Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

KHẢO SÁT TỶ LỆ HUYẾT THANH HEO DƯƠNG TÍNH VỚI VIRUS CÚM SUBTYPE H1N1 CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.61 KB, 64 trang )

BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TỶ LỆ HUYẾT THANH HEO DƯƠNG TÍNH
VỚI VIRUS CÚM SUBTYPE H1N1 CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN TUYÊN
Lớp: DH07TY
MSSV : 07112286
Ngành: Bác sỹ thú y
Niên khóa: 2007 - 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC và ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI - THÚ Y
****************

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT TỶ LỆ HUYẾT THANH HEO DƯƠNG TÍNH
VỚI VIRUS CÚM SUBTYPE H1N1 CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI
Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ Thú y



Giáo viên hướng dẫn
TS. LÊ ANH PHỤNG
ThS. HUỲNH THỊ THU HƯƠNG

Tháng 08/2012

 


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ tên sinh viên: NGUYỄN TUYÊN
Tên khóa luận: “Khảo sát tỉ lệ huyết thanh heo dương tính virus cúm
subtype H1N1 của một số trại chăn nuôi ở Thành phố Hồ Chí Minh”.
Đã hoàn thành khóa luận theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của giảng viên bộ môn Vi sinh – truyền nhiễm, khoa Chăn Nuôi Thú Y trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

Giáo viên hướng dẫn

TS. LÊ ANH PHỤNG

ii 
 


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn
Cha mẹ, người đã sinh thành nuôi dưỡng và dạy dỗ con có được ngày hôm nay.

Tiến sĩ Lê Anh Phụng và Thạc sĩ Huỳnh Thị Thu Hương đã tận tình hướng dẫn,
giúp đỡ, động viên, cung cấp cho tôi nhiều tài liệu quý báu để hoàn thành đề tài này.
Ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Quý thầy cô đã tận tình hướng dẫn, động viên, truyền đạt những kiến thức kinh
nghiệm quý báu cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề
tài.
Ban lãnh đạo Trạm Chẩn Đoán, Xét nghiệm và Điều trị thuộc Chi Cục Thú Y TP.
Hồ Chí Minh, các anh chị trong phòng siêu vi huyết thanh đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Các bạn bè là người đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ, gắn bó với tôi suốt thời gian
học tập, thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả luận văn

Nguyễn Tuyên

iii 
 


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát tỉ lệ huyết thanh heo dương tính virus cúm subtype
H1N1 của một số trại chăn nuôi ở Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện từ tháng
2/2012 đến tháng 6/2012 tại Trạm Chẩn Đoán, Xét nghiệm và Điều trị thuộc Chi Cục
Thú Y TP. Hồ Chí Minh. Đề tài khảo sát 892 mẫu huyết thanh trên heo không có triệu
chứng lâm sàng và chưa được tiêm phòng vaccine cúm heo, bằng phương pháp ELISA
gián tiếp phát hiện kháng thể kháng virus cúm subtype H1N1. Qua thời gian khảo sát
chúng tôi thu được kết quả:
Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 ở TP. Hồ Chí
Minh là 34,64%. Trong đó, tỷ lệ mẫu có giá trị S/P < 0,4 chiếm 65,36%; 0,4 ≤ S/P ≤ 1

chiếm 23,65%; và S/P > 1 chiếm 10,99%.
Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 cao ở khu vực 1
(gồm huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận 12) (43,59%) và khu vực 4 (gồm quận 9,
quận Thủ Đức) (34,64%); thấp ở khu vực 2 (gồm quận Bình Tân, huyện Bình Chánh)
(3,51%); khu vực 3 (gồm huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ) không có mẫu huyết thanh
dương tính.
Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 cao ở trại lớn
(56,42%) và trại vừa (49,06%) và thấp ở trại nhỏ (14,18%).
Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 ở heo thịt
(11,04%) thấp hơn heo sinh sản (63,28%).
Virus có khả năng lây nhiễm cao trong quần thể heo ở khu vực huyện Củ Chi,
huyện Hóc Môn, quận 12, quận 9 và quận Thủ Đức, ít lây nhiễm ở khu vực huyện Nhà
Bè, huyện Cần Giờ, huyện Bình Chánh, quận Bình Tân. Virus lây nhiễm cao ở trại vừa
và trại lớn, heo sinh sản có khả năng lây nhiễm cao hơn heo thịt.

