Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SUNPHASE – 100 VÀO KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON TỪ SAU CAI SỮA ĐẾN 2 THÁNG NUÔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.33 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI THÚ Y
****************

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SUNPHASE – 100
VÀO KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON TỪ SAU
CAI SỮA ĐẾN 2 THÁNG NUÔI

Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ KIM THOA
Lớp: DH08TA
Ngành: Chăn Ni
Khóa: 2008 – 2012

Tháng 08/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NI – THÚ Y
*****************

NGUYỄN THỊ KIM THOA

THỬ NGHIỆM SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SUNPHASE – 100
VÀO KHẨU PHẦN THỨC ĂN HEO CON TỪ SAU
CAI SỮA ĐẾN 2 THÁNG NI

Khố luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ sư


Ngành Công Nghệ Sản Xuất Thức Ăn

Giáo viên hướng dẫn
Th.S. NGUYỄN VĂN HIỆP
TS. DƯƠNG DUY ĐỒNG

Tháng 08/2012

i


XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Họ tên sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Kim Thoa
Tên luận văn: “Thử nghiệm sử dụng chế phẩm Sunphase – 100 vào khẩu phần
thức ăn heo con từ sau cai sữa đến 2 tháng ni”
Đã hồn thành luận văn theo đúng u cầu của giáo viên hướng dẫn và các ý kiến
nhận xét, đóng góp của Hội đồng chấm thi tốt nghiệp Khoa ngày
Giáo viên hướng dẫn
Ths. Nguyễn Văn Hiệp
TS. Dương Duy Đồng

ii


LỜI CẢM TẠ
Kính dân lịng biết ơn lên
Cha mẹ, anh chị em trong gia đình, những người đã tận tụy lo lắng và hy sinh để
con có được ngày hơm nay.
Xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nơng Lâm TP.Hồ Chí Minh

Ban Chủ Nhiệm cùng tồn thể quý thầy cô khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tận tình
chỉ dạy và hỗ trợ tơi trong suốt q trình học tập tại trường và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp này
Xin chân thành biết ơn
Thầy Nguyễn Văn Hiệp và thầy Dương Duy Đồng đã tận tình giảng dạy, hướng
dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Lòng cảm ơn đến
Các bạn thân yêu lớp Thức ăn 34, anh chị công nhân cùng các bạn sinh viên
đang sống và học tập tại trại heo đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn trong thời gian
học tập đồng thời hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong lúc thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn
NGUYỄN THỊ KIM THOA

iii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN
Thí nghiệm: “Thử nghiệm sử dụng chế phẩm Sunphase – 100 vào khẩu phần
thức ăn heo con từ sau cai sữa đến 2 tháng nuôi” được tiến hành tại trại heo thực
nghiệm khoa Chăn nuôi – Thú y từ ngày 13/04/2012 đến ngày 12/06/2012, trên tổng
cộng 32 heo sau cai sữa lai bốn máu (Durox – Yorkshire – Landrace – Pietrain) qua
hai giai đoạn từ sau cai sữa vào 4 lơ thí nghiệm với 4 lần lặp lại: lô thức ăn căn bản
(lô A), lô thức ăn căn bản có bổ sung chế phẩm Sunphase (lơ B), lô thức ăn giảm
chuẩn 4% (lô C), lô thức ăn giảm chuẩn có bổ sung chế phẩm Sunphase (lơ D). Kết
quả thu được như sau:
Trọng lượng trung bình kết thúc của lô B (29,56 kg/con) cao hơn so với lô A
(28,38 kg/con) là 4,16%, lô D (24,63 kg/con) thấp hơn so với lô A là 13,21%. Lô C
(25,38 kg/con) thấp hơn lô A là 10,57%.
Tăng trọng tuyệt đối ở lô A là 341,3 g/con/ngày, lô B là 362,1 g/con/ngày, lô
C là 292,1 g/con/ngày, lô D là 280,3 g/con/ngày. Các khác biệt này khơng có ý

nghĩa thống kê.
Hệ số chuyển biến thức ăn lô B (1,8) thấp hơn so với lô A (1,84) là 0,64%, lô
C (2,00) và lô D (2,01) cao hơn so với lô A lần lượt là 8,69% và 9,24%.
Tỷ lệ tiêu chảy của lô A là 12,77%, lô B là 9,82%, lô C là 11,25%, lô D là
11,46%.
Qua kết quả thí nghiệm cho thấy việc bổ sung chế phẩm Sunphase chưa đem
lại hiệu quả trên heo con từ sau cai sữa đến 2 tháng nuôi.

iv


MỤC LỤC
Trang tựa ..................................................................................................................... i
XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ...................................................... ii
LỜI CẢM TẠ ............................................................................................................ iii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN ........................................................................................ iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ ............................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ...................................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ...........................................................................x
Chương 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề ..........................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ..........................................................................................2
1.2.1 Mục đích .........................................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu ...........................................................................................................2
Chương 2 TỔNG QUAN ............................................................................................3
2.1 Những biến đổi sinh lý của heo con cai sữa ......................................................3
2.1.1 Những biến đổi về tiêu hóa .............................................................................3
2.1.2 Ảnh hưởng của việc cung cấp thức ăn lên khả năng tiêu hóa ........................3
2.1.3 Stress do cai sữa ..............................................................................................4

