Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CÁC TẾ BÀO BIỂU MÔ ÂM ĐẠO TRONG CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ CÁI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
********

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CÁC TẾ BÀO BIỂU MÔ
ÂM ĐẠO TRONG CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ
CÁI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC ÁNH
Lớp: DH07DY
Ngành: Dược thú y
Niên khóa: 2007 - 2012

Tháng 8 năm 2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÚ - Y
*************

NGUYỄN NGỌC ÁNH

KHẢO SÁT SỰ THAY ĐỔI CÁC TẾ BÀO BIỂU MÔ
ÂM ĐẠO TRONG CHU KỲ ĐỘNG DỤC CỦA CHÓ
CÁI VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP BỆNH LÝ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
(chuyên ngành dược thú y)


Giáo viên hướng dẫn
TS. ĐỖ HIẾU LIÊM

Tháng 8 năm 2012


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên thực tập: NGUYỄN NGỌC ÁNH
Tên luận văn: “Khảo sát sự thay đổi các tế bào biểu mô âm đạo trong chu kỳ động
dục của chó cái và các trường hợp bệnh lý”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận

xét

đóng

góp

của

hội

đồng

chấm

thi


tốt

nghiệp

khoa,

ngày…………………………………………………………………………………...
Giáo viên hướng dẫn

TS. ĐỖ HIẾU LIÊM

i


LỜI CẢM TẠ
--  o  - Thành kính ghi ơn đến:
 Công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Người đã suốt đời
tận tụy, nuôi dưỡng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho con trong
suốt quá trình thực tập, giúp con có được ngày hôm nay.
 Xin chân thành tỏ lòng biết ơn vô hạn đến
 Tiến sĩ Đỗ Hiếu Liêm và thạc sĩ thú y Phạm Ngọc Kim Thanh,
những người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp ý kiến
quý báu tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực
tập tốt nghiệp.
 Xin chân thành cám ơn:
 Ban giám hiệu trường đại học Nông Lâm TP. HCM.
 Ban chủ nhiệm khoa chăn nuôi thú y.
 Bộ môn sinh lý sinh hóa và cùng toàn thể quý cô giảng dạy khoa
chăn nuôi thú y trường đại học nông lâm đã hết lòng truyền đạt
kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập tại

trường.
 Xin cám ơn bác sĩ Hưng, bác sĩ Yến cùng những bạn bè ở phòng mạch
đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi tại phòng mạch cho tôi
trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
 Xin cảm ơn bạn Luân, bạn Huyền và những bạn đã trực tiếp hay gián
tiếp giúp đỡ tôi hoàn thành khóa thực tập này.

ii


MỤC LỤC

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... i 
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................. ii 
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii 
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vi 
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... viii 
DANH DÁCH BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ ...................................................................... ix 
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................x 
Chương 1 MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................1 
1.2 Mục đích và yêu cầu .............................................................................................2 
1.2.1 Mục đích.............................................................................................................2 
1.2.2 Yêu cầu...............................................................................................................2 
Chương 2 TỔNG QUAN ..........................................................................................3 
2.1 Cơ quan sinh sản chó cái .......................................................................................3 
2.1.1 Cấu tạo ...............................................................................................................3 
2.1.1.1 Buồng trứng.....................................................................................................3 
2.1.1.2 Ống dẫn trứng .................................................................................................4 
2.1.1.3 Tử cung ...........................................................................................................4 

2.1.1.4 Âm đạo ............................................................................................................4 
2.1.1.5 Tiền đình .........................................................................................................5 
2.1.1.6 Âm hộ hay âm môn .........................................................................................5 
2.2 Sinh lý sinh sản chó cái .........................................................................................5 
2.2.1 Tuổi thành thục ..................................................................................................5 
2.2.2 Chu kỳ động dục ................................................................................................5 
2.2.2.1 Giai đoạn trước động dục ................................................................................6 

iii


2.2.2.2 Giai đoạn động dục .........................................................................................7 
2.2.2.3 Giai đoạn sau động dục ...................................................................................7 
2.2.2.4 Giai đoạn nghỉ ngơi .........................................................................................8 
2.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục của chó cái ..............................8 
2.2.4 Xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo chó cái .......................................................9 
2.2.4.1 Các loại tế bào biểu mô âm đạo ....................................................................10 
2.2.4.2 Tỷ lệ các loại tế bào biểu mô qua các giai đoạn trong chu kì động dục .......11 
2.3 Các ứng dụng xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo ..............................................15 
2.4 Kỹ thuật siêu âm..................................................................................................19 
2.4.1 Nguyên lý .........................................................................................................19 
2.4.2 Ứng dụng siêu âm để chẩn đoán bệnh lý .........................................................20 
2.5 Một số công trình nghiên cứu liên quan..............................................................21 
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT .................................23 
3.1 Thời gian và địa điểm khảo sát ...........................................................................23 
3.1.1 Thời gian thực hiện ..........................................................................................23 
3.1.2 Địa điểm thu thập mẫu và phân tích ................................................................23 
3.2 Vật liệu ................................................................................................................23 
3.2.1 Dụng cụ ............................................................................................................23 
3.2.2 Hóa chất ...........................................................................................................23 

