BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
**************
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ
HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN CAMPYLOBACTER TRONG
PHÂN VỊT Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ BÉ BẢY
Lớp:
DH07DY
Ngành:
Dược thú y
Niên khóa: 2007-2012
Tháng 08/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI-THÚ Y
**************
NGUYỄN THỊ BÉ BẢY
KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ
HIỆN DIỆN CỦA VI KHUẨN CAMPYLOBACTER TRONG
PHÂN VỊT Ở TỈNH ĐỒNG THÁP
Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Bác sỹ thú y
Giáo viên hướng dẫn
ThS. ĐỖ TIẾN DUY
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
Tháng 08/2012
i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ và tên sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ BÉ BẢY.
Tên luận văn: “Khảo sát hiện trạng chăn nuôi và đánh giá sự hiện diện
của vi khuẩn Campylobacter trong phân vịt ở tỉnh Đồng Tháp”.
Đã hoàn thành luận văn theo đúng yêu cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý
kiến nhận xét, đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa Chăn Nuôi Thú Y
ngày …..tháng… năm 2012.
Giáo viên hướng dẫn
ThS. ĐỖ TIẾN DUY
TS. NGUYỄN THỊ PHƯỚC NINH
ii
LỜI CẢM TẠ
Để đạt được kết quả học tập như ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng tôn kính và biết
ơn sâu sắc đến:
Công ơn sinh thành và dưỡng dục của ba mẹ đã chăm sóc, nuôi dạy và
luôn là chỗ dựa cho tôi về vật chất lẫn tinh thần.
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh,
Ban chủ nhiệm khoa Chăn Nuôi – Thú Y cùng toàn thể quý thầy cô đã truyền
đạt kiến thức cũng như kĩ năng để tôi tiếp bước.
ThS. Đỗ Tiến Duy và TS. Nguyễn Thị Phước Ninh đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khóa luận.
Anh chị thú y huyện Châu Thành, Cao Lãnh, Thanh Bình, Hồng Ngự
cũng như anh chị làm việc ở phòng chẩn đoán xét nghiệm chi cục thú y Đồng
Tháp đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực tập.
Cô Juliet Bryant, trưởng nhóm bệnh chung thuộc Đơn Vị Nghiên Cứu
Lâm Sàng Đại Học Oxford, tạo cơ hội cho tôi được tham gia vào dự án
VIZIONS để thực tập hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tất cả bạn bè lớp DH07DY, DH07TY đã giúp đỡ, chia sẻ với tôi
những khó khăn và niềm vui trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Chân thành tri ân!
NGUYỄN THỊ BÉ BẢY
iii
TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Khảo sát hiện trạng chăn nuôi và đánh giá sự hiện
diện của vi khuẩn Campylobacter trong phân vịt ở tỉnh Đồng Tháp” được tiến
hành tại 120 nông hộ nuôi vịt ở 4 huyện Châu Thành, Cao Lãnh, Thanh Bình, Hồng
Ngự thời gian từ 13/02/2012 đến 13/06/2012. Nghiên cứu với 2 nội dung là khảo sát
hiện trạng chăn nuôi ở 4 huyện khảo sát và đánh giá tỉ lệ nhiễm Campylobacter trên
vịt dựa trên hiện trạng chăn nuôi .
Để khảo sát hiện trạng chăn nuôi, chúng tôi tiến hành phỏng vấn 120 nông
hộ nuôi vịt ở 4 huyện. Sau khi phỏng vấn nông hộ, chúng tôi thu được 120 bảng
điều tra và tiến hành tổng hợp các chỉ tiêu để đánh giá hiện trạng chăn nuôi vịt ở
tỉnh Đồng Tháp.
Để đánh giá tỉ lệ nhiễm Campylobacter, chúng tôi thu những mẫu phân cá
thể có biểu hiện tiêu chảy trên nền chuồng vịt. Sau khi lấy mẫu, chúng tôi đã thu
được 214 mẫu phân, và tiến hành phân lập, định danh vi khuẩn Campylobacter.
Về hiện trạng chăn nuôi, qua tổng hợp số liệu từ bảng điều tra, chúng tôi ghi
nhận Đồng Tháp là tỉnh có truyền thống chăn nuôi vịt lâu đời với 49,17% nông hộ
nuôi vịt từ 1-10 năm; 29,17% nông hộ nuôi vịt trên 10-20 năm; 21,67% nông hộ
nuôi vịt trên 20 năm. Các nông hộ nuôi chủ yếu là vịt sinh sản và vịt thịt (47,5%;
37,5 % tương ứng) với loại hình chăn nuôi chạy đồng chiếm ưu thế (80%) và 20%
nông hộ nuôi nhốt vịt tại chuồng.
