Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẺ KHÓ
TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN NGỌC TUẤN
Lớp: DH07TY
Ngành: Thú Y
Niên khóa: 2007 – 2012

Tháng 08/ 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI – THÚ Y
****************

NGUYỄN NGỌC TUẤN

KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẺ KHÓ
TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y

Giáo viên hướng dẫn
ThS. BÙI NGỌC THÚY LINH
TS. NGUYỄN TẤT TOÀN



Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện đề tài: NGUYỄN NGỌC TUẤN
Tên luận văn: “KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẺ KHÓ
TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP”
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa Chăn Nuôi Thú Y,
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 08 năm 2012.

Giáo viên hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn

ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh

TS. Nguyễn Tất Toàn

ii


CẢM TẠ
Chân thành biết ơn
Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Ban Chủ Nhiệm Khoa Chăn Nuôi – Thú Y
Cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức

vô cùng quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Thành kính ghi ơn
ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh
TS. Nguyễn Tất Toàn
ThS. Vũ Nguyễn Thụy Hồng Loan
Đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn
Ban lãnh đạo Chi Cục Thú Y TP. Hồ Chí Minh
Trạm Phòng Chống Dịch Và Kiểm Dịch Động Vật – 187 Lý Chính Thắng Phường 7 – Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh
BSTY Võ Văn Bùi và tập thể các BSTY tại Trạm Phòng Chống Dịch Và
Kiểm Dịch Động Vật đã động viên, giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực
hiện đề tài.
Xin ghi lòng biết ơn sâu sắc đến
Cha mẹ, anh chị, đã khổ cực, yêu thương, đùm bọc, bên cạnh an ủi con trong
suốt quá trình thực tập.
Tất cả những người bạn đã cùng chia vui buồn, giúp đỡ trong suốt quá trình
thức tập.

Nguyễn Ngọc Tuấn

iii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: “Khảo sát một số yếu tố liên quan đến đẻ khó trên chó và
hiệu quả can thiệp” được thực hiện tại Trạm Phòng Chống Dịch Và Kiểm Dịch
Động Vật – Chi Cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian thực tập từ ngày
22/12/2011-22/04/2012.
Qua khảo sát 45 trường hợp chó cái mang thai có dấu hiệu sắp sinh được mang

đến khám và điều trị tại Trạm Phòng Chống Dịch Và Kiểm Dịch Động Vật chúng
tôi ghi nhận được 14 trường hợp đẻ thường và 31 trường hợp đẻ khó được phẫu
thuật lấy thai. Không có trường hợp nào can thiệp bằng tay hay oxytocin.
Tỷ lệ đẻ khó là 68,89%, chủ yếu trên giống chó ngoại (93,55%). Trong đó,
giống chó Chihuahua chiếm tỷ lệ cao nhất (61,29%), kế đến là giống chó Nhật
(19,35%), giống chó Bắc Kinh và Việt Nam cùng chiếm tỷ lệ (6,45%), giống chó
Dachshund và Pug cùng chiếm (3,23%). Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó cao ở lứa 1
(41,94%) và lứa 2 (32,23%) trong độ tuổi ≤ 2 năm tuổi.
Kết quả ghi nhận nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó bao gồm nguyên nhân
do mẹ (35,48%), do con (64,52%). Trong đó, tử cung co bóp kém (16,13%), thai to
(41,95%), thai chết thối rửa (19,35%), vỡ tử cung và thai dị tật cùng chiếm tỷ lệ
(3,22%), các nguyên nhân khác (16,13%). Triệu chứng thường gặp ở chó đẻ khó:
rặn liên tục nhưng thai không ra (32,26%), rặn yếu hoặc không rặn (35,48%), lồi
nước ối lâu, khô ối và chảy dịch có màu xanh đen cùng chiếm tỷ lệ (16,13%).
Nồng độ calcium huyết thanh trung bình của 31 chó mẹ là 2,26 ± 0,29
mmol/L. Nồng độ progesterone huyết thanh trung bình là 2,3 ± 1,605 ng/ml.
Nhiệt độ trung bình của 31 chó mẹ trước phẫu thuật là 38,25 ± 0,5oC. Về kết
quả tai biến trong quá trình phẫu thuật, ghi nhận: các tai biến chủ yếu là xuất huyết
và viêm dính bang quang cùng chiếm tỷ lệ (3,2%), trục trặc đường hô hấp (ho, ói)
(6,4%). Tai biến xảy ra sau quá trình phẫu thuật là: nhiễm trùng vết thương nhưng
không đứt chỉ (4%), nhiễm trùng đứt chỉ (4%), chết 2 trường hợp (8%). Thời gian
lành vết thương thường từ 5-7 ngày đối với những chó được đưa đi hậu phẫu liên
tục. Sau khi phẫu thuật mổ lấy thai, tỷ lệ thai sống chiếm tỷ lệ 91,1%, chết 8,9%.

iv


MỤC LỤC
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.........................................................ii
CẢM TẠ........................................................................................................................iii

TÓM TẮT .....................................................................................................................iv
MỤC LỤC...................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................ix
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ x
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................................. 1
1.2 Mục đích.................................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu...................................................................................................................... 2
Chương 2 TỔNG QUAN .............................................................................................. 3
2.1 Đẻ bình thường.......................................................................................................... 3
2.1.1 Sự mang thai........................................................................................................... 3
2.1.2 Khởi động sự sinh đẻ ............................................................................................. 3
2.1.2.1 Dấu hiệu sắp sinh ................................................................................................ 4
2.1.2.2 Sinh đẻ................................................................................................................. 4
2.1.2.3 Phục hồi tử cung.................................................................................................. 5
2.1.3 Một số hormone và nguyên tố vi lượng liên quan đến sự sinh đẻ ......................... 5
2.2 Đẻ khó ....................................................................................................................... 7
2.2.1 Định nghĩa .............................................................................................................. 7
2.2.2 Nguyên nhân đẻ khó............................................................................................... 7
2.2.2.1 Nguyên nhân đẻ khó do mẹ................................................................................. 7
2.2.2.2 Nguyên nhân đẻ khó do con................................................................................ 8
2.2.2.3 Đẻ khó do hormone............................................................................................. 9
2.2.3 Triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó ................................................................... 9
2.2.4 Các biện pháp can thiệp trên chó đẻ khó ............................................................ 10

v


2.2.4.1 Can thiệp bằng tay............................................................................................. 10