2.2 Một số đặc điểm chung về enzyme....................................................................4
2.2.1 Bản chất của enzyme ......................................................................................4
2.2.2 Phương thức hoạt động của enzyme ...............................................................5
2.2.3 Vai trị của enzyme trong chăn ni ...............................................................5
2.2.4 Những lưu ý khi sử dụng enzyme trong chăn nuôi.........................................8
2.3 Chế phẩm Sunphase – 100 .................................................................................8
2.3.1 Sơ lược chế phẩm Sunphase – 100 .................................................................8
2.3.2 Cơ chế hoạt động. ...........................................................................................9
2.4 Tổng quan về trại heo ......................................................................................11

v


2.4.1 Sơ lược về trại ...............................................................................................11
2.4.2 Bố trí chuồng ni ........................................................................................12
2.4.3 Giống heo, thức ăn và nước uống .................................................................13
2.4.4 Chăm sóc và ni dưỡng ..............................................................................13
2.4.5 Quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh cho heo ...........................................13
2.4.5.1 Vệ sinh thú y ..............................................................................................13
2.4.5.2 Quy trình tiêm phịng .................................................................................15
Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................16
3.1. Thời gian và địa điểm .....................................................................................16
3.2. Đối tượng thí nghiệm ......................................................................................16
3.3 Bố trí thí nghiệm ..............................................................................................16
3.4. Điều kiện thí nghiệm ......................................................................................17
3.4.1. Thức ăn cho heo thí nghiệm ........................................................................17
3.4.2 Chuồng trại ...................................................................................................18
3.4.3 Chăm sóc và ni dưỡng ..............................................................................18
3.4.4 Cơng tác thú y và phịng bệnh ......................................................................19
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................20

Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................22
4.1 Trọng lượng trung bình ....................................................................................22
4.2 Tăng trọng trung bình ......................................................................................24
4.3 Tăng trọng tuyệt đối.........................................................................................25
4.4 Lượng thức ăn tiêu thụ .....................................................................................27
4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn ...............................................................................28
4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy ..................................................................................30
4.7 Số heo chết và loại thải ....................................................................................31
4.8 Hiệu quả kinh tế chăn nuôi ..............................................................................32
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................33
5.1 Kết luận ............................................................................................................33
5.2 Đề nghị .............................................................................................................33

vi


TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................34
PHỤ LỤC ..................................................................................................................36

vii


DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Trọng lượng trung bình của heo qua các giai đoạn ...............................23
Biểu đồ 4.2 Tăng trọng trung bình của heo qua các giai đoạn .................................25
Biểu đồ 4.3 Tăng trọng tuyệt đối của heo qua các giai đoạn....................................26
Biểu đồ 4.4 Tiêu thụ thức ăn của heo qua từng giai đoạn ........................................28
Biểu đồ 4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn của heo qua từng giai đoạn ........................29
Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ tiêu chảy của heo qua các giai đoạn.............................................31


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Quy trình tiêm phịng của trại ...................................................................15
Bảng 3.1 Thành phần thực liệu dùng trong thí nghiệm qua 2 giai đoạn (%) ...........17
Bảng 3.2 Thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm heo ............................................18
Bảng 3.3 Nhiệt độ chuồng ni trong suốt thời gian thí nghiệm (0C) ......................19
Bảng 3.4 Lịch tiêm phòng heo con sau cai sữa ........................................................20
Bảng 4.1 Trọng lượng trung bình của heo thí nghiệm (kg/con) ...............................22
Bảng 4.2 Tăng trọng trung bình của heo thí nghiệm (kg/con) .................................24
Bảng 4.3 Tăng trọng tuyệt đối của heo thí nghiệm (g/con/ngày) .............................25
Bảng 4.4 Tiêu thụ thức ăn của heo qua từng giai đoạn (kg/con/ngày) .....................27
Bảng 4.5 Hệ số chuyển biến thức ăn của heo qua các giai đoạn (kg TA/kg TT) .....28
Bảng 4.6 Tỷ lệ ngày con tiêu chảy của heo thí nghiệm qua các giai đoạn (%) ........30
Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế chăn ni tồn thí nghiệm (vnđ/kg)...............................32

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐC: Đối chứng
FMD: Foot and mouth disease
HSCBTA: Hệ số chuyển biến thức ăn
LMLM: Lở mồm long móng
GĐ : Giai đoạn
NSP: Non Starch Polysaccharide
PTH: Phó thương hàn
TA: Thức ăn
TLTB: Trọng lượng trung bình

THT: Tụ huyết trùng
Tp. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TN: Thí nghiệm
TT: Tăng trọng.
TTTA: Tiêu thụ thức ăn
TTTB: Tăng trọng trung bình
TTTĐ: Tăng trọng tuyệt đối
vnđ: Việt Nam đồng

