Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN ĐỐI VỚI TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM SÚ (Penaeus monodon) Ở ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ QUY MÔ PILOT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
******************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN
ĐỐI VỚI TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM SÚ
(Penaeus monodon) Ở ĐIỀU KIỆN PHÒNG
THÍ NGHIỆM VÀ QUY MÔ PILOT

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN PHÚ HIỆP

Niên khóa

: 2005 – 2009

Tháng 08/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
******************



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CHỦNG VI KHUẨN
ĐỐI VỚI TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM SÚ
(Penaeus monodon) Ở ĐIỀU KIỆN PHÒNG
THÍ NGHIỆM VÀ QUY MÔ PILOT

Hướng dẫn khoa học

Sinh viên thực hiện

TS. NGUYỄN THỊ NGỌC TĨNH

Tháng 08/2009

NGUYỄN PHÚ HIỆP


LỜI CẢM ƠN
Để có được ngày hôm nay con xin chân thành cảm ơn ba mẹ những người đã
sinh ra con và có công dạy dỗ con nên người.
Tôi xin chân thành cảm ơn sâu xắc:
 Ban Giám Hiệu cùng các Thầy, Cô trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh nói chung và Bộ môn Công nghệ Sinh nói riêng đã tạo mọi điều kiện và trực
tiếp giảng dạy suốt thời gian học tập của tôi.
 TS Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và động viên tôi
trong suốt tiến trình thực hiện đề tài.
 Ban lãnh đạo cùng các cô chú, anh chị làm việc tại Phân Viện nghiên cứu Thủy
Sản Minh Hải, đặc biệt là chị Vũ Hồng Như Yến, anh Trần Quốc Nghị, chị Nguyễn

Thị Bích Xoàn và anh Trần Văn Tú đã tận tình chỉ dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện đề tài .
 Các anh chị làm việc tại Phòng thí nghiệm vi sinh nước thuộc Phòng Sinh
học thực nghiệm - Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II đã tận tình chỉ dạy
và giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài.
 Toàn thể các bạn lớp DH05SH thân yêu đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên tôi
trong suốt bốn năm học qua.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Phú Hiệp

iii


TÓM TẮT
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, việc ức chế quá trình “quorum sensing”
đã được đề nghị như là một bước tiếp cận mới để kiểm soát hệ vi sinh trong nuôi trồng
thuỷ sản. Thuật ngữ “ quorum sensing” được hiểu là quá trình giao tiếp giữa các tế bào
vi khuẩn bằng cách tiết ra phân tử tín hiệu AHL (N-acyl homoserine lactone) hay còn
gọi là “autoinducers”. Vậy việc ngăn chặn quá trình quorum sensing được xem như
một phương án chiến lược mới để chống lây nhiễm trong nuôi trồng thủy sản.
Đề tài này nghiên cứu chủng vi khuẩn thử nghiệm được định danh và phân lập từ
cá chẽm, tôm sú đã thử nghiệm đánh giá ở điều kiện invitro có khả năng phân hủy Nacyl homoserine lactone và ức chế Vibrio spp gây bệnh trong việc kiểm soát hệ vi sinh
trong hệ thống ương ấu trùng tôm sú, nhằm nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng tôm sú.
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn thử nghiệm ở điều kiện phòng thí
nghiệm và qui mô pilot đối với tỉ lệ sống của ấu trùng tôm sú, ở điều kiện phòng thí
nghiệm thực hiện với các thí nghiệm đánh giá độ an toàn của các chủng vi khuân thử
nghiệm trong nghiên cứu và thí nghiệm đánh giá khả năng bảo vệ của các chủng vi
khuẩn thử nghiệm đối với tỉ lệ sống của ấu trùng tôm sú gây nhiễm với Vibrio spp
Kết quả nghiên cứu, các chủng vi khuẩn thử nghiệm trong nghiên cứu này đều an

toàn đối với ấu trùng tôm sú, riêng chủng PL606 có tiềm năng nhất trong các chủng
trong việc bảo vệ ấu trùng tôm sú ở điều kiện phòng thí nghiệm và các chủng vi khuẩn
trong nghiên cứu trên có tính đặc hiệu loài. Tuy nhiên vẫn chưa tìm ra chủng nào cho
hiệu quả trong việc bảo vệ và nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng tôm sú ở điều kiện phòng
thí nghiệm và qui mô pilot.

iv


SUMMARY
Recently, disruption of quorum sensing was suggested as a new strategy for
microbial control in aquaculture. The term “quorum sensing” has emerged as a process
of bacterial cell-to-cell communication, release AHL (N-acyl homoserine lactone)
signaling molecules (called autoinducers). Disruption of quorum sensing has been
suggested as a new anti-infection strategy in aquaculture.
Study on the use of bacteria indentified and isolated from seabass, shrimp so the
experiments in the invitro define of N-acyl homoserine lactone degrading bacteria and
inhibitory to Vibrio spp in controlling the overall microbial activity in shrimp larval
rearing, thus, aiming at improving the survival of shrimp larvae. Research on the effect
of bacteria on shrimp larvae rate in the laboratory conditions anh pilot scale, in
laboratory conditions, performed with experiment: the safety of strain in this study and
protection of shrimp larvae infected with Vibrio spp in shrimp survival rate.
The result obtained from the stud, bacteria under study are safe to shrimp larvae.,
PL606 is a potential strain in this study and the strains under study are host-specific.
However, strains did not show positive results in protection and improvement in
survival rate of shrimp larval in laboratory conditions and pilot scale.

