Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

XÁC ĐỊNH NHU CẦU TỐI ƯU VỀ PROTEIN VÀ NĂNG LƯỢNG CHO CÁ CHẼM (Lates calcarifer) Ở GIAI ĐOẠN NUÔI THƯƠNG PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (983.55 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH NHU CẦU TỐI ƯU VỀ PROTEIN
VÀ NĂNG LƯỢNG CHO CÁ CHẼM (Lates calcarifer)
Ở GIAI ĐOẠN NUÔI THƯƠNG PHẨM

Ngành học

: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN SINH
Niên khóa

: 2005 - 2009

Tháng 8/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
XÁC ĐỊNH NHU CẦU TỐI ƯU VỀ PROTEIN
VÀ NĂNG LƯỢNG CHO CÁ CHẼM (Lates calcarifer)
Ở GIAI ĐOẠN NUÔI THƯƠNG PHẨM

Hướng dẫn khoa học



Sinh viên thực hiện

TS. VŨ ANH TUẤN

NGUYỄN VĂN SINH

Tháng 8/2009


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành nhất đến cha mẹ tôi, những người đã
có công sinh thành và dạy dỗ tôi nên người.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí
Minh đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong những năm học vừa qua.
Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ
ban lãnh đạo và tập thể các anh chị đang làm việc ở Trại Thực Nghiệm Thủy Sản Bạc
Liêu. Trong đó tôi xin chân thành cảm ơn:
- TS. Vũ Anh Tuấn đã trực tiếp hướng dẫn tôi về phương pháp nghiên cứu, tài
liệu khoa học và thầy đã tận tình giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực tập,
giúp tôi hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp này.
- Tập thể các anh chị làm việc tại trại thực nghiệm thủy sản Bạc Liêu, đặc biệt
là chị An, anh Bình, anh Hiệp và gia đình anh Chính đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ tôi
hết mình trong quá trình tôi thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn gia đình thầy Phúc và gia đình bác Tài, những người đã giúp
đỡ, động viên tinh thần tôi rất nhiều trong suốt khoảng thời gian tôi ở Bạc Liêu.
Cuối cùng là cảm ơn các bạn lớp Công nghệ sinh học 31 thân mến đã cùng tôi
đồng hành trên suốt chặng đường đại học.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Sinh

iii


TÓM TẮT
Đề tài ”Xác định nhu cầu tối ưu về protein và năng lượng cho cá chẽm
Lates Calcarifer ở giai đoạn nuôi thương phẩm” được tiến hành tại Trại Thực
Nghiệm Thủy Sản Bạc Liêu thuộc Phân Viện Nghiên Cứu Thủy Sản Minh Hải,
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2. Thời gian từ tháng 2/2009 đến tháng
7/2009.
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu tối ưu về protein và năng lượng
cho cá chẽm (Lates calcarifer) ở giai đoạn cá thương phẩm bằng cách cho cá chẽm ăn
các khẩu phần thức ăn chứa các mức protein và mức năng lượng khác nhau đã được
cân bằng thành phần các acid amin thiết yếu. Nghiên cứu này là một phần của đề tài
cấp nhà nước do Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2 chủ trì: KC06.15/06-10
“Nghiên cứu sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thương phẩm cá chẽm (Lates
calcarifer), cá giò (Rachycentron canadum) phục vụ xuất khẩu”.
Nội dung nghiên cứu là theo dõi các chỉ tiêu chất lượng nước thí nghiệm về
nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH, độ mặn. Theo dõi tăng trọng trung bình và tốc độ tăng
trưởng, tỷ lệ sống, việc sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá chẽm
nhằm xác định nhu cầu tối ưu về protein và năng lượng trong thức ăn viên cho cá
chẽm thịt.
Các kết quả đạt được sau nghiên cứu này là chúng tôi nhận thấy cá chẽm
tăng trưởng tốt dưới các điều kiện quản lý của thí nghiệm. Và chúng tôi cũng đã xác
định được tăng trọng trung bình, tốc độ tăng trưởng cao nhất ở cá ăn thức ăn chứa 47%
và 58% protein ở các mức năng lượng 18, 20 và 22 MJ/kg. Hệ số sử dụng protein
(PER) cao nhất ở công thức chứa 47% protein và 22 MJ/kg năng lượng thô. Hệ số
chuyển hóa thức ăn thấp nhất ở cá ăn thức ăn chứa 58% protein thô và ở cả 3 mức
năng lượng 18, 20 và 22 MJ/kg. Tỷ lệ protein trên năng lượng (P/E) trong khẩu phần

thích hợp nhất cho cá chẽm thịt cỡ 370 - 576 g là 89,28 mg/kcal.

iv


SUMMARY
The research namely “Define the optimal protein and energy demands for
grower Barramundi (Lastes Calcarrifer)”. This thesis was carried out at Bac Liêu
Eperimental Station for Aquaculture, Minh Hai Eperimental sub-institute for Fisheries
Research, Research Institute for Aquaculture No.2 from February, 2009 to July, 2009.
The objective of this study was to determine the optimal protein and energy
demands for grower Barramundi (Lastes Calcarrifer) by using practical diets which
were formulated to contain three protein levels and three energy levels while the
essential amino acid balance of the protein was the most important. This thesis was a
part of the national topic which was presided over by Research Institute for Aquaculture
No.2: KC06.15/06 -10.
Contents of this research:
To monitor the quality of water.
To monitor gain weight of fish.
To monitor survival of fish.
To monitor protein efficiency ratio specific growth rate of fish.
Results obtained from this study:
The quality of eperimental water was appropriate for Barramundi’s growth.
Gain weight and SGR was highest for fish fed the diets containing 47% or 58%
crude protein and 18, 20 or 22 MJ/kg gross energy.
The diet with P/E ratio of 89,28 mg/kcal appeared optimum for grower
Barramundi (370 - 576 g body weight).
PER was highest for fish fed the diet containing 47% protein và 22 MJ/kg
energy. The best FCR was obtained for fish fed diets containing 58% protein and 18,
20 or 22 MJ/kg gross energy.