Phân lập 214 mẫu thu được, chúng tôi phân lập và định danh thu được 47
mẫu nhiễm Campylobacter (21.96%). Trong 47 mẫu nhiễm này, chúng tôi chỉ phân
lập và định danh 2 chủng là C. coli và C. jejuni với tỉ lệ tương ứng là 21,28% và
78,72%.
Kết quả tỉ lệ nông hộ dương tính với Campylobacter theo số năm kinh
nghiệm thì tỉ lệ dương tính cao nhất là ở tỉ lệ từ 1-10 năm (32,20%) và thấp nhất là
ở tỉ lệ trên 20 năm (7,69%). Sự khác biệt ở kết quả này là có ý nghĩa về mặt thống
kê (P<0,05).
iv
Kết quả tỉ lệ nông hộ dương tính với Campylobacter theo mục đích chăn
nuôi thì tỉ lệ dương tính cao nhất ở tỉ lệ hộ nuôi vịt sinh sản-lấy thịt (33,33%), rồi
đến tỉ lệ hộ nuôi vịt lấy thịt (28,89%) và sau cùng là tỉ lệ hộ nuôi vịt sinh sản
(28,07%). Tuy nhiên, sự khác biệt ở kết quả này là không có ý nghĩa về mặt thống
kê (P>0,05).
Kết quả tỉ lệ nông hộ dương tính với Campylobacter theo loại hình chăn nuôi
thì tỉ lệ dương tính là 30,21% đối với vịt chạy đồng và 25% đối với vịt nuôi nhốt.
Sự khác biệt giữa 2 tỉ lệ này là không có ý nghĩa về mặt thống kê (P>0,05).
Tóm lại, qua các kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy vịt chạy đồng là yếu
tố ảnh hưởng đến sự hiện diện của Campylobacter trong phân vịt nhất.
v
MỤC LỤC
TRANG
TRANG TỰA.............................................................................................................. i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT ................................................................................................................. iv
MỤC LỤC ................................................................................................................. vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH .........................................................................................x
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ................................................................... xi
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1.Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu .........................................................................................2
1.2.1 Mục đích.....................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu.......................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Tổng quan về Đồng Tháp..................................................................................3
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ......................................................................................3
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................3
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế .....................................................................................3
2.1.2.2 Điều kiện xã hội ......................................................................................5
2.1.3 Tình hình chăn nuôi vịt của Đồng Tháp ....................................................5
2.2 Sơ lược về vi khuẩn Campylobacter .................................................................6
2.2.1 Hệ thống phân loại và tính gây bệnh..........................................................6
2.2.2 Tính chất vi sinh vật học ............................................................................8
2.2.2.1 Hình thái học ..........................................................................................8
2.2.2.2 Đặc điểm nuôi cấy...................................................................................9
vi
2.2.2.3 Đặc tính sinh hóa .....................................................................................9
2.2.2.4 Sức đề kháng ...........................................................................................9
2.2.3 Cấu trúc kháng nguyên...............................................................................9
2.2.4 Chất chứa căn bệnh ....................................................................................9
2.2.5 Đường xâm nhập và cách lây lan của Campylobacter .............................10
2.2.7 Tác hại của vi khuẩn Campylobacter.......................................................11
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................12
3.1 Thời gian và địa điểm......................................................................................12
3.2 Đối tượng khảo sát ..........................................................................................12
3.3. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................13
3.4 Phương pháp khảo sát .....................................................................................13
3.4.1 Bố trí khảo sát ..........................................................................................13
3.4.2 Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt ở các nông hộ của 4 huyện Châu
Thành, Cao Lãnh, Thanh Bình, Hồng Ngự .......................................................14
3.4.3 Đánh giá sự hiện diện của vi khuẩn Campylobacter trong phân vịt theo
hiện trạng chăn nuôi ..........................................................................................14
3.4.4 Dụng cụ và hóa chất .................................................................................15
3.4.4.1 Dụng cụ .................................................................................................15
3.4.4.2 Hóa chất ................................................................................................15
3.4.5 Cách lấy mẫu và bảo quản mẫu ...............................................................15
3.4.5.1 Cách lấy mẫu .........................................................................................15
3.4.5.2 Cách bảo quản mẫu ...............................................................................17