v



MỤC LỤC
Lời cảm ơn..................................................................................................................... iii
Tóm tắt........................................................................................................................... iv
Summary..........................................................................................................................v
Mục lục ...........................................................................................................................vi
Danh sách các chữ viết tắt ............................................................................................. ix
Danh sách các bảng .........................................................................................................x
Danh sách các hình .........................................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................1
1.2. Yêu cầu ....................................................................................................................2
1.3. Nội dung thực hiện ..................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUA TÀI LIỆU..............................................................................3
2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học của tôm sú ...................................................................3
2.1.1. Vị trí phân loại......................................................................................................3
2.1.2. Khả năng thích nghi..............................................................................................3
2.1.3. Sự lột xác ở tôm sú ...............................................................................................4
2.1.4. Quá trình phát triển của tôm sú ............................................................................4
2.2. Sản xuất giống tôm sú .............................................................................................8
2.2.1. Tình hình sản xuất giống tôm trên thế giới ..........................................................8
2.2.2. Tình hình sản xuất giống tôm ở Việt Nam ............................................................9
2.3. Một số bệnh thường gặp trên tôm sú.....................................................................10
2.3.1. Bệnh do virus......................................................................................................10
2.3.2. Bệnh do vi khuẩn................................................................................................10
2.3.1.1. Đại cương về vi khuẩn Vibrio .........................................................................10
2.3.1.2. Một số bệnh liên quan đến nhóm vi khuẩn Vibrio ..........................................11
2.4. Chế phẩm vi sinh ...................................................................................................12
2.4.1. Tình hình nghiên cứu chế phẩm vi sinh .............................................................12
2.4.1.1. Tình hình chung...............................................................................................12
2.4.1.2. Tình hình trong nước.......................................................................................12

vi


2.4.2. Quorum sensing và ứng dụng trong quản lí hệ vi sinh .......................................14
2.4.2.1. Định nghĩa quá trình quorum sensing .............................................................14
2.4.2.2. Sự phân hủy sinh học quá trình quorum sensing ở vi khuẩn gây bệnh ...........15
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................17
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .........................................................................17
3.2. Vật liệu và thiết bị nghiên cứu ..............................................................................17
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................17
3.2.2. Dụng cụ và trang thiết bị ....................................................................................18
3.2.3. Hóa chất..............................................................................................................19
3.2.4. Thức ăn cho ấu trùng tôm sú ..............................................................................19
3.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................19
3.3.1. Phương pháp đo mật độ quang ...........................................................................19
3.3.2. Phương pháp xử lí nước .....................................................................................19
3.3.3. Kỹ thuật ương từ Nauplii thành Postlarvae ........................................................20
3.3.3.1. Xử lý và thả ấu trùng Nauplii ..........................................................................20
3.3.3.2. Quản lí bể ương nuôi ấu trùng.........................................................................20
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................21
3.4. Bố trí thí nghiệm....................................................................................................22
3.5. Phương pháp xử lý số liệu .....................................................................................24
Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN.........................................................................25
4.1. Khảo sát chủng vi khuẩn probiotic ở điều kiện phòng thí nghiệm........................25
4.1.1. Thí nghiệm xác định chủng Vibrio gây độc .......................................................25
4.1.2. Thí nghiệm đánh giá độ độ an toàn của các chủng vi khuẩn probiotic ..............27
4.1.2.1. Nhóm vi khuẩn phân lập từ cá chẽm hương....................................................27
4.1.2.2. Nhóm vi khuẩn phân lập từ tôm sú .................................................................28
4.1.3. Thử nghiệm đánh giá khả năng bảo vệ ấu trùng tôm sú gây nhiễm Vibrio spp.29
4.1.3.1. Nhóm vi khuẩn phân lập từ cá chẽm hương....................................................29

4.1.3.2. Nhóm vi khuẩn phân lập từ tôm sú .................................................................30
4.2. Khảo sát các chủng vi khuẩn probiotic ở quy mô pilot.........................................31
4.2.1. Thí nghiệm 1.......................................................................................................31
4.2.1.1. Các yếu tố thuỷ lý hoá .....................................................................................31
4.2.1.2. Các chỉ tiêu vi sinh ..........................................................................................34
vii


4.2.1.3. Tăng trưởng của ấu trùng ................................................................................36
4.2.1.4. Tỉ lệ sống của ấu trùng ....................................................................................37
4.2.2. Thí nghiệm 2.......................................................................................................38
4.2.2.1. Các yếu tố thủy lý hóa .....................................................................................38
4.2.2.2. Các chỉ tiêu vi sinh ..........................................................................................39
4.2.2.3. Tăng trưởng và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm sú ................................................40
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................41
5.1. Kết luận..................................................................................................................41
5.2. Đề nghị ..................................................................................................................41
Tài liệu tham khảo .........................................................................................................42
Phụ lục

viii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AHL

N-acyl homoserine lactone

Ctv


Cộng tác viên

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐC

Đối chứng

EDTA

Ethylene diaminetetra acetic acid

M

Mysis

N

Nauplius

OD

Optical density

PCR

Polymerase chain reaction


PL

Postlarvae

RPS

Relative Percentage of Survival

TCBS

Thiosunfat-Citrat-Bile-Salt-Sucrose

TLS

Tỉ lệ sống

TN

Thí nghiệm

TSA

Tryptone Soya Agar

TSB

Tryptone Soy Broth

Z


Zoae

SD

Standard deviation
Giá trị trung bình

ix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một số bệnh tôm liên quan đến nhóm Vibrio ................................................11
Bảng 3.1 Danh mục các chủng vi khuẩn thử nghiệm trong nghiên cứu.......................18
Bảng 4.1 Tỉ lệ sống của PL15 (%) TN 1 xác định chủng Vibrio gây độc ....................25
Bảng 4.2 Tỉ lệ sống của PL15 (%) TN 2 xác định chủng Vibrio gây độc ....................26
Bảng 4.3 Tỉ lệ sống của PL15 (%)TN 3 xác định chủng Vibrio gây độc .....................26
Bảng 4.4 Tỉ lệ sống của PL15 (%) TN 1 đánh giá độ an toàn vi khuẩn thử nghiệm....27
Bảng 4.5 Tỉ lệ sống của PL15 (%) TN 2 đánh giá độ an toàn vi khuẩn thử nghiệm....27
Bảng 4.6 Tỉ lệ sống của PL15 (%) TN 3 đánh giá độ an toàn vi khuẩn thử nghiệm....28
Bảng 4.7 Tỉ lệ sống của PL15 (%) TN 4 đánh giá độ an toàn vi khuẩn thử nghiệm....29
Bảng 4.8 Tỉ lệ RPS của PL15 (%) TN 1 đánh giá khả năng bảo vệ PL15 ...................30
Bảng 4.9 Tỉ lệ RPS của PL15 (%) TN 2 đánh giá khả năng bảo vệ PL15 ...................30
Bảng 4.10 Tỉ lệ RPS của PL15 (%) TN 3 đánh giá khả năng bảo vệ PL15 .................31
Bảng 4.11 Mật độ Vibrio tổng số ở các nghiệm thức qua các lần đo ...........................35
Bảng 4.12 Tỉ lệ sống (%) của PL2 ở các nghiệm thức TN 1 qui mô pilot ...................37