iv 
 


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa ...................................................................................................................... i
Xác nhận của giáo viên hướng dẫn ............................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................. iii
Tóm tắt luận văn ......................................................................................................... iv
Mục lục ........................................................................................................................ v
Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................ viii
Danh sách các bảng .................................................................................................... ix
Danh sách các hình và sơ đồ ....................................................................................... x
Danh sách các biểu đồ ................................................................................................ xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và yêu cầu .......................................................................................... 1
1.2.1 Mục đích ...................................................................................................... 1
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
2.1 Lịch sử và đặc điểm chung của bệnh cúm heo .................................................. 3
2.1.1 Lịch sử ......................................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm chung ........................................................................................... 4
2.2 Căn bệnh ............................................................................................................ 4
2.2.1 Phân loại ...................................................................................................... 4
2.2.2 Hình dạng và cấu trúc .................................................................................. 5
2.2.3 Đặc điểm nuôi cấy ....................................................................................... 6
2.2.4 Sức đề kháng ............................................................................................... 6
2.3 Dịch tể học ......................................................................................................... 6
2.3.1 Lứa tuổi mắc bệnh ....................................................................................... 6
2.3.2 Các dòng virus cúm A H1N1 trên heo .......................................................... 6

 


2.3.3 Sự truyền lây giữa các loài .......................................................................... 9
2.3.4 Cách sinh bệnh .......................................................................................... 11
2.3.5 Chất chứa mầm bệnh ................................................................................. 13
2.4 Chẩn đoán ........................................................................................................ 13
2.4.1 Chẩn đoán lâm sàng .................................................................................. 13
2.4.2 Chẩn đoán ở phòng thí nghiệm ................................................................. 13
2.5 Kháng thể virus cúm subtype H1N1 ................................................................. 14
2.6 Tương quan giữa phản ứng HI và ELISA........................................................ 16
2.7 Phòng bệnh....................................................................................................... 17

2.7.1 Phòng chống bệnh ở heo ........................................................................... 17
2.7.2 Phòng bệnh lây sang người ....................................................................... 18
2.8 Điểu trị ............................................................................................................. 18
2.9 Một số công trình nghiên cứu có liên quan ..................................................... 18
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................... 20
3.1 Thời gian, địa điểm .......................................................................................... 20
3.2 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 20
3.3 Vật liệu ............................................................................................................. 20
3.3.1 Mẫu xét nghiệm ......................................................................................... 20
3.3.2 Máy móc, dụng cụ ..................................................................................... 20
3.3.3 Bộ kit ELISA ............................................................................................. 21
3.4 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 21
3.5 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 22
3.5.1 Bố trí lấy mẫu và cách lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm...................... 22
3.5.1.1 Bố trí lấy mẫu huyết thanh để xét nghiệm ............................................. 22
3.5.1.2 Cách lấy mẫu .......................................................................................... 23
3.5.2 Phản ứng ELISA phát hiện kháng thể chống virus cúm subtype H1N1..... 23
3.5.3 Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 28
3.5.4 Công thức tính tỷ lệ ................................................................................... 29
3.6 Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 29
vi 
 


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 30
4.1 Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 ...................... 30
4.1.1 Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 ở TP. Hồ Chí
Minh ................................................................................................................... 30
4.1.2 Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 theo khu vực
............................................................................................................................ 32

4.1.3 Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 theo quy mô
chăn nuôi ............................................................................................................ 34
4.1.4 Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 theo hạng heo
............................................................................................................................ 36
4.2 Mức kháng thể (giá trị S/P) của huyết thanh heo dương tính với virus cúm
subtype H1N1 .......................................................................................................... 37
4.2.1 Giá trị S/P của huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 của
892 mẫu .............................................................................................................. 37
4.2.2 Giá trị S/P của huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 theo
khu vực ............................................................................................................... 39
4.2.3 Giá trị S/P của huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 theo
quy mô chăn nuôi ............................................................................................... 41
4.2.4 Giá trị S/P của huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 theo
hạng heo.............................................................................................................. 42
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 44
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 44
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 45
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 48 

 
vii 
 


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ELISA

Enzyme – Linked Immunosorbent Assay


H

Hemagglutinine

HA

Haemagglutinin

HI

Hemagglutination Inhibition

HRPO

Horseradish Peroxidase

N

Neuraminidase

Nc

Negative Control

OD

Optical Density

Pc


Positive Control

PCR

Polymerase Chain Reaction

SI

Swine Influenza

S/P

Sample to Positive ratio

TP. Hồ Chí Minh

thành phố Hồ Chí Minh

viii 
 


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các phân type của virus cúm type A gây bệnh trên người và động vật ........ 4
Bảng 3.1 Số mẫu huyết thanh heo cần cho khảo sát bệnh cúm subtype H1N1 ........... 22
Bảng 3.2 Sơ đồ vị trí thực hiện trên đĩa 96 giếng ....................................................... 25
Bảng 4.1 Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 .................. 30
Bảng 4.2 Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 theo khu vực.
..................................................................................................................................... 32