3.3 Thú khảo sát ........................................................................................................23 
3.4 Nội dung nghiên cứu và phương pháp tiến hành ................................................25 
3.4.1 Nội dung 1 ........................................................................................................25 
3.4.1.1 Mục tiêu ........................................................................................................25 
3.4.1.2 Đối tượng và bố trí khảo sát ..........................................................................25 
3.4.1.3 Chỉ tiêu khảo sát nội dung 1..........................................................................26 
3.4.2 Nội dung 2 ........................................................................................................26 
3.4.2.1 Mục tiêu ........................................................................................................26 
3.4.2.2 Đối tượng và bố trí khảo sát ..........................................................................26 

iv


3.4.2.3 Chỉ tiêu khảo sát nội dung 2..........................................................................27 
3.5 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................27 
3.5.1 Xác định giống chó ..........................................................................................27 
3.5.2 Xác định tuổi chó .............................................................................................27 
3.5.3 Xác định các giai đoạn trong chu kỳ động dục dựa vào vết phết âm đạo ........28 
3.5.4 Phương pháp thu thập và phân tích mẫu vết phết âm đạo ...............................29 
3.6 Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê ..........................................................30 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................31 
4.1 Tỷ lệ các loại tế bào biểu mô âm đạo qua từng giai đoạn trong chu kỳ động dục
...................................................................................................................................31 
4.1.1 Giai đoạn trước động dục .................................................................................31 
4.1.2 Giai đoạn động dục ..........................................................................................35 
4.1.3 Giai đoạn sau động dục ....................................................................................39 
4.1.4 Giai đoạn nghỉ ngơi ..........................................................................................43 
4.2 Chẩn đoán bệnh trên đường sinh dục chó cái .....................................................46 
4.2.1 Tần suất các biểu hiện lâm sàng.......................................................................46 
4.2.2 Kết quả siêu âm trong chẩn đoán viêm đường sinh dục ..................................48 

4.2.3 Nhận định kết quả điều trị ................................................................................54 
Chương 5 KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................56 
5.1 KẾT LUẬN .........................................................................................................56 
5.2 TỒN TẠI .............................................................................................................57 
5.3 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................57 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58 
PHỤ LỤC PHÂN TÍCH THỐNG KÊ................................................................. xiii 

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CG

: Tế bào cận gốc.

TG

: Tế bào trung gian.

TG – BM : Tế bào trung gian bề mặt.
BM

: Tế bào bề mặt.

TCC

: Transitional cell tumor – ung thư tế bào chuyển tiếp tử cung.


TVT

: Transismissible venereartumor – bướu truyền lây do giao phối.

SCC

: Squamous cell carcinoma - ung thư tế bào vảy.

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái ................................................................3 
Hình 2.2 Các giai đoạn trong chu kỳ động dục của chó cái .......................................6 
Hình 2.3 Lớp biểu mô âm đạo của chó cái ...............................................................10 
Hình 2.4 Các loại tế bào biểu mô âm đạo ................................................................11 
Hình 2.5 Vết phết âm đạo ở giai đoạn trước động dục ............................................12 
Hình 2.6 Vết phết âm đạo ở giai đoạn động dục ......................................................13 
Hình 2.7 Vết phết âm đạo ở giai đoạn sau động dục ................................................14 
Hình 2.8 Vết phết âm đạo ở giai đoạn nghỉ ngơi .....................................................15 
Hình 2.9 Vết phết âm đạo của chó cái bị viêm đường sinh dục ...............................17 
Hình 2.10 Vết phết âm đạo của chó ta bị bướu ........................................................18 
Hình 3.1 Cách thu thập, phết phiến kính và nhuộm vết phết ...................................29 
Hình 4.1 Âm hộ chó cái giai đoạn trước động dục ..................................................31 
Hình 4.2 Các loại tế bào trong vết phết âm đạo ở giai đoạn trước động dục ...........33 
Hình 4.3 Tỷ lệ tế bào biểu mô giai đoạn động dục ..................................................36 
Hình 4.4 Vết phết âm đạo giai đoạn sau động dục ...................................................40 
Hình 4.5 Vết phết âm đạo ở giai đoạn nghỉ ngơi .....................................................43 
Hình 4.6 Âm hộ chó cái bị bướu ..............................................................................50 

Hình 4.7 Vết phết âm đạo của chó nhật bị bướu ......................................................51 
Hình 4.8 Vết phết âm đạo chó Nhật bị viêm tử cung ...............................................52 
Hình 4.9 Hai sừng tử cung sưng to, tích đầy dịch mủ trên chó Nhật bị viêm tử cung
...................................................................................................................................53 
Hình 4.10 Hình ảnh siêu âm tử cung chó Nhật bị viêm ...........................................53 