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Ấu trùng tôm sú giai đoạn Nauplius 5 .............................................................5
Hình 2.2 Các giai đoạn ấu trùng Nauplius......................................................................6
Hình 2.3 Các giai đoạn ấu trùng Zoae ............................................................................7
Hình 2.4 Các giai đoạn Mysis và Postlarvae 1 ...............................................................8
Hình 3.1 Khay nuôi tôm thực hiện ở điều kiện phòng thí nghiệm. ..............................23
Hình 3.2 Bể ương tôm thí nghiệm ở quy mô pilot........................................................24
Hình 4.1 Khuẩn lạc của vi khuẩn trên môi tường TSA. ...............................................34
Hình 4.2 Khuẩn lạc Vibrio trên môi trường TCBS.......................................................36
Sơ đồ 3.1 Quy trình xử lí nước biển tại Cà Mau cho ương tôm ở quy mô pilot...........20
Sơ đồ 3.2 Mô hình bố trí thí nghiệm ở điều kiện phòng thí nghiệm.............................22
Sơ đồ 3.3 Mô hình bố trí thí nghiệm 1 qui mô pilot .....................................................23
Sơ đồ 3.4 Mô hình bố trí thí nghiệm 2 qui mô pilot .....................................................23
Đồ thị 4.1 Biến động nhiệt độ theo thời gian TN 1 qui mô pilot..................................32
Đồ thị 4.2 Biến động pH theo thời gian TN 1 qui mô pilot ..........................................32
Đồ thị 4.3 Biến động NH3-N theo thời gian TN 1 qui mô pilot....................................32
Đồ thị 4.4 Biến động NO2-N theo thời gian TN 1 qui mô pilot....................................33
Đồ thị 4.5 Biến động số lượng vi khuẩn tổng số theo thời gian TN 1 qui mô pilot .....33
Đồ thị 4.6 Biến động số lượng Vibrio tổng số theo thời gian TN 1 qui mô pilot.........33
Đồ thị 4.7 Chiều dài trung bình của PL2 ở các nghiệm thức TN 1 qui mô pilot..........36
Đồ thị 4.8 Tỉ lệ sống (%) của tôm sú qua các giai đoạn TN 1 qui mô pilot ................37
Đồ thị 4.9 Biến động nhiệt độ theo thời gian TN 2 qui mô pilot .................................38
Đồ thị 4.10 Biến động pH theo thời gian TN 2 qui mô pilot ........................................38
Đồ thị 4.11 Biến động số lượng vi khuẩn tổng số theo thời gian TN 2 qui mô pilot ...39
Đồ thị 4.12 Biến động số lượng Vibrio tổng số theo thời gian TN 2 qui mô pilot .......40

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Tôm sú (Penaeus monodon) là đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao ở Việt
Nam. Những năm qua nghề nuôi tôm sú nước ta đang phát triển rất mạnh không ngừng
ở qui mô diện tích mà còn ở sự đa dạng hóa các mô hình nuôi. Theo thống kê của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì năm 2008 nghề nuôi tôm sú có sự phát triển
đáng kể, cả nước đạt sản lượng tôm nuôi là 400.000 tấn và sản xuất xấp xỉ 30 tỉ tôm
giống. Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm trọng điểm, sản xuất
đến 80% sản lượng tôm nuôi và 30% sản lượng tôm giống. Nghề nuôi tôm phát triển
nhanh về diện tích và sản lượng thì theo đó nghề sản xuất tôm giống cũng phát triển.
Tỉ lệ sống của ấu trùng tôm sú (trước giai đoạn biến thái) thường không ổn
định, việc nhiễm bệnh do vi khuẩn (chủ yếu là nhóm Vibrio) chưa thể kiểm soát được,
đặc biệt việc nhiễm vi khuẩn phát sáng đang là vấn đề nan giải của các trại sản xuất
giống tôm. Việc sử dụng kháng sinh không có kiểm soát đã gây nên hiện tượng kháng
thuốc, vì vậy việc sử dụng chế phẩm vi sinh (probiotic) đã trở thành một trong những
bước tiếp cận mới thay thế cho việc sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên đa số các chế
phẩm vi sinh sử dụng trong nước đều có nguồn gốc ngoại nhập và không rõ thành
phần, chủng loại. Ảnh hưởng của các chế phẩm này đến hệ vi sinh vật nội tại cũng
không được kiểm tra, các chế phẩm vi sinh sản xuất ở Việt Nam vẫn còn khá hạn chế.
Do đó, việc phân lập các chế phẩm vi sinh ở điều kiện trong nước là rất cấp thiết,
và một trong những bước tiếp cận mới của thế giới hiện nay là phân lập những vi khuẩn
probiotic có khả năng phân hủy phân tử tín hiệu quorum sensing của vi khuẩn gây bệnh.
Đây là một trong những bước tiếp cận khả thi và bền vững, vì các vi khuẩn probiotic
phân lập được chỉ ức chế độc lực chứ không ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây
bệnh, từ đó không gây ra sự mất cân bằng hệ vi sinh và không gây nên hiện tượng đề
kháng của vi khuẩn gây bệnh.
Từ những vấn đề trên chúng tôi đã thực hiện đề tài:
“Khảo sát ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn đối với tỉ lệ sống của ấu trùng tôm
sú (Penaeus monodon) ở điều kiện phòng thí nghiệm và quy mô pilot”.