Bảng 4.3 Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 theo quy mô
chăn nuôi ..................................................................................................................... 35
Bảng 4.4 Tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 theo hạng heo.
..................................................................................................................................... 36

ix 
 


DANH SÁCH CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Hình
Hình 2.1 Cấu trúc của virus cúm A. ............................................................................. 5
Hình 2.2 Bản đồ những quốc gia có ảnh hưởng dịch cúm lợn 2009........................... 9
Hình 2.3 Sự nhân lên của virus cúm trong tế bào ....................................................... 11
Hình 3.1 Kết quả phản ứng ELISA qua sự đổi màu trên vỉ 96 giếng. ........................ 23
Sơ đồ
Sơ đồ 3.1 Cơ chế phản ứng ELISA gián tiếp phát hiện kháng thể kháng virus cúm heo
subtype H1N1 ............................................................................................................... 24
Sơ đồ 3.2 Tóm tắt quy trình phát hiện kháng thể kháng virus cum heo subtype H1N1
..................................................................................................................................... 27


 


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1 Giá trị S/P heo con từ đàn heo mẹ được tiêm phòng vaccine cúm heo
subtype H1N1 60 ngày trước khi sinh. ......................................................................... 15

Biểu đồ 2.2 Giá trị S/P của 4 nhóm heo con. .............................................................. 16
Biểu đồ 2.3 Sự phân tán của hiệu giá kháng thể phản ứng HI với giá trị S/P của phản
ứng ELISA trong việc kiểm tra kháng thể H1N1. ........................................................ 17
Biểu đồ 4.1 Phân bố giá trị S/P của 892 mẫu huyết thanh heo. .................................. 38
Biểu đồ 4.2 Phân bố giá trị S/P của huyết thanh chống virus cúm heo subtype H1N1
theo khu vực. ............................................................................................................... 40
Biểu đồ 4.3 Phân bố giá trị S/P của huyết thanh chống virus cúm H1N1 theo quy mô
chăn nuôi. .................................................................................................................... 41
Biểu đồ 4.4 Phân bố giá trị S/P của huyết thanh chống virus cúm heo subtype H1N1
theo hạng heo .............................................................................................................. 42

xi 
 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Chăn nuôi heo đã không ngừng phát triển để cung cấp cho con người 1 nguồn
thực phẩm được cải thiện về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên dịch bệnh vẫn là mối
lo hàng đầu của người chăn nuôi. Ở Việt Nam, mặc dù đã có nhiều bệnh được nghiên
cứu và phòng chống khá hiệu quả nhưng vẫn còn nhiều bệnh đang bỏ ngõ, trong đó có
bệnh cúm heo.
Bệnh cúm heo xảy ra trên heo, có thể gây bệnh trên người, bệnh có thể lây giữa
người và heo, do thích nghi từ heo qua người, đây là điều đáng quan tâm. Đã có ít nhất
4 đại dịch xảy ra trên người vào năm 1918 (A/H1N1), 1957 (cúm châu Á A/H2N2) và
1968 (cúm Hồng Kông A/H3N2) và mới nhất là đại dịch cúm A/H1N1 năm 2009. Với
tình hình dịch tễ của virus cúm A trên thế giới cũng như Việt Nam vẫn đang diễn ra rất
phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng và tài sản của cộng đồng.
Nhằm giải quyết những vấn đề trên, được sự đồng ý của Khoa Chăn nuôi Thú y

và trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Lê
Anh Phụng và Ths. Huỳnh Thị Thu Hương, chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tỉ lệ
huyết thanh heo dương tính virus cúm subtype H1N1 của một số trại chăn nuôi ở Thành
phố Hồ Chí Minh”.
1.2 MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU
1.2.1 Mục đích
Ghi nhận tỷ lệ huyết thanh heo dương tính với virus cúm subtype H1N1 để đánh
giá tỷ lệ heo nhiễm virus cúm heo của một số cơ sở chăn nuôi ở TP. Hồ Chí Minh
nhằm cung cấp dữ liệu phục vụ cho công tác phòng bệnh cúm trên heo.


 


1.2.2 Yêu cầu
Thu thập mẫu huyết thanh trên heo để phát hiện heo có kháng thể kháng virus
cúm heo subtype H1N1 bằng kỹ thuật ELISA gián tiếp.
Đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố: khu vực, quy mô chăn nuôi và hạng heo
lên tỷ lệ nhiễm bệnh.
Khảo sát được thực hiện ở các huyện Bình Chánh, Bình Tân, Cần Giờ, Nhà Bè,
Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, quận 9, quận 12.