3.4.5.2.1 Quy trình phân lập..............................................................................17
3.6 Các chỉ tiêu theo dõi và công thức tính .......................................................19
3.7 Phương pháp xử lý số liệu...............................................................................20
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................21
4.1 Hiện trạng chăn nuôi vịt tại tỉnh Đồng Tháp qua khảo sát .............................21
4.1.1 Kinh nghiệm trong chăn nuôi...................................................................21
4.1.2 Mục đích chăn nuôi ..................................................................................22
vii
4.1.3 Loại hình chăn nuôi ..................................................................................23
4.2 Kết quả phân lập và định danh Campylobacter trong những mẫu phân tiêu
chảy .......................................................................................................................25
4.3 Tỉ lệ dương tính với Campylobacter trong phân vịt theo số năm kinh nghiệm
trong chăn nuôi ......................................................................................................27
4.4 Tỉ lệ dương tính với Campylobacter trong phân vịt theo mục đích chăn nuôi
của các nông hộ .....................................................................................................28
4.5 Tỉ lệ dương tính với Campylobacter trong phân vịt theo loại hình chăn nuôi
của các nông hộ .....................................................................................................29
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................31
5.1 Kết luận ...........................................................................................................31
5.2 Tồn tại .............................................................................................................32
5.3 Đề nghị ............................................................................................................32
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................33
PHỤ LỤC ..................................................................................................................38
viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tính gây bệnh của một số loài Campylobacter trong tự nhiên ...................6
Bảng 3.1 Tổng số mẫu thu được ở 120 nông hộ của 4 huyện ..................................16
Bảng 4.1 Số năm kinh nghiệm trong chăn nuôi .......................................................21
Bảng 4.2 Tỉ lệ mục đích chăn nuôi của nông hộ .....................................................22
Bảng 4.3 Tỉ lệ loại hình chăn nuôi vịt ở các nông hộ khảo sát.................................23
Bảng 4.4 Tỉ lệ dương tính của 2 chủng C. coli và C. jejuni được phân lập trong
phân vịt ......................................................................................................................25
Bảng 4.5 Kết quả sự hiện diện của vi khuẩn Campylobacter trong phân vịt ...........26
Bảng 4.6 Tỉ lệ dương tính với Campylobacter trong phân vịt theo số năm kinh
nghiệm trong chăn nuôi .............................................................................................27
Bảng 4.7 Tỉ lệ dương tính với Campylobacter trong phân vịt theo mục đích chăn
nuôi của các nông hộ .................................................................................................29
ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Bản đồ các huyện của tỉnh Đồng Tháp........................................................4
Hình 2.1 Hình thái của Campylobacter là xoắn khuẩn, gram âm, tế bào mảnh.........8
Hình 2.2 Sự lây truyền Campylobacter từ động vật cho người ................................10
Hình 3.1 Đàn vịt thịt 287 con, 6 tuần tuổi được nuôi nhốt trong ao của một nông hộ
ở huyện Cao Lãnh (đàn vịt được sơn màu trên cổ để phân biệt với các đàn vịt của
nông hộ khác). ...........................................................................................................12
Hình 3.2 Đàn vịt sinh sản 670 con, 25 tuần tuổi được nuôi nhốt dưới bờ sông có rào
chắn xung quanh của một nông hộ ở huyện Cao Lãnh. ............................................13
Hình 3.3 Chuẩn bị dụng cụ, đồ bảo hộ và sát trùng bằng virkon trước khi lấy mẫu.
...................................................................................................................................16
Hình 3.4 Chọn mẫu phân trên nền chuồng cho vào lọ đựng mẫu vô trùng..............17
Hình 4.1 Đàn vịt được thả chạy đồng ở huyện Thanh Bình .....................................24
Hình 4.2 Đàn vịt được nuôi nhốt ở huyện Cao Lãnh ...............................................25
x
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ các bước tiến hành nghiên cứu .......................................................14
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ phân lập vi khuẩn Campylobacter .................................................18
Biểu đồ 4.1 Tỉ lệ dương tính với Campylobacter trong phân vịt theo loại hình chăn
nuôi của các nông hộ .................................................................................................30
xi
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Vịt là loài thủy cầm đang dần được người tiêu dùng ưa chuộng ở Việt Nam.
Đặc biệt ở vùng sông nước, nghề chăn nuôi vịt đã đi vào truyền thống lâu đời và
đang có xu hướng phát triển nhanh và mạnh. Chăn nuôi vịt đã mang lại thu nhập
cho người dân ở các địa phương và đã chuyển từ hình thức tự cung tự cấp, quy mô
nhỏ như trước đây sang chăn nuôi hàng hóa tại những trang trại quy mô hàng ngàn
đến hàng chục ngàn con như hiện nay.