x


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Ngành chăn nuôi heo ở nước ta có truyền thống lâu đời, thịt heo là nguồn
cung protein cho con người. Dưới tác động của khoa học kỹ thuật, xu hướng chăn
nuôi heo theo kiểu công nghiệp ngày càng nhiều và đã có những chuyển biến tích
cực trong những năm gần đây. Số lượng và chất lượng thịt heo không ngừng gia
tăng nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày. Để cạnh
tranh trong thị trường, các nhà chăn nuôi heo luôn quan tâm làm thế nào nâng cao
số lượng và chất lượng thịt để có thể vừa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng vừa
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Để làm được điều đó, địi hỏi các nhà chăn nuôi
ở nước ta không ngừng cải tiến đầu tư về con giống, trang thiết bị, thức ăn, chuồng
trại, quản lý – chăm sóc…, và áp dụng các kỹ thuật chăn nuôi heo tiên tiến trên thế
giới vào trong quy trình chăn ni của mình. Từ đó chất lượng đàn heo sẽ được cải
thiện và nâng cao, chi phí sản xuất sẽ thấp và giá thành hạ.
Song song với các yếu tố đó, vấn đề sản xuất sản phẩm động vật an toàn đã
được nước ta hết sức quan tâm. Để có sản phẩm chăn ni an tồn bắt buộc phải có
thức ăn chăn ni an tồn (Lã Văn Kính, 2005). Thức ăn chăn ni an tồn đồng

nghĩa với việc loại bỏ các chất kích thích có nhiều nguy cơ như kháng sinh và
hormone. Việc loại bỏ các chất này đã làm giảm tốc độ sinh trưởng của vật ni từ
đó làm giảm lợi nhuận thu được từ chăn nuôi. Để khắc phục những mâu thuẫn trên,
trong những năm gần đây, nhiều hướng nghiên cứu đã được tiến hành trên thế giới;
trong đó, enzyme tiêu hóa là một trong những lựa chọn thay thế (Đào Huyên, 2002).
Ở nước ta các chế phẩm enzyme xuất hiện ngày càng nhiều trên thị trường.
Được sự đồng ý của bộ môn Dinh Dưỡng Gia Súc, khoa Chăn Nuôi Thú Y
trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM, Công ty Sunhy cùng với sự hướng dẫn của

1


Th.S. Nguyễn Văn Hiệp và TS Dương Duy Đồng chúng tôi đã tiến hành thực hiện
đề tài: “Thử nghiệm sử dụng chế phẩm Sunphase – 100 vào khẩu phần thức ăn
heo con từ sau cai sữa đến 2 tháng nuôi”.
1.2 Mục đích và yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Đánh giá hiệu quả sử dụng Sunphase – 100 lên sự tăng trưởng heo con từ sau
cai sữa đến 2 tháng nuôi.
1.2.2 Yêu cầu
Theo dõi và thu thập các số liệu liên quan đến khả năng: tăng trọng, lượng
thức ăn tiêu thụ, hệ số chuyển biến thức ăn, tỷ lệ heo tiêu chảy, đánh giá sơ bộ hiệu
quả kinh tế của đàn heo thí nghiệm.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Những biến đổi sinh lý của heo con cai sữa

2.1.1 Những biến đổi về tiêu hóa
Đối với heo con đang theo mẹ, nếu tách mẹ và nuôi dưỡng chúng với khẩu
phần thích hợp trong tuần đầu vẫn xảy ra xáo trộn trao đổi chất. Do quá trình tiêu
hóa ở heo con chưa hồn chỉnh. Vì thế cần phải có thời gian thích hợp để heo con
làm quen với một số khẩu phần thức ăn, lúc này cơ thể heo con hoàn toàn sử dụng
nguồn năng lượng từ thức ăn cung cấp. Chức năng tiêu hóa ngày càng hoàn thiện
dẫn đến chất dinh dưỡng sẽ hấp thu nhiều hơn. Sự tăng trưởng và phát triển ở heo
con sau cai sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: trọng lượng, thời điểm tập ăn sớm để
heo quen dần với thức ăn, yếu tố ngoại cảnh và chăm sóc ni dưỡng (Huỳnh Văn
Thuấn, 2011).
2.1.2 Ảnh hưởng của việc cung cấp thức ăn lên khả năng tiêu hóa
Sau khi tách mẹ việc cho ăn tự do dẫn đến tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao hơn.
Tuy nhiên, khi cho ăn giới hạn cũng làm cho năng suất giảm. Do đó, tiêu chảy và
cho ăn hạn chế đều làm cho tốc độ tăng trọng giảm; nên giảm số lượng cho ăn trong
ngày ở những trường hợp xuất hiện tiêu chảy (Trần Thị Dân, 2003). Sau cai sữa,
nguồn sữa mẹ bị cắt đứt hoàn tồn, sự thay đổi này làm bộ máy tiêu hóa của heo
con mất đi một số enzyme tiêu hoá cung cấp từ sữa mẹ. Khi cai sữa, heo con có
khuynh hướng ăn nhiều trong khi lượng enzyme phân tiết chưa đủ và lượng HCl
cịn ít. Hơn nữa heo cai sữa ở 3 – 4 tuần tuổi màng nhầy ruột non có những thay đổi
so với trước cai sữa. Các nhung mao ngắn đi 75% trong vòng 24 giờ sau cai sữa và
tiếp tục giảm đến ngày thứ 5 (Hamderson và Kidder, 1986; trích dẫn bởi Trần Thị
Dân, 2003). Chính những nguyên nhân trên làm cho lượng thức ăn trong đường ruột
được tiêu hóa và hấp thu khơng trọn vẹn. Đây là điều kiện thuận lợi cho các vi

3


khuẩn có hại phát triển nhất là vi khuẩn E. coli. Bên cạnh đó, Salmonella cũng là tác
nhân gây tiêu chảy quan trọng, tỷ lệ bệnh có thể lên đến 50% và tỷ lệ chết cao nếu
không điều trị đúng (Cole và ctv, 1989, trích dẫn bởi Nguyễn Văn Thưởng, 1994).