2.2.4.2 Can thiệp bằng thuốc........................................................................................ 11
2.2.4.3 Can thiệp bằng phẫu thuật................................................................................. 11
2.2.5 Sự lành vết thương ............................................................................................... 12
2.2.5.1 Giai đoạn viêm nhiễm ...................................................................................... 12
2.2.5.2 Giai đoạn biểu mô hóa ..................................................................................... 13
2.2.5.3 Giai đoạn tăng sinh sợi...................................................................................... 13
2.2.5.4 Giai đoạn trưởng thành ..................................................................................... 14
2.2.6 Một số tai biến trong và sau phẫu thuật ............................................................... 14
2.3 Lược duyệt một số công trình nghiên cứu có liên quan.......................................... 15
2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài................................................................................. 15
2.3.2 Các công trình nghiên cứu trong nước................................................................ 16
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN................................... 18
3.1 Thời gian và địa điểm.............................................................................................. 18
3.1.1 Thời gian .............................................................................................................. 18
3.1.2 Địa điểm ............................................................................................................... 18
3.2 Đối tượng khảo sát .................................................................................................. 18
3.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 18
3.4 Phương pháp tiến hành............................................................................................ 18
3.4.1 Khảo sát tỷ lệ đẻ khó............................................................................................ 18
3.4.1.1 Dụng cụ và hóa chất.......................................................................................... 18
3.4.1.2 Cách thực hiện................................................................................................... 19
3.4.1.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 19
3.4.2 Khảo sát nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó........................ 19
3.4.2.1 Dụng cụ và hóa chất.......................................................................................... 19
3.4.2.2 Cách thực hiện................................................................................................... 19
3.4.2.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 20
3.4.3 Khảo sát nồng độ calcium và progesterone huyết thanh...................................... 20
3.4.3.1 Dụng cụ và hóa chất.......................................................................................... 20

vi



3.4.3.2 Cách thực hiện................................................................................................... 20
3.4.3.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 20
3.4.4 Hiệu quả can thiệp đẻ khó.................................................................................... 20
3.4.4.1 Dụng cụ và hóa chất.......................................................................................... 20
3.4.4.2 Cách thực hiện................................................................................................... 21
3.4.4.3 Chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 21
3.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu................................................................... 21
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 23
4.1 Khảo sát tỷ lệ chó đẻ khó ........................................................................................ 23
4.1.1 Tỷ lệ chó đẻ khó trên tổng số chó khảo sát.......................................................... 23
4.1.2 Tỷ lệ chó đẻ khó theo giống, lứa đẻ, độ tuổi........................................................ 23
4.1.2.1 Tỷ lệ chứng đẻ khó theo giống.......................................................................... 23
4.1.2.2 Tỷ lệ xuất hiện chó đẻ khó theo lứa đẻ ............................................................. 26
4.2 Khảo sát nguyên nhân và triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó........................... 28
4.2.1 Tỷ lệ xuất hiện các nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó ..................................... 28
4.2.2 Tỷ lệ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó .............................. 30
4.3 Khảo sát nồng độ calcium và progesteron huyết thanh .......................................... 32
4.3.1 Nồng độ calcium huyết thanh .............................................................................. 32
4.3.2 Nồng độ progesterone huyết thanh ...................................................................... 32
4.4 Hiệu quả can thiệp đẻ khó....................................................................................... 33
4.4.1 Sự biến đổi thân nhiệt của chó mẹ sắp sinh ......................................................... 33
4.4.2 Tỷ lệ xuất hiện những tai biến trong và sau khi phẫu thuật ................................. 34
4.4.2.1 Tỷ lệ xuất hiện những tai biến trong phẫu thuật ............................................... 34
4.4.2.2 Tỷ lệ xuất hiện những tai biến sau phẫu thuật .................................................. 35
4.2.3 Kết quả theo dõi thời gian lành vết thương......................................................... 36
4.2.4 Tình trạng chó con sau khi mổ lấy thai trên từng giống ...................................... 37
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................... 39
5.1 Kết luận ................................................................................................................... 39

5.2 Đề nghị .................................................................................................................... 39

vii


TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 41
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 45

viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATP (adenosine triphosphate)
IV (intravenous)

:

Tiêm tĩnh mạch

LH (luteinizing hormone)

:

Hormone phát triển thể vàng

PGF2α (prostaglandin)

:

SC (subcutaneous)


:

Tiêm dưới da

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 4.1 Tỷ lệ chó đẻ khó trên tổng số chó khảo sát ................................................... 23
Bảng 4.2 Tỷ lệ chứng đẻ khó theo nhóm giống ............................................................ 24
Bảng 4.3 Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó theo từng giống chó ....................................... 25
Bảng 4.4 Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó theo lứa đẻ...................................................... 26
Bảng 4.5 Tỷ lệ xuất hiện chứng đẻ khó theo độ tuổi .................................................... 27
Bảng 4.6 Tỷ lệ xuất hiện các nguyên nhân gây nên chứng đẻ khó............................... 28
Bảng 4.7 Tỷ lệ xuất hiện những triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó ....................... 30
Bảng 4.8 Nồng độ progesterone trên chó đẻ khó.......................................................... 33
Bảng 4.9 Tai biến gặp phải trong quá trình phẫu thuật................................................. 34
Bảng 4.10 Tai biến gặp phải sau phẫu thuật ................................................................. 35
Bảng 4.11 Thời gian lành vết thương............................................................................ 36
Bảng 4.12 Số chó con sống và chết sau khi mổ lấy thai trên từng giống ..................... 37

x


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 4.1 Thai chết lâu ngày .......................................................................................... 29
Hình 4.2 Chó mẹ bị suy nhược nặng do thai chết lâu ngày .......................................... 30