v


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... iii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iv
SUMMARY................................................................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ......................................................................................... ixi
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................ xi
Chương 1 MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Yêu cầu của đề tài.....................................................................................................2
1.3. Nội dung thực hiện ...................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................2
2.1. Nghiên cứu dinh dưỡng ở cá ....................................................................................3
2.2. Năng lượng trong thức ăn thủy sản ..........................................................................3
2.2.1. Sự biến đổi và phân bố các dạng năng lượng trong hoạt động sống ............................. 3
2.2.2. Nguồn cung cấp năng lượng trong thức ăn ..................................................................... 4
2.2.3. Nhu cầu năng lượng của các loài cá................................................................................. 5
2.3. Nhu cầu protein của cá .............................................................................................7
2.4. Tỷ lệ tối ưu protein và năng lượng trong thức ăn.....................................................7
2.5. Các acid amin thiết yếu (EAA) ................................................................................8
2.5.1. Khái niệm acid amin thiết yếu và acid amin không thiết yếu ........................................ 8
2.5.2. Nhu cầu các acid amin thiết yếu ở cá............................................................................... 9
2.5.3. Cân bằng nhu cầu các acid amin thiết yếu....................................................................... 9
2.6. Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.....................................................................9
2.6.1. Nguyên liệu cung cấp năng lượng.................................................................................... 9

2.6.2. Nguyên liệu cung cấp protein......................................................................................... 10
2.6.3. Chất phụ gia..................................................................................................................... 10
2.7. Đặc điểm sinh học cơ bản của cá chẽm Lates calcarifer .......................................11
2.7.1. Đặc điểm phân loại và hình thái..................................................................................... 11
2.7.2. Đặc điểm phân bố............................................................................................................ 12
vi


2.7.3. Vòng đời cá chãm ........................................................................................................... 13
2.7.4. Tính ăn của cá chẽm........................................................................................................ 13
2.7.5. Phân biệt giới tính cá chẽm............................................................................................. 14
2.8. Tình hình nuôi trồng cá chẽm trên thế giới và ở Việt Nam....................................14
2.8.1. Tình hình nuôi trồng cá chẽm trên thế giới ................................................................... 14
2.8.2. Tình hình nuôi trồng cá chẽm tại Việt Nam.................................................................. 15
2.9. Các công trình nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá chẽm ...........................16
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................22
3.1. Địa điểm và thời gian thực hiện đề tài....................................................................22
3.1.1. Địa điểm thực hiện đề tài................................................................................................ 22
3.1.2. Thời gian thực hiện đề tài ............................................................................................... 22
3.2. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................................22
3.2.1. Vật liệu sinh học.............................................................................................................. 22
3.2.2. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất .......................................................................................... 22
3.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................23
3.3.1. Xác định thành phần sinh hóa của nguyên liệu............................................................. 23
3.3.2. Thiết kế các khẩu phần thức ăn ...................................................................................... 23
3.3.3. Chuẩn bị thức ăn.............................................................................................................. 25
3.3.4. Chuẩn bị cá ...................................................................................................................... 25
3.3.5. Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm ........................................................................................ 25
3.3.6. Thiết kế thí nghiệm ......................................................................................................... 27
3.3.7. Chăm sóc và quản lý thí nghiệm .................................................................................... 27

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...................................................................29
4.1. Kết quả....................................................................................................................29
4.1.1. Kết quả theo dõi các yếu tố chất lượng nước trong suốt 8 tuần thí nghiệm ................ 29
4.1.2. Kết quả về trọng lượng ban đầu, trọng lượng cuối, TTTB và SGR ............................ 30
4.1.3. Kết quả về PER, FCR và tỷ lệ sống của cá thí nghiệm................................................. 33
4.2. Thảo luận ................................................................................................................35
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................39
5.1. Kết luận...................................................................................................................39
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40
vii


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AWG Average Weight Gain
CP

Crude Protein

Ctv

Cộng tác viên

DHA Docosahexanoeic acid
DP/DE
DO

Digested Protein/Digested Energy


Degree Oxygen

EAA Essential Acid Amin
EPA Eicosapentanoeic acid
FW

Final Weight

FCR Feed conversion ratio
GE

Gross Energy

IW

Initial Weight

NFE Nitrogen free extract
NRC National Research Council
P/E

Protein/Energy

PPD The Primary Production Department
PER Protein efficiency ratio
SGR Specific growth rate
SE

Standard Error


SUR Survival
TCCA Tricholoroisocyanuric acid
Tp

Thành phố

TTTB Tăng trọng trung bình

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Nhu cầu năng lượng duy trì ở ba nhóm cá ......................................................5
Bảng 2.2 Nhu cầu năng lượng ở một số loài cá so với các động vật khác ............................ 6
Bảng 2.3 Tỉ lệ năng lượng tối ưu trong thức ăn của các loài cá .....................................6
Bảng 2.4 Danh sách các acid amin thiết yếu, không thiết yếu và thiết yếu một phần ........... 8
Bảng 3.1 Thành phần các công thức thí nghiệm tính theo vật chất khô .......................24
Bảng 4.1 Kết quả về trọng lượng ban đầu, trọng lượng cuối và TTTB........................32
Bảng 4.2 Kết quả PER, FCR và tỷ lệ sống ..................................................................35

ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Phác họa hình thái cá chẽm............................................................................12
Hình 2.2 Bản đồ phân bố khu vực sống cá chẽm trên thế giới.....................................13
Hình 2.3 Sản lượng nuôi trồng cá chẽm Lates Calcarifer toàn cầu .............................15
Hình 3.1 Hình chụp phần mềm phối trộn thức ăn Brill Feed Formulation ..................23
Hình 3.2 Hình chụp thức ăn thí nghiệm........................................................................25
Hình 3.3 Sơ đồ bố trí hệ thống thí nghiệm ...................................................................26

Hình 3.4 Hình chụp hệ thống thí nghiệm. ....................................................................26
Hình 4.1 Sự biến thiên của chỉ số độ mặn nước và nhiệt độ nước theo thời gian ........29
Hình 4.2 Sự biến thiên của chỉ số pH nước và DO theo thời gian ...............................30
Hình 4.3 Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khác nhau lên TTTB. ................ 33
Hình 4.4 Ảnh hưởng của các mức năng lượng và protein khác nhau lên FCR ............34