Trong những điều kiện hạn chế về tiền vốn, kỹ thuật cũng như trong điều
kiện về khí hậu, các đàn vịt sống chen chúc trong những ô chuồng chật hẹp, vấn đề
vệ sinh lại kém sẽ dễ tạo môi trường cho các vi khuẩn phát triển như Salmonella,
Campylobacter (Nguyễn Ngọc Huân, 2011).
Theo kết quả phân lập Campylobacter trên quày thịt heo tại các cơ sở giết
mổ và chợ sỉ của Nguyễn Thanh Kiều năm 2007 thì tỉ lệ nhiễm Campylobacter là
12,37% và Đặng Công Thuận năm 2006 là 12,31%. Kết quả phân tích các mẫu thịt
gà tươi được bán trên toàn quốc cho thấy có đến 80% thịt gà được xét nghiệm có
chứa vi khuẩn Campylobacter (Hồng Lĩnh, 2007). Sự vấy nhiễm Campylobacter
trên quày thịt có thể là do vi khuẩn từ đường ruột của gia cầm hoặc nhiễm từ môi
trường giết mổ bên ngoài. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu ở nước ta đánh giá
tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này trên vật nuôi để cho thấy mối nguy cơ vi khuẩn từ động
vật gây bệnh trên người.
Ở Hoa Kỳ và các nước phát triển, Campylobacter đang là một trong những
nguyên nhân của các bệnh do vi khuẩn truyền qua thực phẩm (Bình Dương, 2012).
Campylobacter mà chủ yếu là C. jejuni là nguyên nhân lớn thứ ba dẫn đến tử vong
do ngộ độc thực phẩm trên Thế Giới (Nguyễn Quỳnh Hương, 2006). Điều này có
1
thể đến từ sản phẩm động vật bị vấy nhiễm trong quá trình giết mổ hay từ chính nơi
chăn nuôi những động vật đó đã có sự vấy nhiễm.
Trước thực tế trên, được sự cho phép của khoa Chăn Nuôi- Thú Y, sự hướng
dẫn của ThS. Đỗ Tiến Duy và TS. Nguyễn Thị Phước Ninh, chúng tôi tiến hành
“Khảo sát hiện trạng chăn nuôi và đánh giá sự hiện diện của vi khuẩn
Campylobacter trong phân vịt ở tỉnh Đồng Tháp”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi, đánh giá mối liên hệ của nó đến sự hiện diện
một số chủng vi khuẩn Campylobacter phân lập từ phân vịt, làm cơ sở cho công tác
phòng và trị bệnh cho người và gia cầm.
1.2.2 Yêu cầu
Ghi nhận hiện trạng chăn nuôi qua bảng câu hỏi điều tra.
Nắm vững cách lấy mẫu cá thể ở nền chuồng và bảo quản mẫu trước khi xét
nghiệm.
Phân tích, đánh giá sự nhiễm Campylobacter trên vịt khảo sát theo các chỉ
tiêu đã điều tra.
2
Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan về Đồng Tháp
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long trù phú, cách thành phố Hồ
Chí Minh 165 km về phía Tây Nam, tỉnh Đồng Tháp có diện tích tự nhiên 3.374
km2, được chia thành 12 đơn vị hành chính gồm 9 huyện (Cao Lãnh, Tháp Mười,
Thanh Bình, Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự, Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò), 1
thị xã cổ (Sa Đéc) vốn là trung tâm kinh tế, văn hoá có tiếng trong vùng và 1 thành
phố (Cao Lãnh - tỉnh lỵ), 1 thị xã mới (Hồng Ngự) đang vươn mình đi lên cùng cả
nước trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá … (hình 2.1)
Điều kiện tự nhiên, địa lý thuận lợi với khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đồng
Tháp có 2 nhánh sông Cửu Long (sông Tiền và sông Hậu) hiền hòa chảy qua, hàng
năm bồi đắp phù sa cho vùng đất này bốn mùa cây xanh, trái ngọt và hệ thống giao
thông thủy lợi thông suốt. Bến cảng Cao Lãnh và Sa Đéc nằm bên bờ sông Tiền
giúp vận chuyển hàng hóa thuận tiện với biển Đông và nước bạn Campuchia.
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Điều kiện kinh tế
Đồng Tháp có nền nông nghiệp phát triển, là vựa lúa lớn thứ 3 của Việt
Nam, là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế và chỉ số năng lực cạnh tranh cao. Tỉnh
đang thực hiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu
vực công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động thương mại của tỉnh trong những năm gần
đây phát triển khá mạnh.