Hình 4.3 Thai to và nhiều thai trong một ổ ................................................................... 30
Hình 4.4 Lồi bọc ối ....................................................................................................... 31
Hình 4.5 Sản dịch xanh đen .......................................................................................... 31
Hình 4.6 Chó con bị thoát vị não ra ngoài .................................................................... 31
Hình 4.7 Chó bị hạ calcium máu................................................................................... 32

xi


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nuôi chó là một phong trào đã có từ rất lâu đời. Từ nông thôn cho đến thành
thị, đâu đâu chúng ta cũng thấy mọi người nuôi chó. Nhưng ở thôn quê, chó được
nuôi dưới hình thức thả rong, chó có không gian đủ rộng để sinh hoạt, chơi đùa.
Ngược lại, ở thành thị, theo quy định của pháp luật, chó không được phép thả rong.
Hầu như chúng chỉ quanh quẩn trong khuôn viên chật hẹp của của nhà ở, sân nhà
hay vườn tược. Chó ít được vận động, lại được chủ cưng, cho ăn nhiều, trở nên béo
phì. Khi chó đến chu kỳ động dục, chủ nuôi thường không cho phối hoặc chích
thuốc ngừa thai vì sợ chó mang thai sinh nở đau đớn hay không có thời gian chăm
sóc. Đôi khi chủ nuôi không cho chó phối tự nhiên mà phối theo ý chủ. Vì thế chó
không thể tránh khỏi mắc phải những bệnh lý sản khoa, trong đó có đẻ khó.
Đẻ khó trên chó gây ra bởi nhiều nguyên nhân như tử cung co bóp kém, xương
chậu hẹp, thai lớn, mang nhiều thai, chó có tầm vóc nhỏ, chó mẹ bị béo phì…
Nhưng rất khó để chủ nuôi có thể phát hiện được chó của mình có đẻ khó hay
không. Hầu như khi chó có dấu hiệu sắp sinh hay đã sinh được một con thì mới
phát hiện được đẻ khó.
Để giúp hạn chế được những khó khăn trong việc phát hiện đẻ khó và nâng
cao kiến thức về sinh sản của chó, xuất phát từ sự yêu thích động vật cùng với tinh
thần ham học hỏi, sưu tầm và đúc kết những kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều

trị bệnh. Được sự đồng ý của Khoa Chăn Nuôi Thú Y – Trường Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn của ThS. Bùi Ngọc Thúy Linh và TS.
Nguyễn Tất Toàn chúng tôi tiến hành đề tài: “KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐẺ KHÓ TRÊN CHÓ VÀ HIỆU QUẢ CAN THIỆP” tại
Trạm Phòng Chống Dịch Và Kiểm Dịch Động Vật, Chi Cục Thú Y Thành phố Hồ
Chí Minh.
1


1.2 Mục đích
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sản khoa nhằm hạn chế những khó khăn
trong việc phát hiện và điều trị bệnh sản khoa.
1.3 Yêu cầu
Ghi nhận những ca chó mang thai được mang đến khám và điều trị.
Theo dõi những triệu chứng lâm sàng trên chó có biểu hiện đẻ khó.
Xác định nồng độ calcium và progesterone trong huyết thanh trên đối tượng
chó đẻ khó.
Ghi nhận các tai biến trong và sau khi mổ (nếu có).

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Đẻ bình thường
2.1.1 Sự mang thai
Mang thai là thời kỳ thú con phát triển trong bụng mẹ, tính từ lúc noãn được
thụ tinh và làm tổ trong sừng tử cung cho đến lúc được sinh ra. Ở chó, việc dự đoán
được thời gian mang thai bao lâu và ngày sinh là điều rất quan trọng. Thời gian
mang thai có thể dao động từ 57-70 ngày tính từ lần phối giống đầu tiên đến khi

sinh. Theo Tsutsui và ctv (2006), thời gian mang thai tính từ lúc rụng trứng đến khi
sinh thường không đổi là 64 ngày. Không như những động vật khác, sự rụng trứng
của chó xảy ra trước khi hormone luteinizing (LH) đạt đỉnh trong máu. Ở phần lớn
các loài gia súc, tinh trùng duy trì khả năng thụ tinh trong vòng 48 giờ (Sjaastad và
ctv, 2003) (trích dẫn bởi Trần Thị Dân, 2006). Xuất noãn thường xảy ra vào
khoảng 1/3 cuối của thời kỳ động dục. Chó có thể giao phối vài ngày trước khi có
sự thụ tinh xảy ra, điều đó lý giải tại sao có sự biến động trong thời gian mang thai
của chó. Theo Feldman và Nelson (2003a), ở chó, progesterone bắt đầu tăng lên
trước khi sự rụng trứng xảy ra và tại thời điểm rụng trứng nồng độ progesterone đạt
12-32 ng/ml. Progesterone được kiểm tra nhiều lần để xác định ngày phối giống
thích hợp. Một nghiên cứu đã cho thấy rằng có thể dự đoán được chính xác 100%
ngày sinh trong khoảng 65±3 ngày sau khi progesterone tăng lên lần đầu tiên
(Kutzler và ctv, 2003). Sau khi rụng trứng, progesterone trong máu tăng lên rất
nhanh cho nên việc dự đoán ngày rụng trứng và ngày dự kiến sinh sẽ không còn
chính xác nữa (Concannon và ctv, 1975).
2.1.2 Khởi động sự sinh đẻ
Tiến trình sinh đẻ bắt đầu bởi việc tiết cortisol từ thai. Người ta giả thiết rằng
việc thiếu chỗ trong tử cung và nhu cầu biến dưỡng cao của thai là yếu tố gây tiết