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Từ thực tế sản xuất, chi phí thức ăn được xem là chi phí hoạt động cao nhất trong
nuôi trồng thủy sản. Cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành nuôi trồng thủy sản trên
khắp thế giới trong suốt ba thập kỷ vừa qua, ngành công nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản
cung cấp cho các đối tượng thủy sinh cũng đang phát triển với tốc độ rất cao.
Các loài cá vây tia đặc biệt là các loài cá ăn thịt như cá chẽm, cá hồi, cá chình
được nuôi nhiều ở Nhật Bản, các nước Đông Nam Á, châu Âu và Bắc Mĩ, tất cả đều là
những loài cá có giá trị kinh tế cao. Với hình thức nuôi thâm canh, các nguồn dinh
dưỡng được bổ sung từ bên ngoài vào là chủ yếu đã làm cho chi phí thức ăn trở thành
vấn đề quan trọng hơn hết khi nuôi trồng các loại đối tượng thủy sinh này. Điều này
làm cho các công ty sản xuất thức ăn công nghiệp tại các quốc gia, các tổ chức quốc tế
và chính phủ các nước phải đầu tư tập trung nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của
các loài cá này nhiều hơn, tìm kiếm các nguồn nguyên liệu mới nhằm sản xuất ra các
loại thức ăn nhân tạo ưu việt hơn, có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các công ty
khác trên thị trường về giá cả lẫn chất lượng.
Cá chẽm là loài cá ăn thịt mà gần đây được nuôi ở nhiều nước trên thế giới
như: Australia, Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và
Hà Lan. Ở Việt Nam, cá chẽm được phát triển nuôi nhiều ở cả miền Bắc, miền Trung
và miền Nam. Cá chẽm đang trở thành mặt hàng xuất khẩu rất có giá trị kinh tế của

nước ta.
Các nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá chẽm đã được nhiều tác giả đề
cập, chủ yếu là ở giai đoạn cá chẽm giống. Tuy nhiên Glencross (2004) đã đề xuất là
trong thời gian tới nên tập trung nghiên cứu ở cá chẽm thịt, cỡ cá trung bình lớn hơn
500 g, nhằm xác định lại nhu cầu một số chất dinh dưỡng chính, đặc biệt là nhu cầu
của một số acid amin thiết yếu. Bởi vậy xác định nhu cầu tối ưu về protein và năng
lượng khi các acid amin thiết yếu được cân bằng ở cỡ cá chẽm thịt nên được ưu tiên
nghiên cứu.

1


1.2. Yêu cầu của đề tài
Xác định được tỷ lệ tối ưu P/E trong thức ăn viên để cá chẽm thịt đạt tăng
trọng, tốc độ lớn, tỷ lệ sống và hệ số sử dụng protein cao nhất.
Xác định được tỷ lệ tối ưu P/E trong thức ăn để cá chẽm thịt có hệ số chuyển
hóa thức ăn thấp nhất.
1.3. Nội dung thực hiện
Theo dõi chất lượng nước thí nghiệm (nhiệt độ, ôxy hòa tan, pH, độ mặn).
Theo dõi tăng trọng của cá (tăng trọng trung bình, tốc độ tăng trưởng).
Theo dõi tỷ lệ sống của cá.
Theo dõi việc sử dụng thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ăn (hệ số chuyển hóa
thức ăn, hệ số sử dụng protein) của cá chẽm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nghiên cứu dinh dưỡng ở cá

Theo Guillaume và ctv (1999), so với các động vật sống trên cạn, các loài động
vật thủy sản có một sự đa dạng rất lớn về số lượng loài và nhu cầu dinh dưỡng. Các
loài động vật thủy sản nói chung và các loài cá nói riêng có những đặc điểm rất chuyên
biệt và rất khác so với các động vật trên cạn trong lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng
(trích dẫn bởi Lê Thanh Hùng, 2008).
Vì vậy, cần có những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của cá loài cá nhiều
hơn nữa, để làm cơ sở cho việc thâm canh hóa các loài cá nuôi, giảm giá thành các loại
thức ăn nhân tạo, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho những người nuôi trồng thủy
sản, tạo ra các nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người sử dụng (De
Silva và Anderson, 1995).
2.2. Năng lượng trong thức ăn thủy sản
2.2.1. Sự biến đổi và phân bố các dạng năng lượng trong hoạt động sống
Các sinh vật dị dưỡng sử dụng các năng lượng giải phóng từ sự phân cắt các
phân tử sinh học của các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn như: protein, lipid và
carbohydrate. Năng lượng thức ăn có một giá trị quan trọng trong việc xác định khẩu
phần, cũng như thiết lập các công thức phù hợp cho từng giống loài cá và từng giai
đoạn phát triển (De Silva và Anderson, 1995).
Lê Thanh Hùng (2008) cho rằng trong dinh dưỡng học, năng lượng thức ăn
được diễn tả dưới nhiều dạng khác nhau như năng lượng thô, năng lượng tiêu hóa,
năng lượng trao đổi, năng lượng tỏa nhiệt và năng lượng thực.
Theo Smith (1989), năng lượng thô (GE) là năng lượng được phóng thích dưới
dạng nhiệt khi một chất bị oxi hóa hoàn toàn thành CO2, NO2 hoặc H2O. Việc xác định
năng lượng thô thường được thực hiện bằng cách dùng một calorie dạng quả bom. Một
lượng mẫu khô đã xác định được cho vào trong một chén sứ chịu nhiệt đặt trong một
bình áp suất kín, oxi nguyên chất được cho vào bình áp suất và mẫu được đốt cháy.
Năng lượng có trong mẫu được xác định bằng nhiệt tạo ra từ quá trình oxi hóa của nó.
Ngoài phương pháp đo trực tiếp trên, năng lượng thô được xác định dựa vào giá trị
3