 


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1 LỊCH SỬ VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH CÚM HEO
2.1.1 Lịch sử

Cúm heo là bệnh có ở khắp nơi trên thế giới do virus cúm type A gây ra, bệnh
thường biểu hiện ở dạng cấp tính. Theo trích dẫn của Brown (2003), bệnh cúm heo lần
đầu tiên phát hiện ở Mỹ 1918 giết chết 500000 người, những năm sau đó dịch thường
bùng phát vào mùa đông. Người ta nhận thấy, heo mắc chứng bệnh mà triệu chứng
giống như bệnh cúm ở người trong đại dịch cúm 1918. Do thương tổn thể hiện giống
nhau như thế, nên bác sĩ Koen đã gọi tên bệnh mới này cho heo là “cúm”. Tuy nhiên
mãi cho đến 1930, các khoa học gia mới phân lập được loại virus này trên heo, được
xác nhận là dòng H1N1. Bệnh xuất hiện ở châu Âu năm 1950 ở Tiệp Khắc, vương quốc
Anh, và Tây Đức, sau đó bệnh biến mất hoàn toàn. Mãi cho đến năm 1976, dịch bùng
phát trở lại ở phía bắc nước Ý và lan sang Bỉ, Pháp, Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Thụy
Điển, Anh Quốc và trở thành dịch bệnh ở Châu Âu năm 1979. Dịch cúm heo đầu tiên ở
châu Á vào năm 1957, sau đó là dịch cúm Hồng Kông 1968, và mới đây nhất là dịch
cúm tháng 4 năm 2009.
Theo Laval (2005), dịch cúm Tây Ban Nha 1918 do virus cúm subtype H1N1
gây ra, dịch cúm Châu Á năm 1957 do subtype H1N2, dịch cúm Hồng Kông 1968 do
subtype H3N2 gây ra. Virus cúm heo và virus cúm người năm 1918 có cùng cấu trúc
kháng nguyên H1 (hemagglutinine).
Từ tháng 4/2009 tới cuối tháng 7/2009, bệnh cúm heo đã lan rộng ra trên 160
quốc gia thuộc cả 5 châu lục với hàng trăm ngàn trường hợp mắc bệnh và hơn một
nghìn trường hợp tử vong. Ca bệnh cúm A (H1N1) đầu tiên xâm nhập vào Việt Nam từ


 


ngày 31/5/2009, đến ngày 30/7/2009 đã có gần 800 trường hợp mắc bệnh ở gần 30
tỉnh, thành phố trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam ( />2.1.2 Đặc điểm chung
Cúm heo là một bệnh hô hấp cấp tính ở heo có tính lây truyền cao và phân bố
toàn cầu do một loại virus cúm A gây ra. Tỷ lệ mắc thường cao, tỷ lệ tử vong thấp (1%
– 4%). Mặc dù tỷ lệ tử vong thường là thấp nhưng bệnh làm heo giảm cân và tăng

trưởng kém, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Virus cúm gây bệnh rất rộng
trên động vật hữu nhũ và chim, có sự lây chéo giữa các loài đặc biệt là người, heo và
chim. Các virus cúm heo hầu hết thuộc subtype H1N1 nhưng cũng có những subtype
khác lưu hành ở heo như H1N2, H3N1, H3N2 (Lê Thị Hoàng Yến, 2011).
Bảng 2.1 Các phân type của virus cúm type A gây bệnh trên người và động vật
Loài

Các subtype virus A

Người

H1N1, H1N2, H2N1, H2N2, H3N1, H3N2

Heo

H1N1, H1N2, H3N2

Ngựa

H3N8, H7N7

Gia cầm

H5N1, H7N1

(Laval, 2005)
2.2 CĂN BỆNH
2.2.1 Phân loại
Shope (1931) đã chứng minh bệnh cúm heo gây ra bởi virus thuộc nhóm RNA
họ Orthomyxomiridae, giống Influenzavirus. Có 3 type virus cúm: type A, type B, type

C. Sự phân biệt các type dựa trên bản chất kháng nguyên của nucleoprotein (NP) và
kháng nguyên khung M (matrix antigen).
+ Type A: gây bệnh ở người, heo, ngựa và tất cả các loại gia cầm như gà, gà tây,
vịt, ngan, ngỗng và một số loài chim hoang dã.
+ Type B và C: chỉ gây bệnh ở người.


 


2.2.2 Hình dạng và cấu trúc
The image cannot be display ed. Your computer may not hav e enough memory to open the image, or the image may hav e been corrupted. Restart y our computer, and then open the file again. If the red x still appears, y ou may hav e to delete the image and then insert it again.