3


cortisol (yếu tố stress). Thay đổi hàm lượng cortisol trong máu thai ảnh hưởng sự
tạo kích thích tố của nhau. Cortisol kích thích sản xuất prostaglandin từ nhau.
PGF2α đi vào dịch mô của tử cung (tác động như cận tiết tố) và đến thể vàng để gây
thoái biến thể vàng. Cortisol kích thích tổng hợp enzyme của nhau để chuyển
progesterone thành estrogen. Giảm progesterone và tăng estrogen làm co thắt cơ tử
cung (Trần Thị Dân, 2006).
2.1.2.1 Dấu hiệu sắp sinh
Song song với việc to bụng, tuyến vú phát triển căng đầy và bắt đầu tiết sữa

trong vài ngày trước khi sinh. Âm môn cương lên và thường tiết chất nhầy. Hông
sụp xuống. Gần tới giờ sinh, chó mẹ trở nên mất bình tĩnh, bồn chồn, tìm nơi vắng
vẻ (Trần Thị Dân, 2006).
Nhiệt độ giảm đột ngột là một dấu hiệu cho thấy chó sẽ sinh trong vòng 24
giờ. Một nghiên cứu trên 40 chó mang thai của Concannon và ctv (1977b) cho thấy
rằng nhiệt độ trung bình của 40 chó sắp sinh giảm xuống 0,8±0,1oC hay ở mức
37,1±0,06oC. Progesterone trong máu giảm xuống thấp hơn 2 ng/ml kéo theo sự
giảm nhiệt độ 10-14 giờ sau đó, sự thay đổi này chỉ là tạm thời và sẽ tăng trở lại
mức bình thường trước khi sinh (Concannon và ctv, 1977a,b).
2.1.2.2 Sinh đẻ
Theo Trần Thị Dân (2006), quá trình sinh đẻ được chia thành ba giai đoạn:
Giai đoạn dãn: tử cung co bóp nên tăng áp lực lên dịch ối và cổ tử cung dãn
rộng. Dịch ối được phóng thích. Chó mẹ không yên, đứng lên ngồi xuống. Những
chó tơ có thời gian dãn dài hơn chó đã đẻ nhiều lứa. Giai đoạn này kéo dài khoảng
2-12 giờ.
Giai đoạn trục bào thai: co thắt của tử cung do tác dụng của oxytocin đẩy thai
đến âm đạo. Khi ấy, sự co thắt tử cung được hổ trợ bởi co thắt cơ thành bụng. Trong
giai đoạn cuối của trục thai, cuốn rốn có thể bị ép giữa thai và thành âm đạo nên
giảm cung cấp oxy cho thai và có thể gây chết hai trong vài trường hợp.
Giai đoạn trục thai: tử cung tiết PGF2α, chất này cùng với oxytocin gây co thắt
cơ tử cung để đẩy nhau ra. Thông thường, nhau được bài xuất một thời gian ngắn

4


sau khi sinh. Tuy nhiên, nhau có thể đi kèm theo thú con hoặc trong vài trường hợp
lại được tống ra trước bào thai.
2.1.2.3 Phục hồi tử cung
Phục hồi tử cung xảy ra nhanh chóng, tử cung nhỏ lại do giảm khối lượng
máu. Phần nhau của biểu mô chó mẹ cũng được loại thải ra ngoài. Việc phục hồi

đường sinh dục xảy ra trong vòng 3 tuần. Sau khi trục nhau, sự cân bằng kích thích
tố có nhiều biến đổi, đặc biệt là mất tác dụng ức chế của estrogen và progesterone
lên thùy trước tuyến yên, tuyến yên tiếp tục phân tiết các kích dục tố Gonadotropin
để chuẩn bị cho chu kỳ sinh sản kế tiếp và tiết prolactin khơi mào cho việc tiết sữa.
2.1.3 Một số hormone và nguyên tố vi lượng liên quan đến sự sinh đẻ
Sự sinh đẻ xảy ra dưới sự tương tác của nhiều hormone khác nhau bao gồm
progesterone, oxytocin, vasopressin, cortisol, relaxin. Ngoài ra các vi lượng như
calcium, magnesium cũng góp phần không kém quan trọng.
Progesterone được phân tiết ra ở thể vàng, nhau thai và tuyến thượng thận.
Progesterone tạo điều kiện thuận lợi trong tử cung cho phôi phát triển (tăng tiết và
ngăn ngừa co thắt cơ trơn tử cung), góp phần tăng trưởng và biệt hóa biểu mô tuyến
vú để chuẩn bị tạo sữa (Trần Thị Dân, 2006). Theo Verstegen-Onclind và ctv
(2008), cho rằng nồng độ progesterone cao trong máu cần thiết để duy trì sự mang
thai của chó mẹ. Hormone bắt đầu tăng lên trước khi rụng trứng và tiếp tục tăng lên
ở những mức cao hơn để có thể duy trì sự mang thai. Sinh đẻ xảy ra khi nồng độ
progesterone giảm xuống thấp hơn 1 ng/ml (Concanon và Hansel, 1977). Tuyến
thượng thận bào thai sản xuất cortisol, cortisol kích thích nhau thai tiết PGF2α gây
thoái hóa thể vàng và làm giảm nồng độ progesterone trong máu. Sự thay đổi tỷ lệ
estrogen và progesterone trong máu là một yếu tố quan trọng cho việc sinh đẻ xảy
ra và kích thích sự tổng hợp prostaglandin. Nồng độ estrogen biến động trong suốt
thời kỳ cuối của sự mang thai và cho đến lúc sinh. Bên cạnh việc thoái hóa thể
vàng, PGF2α cùng với oxytocin kích thích sự co bóp của tử cung
Oxytocin được tổng hợp bởi vùng dưới đồi và được dự trữ ở thùy sau tuyến
yên. Oxytocin gây co thắt cơ trơn tử cung và co thắt tế bào cơ biểu mô cơ tuyến vú

5


để thải sữa. Xung động thần kinh từ vùng dưới đồi khi có kích thích vào núm vú
hay tử cung làm oxyocin được phân tiết (Trần Thị Dân, 2006).