năng lượng của thành phần dinh dưỡng thức ăn được tính toán và có trị số lần lượt
bằng 23,7 kJ/g; 39,5 kJ/g và 17,2 kJ/g (Guillaume và ctv, 1999).
2.2.2. Nguồn cung cấp năng lượng trong thức ăn
2.2.2.1. Lipid dưới dạng một nguồn năng lượng
Theo Lê Thanh Hùng (2008), lipid là nguồn năng lượng dự trữ chủ yếu trong
thực và động vật. Lipid chứa năng lượng trên một đơn vị trọng lượng nhiều hơn bất kì
thành phần dinh dưỡng nào khác với giá trị năng lượng tương đương 8500 - 9000
kcal/kg thức ăn. Do có độ tiêu hóa cao, lipid thường được bổ sung vào thức ăn của
nhiều loài cá, đặc biệt là cá loài cá ăn động vật. Sử dụng lipid trong thức ăn sẽ có tác
dụng chia sẻ nhu cầu năng lượng của protein.
Mỡ động vật trên cạn, dầu mỡ động vật thủy sản và dầu thực vật là nguồn cung
cấp lipid nhiều nhất, thành phần các acid béo trong các nguồn nguyên liệu này có thể
chứa 95 - 99% lipid (Hertrampf và Piedad - Pascual, 2000).
2.2.2.2. Carbohydrate dưới dạng một nguồn năng lượng
Carbohydrate sử dụng trong thức ăn thủy sản gồm ba thành phần chủ yếu là tinh
bột, cellulose và chitin. Đây là nguồn thức ăn rẻ tiền, cung cấp năng lượng chính cho
các loài cá ăn tạp và ăn thực vật như cá tra, cá basa, cá rô phi. Carbohydrate có giá trị
năng lượng trao đổi từ 0 kcal (cho cellulose) đến 3800 kcal/kg thức ăn (cho tinh bột).
Tinh bột có giá trị năng lượng tiêu hóa trong khoảng 1200 - 2000 kcal/kg. Nếu nấu
chín tinh bột hay hồ hóa khi ép viên thức ăn, có thể giúp tăng năng lượng tiêu hóa tinh
bột lên 3200 kcal/kg (Lê Thanh Hùng, 2008).
2.2.2.3. Protein dưới dạng một nguồn năng lượng
Protein là thành phần dinh dưỡng tương đối đắt tiền. Bột cá là nguồn cung cấp
protein chủ yếu trong các khẩu phần thức ăn cho các loài cá ăn động vật (NRC, 1993).
Protein trong thức ăn là thành phần dinh dưỡng rất quan trọng. Protein chứa
một lượng lớn các acid amin thiết yếu, giúp tổng hợp nên protein trong cơ thể động vật
thủy sản. Protein vừa có vai trò liên quan đến tăng trưởng cũng như cung cấp năng
lượng cho động vật thủy sản, năng lượng tiêu hóa của protein khoảng 4500 kcal/kg (Lê
Thanh Hùng, 2008).
Theo Lê Thanh Hùng (2008), sản lượng sản xuất bột cá trên toàn cầu đang giảm

dần và giá bột cá liên tục tăng trong vòng nhiều năm, nên một loạt các nghiên cứu đã
4


tập trung vào hiệu quả của việc thay thế bột cá bằng một sồ nguồn protein khác như
protein thực vật: bột đậu nành, bánh dầu đậu phộng, phối hợp với một tỉ lệ cá protein
động vật khác như bột phế phẩm gia cầm, bột xương thịt.
De Silva và Anderson (1995) cho rằng các nhà dinh dưỡng ngày nay thường lập
công thức khẩu phần theo chiều hướng sử dụng các nguồn năng lượng không phải là từ
protein mà từ lipid hay carbohydrate, điều này giúp giảm chi phí nguyên liệu thức ăn
mà còn giúp phần lớn protein trong khẩu phần tập trung vào hướng tổng hợp protein
trong cơ thể động vật thủy sản. Các nguồn năng lượng trong khẩu phần được biết là có
thể thay thế cho protein là các carbohydrate ở cá chình (Degani và Viola, 1987), các
lipid ở cá hồi cầu vồng (Medland và Beamish, 1985) và ở cá rô phi lai (De Silva và
ctv, 1991) (trích dẫn bởi De Silva và Anderson, 1995).
2.2.3. Nhu cầu năng lượng của các loài cá
2.2.3.1. Nhu cầu năng lượng duy trì
Theo NRC (1993), nhu cầu năng lượng duy trì là năng lượng cần thiết có trong
thức ăn, để cá đạt cân bằng giữa năng lượng hấp thu và tiêu thụ. Nghĩa là thức ăn cá
hấp thụ trong suốt khoảng thời gian thí nghiệm chỉ giúp cá giữ được trọng lượng vẫn
không đổi (trích dẫn bởi Lê Thanh Hùng, 2008).
Năng lượng duy trì thay đổi tùy theo từng loại cá, khi nhiệt độ tăng cao, năng
lượng duy trì có khuynh hướng tăng lên, cá càng nhỏ thì nhu cầu năng lượng duy trì sẽ
càng cao (Guillaume và ctv, 1999).
Bảng 2.1 Nhu cầu năng lượng duy trì ở ba nhóm cá (Guillaume và ctv, 1999)
Giống loài

Trọng lượng

Nhiệt độ (oC)


(kJ/kg/ngày)

cá (g)
Cá chép

Năng lượng duy trì

80

10

28

80

20

67

Nhóm cá

10 - 20

25

84

trơn


100

25

72

150

18

85 - 100

300

15

60

Nhóm cá hồi

5


2.2.3.2. Nhu cầu năng lượng tăng trưởng
Theo NRC (1993), nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng là năng lượng cần thiết
để sản sinh ra một kg thể trọng cá (trích dẫn bởi Lê Thanh Hùng, 2008).
Bảng 2.2 Nhu cầu năng lượng trên một đơn vị tăng trọng ở
một số loài cá, so với các động vật khác (NRC, 1993)
Năng lượng
Giống loài


Cho kg thức ăn

Cho kg tăng

(kcal/kg)

trọng (kcal/kg)

Cá hồi

2,967

4,488

Cá da trơn

3,397

5,448

Gà thịt

3,421

7,392

Heo

3,445


13,176



3,469

19,968

Khi so sánh với các động vật trên cạn, nhu cầu năng lượng cho một đơn vị tăng
trọng của cá thấp hơn nhiều (Bảng 2.2). Điều này cho thấy cá có hiệu suất sử dụng
năng lượng thức ăn cao hơn các động vật khác (Lê Thanh Hùng, 2008).
Cũng theo các bảng số liệu từ NRC (1993), ta thấy nhu cầu năng lượng cho
tăng trưởng ở cá lệ thuộc nhiều vào tỉ lệ giữa lượng protein tiêu hóa trong thức ăn và
năng lượng tiêu hóa nói chung, gọi là tỉ lệ DP/DE (Bảng 2.3). Do protein vừa là thành
phần chính ảnh hưởng lên tăng trưởng, protein vừa tham gia vào năng lượng.
Bảng 2.3 Tỉ lệ năng lượng tối ưu trong thức ăn của các loài cá (NRC, 1993)
Giống loài

DP (mg/g thức ăn)

DE (kJ/g thức ăn)

DP/DE (mg/kJ)

Cá da trơn

270 - 244

13,1 - 12,8


19 - 21

Red drum

315

13,4

24

Cá rô phi

300

12,1

12,1

Cá chép

315

12,1

12,1

Cá hồi

330 - 420


15,1 - 17,2

15,1 - 17,2

DP: Protein tiêu hóa; DE: Năng lượng tiêu hóa.