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Bảng theo dõi chó cái bình thường ...........................................................24 
Bảng 3.2 Bảng theo dõi chó cái bệnh lý ...................................................................24 
Bảng 3.3 Kết quả phân tích tế bào âm đạo ...............................................................24 
Bảng 3.4 Số chó cái bình thường khảo sát ngẫu nhiên tại phòng khám ...................26 
Bảng 3.5 Số chó cái có biểu hiện bệnh lý ở đường sinh dục ....................................27 
Bảng 3.6 Xác định các giai đoạn của chu kỳ sinh dục dựa vào tỷ lệ các loại tế bào
trong vết phết âm đạo ................................................................................................28 
Bảng 3.7 Xác định các giai đoạn của chu kỳ sinh dục .............................................28 
Bảng 4.1 Số chó khảo sát qua từng giai đoạn ...........................................................31 
Bảng 4.2 Tỷ lệ các loại tế bào biểu mô âm đạo ở giai đoạn trước động dục ...........32 
Bảng 4.3 Tỷ lệ tế bào biểu mô âm đạo ở giai đoạn trước động dục .........................34 
Bảng 4.4 Tỷ lệ các loại tế bào biểu mô âm đạo ở giai đoạn động dục .....................36 
Bảng 4.5 Tỷ lệ tế bào biểu mô âm đạo ở giai đoạn động dục ..................................39 
Bảng 4.6 Tỷ lệ các loại tế bào biểu mô âm đạo ở giai đoạn sau động dục ...............40 
Bảng 4.7 Tỷ lệ các loại tế bào biểu mô ở giai đoạn sau động dục ...........................42 
Bảng 4.8 Tỷ lệ tế bào biểu mô âm đạo ở giai đoạn nghỉ ngơi ..................................44 
Bảng 4.9 Tỷ lệ tế bào biểu mô âm đạo ở giai đoạn nghỉ ngơi của các tác giả .........46 
Bảng 4.10 Tần suất biểu hiện các triệu chứng lâm sàng ..........................................47 
Bảng 4.11 Kết quả khám lâm sàng so với xét nghiệm vết phết âm đạo ...................47 

Bảng 4.12 Kết quả siêu âm so với xét nghiệm vết phết âm đạo ...............................48 
Bảng 4.13 Tỷ lệ chó bị viêm đường sinh dục theo nhóm tuổi và lứa đẻ ..................49 
Bảng 4.14 Tỷ lệ chó bệnh lý trên đường sinh dục ....................................................50 

viii


DANH DÁCH BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Xét nghiệm tế bào trong vết phết âm đạo ở các trường hợp dịch thải máu
...................................................................................................................................17 
Sơ đồ 2.2 Xét nghiệm tế bào trong vết phết âm đạo ở các trường hợp dịch thải mủ
...................................................................................................................................18 
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ từng loại tế bào giữa ba nhóm tuổi chó .......................................32 
Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ từng loại tế bào giữa các nhóm tuổi chó ở giai đoạn động dục ...37 
Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ từng loại tế bào biểu mô giữa các nhóm tuổi chó ở giai đoạn sau
động dục ....................................................................................................................41 
Biểu đồ 4.4 Tỷ lệ từng loại tế bào biểu mô giữa các nhóm tuổi chó ở giai đoạn nghỉ
ngơi ............................................................................................................................44 

ix


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài “khảo sát sự thay đổi các tế bào biểu mô âm đạo trong chu kỳ động
dục của chó cái và các trường hợp bệnh lý” được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6
tại phòng mạch thú y tư nhân số 6 - Trần Hưng Đạo - Hiệp Phú - quận 9, gồm hai
nội dung và có kết quả như sau:
Trong 37 chó cái có chu kỳ động dục bình thường chúng ta thấy:
Ở giai đoạn trước động dục tỷ lệ tế bào cận gốc chiếm thấp nhất là 5 %, tế

bào trung gian là 33 %, tỷ lệ tế bào trung gian bề mặt chiếm 30%, tế bào bề mặt là
32%.
Vào giai đoạn động dục tỷ lệ tế bào cận gốc không hiện diện trong vết phết,
tế bào trung gian giảm mạnh chỉ còn 6 %. Trong khi đó, tỷ lệ tế bào bề mặt chiếm
ưu thế với 74 %, tế bào trung gian bề mặt là 20 %.
Đến giai đoạn sau động dục, tỷ lệ tế bào cận gốc tăng lên khoảng 10 %, tế
bào trung gian lên cao chiếm 38 %. Còn tỷ lệ tế bào bề mặt giảm nhanh chỉ còn
khoảng 29 %, trung gian bề mặt thì dao động ít khoảng 23 %.
Vào giai đoạn nghỉ ngơi, tỷ lệ tế bào cận gốc chiếm tỷ lệ cao khoảng 42 %,
sau đó là tế bào trung gian 39 %, tỷ lệ tế bào trung gian bề mặt là 10 % và thấp nhất
là tế bào bề mặt khoảng 9 %.
Trong 14 chó cái có dấu hiệu và kết quả xét nghiệm bệnh lý trên đường sinh
dục thì:
Viêm đường sinh dục: có tỷ lệ và hình dạng tế bào biểu mô không có gì thay
đổi, đặc biệt bạch cầu trung tính hiện diện đa số. Hầu hết các trường hợp viêm rơi
vào giai đoạn sau động dục và nghỉ ngơi.
Bướu đường sinh dục: Trong vết phết có sự hiện diện của các tế bào biểu mô
bất thường về hình dạng, kích thước, nhân và tế bào chất có nhiều không bào.
Xét nghiệm âm đạo có thể hỗ trợ cho khám lâm sàng và siêu âm trong việc
phát hiện các trường hợp bệnh lý trên đường sinh dục của chó cái.