Vasopressin hay còn gọi là hormore kháng lợi tiểu. Vasopressin điều hòa tái
hấp thu nước từ dịch lọc trong ống xoắn xa và ống góp của đơn vị thận. Ngoài ra,
khi hiện diện trong máu với hàm lượng cao, vasopressin gây co mạch vành và tăng
huyết áp. Ở tử cung, vasopressin gây co thắt cơ tử cung bằng cách gắn vào thụ thể
V1a tiếp nhận oxytocin và thụ thể tiếp nhận vasopressin (Zingg, 1996).
Cortisol là một trong những kích thích tố quan trọng để cơ thể phản ứng với
stress (Trần Thị Dân, 2006). Ở chó nồng độ cortisol trong máu tăng lên trước và
trong khi sinh (Concannon và ctv, 1978), sự tăng lên này được xem là gián tiếp gây
đau và gây stress cho chó mẹ trong suốt quá trình sinh. Có những ý kiến khác cho
rằng cortisol có nguồn gốc từ thai, tuyến thượng thận của thai tiết ra một lượng lớn
cortisol để khởi động sự sinh đẻ (Concannon và ctv, 1978).
Calcium là chất điện giải quan trọng nhất trong việc điều hòa co cơ tử cung.
Nồng độ ion calcium ngoại bào xấp xỉ 1,5 mmol/L và nồng độ nội bào của cơ tử
cung khoảng 0,13x10-4 mmol/L (Sanborn, 2000). Adenosine triphosphate (ATP)
cung cấp năng lượng cho sự co cơ. Theo Trần Thị Dân (2006), calcium tồn tại ở hai
dạng trong máu, khoảng 40% liên kết với protein (chủ yếu là albumin), 10% gắn với
phức hợp hòa tan như bicarbonate và citriate, 50% ở dạng tự do. Dạng tự do rất cần
thiết cho hoạt động của thần kinh, cơ và tuyến nội tiết. Trong tế bào, calcium tích tụ
ở lưới nội bào không hạt và ty thể. Lưới nội bào không hạt hấp thu chủ động
calcium tự do. Còn theo Casten (1974), khi ở tử cung nồng độ progesterone chiếm
ưu thế sẽ dẫn đến ức chế sự hấp thu ion calcium vào lưới nội bào cơ tử cung. Cả
progesterone và oxytocin đều ngăn cản sự hấp thu ion calcium vào lưới nội bào cơ
tử cung dẫn đến những cơn co thắt của cơ tử cung.
Magnesium được tiêm truyền trên người để ngăn ngừa đau đẻ trước khi tới
ngày sinh. Magnesium vừa gây dãn cơ trơn vừa ức chế co cơ tử cung bằng những
cơ chế biến dưỡng nội bào và ngoại bào (Fomin và ctv, 2006).

6



2.2 Đẻ khó
2.2.1 Định nghĩa
Reiss (2001) định nghĩa đẻ khó khi không trục xuất được những bào thai.
Theo Forsberg và Eneroth (2000), chứng đẻ khó là sinh khó hoặc thiếu khả năng
trục xuất bào thai qua đường sinh sản mà không có sự trợ giúp. Đẻ khó thường
xuyên xảy ra trên chó. Tỉ lệ đẻ khó có thể lên tới 100% ở một vài giống chó, đặc
biệt ở những loại chó không tạo sụn và chó đầu to. Theo nghiên cứu của Forsberg
và Person (2007) giống chó boxer là một trong những giống chó có nguy cơ đẻ khó
cao.
Theo Reiss (2011), cho rằng đẻ khó thường xảy ra ở những giống chó nhỏ vóc,
chó có đầu to và vai rộng như chihuahua, dachshunds, bắc kinh, pugs, pulldogs…và
ở những giống chó đơn thai vì thai to và thai không tiết đủ kích thích tố khởi động
quá trình sinh đẻ (trích từ Nguyễn Thùy Thanh Thanh, 2011).
2.2.2 Nguyên nhân đẻ khó
2.2.2.1 Nguyên nhân đẻ khó do mẹ
Đẻ khó nguyên nhân do mẹ bao gồm tử cung co bóp yếu, hẹp xương chậu,
những bất thường của tử cung và các cấu trúc mô mềm khác. Đẻ khó do chó mẹ
được cho rằng rất phổ biến, lên đến 75% trường hợp đẻ khó ở chó (Davelid and
Linde-Forsberg, 1994).
Tử cung co bóp kém do những nguyên nhân nguyên phát như tử cung chó mẹ
căng quá mức do chứa quá nhiều thai, chó mẹ stress hay lo âu với lần đẻ đầu tiên,
chó mẹ bị thiếu calcium hay chó mẹ bị suy nhược thể trạng kém.
Tử cung co bóp kém có thể là nguyên nhân thứ phát gây ra đẻ khó khi tử cung
cố gắng trục xuất một thai quá lớn ra ngoài, khi thai này bị mắc kẹt, cơ tử cung bị
mỏi dẫn đến không co bóp nữa ( Freak, 1962).
Những nguyên nhân khác làm cho tử cung co bóp kém như yếu tố bẩm sinh,
mất cân bằng dinh dưỡng, sự thâm nhiễm mỡ vào trong cơ tử cung, những thay đổi
liên quan đến tuổi tác, sự điều hòa nội tiết tố không đầy đủ, hay thú đang mắc bệnh
ở một hệ thống nào đó (Linde-Forsberg and Eneroth, 2000).