6


2.3. Nhu cầu protein của cá chẽm
Theo NRC (1993), nhu cầu protein là lượng protein tối thiểu có trong thức ăn,
nhằm thỏa mãn yêu cầu các acid amin để đạt tăng trưởng tối đa.
Tốt hơn hết là phải nhìn nhận rằng cá có một nhu cầu về một hỗn hợp khá cân
bằng của các acid amin thiết yếu và không thiết yếu hơn là có một nhu cầu về protein
được hiểu theo cách thông thường. Nguồn protein trong khẩu phần do đó phải có các
mức thỏa đáng của tất cả các acid amin thiết yếu vả phần lớn các acid amin không thiết
yếu (De Silva và Anderson, 1995).
Nhu cầu protein một loài cá được tính là mức % protein có trong thức ăn mà cá
ăn vào. Các loài cá thường có nhu cầu protein rất cao so với gia súc và gia cầm. Thật
vậy, nhu cầu protein của cá hồi gần gấp 3 lần nhu cầu protein của heo và gà (Lê Thanh
Hùng, 2008).
Do tác dụng chia sẻ năng lượng của protein, khi thức ăn không cung cấp đủ
năng lượng, protein sẽ được sử dụng để tạo năng lượng, khi đó nhu cầu protein trong
thức ăn của cá sẽ cao. Đặc biệt là ở những loài cá ăn động vật, khi mà khả năng thay
thế protein thức ăn bằng các nguồn năng lượng khác (đặc biệt là lipid và tinh bột) bị
hạn chế, tác động chia sẽ nhu cầu protein của năng lượng thức ăn thấp nên protein vẫn
là nguồn năng lượng chính, nhu cầu protein ở những loài cá này là rất cao. Ở những
loài cá ăn tạp hay ăn thực vật, chúng sử dụng một tỉ lệ đáng kể carbohydrate để tạo
năng lượng, làm cho tỉ lệ ôxy hóa protein để tạo năng lượng giãm đáng kể, protein

được sử dụng chủ yếu cho tăng trưởng. Vì thế nhu cầu protein ở các loài cá này là thấp
hơn (Lê Thanh Hùng, 2008).
2.4. Tỷ lệ tối ưu protein và năng lượng trong thức ăn
Do tác động chia sẻ nhu cầu protein của năng lượng thức ăn cũng như tác động
chia sẽ nhu cầu năng lượng của protein, ta thấy được giữa protein và năng lượng có tác
động tương hổ qua lại, cùng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và hiệu quả sử dụng
protein. Tỷ lệ protein trên năng lượng thức ăn được dùng, với ý nghĩa thức ăn sẽ chứa
một lượng năng lượng có thể đảm bảo tối thiểu các nhu cầu của cá, bao gồm các nhu
cầu về duy trì cũng như nhu cầu tăng trưởng ở cá (Lê Thanh Hùng, 2008).
Theo NRC (1993), các loài cá biển có khuynh hướng sử dụng thức ăn có hàm
lượng protein cao, do khả năng chia sẽ protein của năng lượng thức ăn thấp. Vì thế tỷ lệ
P/E của cá loài cá khá cao, trung bình 26 - 27 mg/kJ (trích dẫn bởi Lê Thanh Hùng, 2008).
7


Các tỷ lệ tối ưu giữa protein và năng lượng của khẩu phần được biết là chịu ảnh
hưởng của nhiệt độ nước (Hidalgo và Alliot, 1988), độ mặn của nước (Zeitoun và ctv,
1974) và cũng có thể là bị ảnh hưởng bởi các thông số môi trường khác liên quan đến
sự phân chia năng lượng (trích dẫn bởi Tacon,1990).
2.5. Các acid amin thiết yếu (EAA)
2.5.1. Khái niệm acid amin thiết yếu và acid amin không thiết yếu
Nhiều acid amin được tổng hợp bởi nhiều con đường mà chỉ có ở thực vật và vi
sinh vật. Một số acid amin, động vật không thể tự tổng hợp được, chúng ta phải cung
cấp cho chúng thông qua các khẩu phần thức ăn, những acid amin như thế được gọi là
những acid amin thiết yếu của cơ thể động vật (De Silva và Anderson, 1995).
Các acid amin mà cơ thể động vật có thể tự tổng hợp được, không cần cung cấp qua
nguồn thức ăn bên ngoài là các acid amin không thiết yếu (De Silva và Anderson, 1995).
Ở cá, cũng như các động vật thượng đẳng trên cạn, người ta đã xác định được
10 acid amin thiết yếu (EAA), ngoài ra còn có 2 acid amin thiết yếu một phần, chúng
được sinh tổng hợp từ các EAA khác. Đó là cystine từ cặp serine, methionine và

tyrosine từ phenylalanine (Lê Thanh Hùng, 2008).
Bảng 2.4 Danh sách các acid amin thiết yếu, không thiết yếu và thiết yếu một phần ở
các loài cá (De Silva và Anderson, 1995)
Acid amin thiết yếu

Acid amin không thiết yếu và
thiết yếu một phần

Arginine (ARG)

Alanine (ALN)

Histidine (HIS)

Asparagine (ASN)

Isoleucine (ILE)

Aspartate (ASP)

Leucine (LEU)

Glutamate (GLU)

Lysine (LYS)

Glutamine (GTM)

Threonine (THR)


Glycine (GLY)

Trytophan (TRY)

Proline (PRO)

Valine (VAL)

Serine (SER)

Methionine (MET)

Cystein (CYS)*

Phenyalanine (PHE)