Hình 2.1 Cấu trúc của virus cúm A.
(Nguồn:
www.impeqn.org.vn/impeqn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1101&ID=3333)
Virus cúm có kích thước 80 – 120 nm,trên bề mặt virus có các gai lồi 10 – 120
nm, gồm 2 loại glycoprotein khác nhau: hemagglutinine (H) có dạng que và
neuraminidase (N) có dạng hình nấm. Các glycoprotein H và N này có đầu kỵ nước
móc vào vỏ lipid. H đóng vai trò gắn virus vào các thụ thể trên bề mặt tế bào và làm
tan màng tế bào của vật chủ để xâm nhập. Còn N có vai trò thủy phân thụ thể của tế
bào để giúp giải phóng các virus thế hệ con cháu ra khỏi tế bào của vật chủ. Cho đến
hiện tại, người ta biết có đến 16 subtype của H (H1 đến H16) và 9 subtype của N (N1
đến N9). Vì thế mỗi subtype được định danh dựa theo bản chất của 2 kháng nguyên H
và N (Laval, 2005).


 



2.2.3 Đặc điểm nuôi cấy
Virus mọc tốt trên phôi thai gà (qua màng CAM, xoang allantois).
Virus cúm nhân lên trong môi trường tế bào thận heo một lớp, trong môi trường
phổi.
Trong phòng thí nghiệm có thể gây bệnh trên heo con, chuột bạch.
2.2.4 Sức đề kháng
Virus cúm nhạy cảm với nhiệt độ (560C trong 30 phút), acid (pH = 3) và các loại
dung môi lipid, các chất sát trùng thường dùng để diệt virus như cồn 70 độ, dung dịch
chlorophenol, dung dịch glutaraldehyd, dung dịch Iodin, merthiolat.... Virus tồn tại khá
lâu ngoài môi trường, có thể sống từ 24 đến 48 giờ trên các bề mặt như bàn, ghế, tủ, tay
vịn cầu thang...; tồn tại trong quần áo từ 8 đến 12 giờ và duy trì được 5 phút trong lòng
bàn tay, đặc biệt sống lâu trong môi trường nước; có thể sống được đến 4 ngày trong
môi trường nước ở nhiệt độ khoảng 220C và sống đến 30 ngày ở nhiệt độ 00C. Có thể
phân lập virus từ nước ao hồ bị nhiễm virus tự nhiên (Ito và cộng sự, 1995; trích dẫn
bởi Laval, 2005)
2.3 DỊCH TỄ HỌC
2.3.1 Lứa tuổi mắc bệnh
Trong tự nhiên nhất là heo con (mới đẻ, còn bú) thường mắc bệnh. Heo lớn hơn
7 tháng tuổi thường ít mắc bệnh hay chỉ nhiễm nhẹ (Trần Thanh Phong, 1996).
2.3.2 Các dòng virus cúm A H1N1 trên heo
Hiện nay bệnh cúm heo là một bệnh mang tính chất mùa vụ, xảy ra ở các vùng
chăn nuôi heo tập trung có mật độ nuôi cao, đây là một trong những bệnh đường hô
hấp heo phổ biến nhất, được ghi nhận trên nhiều quốc gia, gây thiệt hại kinh tế rất lớn
cho các nhà chăn nuôi heo và làm tăng tiêu tốn thức ăn, giảm tăng trọng và kéo dài thời
gian nuôi thịt (Brown, 2003).
Ơ Bỉ, xét nghiệm huyết thanh học trên heo thịt có tỉ lệ huyết thanh dương tính với
chủng H1N1 là 90%, 60% ở Hà Lan, 73% ở Nhật, 55% ở Đức. Điều tra huyết thanh học

 