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã hội, sự tăng trưởng
về sở thích và nhu cầu nuôi thú cưng ở Việt Nam ngày càng tăng. Trong các loại thú
cưng, chó là loài động vật được ưa chuộng nhất. Chó không chỉ được nuôi nhằm

mục đích giữ nhà mà còn để làm bạn, giải trí, làm thú cảnh. Vì vậy, nuôi chó đang
trở thành một ngành nghề chăn nuôi mới. Các nhà chăn nuôi đã tiến hành nhân
giống chó cả về số lượng lẫn chủng loại để đáp ứng nhu cầu của người nuôi. Tuy
nhiên, trong công tác phối giống, người nuôi gặp không ít khó khăn như: xác định
thời điểm rụng trứng, thời điểm phối giống, xác định mang thai hay phát hiện các
tình trạng bệnh lý đường sinh dục ở giai đoạn tiền lâm sàng.
Hiện nay, ở nước ta, các kỹ thuật hiện đại như: Siêu âm, x-quang đã được sử
dụng trong công tác chẩn đoán thai và bệnh lý trên chó. Tuy nhiên, các kỹ thuật này
chưa xác định được thời điểm rụng trứng, thời điểm phối giống hoặc các tình trạng
bệnh lý ở giai đoạn tiền lâm sàng trên đường sinh dục. Ngoài các kỹ thuật trên, kỹ
thuật xét nghiệm tế bào âm đạo là xét nghiệm nhân y được nghiên cứu để khảo sát
tình trạng sinh lý sinh sản trên chó cái. Sự biến đổi tỷ lệ các loại tế bào biểu mô âm
đạo tương ứng với nồng độ estrogen huyết thanh qua từng giai đoạn trong chu kỳ
động dục. Mặt khác, từ sự xuất hiện của các tế bào bất thường trên vết phết, có thể
phát hiện các trường hợp bệnh lý ở đường sinh dục gây ảnh hưởng đến khả năng
sinh sản của chó cái. Sự thay đổi số lượng các loại tế bào trong vết phết sẽ phục vụ
cho công tác phối giống của người nuôi được tốt hơn nhờ biết được thời điểm phối
giống. Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự chấp thuận của bộ môn Sinh lý –

1


Sinh hóa, khoa Chăn Nuôi Thú Y, trường đại học Nông Lâm TPHCM, với sự
hướng dẫn của TS. Đỗ Hiếu Liêm, chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát sự thay đổi các tế bào biểu mô âm đạo trong chu kỳ động dục
của chó cái và các trường hợp bệnh lý”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Áp dụng xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo để xác định chu kỳ động dục của
chó cái và chẩn đoán một số trường hợp bệnh lý ở đường sinh dục của chó cái.

1.2.2 Yêu cầu
Xác định tỷ lệ các loại tế bào biểu mô âm đạo của chó cái qua từng giai đoạn
trong chu kỳ động dục.
Xác định các loại tế bào bất thường trên vết phết âm đạo trong các trường hợp
bệnh lý ở đường sinh dục chó cái.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Cơ quan sinh sản chó cái
2.1.1 Cấu tạo
Cơ quan sinh dục chó cái gồm buồng trứng (noãn sào), ống dẫn trứng, tử
cung, âm đạo, tiền đình, âm hộ (âm môn), nhũ tuyến (Phan Quang Bá, 2008).

Hình 2.1 Cấu tạo cơ quan sinh dục chó cái
(Nguồn: Shauna O'Meara, 2009)
2.1.1.1 Buồng trứng
Buồng trứng gồm một đôi, hình hạt đậu nằm ở hai bên của xoang bụng, ở
phía sau thận. Mỗi buồng trứng được đính bởi dây riêng vào tử cung và dây treo vào
cân mạc ngang cửa bụng, ngay phía trong của xương sườn chót, khoảng đốt sống
thắt lưng thứ 3 hoặc thứ 4. Buồng trứng phải thường nằm về trước hơn buồng trứng
3


trái (vị trí khoảng 1/3 dưới thận trái). Buồng trứng vừa là tuyến ngoại tiết sản xuất
tế bào sinh dục cái (noãn bào), vừa là tuyến nội tiết tổng hợp và phân tiết kích thích
tố estrogen, progesterone. Buồng trứng dính với thắt lưng nhờ vào phần trước của
dây chằng rộng tử cung, phần này gọi riêng là màng treo buồng trứng.