2.1.3 Stress do cai sữa
Cơ thể heo con dễ bị stress sau khi cai sữa do một số nguyên nhân về quản lý
như việc tách khỏi mẹ, nhập đàn hay chuyển chuồng nuôi làm ảnh hưởng đến sinh
lý của heo. Heo con phải tập thích nghi về sự thay đổi về nhiệt độ, điều kiện môi
trường và học cách uống nước cũng như ăn thức ăn riêng (Trần Thị Dân, 2003).
Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là việc thay đổi thức ăn
được cung cấp chủ yếu từ sữa mẹ sang thức ăn khô, cứng và việc cung cấp giữa các
lần không tương đương, thức ăn không được cung cấp 24/24 giờ. Chính những
ngun nhân đó dẫn đến nguồn cung cấp năng lượng bị giảm. Đó là chưa nói đến
việc cung cấp thức ăn có chất lượng khơng ổn định vì được trữ trong điều kiện
khơng khí nóng ẩm. Ngoài ra heo con cần nước nhiều hơn khi ăn thức ăn khô. Sự
tranh giành hoặc đánh nhau cũng rất dễ xảy ra khi ghép bầy hay có sự chênh lệch về
trọng lượng trong cùng một bầy (Huỳnh Văn Thuấn, 2011).
2.2 Một số đặc điểm chung về enzyme
2.2.1 Bản chất của enzyme
Enzyme là chất xúc tác sinh học, nó cho phép các phản ứng cần thiết của sự
sống và sự sinh sản của tế bào diễn ra ở một ở một vận tốc cao và với tính chất đặc
thù không tạo ra các sản phẩm phụ như ở các phản ứng thơng thường. Enzyme có
mặt trong tế bào của mọi sinh vật, không những chỉ xúc tác cho các phản ứng trong
cơ thể sống mà còn xúc tác cho các phản ứng ngoài tế bào. (Nguyễn Phước Nhuận
và ctv, 2007).
Enzyme là chất xúc tác sinh học trung gian hỗ trợ cho sự biến đổi hóa học
của vật chất gia tăng tốc độ phản ứng lên hàng triệu lần so với các chất xúc tác hóa
học (Gramham, 1990; Đỗ Hiếu Phương, 2003).
Enzyme có bản chất là một protein mang tính đặc biệt, chức năng xúc tác hóa
học. Chúng khơng bị phá hủy hoặc biến mất trong quá trình tham gia phản ứng mà

4



khi phản ứng hoàn thành chúng trở về dạng tự do và sẵn sàng bắt đầu một phản ứng
mới trong cơ thể. Do đó, nó kích thích thú chuyển hóa thức ăn và tăng trưởng nhanh
hơn.
Tính đặc hiệu của enzyme:
Mỗi ezyme chỉ nhận một phân tử vật chất đặc biệt, enzyme tương ứng với
phân tử. Enzyme có cấu trúc phân tử rất lớn, khi tiếp xúc với phản ứng nó chỉ tiếp
xúc với phân tử vật chất ở một điểm đặc biệt tương ứng theo một quy trình nhất
định (Phan Thị Ngọc Trâm, 2007).
Enzyme là nhân tố tuy có thể ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng hóa học
nhưng không tham gia phản ứng.
2.2.2 Phương thức hoạt động của enzyme
Theo lý thuyết enzyme ln ln có thể hoạt động tối đa hoặc tối thiểu cho
đến khi khơng cịn hoạt động nữa. Nhưng trên thực tế bản chất của enzyme là một
protein, chúng có đầy đủ bản chất của protein bị phân hủy trong môi trường hữu cơ
tự nhiên và cũng bị phân hủy bởi những ezyme tiêu hóa protein.
Hoạt động của enzyme nhằm phân hủy các cấu trúc phức tạp của các chất
dinh dưỡng phức tạp mà cơ thể không thể phân giải được tạo ra những chất đơn
giản mà cơ thể có thể hấp thu được. Enzyme tiêu hóa khơng đóng vai trị là một chất
dinh dưỡng hay chất kích thích sinh trưởng mà chỉ có tác dụng nâng cao hiệu quả
hấp thụ thức ăn (Phan Thị Ngọc Trâm, 2007).
2.2.3 Vai trị của enzyme trong chăn ni
Trong chăn nuôi công nghiệp, nhà sản xuất khai thác tối đa khả năng sinh
lợi, mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn ni. Để giúp thú ni tiêu hóa tốt
thức ăn, tăng trọng nhanh, hạn chế các tác động bất lợi có trong ngun liệu thức ăn
thì xu hướng chung hiện nay người ta bổ sung thêm vào thức ăn các enzyme cơng
nghiệp. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu cho thấy vai trị tích cực của enzyme
trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là đối với phytate và chất xơ có trong khoai mì, cám
gạo.