ở Anh cho thấy hơn 50% heo trưởng thành nhiễm một hoặc nhiều dòng virus cúm type
A trong suốt quá trình sống, khoảng 14% heo bị nhiễm với cả 2 dòng virus trên người
và trên heo (Brown và cộng sự, 1995; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007).
Heo cũng có thể bị nhiễm các virus cúm gà, virus cúm theo mùa của người. Đôi
khi ở cùng một thời điểm heo có thể bị nhiễm đồng thời hai hoặc nhiều subtype virus.
Điều này có thể dẫn đến việc một virus cúm chứa các gen của nhiều nguồn, gọi là virus
“tái tổ hợp”. Mặc dù bình thường các virus cúm heo là những chủng chỉ gây bệnh đặc
hiệu cho heo, nhưng đôi khi chúng có thể vượt qua hàng rào về chủng loại và gây bệnh
cho người (Lê Thị Hoàng Yến, 2011).
2.3.2.1 Dòng H1N1 cổ điển
Sau khi bệnh cúm trên heo được thông báo cùng với đại dịch trên người năm
1918, cúm heo nổ dịch hàng năm vào những tháng mùa đông ở miền bắc và miền đông
nước Mỹ trong một thời gian dài sau khi xuất hiện lần đầu tiên. Dòng virus này được
tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới bao như Canada, Brazil, Hồng Kông, Nhật Bản, Ấn
Độ, Trung Quốc, Đài Loan, Kenya, Iran. Ở Châu Âu dịch cúm heo nổ ra đầu tiên năm
1950 ở Tiệp Khắc, vương quốc Anh, và Tây Đức, sau đó bệnh biến mất hoàn toàn ở
châu Âu gần 20 năm, mãi đến năm 1976 virus được phân lập trên một ổ dịch ở miền
bắc nước Ý; đến năm 1979, bệnh được báo cáo ở Bỉ vá Pháp. Bệnh truyền nhanh chóng
sang các quốc gia Châu Âu khác và được báo cáo ở Hà Lan, Đức, Đan Mạch, Thụy
Điển và Anh. Virus này gây dịch bệnh trên heo khắp Châu Âu với tỷ lệ huyết thanh
dương tính là 20 – 25 % và khoảng 45% trên heo giống. Riêng ở miền Bắc nước Mỹ, tỷ
lệ này lên đến 51% (Brow, 2003; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007).
2.3.2.2 “ Avian – like” virus
Từ năm 1979 dòng virus H1N1 trên heo ở Châu Âu chủ yếu là avian – like H1N1
virus. Chúng có cấu trúc kháng nguyên và bộ gen khác biệt với dòng virus cúm heo cổ
điển H1N1 ở Bắc Mỹ nhưng chúng lại có quan hệ gần gũi với dòng virus H1N1 được
phân lập trên vịt. Gần đây một thông báo virus từ chim truyền sang người xảy ra ở

 



Miền Nam Trung Quốc, những virus này đã được phát hiện trên heo ở miền Tây Nam
Châu Á năm 1993. Ngoài ra, một vài dòng virus H3N2 phân lập từ heo Châu Á từ năm
1970 cũng có nguồn gốc từ gia cầm và chúng đã từng gây bệnh trên vịt, mặc dù vai trò
của chúng trong việc gây bệnh hô hấp trên heo chưa được chứng minh (Lê Thị Hoàng
Yến, 2011).
2.3.2.3 Virus H1N1 biến chủng mới xuất hiện
Năm 2009, xuất hiện chủng virus cúm subtype H1N1 mới và gây đại dịch cúm trên
toàn cầu vào tháng 6/2009. Chủng virut cúm A/H1N1/2009 có thành phần từ sự tái tổ
hợp của virut cúm trên người, trên gia cầm và trên heo. Độc lực của loại virus này
mạnh hơn độc lực của virus cúm gia cầm H5N1 ( />Khác với dòng virus cúm H1N1 cổ điển, virus cúm H1N1 biến chủng có khả năng
nhân lên rất nhanh và tấn công sâu vào các tế bào phổi, gây ra chứng viêm phổi có thể
dẫn tới tử vong trong trường hợp nghiêm trọng. Trái lại, virus cúm H1N1 cổ điển chỉ
tấn công các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp. Để đánh giá độc lực của virus
H1N1biến chủng, Kawaoka cùng đồng nghiệp đã cho lây nhiễm virus này cùng một
virus cúm H1N1 cổ điển trên các đàn chuột, chồn sương, và động vật linh trưởng. Họ
nhận thấy virus H1N1 biến chủng nhân lên nhanh hơn nhiều trong hệ hô hấp so với
virus cúm H1N1 cổ điển và gây ra những thương tổn nghiêm trọng cho phổi (Kawaoka,
2009).


 


The image cannot be display ed. Your computer may not hav e enough memory to open the image, or the image may hav e been corrupted. Restart y our computer, and then open the file again. If the red x still appears, y ou may hav e to delete the image and then insert it again.

OO

Xác nhận trường hợp sau khi có người chết


OO

Xác nhận trường hợp có người mắc bệnh.