Về trồng trọt: Với diện tích gieo trồng 501.098 ha, ước tính sản lượng lúa
năm 2011 của tỉnh lần đầu tiên vượt ngưỡng 3 triệu tấn, là năm có sản lượng lúa cao
3
nhất từ trước tới nay. So với năm 2010 diện tích lúa tăng 7,75%, sản lượng lúa tăng
10,45%.
Về trồng trọt: Với diện tích gieo trồng 501.098 ha, ước tính sản lượng lúa
năm 2011 của tỉnh lần đầu tiên vượt ngưỡng 3 triệu tấn, là năm có sản lượng lúa cao
nhất từ trước tới nay. So với năm 2010 diện tích lúa tăng 7,75%, sản lượng lúa tăng
10,45%.
Về chăn nuôi: Đối với ngành chăn nuôi do dịch bệnh xảy ra với đàn gia súc,
gia cầm trong năm 2010 đã ảnh hưởng kéo dài sang năm 2011. Trong năm 2011 tuy
không có dịch bệnh địa bàn tỉnh nhưng việc tái đàn gặp nhiều khó. Theo kết quả
điều tra chăn nuôi thời điểm 01/10/2011 số lượng gia súc gia cầm của tỉnh gồm trâu
2.134 con; bò 18.156 con; heo 274.112 con; gia cầm 5.692.350 con.
Hình 2.1 Bản đồ các huyện của tỉnh Đồng Tháp
4
2.1.2.2 Điều kiện xã hội
Ước tính dân số trung bình của tỉnh Đồng Tháp năm 2011 trên 1,6 triệu dân
với mật độ dân số 506 người/km2 .
Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao tạo điều kiện cho việc thực hiện các
chính sách an sinh xã hội được tốt hơn, bên cạnh đó 02 mặt hàng nông sản chính
của tỉnh là lúa và thủy sản trong năm đều duy trì ở mức cao là cơ sở quan trọng duy
trì và nâng cao đời sống dân cư. GDP bình quân đầu người năm 2011 ước tính
tăng 28,95% so với năm 2010.
Trong năm 2011 do giá tiêu dùng tăng khá mạnh nên đã ảnh hưởng lớn đến
đời sống người dân nhất là bộ phận những người làm công ăn lương, làm cho tầng
lớp những người thu nhập thấp thêm khó khăn. Theo thống kê trong năm đã giải
quyết chế độ trợ cấp thất nghiệp cho 2.100 người trong tổng số 3.288 người đăng ký
hưởng trợ cấp thất nghiệp, đa số là lao động ở ngoài tỉnh về hưởng trợ cấp thất
nghiệp ở địa phương.
Tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp để tạo việc làm cho người lao động như: tổ
chức các sàn giao dịch tạo việc làm, dạy nghề cho người lao động, chương trình cho
vay vốn hỗ trợ tạo việc làm... v.v.
2.1.3 Tình hình chăn nuôi vịt của Đồng Tháp
Trước tình hình cúm gia cầm xuất hiện và lan rộng ở một số tỉnh thành
trong cả nước (ở Đồng bằng sông Cửu Long có các tỉnh Sóc Trăng, Kiên Giang),
trong khi đó nhu cầu tiêu dùng lại gia tăng mạnh trong dịp Tết Nguyên đán vừa
qua, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương chủ động tăng cường
khâu kiểm soát giết mổ gia cầm ở các chợ, chủ động thực hiện các giải pháp
phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia cầm như: Tiêu độc khử trùng môi
trường và hướng dẫn người chăn nuôi thường xuyên vệ sinh, tiêu độc, khử trùng
chuồng trại, hộ chăn nuôi gia cầm; tăng cường công tác tiêm phòng và quản lý
đối với đàn vịt chạy đồng: đã cấp được 68 sổ nuôi vịt đẻ với số lượng vịt nuôi là
64.580 con; 86 sổ nuôi vịt thịt với số lượng vịt nuôi là 60.120 con.
5
Theo báo cáo của Cơ quan chức năng đã triển khai tiêm phòng đợt I/2012
được: Dịch tả vịt 181.000 liều; Tụ huyết trùng gia cầm 23.500 liều (Nguồn: Tổng
cục thống kê tỉnh Đồng Tháp, tháng 2 năm 2012).
2.2 Sơ lược về vi khuẩn Campylobacter
2.2.1 Hệ thống phân loại và tính gây bệnh
Theo J.P.Euzéby năm 2010, vi khuẩn Campylobacter spp. thuộc ngành:
Proteobacteria, lớp: Epsilonproteobacteria, họ: Campylobacteraceae, giống:
Campylobacter.