5



Đối với phytate
Ngày nay, enzyme được sử dụng như là chất chuẩn trong thức ăn gia súc.
Các enzyme phân hủy NSP như endo – xylanase, glucanase và phân hủy phytate
như phytase được dùng nhiều trong khẩu phần có cám gạo, khoai mì, lúa mì, lúa
mạch đen...Enzyme được ứng dụng rộng rãi trong những khẩu phần thức ăn không
chỉ về mặt kinh tế mà nó có ý nghĩa về mặt mơi trường. Tuy nhiên khoảng 60 –
70% phospho có trong hạt ngũ cốc được liên kết hữu cơ dưới dạng phytate đây là
dạng khó hấp thu đối với heo. Giá trị của phospho ở hạt ngũ cốc rất biến động từ
15% ở bắp cho đến 50% ở lúa mì. Trong khẩu phần bắp, khơ dầu đậu nành có 2/3
lượng phospho bị liên kết dưới dạng axít phytic heo khơng thể tiêu hóa lượng
phospho này. Lượng phospho này sẽ giảm đáng kể nếu bổ sung phytase vào khẩu
phần, men này sẽ giúp giải phóng một số mạch liên kết phospho làm cho heo tiêu
hóa dễ dàng. Do đó, giảm được lượng phospho vô cơ bổ sung thêm vào khẩu phần,
lượng phospho thải ra mơi trường cũng có thể giảm 30 – 50%.
Hiệu quả của việc bổ sung enzyme phytase thay đổi theo từng loại heo, trọng
lượng, khẩu phần, mức ăn, tần suất cho ăn, nguồn phytase, lượng phytase bổ sung
và trạng thái sinh lý của heo. Khơng có mức chuẩn cho việc bổ sung phytase cho tất
cả các khẩu phần vì mức phospho tổng số và phospho phytate của các khẩu phần
thay đổi. Hay nói cách khác là ta phải căn cứ trên kết quả thí nghiệm, thực tiễn của
mỗi loại enzyme trên mỗi con vật với lứa tuổi, trọng lượng khác nhau.
Enzyme phytase khơng chỉ làm tăng khả năng tiêu hóa phospho mà cịn tăng
khả năng tiêu hóa chất khống và các axít amin khác. (Kies và ctv, 2002; Đỗ Hữu
Phương, 2003).
Đối với chất xơ
Việc sử dụng các enzyme có tác dụng trên chất xơ (NSP), giúp vật ni tiêu
hóa tốt thức ăn vừa hạn chế tác hại của bản thân những NSP gây ra, giải phóng
được một phần năng lượng, giúp tiết kiệm được axít amin khi bổ sung vào khẩu
phần thức ăn của gia súc giảm giá thành sản xuất. Sử dụng enzyme cải thiện thành

tích vật ni. Cải thiện này có được là do sự phối hợp của nhiều yếu tố như môi

6


trường đường ruột, khả năng tiêu hóa và đặc tính chất độn chuồng và sử dụng các
thực liệu hiệu quả kinh tế hơn.
Đối với hệ vi sinh vật đường ruột, men tiêu hóa có tác dụng làm tăng khả
năng tiêu hóa của ruột non do vậy làm giảm q trình lên men ở ruột già, duy trì quá
trình thẩm thấu khi heo con tiêu chảy. Ngồi ra men tiêu hóa cịn cho thấy có tác
dụng làm giảm độ chênh lệch giữa các vật ni trong đàn, men tiêu hóa cho phép
thay thế ngũ cốc chín bằng ngũ cốc sống mà không làm ảnh hưởng đến năng suất
vật nuôi. (Phan Thị Ngọc Trâm, 2007).
Đối với môi trường
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã và đang nỗ lực tìm cách
giảm ô nhiễm môi trường từ các chất thải ra trong chăn ni. Trong q trình
nghiên cứu các nhà khoa học đã xác định được rằng cần cải thiện khả năng sử dụng
dưỡng chất trong khẩu phần của vật nuôi để hạn chế tối đa lượng phân thải ra.
Trước đây, do ít quan tâm đến lượng chất dinh dưỡng thải ra bên ngoài nên hậu quả
của việc cho ăn quá nhiều chất dinh dưỡng nhằm tối đa hóa năng suất đã dẫn đến
hậu quả là chất dinh dưỡng thải ra môi trường quá nhiều qua phân và nước tiểu (chủ
yếu là canxi, phospho, protein). Qua nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ sung
enzyme tỏ ra có hiệu quả trong việc cải thiện các hạn chế trên.
Ở khẩu phần có bổ sung enzyme tiêu hóa thì lượng nitơ thải ra giảm một
cách đáng kể và lượng nitơ tích lũy tăng 5% – 15%. Trong khi đó lượng vật chất
khơ thải ra trong phân giảm 33%.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, số trại chăn nuôi heo sẽ giảm
nhưng lại tăng qui mơ đầu con/trại. Đó là xu hướng chung của thế giới cũng như ở
Việt Nam hiện nay. Sự tập trung lượng lớn heo sẽ tăng lượng phân thải ra trên một
đơn vị diện tích. Chính điều này làm cho nước trên bề mặt và tầng nước ngầm bị ơ

nhiễm, tích tụ khống trong đất. Đặc biệt là khi khẩu phần có thể chứa đầy đủ lượng
phospho nhưng cần thiết phải bổ sung phospho vô cơ như là dicalcium phosphate
(DCP) hoặc monocalcium phosphate (MCP) để thỏa mãn nhu cầu của động vật thì
sẽ dẫn đến một lượng lớn phospho vào phân, góp phần làm ơ nhiễm mơi trường.