7


Xương chậu hẹp: tất cả những xương chậu bị hẹp hay biến dạng đều có thể là
nguyên nhân gây đẻ khó. Khung chậu bị hẹp hay biến dạng do bẩm sinh, mất cân
bằng dinh dường hoặc do tổn thương cơ học gây nên. Hẹp khung xương chậu cũng
có thể do cơ thể chó cái tơ chưa phát triển hoàn chỉnh đã được phối giống hoặc thú
ít được vận động trước khi sinh. Ngoài ra, hẹp xương chậu có thể do rối loạn sản
xuất và phân tiết relaxin, kích thích tố này có tác dụng làm dãn nở khớp hàn bồn
bán động giữa hai cánh xương tọa mu ( Nguyễn Văn Thành, 2004).
Bất thường của tử cung bao gồm tử cung bị xoắn, bị rách, dịch ối quá nhiều
làm tử cung căng phồng hay những dị tật bẩm sinh. Những bất thường của mô mềm
như khối u trong âm đạo, xơ hóa tử cung cũng gây nên đẻ khó ở chó ( LindeForsberg and Eneroth, 2000).
2.2.2.2 Nguyên nhân đẻ khó do con
Thai có trọng lượng 4-5% trọng lượng chó mẹ được xem là thai lớn. Trong
một số ca đẻ khó do thai lớn, thai thường bị mắc kẹt ở phần vai và ngực nếu như
phần đầu thai được đẩy ra trước hoặc chân sau và phần hông bị mắc kẹt khi phần
phần đuôi được đẩy ra trước (Linde-Forsberg and Eneroth, 2000). Thai lớn là
nguyên nhân chủ yếu gây đẻ khó trên giống chó Scottish terrier (Freak, 1962). Nếu
thai quá lớn để đẩy vào trong xoang chậu, chó mẹ sẽ ngưng sinh sản để ngăn ngừa
sự đau đớn có thể xảy ra (Freak, 1975). Chó con có kích thước ngoại cỡ gây mất
cân xứng giữa kích thước thai với kích thước xương chậu. Do cha có vóc dáng to
lớn so với chó mẹ hoặc sự hấp thu tốt chất dinh dưỡng của thú khi còn là bào thai.
Thai to thường xảy ra khi chỉ có một vài con trong một lứa đẻ hoặc là lứa đẻ đơn
thai. Sự sinh đẻ một thai quá to có thể gây khó khăn cho cả thai lẫn mẹ trong lúc
chuyển dạ và tống thai. Đẻ khó do thai thường xảy ra bất ngờ, nó có thể xảy ra ở thú
đã sinh nhiều lần.
Do tư thế chó con: tư thế bình thường của thai gọi là tư thế thuận với hai chân
trước và đầu, hoặc hai chân sau và mông ra ngoài âm hộ. Các tư thế bất thường như
đầu quẹo sang một bên hay gập xuống ức, chi trước co quặp lại, đưa một chân ra


8


trước, thai nằm nghiêng hay ngữa, lưng hay bụng ra trước, hai thai ra cùng một
lúc…(trích từ Nguyễn Thùy Thanh Thanh, 2011).
Quái thai cũng là nguyên nhân thường gặp gây đẻ khó trên chó như chứng não
ứ thủy, sự phát triển không hoàn thiện của não và hộp sọ, thai bị phù toàn thân, thai
chỉ có một mắt, não thoát vị ra ngoài…
2.2.2.3 Đẻ khó do hormone
Theo Trần Thị Dân và Dương Nguyên Khang (2006), progesterone có tác
dụng bảo vệ thai và hổ trợ thai phát triển trong tử cung vì nó làm cho nội mạc tử
cung dày lên và tuyến tử cung phát triển trước khi trứng thụ tinh làm tổ trên niêm
mạc tử cung. Progesterone ức chế sự vận động của tử cung trong thời kỳ mang thai.
Sự thay đổi tỷ lệ giữa estrogen và progesterone làm cho tử cung nhạy cảm với
oxytocin và khơi mào cho sự sinh đẻ.
Theo Weilenmance và ctv (1993), vào giai đoạn hoàng thể, lượng
progesterone đạt đỉnh cao nhất (12,6-70,1 ng/ml) và trong thời kỳ không động dục
khoảng < 1 ng/ml. Edqvist và ctv (1975) cho rằng progesterone tăng lên khoảng 10
ng/ml khi bắt đầu động dục và tồn tại trong giai đoạn động dục, sau động dục và
mang thai.
Concannon và ctv (1975, 1978) ghi nhận progesterone giảm mạnh trước khi
bắt đầu chuyển dạ và duy trì ở mức thấp trong thời gian cho con bú. Nó là nguồn
cảm ứng cho sự chuyển dạ. Progesterone giảm trong suốt 2 ngày trước sinh, từ
3,3±0,4 đến 1,0±0,1 ng/ml ngay khi sinh. Sự chuyển dạ bắt đầu khi progesterone
giảm < 1 ng/ml (3,18 nmol/l), nếu progesterone không giảm thì sự sinh đẻ sẽ không
bắt đầu. Tuy nhiên, theo Concannon và ctv (1988), vào thời điểm sinh bình thường
nồng độ progesterone 3,2 nmol/l hay íthơn.
2.2.3 Triệu chứng lâm sàng trên chó đẻ khó
Theo Aiello (1998), thú đẻ khó có các dấu hiệu sau: giảm nhiệt độ trực tràng