Các loài của vi khuẩn Campylobacter: C. coli, C. concisus, C. curvus, C.
fetus, C. gracilis, C. helveticus, C. hominis, C. hyointestinalis, C. insulaenigrae, C.
jejuni, C. lanienae, C. lari, C. mucosalis, C. rectus, C. showae, C. sputorum, C.
upsaliensis…..
Campylobacter mang tính chất truyền nhiễm như các vi khuẩn Salmonella và
Shigella (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2006).
Bảng 2.1 Tính gây bệnh của một số loài Campylobacter trong tự nhiên
Loài
Nguồn nhiễm
Bệnh trên người
Bệnh trên động vật
C. avium
Chim
?
?
C. canadensis
Chim
?
?
Người, lợn, chim, trâu
bò, dê cừu
Viêm dạ dày ruột,
nhiễm trùng máu, sẩy
thai
Viêm dạ dày ruột ở
lợn và khỉ, sẩy thai ở
loài gặm nhấm
Người
Viêm khớp răng, nhiễm
trùng máu
?
Thỏ
?
?
Người
Viêm khớp răng, nhiễm
trùng máu
?
Trâu bò, dê cừu
Nhiễm trùng máu, dạ
dày ruột, sẩy thai và
Sẩy thai ở trâu bò,
dê cừu
C. coli
C. concisus
C. cuniculorum
C. curvus
C. fetus subsp.
fetus
6
viêm màng não
C. fetus subsp.
venerealis
Trâu bò
Nhiễm trùng huyết
Vô sinh và sẩy thai
ở trâu bò
C. gracilis
Người
Viêm khớp răng, mủ,
áp xe
?
Chó, mèo
?
Viêm dạ dày ruột ở
chó, mèo
Người
Vi khuẩn đường ruột
?
C. hyointestinalis
subsp.hyointestinalis
C. hyointestinalis
subsp. lawsonii
Lợn, trâu bò, chuột
hamsters, hươu, người
Viêm dạ dày ruột
Viêm ruột ở lợn và
trâu bò
Lợn (dạ dày)
?
?
C. insulaenigrae
Động vật có vú, người
?
?
C. jejuni subsp.
doylei
Người
C. jejuni subsp.
jejuni
C. lanienae
C. helveticus
C. hominis
Chim, lợn, động vật
nhai lại, chó, mèo,
chồn, thỏ, côn trùng,
nước
Viêm dạ dày ruột, viêm
dạ dày, nhiễm trùng
huyết
Viêm dạ dày, nhiễm
trùng huyết, viêm màng
não, sẩy thai , hội
chứng Guillain-Barré
Sẩy thai (cừu, dê,
trâu bò), viêm dạ
dày ruột, viêm gan ở
gia cầm
Người, trâu bò, lợn
?
?
C. lari subsp.
concheus
Ốc sò, người
?
?
C. lari subsp.
lari
Chim, nước ngọt,
nước biển, ốc sò, chó,
mèo, khỉ, ngựa, sư tử
Viêm dạ dày ruột,
nhiễm trùng huyết
Viêm dạ dày ruột ở
chim
C. mucosalis
Lợn
?
C. peloridis
Ốc sò, người
?
C. rectus
Người
Viêm khớp răng
?
C. showae
Người
Viêm khớp răng
?
C. sputorum bv.
Fecalis
Trâu bò, dê cừu
?
?
C. sputorum bv.
Paraureolyticus
Trâu bò, người
Nhiễm trùng huyết
?
C. sputorum bv.
Sputorum
Người, trâu bò, dê
cừu, lợn
Áp xe, viêm dạ dày ruột
?
7
?
Hoại tử ruột và viêm
hồi tràng ở heo
?
(bao gồm những loài
có gốc C.sputorum
subsp. bubulus)
C. subantarcticus
C. upsaliensis
Chim hoang dã
?
?
Chó, mèo, người
Viêm dạ dày ruột, áp
xe, nhiễm trùng huyết,
sẩy thai
Viêm dạ dày ruột ở
chó và mèo
(Euzéby, 2010; Varkens, 1996, trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Kiều).