OO

Trường hợp không được xác nhận hay nghi ngờ

Hình 2.2 Bản đồ những quốc gia có ảnh hưởng dịch cúm lợn 2009
(Nguồn:
/>m_2009_theo_qu%E1%BB%91c_gia )
2.3.3 Sự truyền lây giữa các loài
Virus cúm type A có thể truyền lây qua nhiều loài trong tự nhiên như người,
động vật hữu nhũ bao gồm cả động vật hữu nhũ dưới nước và chim. Như thế, heo cũng
là một trong những động vật truyền lây trong tự nhiên.
2.3.3.1 Sự truyền lây từ heo sang heo
Heo bệnh bài thải virus qua đường thở, phân, đường hô hấp và tiếp tục bài thải
trong vòng 2 – 4 tuần sau khi khỏi bệnh (Laval, 2005). Blaskovic và cộng sự (1970)

 


(trích dẫn từ Brown, 2003) cho rằng heo nhiễm chủng H1N1 có thể bài thải virus kéo
dài hơn 4 tháng.
Bệnh lây lan chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp giữa heo bệnh và heo khỏe. Bệnh xảy
ra trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém, khẩu phần thức ăn thiếu dinh dưỡng,
chuồng trại ẩm ướt dễ tạo điều kiện cho dịch bệnh bộc phát. Ngoài ra bệnh còn lây lan
gián tiếp qua dụng cụ bị nhiễm, gió có thể mang virus đi xa đến 3 km (Lê Thị Hoàng
Yến, 2011).

2.3.3.2 Việc truyền lây giữa heo và người
Đã có nhiều tiên đoán từ đại dịch năm 1918 là có sự truyền bệnh từ heo sang
người nhưng điều này chưa được chứng minh. Mãi đến năm 1976 mới có bằng chứng
cụ thể về việc truyền lây này. Vào năm 1976, sau khi một trận dịch cúm địa phương
trên heo nổ ra, virus phân lập từ heo và những người tiếp xúc đều có kháng nguyên và
cấu trúc bộ gen của chủng virus cúm heo H1N1 (Hinshaw và cộng sự, 1978; trích dẫn
bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007).
2.3.3.3 Sự truyền lây giữa heo và loài cầm
Đã có báo cáo là virus H1N1 gây bệnh cúm trên heo truyền lây sang gà tây ở vùng
Bắc Mỹ. Một số trường hợp gà tây có biểu hiện bệnh ngay sau khi tiếp xúc heo bị
nhiễm bệnh cúm, kiểm tra huyết thanh học cho thấy phát hiện kháng thể chống lại virus
cúm H1 ở cả heo và gà tây (Mohan và cộng sự, 1981; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu
Năm, 2007).
Hinshaw và cộng sự (1978) báo cáo là đã phân lập được virus H1N1 trên gà tây và
sau đó chúng truyền sang những kỹ thuật viên phòng xét nghiệm, gây sốt và bệnh trên
đường hô hấp.
Ở Châu Âu virus H1N1 trên gia cầm truyền lây sang heo tạo thành một dòng mới
sau đó truyền lây sang gà tây thiệt hại nặng nề kinh tế (Brown, 2003).

10 
 


2.3.4 Cách sinh bệnh
Virus cúm heo tấn công tế bào ký chủ nhờ vào 2 loại kháng nguyên là
Hemagglutinine (H) và Neuraminidase (N). H là protein của virus để nhận biết các thụ
thể trên bề mặt tế bào vật chủ chuyên biệt. Khi xâm nhiễm, H gắn kết với sialic acid
của màng bào tương. Các dòng virus khác nhau sẽ sử dụng phân tử sialic acid ở các vị
trí khác nhau của chuỗi carbohydrate để làm thụ thể. Virus cúm gia cầm sử dung sialic
acid ở liên kết α – 2,3 galactose hiện diện trên bề mặt của tế bào biểu mô khí quản và

ruột. Ở người, virus có khả năng gắn kết tế bào tương tự nhưng ở liên kết α – 2,6
galactose. Loài heo đặc biệt hơn, có cả hai dạng thụ thể nói trên, điều này làm cho heo
mẫn cảm với cả virus cúm gia cầm, cúm người và hiển nhiên là cả cúm heo, vì thế cần
phải hết sức thận trọng với các trường hợp cúm heo. Ở heo có khả năng các chủng
virus cúm tái tổ hợp tạo dòng mới với động lực cao trên người và lây lan mạnh
(Brown, 2003).
The image cannot be display ed. Your computer may not hav e enough memory to open the image, or the image may hav e been corrupted. Restart y our computer, and then open the file again. If the red x still appears, y ou may hav e to delete the image and then insert it again.