2.1.1.2 Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng là một ống ngoằn ngoèo, nối chuyển từ buồng trứng tới tử
cung. Ở đầu sau, ống dẫn trứng có đường kính nhỏ, càng về phía noãn sào, càng lớn
dần, đến buồng trứng nở rất rộng, bao phủ phần lớn buồng trứng (nơi không có
màng bụng). phần mở rộng này gọi là loa vòi (hay phễu ống dẫn trứng, vòi Fallop).
Trứng rụng sẽ rơi vào phễu, đi vào ống dẫn trứng và đi tiếp vào tử cung.
2.1.1.3 Tử cung
Tử cung của chó cái có dạng chữ Y; gồm hai sừng tử cung, thân tử cung và cổ
tử cung. Tử cung định vị ở khoảng giữa phần bụng của bàng quang và kết tràng
xuống (một phần nằm trong xoang bụng và một phần trong xoang chậu). Kích
thước của tử cung rất thay đổi, phụ thuộc vào tầm vóc của thú, số lần mang thai,
tình trạng bệnh lý sinh sản, chó cái có mang thai hay không mang thai.
Sừng tử cung là một ống màng cơ, hơi hẹp từ vùng lưng xuống bụng, tiếp nối
với ống dẫn trứng ở phía trước và thân tử cung ở phía sau. Sừng tử cung nằm hoàn
toàn trong xoang bụng, sừng bên phải thường dài hơn sừng bên trái.Thân tử cung
nằm trong xoang bụng và một phần trong xoang chậu, phía trước tiếp nối với 2
nhánh của sừng tử cung và phía sau là âm đạo thông qua cổ tử cung. Cổ tử cung là
phần thu hẹp của thân tử cung tiếp nối với âm đạo.
2.1.1.4 Âm đạo
Âm đạo là phần nối tiếp phía sau cổ tử cung, nằm hoàn toàn trong xoang chậu,
là một ống cơ, tiết diện có thể dãn nở rất lớn. Phía trên âm đạo tiếp xúc với trực
tràng, phía dưới với bàng quang và ống thoát tiểu. Âm đạo đảm nhận các chức năng
như tiếp nhận dương vật của thú đực trong quá trình phối giống và là đường tiếp
dẫn thú con sinh ra.

4


2.1.1.5 Tiền đình
Tiền đình là phần cuối âm đạo và âm hộ phía sau.

2.1.1.6 Âm hộ hay âm môn
Âm hộ là cửa ngỏ của cơ quan sinh dục cái, nằm dưới hậu môn. Cửa mở của
âm hộ có hình bầu dục, hai bên là hai môi.
2.2 Sinh lý sinh sản chó cái
2.2.1 Tuổi thành thục
Tuổi thành thục sinh dục hay tuổi xuất hiện lần động dục đầu tiên, là tuổi mà
bộ phận sinh dục bắt đầu hoạt động, là thời kỳ thú trưởng thành sinh dục. Có nghĩa
là buồng noãn bào khi ấy đã có thể xuất noãn và noãn có khả năng thụ tinh. Bên
ngoài thú có những biểu hiện lâm sàng, bên trong có hiện tượng nang noãn chín
muồi và xuất noãn.Quá trình thành thục sinh dục phụ thuộc vào giống chó, đặc tính
cá thể, điều kiện sống (khí hậu, thời tiết, độ dài ngày, sự vận động...) và thức ăn.
Hopkins và ctv. (2002) (trích dẫn của Lê Vĩnh Nguyên Hân, 2005), ghi nhận
sự thành thục tính dục của các giống chó nhỏ thường xảy ra rất sớm và có nhiều
biến động. Chó có trọng lượng dưới 15 kg thành thục vào khoảng 6 - 8 tháng tuổi,
các chó có trọng lượng lớn hơn động dục vào khoảng 8 - 10 tháng tuổi. Do vậy, tuổi
thành thục của chó cái biến động trong khoảng 5 - 12 tháng tuổi.
2.2.2 Chu kỳ động dục
Hoạt động sinh dục của động vật cái nói chung và chó cái nói riêng từ tuổi
chín sinh dục được biểu thị bằng chu kỳ động dục.
Chu kỳ động dục là tổng hợp những thay đổi trong hệ thống sinh dục của con
cái từ lần rụng trứng này đến lần rụng trứng khác hay từ sự bắt đầu động dục lần
trước đến sự bắt đầu động dục lần sau. Khoảng thời gian của chu kỳ sinh dục kéo
dài từ 5 – 8 tháng, dao động trong khoảng 4 – 13 tháng. Chu kỳ sinh dục được chia
ra làm bốn giai đoạn là trước động dục, động dục, sau động dục và nghỉ ngơi.

