không bị para amino benzoic
làm ảnh hưởng đến tác dụng như sulfamid. Khả năng diệt côn trùng của alicin do nguyên
tử oxy, đồng thời oxy này cũng dễ tách ra làm mất tác dụng kháng khuẩn. Alicin rất dễ
kết hợp với acid amin có gốc SH là Cystein của tế bào vi khuẩn tạo thành hợp chất làm vi
khuẩn hết khả năng sinh sản, dẫn đến ức chế.
2.4.2. Cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L. họ Phyllanthaceae)
Còn gọi là Diệp Hạ Châu. Là cỏ mọc hàng năm, cao khoảng 30 cm. Thân mọc
thẳng đứng, thường có màu đỏ. Lá mọc so le, lưỡng bộ trông như lá kép, phiến lá thuôn,
dài, đầu nhọn hoặc hơi tù, mép nguyên thủy có răng cưa rất nhỏ, mặt dưới màu xanh lơ.
Hoa mọc ở kẽ lá, nhỏ, màu nâu, đơn tính. Hoa không cuống hoặc cuống rất ngắn. Cây
mọc hoang ở khắp nước ta. Có tác dụng phòng bệnh hoại tử ở cá do vi khuẩn Aeromonas
hydrophila, Edwardsiella tarda.

14



2.4.3. Cây Ổi (Psidium guiava L. họ Myrtaceae)
Ổi là một loại cây nhẵn, cao từ 3 - 6 m. Cành nhỏ có cạnh vuông. Lá mọc đối, hình
bầu dục, có cuống ngắn, phiến lá có lông mịn ở mặt dưới. Hoa có màu trắng, mọc ra từ kẽ
lá. Quả mọng, có phần vỏ quả dày ở phần ngoài. Ổi mọc hoang ở khắp nơi từ vùng đồng
bằng đến đồi núi. Ổi cũng thường được trồng để ăn quả. Ổi có khả năng kháng siêu vi và
diệt nấm gây bệnh. Các trích tinh từ lá và vỏ thân có tác dụng sát khuẩn đối với các vi
khuẩn như Staphylococcus, Shigella, Salmonella, Bacillus, E.coli, Clostridium và
Pseudomonas.....Dịch chiết từ lá ổi bằng nước muối 1:40 có tác dụng diệt Staphylococcus
aureus.
2.4.4. Cây Bồ Kết (Gleditsia L. họ Fabaceae)
Bồ Kết là một cây to cao chừng 6 - 8 m, thân có gai, lá kép lông chim, hoa màu
trắng mọc thành chùm. Quả có nhiều vào tháng 10 đến tháng 11. Cây mọc hoang và được
trồng tại nhiều tỉnh miền Bắc. Gai Bồ Kết có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là từ
tháng 9 đến tháng 3 năm sau, hái về phơi khô hoặc lúc gai còn đang tươi, thái mỏng rồi
mới phơi hay sấy khô. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý cho thấy quả Bồ Kết có tác
dụng kháng khuẩn mạnh. Dịch chiết nước từ quả bồ kết có tác dụng ức chế một số nấm
gây bệnh ngoài da.

15


Chương 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian: từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2009
Địa điểm thực hiện: Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo Môi trường và Phòng
ngừa dịch bệnh Thủy sản khu vực Nam Bộ - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II.
3.2. Vật liệu

Cá Tra bệnh với các dấu hiệu xuất huyết dọc theo gốc vây bụng kèm theo những
nốt trắng trên gan và thận, được thu lấy từ các ao nuôi khi bùng phát bệnh với tỷ lệ chết
cao. Trọng lượng cá thu được từ 35 - 50 và 400 – 500 g/con.
Bảng 3.1 Số mẫu cá thu được ở 3 tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long
Địa điểm thu mẫu (tỉnh) An Giang Cần Thơ Đồng Tháp
Số mẫu thu

5

5

3

3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Mô bệnh học
3.3.1.1. Dụng cụ và hoá chất cho phương pháp mô học
Thiết bị
Máy xử lý mẫu tự động, bình rót paraffin, bộ phận làm lạnh mẫu, máy cắt mẫu
microtome, nồi nước có chỉnh nhiệt độ, bàn ấm cố định mẫu trên lam kính, tủ ấm, kính
hiển vi quang học.
Dụng cụ
Khung chứa mẫu có nấp đậy (cassette và nắp), đèn cồn, kéo, panh, khung inox
dùng để đúc mẫu, lam, lamel.

16


×