1.2. Yêu cầu
Khảo sát các dòng vi khuẩn có đặc tính ức chế phân tử tín hiệu quorum sensing
của nhóm Vibrio gây bệnh, nhằm nâng cao tỉ lệ sống của ấu trùng tôm sú, giảm thiểu tỉ
lệ nhiễm bệnh trên ấu trùng tôm sú ở điều kiện phòng thí nghiệm và qui mô pilot. Tiến
tới sản xuất thử nghiệm chế phẩm vi sinh sử dụng trong các trại sản xuất giống.
1.3. Nội dung
Xác định chủng Vibrio gây độc trong điều kiện phòng thí nghiệm để cho ra
chủng gây độc cho ấu trùng tôm sú nhằm tiến hành gây nhiễm cho ấu trùng tôm sú.
Thí nghiệm đánh giá độ an toàn của các chủng vi khuẩn thử nghiệm
Thí nghiệm nhằm đánh giá khả năng bảo vệ ấu trùng tôm sú gây nhiễm với
Vibrio spp của các chủng thử nghiệm.
Thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của các chủng vi khuẩn thử nghiệm đối với tỉ
lệ sống của ấu trùng tôm sú ở qui mô pilot.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược đặc điểm sinh học của tôm sú
2.1.1. Vị trí phân loại
Theo Phạm Văn Tình (2000), tôm sú được định loại như sau:
Ngành: Arthropoda - Ngành chân khớp
Lớp: Crustacea - Lớp giáp xác
Bộ: Decapoda - Bộ mười chân
Họ chung: Penaeidae
Họ: Penaeidae - Họ tôm he
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon
Tên địa phương: tôm sú, tôm cỏ, tôm he, tôm giang

Tiếng Anh: Black tiger shrimp, Tiger prawn, Giant tiger prawn, Grass shrimp,
Tumbo prawn.
2.1.2. Khả năng thích nghi
Trong môi trường nước có rất nhiều chỉ tiêu lý hóa ảnh hưởng đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của tôm như nhiệt độ, độ mặn, oxy, pH và một số yếu tố khác. Sự
biến động của các chỉ tiêu này phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và biến động bên
trong thủy vực.
Nền đáy thủy vực có ảnh hưởng khá lớn đối với sự phân bố của các loài tôm
trong tự nhiên. Một số loài thích nền cát, cát bùn, thủy vực nước trong có độ mặn cao
như tôm sú.
Tôm sú là loài biến nhiệt, khi nhiệt độ của môi trường biến đổi thì nhiệt độ của
cơ thể biến đổi theo và điều này không thuận lợi đối với tình trạng sức khỏe của tôm,
nhưng đây lại là loài rộng nhiệt, có khả năng thích nghi trong khoảng nhiệt độ từ 15 –
35oC, tuy nhiên khoảng nhiệt độ thích hợp cho tôm là từ 25 – 30oC, nếu thấp hơn 15oC
và cao hơn 35oC sẽ gây nguy hiểm và tôm bắt đầu chết (Trần Văn Hòa và ctv, 2001)
Khoảng pH từ 7,5 - 8,5 là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm, tuy

3


nhiên tôm có thể thích nghi được trong khoảng pH từ 6,0 - 10,0 nhưng sự dao động
trong ngày phải nhỏ hơn 0,5 đơn vị (Đào Mạnh Sơn và ctv, 2003).
Tôm sú là loài rộng muối nhưng cũng tùy từng giai đoạn phát triển của tôm mà
có khả năng tồn tại và phát triển ở diêm độ từ 0 - 45‰ (Trần Văn Hòa và ctv, 2001).
Giống như các loài sống trong nước khác, tôm sú cũng cần có oxy để hô hấp, hàm
lượng oxy hòa tan cần thiết để tôm sống và phát triển từ 3 - 12 mg/L, mức oxy hòa tan
tối ưu để tôm phát triển tốt là từ 4 - 7 mg/L. Ngoài ra tôm sú sống thích hợp với hàm
lượng Amoniac (NH3) thấp hơn 0,1 mg/L, mức độ gây độc của NH3 tùy thuộc vào pH,
khi pH càng cao thì sẽ tăng độc tính của NH3.
2.1.3. Sự lột xác ở tôm sú

Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ
nhất định, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên. Sự lột xác thường xảy ra vào ban đêm.
Sự lột xác đi đôi với việc tăng thể trọng, cũng có trường hợp lột xác nhưng không tăng
thể trọng. Khi quan sát tôm nuôi trong bể, hiện tượng lột xác xảy ra như sau: Lớp biểu
bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước,
theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau, rút ra khỏi lớp vỏ cứng, với động tác
uốn cong mình toàn cơ thể. Lớp vỏ mới mềm sẽ cứng lại sau 1 - 2 giờ với tôm nhỏ, 1 2 ngày đối với tôm lớn. Tôm sau khi mới lột xác, vỏ còn mềm nên rất nhạy cảm với
môi trường sống thay đổi đột ngột. Trong quá trình nuôi tôm, thông qua hiện tượng
này, có thể điều chỉnh môi trường nuôi kịp thời. Hormone hạn chế sự lột xác lột xác
(MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống
mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu,
nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ
mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác (Hồ Thị Ánh Tuyết, 2008).
2.1.4. Quá trình phát triển của tôm sú
Phát triển phôi
Trứng tôm sú có hình cầu, màu vàng xanh, đường kính trung bình 0,30 mm.
Giai đoạn phôi: giai đoạn này bắt đầu từ khi trứng thụ tinh và phân cắt thành 2; 4; 8;
16; 32; 64 tế bào, phôi dâu, phôi nang, phôi vị đến khi nở. Thời gian hoàn tất giai đoạn
này khoảng 12 đến 15 giờ tùy thuộc điều kiện nhiệt độ nước.
Ấu trùng
Ấu trùng lột xác nhiều lần và phát triển qua các giai đoạn Nauplius, Zoae, Mysis
4


Giai đoạn Nauplius
Ấu trùng Nauplius (N) biến thái qua giai đoạn phụ. Nauplius mới nở có hình
quả lê, sau biến đổi dần và trở nên dài ra. Nauplius sống phù du, trôi nổi, hướng quang
và dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Nauplius chia làm 6 giai đoạn phụ (N1 - N6) kéo dài
2 đến 3 ngày. Đặc điểm chủ yếu của các giai đoạn Nauplius như sau:
Nauplius 1 (N1): Ấu trùng mới có hình quả lê có chiều dài trung bình 0,40 mm.