7


Tóm lại, việc cải thiện khả năng tiêu hóa trên heo là điều khơng dễ dàng,
thậm chí trong nền chăn ni cơng nghiệp hiện đại và con giống mang tính di
truyền cao như hiện nay. Chúng ta cần xác định nguồn gây ô nhiễm và sử dụng các
nguồn cải thiện bằng các biện pháp có thể được. Chất thải trong chăn ni có thể
được hạn chế thơng qua chương trình quản lý dinh dưỡng phối hợp hài hòa trên cơ
sở vừa cải thiện khả năng tiêu hóa, vừa hạn chế lượng dư thừa gây ảnh hưởng bất
lợi đối với môi trường. Trong tương lai, phối hợp khẩu phần cần được xem là một
bộ phận trong toàn bộ hệ thống sản xuất với việc quản lý dinh dưỡng và chất thải là
những khâu chính (Phan Thị Ngọc Trâm, 2007).
2.2.4 Những lưu ý khi sử dụng enzyme trong chăn nuôi
Tác dụng của enzyme rất đa dạng trong tự nhiên, tất cả các phản ứng sinh
hóa trong cơ thể đều có sự tham gia của enzyme. Thức ăn vào đường tiêu hóa dưới
tác dụng của enzyme amylase phân giải tinh bột thành các đường đơn giản giúp cho
các gia súc hấp thu tốt, lipase phân giải lipid thành glycerin và acid béo, protease
phân giải protein thành peptid và acid amin. Những dưỡng chất này cần thiết cho cơ
thể thú, cung cấp vật liệu cho xây dựng tế bào sinh trưởng và phát dục. Vì vậy,
enzyme khơng phải là chất dinh dưỡng hay kích thích sự tăng trưởng, chúng chỉ có
tác dụng nâng cao hiệu suất tiêu hóa thức ăn, giảm thiểu sự lãng phí thức ăn đào
thải ra ngồi do sự thiếu enzyme tiêu hóa.
2.3 Chế phẩm Sunphase – 100
2.3.1 Sơ lược chế phẩm Sunphase – 100
Sunphase – 100 là sản phẩm thương mại có chứa enzyme phytase với hàm

lượng 5000 U/kg, có nguồn gốc từ Escherichia coli, được sản xuất bằng kỹ thuật
sinh học tiên tiến (Tài liệu công ty Sunhy, 2012).
Phytase là một enzyme xúc tác cho phản ứng thủy phân phytic acid thành
myo – inositol và một số gốc phosphate vô cơ tự do. Các chất này dễ dàng được hấp
thụ bởi các động vật dạ dày đơn. Chính vì vậy việc bổ sung phytase vào thức ăn vật
nuôi không những cho phép chúng đồng hóa tốt thành phần phospho sẵn có trong

8


thức ăn, tăng sự hấp thu protein và các nguyên tố khống mà cịn giảm được sự ơ
nhiễm mơi trường. (Igbasan et al và ctv., 2001).
Lợi ích
Nâng cao tỷ lệ hấp thu phospho, thay thế một số phospho vô cơ trong thức ăn.
Giải trừ các tác dụng phức tạp của Acid phytic trong thức ăn, nâng cao tỷ lệ
hấp thu các dưỡng chất như tinh bột, protein, acid amin, nguyên tố vi lượng như Ca,
Zn, Mn.
Giảm chi phí thức ăn bằng cách giảm việc sử dụng dicalcium phosphate (D
CP) hoặc monocalcium phosphate (MCP).
Giảm thiểu bài tiết phospho hơn 30% ở động vật, giảm thiểu tình trạng ơ
nhiễm mơi trường.
Đặc điểm
• Hoạt tính khá rộng pH (2,5 – 5,5).
• Sức đối kháng tốt hơn với enzym nội sinh trong động vật.
• Hiệu quả cao.
2.3.2 Cơ chế hoạt động.
Phospho là một trong các thành phần dinh dưỡng quan trọng cho sinh trưởng
cơ thể, chuyển hóa thức ăn và phát triển xương ở vật nuôi. 1/3 lượng phospho tồn
tại trong cỏ xanh dưới dạng vơ cơ dễ tiêu hóa, cịn 2/3 là phospho hữu cơ, đặc biệt
dưới dạng axit phytic. (Thẩm Hoàng Lan, 2008).

Vì nhóm phosphoric có điện tích âm nên chúng có thể tạo phức một cách
mạnh mẽ với các cation như Ca2+, Mg2+, Zn2+, Cu2+, Mn2+, Fe2+ và K+ để tạo nên
những muối khơng hịa tan, do đó ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa những
khống này ở vật nuôi và làm giảm khả năng sinh học của chúng. (Thẩm Hồng
Lan, 2008).
Heo và gia cầm khơng có enzym phytase để thủy phân và tiêu hóa phytate
trong đường tiêu hóa của chúng, do đó phần lớn phytate được bài tiết ra ngồi mà
khơng hấp phụ. Phytate là nguồn P chủ yếu trong lúa mì, ngơ, khơ dầu đỗ tương và
có khoảng 75% tổng P trong hạt cốc được đính trong các phân tử phytate mà vật