5


Hình 2.2 Các giai đoạn trong chu kỳ động dục của chó cái
(Nguồn: Đỗ Hiếu Liêm, 2003)

2.2.2.1 Giai đoạn trước động dục
Feldman và Nelson (1996); Gilbert (1998); Root (2002); Conea (2002), (trích
dẫn của Lê Vĩnh Nguyên Hân, 2005), nhận thấy giai đoạn trước động dục là giai
đoạn đầu tiên của chu kỳ, kéo dài 6 – 11 ngày.
Vũ Như Quán (2011) cho rằng thời gian trước động dục dao động 3 – 16 ngày,
trung bình 9 ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian này rất biến động, có thể là 2 – 3
ngày và có thể là 25 ngày. Nó là giai đoạn từ khi hoàng thể thoái hóa hoàn toàn đến
lần động dục tiếp theo. Giai đoạn trước động dục bao gồm sự phát triển và chín của
nang noãn trong buồng trứng. Estrogen được phân tiết từ các nang noãn đi vào máu,
lượng estrogen trong máu tăng cao dần và đạt đỉnh vào cuối giai đoạn trước khi
chuyển qua giai đoạn động dục. Do tác động của estrogen, xuất hiện những thay đổi

6


đặc trưng trong cơ quan sinh dục và hành vi của chó cái: Âm hộ lúc này xung huyết,
sưng to lên, mọng nước, ửng đỏ, tươi tắn. Từ âm hộ chó cái có máu chảy ra. Theo
Trần Thị Dân (2002), hiện tượng máu tiết ra ngoài ở giai đoạn này gọi là “hành kinh
giả”. Ở chó cái, sự chảy máu từ khe sinh dục xuất hiện trước khi rụng trứng. Chó
cái có biểu hiện liếm âm hộ, đi tiểu thường xuyên, trở nên khó bảo, thích chơi với
chó đực nhưng chưa cho chúng giao phối.
2.2.2.2 Giai đoạn động dục
Theo Feldman và Nelson (1996); Davel (2000); Corvea (2002) (trích dẫn của
Lê Vĩnh Nguyên Hân, 2005), giai đoạn động dục là khoảng thời gian chịu đực của
chó cái, chúng cho phép chó đực chồm nhảy và phối giống. Có thể xem ngày đầu
tiên chó cái cho phép phối giống là thời điểm bắt đầu giai đoạn động dục.
Beinmborn và ctv. (2001),(trích dẫn của Lê Vĩnh Nguyên Hân, 2005), ghi
nhận giai đoạn này kéo dài 9 – 18 ngày, nhưng có thể biến động trong khoảng 3 –
21 ngày. Sự rụng noãn bào xảy ra sau 24 – 48 giờ.
Theo Vũ Như Quán (2011), sự rụng trứng xảy ra 1 – 3 ngày từ khi bắt đầu có

dấu hiệu ham muốn; đôi khi sớm hơn (trong vòng 2 ngày trước khi biểu hiện đòi
đực) hay muộn hơn (5 – 7 ngày sau khi sự ham muốn). Trong giai đoạn này, âm hộ
mềm, teo lại và thải máu nhiều ở giai đoạn trước động dục, sau đó giảm tiết dịch
máu và có màu trong hơn. Khi chó đực đến gần, chó cái cũng biểu hiện có phản ứng
cong đuôi lên (còn gọi hiện tượng trổ cờ), đồng thời cho phép con đực ngửi âm hộ,
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chó đực giao phối.
2.2.2.3 Giai đoạn sau động dục
Nếu chó cái được phối giống và đậu thai thì giai đoạn tiếp theo giai đoạn động
dục là giai đoạn mang thai. Nếu chó cái không được phối giống hay phối giống
không đậu thì giai đoạn tiếp theo là giai đoạn sau động dục.
Olson và ctv. (1982); Feldman và Nelson (1996) (trích dẫn của Lê Vĩnh
Nguyên Hân, 2005), xác định lượng progesterone huyết thanh gia tăng trong khoảng
thời gian này và kéo dài đến 56 – 59 ngày trong lúc mang thai hoặc 60 – 100 ngày

7


nếu chó cái không mang thai. Đây là giai đoạn có sự hiện diện của hoàng thể.
Hoàng thể phân tiết ra số lượng lớn progesterone để ức chế động dục.
Cung lượng progesterone trong máu sẽ tăng dần trong khi estrogen giảm.
Ngoài tác dụng ức chế động dục, progesterone còn giúp cho quá trình định vị của
hợp tử ở tử cung thú mẹ và kích ứng sự phát triển các cấu tạo mô học ở tử cung và
tuyến vú. Âm hộ trở về trạng thái kích thước bình thường, chó cái hoàn toàn từ chối
chó đực phối giống.
Sự phân tiết progesterone của hoàng thể đạt được mức độ tối đa vào ngày
20 – 30 của giai đoạn sau động dục, đến ngày thứ 60, lượng progesterone chỉ đạt
trung bình 1ng/ml. Nếu chó mang thai thì trước khi đẻ, lượng progesterone đạt tới
mức tối đa.
Do vậy, nếu dựa vào hàm lượng progesterone trong máu, chúng ta không thể
phân biệt chó cái đang mang thai hay mang thai giả; vì thế, tất cả biểu hiện sinh lý