Hình 2.3 Sự nhân lên của virus cúm trong tế bào
(Nguồn />
11 
 


Để virus có thể xâm nhập vào trong tế bào vật chủ thì H phải được cắt bởi
protease của tế bào, nếu không các hạt virus không thể lây nhiễm và chu trình lây
nhiễm của virus sẽ dừng lại. Ở những virus độc lực thấp , H của virus chỉ bị cắt giới
hạn ở một số tế bào biểu mô đường hô hấp và tiêu hóa, ngược lại, các chủng có độc lực
cao có thể bị cắt bởi protease của tế bào ở nhiều loại mô và như vậy virus có thể
khuếch tán nhân lên trong khắp cơ thể. N có vai trò thủy phân thụ thể của tế bào để
giúp giải phóng các virus thế hệ con cháu ra khỏi tế bào của vật chủ. Ngoài ra, độc lực
còn phụ thuộc vào số acid amin kiềm tại vị trí cắt, số acid amin kiềm tại vị cắt càng
nhiều thì độc lực của virus càng cao (Laval, 2005; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm,
2007).
Virus cúm trên heo thường tấn công ở đường hô hấp. Ở thể cấp tính, virus nhân
lên trong biểu mô phế quản trong vòng 16 giờ sau khi nhiễm, gây hoại tử biểu mô phế
quản, xẹp phổi cục bộ và sung huyết ở phổi. Sau 24 giờ có dịch viêm ở phế quản, xẹp
phổi lan rộng, viêm phổi ở thùy đỉnh và thùy tim. Sau 72 giờ, biểu mô phế quản tăng
sinh, xuất hiện bạch cầu trung tính trong dịch viêm phế quản, phế nang bị hoại tử, viêm
cơ hoành. Virus có thể gây viêm phổi kẽ, dịch viêm phế nang còn xuất hiện bạch cầu

đơn nhân, nhiễm trùng huyết thường ít gặp.
Brown và cộng sự (1993) (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm, 2007) báo cáo là
phân lập virus trong máu từ ngày 1 và ngày thứ 3 sau khi nhiễm bệnh. Tuy nhiên, virus
chỉ có thể phân lập trong vòng 1 ngày sau khi gây nhiễm và số lượng virus trong huyết
thanh rất thấp.
Sử dụng kỹ thuật ELISA có thể phát hiện kháng thể đặc hiệu chống bệnh cúm
trong huyết thanh ở ngày thứ 3 và ở dịch mũi trong ngày thứ 4 sau khi nhiễm (Nayak
và cộng sự, 1965; trích dẫn bởi Nguyễn Thị Thu Năm 2007).

12 
 


2.3.5 Chất chứa mầm bệnh
Virus cúm có trong phổi, hạch phổi, chất dịch đường hô hấp, virus tồn tại trên
heo bệnh cũng như heo khỏi bệnh mang trùng. Nguồn chứa virus ngoài tự nhiên virus
cúm - ấu trùng giun phổi – giun đất. Heo khỏi bệnh vẫn là vật mang trùng và tiếp tục
bài trùng trong vài tháng (Trần Thanh Phong, 1996).
2.4 CHẨN ĐOÁN
2.4.1 Chẩn đoán lâm sàng
Có thể nghi ngờ bệnh cúm khi có sự bộc phát dấu hiệu hô hấp cấp tính xảy ra trên
đàn heo, đặc biệt là trong mùa lạnh.
Cúm heo phải được phân biệt với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh hô hấp khác
trên heo như tụ huyết trùng, bệnh suyễn heo, bệnh dịch tả heo . . .
2.4.2 Chẩn đoán ở phòng thí nghiệm
Virus có thể được phân lập từ dịch mũi khi bị sốt.
Phôi gà 10 tuổi là môi trường phù hợp và có tính kinh tế cho việc phân lập virus
cúm. Có nhiều môi trường tế bào có thể nuôi cấy virus cúm như tế bào thận bê, tế bào
phổi phôi heo, tế bào nguyên bào phôi gà, dòng tế bào từ buồng trứng heo, dòng tế bào
tinh hoàn heo (trích dẫn bởi Easterday và Van Reeth, 1999).

Gây bệnh thực nghiệm trên chuột bạch: nhỏ vào mũi chuột huyễn dịch tổ chức
phổi có nghi ngờ bệnh đã được nghiền nát trong nước sinh lý và lọc vô trùng. Sau 12
ngày chuột xù lông, mổ khám thấy viêm phổi điển hình. Phát hiện kháng thể chống lại
virus bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang, phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng
cầu (HI), phản ứng ELISA gián tiếp. Phát hiện kháng nguyên virus bằng phản ứng
ELISA Sandwich, phản ứng ELISA cạnh tranh. Phát hiện virus bằng phương pháp PCR
(Nguyễn Thị Thu Năm, 2007).
2.4.2.1 Phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu HI (Haemagglutination Inhibition)
Đây là phản ứng định tính và định lượng hiệu giá kháng thể trong huyết
thanh.Trong phản ứng HI có sự tham gia của hồng cầu, kháng nguyên virus
13 
 


×