(37,20C) mà không sinh trong vòng 24 giờ, bụng co thắt mạnh trong vòng 1-2 giờ
mà không có chó con sinh ra, thú đã sinh con đầu tiên nhưng 1-2 giờ sau không sinh
con kế tiếp, thời gian nghỉ ngơi trong khi chuyển dạ vượt quá 4-6 giờ, chó cái đang

9


kêu la dữ dội (kêu la, liếm hoặc cắn âm hộ) mà không sinh được, dịch tiết âm đạo
đen hoặc nhầy có máu trước khi sinh con đầu tiên, mang thai hơn 72 ngày kể từ
ngày phối đầu tiên hay hơn 66 ngày khi LH đạt đỉnh (LH đạt đỉnh lúc rụng trứng).
Eldredge và ctv (2007) cho rằng chó khỏe mạnh, có thể trạng tốt thì hiếm khi
đẻ khó, nhưng thường xảy ra ở những chó mập và béo phì. Vì thế trong quá trình
mang thai tránh để cho chó mẹ tăng trọng quá mức.
Bennett (1974) cho rằng sự xáo trộn môi trường cũng là một yếu tố gây trì
hoãn sinh đẻ cho đến khi thú chỉ có một mình, thoải mái trong môi trường quen
thuộc.
2.2.4 Các biện pháp can thiệp trên chó đẻ khó
2.2.4.1 Can thiệp bằng tay
Nếu sau khi kiểm tra âm đạo có sự hiện diện của thai ở xoang chậu thì ta có
thể can thiệp bằng tay, có thể kèm theo dụng cụ hổ trợ như pince kẹp thai. Phải thực
hiện động tác nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương niêm mạc âm đạo chó mẹ. Đặt chó
lên bàn, rồi cột miệng chó lại và nhờ chủ giữ cố định đầu chó. Bôi trơn âm đạo và
tay đã đeo găng tiệt trùng. Xoa bóp vùng bụng làm tăng hiệu quả, kích thích tử cung
co bóp và tạo lực ép đẩy thai ra ngoài.
Nếu đầu thai ra trước: đưa ngón trỏ và ngón giữa nhẹ nhàng kéo đầu chó con
ra ngoài cùng với việc chỉnh sửa đúng tư thế của chó con bằng tay còn lại, lắc bào
thai qua lại để dễ dàng kéo thai ra ngoài. Dùng pince kẹp không mấu kẹp vào hàm
dưới kéo thai ra ngoài. Dùng móc tử cung đưa qua miệng chó con, móc vào hàm
dưới hoặc lưỡi của bào thai.
Nếu đuôi ra trước: dùng ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út, chèn ngón giữa vào

giữa hai chân tại khuỷu chân, ngón trỏ và ngón áp út áp chặt hai chân chó con vào
nhau rồi từ từ kéo con ra theo cơn rặn của chó mẹ. Dùng pince không mấu kẹp vào
khuỷu chân sau lần lượt kéo chân trái, rồi phải để thai có thể chui qua hố chậu.
Hướng kéo thai thường song song với xương sống hoặc với giống chó bụng
võng thì kéo xéo lên và kéo theo cơn rặn của chó mẹ cho tới khi nào bào thai ra

10


được hố chậu hoàn toàn. Khi kéo thai phải chú ý đến tư thế và chiều hướng của thai
phải hoàn toàn bình thường.
Đối với những trường hợp còn kẹt một con và đã chết (do kẹt và vỡ nước ối
quá lâu) thì có thể kéo từng mảnh ra ngoài, rồi kết hợp tiêm oxytoxin để giúp tử
cung co bóp đẩy các sản dịch ra ngoài nhanh chóng chống viêm nhiễm tử cung. Sau
khi kéo được thai ra, tiến hành cột rốn và kéo nhau. Khi kéo nhau, cần nhẹ nhàng,
ấn tay vào niêm mạc cổ tử cung đẻ ngăn đứt nhau và ngăn lòi, lộn cổ tử cung ra
ngoài. Trong trường hợp xót nhau thì nên đặt kháng sinh vào trong đường sinh dục
đề phòng ngừa viêm nhiễm.
2.2.4.2 Can thiệp bằng thuốc
Dùng thuốc đẻ kích thích tử cung co thắt trong trường hợp tử cung co thắt kém
và thúc đẩy sự hiện diện của thai kế tiếp tại khu vực xương chậu. Đồng thời nó cũng
thúc đẩy sự tống nhau thai, các dịch hậu sản ra ngoài trong quá trình đẻ. Tuy nhiên
liệu pháp này không được sử dụng trong trường hợp đường sinh dục bị tắt nghẽn và
chỉ được sử dụng sau khi khám kỹ âm đạo (Eldredge và ctv, 2000).
Theo Eneroth, (1994), oxytoxin với liều 2-5 UI/con thường được sử dụng với
liều tiêm bắp. Sau khi tiêm, thú được cho nghỉ ngơi 10-15 phút. Liều nhắc lại có thể
được sử dụng sau 20-30 phút. Thông thường liều đầu tiên có thể đạt được hiệu quả
mong muốn.
Dùng oxytoxin trong các trường hợp sau: cổ tử cung đã mở, chó đã đẻ được
vài con, qua chụp X-quang xác định còn ít con, nằm đúng tư thế và đã di chuyển

xuống xương chậu.
Sau khi can thiệp kéo thai khi thai lớn, sai tư thế, giúp chó tiếp tục đẻ tự nhiên
cho những con sau.
2.2.4.3 Can thiệp bằng phẫu thuật
Sau khi thú đã dùng các biện pháp trên mà vẫn không thể đẻ được thì tiến
hành phẫu thuật. Theo Robbins và Mullen (1994) cắt bỏ cả buồng trứng lẫn tử cung
để lấy chó con ra cũng là một phương pháp điều trị có hiệu quả chứng đẻ khó.