khác nhau đó được xem như dấu hiệu đặc trưng của giai đoạn sau động dục. Ngoài
ra, ở giai đoạn này, các trường hợp bệnh lý ở tử cung, đặc biệt là tử cung tích mủ
thường xuất hiện trên chó già.
2.2.2.4 Giai đoạn nghỉ ngơi
Beimborn và ctv. (2003) (trích dẫn của Lê Vĩnh Nguyên Hân,2005), xác định
rằng thời kỳ nghỉ ngơi chấm dứt khi có hiện tượng chảy máu ở đầu thời kỳ trước
động dục kế tiếp, giai đoạn này kéo dài trung bình 4 – 5 tháng.Thời gian của giai
đoạn nghỉ ngơi khá thay đổi giữa những cá thể khác nhau và bị chi phối bởi nhiều
yếu tố như: giống, môi trường, thức ăn, bệnh lý, tuổi tác... Đây là giai đoạn dài nhất,
trung gian giữa giai đoạn sau động dục với giai đoạn động dục kế tiếp. Đây cũng là
thời kỳ tuyến não thùy không hoạt động và cũng là thời gian phục hồi cơ quan sinh
dục của chó cái.
2.2.3 Một số yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ động dục của chó cái
Đỗ Hiệp (1994) (trích dẫn của Phan Thị Bích, 2004), nêu ra một số yếu tố ảnh
hưởng đến chu kỳ động dục của chó:

8




Tuổi: Những chó già thì động dục sẽ chậm và ít hơn những con chó đang ở thời

kỳ trưởng thành sinh dục. Chó cái đạt đến tuổi thành thục sớm thì ở lần động dục
đầu tiên số lượng trứng thấp hơn so với các lần động dục kế tiếp.


Giống: Các giống có tầm vóc nhỏ thì tuổi thành thục sớm hơn các giống có tầm

vóc lớn. Chó lai đạt tuổi thành thục sớm hơn chó thuần chủng.



Dinh dưỡng: Chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý giúp cho cá thể đạt tuổi thành

thục phù hợp với loại giống. Ngoài ra khi chó lên giống và kỳ đẻ tới, khi động dục
trở lại, nếu gia tăng mức dinh dưỡng thì sẽ làm gia tăng tỷ lệ rụng trứng.


Pheromon: Con cái mẫn cảm với mùi pheromon có trong nước tiểu con đực. vì

vậy nên đặt chuồng của con đực gần với chuồng con cái thì nó sẽ sớm động dục trở
lại.


Tiếng kêu của con đực: Cũng là nhân tố bên ngoài quan trọng trong việc gợi

cảm sự thèm muốn sinh dục chó cái, làm nó có biểu hiện động dục sớm.


Khí hậu: Chó ở vùng khí hậu nóng trưởng thành sớm hơn chó ở vùng khí hậu

lạnh.


Yếu tố thần kinh: Khi con thú bị stress thì cũng ảnh hưởng đến chu kỳ động dục

của con cái.


Kích thích tố: Các hormon FSH, LH, estrogen, progesterone…được phân tiết


không đều cũng ảnh hưởng đến sự động dục của chó cái.


Bệnh lý: Chó cái bị rối loạn sinh sản, mang thai giả do tồn lưu hoàng thể, viêm

tử cung, viêm âm đạo, u nang buồng trứng…
2.2.4 Xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo chó cái
Lớp biểu mô âm đạo là lớp tế bào mỏng lót mặt trong âm đạo, có nguồn gốc từ
lá phôi trong), thuộc loại biểu mô phủ lát kép có thể hóa sừng, (Lâm Thị Thu
Hương, 2005).
Sự phát triển của lớp biểu mô âm đạo phụ thuộc vào sự thay đổi các kích thích
tố sinh dục trong suốt thời kỳ động dục. Lớp trong cùng tiếp xúc với hệ thống mạch
quản gọi là tế bào gốc; sau đó tăng sinh và chuyển dần ra phía ngoài trở thành tế

9


bào cận gốc. Lớp tế bào này tách dần xa hệ mạch máu chết dần đi do không được
cung cấp dưỡng chất thành tế bào trung gian, sau đó chuyển sang dạng tế bào trung
gian bề mặt, tế bào ngày càng xa hệ thống mạch máu chết hoàn toàn và bong tróc
khỏi lớp niêm mạc gọi là tế bào bề mặt (trích dẫn của Nguyễn Duy Linh, 2005).

Hình 2.3 Lớp biểu mô âm đạo của chó cái
(Nguồn: Nelson, 1998 – trích dẫn của Lê Vĩnh Nguyên Hân, 2005)
2.2.4.1 Các loại tế bào biểu mô âm đạo
Tế bào cận gốc (hay tế bào cận nền) là tế bào biểu mô có kích thước nhỏ nhất
trong các loại, tế bào hình tròn hoặc bầu dục, nhân rất to và tròn đều, tỉ lệ nhân/tế
bào chất thấp. Lớp tế bào cận gốc nằm trong cùng, gần lớp tế bào mầm (tế bào nền),
được cung cấp máu đầy đủ.