Tyrosine (TYR)*

* Acid amin thiết yếu một phần.
8


2.5.2. Nhu cầu các acid amin thiết yếu ở cá

Theo Lê Thanh Hùng (2008), đến nay chỉ có 7 loài cá là đã được xác định nhu
cầu định lượng các acid amin thiết yếu. Việc định lượng nhu cầu này đòi hỏi các
phương pháp, kỹ thuật phân tích tinh vi, hiện đại và khá khó khăn.
Nhu cầu acid amin thiết yếu thường được tính theo % protein thức ăn, không
khác nhau giữa các loài. Nhu cầu arginine của cá hồi là 3,5% của mức protein thức ăn.
Khi hàm lượng protein thức ăn là 40% thì nhu cầu arginine là 1,4% tính theo vật chất

khô. Nhu cầu arginine thay đổi từ 3,5 - 4,5% hay lysine thay đổi trong khoảng 5,2%
đến 5,3%. Riêng nhu cầu của methionine và phenylalanine có khác nhau giữa các loài
cá. Sự khác nhau này có thể là do khả năng chia sẻ với cystein và tyrosine. Trái lại,
nhu cầu acid amin thiết yếu tính theo % vật chất khô khác biệt rất lớn giữa các loài
khảo sát (Lê Thanh Hùng, 2008).
2.5.3. Cân bằng nhu cầu các acid amin thiết yếu
Đây là một phần quan trọng tạo nên sự khác biệt về kết quả trong các nghiên
cứu về nhu cầu acid amin ở cá của nhiều nhà dinh dưỡng học. Theo Lê Thanh Hùng
(2008), nhiều trường hợp thức ăn có chứa lượng protein cao chưa hẳn giúp cá tăng
trưởng tốt hơn thức ăn có hàm lượng protein thấp. Nếu chỉ xét hàm lượng protein thì
chưa đủ vì có thể thành phần, tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein thức ăn không
cân đối so với nhu cầu của 10 acid amin thiết yếu trong cơ thể cá. Chỉ cần một loại
acid amin thiết yếu có hàm lượng thấp hơn nhu cầu, sẽ dẫn đến việc sử dụng các acid
amin khác dù đầy đủ nhưng cũng không hiệu quả. Như vậy, vấn đề cung cấp protein
thức ăn, phải tính toán đến việc cân đối các nhu cầu acid amin thiết yếu làm sao cho tất
cả đều đầy đủ.
2.6. Nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản
2.6.1. Nguyên liệu cung cấp năng lượng
2.6.1.1. Tinh bột và carbohydrate
Theo NRC (1993), tinh bột có nhiều trong mô tích lũy thực vật như: khoai củ,
hạt ngủ cốc và các phế phẩm của công nghiệp xây xát như: cám gạo, cám bắp, cám mì.
Các loài cá ăn động vật có khả năng tiêu hóa và hấp thụ tinh bột hạn chế hơn so với
các loài cá ăn tạp và ăn thực vật (trích dẫn bởi Lê Thanh Hùng, 2008).
Theo Lê Thanh Hùng (2008), tính chất chung của nhóm nguyên liệu này là: Độ
tiêu hóa năng lượng thức ăn cao. Thành phần acid amin không cân đối, đặc biệt là
9


thiếu nhiều lysine và methionine. Hàm lượng muối khoáng thấp, đặc biệt là hàm lượng
calci và phospho ở dạng khó hấp thụ. Lipid trong khoai củ và hạt ngũ cốc thấp, trung

bình 2 - 5%. Cám gạo, cám lúa mì, cám bắp chứa một lượng lớn lipid, đến 10 - 13%.
Chất xơ trong thức ăn chiếm khoảng 6%. Cám gạo có xơ lên đến 20% trọng lượng
khô. Hạt ngũ cốc chứa 62 - 67% tinh bột. Khi được xử lý nhiệt, độ tiêu hóa năng lượng
thức ăn có thể gia tăng 10 - 15%.
Theo Gohl (1981); New (1987); Tacon (1987a), các chi tiết về loại nguyên liệu
được sử dụng, thành phần phân tích thô, cũng như thành phần các acid amin thiết yếu
của các nguyên liệu thức ăn quan trọng được cung cấp trong nhiều tài liệu khác nhau
(trích dẫn bởi De Silva và Anderson, 1995).
2.6.1.2 Dầu mỡ động vật và thực vật
Theo NRC (1993), dầu mỡ là nguồn năng lượng quan trọng trong thức ăn thủy
sản, do có giá trị năng lượng cao hơn các dưỡng chất khác. Dầu mỡ cũng là nguồn
cung cấp các acid béo thiết yếu quan trọng (trích dẫn bởi Lê Thanh Hùng, 2008).
Có thể liệt kê một số nguồn nguyên liệu dầu mỡ cung cấp năng lượng chính
(Tacon, 1987a):Mỡ động vật trên cạn như mỡ heo, mỡ bò. Dầu mỡ động vật thủy sản
như: dầu cá, dầu gan mực, dầu mực. Dầu thực vật gồm các loại như dầu đậu nành,
lecithin từ dầu đậu nành, dầu cọ, dầu dừa, dầu lanh, dầu olive, dầu phộng, dầu bắp.
2.6.2. Nguyên liệu cung cấp protein
Nguyên liệu cung cấp protein là những loại thức ăn có nguồn gốc động vật hay
thực vật, chứa hàm lượng protein trên 30% bao gồm: bột cá, bột thịt, bột xương thịt,
bột lông vũ, bột máu, bột đầu tôm, bánh dầu đậu nành, bánh dầu đậu phộng, bánh dầu
dừa và bánh dầu bông vải (Hertramf and Piedad - Pascual, 2000).
Nguyên liệu thức ăn cung cấp protein, đặc biệt là protein thường chiếm tỉ trọng
đến 60 - 80% giá trị của một loại thức ăn (Lê Thanh Hùng, 2005), nên rất nhiều nghiên
cứu được tập trung để tìm ra nguồn thức ăn cung cấp protein khác, thay thế cho nguồn
protein động vật, làm cho ngày càng giảm tỉ lệ protein động vật trong thức ăn, như vậy
giá thành thức ăn thủy sản sẽ hạ xuống.
2.6.3. Chất phụ gia
Chất phụ gia là những thành phần được thêm vào thức ăn, với tỉ lệ thấp, để cải thiện
hiệu quả thức ăn. Theo Lê Thanh Hùng (2008), một số chất phụ gia có thể kể đến là: Chất
kết dính như: Hồ tinh bột, Urea Formaldehyde, Bentonite. Đó là những chất giúp thức