Công thức gai đuôi là 1 + 1. Nauplius 2 (N2): Ấu trùng có chiều dài trung bình 0,45
mm. Công thức gai đuôi là 1 + 1. Trên các gai ở phần phụ có các lông. Nauplius 3
(N3): Ấu trùng có chiều dài trung bình 0,49 mm. Công thức gai đuôi 3 + 3. Cơ thể trở
nên thon hơn. Nauplius 4 (N4): Ấu trùng có chiều dài trung bình 0,55 mm. Cơ thể trở
nên dài hơn, đặc biệt phần đuôi. Công thức gai đuôi 3 + 3. Nauplius 5 (N5) (hình 2.1):
Ấu trùng có chiều dài trung bình 0,61 mm. Công thức gai đuôi 5 + 5 hoặc 5 + 6.
Nauplius 6 (N6):. Phần giáp ngực đã phân biệt rõ. Công thức gai đuôi 7 + 7.

Hình 2.1 Ấu trùng tôm sú giai đoạn Nauplius 5
(URL: />
5


Hình 2.2 Các giai đoạn của ấu trùng Nauplius
(URL: www.fao.org/docrep/field/003/ac232e/AC232E22.gif).
Ấu trùng Zoae
Cơ thể ấu trùng bao gồm ba phần rõ rệt: Đầu (Carapace), ngực (Thorax) và
bụng (Abdomen). Zoae chia làm 3 giai đoạn phụ (Z1-Z3) kéo dài 4 - 5 ngày. Ấu trùng
Zoae sống trôi nổi tầng trên, ăn thực vật phù du (tảo khuê). Ba giai đoạn phụ của Zoae
được phân biệt nhờ sự xuất hiện chuỷ, cuống mắt kép, uropod, sự phân đốt của phần
bụng và sự phát triển của gai lưng và gai bên các đốt bụng.
Zoae 1 (Z1): Ấu trùng có chiều dài trung bình là 1 mm. Phần ngực có 6 tiết, phần
bụng chưa phân đốt. Đầu tròn, đôi mắt kép, chưa có cuống. Công thức gai đuôi 7 + 7.
Zoae 2 (Z2) (hình 2.3): Ấu trùng có chiều dài trung bình là 1.9 mm. Xuất hiện
chủy và 2 hốc mắt ở vùng trước đầu ngực. Cuống mắt kép phát triển. Bụng phân 6 đốt.
Công thức gai đuôi 7 + 7.
Zoae 3 (Z3): Ấu trùng có chiều dài trung bình là 2,70 mm. Phần đầu bao trùm lên
6 đốt ngực đầu tiên. Năm đốt bụng đầu tiên có gai lưng, riêng đốt bụng thứ năm có thêm
2 gai hai bên. Uropod xuất hiện ở đốt cuối đốt bụng thứ 6. Công thức gai đuôi 8 + 8.
6



Hình 2.3 Các giai đoạn ấu trùng Zoae
(Nguồn: Phạm Văn Nhỏ, 2002).
Ấu trùng Mysis (M)
Cơ thể ấu trùng đã giống dạng tôm trưởng thành hơn so với Zoae. Mysis chia
làm 3 giai đoạn phụ (M1 - M3) kéo dài 3 - 4 ngày, Mysis sống ở tầng trên ăn chủ yếu
là phiêu sinh động vật như ấu trùng Artemia, Branchionus plicatilis. Dựa vào sự xuất
hiện và phân đốt của chân bơi, Mysis được phân thành 3 giai đoạn phụ:
Mysis 1 (M1): Ấu trùng có chiều dài thân trung bình 3,40 mm, chân bơi chưa
xuất hiện, năm đôi chân bò phát triển ở phần ngực.
Mysis 2 (M2): Ấu trùng có chiều dài thân trung bình 4,00 mm, chân bơi xuất
hiện ở 5 đôi chân bò đầu tiên và chưa phân đốt.
Mysis 3 (M3): Ấu trùng có chiều dài thân trung bình 4,40 mm, chân bơi phân
thành 2 đốt rõ ràng. M3 biến thái thành bán ấu trùng.

7


Hình 2.4 Các giai đoạn Mysis và Postlarvae 1
(Nguồn: Phạm Văn Nhỏ, 2002).
Hậu ấu trùng Post-larvae (PL)
Hầu hết giai đoạn ấu trùng mất khoảng 9 - 10 ngày, sau đó biến thái sang giai
đoạn hậu ấu trùng (Postlarvae). Giai đoạn này tôm bám thành bể, sống đáy, có hình
dạng giống như tôm trưởng thành. Ngoài động vật phù du tôm ăn cả mùn bã hữu cơ,
sinh vật đáy: Oligochaeta, Polychaeta, Bivalvia.
Postlarvae có hình dạng giống như tôm trưởng thành, chân bơi phân thành 3 đốt.
Postlarvae lột xác nhiều lần để trở thành tôm con. Tuổi Postlarvae được tính
theo ngày kể từ ngày biến thành Postlarvae đầu tiên. Postlarvae có đời sống ở đáy.
Tôm con: Rất giống tôm trưởng thành.

Tôm trưởng thành: Ở giai đoạn này tôm bắt đầu phát dục mạnh mẽ.
Tôm thành thục: Tôm có kích thước lớn hơn so với tôm trưởng thành, hoàn
toàn chín sinh dục, di cư xa bờ, có khi tới vùng biển sâu 160 m để đẻ.
2.2. Sản xuất giống tôm sú
2.2.1. Tình hình sản xuất giống tôm trên thế giới
Nghề nuôi tôm trên thế giới cũng như ở khu vực châu Á đã và đang trong thời kỳ
phát triển rất mạnh, đặc biệt là các nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines, trong đó
Thái Lan là một trong những nước hàng đầu thế giới về nuôi tôm từ năm 1991.
Với sự phát triển của nghề nuôi tôm sú, nghề sản xuất giống đóng một vai trò
hàng đầu rất quan trọng, nếu không có nghề sản xuất giống ra đời thì không thể phát
8