(?: tác giả không nêu hoặc chưa rõ về tác hại của loài đó)
2.2.2 Tính chất vi sinh vật học
2.2.2.1 Hình thái học
Campylobacter là vi khuẩn có dạng xoắn hay phẩy, bắt màu gram âm, tế bào
mảnh hơi cong, có hình dấu phẩy nếu chiều dài ngắn, hình chữ S nếu chiều dài
trung bình, hoặc dạng xoắn nếu vi khuẩn dài hơn. Cũng có khi có dạng xoắn nhiều
vòng ngắn hay cầu. Trên bệnh phẩm (mô hay máu) có dạng cong. Kích thước 0,20,5 µm x 0,5-5 µm, vi khuẩn có khả năng di động với chiên mao ở một đầu hay hai
đầu, có loài có giáp mô (Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên, 2006).
Hình 2.1 Hình thái của Campylobacter là xoắn khuẩn, gram âm, tế bào mảnh.
(University of Liverpool, 2009
< />
8
2.2.2.2 Đặc điểm nuôi cấy
Campylobacter thuộc loại vi hiếu khí, nhu cầu cần 3-15% O2 và phát triển
khi bổ sung thêm 3-5% CO2, 85% N2. Vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ thích hợp
nhất là 370C-420C, 3-15% O2 , 3-5% CO2, 85% N2, sau 24 giờ vi khuẩn sẽ tạo khóm.
(Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên, 2006).
2.2.2.3 Đặc tính sinh hóa
Hầu hết các loài và dưới loài của giống Campylobacter đều không có khả
năng lên men đường lactose, glucose, sucrose (Tô Minh Châu, Trần Thị Bích Liên,
2006).
Phản ứng sinh hóa: catalase: (+), oxidase: (+), nitrate: (+), H2S: (+).
2.2.2.4 Sức đề kháng
Phần lớn các loài Campylobacter bị bất hoạt ở 45-500C (Dương Thanh Liêm,
2006).
Sự có mặt oxy và sự chiếu sáng dễ làm vi khuẩn chết (Tô Minh Châu, Trần
Thị Bích Liên, 2006).
2.2.3 Cấu trúc kháng nguyên
Sự nghiên cứu tính chất kháng nguyên phần lớn dựa vào loài C. jejuni có cấu
trúc kháng nguyên bề mặt là LPS (lipopolysaccharide) gồm có 50 loại bền với nhiệt
và có 36 loại kháng nguyên H (kháng nguyên lông). Kháng nguyên màng ngoài là
loại protein màng ngoài OPM (Outer Membrane Protein) loại kháng nguyên này
dùng chế vaccin. Vaccin Campylobacter được tổng hợp từ các chủng bền với nhiệt.
Cấu trúc kháng nguyên của C. fetus khác với C. jejuni và các loại khác. (Tô Minh
Châu và Trần Thị Bích Liên, 2006).
2.2.4 Chất chứa căn bệnh
Theo tổ chức y tế thế giới (WHO, 2011), Campylobacter là vi khuẩn gây ra
nhiễm trùng đường ruột, chúng thường sống trong ruột của động vật máu nóng như
gia cầm, gia súc và thường xuyên được phát hiện trong các loại thực phẩm có nguồn
gốc động vật.
9
2.2.5 Đường xâm nhập và cách lây lan của Campylobacter
Nhiễm Campylobacter qua đường miệng bởi thức ăn, nước nhiễm khuẩn,
phân hay qua tiếp xúc với thú bệnh (Nguyễn Thanh Bảo, 2006).
Theo nghiên cứu của Jorge Galán và Watson vi khuẩn Campylobacter thâm
nhập vào đường nội bào, là con đường mà các tế bào sử dụng để tái tạo lại các phân
tử từ bề mặt của chúng. Sau đó, nó nhanh chóng chuyển hướng và tạo ra một mạng
lưới nội bào riêng gồm các không bào chứa đầy vi khuẩn Campylobacter hay còn
gọi là các túi tế bào, các túi này sẽ tiến dần đến nhân và cuối cùng khu trú gần bộ
Golgi - trung tâm vận chuyển của tế bào (Hồng Lĩnh, 2007).
Theo OMS năm 2012, con đường lây truyền chính là thức ăn, sự tiêu thụ thịt
và sản phẩm của thịt chưa được nấu chín hoặc sữa tươi hay sữa bị ô nhiễm. Nước
cũng là nguồn lây nhiễm.