11


Theo Forsberg và Eneroth (2000), mổ lấy thai được chỉ định sau khi có kết quả
chẩn đoán rơi vào một trong các trường hợp sau: tử cung vẫn không co bóp ngay cả
khi đã sử dụng thuốc kích đẻ, tử cung co bóp yếu một phần và không có dấu hiệu
cải thiện sau khi dùng thuốc kích đẻ, khung chậu hoặc phần mềm của đường sinh
dục bất thường, đơn thai nhưng thai quá lớn hoặc quá nhiều thai, thai chết thối rữa,
quái thai, quá nhiều hoặc quá ít dịch thai, thai quá ngày.
2.2.5 Sự lành vết thương
Theo Lê Văn Thọ (2006), sự lành vết thương được chia thành bốn giai đoạn:
2.2.5.1 Giai đoạn viêm nhiễm
Đáp ứng ban đầu của vết thương là giai đoạn viêm nhiễm hay còn gọi là giai
đoạn cầm máu, được bắt đầu từ khi có vết thương và kéo dài 2 – 5 ngày. Giai đoạn
này có hai quá trình riêng biệt:
Quá trình đáp ứng mạch máu: ngay sau khi có vết, những mạch máu nhỏ bị
đứt sẽ co lại từ 5 – 10 phút, dẫn đến sự cầm máu và sự tích tụ những tế bào trong
phạm vi mạch máu này. Tiểu cầu tích tụ ở vết thương và phản ứng với thrombine để
hình thành các cục máu đông. Mạch bạch huyết dễ vở nên thường hư hại nhiều hơn
so với đứt mạch máu. Những mô bị hư hại sẽ phóng thích các hợp chất hóa học
trung gian được gọi là cytokine, là khởi đầu của một tiến trình quan hệ qua lại phức
tạp dẫn đến cầm máu và bắt đầu cho một tiến trình lành sẹo. Đồng thời nó cúng

phóng thích serotonin từ những tế bào Mast và những chất gây co mạch khác để
hoạt hóa làm đông máu, kết quả làm biến đổi fibrinogen thành fibrin, làm ổn định
mạch máu đông. Tại thời điểm này, prostadglandin và bổ thể đã được hoạt hóa gây
dãn mạch làm gia tăng tính thấm, làm cho dịch và những thành phần tương tự như
huyết tương có chứa những enzyme, protein, kháng thể và bổ thể thoát ra ngoài
mạch máu. Điều này cho phép huyết tương thấm vào các mô chung quanh vùng vêt
thương, gây viêm do rỉ dịch. Trên lâm sàng quá trình này được biểu hiện bằng sự
phù nề, sưng của vết thương.
Quá trình đáp ứng tế bào: quá trình đáp ứng tế bào của giai đoạn viêm nhiễm
xảy ra đồng thời, có sự xâm nhập kết dính và xuyên mạch của bạch cầu xuất hiện.

12


Chính sự khuếch tán của bạch cầu sẽ kích thích sự di chuyển và làm tăng nồng độ
bạch cầu trung tính đi vào vùng vết thương.
Tại vết thương, những tế bào bạch cầu trung tính sẽ thực bào vi trùng, vật lạ,
các mô hoại tử. Hiện tượng thực bào xảy ra cao nhất vào 2- 3 ngày đầu của vết
thương. Hoạt dộng này sẽ kết thúc vào ngày thứ 3 trừ khi có sự nhiễm trùng vào vết
thương.
Bạch cầu đơn nhân được hoạt hóa chuyển thành đại thực bào và di chuyển
vào vết thương, nó sản xuất những yếu tố tăng trưởng và cytokine đẻ dọn dẹp sạch
những chất bẩn và vi khuẩn. Bạch cầu đơn nhân chiếm uuw thế vào nhày thứ 3 và
đây là tế bào đặc thù của quá trình viêm nhiễm mãn tính.
Ngoài ra bạch cầuu đơn nhân còn giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút các
nguyên sợi bào.
2.2.5.2 Giai đoạn biểu mô hóa
Giai đoạn biểu mô hóa dẫn đến sự hình thành một lớp tế bào bề mặt băng
ngang vết thương. Lớp này được xem như hàng rào bảo vệ sự xâm nhập của vi
trùng và vật lạ.

Sau khi vết thương hoặc chấn thương, tế bào đáy quanh mặt vết thương lớn ra
và tăng sinh. Sự hình thành cục máu trong vết thương sẽ hình thành cầu fibrin, nhờ
đó các tế bào biểu mô đi ngang qua vết thương. Sự di chuyển bắt đầu từ bờ vết
thương đi vào trung tâm, trong vòng 48 giờ bờ vết thương sẽ áp lại và được bao phủ
hoàn toàn bởi một lớp biểu mô trong điều kiện tối hảo. Tuy nhiên lớp biểu mô này
rất mỏng, lỏng lẻo và dễ bị tổn thương.
Sự tăng sinh và biệt hóa của biểu mô được tiếp tục nhưng lớp này vẫn rất yếu
cho đến khi sự hình thành sẹo xơ được thành lập.
2.2.5.3 Giai đoạn tăng sinh sợi
Sự tăng sinh sợi dẫn đến sự hình thành sẹo xơ tạo nên sức bền co dãn cho vết
thương. Giai đoạn này xảy ra từ ngày thứ 2 đến 3 tuần. Những nguyên sợi bào tạo
ra một mạng sợi collagen. Khi có sự hiện diện của oxygen và vitamin C thích hợp
thì những mô hạt được hình thành. Nguyên sợi bào tạo ra một lớp collagen để lấp

13


×