triển nghề nuôi tôm sú. Vì vậy có thể nói nghề sản xuất giống tôm sú trên thế giới rất
phát triển mà đặc biệt là Thái Lan. Sở dĩ châu Á có nghề nuôi và sản xuất giống phát
triển mạnh mẽ là do điều kiện tự nhiện thuận lợi như khí hậu, đất đai v.v… cùng với sự
tiến bộ vượt bậc trong công nghệ sản xuất thức ăn và sinh sản nhân tạo, sự hỗ trợ của
chính phủ trong việc lập chương trình, kế hoạch chuyển giao công nghệ, hợp tác đầu tư.
Tuy nhiên nghề sản xuất giống đang bị ngưng trệ ở một số nước do tình hình nuôi tôm
đang dịch bệnh làm giảm mức tiêu thụ con giống, đặc biệt Đài Loan là nơi gây ra và lây
lan sang các nước khác trong khu vực. Nguyên nhân là do nguồn nước nuôi tôm bị ô
nhiễm nặng nề bởi chất thải của ngành công nghiệp và cũng bởi việc nuôi tôm thâm
canh gây ra.
2.2.2. Tình hình sản xuất giống tôm ở Việt Nam
Nghề sản xuất giống tôm ở nước ta đã hình thành và phát triển từ những năm
1989 - 1990. Cho đến nay, số lượng các trại sản xuất đã phát triển lên đến hàng nghìn
trại. Đây là con số cho chúng ta thấy sự gia tăng nhanh chóng của nghề sản xuất giống
tôm sú trong cả nước. Từ cuối năm 2001 và đầu năm 2002 các trại nuôi tôm giống đã
và đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Trên tất cả các vùng sản xuất giống tôm sú
trong cả nước đều xuất hiện tôm bị nhiễm virus đốm trắng, virus gây bệnh còi và đầu

vàng, ngoài ra còn có các bệnh nhiễm khuẩn thông thường và chủ yếu là do nhóm
Vibrio gây ra cũng khó điều trị. Với chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản và các
chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của chính phủ đã tạo ra sự
chuyển đổi một phần lớn diện tích đất, đặc biệt là đất cát ven biển được khai khẩn để
sản xuất và nuôi trồng thủy sản, đưa diện tích nuôi trồng thủy sản trong hai năm gần
đây tăng gần gấp đôi và hiện nay ở mức gần một triệu ha trong phạm vi cả nước. Hàng
vạn gia đình có công ăn việc làm và thu nhập ổn định.
Tuy nhiên ở một số nơi quy hoạch vùng nuôi tôm chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển nuôi tôm bền vững, hiệu quả. Việc chuyển đổi diện tích nuôi tôm ồ ạt trong khi các
điều kiện cần thiết như hạ tầng thủy lợi cấp thoát nước, trang bị kỹ thuật nuôi, kiểm dịch
con giống kiểm soát môi trường chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến hiện tượng tôm nuôi bị
chết hàng loạt ở nhiều nơi như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Ninh Thuận. Theo báo cáo của Bộ
Thủy sản, đến năm 2005 cả nước đã có 4281 trại tôm giống và đã sản xuất được 28,8 tỉ
con giống. Hiện nay các tỉnh Tây Nam Bộ cũng đã xây dựng được 1240 trại giống để có
thể chủ động hơn về số lượng và chất lượng cho việc nuôi thâm canh và bán thâm canh
9


trong khu vực. Tuy nhiên, khu vực Tây Nam Bộ được đánh giá là nơi có chất lượng tôm
giống kém nhất so với khu vực Trung và Nam Trung Bộ. Vì vậy, các biện pháp để cải
thiện chất lượng và sản lượng tôm giống là cấp bách đối với khu vực ĐBSCL nói chung.
2.3. Một số bệnh thường gặp trên tôm sú
2.3.1. Bệnh do virus
Hiện nay, các bệnh ở tôm sú do virus gây ra chủ yếu là: hội chứng đốm trắng
(WSSV-White Spot Syndrom Virus), hội chứng đầu vàng (YHV- Yellow Head Virus),
bệnh virus Monodon Baculovirus (MBV). Các mầm bệnh (virus) có thể ẩn trong các
giai đoạn sống của vật chủ (tôm nuôi) nhưng có thể gây phát bệnh và làm chết tôm nuôi
khi điều kiện môi trường quá xấu hoặc thay đổi đột ngột gây sốc cho tôm nuôi, ảnh
hưởng đến sức đề kháng của tôm, tạo cơ hội cho virus xâm nhập và lây lan rất nhanh,
gây chết hàng loạt.

2.3.2. Bệnh do vi khuẩn
Vi khuẩn là một trong các tác nhân gây bệnh chủ yếu cho vật nuôi thủy sản, theo
thống kê của C. Sindermann và D. Lightner (1988) cho thấy bệnh tôm do vi khuẩn gây
ra chiếm tới 45,3% tổng số các loại bệnh ở tôm sú nuôi, trong khi bệnh do virus chiếm
25,3%, bệnh do nấm chiếm 2,7% và bệnh do kí sinh trùng chiếm 26,7%.
Theo các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy: có thể có tám gống vi khuẩn có liên
quan đến bệnh tôm, nhưng trong đó có hai giống gây tác hại lớn đến tôm, đó là giống vi
khuẩn dạng sợi (Leucothrix sp.) và giống vi khuẩn Vibrio (Lavilla-Pitogo, 1995).
Vi khuẩn dạng sợi thường gây ra sự cảm nhiễm ở các cơ quan bên ngoài (phần phụ,
mang và vỏ). Ngược lại, Vibrio có khả năng cảm nhiễm trên cả bên trong lẫn bên ngoài.
Sự cảm nhiễm bên ngoài của Vibrio thể hiện ở một số dấu hiệu của bệnh mòn vỏ,
sự xuất hiện một số điểm trắng và điểm đen trên vỏ, một số thương tổn và hoại tử của
phần phụ và đuôi tôm. Sự cảm nhiễm bên trong thường gặp ở một số trường hợp bệnh
cấp tính, khi đó có thể phân lập được vi khuẩn Vibrio từ máu, cơ, gan và ruột tôm.
2.3.1.1. Đại cương về vi khuẩn Vibrio
Là vi khuẩn Gram âm, hình que, hai đầu không đều nhau nên có dạng hình dấu
phẩy, di động, sống kị khí tùy nghi.
Tất cả các loài trong giống Vibrio đều cần muối để phát triển (trừ Vibrio
cholera). Vì đây là các vi khuẩn ưa mặn nên chúng thường xuyên được phân lập từ các
vùng nước ven biển hoặc trong các loài động vật sống ở biển.
10