Tế bào trung gian có kích thước rất thay đổi, thường lớn hơn tế bào cận gốc,
nhưng nhân nhỏ hơn rất nhiều, hình dạng có góc cạnh. Sự thay đổi hình thái tế bào
biểu mô từ dạng cận nền chuyển sang trung gian là giai đoạn mở đầu cho sự chết
của tế bào biểu mô âm đạo.
Tế bào trung gian bề mặt là tế bào biểu mô âm đạo chết điển hình, chúng xuất
hiện trong vết phết âm đạo của chó cái vào cuối giai đoạn trước động dục, tế bào có
nhiều góc cạnh, dẹp, vách tế bào không còn rõ ràng, tế bào chất và nhân bị tiêu hủy,
vì thế nhân rất nhỏ.

10


Tế bào bề mặt hay tế bào vảy là các tế bào biểu mô chết hoàn toàn, không còn
nhân, hình dạng dẹp và phẳng; vì thế trong vết phết, các tế bào bề mặt thường bị
gấp nếp và hiện diện vào giai đoạn chó cái động dục.

Hình 2.4 Các loại tế bào biểu mô âm đạo
(Nguồn: Eilts, 2001 - trích Đỗ Hiếu Liêm, 2006)
Nếu dựa vào sự sừng hoá của tế bào có thể chia các tế bào biểu mô thành 2
nhóm: nhóm tế bào không sừng hoá gồm tế bào cận gốc và trung gian và nhóm tế
bào sừng hoá gồm tế bào trung gian bề mặt và tế bào bề mặt.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của vi khuẩn, hồng cầu, bạch cầu.
2.2.4.2 Tỷ lệ các loại tế bào biểu mô qua các giai đoạn trong chu kì động dục
Sự biến đổi lớp tế bào biểu mô âm đạo chịu ảnh hưởng bởi estrogen và
progesterone. Nếu lượng progesterone giảm và lượng estrogen tăng, từ đó gây tăng
sinh các tế bào biểu mô, ảnh hưởng đến sự phát triển và biệt hóa các lớp tế bào bề
mặt. Xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo dựa vào sự biến đổi hình thái của các tế bào
biểu mô bong tróc ra từ âm đạo. Do đó, việc xác định số lượng từng loại tế bào biểu
mô giúp dự đoán tình trạng sinh lý sinh sản trong chu kỳ động dục của chó cái.


11


Sự thay đổi tỷ lệ các tế bào âm đạo bị bong tróc phản ánh ít nhiều về động thái của
lượng estrogen tương ứng và ước lượng tác động của progesterone. Do đó, có thể
nói rằng xét nghiệm tế bào biểu mô âm đạo là xét nghiệm gián tiếp liên quan đến
hoạt động nội tiết (Nelson, 1998) (trích dẫn của Đỗ Hiếu Liêm, 2006).
(1). Các loại tế bào biểu mô âm đạo ở giai đoạn trước động dục

Ghi chú: TG. tế bào trung gian, TG - BM. tế bào trung gian bề mặt ,
BM. tế bào bề mặt, HC. hồng cầu, BC. Bạch cầu
Hình 2.5 Vết phết âm đạo ở giai đoạn trước động dục
(Nguồn: Spano, 2002 - trích Đỗ Hiếu Liêm, 2006)
Trong nghiên cứu của Feldman và Nelson (1996),(trích dẫn của Đỗ Hiếu
Liêm, 2006), các loại tế bào biểu mô âm đạo vào đầu giai đoạn trước động dục
tương tự như ở cuối giai đoạn nghỉ ngơi; chủ yếu gồm tế bào cận gốc và tế bào
trung gian, nhưng có thể phân biệt hai giai đoạn này bằng cách dựa vào sự hiện diện
của hồng cầu, bạch cầu trung tính và vi khuẩn.

12


Giữa giai đoạn trước động dục, bạch cầu trung tính không còn thấy trên tiêu
bản vết phết âm đạo, nhiều hồng cầu và tỷ lệ tế bào bề mặt gia tăng, thay thế dần
các tế bào trung gian và trung gian bề mặt .
Cuối giai đoạn trước động dục, vết phết có thể có một ít hồng cầu, không có
bạch cầu; vì thế, tiêu bản dễ quan sát hơn, tế bào bề mặt chiếm tỷ lệ cao.
(2). Các loại tế bào biểu mô âm đạo ở giai đoạn động dục
Dore (1978); Eilts (2001); Hopkins (2003) (trích dẫn của Đỗ Hiếu Liêm,
2006), nhận định chó cái ở giai đoạn động dục, số lượng tế bào bề mặt chiếm cao

nhất, có thể lên đến  90 %. Số tế bào bề mặt tăng phản ảnh của sự gia tăng hàm
lượng estrogen huyết thanh ở giai đoạn trước động dục. Trong vết phết không có sự
hiện diện tế bào cận gốc và trung gian; ngoài ra, hồng cầu và vi khuẩn có thể có
hoặc không.

Ghi chú: BM. tế bào bề mặt, BC. bạch cầu
Hình 2.6 Vết phết âm đạo ở giai đoạn động dục
(Nguồn: Spano, 2002 - trích của Đỗ Hiếu Liêm, 2006)
(3). Các loại tế bào biểu mô âm đạo ở giai đoạn sau động dục
Nếu thú cái không được phối hoặc phối không đậu thai sẽ chuyển từ giai đoạn
động dục sang giai đoạn sau động dục.

13


×