10


ăn lâu tan và bền vững trong nước. Chất kết dính giúp các nguyên liệu trong quá trình
ép viên thức ăn kết dính lại với nhau, giúp tăng tính ổn định và tính bền vững của viên
thức ăn. Chất kháng ôxy hóa như: L-ascorbic acid, Ethoxyquin, Butylated
hydroxyanisole (BHA). Đây là những chất bổ sung vào thức ăn để hạn chế sự ôxy hóa
các acid béo và hạn chế sự hao hụt các vitamin. Nhóm sắc tố carotenoid gồm nhóm
caroten, astaxanthin và canthaxanthin. Đây là những hợp chất hữu cơ có trong tự nhiên
giúp tạo màu vàng, đỏ, cam trên da, cơ thịt ở cá và ở vỏ giáp của giáp xác. Chất kháng
nấm gồm các chất Probionic acid, Benzoic acid, Acetic acid và Calcium silicate. Đây
là các hoạt chất giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm trong lúc bảo quản nguyên liệu
thức ăn bánh dầu đậu phộng, bột bắp, khoai mì. Ngoài ra chúng còn có tác dụng làm
giảm độc lực của độc tố nấm aflatoxin. Chất dẫn dụ, chúng đóng vai trò kích thích cá
ăn mồi, giúp cá nhận biết được thứa ăn từ xa và kích thích cá có cảm giác ngon khi ăn,
thông qua các thành phần hóa học trong nguyên liệu thức ăn có hoạt tính dẫn dụ như:
Các acid amin tự do, các phân tử peptide hiện diện trong bột mực, bột nhuyễn thể,
dung dich thủy phân cá, trong đó bataine là hợp chất nitơ phi protein có tác dụng dẫn
dụ mạnh nhất. Một số đường đơn, một số hợp chất nitơ như trimethylamine, taurine
cũng có hoạt tính dẫn dụ tốt. Hoạt chất kích thích hệ miễn dịch: Bata glucan, tế bào
nấm men. Premix khoáng và vitamin: Theo Guillaume và ctv (1999), nhu cầu các chất
khoáng và vitamin của cá chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, 3 - 10% trong thức ăn so với các
thành phần dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, sự thiếu hụt các chất này sẽ ảnh hưởng rất lớn
đến sinh trưởng và phát triển. Vì thế, chất khoáng và vitamin được tổng hợp hóa học,
đưa vào trong thức ăn từ 0,5 - 3% tùy theo từng loại premix, nhằm đảm bảo thức ăn
không thiếu vitamin và khoáng cần thiết cho sinh trưởng của cá.
2.7. Đặc điểm sinh học cơ bản của cá chẽm Lates calcarifer
2.7.1. Đặc điểm phân loại và hình thái của cá chẽm Lates calcarifer
Cá chẽm với tên tiếng Anh là Barramundi, Sea bass, tên khoa học là Lates
calcarifer, lần đầu tiên được mô tả bởi Bloch vào năm 1790 (Tài liệu đào tạo từ xa Viện thủy sản - Đại học Cần Thơ, 2000).

Cá chẽm có thân hình thon dài và dẹp bên, cuống đuôi khuyết sâu. Đầu nhọn,
nhìn bên cho thấy phía trên hơi lõm xuống ở giữa và hơi lồi ở lưng. Miệng rộng và hơi
so le, hàm trên kéo dài đến phía dưới sau hốc mắt. Răng dạng nhung, không có răng
nanh, trên nắp mang có gai cứng, vây lưng gồm có 2 vi: vi trước có 7 - 9 gai cứng và
11


vi sau có 10 - 11 tia mềm. Vi hậu môn có 3 gai cứng, vi đuôi tròn và có hình quạt.
Vẩy dạng lược và có kích cỡ vừa phải, có 61 vẩy đường bên. (Tài liệu đào tạo từ xa Viện thủy sản - Đại học Cần Thơ, 2000).
Theo Tài liệu đào tạo từ xa - Viện thủy sản - Đại học Cần Thơ (2000), cá chẽm
có hệ thống phân loại như sau:
Ngành động vật có xương sống Chordata
Lớp cá xương

Osteichthyes

Phân lớp cá vây tia
Bộ cá vược

Actianopteryga
Perciformes

Phân bộ cá vược

Percoidei

Họ cá sơn biển

Centropomidal


Giống cá chẽm

Lates

Loài cá Chẽm

Lates calcarifer (Bloch, 1790)

Khi cá còn khoẻ, trên mặt lưng có màu nâu, mặt bên và bụng có màu bạc khi
sống trong môi trường nước biển, màu nâu vàng khi sống trong môi trường nước ngọt.
Khi cá ở giai đoạn trưởng thành sẽ có màu xanh lục hay vàng nhạt trên lưng và màu
vàng bạc ở mặt bụng (Tài liệu đào tạo từ xa - Viện thủy sản - Đại học Cần Thơ, 2000).

Hình 2.1 Phác họa hình thái cá chẽm Lates calcarifer (www.longdinh.com).
2.7.2. Đặc điểm phân bố của cá chẽm Lates calcarifer
Cá Chẽm là loài cá có vùng phân bố tương đối rộng, nó có mặt hầu hết ở tất cả
các thủy vực nước (ngọt, lợ, mặn) ven bờ biển của các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới
thuộc Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giữa kinh tuyến 5000 Đông và 16000
12


Tây, Vĩ tuyến 2600 Bắc và 2500 Nam. Sự phân bố của nó kéo dài từ vịnh Ba Tư đến
khu vực phía Nam Trung Quốc và từ phía Nam đến phía Bắc châu Úc. Trong châu Úc,
cá chẽm phân bố từ hệ thống sông Mary - Maroochy ở phía Đông - Nam châu Úc, dọc
theo toàn bộ các bờ biển phía Bắc đến vịnh Cá Mập ở phía Tây Úc (www.fishbase.org).