9


ni khơng sử dụng được. Thực tế, trong lúa mì và lúa mạch cũng có phytase,
nhưng phytase thực vật này bị vơ hoạt trong q trình xử lý nhiệt, nhất là khi đạt
nhiệt độ từ 800C trở lên.
Để đáp ứng đủ nhu cầu về P cho cơ thể lợn và gia cầm, trước đây người ta
phải bổ sung bằng những nguồn P vô cơ dễ tiêu (như mono - calcium phosphate, di
- calcium phosphate, mono - sodiumphosphate) vào trong thức ăn hỗn hợp để vật
nuôi sinh trưởng và phát triển bình thường. Do đó, có một lượng lớn P được bài tiết
theo phân vật nuôi vào môi trường.
Mặt khác, các phosphate vơ cơ có thể bị nhiễm fluorin và dư cặn kim loại
nặng ngay trong quá trình sản xuất. Những fluorin và dư cặn kim loại nặng trong
thực phẩm là độc hại cho vật nuôi và nguy hiểm cho con người. Phytase cũng có thể
giải phóng kẽm ra khỏi phytate. Kẽm tự do này ngăn ngừa hấp thụ cadmium.
P cũng là nguồn chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng và P từ nguồn phân
chuồng hoặc phân hóa học có thể dùng bón cho cây trồng. Hơn nữa, những phần tử
P được gắn vào đất một cách bền vững với mức độ quá mức rồi tích tụ trong đất.
Nước tràn và đất xói mịn của những cánh đồng có nhiều P có thể làm cho suối,
sơng và hồ chứa nhiều P. Trong những điều kiện như vậy, P trở thành chất ơ nhiễm

mơi trường nhiều hơn là giữ vai trị của một chất dinh dưỡng cho cây trồng.
Như vậy, bản thân vật nuôi dạ dày đơn không thể tự phân hủy phytate nên
cần có sự hỗ trợ của phytase. Phytase tự nhiên chủ yếu có trong lúa mì hoặc phụ
phẩm của lúa mì, nhưng hàm lượng thấp, nếu dùng phytase loại này thì phải cung
cấp một lượng thức ăn quá nhiều, gây mất cân đối về khẩu phần. Vì vậy, người ta
cung cấp phytase ngoại sinh (thường là dạng viên) để phân hủy phytate in - vivo.
Đối với heo, phytase thủy phân phân tử axit phytic tại dạ dày, còn với gia cầm thì
quá trình này xảy ra trong diều. (Thẩm Hoàng Lan, 2008).

10


2.4 Tổng quan về trại heo
2.4.1 Sơ lược về trại
Vị trí
Trại nằm ở phía bắc trong khn viên trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM,
cách xa lộ Hà Nội khoảng 1 km về hướng tây và giáp ranh với tỉnh Bình Dương.
Trại nằm theo hướng Đơng – Tây.
Lịch sử hình thành
Năm 2004, trại được khởi công xây dựng từ nguồn vốn hỗ trợ của ngân hàng
thế giới và đi vào hoạt động tháng 4 năm 2006.
Trại thực nghiệm chăn nuôi có tởng diện tích là 15.052 m2, trong đó diện tích
xây dựng bao gồm dãy chuồng heo thịt 1000 m2, dãy chuồng heo nái 412 m2 và 444
m2 trại gà, ngoài ra cịn một số cơng trình khác như hệ thống biogas, ao ni cá, văn
phịng làm việc và phịng họp…
Nhiệm vụ của trại
Là nơi để sinh viên thực tập, rèn nghề, và triển khai một số đề tài tốt nghiệp.
Cung cấp giống để tiến hành một số thí nghiệm phục vụ cho công tác nghiên
cứu của sinh viên đồng thời cũng gắn liền với sản xuất kinh tế.
Cơ cấu đàn

Tính đến ngày 15/05/2012 tổng đàn heo của trại heo thực nghiệm khoa Chăn
nuôi – Thú y là:
Nái sinh sản: 24 con
Đực làm việc: 2 con
Heo con cai sữa: 61 con
Heo thịt: 60 con
Ngoài ra hiện giờ trong trại thực nghiệm cịn ni một số heo rừng lai với
tổng đàn khoảng 40 con và bò với tổng đàn 11 con.

11


2.4.2 Bố trí chuồng ni
Dãy nhà ni heo thịt, heo đực giống, nái khô
Khu heo thịt: Gồm 2 dãy, mỗi dãy có ba ơ chuồng, kích thước mỗi ơ là 5×6
m2. Số lượng heo cho mỗi ơ ni là khoảng 25 con. Mỗi ơ chuồng có gắn 1 máng ăn
bán tự động loại hộc trịn dung tích 70 – 80 lít và 2 núm uống tự động.
Khu heo đực giống: gồm có 2 dãy chuồng, dãy bên trái có ba ơ chuồng kích
thước mỗi ơ là 2,2×2,4 m2, dãy bên phải có hai ơ chuồng, mỗi ơ chuồng có gắn một
máng ăn bằng nhôm và một núm uống tự động. Hiện trại chỉ có 2 con heo đực
giống đang trong giai đoạn khai thác nên chỉ sử dụng hết 2 ô chuồng còn mấy ô
chuồng kia sử dụng việc khác.
Khu nái khơ: gồm 20 ơ chuồng cá thể, kích thước mỗi ơ là 2, 2 × 0,65 m2
được bố trí ở cuối dãy, mỗi ơ chuồng có gắn một máng ăn bằng nhôm và một núm
uống tự động. Tuy nhiên do công suất của trại nuôi vẫn chưa hết nên các dãy
chuồng này còn bỏ trống chưa xài tới.
Dãy nhà nuôi heo nái mang thai, nái nuôi con và heo con cai sữa
Khu nái mang thai: Được bố trí ở đầu dãy nhà , chia làm 4 dãy, mỗi dãy có
12 ơ chuồng cá thể. Diện tích mỗi ơ là 2,2×0,5 m2. Mỗi ơ chuồng có gắn một máng
ăn bằng nhôm và một núm uống tự động.