Các loài Vibrio đều có phản ứng Catalase và Oxydase dương tính, lên men
glucose nhưng không sinh hơi. Tất cả các loài thuộc giống này đều không sinh H2S.
2.3.1.2. Một số bệnh liên quan đến nhóm vi khuẩn Vibrio
Các loài vi khuẩn thuộc nhóm Vibrio gây bệnh thủy sản nuôi nước mặn và nước
lợ: V. alginolyticus, V. parahaemolyticus, V. anguillarum, V. haveyi, V. damsela, V.
vulnificus, V. penaeicida.
Bảng 2.1 Một số bệnh tôm liên quan đến nhóm Vibrio (Trần Thị Việt Ngân, 2002)

Giai đoạn phát
Bệnh

Nguyên nhân

Triệu chứng

bệnh

Ấu trùng di chuyển hoặc chết đáy
mang ánh sáng xanh. Phần lớn ấu
Bệnh

Do V.harveyi,

Bệnh bộc phát ở

trùng bơi bình thường, một số bơi

phát

V.alginolyticus,

mọi giai đoạn ấu

không định hướng. Khi sắp chết,

sáng

V.splendidus…


trùng của tôm.

ấu trùng chìm xuống đáy và phát
sáng toàn thân (Lavilla-Pitogo,
1990).

Bệnh
đốm
đen

Do V.vulnificus,

Có thể xảy ra ở bất Ăn kém, phản ứng yếu với những

V.parahaemolyticus, kỳ giai đoạn nào

kích thích và bơi mất thăng bằng.

V.alginolyticus.

trong chu kì đời

Một số tôm mang những đốm đen

(Lightner 1988).

sống của tôm sú.

lõm sâu xuống vỏ.

Mang tôm có thể có màu nâu,

Bệnh
đen
mang

Do Vibrio,

Xảy ra ở bất kỳ

xanh hoặc vàng. Các nguyên sinh

Aeromonas,

giai đoạn nào

động vật bám đầy ở chân bơi.

Pseudomonas,

trong chu kì đời

Khi bị nhiễm nặng, tôm giảm hoạt

Flavobacterium…

sống của tôm sú.

động, lột xác kém, ăn ít, hô hấp
bị cản trở.


Bệnh

Do V.vulnificus,

mòn

V.parahaemolyticus,

vỏ

V.alginolyticus.

Tôm mang những đốm đen lõm
Xảy ra ở tất cả các

sâu xuống vỏ, chân bò, chân bơi

giai đoạn.

bị ăn mòn. Tốc độ sinh trưởng
kém.

11


2.4. Chế phẩm vi sinh
2.4.1. Tình hình nghiên cứu chế phẩm vi sinh
2.4.1.1. Tình hình chung
Trong hai thập kỷ qua, việc sử dụng chế phẩm vi sinh để thay thế cho việc sử

dụng thuốc kháng sinh đã trở thành một bước tiếp cận đầy hứa hẹn trong nuôi trồng thủy
sản, đặc biệt là trong việc ương nuôi ấu trùng cá và giáp xác. Những nghiên cứu đầu tiên
trong việc phân lập probiotic từ môi trường nuôi thủy sản đã được báo cáo vào cuối thập
kỷ 1980 (Dopazo và ctv, 1988). Trong các hệ thống nuôi thủy sản, sự tương tác giữa vi
sinh vật và vật chủ không chỉ giới hạn trong hệ tiêu hoá. Probiotic cũng có thể hoạt động
trên mang hoặc da cá hoặc trong môi trường nuôi. Vì vậy, Verschuere và ctv (2000) đã
đề nghị một định nghĩa mới cho probiotic, cho phép ứng dụng thuật ngữ “probiotic”
trong nuôi trồng thủy sản. Probiotic là tế bào vi sinh vật sống có ảnh hưởng có lợi đối
với vật chủ, bằng cách làm thay đổi hệ vi sinh vật trong môi trường nuôi, bằng cách làm
gia tăng hiệu quả sử dụng thức ăn hoặc giá trị dinh dưỡng của thức ăn, làm gia tăng sức
đề kháng của vật chủ đối với bệnh, hoặc cải thiện chất lượng của môi trường nuôi.
Trong những năm gần đây có khá nhiều công trình tổng quan về tình hình sử dụng
probiotic trong nuôi trồng thủy sản (Irianto và Austin, 2002; Vine và ctv, 2006). Những
nghiên cứu probiotic trong thời gian gần đây đã chú ý nhiều hơn đến ứng dụng cho ấu
trùng cá và giáp xác và cho thức ăn tự nhiên (Vine và ctv, 2006). Việc điều chỉnh hệ vi
sinh của ấu trùng tôm cá thông qua việc bổ sung probiotic đã được đề nghị như một
phương pháp để đưa những vi sinh vật có lợi vào trong hệ tiêu hoá của ấu trùng
(Verschuere và ctv, 1999).
2.4.1.2. Tình hình trong nước
Trong những năm gần đây, để giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hóa chất
trong nuôi trồng thủy sản, việc nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng
bệnh và cải thiện môi trường trong quá trình nuôi tôm ở nước ta đang phát triển mạnh
(FICen, 2007). Theo Cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hiện có khoảng trên 200 thương
hiệu chế phẩm sinh học và vitamin đang bán trên thị trường nước ta. Đa số các chế
phẩm sinh học có nguồn gốc nhập ngoại, giá bán của các loại chế phẩm này khá cao,
nên đã gây khó khăn cho người nuôi trồng thủy sản trong việc lựa chọn một sản phẩm
vừa đạt chất lượng vừa có giá thành rẻ. Với lý do đó, các Viện nghiên cứu, các nhà
khoa học trong nước với sự hỗ trợ kinh phí từ Nhà nước đã nghiên cứu thành công một
12