Hình 2.2 Bản đồ phân bố khu vực sống cá chẽm trên thế giới (www.fishbase.org).
2.7.3. Vòng đời của cá chẽm Lates calcarifer
Cá chẽm trải qua phần lớn thời gian sinh trưởng (2 - 3 năm) trong các thủy vực
nước ngọt như sông, hồ. Cá có tốc độ tăng trưởng nhanh, thường đạt cỡ 3 - 5 kg sau 2 3 năm. Cá trưởng thành 3 - 4 tuổi di cư từ vùng nước ngọt về vùng cửa sông và ra biển

nơi có độ muối dao động 30 - 32‰ để phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng sau đó. Cá
đẻ trứng theo chu kỳ trăng (Thường vào lúc khởi đầu của tuần trăng hay lúc trăng tròn)
vào lúc buổi tối (6 - 8 giờ) và thường cá đẻ đồng thời với lúc thủy triều lên. Điều này
giúp trứng và ấu trùng trôi vào vùng cửa sông. Nơi đó, ấu trùng sẽ phát triển và di
chuyển ngược dòng để lớn lên. Hiện tại, đều chưa biết là cá trưởng thành có đi ngược
dòng không hay chúng vẫn giữ giai đoạn cuối đời còn lại sống ở biển (Tài liệu đào tạo
từ xa - Viện thủy sản - Đại học Cần Thơ, 2000).
2.7.4. Tính ăn của cá chẽm Lates calcarifer
Cá chẽm là loài cá dữ rất điển hình. Theo tài liệu đào tạo từ xa - Viện thủy sản Đại học Cần Thơ (2000), khi cá còn nhỏ, chúng có thể ăn các loài phiêu sinh thực vật
như tảo khuê (20%), nhưng thức ăn chủ yếu vẫn là cá, tôm nhỏ (80%). Khi cá lớn hơn
20 cm, 100% thức ăn là động vật bao gồm giáp xác khoảng 70% và cá nhỏ 30%. Cá
13


chẽm bắt mồi rất dữ và có thể bắt con mồi có kích cỡ bằng cơ thể của chúng. Cá chẽm
chỉ bắt mồi sống và di động.
2.7.5. Phân biệt giới tính của cá chẽm Lates calcarifer
Đặc điểm nổi bật trong việc sinh sản của cá chẽm là có sự thay đổi giới tính từ
cá đực thành cá cái sau khi tham gia lần sinh sản đầu tiên và đây được gọi là cá chẽm
thứ cấp. Tuy nhiên, cũng có những cá cái được phát triển trực tiếp từ trứng và được gọi
là cá cái sơ cấp. Chính vì thế trong thời gian đầu (1,5 - 2 kg) phần lớn là cá đực, nhưng
khi cá đạt 4 - 6 kg, phần lớn là cá cái (Tài liệu đào tạo từ xa - Viện thủy sản- Đại học
Cần Thơ, 2000).
2.8. Tình hình nuôi trồng cá chẽm trên thế giới và ở Việt Nam
2.8.1. Tình hình nuôi trồng cá chẽm trên thế giới
Khu vực sinh sống bản địa của cá chẽm chủ yếu là vùng bắc và đông Australia.
Nhưng hiện nay cá chẽm đã được nuôi trồng tại nhiều nơi trên thế giới như Australia,
Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Hà Lan,
Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines. Do có giá trị thương phẩm khá cao nên
cá chẽm trở thành đối tượng nuôi hấp dẫn cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản cả quy mô

nhỏ và quy mô lớn (Báo Khoa Học Đời Sống, 05/06/2008).
Nuôi cá chẽm trong lồng đang được phát triển ở nhiều nước như Thái lan,
Indonesia, Philippines, Hồng Kông và Singapore. Những thành công của việc nuôi cá
chẽm trong lồng trên biển và trên sông là rất có ý nghĩa cho sự phát triển của nghề này
(Báo Khoa Học Đời Sống, 05/06/2008).
Mặc dù nuôi cá chẽm đã thực hiện hơn 20 năm qua ở vùng Đông Nam châu Á
và châu Úc, nhưng vẫn chưa phổ biến trên qui mô sản xuất thương mại. Hiện nay việc
nuôi cá chẽm trong ao nước lợ ở một số quốc gia đã cho thấy có tiềm năng lớn về thị
trường và khả năng lợi nhuận cao. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể đạt, nếu như đáp ứng
được những yêu cầu về cung cấp con giống, vị trí nuôi trồng thích hợp và trại giống
được thiết kế hoàn chỉnh. Nguồn cá giống tự nhiên thì rất hạn chế. Cũng giống như
nuôi lồng, đây là một trong những khó khăn cho việc thâm canh hóa nghề nuôi cá
chẽm trong ao. Tuy nhiên với những thành công trong việc sản xuất cá chẽm nhân tạo,
cung cấp con giống từ nguồn này sẽ lớn mạnh trong tương lai (Báo Khoa Học Đời
Sống, 05/06/2008).

14


Hình 2.3 Sản lượng nuôi trồng cá chẽm Lates Calcarifer toàn cầu (www.fishbase.org).
2.8.2. Tình hình nuôi trồng cá chẽm tại Việt Nam
2.8.2.1. Tình hình sản xuất giống cá Chẽm
Hiện nay các trại sản xuất cá chẽm giống đã hoàn thiện quy trình và sản xuất
được với số lượng lớn, quy trình sản xuất giống cá chẽm được phổ biến rộng rãi và
được người dân áp dụng thành công. Thời gian gần đây, cá chẽm được sinh sản nhân
tạo khá thành công ở một số trại giống như: Vũng Tàu, Nha Trang, Cà Mau. Đó là dấu
hiệu vui cho các chủ trại nuôi, vì điều đó mở ra triển vọng rất tốt cho nghề nuôi cá
chẽm ở Việt Nam (Báo Khoa Học Đời Sống, 05/06/2008).
Năm 2006 trường Đại học Nha Trang cho sinh sản nhân tạo thành công cá
chẽm. Ngành Thủy Sản Khánh Hòa không những chủ động được nguồn giống cá chẽm

trong việc nuôi thương phẩm của tỉnh nhà mà còn cung cấp giống cho các tỉnh khác
trong cả nước có nhu cầu phát triển nuôi đối tượng này. Tiếp thu công nghệ từ Đại học
Nha Trang, Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Cát Tiến (Trung tâm Nghiên cứu
thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Bình Định) cho sinh sản, ương nuôi thành công cá
chẽm. Từ năm 2007 đến nay Trạm đã cho sinh sản 3 đợt, thu hoạch trên 100 ngàn con
cá giống (2 - 3 cm). Sau đó ương cá chẽm giống từ 2,5 – 3 cm lên cá chẽm giống 8 10 cm để cung cấp cho người dân nuôi cá chẽm thương phẩm (Báo Khoa Học Đời
Sống, 05/06/2008).
15


×