Khu nái nuôi con: Ở giữa dãy nhà gồm 12 ơ chuồng, kích thước mỗi ơ là
2,4×1,8 m2. Một ơ chuồng có 3 ngăn, ngăn ở giữa dành cho heo nái còn hai bên
dành cho heo con. Chuồng của nái ni con có sàn được làm bằng nhựa cứng, ở
ngăn dành cho heo mẹ thì sàn được lót bằng một tấm đan xi măng và được gắn một
máng ăn bằng nhôm, một núm uống tự động. Ở ngăn dành cho heo con có bố trí
một núm uống tự động, một đến hai máng ăn nhỏ bằng sắt để heo con tập ăn và hệ
thống đèn úm để sưởi ấm cho heo con.
Khu heo con cai sữa: Gồm 8 ô chuồng được chia làm 3 dãy, mỗi dãy 2 ơ
chuồng, diện tích mỗi ơ là 2×1,2m2. Cứ hai ơ chuồng thì có gắn một máng ăn ở giữa
và hai núm uống tự động mỗi ô.

12


2.4.3 Giống heo, thức ăn và nước uống
Giống heo
Heo nái sinh sản ở trại là heo lai hai máu Yorshire và Landrace được mua từ
trại Kim Long, tỉnh Bình Dương. Hiện trại cũng đang tăng đàn, thay thế những nái
già yếu bằng nái hậu bị được tuyển lên từ heo giống của trại.
Trại có hai heo đực giống: một con Duroc thuần và một con Yorshire thuần.
Heo thịt nuôi trong trại là heo lai 3 máu Yorshire – Landrace – Duroc.
Thức ăn
Thức ăn cho heo nái nuôi con, heo con cai sữa đến 60 ngày tuổi là thức ăn
dạng bột hoặc viên của công ty Cargill.
Thức ăn cho nái mang thai, nái khô, heo đực giống, heo thịt là thức ăn của
cơng ty Hồng Long.
Nước uống
Nước uống được bơm lên từ giếng khoan và dự trữ ở bể lớn trên cao có dung
tích 10000 lít. Từ bể này nước được phân bố đến các chuồng bằng hệ thống ống
dẫn, heo được uống tự do bằng núm uống tự động.

2.4.4 Chăm sóc và ni dưỡng
Heo thịt, heo con cai sữa được cho ăn tự do bằng máng ăn bán tự động và
uống nước tự do. Heo nái sinh sản, heo đực giống cho ăn ngày 4 lần (lúc 7h30, 10h,
2h và 4h). Heo con theo mẹ được tập ăn lúc 6 ngày tuổi.
Ngày tắm heo 1 lần vào buổi sáng khoảng 9h – 10h30 trừ những ngày mưa,
lạnh thì chỉ cào phân.
2.4.5 Quy trình vệ sinh thú y và phịng bệnh cho heo
2.4.5.1 Vệ sinh thú y
Quy định về việc sát trùng định kỳ
Khi vào trại, công nhân, sinh viên thực tập và khách tham quan phải mang
ủng và đi qua hố sát trùng nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh trong trại.
Thay mới các hố sát trùng ở mỗi đầu trại, khu vực văn phòng mỗi tuần 1 – 2
lần.

13


Sát trùng định kỳ 1lần/tuần các dãy chuồng nuôi heo, phun kỹ thuốc sát trùng
vào đàn heo, nền chuồng…
Các dụng cụ chăn nuôi như xe đẩy thức ăn, chổi, ủng…phải được cọ rửa
sạch sẽ sau đó phun dung dịch thuốc sát trùng định kỳ 1 lần trong tuần.
Quy định về sát trùng chuồng sau mỗi lứa heo
Sau mỗi đợt heo cai sữa, bán heo, hoặc chuyển heo từ sau cai sữa qua nuôi
thịt phải vệ sinh sát trùng chuồng trại kỹ lưỡng. Thời gian sát trùng và phơi chuồng
ít nhất 3 ngày và được thực hiện qua các bước sau:
+ Xịt rửa chuồng sạch sẽ, để chuồng khô ráo sau đó tiến hành phun thuốc sát
trùng.
+ Để 1 -2 ngày sau đó xịt rửa lại lần nữa, để khơ sau đó phun thuốc sát trùng
lần 2.
+ Xịt rửa sạch sẽ để khơ sau đó mới đưa heo vào.

Sát trùng dụng cụ chăn nuôi
Tất cả bao bố sưởi ấm cho heo con (kể cả bao mới nhận) đều được giặt sạch,
sau đó phun thuốc sát trùng và phơi khơ trước khi sử dụng.
Tất cả dao, kéo, kềm bấm răng, ống chích và kim tiêm được sát trùng bằng
Virkon hoặc cồn sau đó rửa lại bằng nước sạch.

14


×