số các chế phẩm sinh học có giá thành tương đối rẻ nhưng chất lượng thì không thua
các sản phẩm của nước ngoài.
Các nhà khoa học tại Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên đã nghiên cứu và sản
xuất thành công chế phẩm EBS2 để bổ sung vào thức ăn trong nuôi trồng thủy sản.
EBS2 có vai trò quan trọng như những vitamin kích thích trong quá trình sinh trưởng
của các đối tượng nuôi trồng thủy sản. Kết quả thử nghiệm với cua biển cho thấy trong
22 ngày đầu lô cua dùng thức ăn tổng hợp có bổ sung EBS2 đạt tốc độ tăng trưởng
3,5%. Trong khi đó lô không bổ sung EBS2 có tốc độ tăng trưởng là 0,9% và lô dùng
thức ăn tự nhiên có tốc độ tăng trưởng là 0,5% (Phòng Hóa sinh biển, Viện Hóa học các
hợp chất thiên nhiên).
Nguyễn Hữu Phúc tại Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh đã
nghiên cứu chế tạo thành công hai chế phẩm sinh học để nuôi tôm. Hai chế phẩm này có
tên là Probact dùng để trộn vào thức ăn của tôm, và Ecobact dùng để xử lý môi trường
nước trong ao nuôi tôm. Hai chế phẩm sinh học này có tác dụng giảm thiểu vi sinh vật
gây bệnh cho tôm, cải thiện chất lượng nước và bùn trong các ao nuôi tôm (góp phần
tăng tính miễn dịch cho tôm trong quá trình nuôi). Bước đầu hai chế phẩm này đã được
sử dụng thử nghiệm tại một số hộ nông dân ở huyện Cần Giờ, Nhà Bè, các tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long, cho kết quả khá tốt. Tôm ít bị bệnh, tăng trưởng tốt, năng suất thu
hoạch tăng từ 30 - 45%.
Ngoài ra, chế phẩm sinh học Biochie bao gồm một số chủng thuộc chi Bacillus
(Bacillus subtilis, Bacillus megaterium, Bacillus licheniformis) và Lactobacillus
(Lactobacillus acidophilus). Chúng có chức năng phân hủy hợp chất hữu cơ bằng cách
tiết ra các enzyme như protease, amylase. Chúng còn có khả năng tổng hợp chất kháng
khuẩn làm giảm số lượng vi sinh vật gây bệnh phát triển quá mức như Vibrio,
Aeromonas. Sử dụng chế phẩm sinh học Biochie để xử lý nước nuôi tôm cá có tác dụng
làm giảm lượng bùn hữu cơ, giảm chu kỳ thay nước và cải thiện môi trường (tăng oxi
hòa tan, giảm COD, BOD). Ngoài ra, còn có tác dụng giảm đáng kể tỷ lệ chết, tỷ lệ còi
cọc, tăng sản lượng và giảm mùi hôi của ngư trường (Vũ Thị Thứ, 2004a).
Thêm vào đó, chế phẩm sinh học BioF có chứa chủng Lactobacillus

acidophillus được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản có tác dụng tăng khả năng hấp
thụ thức ăn và hạn chế bệnh do Aeromonas, Vibrio gây ra. Những nghiên cứu gần đây
đã cho thấy khi bổ sung BioF vào thức ăn tôm làm tăng tỷ lệ sống và đặc biệt tăng
13


đáng kể sản lượng tôm trong ao. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã thử nghiệm nuôi
tôm giống tại Sơn Thủy, Hà Nội. Tôm giống được nuôi trong các tráng kích thước 3 x
2 x 1,5 m. Chỉ sau 5 ngày thử nghiệm đã thấy sự khác biệt về chiều dài và trọng lượng
của tôm ở tráng có sử dụng chế phẩm so với đối chứng. Tiếp tục theo dõi sau 24 ngày
thấy chiều dài trung bình của tôm ở bể thử nghiệm là 1,97 cm, ở lô đối chứng là 1,71
cm. Kết quả bước đầu cho thấy sử dụng BioF để nuôi tôm giống rất hiệu quả, tôm tăng
trưởng nhanh, khỏe, đồng đều (Vũ Thị Thứ, 2004b).
Vừa qua Viện Sinh học Nhiệt đới được sự hỗ trợ kinh phí của Sở Khoa học và
Công nghệ TP.Hồ Chí Minh đã thành công trong việc nghiên cứu và sản xuất chế phẩm
probiotic BioII gồm hỗn hợp các vi sinh vật sống và enzyme tiêu hóa dùng trong nuôi
trồng thủy sản (Võ Thị Hạnh và ctv, 2004). Chế phẩm này đã được khảo nghiệm trên ao
nuôi tôm sú ở các tỉnh cho kết quả khả quan và được Công ty thuốc thú y và nuôi trồng
thủy sản đưa ra thị trường.
Chế phẩm EM được giáo sư Teruo Higa Nhật Bản phát minh năm 1980, được
ứng dụng trong các lĩnh vực nông-ngư nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, chế phẩm EM
ở dạng lỏng được nhân giống từ EM gốc của Nhật Bản với mật độ tế bào vi sinh vật có
lợi cho nuôi trồng thủy sản thấp (< 107 CFU/mL) nên hiệu qủa sử dụng không cao. Để
góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả chế phẩm EM, nhờ sự hỗ trợ kinh phí của
Sở Khoa học và Công nghệ Tp.HCM, phòng Vi sinh ứng dụng - Viện Sinh học Nhiệt
đới đã nghiên cứu sản xuất ra chế phẩm VEM sử dụng bổ sung với chế phẩm BioII.
Chế phẩm VEM (Vietnamese effective microorganisms) gồm tập hợp các vi sinh vật
hữu ích có trong chế phẩm EM. Ngoài ra, còn có thêm một số lòai vi khuẩn Bacillus
spp. được chọn lọc và vi khuẩn quang dưỡng, không chỉ có tác dụng cải thiện môi
trường nước nuôi trồng thủy sản mà còn cạnh tranh và đối kháng với các loài vi khuẩn

gây bệnh tôm-cá. Mật độ tế bào vi khuẩn Bacillus spp. và vi khuẩn quang dưỡng thêm
vào tương ứng là 1010 và 107 CFU/mL (Võ Thị Hạnh và ctv, 2004).
2.4.2. Quorum sensing và ứng dụng trong quản lí hệ vi sinh
2.4.2.1. Định nghĩa quá trình quorum sensing
Trong vòng một thập kỷ trở lại đây, việc phát hiện ra hệ thống “quorum
sensing” đã làm cơ sở cho chiến lược kiểm soát vi khuẩn gây bệnh, thông qua việc ức
chế độc lực của vi khuẩn gây bệnh mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
Đây là ưu điểm của bước tiếp cận mới này so với những phương pháp đã sử dụng
14


×