Hình 2.2 Sự lây truyền Campylobacter từ động vật cho người
(Nature Reviews Microbiology en 2007,
< />
10
Bệnh do Campylobacter là bệnh truyền lây từ động vật qua người, được gây
ra bởi C. jejuni. Người nhiễm bệnh này có thể do sử dụng nguồn nước hoặc sản
phẩm động vật. Trong đường tiêu hóa của gia cầm vi khuẩn chủ yếu ở trong lớp
màng nhày của niêm mạc và lây cho các con khác trong đàn qua tiếp xúc với phân
hoặc qua miệng. C. jejuni có thể có ở nguồn cung cấp nước, nơi nó có thể liên kết
với động vật nguyên sinh, chẳng hạn như amip nước ngọt, và có thể tạo thành các
màng sinh học. C. jejuni xâm nhập vào người qua nước uống hoặc ăn thịt gia cầm
hay sữa chưa được tiệt trùng.
2.2.7 Tác hại của vi khuẩn Campylobacter
Theo một báo cáo tại cuộc họp thường niên của Hội Sinh học Tế bào của Mỹ
được tổ chức tại San Diego vào tháng 12 năm 2006 thì vi khuẩn Campylobacter là
nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh qua thực phẩm ở Mỹ .
Theo ước tính của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh của Mỹ thì mỗi
năm có 2,4 triệu người Mỹ mắc “bệnh nhiễm khuẩn Campylobacter”, một trong
những nguyên nhân gây tiêu chảy phổ biến nhất trên thế giới.
Hầu hết các bệnh nhân đều hồi phục sau vài ngày bị khó chịu, nhưng bệnh
này có thể đe dọa mạng sống của những người có hệ miễn dịch bị tổn hại, kể cả
những bệnh nhận bị AIDS. Ngoài ra, một biến chứng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp
của bệnh nhiễm khuẩn Campylobacter là làm khởi phát chứng rối loạn tự miễn
dịch- còn gọi là hội chứng liệt Guillain-Barré (Hồng Lĩnh, 2007).
Theo Norval Strachan, nhà nghiên cứu an toàn thực phẩm và vi trùng học
của Đại học Aberdeen thì ở Anh, ước tính có 500.000 ca nhiễm vi khuẩn
Campylobacter mỗi năm, trong số đó khoảng 15.000 ca phải nhập viện và khoảng
75 ca tử vong. Mặc dù các đợt bùng phát nhiễm khuẩn Campylobacter ít khi xảy ra
nhưng năm 2011 có 14 đợt bùng phát nhiễm khuẩn Campylobacter do ăn gan gà
hoặc gan vịt ở Anh (Y Minh, 2012).
11
Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian tiến hành khảo sát từ 13/02/2012 đến 13/06/2012, được thực hiện
ở 120 nông hộ của 4 huyện Châu Thành, Cao Lãnh, Thanh Bình, Hồng Ngự thuộc
tỉnh Đồng Tháp. Số nông hộ được chọn của một huyện là những nông hộ chăn nuôi
vịt trong huyện đó. Dựa vào danh sách nông hộ chăn nuôi vịt của huyện, chúng tôi
tiến hành chọn ngẫu nhiên số hộ theo quy mô nhỏ, vừa và lớn (bảng 3.1) và số
lượng các hộ được chọn sẽ cân xứng với danh sách đăng kí.
Các mẫu thu được gửi về phòng thí nghiệm đơn vị nghiên cứu lâm sàng đại
học Oxford – Việt Nam để phân lập và định danh vi khuẩn Campylobacter.
3.2 Đối tượng khảo sát
Đối tượng khảo sát là vịt thịt và vịt sinh sản được nuôi phổ biến ở 120 nông
hộ khảo sát.
Hình 3.1 Đàn vịt thịt 287 con, 6 tuần tuổi được nuôi nhốt trong ao của một nông hộ
ở huyện Cao Lãnh (đàn vịt được sơn màu trên cổ để phân biệt với các đàn vịt của
nông hộ khác).
12
Hình 3.2 Đàn vịt sinh sản 670 con, 25 tuần tuổi được nuôi nhốt dưới bờ sông có rào
chắn xung quanh của một nông hộ ở huyện Cao Lãnh.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát hiện trạng chăn nuôi vịt ở các nông hộ của 4 huyện Châu Thành,
Cao Lãnh, Thanh Bình, Hồng Ngự.
Đánh giá sự hiện diện của vi khuẩn Campylobacter trong phân vịt theo hiện
trạng chăn nuôi.
3.4 Phương pháp khảo sát
3.4.1 Bố trí khảo sát
Chúng tôi tiến hành chọn 120 nông hộ chăn nuôi vịt ở 4 huyện Châu Thành,
Cao Lãnh, Thanh Bình, Hồng Ngự.
Tổng các nông hộ được khảo sát ở 4 huyện là 120. Ở mỗi huyện, chúng tôi
khảo sát 30 nông hộ.
13